intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Thu nhập lãi cận biên và thu nhập ngoài lãi: Phân tích trường hợp hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:97

25
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn này nghiên cứu mong muốn đạt được mục tiêu tổng quát là nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập lãi cận biên và thu nhập ngoài lãi: Phân tích trường hợp hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam. Để hiểu rõ hơn mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết của luận văn này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Thu nhập lãi cận biên và thu nhập ngoài lãi: Phân tích trường hợp hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH LÊ THỊ BỘI TRÂM THU NHẬP LÃI CẬN BIÊN VÀ THU NHẬP NGOÀI LÃI: PHÂN TÍCH TRƢỜNG HỢP HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SỸ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH – NĂM 2019
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH LÊ THỊ BỘI TRÂM THU NHẬP LÃI CẬN BIÊN VÀ THU NHẬP NGOÀI LÃI: PHÂN TÍCH TRƢỜNG HỢP HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SỸ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Chuyên ngành: Tài Chính – Ngân hàng Mã số: 8 34 02 01 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Minh Sáng TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2019
  3. i TÓM TẮT LUẬN VĂN Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm: (i) Nghiên cứu các yếu tố tác động đến thu nhập lãi cận biên của các NHTM Việt Nam; (ii) Nghiên cứu các yếu tố tác động đến thu nhập ngoài lãi của các NHTM Việt Nam. (iii) Nghiên cứu mối quan hệ tác động qua lại giữa thu nhập lãi cận biên và thu nhập ngoài lãi, từ đó đƣa ra những kiến nghị để hợp lý hóa cơ cấu thu nhập của ngân hàng thƣơng mại Việt Nam. Nghiên cứu sử dụng phƣơng pháp định lƣợng để hỗ trợ nghiên cứu đó là phƣơng pháp phân tích hồi quy GMM và kiểm định giả thuyết với dữ liệu bảng cân bằng để thực hiện mục tiêu nghiên cứu trong giai đoạn 2008-2017. Kết quả nghiên cứu cho thấy những yếu tố tác động đến thu nhập lãi cận biên và thu nhập ngoài lãi cũng nhƣ mối quan hệ hai chiều tiêu cực giữa thu nhập lãi cận biên và thu nhập ngoài lãi. Với các kết quả nghiên cứu trên, luận văn đã đóng góp về mặt lý thuyết về những yếu tố tác động đến thu nhập lãi cận biên và thu nhập ngoài lãi của quốc gia có nền kinh tế đang phát triển nhƣ Việt Nam. Bên cạnh đó, luận văn cung cấp bằng chứng thực nghiệm về các yếu tố tác động đến thu nhập lãi cận biên và thu nhập ngoài lãi cũng nhƣ sự tác động qua lại giữa hai đối tƣợng trên trong hệ thống ngân hàng thƣơng mại Việt Nam. Ngoài ra, luận văn đã có đóng góp quan trọng đối với các nhà hoạch định chính sách của Việt Nam trong việc ổn định hệ thống ngân hàng cũng nhƣ các nhà quản trị ngân hàng trong việc kiểm soát tốt hơn các yếu tố tác động đến thu nhập lãi cận biên và thu nhập ngoài lãi nhằm hợp lý hóa cơ cấu thu nhập của các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam.
  4. ii LỜI CAM ĐOAN Kính thƣa quý thầy cô, tôi tên là Lê Thị Bội Trâm, là học viên cao học khóa 18 trƣờng Đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh. Tôi xin cam đoan luận văn này chƣa từng đƣợc trình nộp để lấy học vị thạc sĩ tại bất cứ một trƣờng đại học nào. Luận văn này là công trình nghiên cứu riêng của tác giả, kết quả nghiên cứu là trung thực, trong đó không có các nội dung đã đƣợc công bố trƣớc đây hoặc các nội dung do ngƣời khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn đƣợc dẫn nguồn đầy đủ trong luận văn. TP.HCM, tháng 4 năm 2019 Tác giả Lê Thị Bội Trâm
  5. iii LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cám ơn quý Thầy Cô trƣờng Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh đã truyền đạt những kiến thức quý giá cho tôi trong suốt thời gian qua, những kiến thức đó là nền tảng không chỉ giúp tôi có thể thực hiện đề tài nghiên cứu này mà còn có ích trong công việc của tôi trong thời gian tới. Tôi đặc biệt xin gửi lời tri ân và cám ơn chân thành nhất đến TS. Nguyễn Minh Sáng, ngƣời đã tận tâm hƣớng dẫn, chỉ dạy và góp ý cho tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn, từ thực hiện đề cƣơng, tìm kiếm tài liệu cho đến khi hoàn thành luận văn này. Do trình độ còn hạn chế nên trong quá trình làm luận văn khó tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong nhận đƣợc sự chỉ bảo, góp ý thêm từ phía Quý Thầy Cô để giúp tôi hoàn thiện và đạt kết quả tốt hơn. TP.HCM, tháng 4 năm 2019 Tác giả Lê Thị Bội Trâm
  6. iv DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT TỪ VIẾT TẮT DIỄN GIẢI 1 BANKHII Bank concentration index 2 BTPTA Ratio of before-tax profit to total assets 3 COV Covariance of credit risk and interest rate risk 4 ETA Ratio of equity to total assets 5 FEM Fixed-Effects Model 6 GMM Generalized Method of Moments 7 LACSTF Ratio of liquid assets to customer and short term funding 8 LLPTA Ratio of loan loss provisions to total assets 9 LLRGL Ratio of loan loss reserves to gross loan 10 LNTA Log of total assets 11 NHTMCP Ngân hàng thƣơng mại cổ phần 12 NIEAA Ratio of noninterest expense to total assets 13 NII Non Interest Income 14 NIM Net Interest Margin 15 NLTD Ratio of net loans to total assets 16 OBS Off Balance Sheet 17 OEATA Ratio of other earning assets to total assets 18 OLS Ordinary least square 19 OVTA Ratio of overheads to total assets 20 REM Random-Effects Model
  7. v DANH MỤC BẢNG STT BẢNG Trang 1 Bảng 3.1. Danh sách các ngân hàng thƣơng mại thuộc mẫu nghiên 23 cứu giai đoạn 2008-2017 2 Bảng 3.2: Biến độc lập của mô hình nghiên cứu 32 3 Bảng 3.3: Công thức tính các biến đƣợc sử dụng để ƣớc tính trong 37 mô hình 4 Bảng 4.1. Cơ cấu thu nhập bình quân của các ngân hàng thuộc mẫu 43 nghiên cứu giai đoạn 2008 - 2017 5 Bảng 4.2. Thống kê mô tả các biến trong nghiên cứu 45 6 Bảng 4.3. Ma trận tƣơng quan giữa các biến trong nghiên cứu 48 7 Bảng 4.4. Kết quả ƣớc lƣợng theo GMM các yếu tố tác động đến 50 thu nhập lãi cận biên của hệ thống ngân hàng thƣơng mại Việt Nam 8 Bảng 4.5. Kiểm định kết quả ƣớc lƣợng theo GMM các yếu tố tác 51 động đến thu nhập lãi cận biên của hệ thống ngân hàng thƣơng mại Việt Nam 9 Bảng 4.6. Kết quả ƣớc lƣợng theo GMM các yếu tố tác động đến 52 thu nhập ngoài lãi của hệ thống ngân hàng thƣơng mại Việt Nam 10 Bảng 4.7. Kiểm định kết quả ƣớc lƣợng theo GMM các yếu tố tác 53 động đến thu nhập ngoài lãi của hệ thống ngân hàng thƣơng mại Việt Nam
  8. vi DANH MỤC HÌNH STT HÌNH Trang Hình 4.1. Mô tả tổng dƣ nợ các ngân hàng thƣơng mại 41 1 tại Việt Nam từ năm 2008 đến năm 2017 Hình 4.2. Mô tả tổng huy động vốn các ngân hàng thƣơng mại 42 2 tại Việt Nam từ năm 2008 đến năm 2017 Hình 4.3. Cơ cấu thu nhập bình quân của các ngân hàng thuộc 3 43 mẫu nghiên cứu giai đoạn 2008 - 2017 4 Hình 4.4. Mô tả các biến bằng biểu đồ 45
  9. vii DANH MỤC PHỤ LỤC Phụ lục 1: Dữ liệu nghiên cứu..........................................................................trang 71 Phụ lục 2: Mô hình các yếu tố tác động đến thu nhập lãi cận biên .................trang 82 Phụ lục 3: Mô hình các yếu tố tác động đến thu nhập ngoài lãi ...................trang 84
  10. viii MỤC LỤC TÓM TẮT LUẬN VĂN .............................................................................................. i LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................ii LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... iii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ..................................................................................... iv DANH MỤC BẢNG ................................................................................................... v DANH MỤC HÌNH ................................................................................................... vi DANH MỤC PHỤ LỤC ...........................................................................................vii MỤC LỤC ............................................................................................................... viii CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU VỀ THU NHẬP LÃI CẬN BIÊN VÀ THU NHẬP NGOÀI LÃI ................................................................ 1 1.1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu .................................................. 2 1.3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 2 1.4. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................... 3 1.5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ....................................................................... 3 1.6. Quy trình nghiên cứu và kết cấu của luận văn .............................................. 4 CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THU NHẬP LÃI CẬN BIÊN VÀ THU NHẬP NGOÀI LÃI CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI ....................................... 6 2.1. Cơ sở lý thuyết về thu nhập lãi cận biên .............................................................. 6 2.1.1. Khái niệm ......................................................................................................... 6 2.1.2. Phƣơng pháp đo lƣờng thu nhập lãi cận biên .................................................... 6 2.2. Cơ sở lý thuyết về thu nhập ngoài lãi ................................................................... 7 2.2.1. Khái niệm .......................................................................................................... 7 2.2.2. Đặc điểm của thu nhập ngoài lãi ....................................................................... 7 2.3. Mối liên hệ giữa thu nhập lãi cận biên và thu nhập ngoài lãi .............................. 8 2.4. Tổng quan các nghiên cứu trƣớc về thu nhập lãi cận biên và thu nhập ngoài lãi13 2.4.1. Tổng quan các nghiên cứu về thu nhập lãi cận biên ...................................... 13 2.4.2. Tổng quan các nghiên cứu về thu nhập ngoài lãi ............................................ 16
  11. ix 2.4.3. Kinh nghiệm rút ra cho bài nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam ............... 21 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2.......................................................................................... 22 CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ THU NHẬP LÃI CẬN BIÊN VÀ THU NHẬP NGOÀI LÃI .................................. 23 3.1. Dữ liệu nghiên cứu về thu nhập lãi cận biên và thu nhập ngoài lãi của hệ thống ngân hàng thƣơng mại Việt Nam .............................................................................. 23 3.2. Quy trình nghiên cứu thu nhập lãi cận biên và thu nhập ngoài lãi của hệ thống ngân hàng thƣơng mại Việt Nam .............................................................................. 27 3.3. Mô hình nghiên cứu thu nhập lãi cận biên và thu nhập ngoài lãi của hệ thống ngân hàng thƣơng mại Việt Nam .............................................................................. 31 3.4. Mô tả các biến độc lập trong mô hình nghiên cứu thu nhập lãi cận biên và thu nhập ngoài lãi ............................................................................................................ 34 KẾT LUẬN CHƢƠNG 3.......................................................................................... 39 CHƢƠNG 4: PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ THU NHẬP LÃI CẬN BIÊN VÀ THU NHẬP NGOÀI LÃI ........................................... 40 4.1. Sơ lƣợc về Ngân hàng thƣơng mại Việt Nam .................................................... 40 4.1.1. Khái quát hoạt động của các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam...................... 40 4.1.2. Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu ..................................................................... 44 4.1.3. Phân tích tƣơng quan và đa cộng tuyến các biến trong mô hình .................... 48 4.2. Phân tích các yếu tố tác động đến thu nhập lãi cận biên của hệ thống ngân hàng thƣơng mại Việt Nam ................................................................................................ 49 4.2.1. Kết quả hồi quy mô hình các yếu tố tác động đến thu nhập lãi cận biên của hệ thống ngân hàng thƣơng mại Việt Nam .................................................................... 49 4.2.2. Kiểm định kết quả hồi quy mô hình các yếu tố tác động đến thu nhập lãi cận biên của hệ thống ngân hàng thƣơng mại Việt Nam ................................................. 50 4.3. Phân tích các yếu tố tác động đến thu nhập ngoài lãi của hệ thống ngân hàng thƣơng mại Việt Nam ................................................................................................ 52 4.3.1. Kết quả hồi quy mô hình các yếu tố tác động đến thu nhập ngoài lãi của hệ thống ngân hàng thƣơng mại Việt Nam .................................................................... 52
  12. x 4.3.2. Kiểm định kết quả hồi quy mô hình các yếu tố tác động đến thu nhập lãi cận biên của hệ thống ngân hàng thƣơng mại Việt Nam ................................................. 53 4.4. Thảo luận kết quả nghiên cứu về mối quan hệ nội sinh giữa thu nhập lãi cận biên và thu nhập ngoài lãi ......................................................................................... 54 KẾT LUẬN CHƢƠNG 4.......................................................................................... 57 CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................ 58 5.1. Kết luận về mối quan hệ giữa thu nhập lãi cận biên và thu nhập ngoài lãi và khuyến nghị chính sách nhằm hợp lý hóa cơ cấu thu nhập của các ngân hàng thƣơng mại tại Việt Nam ....................................................................................................... 58 5.1.1. Kết luận về mối quan hệ giữa thu nhập lãi cận biên và thu nhập ngoài lãi .... 58 5.1.2. Khuyến nghị chính sách nhằm hợp lý hóa cơ cấu lợi nhuận của ngân hàng thƣơng mại Việt Nam ................................................................................................ 59 5.2. Hạn chế của đề tài và hƣớng nghiên cứu tiếp theo ............................................ 62 5.2.1. Hạn chế của đề tài ........................................................................................... 62 5.2.2. Hƣớng nghiên cứu tiếp theo ............................................................................ 63 TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG ANH .................................................................. 64 TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT ................................................................. 70 PHỤ LỤC .................................................................................................................. 71 PHỤ LỤC 1: DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU .................................................................. 71 PHỤ LỤC 2: MÔ HÌNH CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU NHẬP LÃI CẬN BIÊN.......................................................................................................................... 82 PHỤ LỤC 3: MÔ HÌNH CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU NHẬP NGOÀI LÃI ............................................................................................................................ 84
  13. 1 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU VỀ THU NHẬP LÃI CẬN BIÊN VÀ THU NHẬP NGOÀI LÃI 1.1. Lý do chọn đề tài Sự đổi mới của hệ thống tài chính trong những năm gần đây đã thay đổi nhiều sản phẩm ngân hàng và gia tăng nhiều hoạt động ngân hàng. Hoạt động ngân hàng truyền thống chủ yếu là nhận tiền gửi và cho vay. Hoạt động ngân hàng phi truyền thống bao gồm rất nhiều dịch vụ từ quản lý tài khoản, thanh toán và nhiều dịch vụ ngoại bảng khác. Từ đó, lợi nhuận của ngân hàng cũng đƣợc tạo ra từ thu nhập lãi và thu nhập ngoài lãi. Đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, thu nhập ngoài lãi đang dần trở nên quan trọng hơn, và các ngân hàng đang chú trọng đến các hoạt động phi truyền thống hơn trƣớc. Ngƣời ta tin rằng cả thu nhập lãi và ngoài lãi đều có mối quan hệ nội sinh và ảnh hƣởng đến khả năng sinh lời và tính bền vững về tài chính của ngân hàng. Trong bối cảnh, hệ thống ngân hàng tại Việt Nam đang phát triển và dần hòa nhập với thị trƣờng tài chính trên thế giới, sự gia tăng thu nhập ngoài lãi thể hiện sự đa dạng hóa sản phẩm để đáp ứng các nhu cầu phi truyền thống của thị trƣờng. Thay đổi cơ cấu lợi nhuận của ngân hàng thƣơng mại là một vấn đề đƣợc Nhà nƣớc rất quan tâm. Thực hiện chuyển dịch tăng tỷ lệ thu nhập ngoài lãi so với thu nhập lãi cận biên, đa dạng hóa thu nhập là mục tiêu của các ngân hàng thƣơng mại và ngân hàng nhà nƣớc. Mọi hoạt động của ngân hàng thƣơng mai đều hƣớng tới hiệu quả, lợi nhuận. Đồng nghĩa với việc phải hợp lý hóa cơ cấu thu nhập lãi và thu nhập ngoài lãi. Để thực hiện mục tiêu này, đề tài đi vào nghiên cứu các yếu tố ảnh hƣởng đến thu nhập lãi và thu nhập ngoài lãi, cũng nhƣ sự tƣơng tác lẫn nhau của hai chỉ số này nhằm nắm bắt cơ cấu lợi nhuận của ngân hàng thƣơng mại. Từ mục tiêu trên, tác giả tiến hành nghiên cứu đề tài: Thu nhập lãi cận biên và thu nhập ngoài lãi: Phân tích trƣờng hợp hệ thống ngân hàng thƣơng mại Việt Nam.
  14. 2 1.2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu Nghiên cứu mong muốn đạt đƣợc mục tiêu tổng quát là nghiên cứu các yếu tố ảnh hƣởng đến thu nhập lãi cận biên và thu nhập ngoài lãi: Phân tích trƣờng hợp hệ thống ngân hàng thƣơng mại Việt Nam. Để đạt đƣợc mục tiêu tổng quát này, đề tài xác định ba mục tiêu cụ thể cần đạt đƣợc: Mục tiêu thứ nhất là phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập lãi cận biên của các NHTM Việt Nam. Để đạt đƣợc mục tiêu nghiên cứu này, nội dung của luận văn sẽ phải trả lời các câu hỏi nghiên cứu nhƣ sau: Các yếu tố nào có tác động thu nhập lãi cận biên của các NHTM Việt Nam? Chiều hƣớng cũng nhƣ mức độ tác động của các yếu tố đó nhƣ thế nào? Mục tiêu thứ hai là phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập ngoài lãi của các NHTM Việt Nam. Để đạt đƣợc mục tiêu này, luận văn sẽ trả lời câu hỏi nghiên cứu sau: Các yếu tố nào có tác động thu nhập lãi cận biên của các NHTM Việt Nam? Chiều hƣớng cũng nhƣ mức độ tác động của các yếu tố đó nhƣ thế nào? Mục tiêu thứ ba là phân tích mối quan hệ tác động qua lại giữa thu nhập lãi cận biên và thu nhập ngoài lãi của các NHTM Việt Nam. Để đạt đƣợc mục tiêu này, luận văn sẽ trả lời câu hỏi nghiên cứu sau: Thu nhập lãi cận biên tác động đến thu nhập ngoài lãi nhƣ thế nào? Ngƣợc lại, thu nhập ngoài lãi tác động nhƣ thế nào đến thu nhập lãi cận biên. Mức độ tác động theo chiều nào nhạy hơn và mạnh hơn? Đây là những vấn đề luận văn xác định cần phải tìm hiểu và trả lời trong nghiên cứu này. 1.3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Thu nhập lãi cận biên và thu nhập ngoài lãi: Phân tích trƣờng hợp hệ thống ngân hàng thƣơng mại Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu:  Phạm vi không gian: Ngân hàng thƣơng mại Việt Nam
  15. 3  Phạm vi thời gian: Số liệu thứ cấp: Báo cáo tài chính của các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam giai đoạn 2008-2017 1.4. Phƣơng pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp là Báo cáo tài chính có kiểm toán cả các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam giai đoạn 2008 -2017. Trên cơ sở các yếu tố đã xác định, tác giả đo lƣờng mức độ tác động của các yếu tố bằng phƣơng pháp định lƣợng bao gồm thống kê, mô tả, phân tích tƣơng quan, hồi quy tuyến tính để kiểm định các giả thuyết đặt ra trong bài nghiên cứu. Quy trình xử lý và phân tích dữ liệu đƣợc thực hiện với sự hỗ trợ của phần mềm Stata. 1.5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn So với các nghiên cứu trƣớc cùng chủ đề mà luận văn đã tham khảo, luận văn có những đóng góp mới nhƣ sau: Thứ nhất, luận văn lần đầu tiên kiểm định mối quan hệ giữa thu nhập lãi cận biên và thu nhập ngoài lãi của các NHTM Việt Nam. Mối quan hệ nghịch biến này cho thấy sự đánh đổi giữa thu nhập lại cận biên và thu nhập ngoài lãi. Để tăng cƣờng hiệu quả hoạt động và hợp lý hóa cơ cấu lợi nhuận của mình, các NHTM cần có sự tính toán cụ thể về sự đánh đổi trong cơ cấu thu nhập nhằm tối ƣu hóa lợi nhuận của ngân hàng. Đồng thời, luận văn phân tích các yếu tố tác động đến thu nhập lãi cận biên và thu nhập ngoài lãi của các NHTM Việt Nam bằng phƣơng pháp định lƣợng trong đó có tính đến ảnh hƣởng của độ trễ của nợ xấu, đƣợc ƣớc lƣợng thông qua mô hình ƣớc lƣợng dữ liệu bảng động moment tổng quát GMM. Thứ hai, luận văn lần đầu tiên nghiên cứu sâu về tác động qua lại giữa thu nhập lãi cận biên và thu nhập ngoài lãi trên mẫu các NHTM Việt Nam. Hàm ý chính sách quan trọng từ kết quả nghiên cứu này là để tăng hiệu quả ngân hàng, nhà quản lý nên tăng cƣờng việc giám sát hoạch định mục tiêu kinh doanh cụ thể đối với hoạt động kinh doanh truyền thống à phi truyền thống của ngân hàng.
  16. 4 1.6. Quy trình nghiên cứu và kết cấu của luận văn Quy trình nghiên cứu đƣợc thực hiện qua năm nƣớc: Bƣớc một, xác định vấn đề cần nghiên cứu, bƣớc hai là lƣợc khảo khung lý thuyết và các kết quả thực nghiệm để xác định lỗ hổng trong nghiên cứu, bƣớc ba là phƣơng pháp nghiên cứu, bƣớc bốn là thu thập dữ liệu và phân tích định lƣợng và cuối cùng là thảo luận kết quả và đƣa ra gợi ý chính sách. Nội dung của luận văn đƣợc trình bày trong 5 chƣơng, cụ thể nhƣ sau: Chƣơng 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu về thu nhập lãi cận biên và thu nhập ngoài lãi của ngân hàng thƣơng mại. Chƣơng này đã giới thiệu về sự cần thiết cũng nhƣ mục tiêu nghiên cứu, phạm vi và đối tƣợng nghiên cứu và quy trình thực hiện nghiên cứu. Chƣơng 2: Cơ sở lý luận về thu nhập lãi cận biên và thu nhập ngoài lãi của ngân hàng thƣơng mại. Trong chƣơng này luận văn trình bày khung lý thuyết về thu nhập lãi cận biên và thu nhập ngoài lãi từ các tài liệu trƣớc đây. Bên cạnh đó, luận văn cũng lƣợc khảo các nghiên cứu thực nghiệm trƣớc đây để xác định các yếu tố định lƣợng nhằm xây dựng mô hình thực nghiệm về các yếu tố tác động đến thu nhập lãi cận biên và thu nhập ngoài lãi của ngân hàng tại Việt Nam. Chƣơng 3: Phƣơng pháp nghiên cứu và mô hình nghiên cứu về thu nhập lãi cận biên và thu nhập ngoài lãi. Xuất phát từ khung lý thuyết trong Chƣơng 2, kế thừa các mô hình thực nghiệm của các nghiên cứu trên đây, chƣơng này sẽ xây dựng các mô hình thực nghiệm của luận văn, bao gồm: mô hình các yếu tố tác động đến thu nhập lãi cận biên và thu nhập ngoài lãi. Điểm nổi bật của chƣơng này là trình bày chi tiết các bƣớc tiến hành và phƣơng pháp ƣớc lƣợng nhằm tìm kiếm bằng chứng cho các mục tiêu nghiên cứu của luận văn. Cuối cùng, việc đo lƣờng biến và nguồn khai thác dữ liệu cũng đƣợc trình bày chi tiết trong Chƣơng này. Chƣơng 4: Phân tích dữ liệu và kết quả nghiên cứu về thu nhập lãi cận biên và thu nhập ngoài lãi. Dựa trên mô hình thực nghiệm và dữ liệu thu thập của 34 NHTM Việt Nam, luận văn sử dụng công cụ hỗ trợ là phần mềm Stata 14.0 để thực hiện các kiểm định và ƣớc lƣợng hệ số hồi qui các biến trong mô hình. Sau đó, thảo luận kết quả thực nghiệm dựa trên nền tảng lý thuyết nghiên cứu và đối chiếu với
  17. 5 các nghiên cứu trƣớc đây nhằm luận giải kết quả một cách logic. Kết quả này cung cấp các minh chứng giúp trả lời các câu hỏi nghiên cứu của luận văn. Chƣơng 5: kết luận và kiến nghị. Chƣơng này đã tóm lƣợc các kết quả thực nghiệm chính gắn với mục tiêu nghiên cứu của luận văn. Từ đó, luận văn đƣa ra một số các kiến nghị. Các gợi ý này đƣợc kỳ vọng có thể cung cấp thêm tài liệu tham khảo cho các nhà hoạch định chính sách. Đồng thời, chƣơng này cũng nhìn nhận một số hạn chế mà luận văn chƣa giải quyết đƣợc. Đây cũng là chƣơng cuối cùng của luận văn.
  18. 6 CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THU NHẬP LÃI CẬN BIÊN VÀ THU NHẬP NGOÀI LÃI CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 2.1. Cơ sở lý thuyết về thu nhập lãi cận biên 2.1.1. Khái niệm Hoạt động kinh doanh đem lại cho các ngân hàng thƣơng mại một khoản thu nhập đóng góp tích cực cho nền kinh tế quốc gia. Lợi nhuận của các ngân hàng đƣợc tạo ra từ cả thu nhập lãi và thu nhập ngoài lãi từ các hoạt động truyền thống và phi truyền thống. Hoạt động ngân hàng truyền thống chủ yếu bao gồm nhận tiền gửi và cho vay tạo ra thu nhập lãi. Thu nhập lãi có từ hoạt động tín dụng truyền thống của ngân hàng dựa trên quan hệ vay mƣợn - Ngân hàng huy động vốn từ công chúng và trả cho họ một mức lãi suất huy động sau đó đầu tƣ lại (cho vay) số tiền đó với lãi suất cao hơn (DeYoung và Rice (2004); Bailey (2010)). Thu nhập lãi là nguồn thu nhập phổ biến và quan trọng nhất của ngân hàng thƣơng mại. Thu nhập lãi cận biên là thƣớc đo tính hiệu quả cũng nhƣ khả năng sinh lời của ngân hàng (Peter (2004)). Chúng chỉ ra năng lực của hội đồng quản trị và nhân viên ngân hàng trong việc duy trì sự tăng trƣởng của các nguồn thu từ các khoản cho vay, đầu tƣ và phí dịch vụ so với mức tăng của chi phí nhƣ chi phí trả lãi cho tiền gửi, những khoản vay trên thị trƣờng tiền tệ. 2.1.2. Phƣơng pháp đo lƣờng thu nhập lãi cận biên Các bài nghiên cứu khác nhau đã cung cấp nhiều công thức tính thu nhập lãi cận biên khác nhau. Điển hình, có thể kể tới ba công thức tính thu nhập lãi cận biên phổ biến nhƣ sau: Thứ nhất, thu nhập lãi cận biên của các NHTM đƣợc đo bằng chênh lệch giữa thu nhập từ lãi và chi từ lãi trên tổng tài sản sinh lời của ngân hàng (Peter (2004)). (Thu từ đầu tƣ - Chi phí lãi) Thu nhập lãi cận biên = ------------------------------------ (2.1) Tài sản sinh lời bình quân Thứ hai, thu nhập lãi cận biên của các NHTM đƣợc đo bằng tỷ lệ lãi ròng trên tổng tài sản (Williams (2007))
  19. 7 Lãi ròng Thu nhập lãi cận biên = ---------------- (2.2) Tổng tài sản Thứ ba, Lepetit và cộng sự (2008a) cho rằng thu nhập lãi cận biên của NHTM đƣợc đo bằng tỷ lệ thu nhập lãi ròng trên tổng tài sản sinh lời. Lãi ròng Thu nhập lãi cận biên = ---------------------- (2.3) Tổng tài sản sinh lời Thu nhập lãi cận biên thƣờng đƣợc tính trên quý hoặc năm và đƣợc thể hiện dƣới dạng phần trăm. 2.2. Cơ sở lý thuyết về thu nhập ngoài lãi 2.2.1. Khái niệm Thu nhập ngoài lãi là những khoản thu không trực tiếp liên quan đến các hoạt động tín dụng. Nó bao gồm phí dịch vụ trên tài khoản tiền gửi, thu nhập từ hoạt động sử dụng uy tín ngân hàng và phí dịch vụ (DeYoung và Rice (2004)). Có thể nói một cách dễ hiểu hơn là thu nhập ngoài lãi là thu nhập có đƣợc từ hoạt động kinh doanh phi tín dụng của các ngân hàng thƣơng mại. 2.2.2. Đặc điểm của thu nhập ngoài lãi Thu nhập ngoài lãi có thể đo lƣờng bằng hai cách: bằng số tuyệt đối thể hiện giá trị, quy mô thu nhập ngoài lãi của mỗi ngân hàng. Cách thứ hai là sử dụng số tƣơng đối, đo lƣờng dựa trên tỷ lệ thu nhập ngoài lãi trên tổng tài sản (DeYoung và Rice (2004)). Cách này có thể vận dụng vào suy đoán xu hƣớng phát triển cũng nhƣ đánh giá về tƣơng quan vai trò, vị thế của thu nhập ngoài lãi so với thu nhập lãi truyền thống. So với thu nhập lãi thì thu nhập ngoài lãi là nguồn thu nhập mới, xuất hiện khi các ngân hàng phát triển các nghiệp vụ kinh doanh hiện đại. Thu nhập ngoài lãi (NII) đã chiếm khoảng một nửa tổng thu nhập hoạt động của các ngân hàng Hoa Kỳ và đóng góp một phần đáng kể vào tổng thu nhập của các ngân hàng ở nhiều nƣớc phát triển (Nguyen (2012)). Thu nhập ngoài lãi đƣợc tạo ra bởi các hoạt động ngoại bảng (OBS) bao gồm lợi nhuận và phí giao dịch, ngân hàng
  20. 8 đầu tƣ và phí môi giới, phí dịch vụ ròng, hoa hồng bảo hiểm, lợi nhuận ròng từ bán tài sản, thu nhập ủy thác, chứng khoán ròng, phí dịch vụ trên tài khoản tiền gửi, nƣớc ngoài khác giao dịch và NII khác (Clark và Siems (2002)) Theo Köhler (2004), thu nhập ngoài lãi là tổng hợp các nguồn thu nhập khác nhau Nó bao gồm thu nhập phí và hoa hồng có liên quan chặt chẽ đến các hoạt động định hƣớng thị trƣờng nhƣ bảo lãnh và bảo mật, nhƣng cũng có thu nhập liên quan đến hoạt động ngân hàng truyền thống nhƣ phí dịch vụ thanh toán và thu nhập hoa hồng phát sinh từ việc bán bảo hiểm và các sản phẩm khác. Thu nhập ngoài lãi cũng bao gồm các ngân hàng thu nhập phát sinh từ hoạt động kinh doanh, tạo thị trƣờng và thu nhập hoạt động khác. Tuy nhiên, thu nhập ngoài lãi thƣờng dễ biến động hơn thu nhập từ lãi, điều này đƣợc coi là rủi ro hơn. Nhƣ DeYoung và Roland (2001) lƣu ý, ba lý do chính có thể giải thích sự rủi ro từ thu nhập ngoài lãi. Đó là, thứ nhất, thu nhập từ hoạt động cho vay có thể tƣơng đối ổn định theo thời gian bởi vì chi phí chuyển đổi ngân hàng cho vay cao hơn so với khi thay đổi nhà cung cấp các giao dịch có thu phí. Ngƣợc lại, thu nhập từ các hoạt động thu nhập ngoài lãi có thể bị biến động lớn hơn vì có thể dễ dàng chuyển ngân hàng hơn là các hoạt động cho vay. Thứ hai, việc mở rộng các hoạt động thu nhập ngoài lãi có thể làm gia tăng chi phí cố định (ví dụ, phải bổ sung nhân viên nghiệp vụ ngân hàng), làm tăng đòn bẩy hoạt động của các ngân hàng, do đó rủi ro tiềm năng cao hơn. Ngƣợc lại, một khi mối quan hệ cho vay đƣợc thiết lập, chi phí cận biên của hoạt động cung cấp các khoản vay đƣợc giới hạn trong chi phí lãi vay. Thứ ba, thu nhập ngoài lãi có đòn bẩy tài chính cao hơn do tỷ lệ tài sản cố định cần thiết thấp. Hơn nữa, nhƣ đã đề cập bởi Stiroh (2004), việc bán chéo các sản phẩm khác nhau cho một khách hàng cốt lõi không hàm ý đa dạng hóa lợi ích (nhiều sản phẩm đƣợc bán cho cùng một khách hàng) có thể giải thích tại sao tăng trƣởng thu nhập lãi và tăng thu nhập ngoài lãi tƣơng quan trong nghiên cứu của mình. 2.3. Mối liên hệ giữa thu nhập lãi cận biên và thu nhập ngoài lãi Các xu hƣớng nhƣ toàn cầu hóa, phân tán và điều chỉnh lại đã tác động không chỉ
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0