intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Phân tích những nhân tố tác động đến chính sách cổ tức tại các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Chia sẻ: Dongcoxanh10 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:153

20
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu chung của đề tài "Phân tích những nhân tố tác động đến chính sách cổ tức tại các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam" là xác định các các nhân tố tác động đến chính sách cổ tức của các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam và đưa ra khuyến nghị để xây dựng chính sách cổ tức hiệu quả.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Phân tích những nhân tố tác động đến chính sách cổ tức tại các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ PHÂN TÍCH NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CHÍNH SÁCH CỔ TỨC TẠI CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM Ngành: Tài chính ngân hàng PHẠM THỊ HUYỀN Hà Nội - 2021
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ PHÂN TÍCH NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CHÍNH SÁCH CỔ TỨC TẠI CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM Ngành: Tài chính ngân hàng Mã số: 8340201 Họ và tên học viên: Phạm Thị Huyền Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Đình Đạt Hà Nội - 2021
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi xin cam kết luận văn này là nghiên cứu do tôi thực hiện và không vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật. Các số liệu và kết quả thực hiện trong nghiên cứu là chính xác và có nguồn gốc rõ ràng. Tác giả Phạm Thị Huyền
  4. ii LỜI CẢM ƠN Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Tài chính ngân hàng với Đề tài “Phân tích những nhân tố tác động đến chính sách cổ tức tại các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam” là kết quả của quá trình cố gắng của bản thân và sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy cô, gia đình và bạn bè, đồng nghiệp. Qua đây, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến những người đã giúp đỡ tôi trong thời gian hoàn thành luận văn tốt nghiệp này. Đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô khoa Tài chính ngân hàng - Trường Đại học Ngoại Thương đã trang bị cho tôi những kiến thức và kinh nghiệm quý giá trong quá trình tôi học tập tại trường. Lời tiếp theo, tôi xin trân trọng cảm ơn thầy TS. Nguyễn Đình Đạt, người đã trực tiếp hướng dẫn tôi. Thầy đã truyền đạt cho tôi những kiến thức và kinh nghiệm trong nghiên cứu khoa học. Nhờ sự hướng dẫn tận tình và tâm huyết của thầy mà tôi đã hoàn thành được luận văn tốt nghiệp này. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã ủng hộ, động viên và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình hoàn thành luận văn thạc sĩ này. Tác giả Phạm Thị Huyền
  5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii MỤC LỤC ................................................................................................................ iii DANH MỤC VIẾT TẮT ..........................................................................................v DANH MỤC BẢNG BIỂU ..................................................................................... vi DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ ........................................................................... vii TÓM TẮT NGHIÊN CỨU ................................................................................... viii LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN ............................................................................15 1.1 Cổ tức ..........................................................................................................15 1.1.1. Khái niệm về cổ tức ..............................................................................15 1.1.2. Các hình thức chi trả cổ tức ................................................................16 1.1.3. Quy trình chi trả cổ tức ........................................................................19 1.2. Chính sách cổ tức .......................................................................................20 1.2.1. Khái niệm về chính sách cổ tức ...........................................................20 1.2.2. Mục tiêu của chính sách cổ tức ...........................................................22 1.2.3. Vai trò của chính sách cổ tức ..............................................................23 1.2.4. Các mô hình chính sách chi trả cổ tức ................................................24 1.2.5. Một số chỉ tiêu thể hiện chính sách cổ tức ..........................................29 1.2.6. Một số lý thuyết liên quan đến chính sách cổ tức ...............................31 1.2.7. Các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách cổ tức ..................................36 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH CỔ TỨC TẠI CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM..................42 2.1. Tổng quan về các công ty cổ phần niêm yết trên TTCK Việt Nam ......42 2.2. Thực trạng chính sách cổ tức của các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam ......................................................................................................................44 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................54 3.1. Quy trình nghiên cứu .................................................................................54 3.2. Mô hình nghiên cứu ...................................................................................55
  6. iv 3.3. Cỡ mẫu và dữ liệu nghiên cứu ..................................................................57 3.3.1. Cỡ mẫu ..................................................................................................57 3.3.2. Dữ liệu nghiên cứu ...............................................................................59 3.4. Phương pháp xử lý dữ liệu ........................................................................60 3.4.1. Phương pháp thống kê mô tả ...............................................................61 3.4.2. Phân tích ma trận tương quan biến và kiểm định đa cộng tuyến ......61 3.4.3. Kiểm định lựa chọn mô hình phù hợp ................................................61 3.4.4. Kiểm định phương sai sai số thay đổi ..................................................61 3.4.5. Kiểm định tự tương quan .....................................................................62 3.4.6. Ước lượng mô hình FGLS ...................................................................62 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..............................................................64 4.1. Thống kê mô tả biến nghiên cứu ..............................................................64 4.2. Phân tích tương quan và kiểm định đa cộng tuyến ................................65 4.3. Kết quả ước lượng các mô hình hồi quy ..................................................66 4.3.1. Ước lượng các mô hình hồi quy dữ liệu bảng (Panel Data) ..............66 4.3.2. Các kiểm định về khuyết tật và sự phù hợp của mô hình hồi quy .....68 4.3.3. Kết quả ước lượng mô hình FGLS ......................................................69 4.4. Thảo luận các kết quả nghiên cứu ............................................................71 CHƯƠNG 5: ĐỀ XUẤT KHUYẾN NGHỊ ...........................................................74 5.1. Khuyến nghị đối với các công ty niêm yết TTCK Việt Nam..................74 5.1.1. Quan điểm và nguyên tắc khi xây dựng chứng sách cổ tức ...............74 5.1.2. Giải pháp hoàn thiện chính sách cổ tức tại các công ty niêm yết trên TTCK ...............................................................................................................75 5.1.3. Khuyến nghị đối với nhà đầu tư ..........................................................82 KẾT LUẬN ..............................................................................................................83 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................85 PHỤ LỤC 01: SỐ LIỆU NGHIÊN CỨU ..............................................................94 PHỤ LỤC 02: KẾT QUẢ XỬ LÝ SỐ LIỆU ......................................................139
  7. v DANH MỤC VIẾT TẮT DY Tỷ suất cổ tức DPR Tỷ lệ trả cổ tức DPS Mức cổ tức trên mỗi cổ phần thường EPS Thu nhập trên cổ phiếu thường FEM Mô hình tác động cố định FGLS Mô hình tác động cố định có trọng số GDP Tổng sản phẩm quốc nội HNX Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội HOSE Sở giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh MENA Khu vực Trung Đông - Bắc Phi P/E Giá trên thu thập mỗi cổ phiếu REM Mô hình tác động ngẫu nhiên TTCK Thị trường chứng khoán VIF Hệ số nhân tố phóng đại phương sai
  8. vi DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1. Tỷ lệ chi trả cổ tức theo nhóm ngành của các cổ phiếu niêm yết trên TTCK Việt Nam giai đoạn 2012 - 2019 ...............................................................................47 Bảng 3.1. Mô tả các biến trong mô hình ...................................................................56 Bảng 3.2. Tổng hợp các cổ phiếu theo sàn, theo ngành ............................................58 Bảng 4.1. Kết quả thống kê mô tả các biến nghiên cứu ............................................64 Bảng 4.2. Kết quả phân tích tương quan ...................................................................65 Bảng 4.3. Kết quả kiểm tra đa cộng tuyến ................................................................66 Bảng 4.4. Kết quả ước lượng các mô hình hồi quy Pooled OLS, FEM và REM .....67 Bảng 4.5. Kết quả kiểm định lựa chọn mô hình .......................................................68 Bảng 4.6. Kết quả kiểm định sự phù hợp của mô hình FEM ....................................68 Bảng 4.7. Kết quả kiểm định phương sai sai số thay đổi ..........................................69 Bảng 4.8. Kết quả kiểm định tự tương quan chuỗi ...................................................69 Bảng 4.9. Kết quả ước lượng mô hình FGLS ...........................................................70 Bảng 4.10. Tóm tắt kiểm định các giải thuyết nghiên cứu .......................................71
  9. vii DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ Biểu đồ 2.1. Số lượng các công ty niêm yết trên HNX và HOSE ............................43 Biểu đồ 2.2. Tỷ lệ vốn hóa TTCK/GDP ...................................................................44 Biểu đồ 2.3. Tỷ lệ chi trả cổ tức của các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam giai đoạn 2012 - 2019 .......................................................................................................45 Biểu đồ 2.4. Hình thức chi trả cổ tức của các doanh nghiệp trên TTCK Việt Nam giai đoạn 2012 - 2019 .......................................................................................................48 Sơ đồ 3.1. Quy trình nghiên cứu ...............................................................................54 Sơ đồ 3.2. Mô hình nghiên cứu .................................................................................55
  10. viii TÓM TẮT NGHIÊN CỨU Luận văn này nghiên cứu các nhân tố tác động đến chính sách cổ tức của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Trên cơ sở lý thuyết và kế thừa các nghiên cứu trước đây tác giả đã xây dựng mô hình nghiên cứu với bảy nhân tố tác động đến chính sách cổ tức là Khả năng sinh lời (ROE), Đòn bẩy tài chính (LEV), Tính thanh khoản (LIQ), Quy mô công ty (SIZE), Cơ hội tăng trưởng (GROWTH), Tăng trưởng kinh tế (GDP) và Lãi suất (IR). Dữ liệu nghiên cứu được tác giả đã thu thập từ báo cáo tài chính, báo cáo thường niên, báo cáo quản trị của 235 công ty niêm yết niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội và Sở giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh trong giai đoạn 2012 - 2019. Sau khi tiến hành kiểm định và phân tích các mô hình hồi quy cần thiết, kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng (1) khả năng sinh lời, quy mô công ty có tác động tích cực tới chính sách cổ tức; (2) đòn bẩy tài chính, tính thanh khoản và lãi suất có tác động tiêu cực đến chính sách cổ tức; (3) cơ hội tăng trưởng và tăng trưởng kinh tế không có ý nghĩa thống kê trong mô hình nghiên cứu của tác giả. Kết quả nghiên cứu là cơ sở giúp các nhà đầu tư quan tâm đến chính sách cổ tức có thể đưa ra quyết định đầu tư hiệu quả. Bên cạnh đó, đưa ra đề xuất khuyến nghị đối với các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam trong việc xây dựng chính sách cổ tức phù hợp.
  11. 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Bối cảnh nghiên cứu Năm 2020, tình hình thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đã chịu ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng bởi đại dịch bệnh covid-19 kéo dài trên mọi phương diện chính trị, kinh tế, xã hội. Hầu hết các nền kinh tế trên thế giới rơi vào suy thoái và đạt tăng trưởng âm. Tại Việt Nam, Đảng và nhà nước đã nỗ lực triển khai quyết liệt mọi công tác cần thiết để phòng, chống dịch bệnh. Theo đánh giá của Viện nghiên cứu Lowy (Úc) thì Việt Nam là quốc gia phòng chống dịch bệnh tốt thứ hai trên thế giới. Nhờ kiểm soát dịch bệnh tốt mà Việt Nam là quốc gia hiếm hoi vẫn giữ được mức tăng trưởng dương (2,91%). Tuy đây là mức tăng thấp nhất của các năm trong giai đoạn 10 năm trở lại đây (2011 - 2020) nhưng trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp thì đây được coi là thành công rất lớn của Việt Nam. Một trong những điểm sáng của nền kinh tế trong nước là sự phục hồi và tăng trưởng mạnh mẽ của thị trường chứng khoán (TTCK). Theo Ủy ban chứng khoán nhà nước (UBCKNN), “TTCK Việt Nam được đánh giá là một trong mười TTCK có sức chống chịu với đại dịch và phục hồi tốt nhất thế giới”. Sự phục hồi và tăng trưởng của TTCK Việt Nam được phản ánh qua tất cả các khía cạnh của thị trường trong giai đoạn cuối năm 2020 như: (1) Chỉ số VN-Index đạt 1.103,87 điểm tăng 67% so với thời điểm thấp nhất trong năm 2020 và tăng gần 15% so với cùng kỳ năm 2019; (2) Quy mô thị trường cổ phiếu và trái phiếu đều tăng mạnh so với thời điểm cuối năm 2019 lần lượt là 20,8% và 16,8%; (3) Thanh khoản thị trường tăng mức cao kỷ lục với giá trị giao dịch bình quân tăng 59,3% so với năm 2019; (4) Số lượng tài khoản nhà đầu tư mở mới tăng kỷ lục, khoảng 94% so với năm 2019; (5) TTCK là kênh huy động vốn quan trọng với tổng mức huy động đạt khoảng 413,7 nghìn tỷ đồng, tăng 30% so với cùng kỳ. Có thể thấy, đầu tư chứng khoán hiện đang là kênh đầu tư tài chính có tính thanh khoản cao, nhiều triển vọng và được các nhà đầu tư vô cùng quan tâm. Sau 20 năm hình thành và phát triển, quy mô TTCK Việt Nam ngày càng mở rộng với số lượng các công ty niêm yết ngày càng tăng, sản phẩm trên TTCK ngày
  12. 2 càng đa dạng. Theo thống kê của UBCKNN Việt Nam, tính đến 31/12/2020 số lượng mã cổ phiếu niêm yết giao dịch trên thị trường hiện nay là 745 mã cổ phiếu, tuy nhiên, không phải cổ phiếu nào cũng có thể thu hút được các nhà đầu tư quan tâm. Bên cạnh việc đánh giá quy mô, năng lực kinh doanh của công ty thì mức cổ tức chi trả hàng năm cũng là một trong những yếu tố quan trọng đánh giá mức độ hấp dẫn của cổ phiếu. Trong nghiên cứu của Ross (1977), Kalay (1980), Amihud và Murgia (1997) đã chỉ ra rằng tất cả các thông báo của công ty về việc chi trả cổ tức được xem như là một tín hiệu cho thấy công ty đang có cơ hội đầu tư và kinh doanh tốt. Thị trường phản ứng tích cực đối với các thông tin chi trả cổ tức nhiều hơn (Ngô Thị Quyên, 2016). Lý giải việc các doanh nghiệp có tỷ lệ chi trả cổ tức cao thường hấp dẫn các nhà đầu tư là vì đa số các nhà đầu tư cá nhân thường không phải là cổ đông chiến lược của doanh nghiệp nên việc được nhận cổ tức không chỉ mang lại ý nghĩa về mặt lợi nhuận tài chính đơn thuần, mà còn là một sự cam kết của doanh nghiệp đối với quyền lợi của các cổ đông nhỏ lẻ. Do đó, lựa chọn những doanh nghiệp có mức chi trả cổ tức hấp dẫn là chiến lược đầu tư được rất nhiều nhà đầu tư ưa thích, đặc biệt là trong bối cảnh lãi suất gửi tiết kiệm tại ngân hàng có xu hướng giảm. Tuy nhiên, việc các doanh nghiệp thực hiện chi trả cổ tức với tỷ lệ hấp dẫn là chưa đủ mà quan trọng hơn là khả năng duy trì việc chi trả cổ tức trong tương lai (Tạp chí tài chính, 2020). Điều này có nghĩa, các doanh nghiệp niêm yết phải xây dựng cho mình một chính sách cổ tức hiệu quả mang tính dài hạn. 2. Tính cấp thiết của đề tài Chính sách đầu tư, chính sách tài trợ và chính sách cổ tức là ba chính sách tài chính quan trọng của doanh nghiệp. Trong đó, chính sách cổ tức được liệt kê là một trong mười chủ đề gây tranh cãi trong tài chính mà cho đến nay vẫn chưa có lời giải đáp thống nhất (Brealey và Myers, 2002). Chính sách cổ tức thể hiện quyết định giữa việc trả lợi nhuận cho cổ đông so với việc giữ lại lợi nhuận để tái đầu tư. Quyết định chia cổ tức đóng vai trò quan trọng trong việc điều hành quản lý một doanh nghiệp cổ phần. Cổ tức và lợi nhuận vốn là hai cách để đưa lợi nhuận của công ty đến cổ đông. Khi một công ty phân phối lợi nhuận thông qua chi trả cổ tức, giá cổ phiếu sẽ giảm xuống đúng bằng cổ tức chi trả vào ngày giao dịch không hưởng quyền. Tuy
  13. 3 nhiên trong thực tế, các nhà quản lý công ty lại thường chỉ chuyển đến cổ đông những thông tin khả quan về kết quả hoạt động kinh doanh và giữ lại những thông tin xấu cho đến khi có các quy định hoặc những giới hạn tài chính khiến họ phải công bố các thông tin đó ra bên ngoài, thể hiện qua các nghiên cứu của Baker và cộng sự (1985), Baker và Powel (1999), Partington (1985) cũng đưa ra kết luận về việc các nhà quản lý ở Úc đã xem việc chi trả cổ tức cho cổ đông là một kênh hỗ trợ giá cho cổ phiếu. Chính sách cổ tức quyết định mức lợi nhuận của doanh nghiệp được đem ra phân phối như thế nào, phần lợi nhuận sẽ được giữ lại để tái đầu tư cho doanh nghiệp hay được chi trả cho cổ đông. Đi kèm với quyết định trên doanh nghiệp sẽ phải có các phương hướng mục tiêu đề ra để cổ đông sẵn sàng chấp nhận giữ lại cổ phần đầu tư hay không. Chính sách cổ tức còn có ảnh hưởng đến sự gắn bó của cổ đông đối với một doanh nghiệp dựa trên phần lợi nhuận mà cổ đông nhận lại được. Ở Việt Nam hiện nay, nhiều doanh nghiệp chưa nhận thức đúng đắn và định hướng rõ ràng về chính sách cổ tức mang tính dài hạn. Chính sách cổ tức được quan tâm xây dựng nhiều hơn tại các công ty niêm yết trên TTCK. Tuy nhiên, một thực tế cần thừa nhận rằng phần lớn chính sách cổ tức của các công ty niêm yết chưa đáp ứng được mục tiêu kỳ vọng của các cổ đông. Một trong những nguyên nhân chính là khi xây dựng chính sách cổ tức các công ty chưa nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới chính sách cổ tức một cách cụ thể và toàn diện. Hướng tới mục tiêu xây dựng chính sách cổ tức không chỉ đáp ứng được mong muốn của các cổ đông mà còn đáp ứng được chiến lược phát triển của công ty, việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới chính sách cổ tức là điều cấp thiết. Vì vậy, tác giả quyết định chọn đề tài “Phân tích những nhân tố tác động đến chính sách cổ tức tại các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu của mình. 3. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến chính sách cổ tức 3.1. Nghiên cứu quốc tế Tính đến nay, trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu về chính sách cổ tức và các nhân tố tác động đến chính sách cổ tức của các công ty niêm yết trên TTCK. Một số công trình tiêu biểu như sau:
  14. 4 Năm 2001, trong đề tài nghiên cứu “Corporate Dividend Policy and Behaviour: The Malaysian Experience”, Pandey đã nghiên cứu hành vi chi trả cổ tức của 248 công ty với các ngành nghề khác nhau thuộc Sở giao dịch chứng khoán Kuala Lumpur ở Malaysia trong giai đoạn 1993 – 2000. Kết quả cho thấy mức độ chi trả cổ tức có sự khác nhau giữa các ngành nghề. Các công ty ngành nông nghiệp và sản xuất có mức chi trả cổ tức cao hơn. Ngoài ra nghiên cứu cũng chỉ ra khả năng sinh lời, quy mô doanh nghiệp và cơ hội đầu tư có ảnh hưởng đến chính sách cổ tức. Những công ty lớn có khả năng sinh lời cao hơn thì thường chi trả cổ tức cao hơn. Năm 2003, Horace Ho thực hiện nghiên cứu so sánh các chính sách cổ tức ở hai quốc gia Nhật Bản và Úc. Dữ liệu được sử dụng dựa trên thông tin cổ phiếu của các doanh nghiệp từ chỉ số chỉ số Nikkei 225 của TTCK Nhật Bản và ASX 200 của TTCK Úc. Nghiên cứu chỉ ra rằng, khi chính phủ Nhật Bản hỗ trợ cho môi trường kinh doanh và chính phủ Úc hỗ trợ hệ thống thuế thì các công ty ở Úc có tỷ lệ chi trả cổ tức cao hơn nhiều so với các công ty tại Nhật Bản. Nghiên cứu cũng cho thấy chính sách cổ tức tại Nhật Bản và Úc bị ảnh hưởng bởi các yếu tố tài chính khác nhau. Cụ thể, chính sách cổ tức của các công ty ở Nhật Bản và Úc có tương quan thuận với tính thanh khoản ở Nhật Bản và quy mô doanh nghiệp ở Úc. Trong đề tài nghiên cứu “Explaining Dividend Policies in Argentina” năm 2004, Bebczuk đã nghiên cứu về chính sách cổ tức của các công ty niêm yết trên TTCK ở Argentina trong giai đoạn từ 1996 - 2000. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng: các công ty có quy mô lớn, khả năng sinh lời cao mà không có cơ hội đầu tư tốt sẽ trả cổ tức nhiều hơn; các công ty có khả năng tiếp cận nợ linh hoạt hơn sẽ trả nhiều cổ tức hơn; các công ty vay nợ nhiều và hoạt động ở mức độ rủi ro cao thì trả cổ tức thấp. Năm 2008, Denis và Osobov với nghiên cứu “Why Do Firms Pay Dividends? International Evidence on the Determinants of Dividend Policy” đã phân tích chính sách cổ tức ở 6 thị trường tài chính phát triển là Mỹ, Canada, Anh, Đức, Pháp, Nhật Bản. Họ đã chỉ ra rằng quy mô doanh nghiệp, cơ hội tăng trưởng và khả năng sinh lời có mối quan hệ đồng biến với việc chi trả cổ tức ở tất cả 6 quốc gia này.
  15. 5 Al-Malkawi năm 2008 đã tiến hành nghiên cứu các nhân tố tác động đến chính sách cổ tức của các công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Amman tại Jordan giai đoạn 1989 - 2003. Mẫu bao gồm 160 công ty thuộc 4 ngành công nghiệp (75 công ty), bảo hiểm (26 công ty), dịch vụ (43 công ty), ngân hàng (16 công ty). Kết quả nghiên cứu cho thấy hiệu ứng ngành nghề không ảnh hưởng đển quyết định chi trả cổ tức. Bốn yếu tố tác động đến chính sách cổ tức là quy mô công ty, lợi nhuận, cơ hội tăng trưởng và đòn bẩy tài chính. Trong đó các công ty có quy mô công ty, lợi nhuận cao, các công ty tăng trưởng có ít cơ hội đầu tư sẽ có xu hướng trả cổ tức cao còn đòn bẩy tài chính có tác động ngược chiều với việc với trả cổ tức. Chen và Dhiensiri (2009) đã thực hiện nghiên cứu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách cổ tức của các công ty niêm yết Sở giao dịch chứng khoán New Zealand. Các phát hiện của nghiên cứu này đã khẳng định tính phù hợp của lý thuyết chi phí đại diện, chi phí giao dịch và lý thuyết cổ tức sử dụng phần còn dư (residual dividend theory). Ngoài ra, các tác giả còn tìm thấy mối tương quan tỷ lệ thuận giữa tỷ lệ cổ tức với mức độ phân tán về sở hữu của công ty; mối tương quan tỷ lệ nghịch giữa tỷ lệ cổ tức với mức độ sở hữu của những người bên trong công ty; những công ty có tốc độ tăng trưởng doanh thu tốt có xu hướng chia cổ tức ở mức thấp. Nghiên cứu này không tìm thấy những bằng chứng ủng hộ cho lý thuyết ổn định cổ tức và lý thuyết tín hiệu. Năm 2011, Thanatawee đã thực hiện nghiên cứu chính sách cổ tức của 287 công ty niêm yết trên TTCK Thái Lan giai đoạn 2002 - 2008. Nghiên cứu chỉ ra rằng tỷ lệ trả cổ tức có quan hệ đồng biến với quy mô công ty, lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu, tốc độ tăng trưởng và nghịch biến với đòn bẩy tài chính. Ngoài ra, ông còn kết luận tại Thái Lan các công ty thường sử dụng vốn vay ngân hàng để trả cổ tức cho các cổ đông. Cùng năm đó, Haleem và cộng sự đã nghiên cứu các yếu tố tác động đến chính sách cổ tức của các công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Karachi (KSE) tại Pakistan. Nghiên cứu lựa chọn 39 công ty thuộc bốn ngành: dệt may, năng lượng, xi măng và hóa chất trong giai đoạn 2007 - 2009. Các tác giả cho rằng lợi nhuận ròng có tác động tích cực đến chính sách cổ tức. Tính thanh khoản có tác động tiêu cực
  16. 6 đến chính sách cổ tức trong khi nhu cầu đầu tư, lãi suất, giá cổ phiếu và nợ tác động không đáng kể. Năm 2012, khi nghiên cứu mối quan hệ của chính sách cổ tức với cơ cấu cổ đông sở hữu tại 434 công ty niêm yết trên TTCK Jordan giai đoạn 2000 - 2006, Al- Nawaiseh đã chỉ ra rằng các công ty có tỷ lệ nợ cao thì tỷ lệ trả cổ tức thấp hoặc không trả cổ tức, các công ty lợi nhuận trên tổng tài sản, quy mô công ty lớn thường chi trả cổ tức cao cho các cổ đông. Năm 2013, Mansourinia và các cộng sự nghiên cứu về tác động của cơ cấu hội đồng quản trị, tính kiêm nhiệm của giám đốc điều hành lên chính sách cổ tức của 140 công ty trên TTCK Iran Tehran giai đoạn 2006 - 2010. Nghiên cứu chỉ ra rằng các công ty có quy mô lớn, lợi nhuận trên tổng tài sản cao, tốc độ tăng doanh thu cao sẽ chi trả cổ tức tỷ lệ cao còn các công ty có đòn bẩy tài chính cao sẽ có tỷ lệ chi trả cổ tức thấp. Cũng năm 2013, khi nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới việc chi trả cổ tức của các công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Thái Lan trong giai đoạn 2006 - 2010, Komrattanapanya và Suntraruk đã chỉ ra rằng: đòn bẩy tài chính, cơ hội đầu tư và tăng trưởng doanh thu có tác động tiêu cực đến việc trả cổ tức; quy mô công ty tác động tích cực đến việc trả cổ tức. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng chỉ ra khả năng sinh lời, thanh khoản và rủi ro kinh doanh có ảnh hưởng không đáng kể đến việc trả cổ tức. Bushra và Mirza (2015) đã xác định các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách cổ tức của công ty trong các lĩnh vực khác nhau ở Pakistan thông qua sử dụng dữ liệu của 75 công ty niêm yết trên KSE trong giai đoạn 2005 - 2010. Kết quả nghiên cứu thấy những công ty có lợi nhuận thường có xu hướng trả cổ tức cao hơn các công ty thua lỗ. Tỷ suất cổ tức có tương quan thuận chiều với tăng trưởng doanh thu, tức là khi công ty có doanh thu tăng sẽ tạo ra nhiều lợi nhuận hơn và mức chi trả cổ tức cũng cao hơn. Tuy nhiên, quy mô doanh nghiệp và hệ số giá trị thị trường trên giá trị sổ sách có mối tương quan nghịch chiều với tỷ lệ chi trả cổ tức và tỷ suất cổ tức.
  17. 7 Bogna (2015) phân tích chính sách chi trả cổ tức bằng tiền mặt của các công ty niêm yết ở Ba Lan. Kết quả nghiên cứu cho thấy lợi nhuận, thanh khoản, quy mô, đòn bẩy tài chính có ảnh hưởng đến quyết định chi trả cổ tức của các công ty trên TTCK Ba Lan. Lợi nhuận, quy mô tài sản của doanh nghiệp càng cao thì tỷ lệ chi trả cổ tức của doanh nghiệp càng lớn. Trong khi đó, đòn bẩy tài chính và thanh khoản tác động tiêu cực đến chính sách cổ tức của doanh nghiệp. Jabbouri (2016) phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách cổ tức của các doanh nghiệp khu vực Trung Đông - Bắc Phi (MENA). Nghiên cứu sử dụng dữ liệu của 533 doanh nghiệp tại các quốc gia Bahrain, Ai Cập, Jordan, Kuwait, Morocco, Oman, Qatar, Ả rập xê út, Tunisia và tiểu vương quốc Ả rập giai đoạn 2004 - 2013. Sử dụng phân tích dữ liệu bảng, các tài liệu nghiên cứu cho thấy quy mô, lợi nhuận tác động tích cực đến tỷ lệ chi trả cổ tức; trong khi đó đòn bẩy, tăng trưởng, dòng tiền tự do, thanh khoản ảnh hưởng tiêu cực đến chính sách cổ tức của các doanh nghiệp niêm yết. Năm 2017, Manuel và Reyna nghiên cứu ảnh hưởng của cấu trúc sở hữu đến chính sách cổ tức của các doanh nghiệp niêm yết tại Mexico giai đoạn 2005 - 2013. Kết quả nghiên cứu cho thấy sự tập trung tài sản trong các công ty gia đình ảnh hưởng tiêu cực đến việc chi trả cổ tức, trong khi sự hiện diện của các cổ đông là tổ chức có ảnh hưởng ngược lại đến việc trả cổ tức. Điều này chỉ ra rằng sự hiện diện của các cổ đông lớn nước ngoài đối với các công ty gia đình có ảnh hưởng lớn đến chính sách chi trả cổ tức trong bối cảnh Mexico. Năm 2018, Jaara và cộng sự đã kiểm định các yếu tố quyết định chính sách cổ tức cho 100 doanh nghiệp phi tài chính ở Jordan trong giai đoạn 2005 - 2016. Kết quả cho thấy, quy mô tài sản của công ty có tác động tích cực đáng kể đặc biệt là các công ty lớn. Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu, lịch sử chi trả cổ tức cũng có tác động tích cực, ngược lại rủi ro và đòn bẩy tài chính có tác động tiêu cực đến việc chi trả cổ tức. Năm 2018, Gangill và Nathani đã nghiên cứu chính sách cổ tức của 11 công ty ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) trên Sở giao dịch chứng khoán quốc gia (NSE) của Ấn Độ (NSE) trong giai đoạn 10 năm từ năm 2007 - 2016. Nghiên cứu chỉ ra 5
  18. 8 nhân tố tác động đến chính sách cổ tức là khả năng sinh lời, quy mô doanh nghiệp, tính thanh khoản, cơ hội tăng trưởng và giá trị thị trường. Trong đó khả năng sinh lời, quy mô doanh nghiệp, cơ hội tăng trưởng có tác động tích cực tới chính sách cổ tức 3.2. Nghiên cứu trong nước Nghiên cứu sớm nhất về chính sách cổ tức ở Việt Nam là tác giả Đào Lê Minh (2002) về thực trạng chính sách cổ tức của các doanh nghiệp tại Việt Nam giai đoạn 2000 - 2004. Tuy nhiên, giai đoạn này TTCK mới hoạt động nên chưa có nhiều cơ sở dữ liệu để phân tích chính sách cổ tức của các công ty niêm yết. Luận án tiến sĩ của tác giả Vũ Văn Ninh (2008) với đề tài “Hoàn thiện chính sách cổ tức trong các công ty cổ phần niêm yết chứng khoán ở Việt Nam” đã nghiên cứu về cổ tức và chính sách cổ tức của 28 công ty cổ phần niêm yết tại trong Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2002 - 2006. Tác giả đã khái quát tương đối toàn diện lý luận về chính sách cổ tức và cũng đã đánh giá được thực trạng trả cổ tức tại các công ty cổ phần niêm yết tại Việt Nam trong giai đoạn này. Qua đó tác giả đã đề xuất các giải pháp hoàn thiện chính sách cổ tức. Đinh Bảo Ngọc và Nguyễn Chí Cường (2014) phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách cổ tức của 95 doanh nghiệp niêm yết trên TTCK Việt Nam giai đoạn 2008 - 2013. Kết quả nghiên cứu cho thấy thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS), khả năng sinh lợi (ROA), và chính sách cổ tức trong quá khứ có tác động đến chính sách cổ tức của doanh nghiệp. Đồng thời, kết quả nghiên cứu cũng đã cho thấy các nhân tố vĩ mô: tốc độ tăng trưởng kinh tế và lãi suất ngân hàng cũng có ảnh hưởng đến chính sách cổ tức. Trương Đồng Lộc và Phạm Phát Tiến (2015) đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách cổ tức của 236 công ty phi tài chính niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) giai đoạn 2010 - 2012. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ chi trả cổ tức trung bình của các công ty dao động từ 9,5% đến 17,9%. Thu nhập trên mỗi cổ phần, khả năng kiểm soát (quản trị công ty) và hình thức chi trả cổ tức là các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ lệ chi trả cổ tức của các công ty niêm yết trên sàn HOSE.
  19. 9 Nguyễn Thị Hương, Lê Thị Thanh Hảo, Bùi Thị Lâm (2015) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách cổ tức của 154 công ty niêm yết trên HOSE giai đoạn 2009 - 2013. Kết quả nhiên cứu cho thấy tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) và quy mô của công ty ảnh hưởng tích cực, quan trọng đến tỷ lệ chi trả cổ tức của các công ty niêm yết. Đặng Ngọc Hùng (2015) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách cổ tức của 178 công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam giai đoạn 2011 - 2014. Kết quả nghiên cứu cho thấy độ trễ của tỷ lệ chi trả cổ tức, ROE tác động tích cực đến chính sách cổ tức. Đòn bẩy tài chính và tốc độ tăng trưởng doanh thu tác động tiêu cực đến tỷ lệ chi trả cổ tức của các công ty niêm yết. Luận án tiến sĩ của tác giả Ngô Thị Quyên (2016) về “Các nhân tố tác động đến chính sách cổ tức tại các công ty cổ phần niêm yết niêm yết trên Thị trường chứng khoán Việt Nam”. Mẫu nghiên cứu là 150 Công ty cổ phần niêm yết trên TTCK Việt Nam tại Sở giao dịch Thành phố Hồ Chí Minh và Sở giao dịch Thành phố Hà Nội, có thời gian niêm yết tối thiểu từ năm 2008 và tiếp tực niêm yết ít nhất đến năm 2015. Kết quả nghiên cứu cho thấy khi xây dựng chính sách cổ tức các công ty cổ phần niêm yết đều chú ý đến hiệu quả kinh doanh của công ty, tỷ suất sinh lời (ROE), thu nhập trên cổ phiếu thường (EPS), Thuế thu nhập doanh nghiệp (T) và chi phí nợ vay (I) có tác động cùng chiều với mức cổ tức được chi trả; mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính (FL), tốc độ tăng trưởng doanh thu (G) có tác động ngược chiều với mức cổ tức được chi trả. Trong đó, EPS là nhân tố có tác động mạnh nhất đến cổ tức trên cổ phiếu thường (DPS). Kết quả phân tích hồi quy cho thấy có sự khác nhau về mức độ trả cổ tức giữa các nhóm ngành nghề kinh doanh, giữa nhóm công ty có cổ đông chi phối và không có cổ đông chi phối. Tuy nhiên, chính sách cổ tức của các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam còn chịu tác động của các nhân tố khác như chủ trương của Hội đồng quản trị công ty, chất lượng quản trị công ty, mức độ rủi ro thị trường, nhân tố thông tin… thì chưa được nghiên cứu. Hơn nữa tác giả mới nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng chính sách cổ tức cho toàn bộ doanh nghiệp niêm yết mà chưa nghiên cứu cho một ngành cụ thể, trong khi mỗi ngành lại có đặc điểm riêng ảnh hưởng đến
  20. 10 hoạt động kinh doanh từ đó ảnh hưởng đến chính sách cổ tức của doanh nghiệp trong ngành đó. Huỳnh Lưu Đức Toàn và các cộng sự (2018) nghiên cứu các yếu tố tác động đến quyết định chi trả cổ tức bằng tiền của doanh nghiệp. Nhóm nghiên cứu sử dụng phương pháp ước lượng hồi quy nhị phân probit và phân tích xác suất tác động biên với mẫu dữ liệu gồm 250 doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2011 - 2014. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, trong giai đoạn giảm thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp, thời gian niêm yết, giá trị sổ sách, sở hữu bởi nhà đầu tư cá nhân và nhà đầu tư tổ chức, tiền và chứng khoán khả mại, lợi nhuận ròng và thâm hụt tài chính có tác động đến chính sách cổ tức bằng tiền thông qua quyết định giảm chi trả cổ tức bằng tiền mặt và quyết định không chi trả cổ tức bằng tiền. Luận án tiến sĩ của tác giả Bùi Thị Hà Linh (2018) đã nghiên cứu về chính sách cổ tức của các công ty Dược niêm yết trên TTCK Việt Nam tính đến thời điểm 31/12/2016. Tác giả đã chỉ ra các nhân tố tác động đến chính sách cổ tức của các công ty Dược niêm yết hông qua mô hình nghiên cứu với các biến độc lập là các nhân tố chủ quan nhû: Cổ tức một cổ phần nâm trûớc, thu nhập một cổ phần thûờng, khả nâng sinh lời,... Đồng thời, luận án cũng đã xem xét tác động của chính sách cổ tức đến giá cổ phiếu, khả nâng thanh toán, chi phí sử dụng vốn,... Qua đó tác giả đûa ra hệ thống các giải pháp hoàn thiện chính sách cổ tức của các công ty Dûợc niêm yết trên TTCK Việt Nam. Luận án tiến sĩ của tác giả Bạch Thị Thu Hường (2020) cho thấy chính sách cổ tức của các công ty thủy sản niêm yết trên TTCK Việt Nam giai đoạn 2010 - 2018 có sự tương đồng với các nghiên cứu trên thế giới. Kết quả phân tích định lượng cho thấy khả năng sinh lời có tác động tích cực và quyết định đến mức cổ tức của doanh nghiệp, quy mô doanh nghiệp càng lớn thì mức trả cổ tức càng cao, vay nợ càng nhiều thì mức trả cổ tức càng thấp. Bên cạnh đó, đòn bẩy tài chính và trạng thái của nền kinh tế (GDP) ảnh hưởng không nhiều đến chính sách cổ tức của các công ty thủy sản niêm yết trên TTCK Việt Nam.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2