intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Thực trạng và giải pháp hoàn thiện văn hóa doanh nghiệp tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam - chi nhánh Tây Thăng Long

Chia sẻ: Dongcoxanh10 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:96

46
lượt xem
21
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn "Thực trạng và giải pháp hoàn thiện văn hóa doanh nghiệp tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam - chi nhánh Tây Thăng Long" được hoàn thành với mục tiêu nhằm phân tích thực trạng văn hóa doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Tây Thăng Long từ đó đánh giá những ưu điểm và hạn chế tồn tại, tìm ra nguyên nhân của các hạn chế đó. Đề xuất kiến nghị và giải pháp giúp hoàn thiện văn hóa doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam Chi nhánh Tây Thăng Long.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Thực trạng và giải pháp hoàn thiện văn hóa doanh nghiệp tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam - chi nhánh Tây Thăng Long

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH TÂY THĂNG LONG Ngành: Tài chính - Ngân hàng TRẦN ĐỨC THẮNG Hà Nội - 2021
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH TÂY THĂNG LONG Ngành: Tài chính - Ngân hàng Mã số: 8340201 Họ và tên học viên: Trần Đức Thắng Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Thanh An Hà Nội - 2021
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn tốt nghiệp với đề tài “ Thực trạng và giải pháp hoàn thiện văn hóa doanh nghiệp tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam - chi nhánh Tây Thăng Long” là nghiên cứu độc lập của tôi. Các số liệu được cung cấp bởi chính chi nhánh và kết quả nghiên cứu hoàn toàn trung thực, không đạo nhái hay sao chép từ bất kỳ một công trình nghiên cứu nào khác. Tất cả tài liệu trích dẫn đều được ghi rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày tháng năm 2021 Học viên thực hiện Trần Đức Thắng
  4. ii LỜI CẢM ƠN Kính thưa quý thầy cô trường Đại Học Ngoại Thương, quý ban lãnh đạo ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Tây Thăng Long. Luận văn tốt nghiệp “THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH TÂY THĂNG LONG” được hình thành với mong muốn được dùng kiến thức đã được học ở trường để áp dụng vào thực tế, cụ thể là vào sự phát triển văn hóa của ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Tây Thăng Long. Trong quá trình tìm hiểu và thực hiện luận văn, do tôi cũng gặp phải một số giới hạn khách quan nên luận văn sẽ không tránh khỏi những sai sót. Tôi rất mong nhận được lời chỉ bảo và góp ý của quý thầy cô, của Chi nhánh ngân hàng và bạn bè để hoàn thiện hơn kiến thức của mình. Tôi trân trọng kính gửi lòng biết ơn chân thành đến quý thầy, quý cô đặc biệt là quý thầy cô khoa Sau đại học, trường Đại Học Ngoại Thương đã tận tình giảng dạy và truyền đạt những kiến thức quý báu cho tôi trong suốt quá trình học tập tại trường. Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Cô Nguyễn Thị Thanh An - Cô đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn này. Tôi đồng kính gửi lời cảm ơn đến Ban giám đốc, các anh (chị) cô (chú) ở ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Tây Thăng Long đã nhiệt tình hỗ trợ, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành tốt luận văn này. Và cuối cùng, tôi xin gởi lời cảm ơn tới tất cả bạn bè đã chia sẽ, trao đổi và quan tâm giúp đỡ tôi trong quá trình học tập vừa qua. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày tháng năm 2021 Sinh viên thực hiện Trần Đức Thắng
  5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................i LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT......................................................................vi DANH MỤC CÁC BẢNG ..................................................................................... vii DANH MỤC CÁC HÌNH ..................................................................................... viii TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN ...................................ix LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP ................... 7 1.1. Tìm hiểu về văn hóa........................................................................................ 7 1.1.1. Khái niệm về văn hóa ................................................................................ 7 1.1.2. Các đặc trưng của văn hóa ....................................................................... 8 1.2. Văn hoá doanh nghiệp .................................................................................. 10 1.2.1. Khái niệm về văn hóa doanh nghiệp ...................................................... 10 1.2.2. Đặc điểm của văn hóa doanh nghiệp ..................................................... 11 1.2.3. Chủ thể của văn hóa doanh nghiệp ....................................................... 12 1.2.4. Các yếu tố cấu thành văn hóa doanh nghiệp ........................................ 13 1.2.5. Đặc trưng của văn hoá doanh nghiệp .................................................... 17 1.2.6. Đặc trưng của văn hoá doanh nghiệp trong các Ngân hàng TMCP. .. 18 1.2.7. Ảnh hưởng của văn hóa doanh nghiệp đến sự phát triển của tổ chức ..... 20 1.2.8. Các mô hình văn hóa doanh nghiệp hiện nay. ...................................... 21 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH TÂY THĂNG LONG . 23 2.1. Tổng quan về Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Tây Thăng Long. .............................................................................. 23 2.1.1. Lịch sử hình thành chi nhánh. ............................................................... 23 2.1.2. Các sản phẩm dịch vụ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Tây Thăng Long. ......................................................... 23 2.1.3. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban .............................................. 24
  6. iv 2.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của Vietinbank chi nhánh Tây Thăng Long giai đoạn 2018-2020 ................................................................................ 25 2.1.5.Tình hình nhân sự tại Chi nhánh. .......................................................... 26 2.2. Văn hóa doanh nghiệp tại Chi nhánh ......................................................... 28 2.2.1. Đặc trưng văn hóa doanh nghiệp hiện tại của Chi nhánh. .................. 28 2.2.2. Văn hoá doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - CN Tây Thăng Long ......................................................................................... 29 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH TÂY THĂNG LONG ....................................................................................................... 46 3.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện văn hoá doanh nghiệp tại chi nhánh .......... 46 3.1.1. Văn hóa doanh nghiệp tạo nên khả năng thích ứng với thời đại mới. 46 3.1.2. Tạo nên giá trị tinh thần, bản sắc cho doanh nghiệp ........................... 47 3.1.3. Tạo sức hút của doanh nghiệp ............................................................... 47 3.2. Cơ sở xây dựng hoàn thiện văn hóa doanh nghiệp tại Vietinbank Chi nhánh Tây Thăng Long ....................................................................................... 49 3.3. Giải pháp hoàn thiện văn hóa doanh nghiệp tại Chi nhánh Ngân hàng Công Thương Tây Thăng Long .......................................................................... 56 3.3.1. Giải pháp hoàn thiện văn hóa doanh nghiệp tại VietinBank Tây Thăng Long ................................................................................................................... 56 3.3.2. Định hướng phát triển văn hóa doanh nghiệp tại VietinBank Chi nhánh Tây Thăng Long ................................................................................................ 57 3.4. Kiến nghị........................................................................................................ 67 3.4.1. Đối với nhà nước. .................................................................................... 67 3.4.2. Đối với ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam. ...... 67 3.4.3. Đối với ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Tây Thăng Long. ................................................................................... 68 KẾT LUẬN .............................................................................................................. 69 1. Kết quả đạt được. ............................................................................................ 69 2. Những mặt còn hạn chế................................................................................... 71
  7. v 3. Kết luận............................................................................................................. 71 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................... 74 PHỤ LỤC
  8. vi DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BGĐ Ban giám đốc. ĐVT Đơn vị tính. NHCT Ngân hàng Công Thương. NHTMCPCTVN Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam. NHNN Ngân hàng nhà nước. NXB Nhà xuất bản. NXB ĐHQG Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia. PGS. TS Phó Giáo Sư - Tiến Sĩ. TMCP Thương mại cổ phần. VHDN Văn hóa doanh nghiệp.
  9. vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Bảng kết quả hoạt động kinh doanh Vietinbank chi nhánh Tây Thăng Long giai đoạn 2018-2020 .................................................................................................. 25 Bảng 2.2. Tình hình hình nhân sự của chi nhánh kỳ 2017-2021 .............................. 27 Bảng 2.3. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của nhân viên Chi nhánh ...................... 28 Bảng 2.4. Số liệu về mức độ nhận thức của cán bộ nhân viên NHCT chi nhánh Tây Thăng Long về các biểu hiện của VHDN ................................................................. 30 Bảng 2.5. Các kênh trao đổi thông tin chủ yếu của Chi nhánh ................................. 39 Bảng 2.6. Mức độ nhân viên tham gia góp ý kiến .................................................... 40 Bảng 2.7. Nhân viên đánh giá sự phù hợp của họ với lãnh đạo ................................ 43 Bảng 2.8. Sự hài lòng của nhân viên về môi trường làm việc .................................. 44 Bảng 2.9. Đánh giá về giao tiếp hàng ngày trong nội bộ chi nhánh ......................... 45
  10. viii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1. Sơ đồ tổ chức tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Tây Thăng Long ........................................................................................................ 24 Hình 2.2. Biểu đồ thể hiện kết quả hoạt động kinh doanh Vietinbank ..................... 26 giai đoạn 2018-2020 .................................................................................................. 26 Hình 2.3. Biểu đồ thể hiện tăng trưởng nhân sự qua các năm .................................. 27 Hình 2.4. Cơ cấu về trình độ lao động của nhân viên năm 2021. ............................. 28 Hình 2.5: Logo của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam ............................. 34 Hình 2.6. Đánh giá về cách thức ra quyết định của Ban giám đốc ........................... 42
  11. ix TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN Luận văn được kết cấu làm 4 chương trong đó trình bày các vấn đề lớn để nhằm đạt được mục tiêu nghiên cứu của đề tài, cụ thể như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận về văn hóa doanh nghiệp: Tìm hiểu về văn hóa, các khái niệm và đặc trưng của văn hóa và văn hóa doanh nghiệp. Đặc trưng của văn hóa doanh nghiệp, các yếu tố cấu thành và ảnh hưởng tới văn hóa doanh nghiệp. Mô hình văn hóa doanh nghiệp hiện nay. Phương pháp xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp. Chương 2: Thực trạng văn hóa doanh nghiệp tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Tây Thăng Long: Khái quát một cách tổng quan về ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Tây Thăng Long. Đặc trưng văn hóa doanh nghiệp tại chi nhánh. Nhận thức của cán bộ nhân viên về văn hóa doanh nghiệp, các biểu hiện của văn hóa doanh nghiệp. Thực trạng văn hóa doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Tây Thăng Long Chương 3: Giải pháp hoàn thiện văn hóa doanh nghiệp tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Tây Thăng Long: Luận văn đi sâu vào phân tích sự cần thiết phải hoàn thiện và phát huy văn hóa doanh nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp tạo nên khả năng thích ứng với thời đại mới, tạo nên giá trị tinh thần và bản sắc cho doanh nghiệp, đồng thời tạo sức hút của doanh nghiệp so với các doanh nghiệp trong cùng lĩnh vực; Nêu lên cơ sở xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại VietinBank chi nhánh Tây Thăng Long; Từ đó nêu ra các giải pháp phát triển và hoàn thiện văn hóa doanh nghiệp tại Chi nhánh Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam Chi nhánh Tây Thăng Long. Từ những giải pháp đưa ra các kiến nghị với Nhà nước, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam, cũng như đối với chi nhánh. Kết luận: Từ những kết quả đạt được và những mặt còn hạn chế đưa ra kết luận.
  12. 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu Trong điều kiện toàn cầu hoá kinh tế mạnh mẽ và hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng như hiện nay bên cạnh những cơ hội to lớn mới mở ra, các doanh nghiệp Việt Nam cũng đang đứng trước những thách thức không nhỏ. Mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt, trải dài trên thị trường trong nước và cả phạm vi quốc tế. Để tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp cần phải chú ý đến việc nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. Để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, ngoài những giải pháp truyền thống như đổi mới công nghệ, tăng cường vốn, tập trung đào tạo nguồn nhân lực… thì cần phải xây dựng văn hoá doanh nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp trong nhiều trường hợp đã trở thành nhân tố quan trọng nhất góp phần vào việc nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, cũng cần phải ý thức sâu sắc rằng con đường xây dựng văn hóa doanh nghiệp nhằm mục tiêu phát triển bền vững là một quá trình không đơn giản, không thể chỉ trong vài tháng hay vài năm. Đây là một quá trình lâu dài, bền bỉ của tất cả mọi thành viên trong doanh nghiệp. Nhưng nếu chúng ta không bắt đầu từ ngày hôm nay, không đầu tư công sức thì bất kỳ lúc nào chúng ta cũng thấy mình đang đi trên đầm lầy và không thể hy vọng một ngày mai thành công. Để xây dựng nền văn hóa mạnh trong doanh nghiệp, chúng ta có thể mượn câu nói của Lão Tử: “Con đường ngàn dặm bắt đầu từ bước nhỏ”. Quá trình xây dựng, hoàn thiện và quản lý văn hóa doanh nghiệp giống như hình tượng “tích lũy tiền lẻ”. Ta tích được càng nhiều “tiền lẻ” thì văn hóa doanh nghiệp càng được củng cố vững chắc. Ngược lại, nếu tiêu bớt “từng đồng xu một” thì văn hóa doanh nghiệp cũng “tiêu” theo nhanh chóng. Văn hoá doanh nghiệp chính là tài sản vô hình của mỗi doanh nghiệp. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường thì việc xây dựng văn hoá doanh nghiệp là một việc làm hết sức cần thiết nhưng cũng không ít khó khăn. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, đặc biệt là những doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa thật sự chú trọng tới nhân tố gắn kết, phát triển con người, chính là yếu tố văn hóa doanh nghiệp. Vì
  13. 2 vậy sự phát triển của họ chỉ dừng lại ở một mức nào đó và ít tạo được dấu ấn riêng cho mình. Muốn phát triển bền vững trong nền kinh tế thị trường và xu hướng toàn cầu hóa hiện nay, đòi hỏi các doanh nghiệp phải xây dựng được nền văn hóa đặc trưng cho mình. Chỉ khi đó, họ mới phát huy được tiềm năng của mọi cá nhân, góp phần thực hiện mục tiêu chung của doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải hiểu rõ ảnh hưởng của văn hóa doanh nghiệp tới sự phát triển doanh nghiệp, cùng những nguyên tắc và quá trình xây dựng văn hóa nói chung, để từ đó tìm ra cách phát triển văn hóa cho riêng mình. Có thể nói, xây dựng được văn hoá doanh nghiệp nghĩa là đã tạo cho doanh nghiệp có cơ hội phát triển bền vững trong môi trường kinh doanh khắc nghiệt như hiện nay. Mặt khác khi hội nhập với thị trường chung của thế giới và khu vực, thực chất của cạnh tranh giữa các doanh nghiệp sẽ là cạnh tranh về VHDN, về phương thức chiếm lĩnh thông tin, sự thiện cảm của người tiêu dùng một cách có văn hoá. Không như vậy, sẽ bị thải loại trong cạnh tranh. Chính vì thế trong phạm vi luận văn này tôi đã chọn đề tài: “Thực trạng và giải pháp hoàn thiện Văn hóa doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Tây Thăng Long”. 2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu 2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới Trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu khác nhau về văn hóa doanh nghiệp, ở đây tác giả xin việc dẫn một số tác giả điển hình như sau: Thuật ngữ văn hóa tổ chức trở nên phổ biến sau khi Terrence E.Deal và Allan A.Kenedy xuất bản tác phẩm “Văn hóa tổ chức” năm 1988. Hai tác giả đã tìm hiểu thực tế tại các công ty thuộc nước Mỹ để khám phá ra yếu tố then chốt giúp các doanh nghiệp thành công. Đó chính là yếu tố văn hóa doanh nghiệp. Họ cũng đã đưa ra những hướng dẫn rõ ràng để chẩn đoán tình trạng văn hóa doanh nghiệp của tổ chức. Nhà nghiên cứu Edgar H.Schein (2010), một tác giả kinh điển chuyên nghiên cứu về lĩnh vực văn hóa tổ chức và văn hóa doanh nghiệp đã phân tích các vấn đề
  14. 3 tổng quát liên quan đến văn hóa doanh nghiệp và mối quan hệ của chúng với sự lãnh đạo trong cuốn “Văn hóa doanh nghiệp và sự lãnh đạo”. Trong tác phẩm này Schein đã chia thành các yếu tố cấu thành VHDN thành 3 nhóm yếu tố là: “nhóm những giá trị văn hóa hữu hình, những giá trị được tán đồng và nhóm các giá trị ngầm định”. Trong cuốn “Chẩn đoán và thay đổi văn hóa tổ chức: dựa trên khung giá trị cạnh tranh” xuất bản năm 2011, Kim S.Cameron và Robbert đã đưa ra cơ sở lý thuyết, chiến lược có hệ thống và phương pháp luận cho việc thay đổi văn hóa tổ chức và hành vi cá nhân. Các tác giả đã thảo luận về giá trị của văn hóa và xây dựng các công cụ chẩn đoán, nhận định và thay đổi văn hóa của doanh nghiệp để tổ chức hoạt động có hiệu quả hơn. Theo đó, các tác giả đã đề xuất công cụ đánh giá văn hóa doanh nghiệp OCAI, “OCAI được căn cứ vào khung giá trị cạnh tranh để đo lường nền văn hóa hiện tại cũng như nền văn hóa mong muốn của doanh nghiệp”. Ngoài ra, còn có rất nhiều các nghiên cứu khác về văn hóa doanh nghiệp như “ Chinh phục các làn sóng văn hóa” các tác giả Fons Trompenaars 1980, “ Xây dựng văn hóa doanh nghiệp, 7 bước dẫn đến thành công” của tác giả Adruan Gostick và Chester Elton (2015). 2.2. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam Tại Việt Nam cũng đã có nhiều nghiên cứu, sách đã xuất bản cũng như các nghiên cứu đã được công bố về văn hóa doanh nghiệp. Dưới đây là một số công trình tiêu biểu: Đỗ Minh Cương (2001) nghiên cứu các vấn đề về văn hóa kinh doanh và triết lý kinh doanh, bao gồm cả cơ sở lý luận và thực tiễn áp dụng trên thế giới và Việt Nam. Ông đã nghiên cứu sâu về vai trò, sự tác động và những biểu hiện của văn hóa trong kinh doanh và gợi ý về xây dựng triết lý kinh doanh. Bùi Xuân Phong (2006) lại khai thác về đạo đức kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp. Tác giả cho rằng “việc xây dựng đạo đức kinh doanh có mối liên hệ mật thiết với xây dựng văn hóa doanh nghiệp”, Vấn đề này cũng được phân tích khá kỹ lưỡng trong giáo trình “Đạo đức kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp” của trường Đại học Kinh tế quốc dân do Nguyễn Mạnh Quân chủ biên (2007).
  15. 4 Một số luận án tiến sĩ đã được bảo vệ thành công về các đề tài liên quan đến văn hóa doanh nghiệp như đề tài “Văn hóa doanh nhân Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế” của tác giải Nguyễn Viết Lộc (2012). Luận án đã nghiên cứu hệ giá trị doanh nhân Việt nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế, đưa ra cơ sở để nhận diện văn hóa daonh nhân Việt Nam và các thước đo giúp tạo nên cộng đồng doanh nhân Việt Nam đủ tầm vươn ra quốc tế. Văn hóa doanh nghiệp cũng là các đề tài được quan tâm trong các bài báo, công trình khoa học được công bố. Trong bài báo khoa học có nhan đề “Đánh giá văn hóa doanh nghiệp trong doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam” đăng tại Tạp chí Khoa học Đại học Quốc Gia Hà Nội, tác giả Đỗ Tiến Long (2015) đã đưa ra một nghiên cứu điển hình về vấn đề đánh giá văn hóa tại doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam. Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng một bảng câu hỏi gồm 60 câu hỏi theo mô hình Denison tại một công ty ở Hà Nội với hơn 20 năm kinh nghiệm xây dựng VHDN. Từ kết qủa đánh giá VHDN theo mô hình Denison, kết hợp với các kết quả phỏng vấn và thực địa, tác giả nêu ra các đặ điểm được nhìn nhận trong VHDN của công ty này. Từ đó, tác giải đã rút ra các bài học xây dựng VHDN trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam. Với mục đích xây dựng bộ công cụ đánh giá VHDN trong điều kiện Việt Nam, Trịnh Quốc Trị (2013) đã đề xuất bộ công cụ đánh giá văn hóa doanh nghiệp CHMA được chia sẽ rộng rãi trên trang web vita-share.com. Bộ công cụ CHMA là một bảng hỏi gồm 24 câu hỏi được phát triển dựa trên bộ công cụ OCAI (Schein,2010) nhằm đánh giá nên văn hóa doanh nghiệp. Hiện nay, đã có nhiều đề tài nghiên cứu ứng dụng bộ công cụ này vào đánh giá VHDN tại một doanh nghiệp cụ thể như Phan Thị Thanh Ngọc (2016) đánh giá VHDN tại công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển công nghệ viễn thông ELCOM, Lưu Thị Tuyết Nga (2011) nghiên cứu về “Văn hóa doanh nghiệp tại Công ty cổ phần xuất nhập khẩu lâu thủy sản Bến Tre”. 3. Mục tiêu nghiên cứu. Mục tiêu tổng quát: Hoàn thiện và phát triển văn hóa doanh nghiệp trong các hoạt động của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam Chi nhánh Tây Thăng Long.
  16. 5 Mục tiêu cụ thể: + Hệ thống hóa cơ sở lý luận về văn hóa hóa doanh nghiệp + Phân tích thực trạng văn hóa doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Tây Thăng Long từ đó đánh giá những ưu điểm và hạn chế tồn tại, tìm ra nguyên nhân của các hạn chế đó. + Đề xuất kiến nghị và giải pháp giúp hoàn thiện văn hóa doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam Chi nhánh Tây Thăng Long. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Văn hóa doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam Chi nhánh Tây Thăng Long - Phạm vi nghiên cứu: + Về nội dung: Hoàn thiện và phát triển văn hóa doanh nghiệp trong các hoạt động của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam Chi nhánh Tây Thăng Long + Về không gian: VietinBank Chi nhánh Tây Thăng Long + Về thời gian: thu thập số liệu 2018-2020 5. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu: Để đạt được những thông tin trong đề tài chủ yếu sử dụng phương pháp thu thập thông tin, dữ liệu thứ cấp từ nhiều nguồn như: Internet, sách, báo. Phương pháp khảo sát thực tiễn: Điều tra, khảo sát, tìm hiểu nhân viên nhằm đánh giá thực trạng và thu thập thông tin phục vụ cho việc hoàn thiện và phát triển văn hóa doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam Chi nhánh Tây Thăng Long bằng các phiếu câu hỏi đã được xây dựng dựa trên chọn mẫu nhân viên. Phương pháp chọn mẫu: Chọn mẫu ngẫu nhiêu theo tầng, phân chia thành các nhóm khách nhau, trong đó tỷ lệ phân bổ mẫu như sau: 30% là cán bộ quản lý, 30% cán bộ quan hệ khách hàng, 30% giao dịch viên, 20% cán bộ nghiệp vụ khác. Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia: Tổng hợp các ý kiến của Ban giám đốc,
  17. 6 lãnh đạo Phòng trong quá trình hoàn hiện và phát triển văn hóa doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam Chi nhánh Tây Thăng Long. Phương pháp tổng hợp: Nhận định môi trường bên trong và bên ngoài từ đó xác định điểm yếu, điểm mạnh làm căn cứ để định hướng hoàn thiện và phát triển văn hóa doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam Chi nhánh Tây Thăng Long. Phương pháp suy luận logic: Kết quả phân tích và các thông tin tổng hợp, đánh giá đề ra các giải pháp phù hợp. 6. Nội dung nghiên cứu Cấu trúc luận văn bao gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về văn hóa doanh nghiệp Chương 2: Thực trạng văn hóa doanh nghiệp tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Tây Thăng Long Chương 3: Giải pháp xây dựng và hoàn thiện văn hóa doanh nghiệp tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Tây Thăng Long Kết luận
  18. 7 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP 1.1. Tìm hiểu về văn hóa 1.1.1. Khái niệm về văn hóa Trong tử điển văn hóa được định nghĩa là hành vi của những năng lực đạo đức và tư duy phát triển, đặc biệt thông qua giáo dục. Văn là vẻ đẹp nhân tính, cái đẹp của tri thức có thể đạt được bằng sự tu dưỡng của bản thân và sự cai trị đúng đắn của người cầm quyền. Hoá là việc đem cái hay, cái đúng, cái đẹp để cảm hoá, giáo dục và hiện thực hoá trong thực tiễn, đời sống. Nói tới văn hoá là nói tới ý thức, cái gốc tạo nên tính người cùng những gì thuộc về bản chất nhất làm cho con người trở thành chủ thể năng động, sáng tạo trong cuộc sống, lao động sản xuất. Nói tới văn hoá là nói tới những nguồn nội lực để con người có thể gieo trồng (sáng tạo, xây dựng) và điều chỉnh (cải tạo) cuộc sống của mình theo định hướng vươn tới các giá trị chân thiện mỹ. Nó được xem là nền tảng cho sự phát triển ngày càng thăng bằng và bền vững hơn của con người và xã hội. Văn hóa cũng có một số định nghĩa khác như “văn hóa là những nguyên tắc đạo đức, xã hội và hành vi ứng xử của một tổ chức dựa trên những tín ngưỡng, tư tưởng và sự ưu tiên của những thành viên của tổ chức ấy “. Văn hóa được hiểu theo rất nhiều nghĩa khác nhau, ở mức chung nhất có thể phân biệt hai cách hiểu: văn hóa theo nghĩa rộng và văn hóa theo nghĩa hẹp. Xét về phạm vi thì văn hóa theo nghĩa hẹp thường được đồng nhất với văn hóa tinh hoa. Văn hóa tinh hoa là một kiểu văn hóa chứa những giá trị đáp ứng các nhu cầu bậc cao của con người. Theo nghĩa này, văn hóa thường được đồng nhất với các loại hành văn học nghệ thuật ,văn chương. Xét về hoạt động thì văn hóa theo nghĩa hẹp thường được đồng nhất với văn hóa ứng xử. Theo hướng này văn hóa được hiểu là cách sống, cách nghĩ, cách đối xử với người xung quanh. Một trong những định nghĩa đầu tiên được đồng ý rộng rãi do nhà nhân chủng học E.B Tylor (1871), ông xem văn hoá là: “Một phức hợp bao gồm tri thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, tập quán, cùng mọi khả năng và thói quen
  19. 8 khác mà con người đạt được với tư cách là một thành viên của xã hội”. Theo Edouard Herriot định nghĩa có thể nói là rộng nhất về văn hoá là: “Văn hoá là cái còn lại khi tất cả những cái khác đã bị lãng quên”. Một định nghĩa được sử dụng phổ biến khác, tiệm cận do ông Frederico Mayor, Tổng giám đốc UNESCO đưa ra gần hơn với bản chất văn hoá là: “Văn hoá bao gồm tất cả những gì làm cho dân tộc này khác với dân tộc khác, từ những sản phẩm tinh vi, hiện đại nhất cho đến tín ngưỡng, phong tục, tập quán, lối sống và lao động”. Như vậy có thể định nghĩa văn hóa là một hệ thống của các giá trị do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong mối quan hệ giữa môi trường tự nhiên và xã hội. Là một hệ thống ý nghĩa, văn hóa bao gồm những biểu tượng, những niềm tin và những giá trị nền tảng để dựa theo đó các thành viên trong cộng đồng về phương diện nhận thức có thể diễn tả và đánh giá các hoạt động và các sự kiện khác nhau có thể phân biệt được cái đúng và cái sai, cái tốt và cái xấu, cái đạo đức và cái vô luân, cái có thể và cái không thể chấp nhận được, về phương diện thẩm mĩ có thể phân biệt được cái đẹp và cái xấu, cái hay và cái dở, cái đáng yêu và cái đáng ghét. Hệ thống ý nghĩa ấy đang đóng vai trò chủ đạo trong việc hình thành cộng đồng, ở đó mọi thành viên có thể truyền thông với nhau và cảm thấy có sợi dây liên kết với nhau. Điều này làm cho tính tập thể trở thành một trong những đặc điểm nổi bật trong những đặc điểm nổi bật của văn hóa, văn hóa là những gì người ta có thể nhận được bằng giáo dục và có thể lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác. 1.1.2. Các đặc trưng của văn hóa  Tính hệ thống của văn hóa Mọi sự vật, khai niệm xung quanh ta tự thân đều là những hệ thống. Tuy nhiên văn hóa như một hệ thống lại quá phức tạp, đến mức tính hoàn chỉnh của nó thường bị che lấp bởi các thành tố bộ phận. Do vậy cần thiết nhấn mạnh đến “tính hệ thống” của văn hóa. Cần xem xét mọi giá trị văn hóa trong mối quan hệ mật thiết với nhau. Tính hoàn chỉnh cho phép phân biệt một nền văn hóa hoàn chỉnh với một tập hợp rời rạc các giá trị văn hóa.
  20. 9  Tính giá trị của văn hóa Song không phải mọi hệ thống đều là văn hóa mà chỉ có những hệ thống giá trị mới là văn hóa. Văn hóa chỉ chứa cái hữu ích, cái tốt đẹp nó là thước đo mức độ nhân bản của con người. Tính giá trị là đặc trưng quan trọng nhất giúp đi sâu và bản chất của khái niệm văn hóa. Nó cho phép phân biệt văn hóa với cái phi văn hóa, vô văn hóa, phân biệt văn hóa thấp với văn hóa cao, phân biệt văn hóa theo nghĩa rộng và văn hóa theo nghĩa hẹp. Nhờ tính giá trị ta có được cái nhìn biện chứng và khách quan trong việc đánh gía trị của sự vật, hiện tượng, tránh được những xu hướng cực đoan phủ nhận sạch trơn hoặc tán thưởng.  Tính nhân sinh của văn hóa. Văn hóa là sản phẩm của con người. Văn hóa và con người là hai khái niệm không tách rời nhau. Con người là chủ thể sáng tạo ra văn hóa đồng thời chính bản thân con người cũng là một sản phẩm của văn hóa. Tính nhân sinh tạo ra những khả năng không có sẵn trong bản thân sự vật, hiện tượng mà được con người gán cho để đáp ứng các nhu cầu của con người, đó là giá trị biểu trưng. Tính nhân sinh kéo theo tính biểu trưng của văn hóa. Tính nhân sinh cho phép phân biệt văn hóa với tự nhiên. Văn hóa là sản phẩm trực tiếp của con người và gián tiếp của tự nhiên. Văn hóa là cái tự nhiên được biến đổi bởi con người, là một “tự nhiên thứ hai”.  Tính lịch sử của văn hóa Tự nhiên được biến thành văn hóa nhờ có hoạt động xã hội sáng tạo của con người mà các giá trị được tích lũy và tạo thành văn hóa. Bản thân các hoạt động cũng chính là các giá trị văn hóa. Sự tích lũy giá trị tạo nên đặc điểm thức 3 của văn hóa là tính lịch sử. Tính lịch sử tạo ra tính ổn định của văn hóa. Tính lịch sử cần để phân biệt văn hóa như cái được tích lũy lâu đời với văn hóa như cái chỉ trình độ phát triển ở một thời điểm nhất định.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2