Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Phát triển Dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt đối với khu vực dân cư tại Việt Nam
lượt xem 19
download
Mục đích nghiên cứu đề tài nhằm dựa trên việc hệ thống các cơ sở lý luận về TTKDTM sẽ đi sâu vào phân tích và đánh giá thực trạng phát triển dịch vụ TTKDTM đối với khu vực dân cư ở Việt Nam, tìm ra những nguyên nhân, hạn chế kìm hãm sự phát triển này, đồng thời đề xuất các giải pháp nhằm phát triển dịch vụ TTKDTM cho người dân một cách hiệu quả, bền vững.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Phát triển Dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt đối với khu vực dân cư tại Việt Nam
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 2020 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG NGUYỄN PHƯƠNG NHUNG* PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT ĐỐI VỚI KHU VỰC DÂN CƯ TẠI VIỆT NAM* LUẬN VĂN THẠC SĨ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT ĐỐI VỚI KHU VỰC DÂN CƯ TẠI VIỆT NAM Chuyên Ngành: Tài chính ngân hàng NGUYỄN PHƯƠNG NHUNG Hà Nội - 2020
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT ĐỐI VỚI KHU VỰC DÂN CƯ TẠI VIỆT NAM Ngành: Tài chính ngân hàng Mã số: 8340201 Họ và tên học viên: Nguyễn Phương Nhung Người hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Thị Quy Hà Nội - 2020
- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .............................................................................. iii DANH MỤC BẢNG ................................................................................................ iv DANH MỤC BIỂU ĐỒ .......................................................................................... iv TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN ............................................ v LỜI MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................. 1 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu về phát triển dịch vụ TTKDTM ................. 2 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................... 8 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................. 8 5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 9 6. Những đóng góp mới của Luận văn ............................................................... 9 7. Kết cấu của Luận văn.................................................................................... 10 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT CHO KHU VỰC DÂN CƯ ................................. 11 1.1 Dịch vụ TTKDTM ................................................................................... 11 1.1.1 Khái niệm TTKDTM .............................................................................. 11 1.1.2 Những đặc điểm cơ bản của TTKDTM ................................................. 11 1.1.3 Các chủ thể tham gia vào quá trình phát triển dịch vụ TTKDTM ........ 12 1.1.4 Lợi ích của việc phát triển dịch vụ TTKDTM trong nền kinh tế ........... 13 1.1.5 Tác động hoạt động TTKDTM đến nền kinh tế ..................................... 14 1.2 Thanh toán không dùng tiền mặt đối với khu vực dân cư .................. 17 1.2.1 Khái niệm về khu vực dân cư ................................................................ 17 1.2.2 Thành phần trong khu vực dân cư ......................................................... 17 1.2.3 Đặc điểm của khu vực dân cư trong hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam ........................................................................................ 17 1.2.4 Một số dịch vụ TTKDTM cho khu dân cư tiêu biểu .............................. 18
- 1.3 Phát triển dịch vụ TTKDTM đối với khu vực dân cư ......................... 21 1.3.1 Khái niệm về phát triển dịch vụ TTKDTM đối với khu vực dân cư ...... 21 1.3.2 Tiêu chí đánh giá phát triển dịch vụ TTKDTM cho khu dân cư............ 22 1.4 Nhân tố tác động đến phát triển dịch vụ TTKDTM ............................ 24 1.4.1 Môi trường xã hội .................................................................................. 24 1.4.2 Môi trường pháp lý ................................................................................ 25 1.4.3 Khoa học công nghệ và cơ sở hạ tầng đáp ứng TTKDTM .................... 25 1.4.4 Trình độ dân trí và khả năng tiếp cận với các dịch vụ thanh toán........ 26 1.5 Kinh nghiệm quốc tế về phát triển dịch vụ TTKDTM đối với khu vực dân cư .................................................................................................................. 27 1.5.1 Kinh nghiệm của Thuỵ Điển .................................................................. 27 1.5.2 Kinh nghiệm của Trung Quốc ............................................................... 29 1.5.3 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam ....................................................... 31 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT CHO KHU VỰC DÂN CƯ Ở VIỆT NAM ........ 33 2.1 Khái quát tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam giai đoạn 2015 – 2019 33 2.1.1 Tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam....................................................... 33 2.1.2 Thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế ............................... 34 2.2 Thực trạng phát triển dịch vụ TTKDTM đối với khu vực dân cư giai đoạn 2015 – 2019 ................................................................................................ 36 2.2.1 Các nhân tố tác động đến phát triển dịch vụ TTKDTM ........................ 36 2.2.2 Thực trạng phát triển dịch vụ TTKDTM đối với khu vực dân cư .......... 40 2.3 Đánh giá chung thực trạng phát triển TTKDTM cho khu vực dân cư tại Việt Nam ........................................................................................................ 62 2.3.1 Kết quả đạt được ................................................................................... 62 2.3.2 Những mặt hạn chế ................................................................................ 64 2.3.3 Nguyên nhân hạn chế ............................................................................ 65 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT CHO KHU VỰC DÂN CƯ Ở VIỆT NAM ........................ 67 3.1 Dự báo tình hình kinh tế xã hội Việt Nam trong thời gian tới ............ 67 3.1.1 Dự báo tình hình kinh tế xã hội ở nước ta trong thời gian tới .............. 67
- 3.1.2 Tính tất yếu của TTKDTM với nền kinh tế .............................................. 68 3.2 Cơ hội và thách thức cho phát triển dịch vụ TTKDTM thời gian tới 69 3.2.1 Cơ hội cho phát triển dịch vụ TTKDTM những năm tới ở Việt Nam ..... 69 3.2.2 Thách thức cho sự phát triển dịch vụ TTKDTM trong những năm tới ở Việt Nam ........................................................................................................... 71 3.3 Định hướng phát triển dịch vụ TTKDTM trong thời gian tới ............ 75 3.3.1 Mục tiêu phát triển dịch vụ TTKDTM ................................................... 75 3.3.2 Định hướng phát triển dịch vụ TTKDTM đối với khu vực dân cư ........ 76 3.4 Giải pháp phát triển dịch vụ TTKDTM đối với khu vực dân cư của Việt Nam...................................................................................................................... 77 3.4.1 Nhóm các giải pháp từ phía Chính phủ, NHNN và các Bộ ngành ……...77 3.4.2 Nhóm các giải pháp từ phía các NHTM .................................................. 80 3.5 Một số kiến nghị ........................................................................................... 88 3.5.1 Kiến nghị với Nhà nước ........................................................................... 88 3.5.2 Kiến nghị với các NHTM ......................................................................... 90 KẾT LUẬN ............................................................................................................. 93 PHỤ LỤC ................................................................................................................ 99
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ này là công trình nghiên cứu độc lập của riêng cá nhân tôi. Các số liệu, dữ liệu, thông tin trong luận văn là hoàn toàn trung thực, chính xác do tôi thu thập từ các ấn phẩm đã xuất bản hoặc từ nguồn thông tin đáng tin cậy của Hội thẻ Ngân hàng Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các NHTM và các cơ quan có liên quan khác. Các tài liệu tham khảo, đánh giá, trích dẫn được sử dụng phù hợp trong quá trình hoàn thành nội dung luận văn. Các kết quả nghiên cứu, đánh giá và những đóng góp của Luận văn là khách quan, trung thực và đảm bảo tiêu chí đạo đức của người làm nghiên cứu khoa học. Hà Nội, ngày 01 tháng 06 năm 2020 Học viên Nguyễn Phương Nhung
- ii LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu luận văn, em luôn nhận được sự quan tâm, hướng dẫn và giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo trong Khoa Tài chính Ngân hàng và Khoa sau đại học. Lời đầu tiên, em xin được bày tỏ sự biết ơn sâu sắc đến Ban giám hiệu trường Đại học Ngoại Thương, Ban chủ nhiệm khóa 25 Tài chính Ngân hàng đã tận tình giúp đỡ em trong suốt thời gian học tại trường. Em xin được cảm ơn các thầy cô giáo của khoa Tài chính ngân hàng đã cung cấp cho em rất nhiều những kiến thức bổ ích trong suốt hai năm học qua. Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới cô giáo PGS.TS Nguyễn Thị Quy đã nhiệt tình, tận tâm giúp đỡ, hướng dẫn em hoàn thành luận văn này. Cuối cùng, xin gửi lời cảm ơn tới những nguời dân đã giúp em thực hiện bài khảo sát điều tra để có được tài liệu vô cùng quý giá phục vụ cho hoạt động nghiên cứu. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 01 tháng 06 năm 2020 Học viên Nguyễn Phương Nhung
- iii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT STT TÊN VIẾT TẮT TÊN ĐẦY ĐỦ 1 ATM Máy rút tiền tự động 2 ATTT An toàn thông tin 3 CMCN Cách mạng công nghiệp 4 CNTT Công nghệ thông tin 5 CSKH Chăm sóc khách hàng 6 CTCP Công ty Cổ phần 7 ĐVCNT Đơn vị chấp nhận thẻ 8 HTTT Hệ thống thanh toán Thiết bị thanh toán thẻ sử dụng công 9 MPOS nghệ Mobile 10 NAPAS CTCP Thanh toán Quốc gia Việt Nam 11 NHNN Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 12 NHTM Ngân hàng thương mại 13 NSNN Ngân sách Nhà nước 14 PBOC Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc Thiết bị chấp nhận thanh toán thẻ tại 15 POS điểm bán 16 PTTT Phương tiện thanh toán 17 TPTTT Tổng Phương tiện thanh toán 18 TTĐT Thanh toán điện tử 19 TTKDTM Thanh toán không dùng tiền mặt
- iv DANH MỤC BẢNG STT BẢNG NỘI DUNG TRANG Tỷ trọng tiền mặt lưu thông trên tổng phương tiện 1 2.1 45 thanh toán DANH MỤC BIỂU ĐỒ STT BIỂU ĐỒ NỘI DUNG TRANG Giao dịch thanh toán qua Internet và di động 1 2.1 47 (triệu lượt) Số lượng và giá trị giao dịch chuyển mạch và bù 2 2.2 48 trừ tài chính giai đoạn 2016 – quý 1/2019 Chất lượng của các dịch vụ TTKDTM đang 3 2.3 55 được cung cấp Mức độ sử dụng các công cụ TTKDTM của 4 2.4 56 người dân 5 2.5 Mức độ hài lòng đối với các dịch vụ TTKDTM 56 6 2.6 Cảm nhận của khách hàng về chi phí giao dịch 57
- v TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN Thông qua quá trình nghiên cứu, luận văn đã đạt được những kết quả như sau: Thứ nhất, đã nghiên cứu các khái niệm về dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt đối với khu vực dân cư tại Việt Nam. Xác định những nội dung phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt thông qua những phương tiện thanh toán tiên tiến, hiện đại có hàm lượng ứng dụng công nghệ cao. Thứ hai, đã làm rõ được bộ tiêu chí mang tính định lượng và định tính để đánh giá thực trạng phát triển các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt cho khu vực dân cư. Đồng thời, dựa trên mẫu câu hỏi khảo sát, tiến hành nghiên cứu với đối tượng là 300 khách hàng để tổng hợp lại mức độ cảm nhận của họ khi sử dụng các dịch vụ này. Thứ ba, luận văn cũng đề xuất được các giải pháp từ phía Chính phủ, NHNN, các bộ ban ngành có liên quan; từ phía các NHTM và với cả người dân nhằm mục đích thúc đẩy sự phát triển của các dịch vụ TTKDTM cho tầng lớp dân cư trong thời gian tới.
- 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong lĩnh vực mua bán hàng hoá dịch vụ, kết thúc của quá trình trao đổi chính là hoạt động thanh toán, vì vậy, quan hệ thanh toán có liên quan tới tất cả mọi chủ thể trong xã hội và trong toàn bộ nền kinh tế. Do đó, việc tổ chức tốt công tác thanh toán có một ý nghĩa và vai trò to lớn trong lĩnh vực tài chính tiền tệ. Tuy nhiên, việc sử dụng tiền mặt thường xuyên đã gây ra những ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển của nền kinh tế. Cụ thể, thói quen tiêu dùng tiền mặt của người dân trong thanh toán đã làm gia tăng khối lượng tiền trong lưu thông, từ đó cũng làm tăng các loại chi phí in ấn, kiểm đếm, chuyên chở và bảo quản tiền mặt, gây lãng phí cho nền kinh tế. Ngoài ra, sử dụng tiền mặt còn khiến cho một phần vốn của nền kinh tế không được vận động vì các chủ thể thanh toán luôn phải giữ tiền bên mình, đồng thời cũng khiến cho Nhà nước gặp rất nhiều khó khăn trong vấn đề kiểm soát tiền tệ - nguyên nhân dẫn tới các hành vi buôn lậu, rửa tiền, tham nhũng, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các hoạt động kinh tế ngầm. Quá trình này đã khiến cả hệ thống NHTM chưa thật sự đóng vai trò là một TGTT, khi số lượng người dân thực tế tiếp xúc và sử dụng các dịch vụ NHTM cung cấp chưa lớn, tỷ lệ sử dụng tiền mặt để thực hiện thanh toán, chi trả cho các hoạt động của người dân vẫn rất cao. Các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt vẫn chưa thực sự được các đối tượng dân cư quan tâm, sử dụng khi tỷ trọng tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán vẫn rất cao và tần suất người dân chuyển sang các phương thức thanh toán phi tiền mặt khi mua sắm hàng hóa, dịch vụ còn rất thấp. Vì vậy, để phát triển nền kinh tế bền vững, minh bạch, việc phát triển dịch vụ Thanh toán không dùng tiền mặt cho khu vực dân cư – chủ thể phổ biến nhất trong nền kinh tế là xu hướng tất yếu. Phát triển dịch vụ TTKDTM đối với dân cư chính là làm gia tăng quy mô của dịch vụ, đồng thời nâng cao chất lượng của những dịch vụ TTKDTM được cung cấp nhằm phục vụ cho người dân. Kim chỉ nam cho hoạt động phát triển các dịch vụ TTKDTM chính là phải thực hiện gia tăng số lượng người dân phát hành và sử dụng thẻ trong giao dịch thanh toán, cải thiện chất lượng của các dịch vụ TTKDTM theo hướng gia tăng tiện ích, đáp ứng nhu cầu đa dạng cho các đối
- 2 tượng dân cư, bên cạnh đó nâng cao vai trò của Nhà nước trong hoạt động quản lý để tạo ra những điều kiện, cơ sở cần thiết cho hoạt động TTKDTM phát triển, đồng thời đề ra những biện pháp khuyến khích người dân tích cực sử dụng các hình thức thanh toán không tiền mặt. Đứng trước những thách thức đó, trên thực tế, việc phát triển các dịch vụ TTKDTM ở nước ta vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu khi số lượng người dân sử dụng phương thức TTKDTM để mua hàng hoá, dịch vụ vẫn còn rất ít. Ngoài ra, cơ sở hạ tầng phục vụ cho hoạt động phát triển TTKDTM cũng như chất lượng của dịch vụ nhằm phục vụ nhân dân vẫn còn rất nhiều hạn chế. Quy trình cung ứng dịch vụ chưa thuận tiện, rườm rà, thái độ phục vụ thiếu chuyên nghiệp, sản phẩm chưa đáp ứng nhu cầu để tạo ra sự an tâm cho người dân khi lựa chọn sử dụng dịch vụ. Vì vậy, câu hỏi đề tài được đặt ra đó là: Thực trạng của việc phát triển dịch vụ TTKDTM của người dân trong thời gian qua ra sao? Phải thực hiện giải pháp nào để đẩy mạnh việc phát triển dịch vụ TTKDTM để mang lại những lợi ích cho họ để từ đó có những tác động tích cực tới nền kinh tế? Trước thực tế đó, đề tài “Phát triển Dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt đối với khu vực dân cư tại Việt Nam” được lựa chọn để làm đề tài nghiên cứu. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu về phát triển dịch vụ TTKDTM 2.1 Nghiên cứu của các tác giả nước ngoài Nghiên cứu của các tác giả nước ngoài thường tập trung vào một số vấn đề chính như sau: - Lợi ích của quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế tiền mặt sang không dùng tiền mặt: Nhấn mạnh vào việc mô tả bài học kinh nghiệm của Nigieria trong quá trình chuyển đổi từ một nền kinh tế tiền mặt sang nền kinh tế phi tiền mặt, trong nghiên cứu của mình, Princewell N Achor và Anuforo Robert (“Quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế tiền mặt sang nền kinh tế phi tiền mặt – Kinh nghiệm của Nigieria”, 2013) đã phân tích nhằm chỉ rõ các mặt ích lợi rất khách quan của việc phát triển dịch vụ TTKDTM tại các phương diện: Dịch vụ TTKDTM sẽ hạn chế được tình trạng trộm cắp, cướp giật tiền mặt do an ninh, an toàn không đảm bảo như đã từng xảy ra trước
- 3 đó; Góp phần giảm thiểu vấn nạn tham nhũng và gia tăng tính minh bạch hoá, làm trong sạch nền kinh tế; Giúp ngăn chặn các hành động lừa đảo thường phát sinh trong thanh toán bằng tiền mặt; Góp phần giảm thiểu các chi phí trong giao dịch thanh toán. Tuy nhiên, công trình này mới chỉ dừng lại ở việc phân tích, đánh giá việc thực hiện các công cụ TTKDTM đã được triển khai hoặc nghiên cứu các nội dung nhằm phục vụ cho mục đích quản lý Nhà nước cũng như xây dựng các mục tiêu quốc gia chứ chưa đưa ra được các giải pháp cụ thể thực hiện để có thể áp dụng cho nền kinh tế. Theo nghiên cứu của Raymond Ezejiofor, An Appraisal of Cashless Economy Policy in Development of Nigierian Economy, 2013, tác giả cũng đã đưa ra kết luận cho rằng: Phần đông người dân Nigieria có nhận thức sâu sắc về chính sách thúc đẩy các dịch vụ TTKDTM sẽ góp phần giúp phòng chống rửa tiền, hạn chế tình trạng tham nhũng và giảm thiểu được những rủi ro khi giữ tiền mặt. Trong khi đó, những thách thức đặt ra đối với các dịch vụ này chính là vấn nạn tội phạm công nghệ cao và trình độ nhận thức của người dân. Đối với vai trò của phát triển dịch vụ TTKDTM với sự phát triển kinh tế, trong nghiên cứu của Group Executive GP&S (2011) đã công bố báo cáo có tựa đề: War Against Cash-Korea Experience, các tác giả đã thực hiện nghiên cứu về tình hình phát triển dịch vụ thẻ tại Hàn Quốc thông qua những khía cạnh: Mức độ tác động và những ảnh hưởng của hoạt động phát triển thanh toán thẻ ở Hàn Quốc với nền kinh tế; Kết quả của việc thực thi các chính sách của Chính phủ nhằm tác động tới hoạt động cung ứng dịch vụ thanh toán thẻ; Mức độ đóng góp của lĩnh vực thanh toán trong một tổng thể các lĩnh vực kinh doanh tài chính. Khoảng trống chưa được khai thác chính là lợi ích của việc phát triển hoạt động dịch vụ TTKDTM có sức ảnh hưởng thế nào với khu vực dân cư theo điều kiện của mỗi quốc gia. Ngoài ra, những tác động của thể chế kinh tế - xã hội, trình độ dân trí, thói quen tiêu dùng… lên việc đẩy mạnh TTKDTM cho người dân cũng chưa được nghiên cứu sâu trong các công trình này. - Nghiên cứu mức độ ứng dụng TTKDTM vào những hoạt động của Nhà nước, Chính phủ, các dịch vụ công:
- 4 Về vấn đề này, trong báo cáo có tiêu đề: Government E-payment Adoption Ranking-A Global Index and Benchmarking Study của Economist Intelligence Unit (2012) chỉ rõ: chỉ số ứng dụng TTĐT của chính phủ (GEAR- Government E-payment Adoption Ranking) đang ngày càng được chú trọng ở nhiều quốc gia. GEAR được sử dụng để đánh giá mức độ tăng trưởng cũng như sự tiếp nhận TTĐT trong Chính phủ, từ đó giúp các quốc gia xây dựng nên những chính sách, giải pháp thật sự phù hợp để cải thiện những mặt yếu kém. Để có thể đưa ra được kết quả nghiên cứu, EIU đã dựa trên bối cảnh kinh tế, xã hội, chính trị và điều kiện hạ tầng của từng nước để thiết lập nên một bộ tiêu chí đánh giá mức độ ứng dụng TTĐT trong Chính phủ. Nếu các tiêu chí này càng cao có nghĩa là TTĐT của nước đó có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển. Nghiên cứu về thực tế phát triển dịch vụ TTKDTM qua một kênh cụ thể là dịch vụ công, KhamPha Panmaythong (“Hoàn thiện và Phát triển TTKDTM của Kho bạc Quốc Gia Lào”, 2012) mới chỉ tập trung nghiên cứu TTKDTM trên khía cạnh thanh toán qua Kho bạc Quốc Gia Lào nên hầu hết chỉ tập trung vào những thanh toán về cấp/ phát ngân sách. Tác giả cũng đã đề cập được một số quan điểm trong đó chứng minh được tính hiệu quả của việc ứng dụng dịch vụ TTKDTM trong hoạt động cấp phát ngân sách đã mang lại cho nền kinh tế những lợi ích to lớn hơn hẳn việc sử dụng tiền mặt. Tuy nhiên, khoảng trống nghiên cứu ở đây chính là tác giả chưa trình bày về những dịch vụ TTKDTM khác phục vụ cho tầng lớp dân cư như: thẻ thanh toán, Internet Banking, Mobile Banking… Không gian nghiên cứu khá hẹp, mang đặc trưng của một kênh thanh toán cụ thể cho dịch vụ TTKDTM nên nhìn chung các bài học kinh nghiệm mang lại cho TTKDTM đối với khu vực dân cư không nhiều. - Nhóm các giải pháp được đề xuất nhằm thúc đẩy các dịch vụ TTKDTM phát triển: Theo Raymond Ezejiofor (2013), các giải pháp để đẩy mạnh các dịch vụ TTKDTM bao gồm: Chính phủ cần tập trung đào tạo tầng lớp dân cư còn chưa có nhiều hiểu biết về các dịch vụ ngân hàng thông qua các hoạt động tuyên truyền, giáo dục nâng cao kiến thức. Đồng thời xây dựng các chương trình đào tạo chiến lược để nâng cao sự hiểu biết về giao dịch thanh toán an toàn qua mạng cho người dân.
- 5 Tại Hàn Quốc, theo những nghiên cứu từ các tổ chức thẻ như Visa, Master Card… đã khẳng định vai trò quan trọng của Nhà nước để xây dựng, hoàn thiện cơ sở hạ tầng cũng như hành lang pháp luật để tạo dựng một nền tảng vững chắc nhằm thúc đẩy các dịch vụ TTKDTM phát triển mạnh mẽ. Qua nghiên cứu của các tác giả nước ngoài, nhìn chung đều đã nghiên cứu rất sâu sắc, tuy nhiên mới chỉ tập trung vào hoạt động phân tích đánh giá thực trạng về các dịch vụ TTKDTM đã được triển khai hay nghiên cứu về các nội dung thiên về yếu tố kỹ thuật để hướng tới phục vụ các chính sách quản lý của nhà nước nhưng chưa đề xuất ra những giải pháp thực sự cụ thể và có tính ứng dụng cao cho nhiều nền kinh tế. 2.2 Nghiên cứu của các tác giả trong nước Nghiên cứu của các tác giả trong nước đều đã tập trung vào nghiên cứu những nội dung sau: - Lợi ích của hoạt động phát triển TTKDTM đối với tầng lớp dân cư: Hoàng Tuấn Linh (Luận án Tiến sĩ kinh tế “Giải pháp Phát triển Dịch vụ thẻ tại các NHTM Nhà nước Việt Nam”, 2008) đi sâu chi tiết vào định nghĩa, lợi ích và định hướng phát triển của mỗi hình thức TTKDTM. Trong luận án này, tác giả đã mô tả khá rõ về từng loại thẻ, cách phân loại các dịch vụ thẻ, cách thức hoạt động, điều lệ phát hành, các hệ thống máy ATM và POS… Tuy vậy, trong Luận án, tác giả vẫn có những khoảng trống chưa khai thác hết khi chỉ mới đề cập tới phần lý thuyết của hoạt động thẻ thanh toán như là một phương tiện của dịch vụ TTKDTM chứ chưa đề cập tới những công cụ quan trọng khác như thanh toán điện tử; chỉ đánh giá hoạt động TTKDTM trong việc xem xét tính hiệu quả với nhà cung ứng dịch vụ thanh toán chứ chưa đề cập tới phát triển TTKDTM trên góc độ ích lợi từ phía người dân và chưa phân tích các ảnh hưởng của dịch vụ TTKDTM ở khía cạnh hội nhập. Theo Nguyễn Thu Hà, Phát triển TTĐT dành cho khu vực dân cư ở Việt Nam, 2012, tác giả đã đưa ra quan điểm phát triển các dịch vụ TTKDTM mang lại cho nền kinh tế rất nhiều lợi ích. Tác giả tập trung nhìn nhận dưới yếu tố kỹ thuật về việc mở rộng kênh TTĐT chứ không nghiên cứu sâu về các khái niệm TTKDTM. Ngoài ra, đề tài cũng nghiên cứu, điều tra về một vài kinh nghiệm nhằm phát triển dịch vụ thẻ
- 6 tại Hàn Quốc và ngân hàng điện tử tại Ấn Độ nhằm so sánh và đưa ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. - Đánh giá thực trạng triển khai phát triển TTKDTM tại Việt Nam: Đề cập tới thực tiễn hoạt động phát triển TTKDTM ở nước ta qua một vài giai đoạn, Trịnh Thanh Huyền (“Đánh giá các điều kiện phát triển TTKDTM và một số đề xuất”, 2014) đã thực hiện đánh giá thực trạng, điều kiện hiện nay của lĩnh vực TTKDTM với một số nhược điểm cần phải khắc phục để từ đó tìm ra những biện pháp nhằm cải thiện hiệu quả hoạt động TTKDTM. Do giới hạn trong bài báo nên các tác giả chỉ phân tích thực trạng TTKDTM ở một vài lĩnh vực cụ thể mà chưa tập trung đánh giá những nguyên nhân bản chất để từ đó đề xuất giải pháp cho dài hạn. Nguyễn Thu Hà (2012) đã thực hiện nghiên cứu quá trình phát triển các dịch vụ TTKDTM phổ biến đã được triển khai tại Việt Nam: Thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ, Mobile Banking, Internet Banking… Trong phần nghiên cứu, tác giả đã chỉ rõ về những điểm hạn chế của hệ thống TTĐT qua một số điểm sau: cơ sở pháp lý, cơ sở hạ tầng thanh toán, trang thiết bị phục vụ cho TTKDTM, công nghệ thanh toán. Qua đó, tác giả cũng chỉ rõ những nguyên nhân gây nên tình trạng trên: nhận thức và thói quen thanh toán, vốn đầu tư còn hạn chế, trình độ nhận thức của người dân và công tác tuyên truyền giáo dục còn yếu kém. - Vai trò quản lý của Nhà nước đối với việc thúc đẩy các hoạt động TTKDTM cho khu vực dân cư: Nghiêm Thanh Sơn (2014) đã có những sự đánh giá sâu sắc về vai trò của Nhà nước trong việc hình thành, tạo lập và quản lý các hệ thống thanh toán quốc gia. Các hệ thống thanh toán sẽ liên quan trực tiếp đến các dịch vụ TTKDTM đối với người dân như: ACH, chuyển mạch thẻ,… Các hệ thống này cần phải được đặt dưới sự quản lý, giám sát chặt chẽ của nhà nước để bảo đảm lợi ích tổng thể hài hoà giữa các chủ thể như Nhà nước, doanh nghiệp và người dân. Nguyễn Thị Thuý (2012) cũng đã chỉ ra tầm quan trọng của Nhà nước trên các khía cạnh: xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý phục vụ cho hoạt động thanh toán, thiết lập hệ thống cơ sở hạ tầng thanh toán cấp quốc gia, tạo lập bộ tiêu
- 7 chuẩn kỹ thuật và dịch vụ thanh toán, theo dõi các hoạt động cung ứng dịch vụ thanh toán đồng thời bảo vệ quyền lợi của người dân. - Đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy các dịch vụ TTKDTM phát triển: Về việc đưa ra các biện pháp đề xuất phát triển dịch vụ TTKDTM, Nghiêm Thanh Sơn và cộng sự (“Hoàn thiện cấu trúc tổng thể các hệ thống thanh toán tại Việt Nam đến 2020”, 2014) cũng đã đề ra các kiến nghị và những biện pháp về xây dựng và hoàn thiện mô hình hệ thống thanh toán và đẩy mạnh phát triển dịch vụ TTKDTM trong nền kinh tế. Những biện pháp được các tác giả đề xuất khá chi tiết và tập trung tới một vài yếu tố nhằm giải quyết các rào cản hiện tại nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho dịch vụ TTKDTM được triển khai một cách vững chắc hơn. Các biện pháp được kiến nghị được phân loại theo các tiêu chí đánh giá như: nhóm biện pháp kỹ thuật; nhóm biện pháp về đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ; nhóm biện pháp về cải thiện nguồn lực con người… Tuy nhiên, những giải pháp trong các công trình nghiên cứu này vẫn chỉ thiên về nêu ra các đề xuất chứ chưa có các giải pháp chi tiết về điều kiện, lộ trình cần được xây dựng để cụ thể hoá giải pháp của mình. Nhìn chung, các nghiên cứu của các tác giả trong nước có tính thực tiễn khá cao, tuy nhiên một vài nghiên cứu chỉ tập trung vào một lĩnh vực hay dịch vụ cụ thể chứ chưa khái quát hết về vấn đề nghiên cứu TTKDTM cho người dân. 2.3 Khoảng trống nghiên cứu Từ quá trình nghiên cứu tổng quan những công trình của các tác giả trong và ngoài nước, tác giả nhận thấy một số khoảng trống nghiên cứu như sau: Thứ nhất, các nghiên cứu của cả trong và ngoài nước mà tác giả có điều kiện được tham khảo vẫn chưa đưa ra một mô hình cung cấp dịch vụ TTKDTM thật sự hiệu quả, mang tính định hướng cao cho hoạt động cung cấp dịch vụ của hệ thống NHTM. Trong khi một mô hình cung cấp dịch vụ ở NHTM chính là điều kiện căn bản quyết định tới sự thành công của việc phát triển TTKDTM cho dân cư bởi đây chính là môi trường để các khách hàng được đăng ký, sử dụng và có những cảm nhận về mức tiện lợi của dịch vụ được cung cấp. Thứ hai, về thực tiễn phát triển các dịch vụ TTKDTM ở Việt Nam, các công trình của các tác giả trong nước chỉ mới đi sâu vào nghiên cứu TTKDTM như là một
- 8 lĩnh vực kinh doanh của các NHTM, do vậy các nghiên cứu thường chỉ ra việc làm thế nào để nâng cao hiệu quả dịch vụ này dưới góc nhìn kinh doanh. Còn xét trên phương diện phát triển dịch vụ TTKDTM như là một công cụ để phục vụ lợi ích nhân dân, đặt người dân ở vị trí trung tâm để từ đó có ảnh hưởng lên cả cộng đồng thì chưa được phân tích chuyên sâu. Thứ ba, các biện pháp mà các tác giả trong nước và nước ngoài nêu lên căn bản đã bám sát với thực tế. Tuy nhiên, do xuất phát từ góc độ phát triển dịch vụ TTKDTM tại các đơn vị kinh doanh nên những giải pháp đề xuất chưa hoàn toàn đem lại những lợi ích cân bằng cho những chủ thể của nền kinh tế như người dân – doanh nghiệp – Nhà nước. Theo đó, luận văn sẽ đề cập tới những nhóm giải pháp có thể mang lại những lợi ích hài hoà hơn cho các chủ thể. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Mục đích nghiên cứu Dựa trên việc hệ thống các cơ sở lý luận về TTKDTM sẽ đi sâu vào phân tích và đánh giá thực trạng phát triển dịch vụ TTKDTM đối với khu vực dân cư ở Việt Nam, tìm ra những nguyên nhân, hạn chế kìm hãm sự phát triển này, đồng thời đề xuất các giải pháp nhằm phát triển dịch vụ TTKDTM cho người dân một cách hiệu quả, bền vững. 3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu - Khái quát hoá các vấn đề lý luận về dịch vụ TTKDTM. - Phân tích thực trạng hoạt động phát triển dịch vụ TTKDTM cho khu vực dân cư giai đoạn 2015-2019 ở Việt Nam - Nghiên cứu những kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới về việc phát triển dịch vụ TTKDTM để từ đó rút ra kinh nghiệm cho Việt Nam. - Đề xuất các ý kiến, giải pháp nhằm phát triển dịch vụ TTKDTM ở nước ta. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu Đề tài đi sâu vào nghiên cứu những nội dung lý thuyết và thực tiễn về TTKDTM và phát triển dịch vụ TTKDTM
- 9 4.2 Phạm vi nghiên cứu - Không gian: Luận văn tập trung vào việc nghiên cứu nhóm đối tượng dân cư từ 15 tuổi trở lên tại Việt Nam và kinh nghiệm phát triển dịch vụ TTKDTM của một số quốc gia trên thế giới. - Thời gian: Số liệu và thông tin phục vụ cho vấn đề nghiên cứu là từ năm 2015 – 2019 tại Việt Nam và từ năm 1990 – 2017 khi nghiên cứu về kinh nghiệm của các nước. 5. Phương pháp nghiên cứu Để nghiên cứu, đánh giá sự phát triển cũng như những lợi ích mà các dịch vụ TTKDTM mang tới cho người dân và nền kinh tế, Luận văn sẽ sử dụng phương pháp phân tích định tính: + Nghiên cứu các tài liệu đề từ đó tổng hợp, rút ra các vấn đề lý luận, thực tiễn của các hoạt động phát triển dịch vụ TTKDTM đối với khu vực dân cư. + Thực hiện khảo sát thông qua việc tiếp cận gửi phiếu điều tra và nhận kết quả trực tiếp tại 5 chi nhánh, phòng giao dịch ngân hàng trên địa bàn thành phố Hà Nội với nhóm đối tượng là 300 người dân. Mẫu điều tra được thực hiện thông qua việc khách hàng trả lời bảng câu hỏi. Việc xử lý bảng câu hỏi được thực hiện theo nguyên tắc thống kê và tính theo thang điểm để đưa ra kết luận về dữ liệu nghiên cứu. Sau khi tổng hợp rút ra kết quả khảo sát, luận văn sẽ sử dụng phương pháp thống kê để đưa ra kết luận chung và sử dụng kết quả nghiên cứu làm minh chứng cho những phân tích nghiên cứu của mình. 6. Những đóng góp mới của Luận văn 6.1 Về mặt lý luận Thứ nhất, hoàn thiện những khái niệm về mặt lý luận của dịch vụ TTKDTM cho khu vực dân cư. Xác định các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động phát triển TTKDTM cho khu vực dân cư trong bối cảnh phát triển của nền kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế. Thứ hai, xác định được các tiêu chí đánh giá phát triển TTKDTM cho khu vực dân cư. Nghiên cứu thực tiễn và rút ra những bài học kinh nghiệm quốc tế và một vài mô hình phát triển dịch vụ TTKDTM đối với khu vực dân cư tại một số nước.
- 10 Thứ ba, đánh giá những lợi ích quan trọng của công tác phát triển dịch vụ TTKDTM đối với khu vực dân cư mang lại cho nền kinh tế. 6.2 Về mặt thực tiễn Luận văn đã nghiên cứu về thực trạng phát triển dịch vụ TTKDTM cho khu vực dân cư ở Việt Nam dựa trên các tiêu chí đánh giá. Để từ đó, đề ra các giải pháp sẽ tập trung hướng tới trọng tâm bao gồm: Vai trò của Nhà nước trong việc định hình đường lối cho quá trình phát triển dịch vụ TTKDTM thông qua các công cụ, chính sách khuyến khích trong các thời kỳ nhằm nâng cao tính hiệu quả đồng thời hạn chế những mặt tiêu cực của việc phát triển dịch vụ TTKDTM. Để phát triển dịch vụ này, cần xây dựng mô hình cung cấp dịch vụ TTKDTM theo hướng tập trung hoá. Thông qua việc triển khai theo mô hình này, những mặt trái về chất lượng sản phẩm dịch vụ, sự rủi ro trong quá trình sử dụng… cũng sẽ được tối ưu hoá. 7. Kết cấu của Luận văn Ngoài những phần Lời mở đầu, Mục lục, Kết luận, Danh mục bảng biểu, Danh mục chữ viết tắt và Danh mục Tài liệu tham khảo, những nội dung chính của đề tài được kết cấu làm 3 chương: - Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt đối với khu vực dân cư - Chương 2: Thực trạng phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt đối với khu vực dân cư tại Việt Nam - Chương 3: Giải pháp nhằm phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt cho khu vực dân cư ở Việt Nam
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Phân tích tình hình cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thƣơng - Chi nhánh thành phố Huế
26 p | 415 | 54
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Chất lượng dịch vụ ngân hàng số dành cho khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam
102 p | 110 | 31
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Công tác quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Maritime Bank) - Thực trạng và giải pháp
122 p | 54 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Mở rộng hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng VPBank- chi nhánh Trần Hưng Đạo
101 p | 77 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Lâm Đồng II
106 p | 24 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Quang Trung
101 p | 65 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Tác động của cấu trúc vốn đến hiệu quả tài chính của những doanh nghiệp sản xuất nguyên vật liệu niêm yết tại Việt Nam
131 p | 26 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Cơ chế tự chủ tài chính tại Văn phòng Sở Tài chính tỉnh Hà Tĩnh
121 p | 63 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Hiệu quả hoạt động tín dụng của Agribank chi nhánh Nam Hà Nội
80 p | 122 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Các nhân tố tác động đến khả năng xảy ra kiệt quệ tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
114 p | 19 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Tác động của hành vi đám đông lên thị trường chứng khoán Việt Nam
85 p | 20 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Hiệu ứng củа chính sách miễn giảm phí lên dịch vụ thаnh toán cho khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nаm - Chi nhánh Sở giаo dịch
114 p | 22 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu của khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Chúng Việt Nam
98 p | 86 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Xử lý nợ xấu đã mua của các Tổ chức tín dụng tại Công ty Quản lý Tài sản
113 p | 81 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Phát triển hoạt động cho vay giải quyết việc làm tại Ngân hành Chính sách xã hội Chi nhánh Hà Nội
115 p | 54 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Quản lý tài chính tại Văn phòng Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam
85 p | 58 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Mở rộng cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Thanh Chương - Nghệ An
99 p | 13 | 4
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Tài chính: Nâng cao năng lực cạnh tranh các ngân hàng thương mại nhà nước Việt Nam trong điều kiện kinh tế quốc tế
16 p | 28 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn