Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Thanh tra tại chỗ đối với các Tổ chức tín dụng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Quảng Ninh
lượt xem 5
download
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn nhằm làm rõ những vấn đề lý luận về thanh tra tại chỗ của ngân hàng, thực trạng quy định của pháp luật hiện hành về hoạt động này. Đồng thời, qua việc nghiên cứu thực tiễn hoạt động thanh tra tại chỗ đối với các tổ chức tín dụng tại Quảng Ninh để đưa ra những nhận xét, đánh giá về những quy định của pháp luật hiện hành áp dụng trên phạm vi cả nước nói chung và trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh nói riêng.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Thanh tra tại chỗ đối với các Tổ chức tín dụng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Quảng Ninh
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA PHẠM THỊ HỒNG HÀ THANH TRA TẠI CHỖ ĐỐI VỚI CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM CHI NHÁNH TỈNH QUẢNG NINH LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG HÀ NỘI - NĂM 2017
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA PHẠM THỊ HỒNG HÀ THANH TRA TẠI CHỖ ĐỐI VỚI CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM CHI NHÁNH TỈNH QUẢNG NINH LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 60 34 02 01 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THỊ THÁI HƢNG HÀ NỘI - NĂM 2017
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và chƣa hề đƣợc sử dụng để công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu khoa học nào khác. Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã đƣợc cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã đƣợc chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày 16 tháng 8 năm 2017 Tác giả luận văn Phạm Thị Hồng Hà
- LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến TS. Nguyễn Thị Thái Hƣng đã trực tiếp hƣớng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành bản luận văn. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các thầy, cô giáo khoa sau đại học Học viện Hành chính quốc gia, đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc, toàn thể cán bộ công nhân viên tại Ngân hàng Nhà nƣớc chi nhánh tỉnh Quảng Ninh đã tạo mọi điều kiện tốt nhất để tôi thu thập tài liệu nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, khích lệ và giúp đỡ tôi hoàn thành khoá học. Hà Nội, ngày 16 tháng 8 năm 2017 Tác giả luận văn Phạm Thị Hồng Hà
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chƣơng 1. CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ HOẠT ĐỘNG THANH TRA TẠI CHỖ ĐỐI VỚI CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC ............................................................................................................... 8 1.1. HOẠT ĐỘNG THANH TRA TẠI CHỖ CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG ............................................... 8 1.1.1. Khái niệm, mục tiêu của hoạt động Thanh tra tại chỗ đối với các TCTD ...................................................................................................... 8 1.1.2. Các tiêu chí đánh giá và các nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động thanh tra tại chỗ của Ngân hàng nhà nƣớc ....................................................................... 9 1.2. Nội dung và quy trình của hoạt động Thanh tra tại chỗ đối với Tổ chức tín dụng ............................................................................................................ 11 1.2.1. Nội dung công tác thanh tra tại chỗ ..................................................... 11 1.2.2. Quy trình thanh tra tại chỗ .................................................................... 11 1.2.3. Công tác xử lý sau thanh tra .................................................................. 16 1.3. KINH NGHIỆM HOẠT ĐỘNG THANH TRA CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM ............................................................................... 17 1.3.1. Kinh nghiệm hoạt động thanh tra của một số Quốc gia trên Thế giới. . 17 1.3.2. Bài học kinh nghiệm cho Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam .................. 19 Chƣơng 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TRA TẠI CHỖ ĐỐI VỚI CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC CHI NHÁNH TỈNH QUẢNG NINH ................................................................... 22 2.1. KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC CHI NHÁNH TỈNH QUẢNG NINH ............................................................................................... 22 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển ........................................................ 22 2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nƣớc chi nhánh tỉnh Quảng Ninh ................................................................................... 24 2.1.3. Hoạt động Thanh tra, giám sát của Ngân hàng nhà nƣớc chi nhánh tỉnh Quảng Ninh ..................................................................................................... 27
- 2.1.4. Mạng lƣới hoạt động của các TCTD trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh ............32 2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TRA TẠI CHỖ CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC CN TỈNH QUẢNG NINH ........................................... 33 2.2.1. Quy trình và nội dung thanh tra tại chỗ ................................................ 33 2.2.2. Thực trạng hoạt động thanh tra tại chỗ của Ngân hàng nhà nƣớc chi nhánh tỉnh Quảng Ninh đối với các TCTD trên địa bàn ................................. 39 2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG THANH TRA CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC CHI NHÁNH TỈNH QUẢNG NINH .......................... 51 2.3.1. Những mặt tích cực ............................................................................... 51 2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân ............................................................ 54 Chƣơng 3. PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG THANH TRA TẠI CHỖ CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC – CHI NHÁNH TỈNH QUẢNG NINH ................................................................... 58 3.1. PHƢƠNG HƢỚNG HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG THANH TRA TẠI CHỖ CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC CHI NHÁNH TỈNH QUẢNG NINH ..............58 3.1.1. Từng bƣớc chuyển dần từ thanh tra tuân thủ sang thanh tra trên cơ sở rủi ro. ............................................................................................................... 58 3.1.2. Từng bƣớc củng cố và tăng cƣờng bộ máy hoạt động thanh tra. ............. 58 3.1.3. Hoạt động thanh tra có trọng tâm, trọng điểm. ..................................... 59 3.1.4. Nâng cao vai trò công tác giám sát từ xa, các nguồn thông tin hỗ trợ cho thanh tra tại chỗ. .............................................................................................. 59 3.2. GIẢI PHÁP CHỦ YẾU HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG THANH TRA CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC CHI NHÁNH TỈNH QUẢNG NINH .... 59 3.2.1. Đổi mới nhận thức về công tác thanh tra ngân hàng ............................ 59 3.2.2. Xây dựng quy trình thanh tra tại chỗ và sổ tay thanh tra tại chỗ .............. 61 3.2.3. Hoàn thiện quy trình, cách thức tổ chức công tác thanh tra ................. 61 3.2.4. Kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc thực hiện các kiến nghị chỉnh sửa sau thanh tra ........................................................................................................... 64 3.2.5. Kiện toàn đội ngũ cán bộ hoạt động thanh tra về số lƣợng và chất lƣợng ..................................................................................................... 65 3.2.6. Hoàn thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác thanh tra......... 69
- 3.2.7. Các giải pháp khác ................................................................................ 70 3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỚI NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC ..................... 73 3.3.1. Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến hoạt động TTNH....................................................................... 73 3.3.2. Đổi mới mô hình bộ máy hoạt động của thanh tra, giám sát NH chi nhánh theo hƣớng chịu sự quản lý, chỉ đạo trực tiếp của Cơ quan thanh tra .. 74 3.3.3. Đổi mới phƣơng pháp thanh tra ngân hàng .......................................... 74 3.3.4. Hoàn thiện hệ thống hạ tầng hỗ trợ công tác thanh tra ngân hàng . 74 KẾT LUẬN .................................................................................................... 76 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 78
- DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT TỪ VIẾT TẮT DIỄN GIẢI 1 NHNN Ngân hàng Nhà nƣớc 2 NHTM Ngân hàng thƣơng mại 3 NHTW Ngân hàng Trung Ƣơng 4 QTDND Quỹ tín dụng nhân dân 5 CTTC Công ty Tài chính 6 Cơ quan TTGSNH Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng 7 NHNN Quảng Ninh Ngân hàng Nhà nƣớc chi nhánh tỉnh Quảng Ninh 8 TTGS Chi nhánh Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nƣớc chi nhánh tỉnh Quảng Ninh 9 GSTX Giám sát từ xa 10 TTTC Thanh tra tại chỗ 11 TCTD Tổ chức tín dụng 12 TTNH Thanh tra ngân hàng
- DANH MỤC CÁC BẢNG Hình 2.1. Cơ cấu tổ chức Chi nhánh NHNN tỉnh Quảng Ninh ...................... 27 Hình 2.2. Quy trình tiến hành một cuộc thanh tra tại chỗ .............................. 34 Bảng 2.1. Mạng lưới hoạt động TCTD và Chi nhánh TCTD từ năm 2012- 2016 ................................................................................................................. 33 Bảng 2.2: Tình hình thanh tra việc chấp hành pháp luật, việc thực hiện các quy định trong giấy phép tại TTGS NHNN - Chi nhánh tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2012 – 2016 ............................................................................................ 39 Bảng 2.3: Thanh tra Hoạt động cấp tín dụng giai đoạn 2012 – 2016 ........... 40 Bảng 2.4: Thanh tra Hoạt động đầu tư tài chính, góp vốn mua cổ phần giai đoạn 2012 – 2016 ............................................................................................ 41 Bảng 2.5: Thanh tra Hoạt động huy động vốn giai đoạn 2012 – 2016 .......... 41 Bảng 2.6: Thanh tra Chấp hành quy định về quản lý ngoại hối và vàng giai đoạn 2012 – 2016 ............................................................................................ 42 Bảng 2.7: Thanh tra Hoạt động thanh toán giai đoạn 2012 – 2016 .............. 43 Bảng 2.8: Thanh tra Về hạch toán kế toán, quản lý thu – chi tài chính giai đoạn 2012 – 2016 ............................................................................................ 43 Bảng 2.9: Về tồn quỹ tiền mặt và chấp hành chế độ an toàn kho quỹ giai đoạn 2012 – 2016 ..................................................................................................... 44 Bảng 2.10: Tình hình thanh tra, đánh giá, mức độ rủi ro, năng lực quản trị rủi ro và tình hình tài chính của đối tượng thanh tra tại TTGS NHNN -Chi nhánh tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2012 – 2016 ............................................. 48 Bảng 2.11: Tình hình thanh tra việc thực hiện các kiến nghị sau thanh tra và quyết định xử lý của đối tượng thanh tra tại TTGS NHNN – Chi nhánh tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2012 – 2016 ................................................................ 51
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thời gian qua, Thanh tra Ngân hàng đã và đang áp dụng hai phƣơng thức thanh tra là Thanh tra giám sát từ xa và Thanh tra tại chỗ. Trên thực tế, phƣơng thức giám sát từ xa mới chỉ thực hiện việc tổng hợp số liệu và cung cấp tình hình chung nhất về hoạt động của các Tổ chức tín dụng, hoạt động của thanh tra ngân hàng chủ yếu dựa vào phƣơng thức thanh tra tại chỗ. Mặc dù vậy, chất lƣợng và hiệu quả công tác thanh tra tại chỗ thời gian qua vẫn chƣa thực sự đáp ứng đƣợc yêu cầu của công tác quản lý đối với các Tổ chức tín dụng trong điều kiện hiện tại của nền kinh tế. Yêu cầu bức xúc đặt ra đối với thanh tra ngân hàng là phải tìm ra giải pháp nhằm tăng cƣờng hiệu quả của công tác thanh tra tại chỗ. Có nhƣ vậy, thanh tra ngân hàng mới thực hiện đƣợc tôn chỉ của mình là đảm bảo an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời gửi tiền. Quảng Ninh là một tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc của Tổ quốc, có tiềm năng phát triển kinh tế lớn. Trong những năm qua, hệ thống các tổ chức tín dụng ở đây có sự gia tăng về số lƣợng, quy mô cùng với những hoạt động ngân hàng đa dạng và phong phú. Đến nay, trên địa bàn Quảng Ninh có 18 chi nhánh ngân hàng thƣơng mại nhà nƣớc, ngân hàng thƣơng mại cổ phần có vốn nhà nƣớc và 26 chi nhánh ngân hàng thƣơng mại cổ phần; 01 chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội; 01 chi nhánh Ngân hàng Phát triển; 02 Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở và 02 chi nhánh tổ chức tài chính vi mô. Tuy chƣa xảy ra các vụ việc lớn, hoạt động đúng định hƣớng, nhƣng nợ quá hạn và chất lƣợng tín dụng tiềm ẩn rủi ro luôn là mối đe dọa với các ngân hàng. Bên cạnh đó, để các TCTD hoạt động đúng hành lang pháp lý, an toàn hệ thống, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời gửi tiền, phục vụ 1
- việc thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia thì Ngân hàng nhà nƣớc - Chi nhánh tỉnh Quảng Ninh cần phải đổi mới, hoàn thiện hoạt động hoạt động thanh tra để đáp ứng yêu cầu trong thời gian tới. Xuất phát từ những yêu cầu và đòi hỏi thực tế nêu trên, là một cán bộ công tác trong ngành thanh tra ngân hàng, tôi chọn đề tài “Thanh tra tại chỗ đối với các Tổ chức tín dụng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Quảng Ninh” để hoàn thành luận văn của mình, với hy vọng đóng góp một phần vào công cuộc đổi mới hoạt động của ngành Ngân hàng nói chung và hoạt động thanh tra ngân hàng nói riêng. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Hoạt động thanh tra của Ngân hàng nhà nƣớc - Chi nhánh cấp tỉnh là một vấn đề đƣợc nhiều tác giả quan tâm, nghiên cứu do tầm ảnh hƣởng quan trọng của hoạt động này đối với sự an toàn và lành mạnh của hệ thống ngân hàng. Đến nay, đã có một số tài liệu, công trình đƣợc công bố nhƣ: [1]. Hồ Thị Huyền (2009), “Tăng cường công tác thanh tra tại chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh Nghệ An” của tác giả đƣợc thực hiện dựa trên hoạt động thanh tra, giám sát tại NHNN chi nhánh tỉnh Nghệ An. Dựa trên cơ sở lý thuyết về các phƣơng thức, nội dung giám sát từ xa, thanh tra tại chỗ tác giả đã đối chiếu với hoạt động thanh tra thực tiễn tại chi nhánh nhằm nêu ra những hạn chế, nguyên nhân. Tác giả đã nêu lên thực trạng hoạt động của hệ thống NHTM trên địa bàn, hoạt động thanh tra giám sát một cách mạch lạc, cụ thể, từ đó có thể thấy đƣợc những ƣu điểm, hạn chế một cách rõ ràng. Hoạt động thanh tra Ngân hàng tại chi nhánh NHNN tỉnh Nghệ An đƣợc tác giả đề cập chi tiết trong bối cảnh hoạt động chung của đơn vị, trong đó nêu rõ chức năng, nhiệm vụ, công việc thực hiện... của các chức danh, cán bộ thanh tra. Điểm nổi bật của luận văn là viết rất chân thực về hoạt động thanh tra, giám sát tại chi nhánh thông qua quy trình, kết quả đạt đƣợc, nguyên nhân 2
- gây ra. Từ đó đƣa ra những giải pháp thích hợp với tình hình hoạt động của hệ thống NHTM trên địa bàn nhằm nâng cao chất lƣợng công tác thanh tra, giám sát. Tuy nhiên, luận văn chƣa đƣa ra những tiêu chí để đánh giá chất lƣợng công tác thanh tra mà chỉ đánh giá chung thông qua kết quả đạt đƣợc. Vì vậy, việc đánh giá không cụ thể đến từng nội dung hoạt động của bộ phận thanh tra ngân hàng, khó khăn trong việc xác định những khó khăn, tồn tại để xây dựng những giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng thanh tra ngân hàng. [2]. Nguyễn Đức Hùng (2012), “Hoạt động thanh tra, giám sát hệ thống các TTNH trên địa bàn của NHNN chi nhánh tỉnh Bắc Ninh” của tác giả đã hệ thống hóa một số vấn đề lý luận chung về hoạt động thanh tra của NHTW đối với các NHTM. Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động hanh tra, giám sát của NHNN chi nhánh tỉnh Bắc Ninh đối với hệ thống các ngân hàng trên địa bàn. Đồng thời đề xuất một số giải pháp để tăng cƣờng hoạt động thanh tra, giám sát của NHNN chi nhánh tỉnh Bắc Ninh. Ngoài những vấn đề lý luận cơ bản về NHTW, về hoạt động của các NHTM và rủi ro đối với các NHTM, những vấn đề chung về thanh tra, giám sát của NHTW đối với hệ thống các NHTM. Tác giả cũng tập trung nghiên cứu về hai phƣơng thức thanh tra, giám sát đang đƣợc áp dụng tại NHNN chi nhánh. Từ đó đƣa ra các giải pháp, đề xuất và kiến nghị để tăng cƣờng hoạt động thanh tra, giám sát nhằm phát huy đƣợc vai trò quản lý Nhà nƣớc của NHNN chi nhánh đối với hệ thống ngân hàng trên địa bàn. Tuy nhiên, luận văn chƣa đƣa ra những tiêu chí để đánh giá chất lƣợng công tác thanh tra mà chỉ đánh giá chung thông qua kết quả đạt đƣợc. [3]. Phùng Lê Thị Hạnh (2012), “Hoàn thiện công tác thanh tra của Ngân hàng nhà nước đối với các Ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế", Luận văn Thạc sỹ Quản trị kinh doanh, Đại học Đà Nẵng. Luận văn đã làm rõ vai trò của hoạt động thanh tra Ngân hàng nhà nƣớc cấp tỉnh 3
- trong hoạt động thanh tra, quản lý các NHTM trên địa bàn và đƣa ra các giải pháp hoàn thiện hoạt động thanh tra, giám sát đối với các NHTM. [4]. Trần Nhân Bình (2014), “Hoàn thiện hoạt động thanh tra tại chỗ đối với các TCTD của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Đà Nẵng”. Luận văn Thạc sỹ Quản trị kinh doanh, Đại học Đà Nẵng. Luận văn đã làm rõ vai trò của hoạt động thanh tra Ngân hàng nhà nƣớc cấp tỉnh trong hoạt động thanh tra tại chỗ đối với các Ngân hàng thƣơng mại trên địa bàn và đƣa ra các giải pháp hoàn thiện hoạt động thanh tra tại chỗ đối với các NHTM. [5]. Nguyễn Thị Thanh Tâm (2014), "Hoàn thiện pháp luật về hoạt động thanh tra Ngân hàng Nhà nước Việt Nam", Luận văn Thạc sỹ Luật. Luận văn chỉ đề cập các giải pháp hoàn thiện pháp luật về hoạt động thanh tra ngân hàng, không đề cập đến hoàn thiện công tác, nghiệp vụ thanh tra ngân hàng. [6]. Phạm Đắc Phƣớc (2013), “Hoàn thiện công tác thanh tra trong lĩnh vực tín dụng của NHNN Việt Nam chi nhánh thành phố Đà Nẵng đối với các NHTM trên địa bàn” của tác giả đã có những đóng góp quan trọng trong việc xây dựng các tiêu chí đánh giá hoạt động thanh tra của NHNN cấp chi nhánh đối với các NHTM, trong khi hầu hết hiện nay các đề tài nghiên cứu chủ yếu đánh giá và đƣa ra các giải pháp cho hoạt động thanh tra của NHTW đối với hệ thống NHTM. Bên cạnh đó, luận văn đã đánh giá thực trạng hoạt động thanh tra của NHNN Việt Nam chi nhánh thành phố Đà Nẵng trong 3 năm 2009 – 2011 một cách cụ thể, rõ ràng, góp phần chỉ ra những tồn tại, sai phạm trong hoạt động thanh tra của đội ngũ cán bộ thanh tra tại NHNN chi nhánh. Các giải pháp tác giả đƣa ra trong đề tài dựa trên những vấn đề còn tồn tại, cần khắc phục trong hoạt động thanh tra trong lĩnh vực tín dụng của chi nhánh NHNN thành phố Đà Nẵng. Ngoài ra, tác giả có những kiến nghị cụ thể trong thực tiễn hoạt động thanh tra ngân hàng đối với Chính phủ, Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam nhằm hoàn thiện hơn công tác thanh tra trong lĩnh vực tín dụng của Ngân 4
- hàng Nhà nƣớc Việt Nam chi nhánh thành phố Đà Nẵng đối với các Ngân hàng Thƣơng mại trên địa bàn. Trọng tâm của luận văn là công tác thanh tra trong lĩnh vực tín dụng, chƣa đánh giá đƣợc các sai phạm đã phát hiện qua công tác thanh tra trong lĩnh vực tín dụng tại các NHTM trên địa bàn. [7]. Nguyễn Thị Ngọc Lan (2014), “Một số vấn đề lý luậnn và thực ti n về hoạt động thanh tra, giám sát của Thanh tra Ngân hàng nhà nước tại Hà Nội” nhằm nghiên cứu những n t khái quát về lý luận thanh tra, giám sát, thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nƣớc và thực tiễn hoạt động thanh tra, giám sát trên địa bàn thành phố Hà Nội, từ đó đƣa ra một số nhận x t về ƣu điểm, tồn tại cũng nhƣ đề ra phƣơng hƣớng nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả của hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng. [8]. Thái Mạnh Cƣờng (2006), "Đổi mới hoạt động thanh tra của Ngân hàng nhà nước đối với các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh", Luận văn Thạc sỹ Quản trị kinh doanh, Học viện Ngân hàng. Luận văn đã làm rõ vai trò, chức năng của hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng đối với hệ thống tín dụng trên địa bàn, từ đó đƣa ra các giải pháp đổi mới hoạt động thanh tra ngân hàng tại Quảng Ninh. Tuy nhiên, với sự thay đổi của chính sách, văn bản quy phạm pháp luật, mô hình tổ chức Ngân hàng nhà nƣớc và sự phát triển của hệ thống tổ chức tín dụng trên toàn quốc và trên địa bàn Quảng Ninh, hoạt động thanh tra của Ngân hàng nhà nƣớc - Chi nhánh tỉnh Quảng Ninh cần đƣợc hoàn thiện để phù hợp với tình hình mới. Các công trình nghiên cứu trên đã làm sáng tỏ chức năng, nhiệm vụ của Thanh tra Ngân hàng nhà nƣớc; đã lý giải và khẳng định tầm quan trọng của hoạt động thanh tra Ngân hàng nói chung và Thanh tra tại chỗ nói riêng đối với hệ thống tổ chức tín dụng. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn - Mục đích nghiên cứu: Mục tiêu nghiên cứu của luện văn nhằm làm rõ những vấn đề lý luận về thanh tra tại chỗ của ngân hàng, thực trạng quy định của 5
- pháp luật hiện hành về hoạt động này. Đồng thời, qua việc nghiên cứu thực tiễn hoạt động thanh tra tại chỗ đối với các tổ chức tín dụng tại Quảng Ninh để đƣa ra những nhận x t, đánh giá về những quy định của pháp luật hiện hành áp dụng trên phạm vi cả nƣớc nói chung và trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh nói riêng. - Nhiệm vụ nghiên cứu: Để thực hiện mục đích nghiên cứu nói trên, đề tài luận văn có các nhiệm vụ nghiên cứu chủ yếu sau: + Nghiên cứu kinh nghiệm hoạt động thanh tra tại một số Ngân hàng nhà nƣớc - chi nhánh cấp tỉnh để rút ra bài học cho Ngân hàng nhà nƣớc - Chi nhánh tỉnh Quảng Ninh. + Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động thanh tra của Ngân hàng nhà nƣớc - Chi nhánh tỉnh Quảng Ninh. + Đề xuất phƣơng hƣớng và giải pháp hoàn thiện hoạt động thanh tra của Ngân hàng nhà nƣớc - Chi nhánh tỉnh Quảng Ninh trong thời gian tới. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn - Đối tƣợng nghiên cứu: Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là các quan điểm khoa học về thanh tra, giám sát ngân hàng; quy định của pháp luật Việt Nam về thanh tra, giám sát nói chung và thanh tra tại chỗ đối với các tổ chức tín dụng trên địa bàn nói riêng. - Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu hai khía cạnh sau: + Thứ nhất, về mặt lý luận: nghiên cứu những quy định của pháp luật Việt Nam về hoạt động thanh tra tại chỗ đối với các tổ chức tín dụng. + Thứ hai, về mặt thực tiễn: nghiên cứu, đánh giá hoạt động thanh tra tại chỗ đối với tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh từ giai đoạn 2012 – 2016. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn - Dựa trên cơ sở lý thuyết đã nghiên cứu, các văn bản pháp luật về tiền tệ và hoạt động Ngân hàng . Thống kê số liệu thực tiễn, phân tích, tổng hợp để đƣa ra các nhận định, đánh giá cụ thể. 6
- - Đề tài luận văn còn dựa trên các chủ trƣơng, đƣờng lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc và những định hƣớng chỉ đạo của Ngân hàng nhà nƣớc Việt Nam về hoạt động thanh tra đối với hệ thống tổ chức tín dụng. Ngoài ra, đề tài cũng tiếp thu, kế thừa có chọn lọc kết quả nghiên của một số công trình liên quan đã đƣợc công bố. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn - Ý nghĩa lý luận: Kết quả nghiên cứu đạt đƣợc trong luận văn góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận về hoạt động thanh tra của Ngân hàng nhà nƣớc - Chi nhánh cấp tỉnh. - Ý nghĩa thực tiễn: Các giải pháp và kiến nghị của luận văn trực tiếp góp phần hoàn thiện hoạt động thanh tra của Ngân hàng nhà nƣớc - Chi nhánh tỉnh Quảng Ninh. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu của luận văn còn có giá trị tham khảo đối với chi nhánh Ngân hàng nhà nƣớc ở các địa phƣơng khác trong cả nƣớc 7. Kết cấu của luận văn Chƣơng 1: Cơ sở khoa học về hoạt động thanh tra tại chỗ đối với các Tổ chức tín dụng của Ngân hàng Nhà nƣớc. Chƣơng 2: Thực trạng hoạt động thanh tra tại chỗ đối với các Tổ chức tín dụng của Ngân hàng Nhà nƣớc CN tỉnh Quảng Ninh. Chƣơng 3: Giải pháp hoàn thiện hoạt động thanh tra tại chỗ đối với các Tổ chức tín dụng của Ngân hàng Nhà nƣớc CN tỉnh Quảng Ninh 7
- Chƣơng 1 CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ HOẠT ĐỘNG THANH TRA TẠI CHỖ ĐỐI VỚI CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC 1.1. HOẠT ĐỘNG THANH TRA TẠI CHỖ CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG 1.1.1. Khái niệm, mục tiêu của hoạt động Thanh tra tại chỗ đối với các TCTD 1.1.1.1. Khái niệm về Thanh tra tại chỗ đối với các TCTD Thanh tra tại chỗ là phƣơng thức thanh tra truyền thống đƣợc tiến hành bằng cách tổ chức các đoàn thanh tra tại nơi làm việc của đối tƣợng thanh tra và tại các tổ chức, cá nhân là khách hàng của TCTD thông qua việc kiểm tra trực tiếp các hồ sơ, tài liệu, sổ sách của từng lĩnh vực cần thanh tra. Từ đó, tiến hành kiểm tra, đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh của các TCTD ở tầm vi mô; kiểm tra, đánh giá việc thực hiện đúng các quy chế, quy định của ngành; kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp, tính đầy đủ của các hồ sơ khách hàng...trong một khoảng thời gian nhất định để đƣa ra những kết luận, kiến nghị trên cơ sở những chứng cứ cụ thể, nhằm đƣa hoạt động của TCTD đi theo các mục tiêu quản lý đã xác định. Theo Luật Thanh tra, Thanh tra tại chỗ chỉ thực hiện theo hai hình thức đó là Thanh tra theo chƣơng trình kế hoạch và Thanh tra đột xuất. Thanh tra theo chƣơng trình, kế hoạch đƣợc tiến hành theo chƣơng trình, kế hoạch đã đƣợc phê duyệt. Thanh tra đột xuất đƣợc tiến hành khi phát hiện cơ quan, tổ chức, cá nhân có dấu hiệu vi phạm pháp luật, theo yêu cầu giải quyết khiếu nại, tố cáo hoặc do Thủ trƣởng cơ quan quản lý nhà nƣớc có thẩm quyền giao. 8
- 1.1.1.2. Mục tiêu của hoạt động Thanh tra tại chỗ đối với các Tổ chức tín dụng - Đánh giá toàn bộ hoạt động và điều kiện tài chính của ngân hàng; đánh giá môi trƣờng hoạt động chung của ngân hàng, tập trung vào hệ thống quản lý, hệ thống kiểm soát nội bộ, hệ thống quản lý rủi ro. - Đánh giá mức độ đáng tin cậy của những thông tin, dữ liệu mà ngân hàng cung cấp cho NHNN và cho các yêu cầu công khai thông tin; phát hiện và xử lý vi phạm; kịp thời đƣa ra kiến nghị. - Tiếp xúc trực tiếp với ban lãnh đạo và nhân viên ngân hàng để có đƣợc cái nhìn từ bên trong và sự hiểu biết tốt hơn, thực tế hơn về một ngân hàng cụ thể. 1.1.2. Các tiêu chí đánh giá và các nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động thanh tra tại chỗ của Ngân hàng nhà nƣớc 1.1.2.1. Các tiêu chí đánh giá hoạt động thanh tra của Ngân hàng Nhà nước Hiệu quả của cuộc thanh tra không tính bằng giá trị hiện vật thu đƣợc sau một cuộc thanh tra, mà là những biện pháp chấn chỉnh, sửa chữa và ngăn ngừa các sai phạm trong quản lý của đơn vị, là sự tác động tích cực đến quản lý vĩ mô, bổ sung, sửa đổi hoặc ban hành cơ chế quản lý có giá trị ứng dụng, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội của quản lý vĩ mô. Để công tác thanh tra tại chỗ đạt hiệu quả cao nhất thì phải nâng cao đƣợc hiệu lực của cuộc thanh tra. Hiệu lực cuộc thanh tra trƣớc hết là những kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý và các giải pháp sửa chữa do thanh tra đề ra đƣợc đối tƣợng thanh tra nghiêm chỉnh chấp hành. Mặt khác, hiệu lực cuộc than htra còn thể hiện ở chỗ các cơ quan chức năng chấp thuận để tiến hành xử lý theo thẩm quyền một cách triệt để, nghiêm 9
- túc. Từ đó, các cơ quan quản lý các cấp có thể rút ra từ kết luận cuộc thanh tra để có biện pháp điều chỉnh, bổ sung, sửa đổi quản lý vĩ mô. Do vậy, để đánh giá chính xác hiệu quả công tác thanh tra tại chỗ cần căn cứ vào các chỉ tiêu sau: Thứ nhất: Kết luận rõ đƣợc ƣu điểm, khuyết điểm, sai phạm, với chứng cứ chính xác, đảm bảo tính hợp lý, hợp pháp. Thứ hai: Quy rõ nguyên nhân, trách nhiệm của cá nhân, tập thể cùng các phạm vi căn cứ rõ ràng. Thứ ba: Quyết định xử lý hoặc kiến nghị xử lý và các giải pháp sửa chữa sai phạm nhằm nâng cao hiệu quả quản lý của Nhà nƣớc. 1.1.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động thanh tra của Ngân hàng nhà nước - Nhóm các nhân tố chủ quan gồm: Năng lực, trình độ nghiệp vụ ngân hàng, nghiệp vụ thanh tra và ý thức đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ cán bộ Thanh tra Ngân hàng, đặc biệt là của các cán bộ làm Trƣởng các Đoàn thanh tra; Lực lƣợng cán bộ tình hình biên chế cán bộ cho từng Đoàn thanh tra; Cách thức tổ chức, phƣơng pháp tiến hành thanh tra; Nội dung thanh tra, khối lƣợng công việc của Đoàn thanh tra có cân xứng với thời gian tiến hành và lực lƣợng tham gia Đoàn thanh tra hay không; Chất lƣợng công tác xử lý sau thanh tra của Thanh tra Ngân hàng. - Nhóm các nhân tố khách quan gồm: Ý thức tuân thủ của các TCTD về việc thực hiện các kết luận kiến nghị của thanh tra; Quy định của pháp luật về việc yêu cầu các đối tƣợng thanh tra thực hiện theo các kiến nghị của các Đoàn thanh tra, kiểm tra nhƣ thế nào, có chế tài bắt buộc hay không; Quy trình thanh tra tại chỗ; Sổ tay thanh tra tại chỗ để hƣớng dẫn các Đoàn thanh tra thống nhất thực hiện. 10
- 1.2. Nội dung và quy trình của hoạt động Thanh tra tại chỗ đối với Tổ chức tín dụng 1.2.1. Nội dung công tác thanh tra tại chỗ Công tác thanh tra tại chỗ của Thanh tra ngân hàng gồm các nội dung sau: Kiểm tra, đánh giá công tác điều hành lãnh đạo của TCTD (Đánh giá hoạt động của Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát; Tổng giám đốc (Giám đốc); Đánh giá về tổ chức và hoạt động của bộ phận kiểm tra, kiểm toán nội bộ). Kiểm tra kế toán và phân tích tài sản; Kiểm tra vốn của tổ chức tín dụng; Kiểm tra, đánh giá chất lƣợng tài sản “Có” (gồm các khoản cho vay; hoạt độn chứng khoán; ngân quỹ; đối chiếu các tài khoản Nostro, Vostro; các khoản vốn, mua cổ phần và các tài sản “Có” khác); Kiểm tra các cam kết ngoại bảng; hoạt động kinh doanh ngoại tệ và lĩnh vực tài chính kế toán. 1.2.2. Quy trình thanh tra tại chỗ Quy trình tiến hành một cuộc thanh tra tại chỗ bao gồm 3 giai đoạn nhƣ sau: [1] Chuẩn bị thanh tra Bƣớc chuẩn bị thanh tra gồm các nội dung: Xây dựng đề cƣơng, kế hoạch thanh tra: Dựa trên phạm vi, mục tiêu cuộc thanh tra, lãnh đạo thanh tra sẽ xây dựng đề cƣơng thanh tra, trong đó cụ thể hóa các công việc cần thực hiện trong quá trình thanh tra tại NHTM trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Ngƣời có thẩm quyền ban hành quyết định thanh tra theo quy định của pháp luật. Quyết định thanh tra ghi rõ căn cứ, đối tƣợng, mục đích, yêu cầu, nhiệm vụ, nội dung thời hạn thanh tra và thành phần đoàn thanh tra. Thành viên đoàn thanh tra ngân hàng là các cán bộ công chức ngân hàng hoặc cá nhân khác tham gia đoàn thanh tra theo quyết định của ngƣời có thẩm quyền. Đoàn thanh tra là một tổ chức pháp lý, hoạt động theo quy định của pháp luật 11
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Phân tích tình hình cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thƣơng - Chi nhánh thành phố Huế
26 p | 415 | 54
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Chất lượng dịch vụ ngân hàng số dành cho khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam
102 p | 111 | 31
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Công tác quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Maritime Bank) - Thực trạng và giải pháp
122 p | 54 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Mở rộng hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng VPBank- chi nhánh Trần Hưng Đạo
101 p | 78 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Lâm Đồng II
106 p | 26 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Quang Trung
101 p | 65 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Tác động của cấu trúc vốn đến hiệu quả tài chính của những doanh nghiệp sản xuất nguyên vật liệu niêm yết tại Việt Nam
131 p | 28 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Cơ chế tự chủ tài chính tại Văn phòng Sở Tài chính tỉnh Hà Tĩnh
121 p | 63 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Hiệu quả hoạt động tín dụng của Agribank chi nhánh Nam Hà Nội
80 p | 127 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Các nhân tố tác động đến khả năng xảy ra kiệt quệ tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
114 p | 19 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Tác động của hành vi đám đông lên thị trường chứng khoán Việt Nam
85 p | 20 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Hiệu ứng củа chính sách miễn giảm phí lên dịch vụ thаnh toán cho khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nаm - Chi nhánh Sở giаo dịch
114 p | 22 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu của khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Chúng Việt Nam
98 p | 86 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Xử lý nợ xấu đã mua của các Tổ chức tín dụng tại Công ty Quản lý Tài sản
113 p | 81 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Phát triển hoạt động cho vay giải quyết việc làm tại Ngân hành Chính sách xã hội Chi nhánh Hà Nội
115 p | 54 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Quản lý tài chính tại Văn phòng Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam
85 p | 58 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Mở rộng cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Thanh Chương - Nghệ An
99 p | 13 | 4
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Tài chính: Nâng cao năng lực cạnh tranh các ngân hàng thương mại nhà nước Việt Nam trong điều kiện kinh tế quốc tế
16 p | 28 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn