Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Tác động của công bố thông tin tới tính thanh khoản của các cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
lượt xem 10
download
Mục đích nghiên cứu của đề tài là trên cơ sở làm rõ một số vấn đề lý luận về công bố thông tin, về tính thanh khoản của cổ phiếu, đề tài phân tích về những tác động cũng như chỉ ra bằng chứng khoa học về tác động của công bố thông tin tới tính thanh khoản của cổ phiếu, đồng thời tìm kiếm giải pháp thúc đẩy các công ty niêm yết tăng cường hoạt động công bố thông tin nhằm nâng cao tính thanh khoản của các cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Tác động của công bố thông tin tới tính thanh khoản của các cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG -------o0o------- LUẬN VĂN THẠC SĨ TÁC ĐỘNG CỦA CÔNG BỐ THÔNG TIN TỚI TÍNH THANH KHOẢN CỦA CÁC CỔ PHIẾU NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng NGUYỄN MẠNH LINH
- Hà Nội - 2017
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG -------o0o------- LUẬN VĂN THẠC SĨ TÁC ĐỘNG CỦA CÔNG BỐ THÔNG TIN TỚI TÍNH THANH KHOẢN CỦA CÁC CỔ PHIẾU NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM Ngành: Tài chính – Ngân hàng – Bảo hiểm Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 60340201 Họ và tên: Nguyễn Mạnh Linh Người hướng dẫn: GS. TS. Nguyễn Thị Mơ
- Hà Nội - 2017
- 5 MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc rõ ràng và được phép công bố. Hà Nội, ngày 20 tháng 04 năm 2017 Học viên thực hiện Nguyễn Mạnh Linh
- 6 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Ý nghĩa 1 AICPA Hiệp hội kế toán viên công chứng của Mỹ 2 BĐS Bất động sản 3 CP Cổ phiếu 4 CTCP Công ty Cổ phần 5 CTNY Công ty niêm yết 6 DNNN Doanh nghiệp Nhà nước 7 DNNY Doanh nghiệp niêm yết 8 ETF Quỹ đầu tư chỉ số 9 FED Cục dự trữ liên bang Mỹ 10 GTGD Giá trị giao dịch 11 HNX Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội 12 HOSE/HSX Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh 13 IDS Hệ thống Công bố thông tin Chứng khoán 14 IPO Phát hành cổ phiếu ra công chúng 15 IR Quan hệ nhà đầu tư 16 KLGD Khối lượng giao dịch 17 M&A Hoạt động sáp nhập và hợp nhất 18 MD&A Báo cáo phân tích quản trị 19 MQI Chỉ số chất lượng thị trường 20 MSS Hệ thống Quản lý giám sát thị trường chứng khoán tự động 21 NĐ-CP Nghị định Chính phủ 22 NĐT Nhà đầu tư 23 NĐTNN Nhà đầu tư nước ngoài 24 NYSE Sở giao dịch chứng khoán New York 25 R&D Nghiên cứu và Phát triển 26 ROA Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản 27 ROE Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu 28 SGDCK Sở Giao dịch chứng khoán 29 SXKD Sản xuất kinh doanh 30 TT-BTC Thông tư Bộ tài chính 31 TTCK Thị trường Chứng khoán 32 UBCKNN Ủy ban Chứng khoán Nhà nước 33 UPCoM Thị trường chứng khoán của các công ty đại chúng 34 VAFE Hiệp hội Các nhà quản trị tài chính Việt Nam 35 VAS Chuẩn mực kế toán Việt Nam
- 7 DANH MỤC HÌNH VẼ BẢNG BIỂU Bảng (Biểu) Tên Bảng (Biểu) Trang Tỷ lệ các Doanh nghiệp niêm yết hoàn thành tốt Hình 2.1 31 nghĩa vụ công bố thông tin ́ ́ ̣ ̣ Thông kê cac doanh nghiêp vi pham vê công bô ̀ ́ Hình 2.2 thông tin Báo cáo tài chính giai đoạn quy 3/2015 – ́ 34 quý 2/2016 Top Doanh nghiệp niêm yết tăng lãi và thoát lỗ sau Bảng 2.1 37 kiểm toán 2014 Top Doanh nghiệp niêm yết giảm lãi và tăng lỗ sau Bảng 2.2 38 kiểm toán 2014 Bảng 2.3 Tổng kết các yếu tố của DSCORE 46 Bảng 2.4 Thống kê mô tả của các biến trong mô hình 51 Bảng 2.5 Ma trận tương quan 52 Bảng 2.6 Kết quả hồi quy 52 Bảng 2.7 Kết quả kiểm định đa cộng tuyến của mô hình 53 Bảng 2.8 Kết quả kiểm định phương sai sai số thay đổi 53 Kết quả kiểm định phương sai số là phân phối Bảng 2.9 53 chuẩn Bảng 2.10 Kết quả kiểm định thiếu biến 54
- 8 TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Để thực hiện để tài: “Tác động của công bố thông tin tới tính thanh khoản của các cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam” , tác giả đã làm rõ một số vấn đề lý luận về cổ phiếu niêm yết (như khái niệm, đặc điểm và vai trò của cổ phiếu niêm yết…); về tính thanh khoản của cố phiếu niêm yết và sự cần thiết phải công bố thông tin đối với cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán; Tác giả đã phân tích thực trạng hoạt động công bố thông tin thể hiện qua Báo cáo tài chính thường niên của các công ty niêm yết niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam và thực trạng thanh khoản của cổ phiếu các công ty giai đoạn từ năm 2010 cho đến nay; đồng thời sử dụng giả thuyết, chỉ số chấm điểm mức độ công bố thông tin của tác giả Botosan (1997) và mô hình hồi quy của các tác giả Espinosa, Tapia và Trombetta (2005) để phân tích định lượng về tác động của công bố thông tin tới tính thanh khoản của các cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2016. Mô hình của Espinosa, Tapia và Trombetta (2005) là mô hình hồi quy gồm 05 biến, đó là: Biến phụ thuộc Chênh lệch giá mua – giá bán đại diện cho tính thanh khoản của cổ phiếu; Biến độc lập Chỉ số mức độ công bố thông tin trên Báo cáo thường niên của Botosan (1997); và 03 biến kiểm soát: Biến động thu nhập từ cổ phiếu hàng ngày, Khối lượng giao dịch hiệu quả trung bình ngày và Quy mô doanh nghiệp. Mô hình hồi quy cho thấy hoạt động công bố thông tin có tác động tích cực tới tính thanh khoản của các cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Mô hình giải thích được 74,50% sự phụ thuộc của Chênh lệch giá mua – giá bán bởi các biến độc lập. Trên cơ sở phân tích tác động của công bố thông tin tới tính thanh khoản của các cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, Luận văn đã đề xuất giải pháp đối với Nhà nước, đối với Sở Giao dịch Chứng khoán và đối với công ty niêm yết để nâng cao hiệu quả hoạt động công
- 9 bố thông tin của các công ty niêm yết nhằm nâng cao tính thanh khoản của của các cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
- 10 LỜI NÓI ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thị trường chứng khoán là nơi diễn ra các giao dịch tạo tính thanh khoản cho chứng khoán. Tất cả các tiêu chuẩn niêm yết liên quan đến quy mô doanh nghiệp, quy mô vốn, nghĩa vụ công bố thông tin, chế độ quản trị công ty... đều là những tiền đề đảm bảo cho tính thanh khoản của chứng khoán. Thanh khoản chính là mục tiêu quan trọng nhất đối với các cổ phiếu trên thị trường chứng khoán, vì thanh khoản tốt đồng nghĩa với khả năng thu hút được nhà đầu tư quan tâm bỏ tiền vào các cơ hội đầu tư để kiếm lời trên thị trường. Nhờ đó, doanh nghiệp mới có khả năng huy động vốn khi cần thiết. Đồng thời, thanh khoản tốt cũng là cơ sở để nhà đầu tư lựa chọn đầu tư chứng khoán như một phương tiện tích lũy tài sản dài hạn. Trong các yếu tố tác động tới tính thanh khoản của một cổ phiếu trên thị trường, công bố thông tin là yếu tố thuộc quyền chủ động của lãnh đạo doanh nghiệp. Hai tác giả là Robert Daines và Charles M. Jones đã đưa ra bằng chứng chứng minh rằng quy định về công bố thông tin bắt buộc trong Luật Thị trường chứng khoán của Mỹ năm 1934 làm giảm chênh lệch giá mua – giá bán (bidask spread – một chỉ tiêu đo lường tính thanh khoản) của các cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Mỹ (Robert Daines, Charles M. Jones, 2007, tr. 26). Luật Chứng khoán của Việt Nam năm 2006 (sửa đổi bổ sung năm 2010) và Thông tư số 155/2015/TTBTC đã có những quy định và hướng dẫn công bố thông tin trên thị trường chứng khoán. Tuy vậy, do các doanh nghiệp Việt Nam đa phần chỉ thấy các bất lợi khi công bố thông tin nên quá trình minh bạch hóa thông tin gặp nhiều trở ngại. Điều này dẫn đến tình trạng bất cân xứng thông tin giữa doanh nghiệp và thị trường, làm tăng rủi ro mà các nhà đầu tư phải chịu khiến họ ngần ngại khi ra quyết định mua hoặc bán các mã cổ phiếu, do đó tính thanh khoản của các cổ phiếu không cao. Từ thực tiễn trên, tôi đã chọn và nghiên cứu vấn đề: “Tác động của công bố thông tin tới tính thanh khoản của các cổ
- 11 phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam ” làm đề tài cho Luận văn Thạc sĩ của mình. 2. Tình hình nghiên cứu 2.1. Ở nước ngoài Công bố thông tin trên thị trường chứng khoán từ lâu đã nhận được sự quan tâm của các học giả tài chính trên thế giới. Vì vậy, có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này. Cụ thể: Tác giả George A. Akerlof đã chỉ ra rằng công bố thông tin làm giảm tình trạng thông tin bất cân xứng, giúp thu hẹp khoảng cách giữa các nhà đầu tư và nhà quản lí của công ty (George A. Akerlof, 1970, tr 488 – tr. 500). Tuy vậy, lợi ích về lượng của công bố thông tin nói chung và tác động tích cực của công bố thông tin đến tính thanh khoản của các cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán nói riêng vẫn còn là một vấn đề gây tranh cãi. Nhiều tác giả đã chọn tiếp cận vấn đề này bằng cách sử dụng các công cụ toán cao cấp và xác suất thống kê toán. Lâu đời nhất và thường được các tác giả sau này trích dẫn có thể kể đến nghiên cứu của Amihud và Mendelson (1986) và Diamond và Verrecchia (1991) và gần đây có nghiên cứu của Pagano và Volpin (2008). Bằng việc xây dựng mô hình toán, các tác giả trên đã đi đến kết luận, về mặt lí thuyết, rằng việc công bố thông tin góp phần minh bạch hóa thông tin, làm giảm tình trạng thông tin bất cân xứng, tăng tính thanh khoản của cổ phiếu, qua đó giúp làm giảm chi phí vốn cổ phần cho doanh nghiệp. Sang thế kỷ XXI, với sự phát triển mạnh của phương pháp kinh tế lượng, nhiều tác giả đã xây dựng các Mô hình hồi quy dựa trên mô hình lí thuyết của các tác giả trên và kiểm chứng bằng số liệu thực tế tại nhiều thị trường chứng khoán khác nhau. Trong các nghiên cứu này có bài báo của Heflin, Shaw và Wild (2000) kiểm chứng bằng số liệu cung cấp bởi ISSM (Institute for the Study of
- 12 Security Markets) năm 19881989. Năm 2005, ba tác giả là Espinosa, Tapia và Trombetta (2005) đã dùng số liệu của thị trường chứng khoán Tây Ban Nha từ năm 1994 đến năm 2000 để phân tích. Bài báo của của Daines và Jones (2007) về tác động của điều khoản công bố thông tin bắt buộc trong Luật Thị trường chứng khoán năm 1934 của Mỹ tới tính thanh khoản của các cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Mỹ. Công trình nghiên cứu của Loukil và Yousfi (2011) sử dụng số liệu thị trường chứng khoán Tunisy năm 2007, và bài viết của Laidroo (2014) kiểm chứng bằng số liệu của các thị trường chứng khoán Tallinn (Estonia), Riga (Latvia), và Vilnius (Lithuania) từ năm 2000 đến năm 2006 và nghiên cứu của Kuo và Lin (2014) ở thị trường chứng khoán Đài Loan từ năm 2006 đến năm 2008. Các nghiên cứu này đều tìm ra bằng chứng thực tế để chứng minh về những tác động tích cực của công bố thông tin lên tính thanh khoản của cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán. Bên cạnh đó, một số tác giả khi kiểm chứng số liệu thu thập được qua mô hình kinh tế lượng đã thu được kết quả là công bố thông tin không có tác động đáng kể hoặc không đủ độ tin cậy để kết luận công bố thông tin tác động tích cực lên tính thanh khoản của cổ phiếu trên thị trường chứng khoán như nghiên cứu của Ascioglu, Hegde và McDermott (2005) từ số liệu của thị trường chứng khoán New York (NYSE) và nghiên cứu của Bischof và Daske (2013) về cổ phiếu của các ngân hàng Châu Âu năm 2011. Tuy nhiên, chưa có công trình nào phân tích về tác động của công bố thông tin đối với tính thanh khoản của các cổ phiếu niêm yết trên Thị trường Chứng khoán Việt Nam. 2.2. Ở trong nước Tại Việt Nam đã có một số nghiên cứu về sự cần thiết của công bố thông tin trên thị trường chứng khoán, như nghiên cứu của các tác giả Đoàn Nguyễn Trang Phương (2010), Lê Thị Trúc Loan (2012) và Phạm Thị Thu Đông (2013) phân tích về các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán. Ngoài ra có bài báo của Tiến sĩ
- 13 Nguyễn Thị Bích Loan và Thạc sĩ Nguyễn Gia Đường (2013) về tính cấp thiết của minh bạch thông tin trên thị trường chứng khoán Việt Nam và bài báo của Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Việt Dũng (2014) về kiểm định tác động của công bố thông tin tới chi phí vốn cổ phần tại Việt Nam. Tuy nhiên, cũng chưa có công trình hay bài viết nào phân tích về tác động của công bố thông tin đối với tính thanh khoản của các cổ phiếu niêm yết trên Thị trường Chứng khoán Việt Nam. Tóm lại, hiện nay ở trong nước và trên thế giới chưa có công trình nghiên cứu cụ thể về những tác động của công bố thông tin đến tính thanh khoản của các cổ phiếu niêm yết trên Thị trường Chứng khoán Việt Nam. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của đề tài là: Trên cơ sở làm rõ một số vấn đề lý luận về công bố thông tin, về tính thanh khoản của cổ phiếu, đề tài phân tích về những tác động cũng như chỉ ra bằng chứng khoa học về tác động của công bố thông tin tới tính thanh khoản của cổ phiếu, đồng thời tìm kiếm giải pháp thúc đẩy các công ty niêm yết tăng cường hoạt động công bố thông tin nhằm nâng cao tính thanh khoản của các cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt được mục đích nêu trên, luận văn phải thực hiện các nhiệm vụ cụ thể sau: Làm rõ một số vấn đề lý luận về cổ phiếu niêm yết (như khái niệm, đặc điểm và vai trò của cổ phiếu niêm yết…); về tính thanh khoản của cố phiếu niêm yết và sự cần thiết phải công bố thông tin đối với cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán; Phân tích về những tác động của công bố thông tin tới tính thanh khoản của các cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán. Phân tích thực trạng hoạt động công bố thông tin thể hiện qua báo cáo tài
- 14 chính thường niên của các công ty niêm yết niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam và kiểm chứng mối quan hệ và mức độ tác động của công bố thông tin tới tính thanh khoản của các cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động công bố thông tin của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam nhằm nâng cao tính thanh khoản của của các cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề liên quan đến tính thanh khoản của cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán, kiểm chứng mối quan hệ và mức độ tác động của công bố thông tin tới tính thanh khoản của các cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Đối tượng nghiên cứu của đề tài còn bao gồm chính sách phát triển thị trường chứng khoán của Đảng và Nhà nước ta và các quy định của pháp luật về thị trường chứng khoán, về cổ phiếu niêm yết và về minh bạch hóa trong việc công bố thông tin đối với cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi về nội dung: Công bố thông tin là hoạt động có nhiều nội dung liên quan đến sự minh bạch, tính công khai trong các thông tin về thị trường chứng khoán, về cổ phiếu niêm yết. Trong khuôn khổ của một luận văn thạc sỹ, nội dung đề tài giới hạn ở việc nghiên cứu về thực trạng công bố thông tin của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam thể hiện qua báo cáo tài chính thường niên và kiểm chứng tác động của công bố thông tin trên trên báo cáo tài chính thường niên tới tính thanh khoản của các cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán.
- 15 Phạm vi về không gian: Luận văn nghiên cứu về các cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam Phạm vi về thời gian: Luận văn nghiên cứu thông tin dữ liệu và số liệu trong giai đoạn từ năm 2010 (thời điểm Bộ Tài chính ra Thông tư 09/2010/TT BTC hướng dẫn về việc công bố thông tin trên Thị trường Chứng khoán, ban hành ngày 15/01/2010 có hiệu lực từ ngày 01/03/2010) cho đến nay, trong đó số liệu năm 2016 được sử dụng để chạy mô hình hồi quy kiểm chứng mối quan hệ và mức độ tác động của công bố thông tin tới tính thanh khoản của các cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. 5. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện được mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, luận văn đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây: Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết trong đó sử dụng phương pháp phân tích, phương pháp hệ thống hóa, phương pháp tổng hợp và luận giải; Ngoài ra, luận văn cũng sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lý các số liệu điều tra thu được. 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài hiệu tham khảo và các phụ lục, nội dung của luận văn gồm ba chương: Chương I: Một số vấn đề lý luận về tác động của công bố thông tin tới tính thanh khoản của các cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán. Chương II: Thực trạng công bố thông tin và phân tích những tác động tới tính thanh khoản của các cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Chương III: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động công bố thông tin của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
- 16
- 17 CHƯƠNG I MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA CÔNG BỐ THÔNG TIN TỚI TÍNH THANH KHOẢN CỦA CÁC CỔ PHIẾU NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN 1.1. Khái niệm, nguyên tắc, vai trò của công bố thông tin trên Thị trường chứng khoán và phân loại thông tin được công bố. 1.1.1. Khái niệm, nguyên tắc và vai trò của công bố thông tin trên Thị trường Chứng khoán. 1.1.1.1. Khái niệm về hoạt động công bố thông tin trên Thị trường Chứng khoán Công bố thông tin là quá trình các tổ chức tham gia trên TTCK đưa ra các thông tin về hoạt động của doanh nghiệp, hoạt động của thị trường, các thông tin khác có thể ảnh hưởng tới giá chứng khoán cho các nhà đầu tư thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, ấn phẩm của tổ chức, công ty và các phương tiện thông tin của Sở giao dịch chứng khoán nhằm đảm bảo sự công bằng của giá chứng khoán và bảo vệ nhà đầu tư. Công bố thông tin giữ vai trò quan trọng vì nó giúp minh bạch hóa thông tin trên TTCK và loại bỏ hoặc giảm thiểu tình trạng thông tin bất cân xứng. Vì vậy, công bố thông tin là yêu cầu của xã hội đối với các công ty niêm yết và là quy định của Pháp luật nhằm đảm bảo độ tin cậy trong việc mua bán chứng khoán trên thị trường niêm yết. Để minh bạch hóa thông tin, việc công bố thông tin phải tuân theo những nguyên tác nhất định. 1.1.1.2. Nguyên tắc của hoạt động công bố thông tin trên Thị trường Chứng khoán Cho dù các công ty niêm yết nhận thấy được tầm quan trọng về lợi ích của việc công bố thông tin nhưng các công ty này không được phép công bố thông tin một cách tùy tiện về hình thức, thời gian, địa điểm… Ngược lại, hoạt động công bố thông tin khi đã trở thành nghĩa vụ và tập quán trong
- 18 kinh doanh sẽ cần tuân thủ một số nguyên tắc nhất định. Việc đề ra các nguyên tắc và tiêu chí mang tính chuẩn tắc trong hoạt động công bố thông tin trên TTCK, kể cả đối với thông tin của doanh nghiệp niêm yết lẫn thông tin thị trường, là nhằm đảm bảo và duy trì lòng tin của các nhà đầu tư khi họ tham gia TTCK. Các nguyên tắc đó là: Nguyên tác đảm bảo tính chính xác, trung thực và đầy đủ trong các thông tin được công bố Đây là yêu cầu cơ bản đầu tiên của việc công bố thông tin. Điều này đòi hỏi tổ chức thực hiện và công bố thông tin phải tôn trọng tính trung thực vốn có của thông tin, không được xuyên tạc, bóp méo thông tin được công bố, hoặc có những hành vi cố ý gây hiểu nhầm thông tin. Các thông tin được công bố, đặc biệt là công bố thông tin từ các doanh nghiệp niêm yết là căn cứ cho hành vi mua bán của nhà đầu tư trên thị trường, là một trong những vấn đề đảm bảo sự công bằng trong việc hình thành giá cổ phiếu. Ngược lại, những thông tin thuộc loại tin đồn sẽ có mức độ chính xác và độ tin cậy thấp nhất. Những nhà đầu tư mua bán chứng khoán theo tin đồn sẽ mang rủi ro cao do mức độ tin cậy thấp của các thông tin đó. Nguyên tắc này được tuân thủ dựa trên cơ sở một danh mục các thông tin được đánh giá là quan trọng và cần được cung cấp. Nói cách khác, công ty niêm yết có nghĩa vụ phải cung cấp tất cả các thông tin được xem là có thể ảnh hưởng tới nhận định của nhà đầu tư đối với triển vọng của doanh nghiệp. những thông tin và sự kiện như vậy bao giờ cũng được quy định chặt chẽ trong luật chứng khoán và các quy định pháp luật về công bố thông tin. Một số thông tin quan trọng cung cấp định kỳ dưới dạng tài liệu phải được kiểm tra kỹ để đảm bảo tính chính xác. Ví dụ, đó là những thông tin về các khoản mục trên bản báo cáo tài chính, đặc biệt là các khoản mục nằm ngoài bảng cân đối kế toán, những thay đổi trong định giá các hợp đồng giao dịch trên thị trường, các dự án đầu tư. Ngoài ra để đảm bảo tính chính
- 19 xác, trung thực, thông tin công bố còn phải được trình bày rõ ràng, không gây hiểu lầm hoặc đánh lừa người đọc. Về mặt nguyên tắc, các công ty niêm yết phải cung cấp các thông tin quan trọng về doanh nghiệp mình một cách đầy đủ nhất để từ đó nhà đầu tư có thể đưa ra các quyết định đầu tư chính xác và chịu hoàn toàn trách nhiệm về quyết định của mình. Tuy vậy, luôn tồn tại sự mâu thuẫn về lợi ích giữa doanh nghiệp niêm yết và nhà đầu tư về mặt công bố thông tin. Các công ty thường không muốn công bố các thông tin bí mật của ban quản trị và ngược lại, các nhà đầu tư lại muốn biết các thông tin này càng nhiều càng tốt. Vì vậy, các thông tin được công bố phải chính xác, phải được công bố kịp thời ngay cả khi thông tin đó gây bất lợi cho công ty niêm yết. Về mặt lý thuyết, các cơ quan quản lý thị trường được quyền kiểm tra, xem xét nội dung các thông tin này trước khi công bố ra công chúng, như vậy nhà đầu tư sẽ giảm thiểu được rủi ro khi mua chứng khoán. Tuy vậy, về mặt thực tế, các cơ quan này không thể đánh giá được chất lượng của tất cả các loại chứng khoán. Vì vậy, nhà đầu tư phải chịu hoàn toàn mọi rủi ro với quyết định đầu tư của mình khi dựa vào các thông tin được công bố. Ở đây vai trò của các chuyên gia trong lĩnh vực phân tích chứng khoán như các tổ chức đầu tư, định mức tín nhiệm, công ty phân tích tài chính sẽ rất quan trọng. Nguyên tắc công bố thông tin kịp thời, liên tục Trong những năm gần đây, nguyên tắc này được đặc biệt chú trọng. Điều này có nghĩa là thông tin phải được công bố liên tục, không ngừng, bao gồm cả những thông tin đột xuất và thông tin định kỳ, liên quan đến tổ chức niêm yết và các thông tin bất thường. Nói cách khác, công bố thông tin phải đảm bảo được tính kịp thời của thông tin được công bố, hay có thể hiểu là công bố thông tin ngay lập tức, càng sớm càng tốt, khi có sự kiện liên quan đến công ty niêm yết.
- 20 Công bố thông tin định kỳ thông thường được quy định trong luật chứng khoán hoặc trong các quy định về niêm yết chứng khoán, chẳng hạn như quy định về công bố thông tin trong báo cáo tài chính quý, năm. Những thông tin đôi khi đi kèm cả những báo báo về các cuộc họp, thảo luận, nhận định, phân tích tình hình của ban điều hành công ty, do vậy những thông tin này cũng phải được công bố. Việc công bố thông tin định kỳ phải đảm bảo được tuân thủ về mặt thời gian theo quy định, không được để gián đoạn. tuy nhiên nguyên tắc này còn có nghĩa là một số thông tin có thể được công bố sau một khoảng thời gian hoặc không công bố khi quy định pháp luật cho phép, ví dụ như các thông tin có ảnh hưởng đến an ninh quốc gia. Việc công bố thông tin sẽ giúp tránh tình trạng thông tin bất cân xứng cho các nhà đầu tư, giảm bớt các vi phạm về giao dịch ngầm bất hợp pháp có thể xảy ra. Với ý nghĩa đó, việc công bố thông tin đúng hạn đóng vai trò quan trọng, thể hiện sự khách quan của công bố thông tin. Vì vậy thông thường các Sở giao dịch giao dịch chứng khoán yêu cầu các công ty niêm yết phải công bố thông tin về doanh nghiệp mình càng sớm càng tốt. Nguyên tắc đảm bảo tính công bằng Theo nguyên tắc này, các thông tin phải được công bố rộng rãi cho công chúng nhà đầu tư. Nhà đầu tư phải được có cơ hội tiếp cận như nhau đối với các thông tin trên thị trường chứng khoán. Tổ chức công bố thông tin không được cung cấp thông tin cho một số nhà đầu tư riêng biệt hoặc các bên lợi ích khác trước khi công bố rộng rãi ra công chúng. Các trường hợp ngoại lệ chỉ áp dụng khi cung cấp thông tin cho các nhà tư vấn đầu tư hoặc các công ty định mức tín nhiệm hoặc công bố thông tin cho đối tác mà doanh nghiệp đang có ý định hợp tác trong hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh. Trong trường hợp này, bên nhận thông tin phải có trách nhiệm bảo mật các thông tin đó. Để thực hiện được nguyên tác này, bên cung cấp thông tin phải sử dụng những loại phương tiên công bố nhằm giúp người sử dụng thông tin
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Phân tích tình hình cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thƣơng - Chi nhánh thành phố Huế
26 p | 418 | 55
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Chất lượng dịch vụ ngân hàng số dành cho khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam
102 p | 111 | 31
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Công tác quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Maritime Bank) - Thực trạng và giải pháp
122 p | 54 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Mở rộng hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng VPBank- chi nhánh Trần Hưng Đạo
101 p | 79 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Lâm Đồng II
106 p | 26 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Quang Trung
101 p | 69 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Tác động của cấu trúc vốn đến hiệu quả tài chính của những doanh nghiệp sản xuất nguyên vật liệu niêm yết tại Việt Nam
131 p | 28 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Cơ chế tự chủ tài chính tại Văn phòng Sở Tài chính tỉnh Hà Tĩnh
121 p | 63 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Hiệu quả hoạt động tín dụng của Agribank chi nhánh Nam Hà Nội
80 p | 129 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Các nhân tố tác động đến khả năng xảy ra kiệt quệ tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
114 p | 21 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Tác động của hành vi đám đông lên thị trường chứng khoán Việt Nam
85 p | 21 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Hiệu ứng củа chính sách miễn giảm phí lên dịch vụ thаnh toán cho khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nаm - Chi nhánh Sở giаo dịch
114 p | 22 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu của khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Chúng Việt Nam
98 p | 86 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Xử lý nợ xấu đã mua của các Tổ chức tín dụng tại Công ty Quản lý Tài sản
113 p | 81 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Phát triển hoạt động cho vay giải quyết việc làm tại Ngân hành Chính sách xã hội Chi nhánh Hà Nội
115 p | 54 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Quản lý tài chính tại Văn phòng Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam
85 p | 58 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Mở rộng cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Thanh Chương - Nghệ An
99 p | 14 | 4
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Tài chính: Nâng cao năng lực cạnh tranh các ngân hàng thương mại nhà nước Việt Nam trong điều kiện kinh tế quốc tế
16 p | 29 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn