Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Tác động của thanh khoản đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại Việt Nam
lượt xem 9
download
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng "Tác động của thanh khoản đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại Việt Nam" với mục tiêu xác định mức độ tác động của thanh khoản đến khả năng sinh lời của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam; Đề xuất một số hàm ý chính sách nhằm nâng cao tính thanh khoản của các ngân hàng thương mại Việt Nam, từ đó nâng cao khả năng sinh lời của các ngân hàng.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Tác động của thanh khoản đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại Việt Nam
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ QUỲNH NHƯ TÁC ĐỘNG CỦA THANH KHOẢN ĐẾN KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng Mã số chuyên ngành: 8 34 02 01 Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2023
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ QUỲNH NHƯ TÁC ĐỘNG CỦA THANH KHOẢN ĐẾN KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Tài chính ngân hàng Mã số: 8 34 02 01 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Phạm Thị Tuyết Trinh Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2023
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ kinh tế: “Tác động của thanh khoản đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại Việt Nam” là công trình nghiên cứu của riêng tôi và được sự hướng dẫn khoa học của TS. Phạm Thị Tuyết Trinh. Các nội dung nghiên cứu và kết quả nghiên cứu trung thực. Một số nhận định, đánh giá của các cá nhân, tổ chức, số liệu cho các yếu tố trong bài đều có ghi nguồn rõ ràng theo như phần tài liệu tham khảo TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2023 Tác giả Nguyễn Thị Quỳnh Như
- ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành bài luận văn thạc sĩ này, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến TS. Phạm Thị Tuyết Trinh đã hướng dẫn và hỗ trợ tôi hoàn thiện bài luận văn thạc sĩ. Tôi xin chân thành cảm ơn! TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2023 Tác giả Nguyễn Thị Quỳnh Như
- iii TÓM TẮT 1. Tiêu đề Tác động của thanh khoản đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại Việt Nam. 2. Tóm tắt Với mục đích nghiên cứu " Tác động của thanh khoản đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại Việt Nam", luận văn kế thừa các nghiên cứu của Diamond và Rajan (2005), Lartey, V. C., Antwi, S., & Boadi, E. K. (2013), Ongore và Kus (2013), Pradhan, P., Shyam, R., & Shrestha, R. (2016), Abbas, F., Iqbal, S., & Aziz, B. (2019), Pak, O. (2020), Vũ Hữu Thành, Nguyễn Thị Ánh Như và Phạm Thị Thu Phương (2016), Lê Đồng Duy Trung (2020), Tăng Mỹ Sang (2020). Bằng việc thu thập dữ liệu bảng của 27 NHTM trong giai đoạn 2010 – 2021, sử dụng phần mềm xử lý số liệu Stata 17 với các mô hình hồi quy theo Pooled OLS, FEM, và REM và xử lý các khuyết tật của mô hình FEM, REM bằng GLS. Theo kết quả nghiên cứu, với biến phụ thuộc là ROA có kết quả cuối cùng cho thấy có ba yếu tố là CARit, LDRit, QIRit có tác động cùng chiều đến ROAit, và một yếu tố LIRit có ý nghĩa thống kê và tác động ngược chiều đến đến ROAit của NHTM Việt Nam. Với biến phụ thuộc là ROEit có kết quả cuối cùng cho thấy có hai yếu tố là LDRit, CPIt có tác động cùng chiều đến ROEit, và hai yếu tố là CARit và LIRit có tác động ngược chiều và có ý nghĩa thống kê đến ROEit của NHTM Việt Nam. Kết quả với biến NIM cho thấy có ba yếu tố là CARit, LDRit, CPIt có ý nghĩa thống kê và có tác động cùng chiều đến NIMit của NHTM Việt Nam. Với bộ số liệu trong nghiên cứu này, tác giả chưa tìm thấy có bằng chứng thống kê cho thấy biến Period ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê đến KNSL của các NHTMCP Việt Nam. Dựa trên kết quả nghiên cứu, tác giả cũng đề xuất một số hàm ý chính sách đối với việc đảm bảo và gia tăng thanh khoản nhằm đem lại hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam, cũng như đối với NHNN và Chính phủ Việt Nam. 3. Từ khóa Thanh khoản, ROA, ROE, NIM, NHTM.
- iv ABSTRACT 1. Title Impact of liquidity on profitability of Vietnamese commercial banks. 2. Abstract In order to build a research model "Impact of liquidity on profitability of Vietnamese commercial banks", the author summarizes and inherits previous studies such as Diamond và Rajan (2005), Lartey, V. C., Antwi, S., & Boadi, E. K. (2013), Ongore and Kus (2013), Pradhan, P., Shyam, R., & Shrestha, R. (2016), Abbas, F., Iqbal, S., & Aziz, B. (2019), Pak, O. (2020), Vu Huu Thanh, Nguyen Thi Anh Nhu and Pham Thi Thu Phuong (2016), Le Dong Duy Trung (2020), Tang My Sang (2020). In this study, the author collects panel data of 27 commercial banks in the period 2010 - 2021. The data is analyzed by Stata 17 software with regression models according to Pooled OLS, FEM, and REM and processed the defects of FEM, REM models by GLS. According to the research results, with the dependent variable ROA, the final results show that there are three factors: CARit, LDRit, QIRit have a positive impact on ROAit, and one factor LIRit has a negative and significant effect. statistical significance to ROAit of Vietnamese commercial banks. With the dependent variable ROEit, the final results show that there are two factors, LDRit, CPIt, which have a positive effect on ROEit, and two factors, CARit and LIRit, have a negative and statistically significant effect on ROEit. of Vietnamese commercial banks. With the dependent variable NIM, the final results show that there are three factors, namely CARit, LDRit, CPIt, which have a positive and statistically significant impact on NIMit of Vietnamese commercial banks. With the data set during this study, the author has not found any statistical evidence that the phase variable has a statistically significant influence on the profitability of Vietnamese joint stock commercial banks. Based on the characteristics of each factor, the author also proposes policy implications for ensuring and increasing liquidity in order to bring about operational efficiency of Vietnamese commercial banks, as well as for the State Bank of Vietnam and the Government of Vietnam. 3. Keywords: Liquidity, ROA, ROE, NIM, Commercial banks.
- v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt 1 GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội 2 FEM Fixed Effect Model Mô hình tác động cố định 3 INF Consumer Price Index Chỉ số giá tiêu dùng 4 KNSL Khả năng sinh lời 5 NHNN Ngân hàng Nhà nước 6 NHTM Ngân hàng thương mại 7 NHTW Ngân hàng trung ương 9 NIM Net Interest Margin Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên 11 Pooled OLS Pooled Ordinary Least Squares Mô hình hồi quy gộp theo phương pháp ước lượng bình phương tối thiểu thông thường 12 REM Random Effects Model Mô hình tác động ngẫu nhiên 14 ROA Return On Asset Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản 15 ROE Return On Equity Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu 16 TCTD Tổ chức tín dụng 17 TMCP Thương mại cổ phần 18 TSSL Tỷ suất sinh lợi 20 VAMC VietNam Asset Management Công ty quản lý tài sản của tổ chức Company tín dụng Việt Nam 21 VSCH Vốn chủ sở hữu 22 WB World Bank Ngân hàng thế giới
- vi DANH MỤC BẢNG VÀ HÌNH Bảng 3.1 Diễn giải các biến và đo lường ..............................................................31 Bảng 2.1Tổng hợp các nghiên cứu có liên quan..................................................20 Bảng 4.1 Kết quả thống kê mô tả ........................................................................36 Bảng 4.2: Bảng ma trận tương quan giữa các biến độc lập .................................38 Bảng 4.3 Kết quả hồi qui mô hình Pooled OLS, FEM và REM theo ROA ........39 Bảng 4.4 Hồi quy mô hình REM biến ROA lần 1 và lần 2 .................................41 Bảng 4.5 Kiểm định đa cộng tuyến các biến của mô hình REM biến ROA .......42 Bảng 4.6 Hiệu chỉnh mô hình biến phụ thuộc ROAit bằng GLS lần 1 và lần 2 .42 Bảng 4.7 Thứ tự tác động các biến độc lập đến ROA .........................................43 Bảng 4.8 Kết quả hồi qui mô hình Pooled OLS, FEM và REM theo ROE .......44 Bảng 4.9 Hồi quy mô hình FEM biến ROE.........................................................46 Bảng 4.10 Kiểm định đa cộng tuyến các biến của mô hình FEM biến ROEit ....46 Bảng 4.11 Hiệu chỉnh mô hình biến phụ thuộc ROE bằng GLS lần 1 ................47 Bảng 4.12 Thứ tự tác động các biến độc lập tác động đến ROE .........................48 Bảng 4.13 Kết quả hồi qui mô hình Pooled OLS, FEM và REM theo NIM .......48 Bảng 4.14 Hồi quy mô hình FEM biến NIM lần 1 và lần 2 ................................50 Bảng 4.15 Kiểm định đa cộng tuyến các biến của mô hình FEM biến NIM ......51 Bảng 4.16 Hiệu chỉnh mô hình biến phụ thuộc NIMit bằng GLS lần 1 và lần 2 51 Bảng 4.17 Thứ tự tác động các biến độc lập .......................................................52 Bảng 4.18 Tóm tắt kết quả tác động các biến độc lập đến ROA .........................53 Bảng 4.20: Tóm tắt kết quả tác động các biến độc lập đến ROE ........................56 Bảng 4.21 Bảng tổng hợp kết quả cuối cùng của nghiên cứu .............................58
- vii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................................i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................. ii TÓM TẮT...................................................................................................................... iii ABSTRACT ...................................................................................................................iv DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .................................................................................v DANH MỤC BẢNG VÀ HÌNH ....................................................................................vi MỤC LỤC .................................................................................................................... vii CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU .............................................................1 Tính cấp thiết của đề tài ...........................................................................................1 Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................2 1.2.1 Mục tiêu tổng quát ............................................................................................2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể .................................................................................................3 Câu hỏi nghiên cứu. .................................................................................................3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................3 Phương pháp nghiên cứu..........................................................................................3 Đóng góp của đề tài..................................................................................................4 Kết cấu luận văn .......................................................................................................5 Kết luận chương 1 ...........................................................................................................5 CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC .....6 Các khái niệm ...........................................................................................................6 2.1.1 Thanh khoản .....................................................................................................6 2.1.2 Khả năng sinh lời ..............................................................................................7 Các chỉ tiêu đo lường thanh khoản và khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại 11 2.2.1 Các chỉ tiêu đo lường thanh khoản .................................................................11 2.2.2 Các chỉ tiêu đo lường khả năng sinh lời .........................................................13 Ảnh hưởng của thanh khoản đến khả năng sinh lời. ..............................................15 Các nghiên cứu thực nghiệm có liên quan .............................................................16 2.4.1 Các nghiên cứu nước ngoài ............................................................................16 2.4.2 Các nghiên cứu trong nước .............................................................................19
- viii Kết luận chương 2 .........................................................................................................24 CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.....................................................25 Giả thiết nghiên cứu ...............................................................................................25 Mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu .............................................................30 3.3.1. Biến phụ thuộc ....................................................................................................30 3.3.2. Biến độc lập ........................................................................................................31 Phương pháp ước lượng .........................................................................................32 Kết luận chương 3 .........................................................................................................35 CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................36 Phân tích thống kê mô tả ........................................................................................36 Phân tích tương quan ..............................................................................................38 Kết quả định lượng của mô hình với biến phụ thuộc ROA ...................................39 4.3.1. Kết quả lựa chọn mô hình giữa Pooled OLS, FEM và REM .............................39 4.3.2. Kết quả hồi quy mô hình REM theo ROA .........................................................41 4.3.3. Hiệu chỉnh mô hình biến phụ thuộc ROAit bằng GLS ......................................42 Kết quả định lượng của mô hình với biến phụ thuộc ROE ....................................44 4.4.1. Kết quả lựa chọn mô hình giữa Pooled OLS, FEM và REM .............................44 4.4.2. Kết quả hồi quy mô hình FEM theo biến ROE ..................................................45 4.4.3. Hiệu chỉnh mô hình biến phụ thuộc ROE bằng GLS .........................................47 Kết quả định lượng của mô hình với biến phụ thuộc NIM ....................................48 4.5.1. Kết quả lựa chọn mô hình giữa Pooled OLS, FEM và REM theo NIM ............48 4.5.2. Kết quả hồi quy mô hình FEM theo biến NIM ..................................................50 4.5.3. Hiệu chỉnh mô hình biến phụ thuộc NIM bằng GLS .........................................51 Thảo luận kết quả hồi quy ......................................................................................52 4.6.1. Đối với biến phụ thuộc là ROA ..........................................................................52 4.6.2. Đối với biến phụ thuộc là ROE ..........................................................................54 4.6.3. Đối với biến phụ thuộc là NIM ..........................................................................56 Kết luận chương 4 .........................................................................................................59 CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ...................................................60 Kết luận ..................................................................................................................60 Hàm ý chính sách ...................................................................................................61
- ix 5.2.1 Đối với các ngân hàng thương mại .................................................................61 5.2.2 Khuyến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước ....................................................65 Những điểm còn hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo ............65 Kết luận chương 5 .........................................................................................................67 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................... I PHỤ LỤC ............................................................................................................ V
- 1 CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU Tính cấp thiết của đề tài Tại các quốc gia, hệ thống ngân hàng được xem là một trong những trụ cột chính trong phát triển và điều hành nền kinh tế, đôi khi nó còn được ví như mạch máu của cả nền kinh tế ở mỗi quốc gia. Hệ thống ngân hàng có vai trò là trung gian tài chính có vai trò trung gian, luân chuyển thường xuyên giữa các chủ thể. Mức độ luân chuyển nguồn vốn và tính sẵn có của nguồn vốn này lại phụ thuộc vào thanh khoản của hệ thống ngân hàng và của từng ngân hàng nói chung và nói riêng (Vũ Hữu Thành, Nguyễn Thị Ánh Như và Phạm Thị Thu Phương, 2016). Hiệu quả hoạt động (HQHĐ) của các ngân hàng được thể hiện bằng khả năng sinh lời ( KNSL) của các tài sản ngân hàng. Đối với doanh nghiệp, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp càng hiệu quả khi KNSL càng cao và ngân hàng cũng không ngoại lệ. Thực tế, trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, việc nghiên cứu và xem xét các yếu tố tác động đến KNSL của ngân hàng được các nhà nghiên cứu, các nhà quản trị ngân hàng trên thế giới và ở Việt Nam dành sự quan tâm đáng kể. Hầu hết các nghiên cứu này đều đưa ra hàng loạt các yếu tố ảnh hưởng đến KNSL của NHTM, trong đó phải kể đến yếu tố thanh khoản. Do đó, trong lĩnh vực ngân hàng việc nghiên cứu và xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của ngân hàng đã và đang là chủ đề được các nhà nghiên cứu và quản trị ngân hàng trên thế giới và Việt Nam hết sức quan tâm. đáng kể. Kết quả chung của các nghiên cứu này đều đưa ra hàng loạt các yếu tố ảnh hưởng đến KNSL của NHTM, trong đó phải kể đến yếu tố thanh khoản. Thực tế cho thấy qua các cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới có ẩn chứa những nguyên nhân sâu xa, xuất phát từ việc các ngân hàng bị giảm hoặc mất khả năng thanh toán do không đáp ứng được nhu cầu rút tiền lớn của khách hàng hay nói đúng hơn là các ngân hàng bị mất thanh khoản. Bởi vì, thanh khoản của các ngân hàng không những đáp ứng cho các hoạt động trong ngân hàng có hiệu quả hơn mà còn là
- 2 kênh luân chuyển nguồn vốn của các chủ thể trong nền kinh tế. Vậy các NHTM lựa chọn việc đảm bảo thanh khoản để tránh các nguy cơ dẫn đến khủng hoảng liệu có ảnh hưởng đến KNSL trong HĐKD của mình hay không luôn là câu hỏi được đặt ra đối với các nhà quản trị ngân hàng. Như đã đề cập tại phần trên, có nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước về các yếu tố ảnh hưởng đến KNSL của các NHTM. Một trong những yếu tố đó là thanh khoản của các ngân hàng. Cụ thể có thể kể đến các nghiên cứu của Diamond và Rajan (2005), Lartey và Boadi, (2013), Ongore và Kus (2013), Pradhan và ctg, (2016), Abbas và Aziz, (2019), Pak, O. (2020), Vũ Hữu Thành, Nguyễn Thị Ánh Như và Phạm Thị Thu Phương (2016), Lê Đồng Duy Trung (2020), Tăng Mỹ Sang (2020). Đặc biệt, có nhiều bài nghiên cứu chỉ ra mối tương quan ngược chiều giữa thanh khoản và KNSL của ngân hàng như nghiên Wasiuzzaman. (2015), Pak, O. (2020). Ở Việt Nam, có thể thấy đa phần các nghiên cứu về hệ thống NHTM Việt Nam đều thực hiện ở phạm vi phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến KNSL. Các nghiên cứu này đều chỉ ra mức độ ảnh hưởng của thanh khoản đến KNSL của NHTM như Nguyễn Việt Hùng (2008), Vũ Hữu Thành, Nguyễn Thị Ánh Như và Phạm Thị Thu Phương (2016), Lê Đồng Duy Trung (2020), Tăng Mỹ Sang (2020). Do việc nghiên cứu thực hiện ở các giai đoạn khác nhau, chưa cập nhật các giai đoạn sau này (năm 2020 và 2021), đặc biệt là giai đoạn 2020 và năm 2021, đây là giai đoạn có nhiều biến động về tình hình kinh tế trong và ngoài nước do dịch bệnh cũng như các cuộc xung đột vũ trang trên thế giới. Vì vậy, tác giả nhận thấy trong bối cảnh mới, tình hình mới cần thiết phải nghiên cứu vấn đề thanh khoản của các ngân hàng với số liệu cập nhật hơn để xem xét mối tương quan thanh khoản với KNSL của hệ thống NHTM. Vì vậy, với mong muốn đưa tìm hiểu thêm tác động của thanh khoản đối với KNSL của hệ thống NHTM Việt Nam, tác giả đã chọn đề tài: “Tác động của thanh khoản đến khả năng sinh lời của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam”. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu tổng quát
- 3 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đánh giá tác động của thanh khoản đến KNSL của các NHTM Việt Nam. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể Xác định mức độ tác động của thanh khoản đến KNSL của hệ thống NHTM Việt Nam Đề xuất một số hàm ý chính sách nhằm nâng cao tính thanh khoản của các NHTM Việt Nam, từ đó nâng cao KNSL của các ngân hàng. Câu hỏi nghiên cứu. Từ các mục tiêu nghiên cứu trên, luận văn sẽ tập trung để trả lời các câu hỏi sau đây: - Khả năng thanh khoản có tác động đến lợi nhuận của NHTM hay không? Mức độ tác động và chiều hướng tác động của thanh khoản đến KNSL ra sao? - Những khuyến nghị nào nhằm nâng cao tính thanh khoản của các NHTM Việt Nam, từ đó nâng cao KNSL của các ngân hàng ? Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Tác động của thanh khoản của ngân hàng đến KNSL của hệ thống NHTM Việt Nam. Phạm vi không gian: Luận văn sử dụng dữ liệu được tổng hợp trên báo cáo tài chính của 27 NHTM Việt Nam, và là số liệu thứ cấp. Phạm vi thời gian: Số liệu thu thập dựa trên Báo cáo tài chính hợp nhất của 27 NHTM Việt Nam từ năm 2010 đến năm 2021. Đây là khoảng thời gian đủ dài để có được số quan sát cần thiết, làm tăng mức độ tin cậy của các phương pháp thống kê sử dụng. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng phương pháp định lượng để xác định mức độ tác động của thanh khoản đến KNSL của các NHTM .
- 4 Để đo lường mức độ ảnh hưởng của mức độ tác động của thanh khoản đến KNSL của các NHTM Việt Nam, tác giả sử dụng mô hình hồi quy Pooled (OLS), FEM và REM để nghiên cứu. Nghiên cứu tiến hành các kiểm định F để lựa quyết định sử dụng mô hình OLS, FEM hay REM và thực hiện kiểm định Hausmann để lựa chọn giữa mô hình FEM và REM. Khi đã lựa chọn được mô hình tối ưu, bước tiếp theo sẽ thực hiện việc kiểm định các hiện tượng đa cộng tuyến, phương sai thay đổi, tự tương quan đối với mô hình tối ưu vừa lựa chọn. Sau bước kiểm định lực chọn ra mô hình tối ưu, các bước kiểm định tiếp theo gồm kiểm định các hiện tượng đa cộng tuyến, phương sai thay đổi, tự tương quan và để khắc phục các khuyết tật phát hiện ra từ mô hình FEM và REM được chọn, tác giả sử dụng mô hình GLS. Với mô hình sau khi đã khắc phục các khuyết tật của mô hình đã lựa chọn (nếu có), tác giả tiến hành các phương pháp quy nạp, phân tích, để đưa ra các kết luận, và các hàm ý chính sách nhằm gia tăng thanh khoản cũng như nâng cao được KNSL của các NHTM Việt Nam. Dữ liệu nghiên cứu: Dữ liệu thu thập là dữ liệu thứ cấp từ Báo cáo tài chính của 27 NHTM tại Việt Nam từ năm 2010 đến năm 2021. Có 27 NHTM được lựa chọn là những ngân hàng công bố thông tin đầy đủ và đây cũng là các ngân hàng mà tác giả có thể lấy được nguồn số liệu. Phụ lục 1. Đóng góp của đề tài Nghiên cứu về thanh khoản và tác động của thanh khoản đến KNSL của NHTM đã có nhiều đề tài nghiên cứu trên thế giới và cả ở Việt Nam, tuy nhiên các nghiên cứu này chưa nghiên cứu về vấn đề thanh khoản của các ngân hàng trong bối cảnh mới, tình hình mới với số liệu cập nhật hơn để xem xét mối tương quan thanh khoản với KNSL của hệ thống NHTM. Vì vậy, với đề tài “Tác động của thanh khoản đến KNSL của hệ thống NHTM Việt Nam”, với nguồn dữ liệu được thu thập trong khoản thời gian dài hơn và cập nhật hơn, nghiên cứu cũng bổ sung thêm một bằng chứng thực nghiệm về thanh khoản đối với KNSL của các NHTM Việt Nam trong bối cảnh tình hình mới, với số liệu cập nhật hơn.
- 5 Kết cấu luận văn Bài nghiên cứu bao gồm 5 Chương được xây dựng như sau: Chương 1: Giới thiệu nghiên cứu Chương 2: Tổng quan lý thuyết và các nghiên cứu trước Chương 3: Phương pháp nghiên cứu. Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận. Chương 5: Kết luận và khuyến nghị. Kết luận chương 1 Chương này tập trung trình bày năm nội dung chính, gồm khái quát các vấn đề liên quan gồm thứ nhất là tính cấp thiết của đề tài, đối tượng phạm vi nghiên cứu phương pháp nghiên cứu, bố cục luận văn. Bài viết tiếp cận theo hướng từ vai trò quan trọng của việc nhận định các yếu tố, xác định chiều hướng tác động của các yếu tố này đến KNSL của các NHTMVN. Chương 2 tiếp theo sẽ trình bày tổng quan về các lý thuyết nền và các nghiên cứu trước có liên quan đến đề tài.
- 6 CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC Các khái niệm 2.1.1 Thanh khoản Thanh khoản là một thuật ngữ trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Hiện nay có nhiều nhà nghiên cứu khoa học và nhà kinh tế học định đưa ra các khái niệm và cách hiểu về thuật ngữ thanh khoản. Theo Falconer (2001) tính thanh khoản của ngân hàng thể hiện khả năng đáp ứng việc hoàn trả nợ vay khi đến hạn hoặc khả năng chuyển hóa ra tiền của tài sản ngắn hạn. Một ngân hàng có đủ khả năng thanh khoản thể hiện bằng cách đi vay tiền hoặc chuyển đổi tài sản lưu động nhanh chóng thành tiền mặt với chi phí hợp lý. Theo Peter S. Rose (2002) một tài sản có tính thanh khoản cao phải thỏa mãn đồng thời 2 điều kiện: có thị trường giao dịch để có thể dễ dàng chuyển hóa tài sản thành tiền và có giá cả ổn định không chịu tác động của số lượng và thời gian giao dịch. Theo Wasiuzzaman và Tarmizi (2010), tính thanh khoản của ngân hàng là đảm bảo sự sẵn có của các khoản tiền để đáp ứng cho các nghĩa vụ tài chính, các cam kết hoặc nghĩa vụ tài chính khi đến hạn tại một mức giá hợp lý ở mọi thời điểm. Thanh khoản ngân hàng là một ngân hàng có tiền ở trong những trường hợp đặc biệt để đáp ứng nhu cầu rút tiền của khách hàng. Ngoài ra, theo Basel (2008) khả năng ngân hàng gia tăng thêm tài sản để đáp ứng các nghĩa vụ tài chính khi đến hạn mà không có thiệt hại đáng kể nào được gọi là tính thanh khoản. Bình luận về khái niệm này tại Basel (2008), theo Teply (2011) bổ sung thêm là cần phân biệt tính thanh khoản của thị trường và tính thanh khoản tài trợ hoặc thanh toán, thể hiện mức độ khó khăn trong việc tìm kiếm được tiền để đáp ứng các nghĩa vụ. Tiếp cận theo CAMELS, Demirguc-Kunt (1989) cho rằng tính thanh khoản của ngân hàng được đo lường bằng tỷ lệ thanh khoản dựa trên số liệu kế toán về tài
- 7 sản lưu động trên tổng tài sản hoặc tổng số dư nợ cho vay trên tổng số tiền gửi huy động. Theo Poorman và Blake (2005) nguyên nhân của các rủi ro là do việc các nhà quản trị chưa quan tâm đến tính thanh khoản của các tài sản ngắn hạn khác cũng như danh mục cho vay tại các ngân hàng. Tiếp theo luồng quan điểm trên đây, nghiên cứu của Bradley và Shibut (2006) còn cho thấy các ngân hàng đôi khi có thể bỏ qua các nghiệp vụ tăng vốn như phát hành trái phiếu nếu quá tập trung vào huy động tiền gửi từ khách hàng. Một điểm mới trong nghiên cứu của Decker (2000) chính là việc đưa quan điểm của tính thanh khoản của thị trường vào cùng xem xét với thanh khoản của ngân hàng, hay nói cách khác khi đánh giá và đo lường thanh khoản của ngân hàng cũng cần xem xét đến yếu tố thanh khoản của thị trường. 2.1.2 Cung cầu thanh khoản 2.1.2.1 Cung thanh khoản: Theo Giáo trình Ngân hàng Thương mại (2018) của Đại học Kinh tế Quốc dân thì cung thanh khoản là các khoản vốn làm tăng khả năng chi trả của ngân hàng, là nguồn cung cấp thanh khoản cho ngân hàng, bao gồm: Các khoản tiền gửi đang đến (S1): Có thể coi đây là nguồn cung quan trọng nhất của ngân hàng. Để gia tăng nguồn cung này, các ngân hàng có thể thực hiện các biện pháp như: tăng lãi suất huy động kèm theo đó là các dịch vụ đi kèm việc huy động. Hoặc là các kênh đầu tư khác có mức lãi suất đầu tư kém hấp dẫn hơn thì nguồn cung này cũng được tăng lên Doanh thu từ việc bán các khoản dịch vụ (S2): Nguồn cung này có thể đến từ việc các ngân hàng thực hiện thu phí đối với các khách hàng thực hiện các nghiệp vụ như bảo lãnh, mở L/C hay thanh toán các món chuyển tiền quốc tế, trong nước Thu hồi tín dụng đã cấp (S3): Đây chính là nguồn cung quan trọng thứ hai của cung thanh khoản. Hoạt động tín dụng là hoạt động chính của ngân hàng, do đó việc thu hồi các khoản tín dụng đã cấp mang lại nguồn thu lớn cho ngân hàng. Nếu các khoản tín dụng đều thanh toán đ ng hạn thì không những mang lại nguồn cung lớn mà còn đảm bảo cho hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
- 8 Bán các tài sản đang kinh doanh và sử dụng (S4): ngân hàng có thể chuyển hóa các tài sản của mình thành tiền để đáp ứng nhu cầu thanh khoản. Vay mượn từ thị trường tiền tệ (S5): Việc tăng cung thanh khoản có thể đến từ việc đi vay trên thị trường tiền tệ. Các giao dịch này được thực hiện giữa các NHTM với nhau hay giữa NHTM với NHNN 2.1.2.2 Cầu thanh khoản: Theo Giáo trình Ngân hàng Thương mại (2018) của Đại học Kinh tế Quốc dân thì cầu thanh khoản (hay là nhu cầu thanh khoản) là nhu cầu thanh toán của khách hàng mà ngân hàng có nghĩa vụ đáp ứng. Cầu thanh khoản bao gồm yêu cầu chi trả và tín dụng hợp pháp của khách hàng. Việc ngân hàng bán các tài sản để đáp ứng nhu cầu thanh khoản gọi là bán thanh khoản. Các yếu tố chính tạo cầu thanh khoản Khách hàng rút các khoản tiền gửi (D1): Đây là nhu cầu thường xuyên, tức thời và xảy ra hằng ngày ở các NHTM. Các NHTM luôn phải đảm bảo một khoản dự trữ để đáp ứng nhu cầu thanh toán từ các nguồn tiền gửi không kì hạn và các nguồn tiền gửi thanh toán. Sự gia tăng ở cầu thanh khoản này có thể là do biến động về lạm phát, chênh lệch đáng kể về lãi suất huy động giữa các ngân hàng cũng như những cơ hội đầu tư có lãi suất hấp dẫn hơn so với việc gửi tiền vào ngân hàng. Yêu cầu cấp các khoản tín dụng có chất lượng cao (D2): Đây cũng là một nhân tố tác động đáng kể đến cầu thanh khoản đối với ngân hàng. Nhu cầu này chịu tác động của nhiều yếu tố nhưng nhu cầu đầu tư của doanh nghiệp, lãi suất cho vay giữa các NHTM với nhau. Hoàn trả các khoản vay mượn phi tiền gửi (D3): Đây là khoản tiền mà ngân hàng sẽ phải hoàn trả cho các khoản đi vay từ các tổ chức KT, cá nhân hay từ các tổ chức tín dụng hoặc NHNN Chi phí phát sinh khi kinh doanh các sản phẩm và dịch vụ (D4): Đây là các khoản chi phí trả lãi huy động, trả lãi phát hành giấy tờ có giá mà ngân hàng đã huy động trước đây đến hạn ngân hàng phải thanh toán cho khách hàng Thanh toán cổ tức cho các cổ đông (D5): Đây là khoản tiền mà ngân hàng phải trả cho các cổ đông của mình
- 9 Khi xem xét về thời gian, nhu cầu thanh khoản của một ngân hàng bao gồm cả trong ngắn hạn và dài hạn như sau: Đối với nhu cầu thanh khoản ngắn hạn mang tính tức thời. Các khoản tiền gửi giao dịch hoặc tiền gửi có kỳ hạn đến hạn, các công cụ huy động thuộc thị trường tiền tệ nằm trong phạm vi nhu cầu thanh khoản ngắn hạn. Để đáp ứng nhu cầu thanh khoản thuộc loại này, đòi hỏi ngân hàng phải duy trì ở mức độ khá lớn các loại tài sản có tính thanh khoản cao (tiền mặt tại quỹ, tiền gửi tại NHTW và các định chế tài chính khác, chứng khoán chính phủ...) Đối nhu cầu thanh khoản dài hạn do các nhân tố mang tính chất thời vụ, chu kỳ và xu hướng tạo ra. Chẳng hạn nhu cầu rút tiền hay vay mượn của cá nhân thường đặc biệt tăng cao vào các dịp lễ hội trong năm để trang trải chi tiêu, mua sắm. Để đáp ứng loại nhu cầu thanh khoản này, đòi hỏi ngân hàng cần phải dự phòng trước khả năng cung cấp thanh khoản từ nhiều nguồn khác nhau và ở mức độ cao hơn so với nhu cầu thanh khoản ngắn hạn. Ví dụ như đặt kế hoạch thu hút các khoản tiền gửi mới, thỏa thuận vay dài hạn từ công chúng hoặc từ quỹ dự trữ của các ngân hàng khác... 2.1.3 Trạng thái thanh khoản Đánh giá trạng thái thanh khoản: Trạng thái thanh khoản ròng = Tổng cung thanh khoản – Tổng cầu thanh khoản (NLP) Các trường hợp có thể xảy ra như sau: Thặng dư thanh khoản ( NLP > 0): NH ở trạng thái thừa thanh khoản. Khi đó nhà quản lí phải đưa ra quyết định để sử dụng nguồn thanh khoản thừa này một cách hợp lí và đ ng thời điểm để đầu tư kiếm lời trong thời gian chờ để đáp ứng nhu cầu thanh khoản cho tương lai. Thừa thanh khoản là một trạng thái mất cân bằng của các NHTM, xảy ra trong nền KT hoạt động kém hiệu quả, NH không tiếp cận được với khách hàng hoặc không lựa chọn được nhiều khách hàng để cho vay. Trong phạm vi một NH, đây là việc không khai thác hết tiềm năng sinh lời của tài sản Có, chiếm giữ quá nhiều tài sản Có ở dạng trực tiếp hay gián tiếp không có khả năng sinh lời ( tồn quỹ tiền mặt quá
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Phân tích tình hình cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thƣơng - Chi nhánh thành phố Huế
26 p | 423 | 55
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Chất lượng dịch vụ ngân hàng số dành cho khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam
102 p | 112 | 31
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Công tác quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Maritime Bank) - Thực trạng và giải pháp
122 p | 54 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Mở rộng hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng VPBank- chi nhánh Trần Hưng Đạo
101 p | 79 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Lâm Đồng II
106 p | 27 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Quang Trung
101 p | 71 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Tác động của cấu trúc vốn đến hiệu quả tài chính của những doanh nghiệp sản xuất nguyên vật liệu niêm yết tại Việt Nam
131 p | 28 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Hiệu quả hoạt động tín dụng của Agribank chi nhánh Nam Hà Nội
80 p | 146 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Cơ chế tự chủ tài chính tại Văn phòng Sở Tài chính tỉnh Hà Tĩnh
121 p | 64 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Các nhân tố tác động đến khả năng xảy ra kiệt quệ tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
114 p | 23 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Hiệu ứng củа chính sách miễn giảm phí lên dịch vụ thаnh toán cho khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nаm - Chi nhánh Sở giаo dịch
114 p | 23 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Tác động của hành vi đám đông lên thị trường chứng khoán Việt Nam
85 p | 22 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Xử lý nợ xấu đã mua của các Tổ chức tín dụng tại Công ty Quản lý Tài sản
113 p | 83 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu của khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Chúng Việt Nam
98 p | 86 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Phát triển hoạt động cho vay giải quyết việc làm tại Ngân hành Chính sách xã hội Chi nhánh Hà Nội
115 p | 54 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Quản lý tài chính tại Văn phòng Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam
85 p | 59 | 5
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Tài chính: Nâng cao năng lực cạnh tranh các ngân hàng thương mại nhà nước Việt Nam trong điều kiện kinh tế quốc tế
16 p | 30 | 3
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Tài chính: Tăng cường huy động vốn tại ngân hàng phát triển Việt Nam
15 p | 38 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn