Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Vốn xã hội với khả năng tiếp cận tín dụng của phụ nữ nghèo. Trường hợp nghiên cứu tại tỉnh Tây Ninh
lượt xem 9
download
Đề tài "Vốn xã hội với khả năng tiếp cận tín dụng của phụ nữ nghèo. Trường hợp nghiên cứu tại tỉnh Tây Ninh" nghiên cứu nhằm tìm kiếm sự ảnh hưởng của vốn xã hội đến khả năng tiếp cận tín dụng của phụ nữ nghèo ở tỉnh Tây Ninh. Qua đó có các khuyến nghị phù hợp góp phần nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng cho phụ nữ nghèo tại tỉnh.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Vốn xã hội với khả năng tiếp cận tín dụng của phụ nữ nghèo. Trường hợp nghiên cứu tại tỉnh Tây Ninh
- UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT THÁI THỊ HỒNG NHI VỐN XÃ HỘI VỚI TIẾP CẬN TÍN DỤNG CỦA PHỤ NỮ NGHÈO - TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU TẠI TỈNH TÂY NINH CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG MÃ SỐ: 8340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ BÌNH DƯƠNG – 2023
- UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT THÁI THỊ HỒNG NHI VỐN XÃ HỘI VỚI TIẾP CẬN TÍN DỤNG CỦA PHỤ NỮ NGHÈO - TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU TẠI TỈNH TÂY NINH CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG MÃ SỐ: 8340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGƯỜI HƯỚNG DÂN KHOA HỌC TS. NGUYỄN HỒNG THU BÌNH DƯƠNG – 2023
- LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và được sự hướng dẫn khoa học của Cô Tiến sĩ Nguyễn Hồng Thu. Các nội dung nghiên cứu, kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa được công bố bất kỳ hình thức nào trước đây. Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi rõ trong phần tài liệu tham khảo. Ngoài ra, trong luận văn còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng như số liệu của các tác giả, cơ quan, tổ chức đều có trích dẫn và chú thích nguồn gốc. Bình Dương, ngày ….tháng ….năm 2023 Tác giả Thái Thị Hồng Nhi i
- LỜI CẢM ƠN Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn đến quý Thầy Cô của trường Đại học Thủ Dầu Một đã truyền đạt cho tôi những kiến thức nền tảng về nghiên cứu kinh tế cũng như những kiến thức chuyên môn khác trong quá trình học tập tại trường. Tôi xin chân thành cảm ơn Cô Tiến sĩ Nguyễn Hồng Thu là người hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài. Ngoài ra, tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Sở LĐTB&XH, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Tây Ninh, Lãnh đạo Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Tây Ninh, Lãnh đạo UBND thị xã Trảng Bàng và các Cô, các Chị hộ nghèo tham gia phỏng vấn để tôi có được kết quả nghiên cứu. Sau cùng tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã giúp đỡ, và tạo chỗ dựa vững chắc cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Bình Dương, ngày ….tháng ….năm 2023 Tác giả Thái Thị Hồng Nhi ii
- MUC LUC ...................................................................................................................................... 2 LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ i LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................ii MỤC LỤC ..................................................................................................................iii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................vi DANH MỤC BẢNG BIÊU ......................................................................................vii DANH MỤC CÁC HÌNH ...................................................................................... viii CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU ....................................................................................... 1 1.1. Lý do chọn đề tài: ............................................................................................1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................3 1.2.1. Mục tiêu chung ................................................................................. 3 1.2.2. Mục tiêu cụ thể ................................................................................. 4 1.3. Câu hỏi nghiên cứu ......................................................................................... 4 1.4. Phạm vi nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu ................................................4 1.5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................4 1.6. Đóng góp của luận văn ................................................................................... 5 1.6.1. Những đóng góp về mặt học thuật, lý luận ...................................... 5 1.6.2. Những đóng góp về mặt thực tiễn .................................................... 5 1.7. Kết cấu luận văn ............................................................................................. 5 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT ......................................................................... 7 2.1. Lý thuyết về vốn xã hội ................................................................................... 7 2.1.1. Khái niệm vốn xã hội ....................................................................... 7 2.1.2. Vai trò của vốn xã hội ...................................................................... 9 2.1.3. Đo lường vốn xã hội trong nghiên cứu .......................................... 11 2.2. Tín dụng chính thức và khả năng tiếp cận tín dụng .....................................20 2.2.1. Phân biệt tổ chức tín dụng chính thức ............................................20 2.2.2. Khả năng tiếp cận tín dụng .............................................................21 2.3. Chính sách cung ứng tín dụng cho người nghèo ..........................................22 2.3.1. Chuẩn nghèo ................................................................................... 22 2.3.2. Chính sách tín dụng cho người nghèo ............................................24 2.4. Vốn xã hội và khả năng tiếp cận tín dụng của phụ nữ nghèo ......................27 2.4.1. Cách thức vốn xã hội ảnh hưởng đến tiếp cận tín dụng .................27 2.4.2. Các nghiên cứu về vốn xã hội và khả năng tiếp cận tín dụng ....... 29 2.5. Các nhân tố khác ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng .....................32 2.5.1. Đặc điểm các khoản vay .................................................................33 iii
- 2.5.2. Đặc điểm phụ nữ nghèo và hộ gia đình ..........................................33 2.6. Xây dựng mô hình thực nghiệm tiếp cận vốn tín dụng của phụ nữ nghèo .. 34 CHƯƠNG 3. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ............................................................. 38 3.2. Các phương pháp phân tích ..........................................................................38 3.3. Phương pháp chọn mẫu ................................................................................ 40 3.4. Mô hình nghiên cứu ...................................................................................... 42 3.4.1. Các biến trong mô hình .................................................................. 42 3.4.2. Mô hình nghiên cứu ........................................................................44 CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..............................45 4.1. Thực trạng vốn xã hội với tiếp cận tín dụng của phụ nữ nghèo ở tỉnh Tây Ninh ....................................................................................................................... 45 4.1.1. Vốn xã hội ở nông thôn Việt Nam ................................................. 45 4.1.2. Tổng quan về địa bàn tỉnh Tây Ninh ..............................................46 4.1.3. Thị trường tín dụng tại tỉnh Tây Ninh ............................................47 4.1.3.1. Về hoạt động tín dụng .............................................................. 48 4.1.3.2. Về chất lượng tín dụng .............................................................49 4.1.3.3. Các chương trình tín dụng ước đến tháng 9/2022 ................... 49 4.1.4. Thực trạng tiếp cận nguồn vốn của phụ nữ nghèo ở tỉnh Tây Ninh .. .........................................................................................................51 4.2. Tác động của vốn xã hội tới khả năng tiếp cận tín dụng của phụ nữ nghèo ở tỉnh Tây Ninh .......................................................................................................... 58 4.2.1. Thống kê mô tả ............................................................................... 58 4.2.1.1. Vốn xã hội và khả năng tiếp cận tín dụng ................................58 4.2.1.2. Đặc điểm các khoản vay ...........................................................60 4.2.1.3. Đặc điểm người đi vay và hộ gia đình ..................................... 60 4.2.2. Phân tích ảnh hưởng của vốn xã hội đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức ...................................................................................................... 63 4.2.2.1. Kiểm định về mối quan hệ giữa vốn xã hội, đặc điểm vốn vay, đặc điểm cá nhân và hộ gia đình với khả năng tiếp cận tín dụng chính thức ...................................................................................................63 4.2.2.2. Kết quả ước lượng mô hình hồi quy binary logistic ................ 64 4.2.3. Thảo luận kết quả ........................................................................... 72 CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH .......................................75 5.1. Kết luận ......................................................................................................... 75 5.2. Hàm ý chính sách ..........................................................................................75 5.3. Hạn chế của bài nghiên cứu ......................................................................... 78 iv
- 5.4. Hướng nghiên cứu mở rộng tiếp theo ...........................................................79 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................80 PHỤ LỤC 1: PHIẾU KHẢO SÁT ......................................................................... 85 PHỤ LỤC 2: THỐNG KÊ MÔ TẢ DỮ DIỆU NGHIÊN CỨU ..........................87 PHỤ LỤC 3: DANH SÁCH CHUYÊN GIA THAM GIA PHỎNG VẤN .........98 v
- DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Ký hiệu viết tắt Diễn giải CTMTQG Chương trình mục tiêu quốc gia MTTQ Mặt trận Tổ quốc NHCSXH Ngân hàng Chính sách xã hội NHNNPTNT Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn QTDND Quỹ tín dụng nhân dân TTKVV Tổ tiết kiệm vay vốn TCTD Tổ chức tín dụng TCTCVM Tổ chức tài chính vi mô VXH Vốn xã hội vi
- DANH MỤC BẢNG BIÊU Bảng 1.1. Tóm tắt cách thức đo lường vốn xã hội .................................................... 16 Bảng 1.2.Khung phân tích vốn xã hội của Anh Quốc ...............................................18 Bảng 1.3.Bảng tóm tắt các nghiên cứu thực nghiệm về vốn xã hội và tiếp cận tín dụng ............................................................................................................................ 30 Bảng 1.4. Bảng tổng hợp các nhân tố tác động đến Tiếp cận tín dụng của phụ nữ nghèo .......................................................................................................................... 35 Bảng 1.5. Tổng hợp các mẫu được phỏng vấn và số mẫu tương ứng .......................41 Bảng 1.6.Tóm tắt và mô tả các biến .......................................................................... 42 Bảng 4.1. Tổ chức tín dụng tại Tây Ninh .................................................................. 47 Bảng 4.2. Hệ thống ATM/POS tại Tây Ninh ............................................................ 47 Bảng 4.3. Hoạt động tín dụng tại tỉnh Tây Ninh trong 9 tháng đầu năm 2022 ........ 48 Bảng 4.4.Chương trình tín dụng ưu đãi ngắn hạn ..................................................... 49 Bảng 4.5.Chương trình tín dụng tín dụng chính sách ............................................... 50 Bảng 4.6.Chương trình tín dụng khác ........................................................................51 Bảng 4.7. Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 ..........52 Bảng 4.8. Kết quả giảm số lượng nghèo và cận nghèo ............................................. 53 Bảng 4.9. Chính sách hỗ trợ vay vốn ưu đãi ............................................................. 53 Bảng 4.10. Doanh số cho vay tại NHCSXH và NHNN&PTNT .............................. 55 Bảng 4.11. Bảng tổng hợp một số ý kiến khảo sát ....................................................56 Bảng 4.12. Bảng thống kê vốn xã hội và khả năng tiếp cận tín dụng của phụ nữ nghèo ở tỉnh Tây Ninh ............................................................................................... 58 Bảng 4.13. Bảng so sánh vốn xã hội của hai nhóm khả năng tiếp cận tín dụng của phụ nữ nghèo ở tỉnh Tây Ninh ...................................................................................59 Bảng 4.14. Đặc điểm các khoản vay ......................................................................... 60 Bảng 4.15. Đặc điểm người đi vay và hộ gia đình .................................................... 60 Bảng 4.16. Đặc điểm người đi vay và khả năng tiếp cận tín dụng ........................... 62 Bảng 4.17. Bảng kiểm định tương quan hai bước Pearson two- tailed .................... 63 Bảng 4.18. Kết quả ước lượng mô hình hồi quy binary logistic với mô hình đầy đủ .................................................................................................................................... 65 Bảng 4.19. Bảng kiểm định bỏ biến .......................................................................... 68 Bảng 4.20. Bảng Kiểm định Omnibus về các hệ số hồi quy của mô hình ............... 69 Bảng 4.21. Bảng Kiểm định -2 Log likelihood về mức độ phù hợp của mô hình ....69 Bảng 4.22. Bảng kiểm định mức độ chính xác mô hình ........................................... 69 Bảng 4.23. Kết quả ước lượng mô hình hồi quy binary logistic với mô hình áp đặt70 vii
- DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1. Phân đoạn nguồn cung ứng với thu nhập bên cầu .....................................27 Hình 1.2. Mô hình thực nghiệm tiếp cận vốn tín dụng của phụ nữ nghèo ............... 35 Hình 1.3. Khung phân tích của nghiên cứu ............................................................... 38 viii
- CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU 1.1. Lý do chọn đề tài: Vốn xã hội (VXH) được xây dựng từ một mạng lưới bền vững từ những mối quan hệ quen biết lẫn nhau, giúp cho tất cả mọi người, nhất là người lao động tạo được sinh kế lâu dài. Từ những mối quan hệ với xã hội, tổ chức chính trị xã hội đã làm cho khả năng tiếp cận tín dụng của phụ nữ nghèo trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn, từ đó người phụ nữ nghèo đã cải thiện đời sống vật chất và tinh thần. Trước đây VXH chưa được chú ý đến nhiều, nhưng hiện nay vốn xã hội đã được các nhà khoa học nghiên cứu kỹ hơn bởi vì VXH là nguồn vốn không thể thiếu trong cuộc sống. Vốn xã hội đã có nhiều ảnh hưởng đến kinh tế, chính trị và cả cuộc sống của người dân mà nhất là người phụ nữ nghèo, với sự gần gũi, gắn bó giữa các thành viên trong gia đình, bạn bè và những tổ chức chính trị xã hội đã giúp cho phụ nữ nghèo có thêm nghị lực, kiến thức và cả vốn để phát triển kinh tế cá nhân và gia đình. Chính vì vậy, việc ứng dụng vốn xã hội với tiếp cận tín dụng là việc làm cấp thiết và cần được ưu tiên thực hiện của nhiều quốc gia. Chính phủ nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có nhiều nước đang phát triển ở Châu Á, Châu Phi và Mỹ Latinh đang triển khai các chương trình quốc gia về tiếp cận tín dụng như là một phương cách để đạt được mục tiêu xóa đói giảm nghèo, trong đó những người phụ nữ nghèo, người lao động nghèo, người yếu thế dễ dàng tiếp cận với tín dụng từ các tổ chức tín dụng, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH). Thực tế tại Việt Nam trong những năm qua tại các Hội nghị Trung ương Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản về tín dụng chính sách xã hội nhằm thực hiện tốt nhất về công tác giảm nghèo và việc tiếp cận tín dụng của những người phụ nữ nghèo thật sự chưa mang lại hiệu quả cao. Bên cạnh đó, sự khác biệt giữa phụ nữ nghèo và các đối tượng khác đang sinh sống Việt Nam nói chung và Tây Ninh nói riêng, thực tế nghiên cứu cho thấy tất cả phụ nữ nghèo trên đất nước Việt Nam nói chung đều sinh sống ở những vùng quê nghèo, hẻo lánh, miền núi xa xôi, nơi chưa phát triển về các cơ sở hạ tầng, thông tin liên lạc, giao thương 1
- mua bán và có nhiều hạn chế như: trình độ học vấn, giao tiếp xã hội, kỹ năng mềm và quyền làm chủ trong gia đình…Riêng tại Tây Ninh, mặc dù điều kiện cơ sở hạ tầng thuận lợi hơn, nhưng đa số người nghèo sinh sống ở vùng quê nghèo, nơi chưa có điều kiện phát triển kinh tế, chưa có nhiều đơn vị đến để đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, cho nên việc thất nghiệp của người dân đều cao, và áp lực mang đến cho phụ nữ càng cao hơn. Có thể nói, ngoài nhiệm vụ sinh và chăm con, chăm sóc cả gia đình, làm đồng, bươn chải kiếm thêm thu nhập thì người phụ nữ nghèo còn chịu rất nhiều áp lực về cuộc sống như: hạn chế về tuổi tác, trình độ văn hoá, kiến thức và kỹ năng giao tiếp xã hội, quyền được làm chủ trong gia đình. Tỉnh Tây Ninh là một trong những tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ, và là tỉnh đang có xu hướng phát triển mạnh về du lịch, công nghiệp và nông nghiệp. Vì vậy, Tây Ninh đã tập trung nhiều các chính sách phát triển kinh tế xã hội như giảm nghèo, lao động việc làm, giáo dục và đào tạo, thu hút vốn nhàn rỗi từ nhân dân vào các quỹ tín dụng, Ngân hàng Chính sách Xã hội….góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế cho tỉnh, hỗ trợ những đối tượng yếu thế vượt qua đói nghèo, thay đổi cuộc sống, để không ai bị bỏ lại phía sau. Đứng trước sự phát triển mạnh mẽ của thời kỳ công nghệ số thì nhu cầu cần vay vốn để khởi nghiệp trong sản xuất, nuôi trồng, buôn bán ngày càng lớn thì phụ nữ nghèo đã mạnh dạn hơn và tích cực tham gia các lớp dạy nghề. Có thể nói tín dụng chính sách đã mang lại niềm hy vọng cho rất nhiều phụ nữ nghèo, mạnh dạn vay vốn và mạnh dạn đầu tư nuôi trồng, sản xuất đã mang lại nguồn thu nhập ổn định cho gia đình, từ đó sẽ giảm đi số lượng người nghèo trên toàn tỉnh. Tính đến năm 2019 Tây Ninh vẫn còn trên 5.269 hộ nghèo chiếm tỷ lệ 1.69%. Chính vì vậy, lãnh đạo chính quyền địa phương các cấp luôn nỗ lực phấn đấu đề ra nhiều kế hoạch, thực hiện các chương trình giảm nghèo nhằm xây dựng địa phương có tỷ lệ hộ nghèo dưới mức 1%. Nhằm thực hiện tốt Quyết định số 1722/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vũng giai đoạn 2016-2020 và Kế hoạch số 295/KH-MTTQ-BTT ngày 04/5/2018 về việc thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 11/4/2018 của ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về tăng cường chỉ đạo thực hiện 2
- Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững đến năm 2020. Đảng bộ Tây Ninh chỉ đạo đảng bộ các cấp, chính quyền địa phương, Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) và các đoàn thể chính trị xã hội, các cơ quan ban ngành, các doanh nghiệp và đặc biệt là toàn thể nhân dân tỉnh Tây Ninh chung tay xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh theo 19 tiêu chí. Ban thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh xây dựng Đề án số 01/ĐA-MTTQ-BTT ngày 07/11/2016 về việc hỗ trợ trâu, bò sinh sản cho hộ nghèo trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016-2020. Đến năm 2020 toàn tỉnh Tây Ninh đã thực hiện cho vay tín dụng đối với 15.527 hội viên và phụ nữ nghèo trên 470 tỷ đồng, đào tạo nghề và giới thiệu việc làm cho hơn 7000 lao động nữ. Nhưng bên cạnh các phụ nữ nghèo được tiếp cận với nguồn vốn vay từ NHCSXH và NHNNPTNN thì vẫn còn rất nhiều chị em phụ nữ nghèo ở vùng nông thôn, biên giới, phụ nữ hoàn lương sống xa với cơ quan hành chính Nhà nước thì vẫn chưa thực sự được tiếp cận với thông tin về các chính sách, các quyền lợi của phụ nữ nghèo với vốn xã hội và tín dụng. Đến nay, từ sự giao tiếp và tiếp cận hàng ngày với những người phụ nữ nghèo, mà đã khiến Tôi luôn trăn trở và thôi thúc Tôi nghiên cứu về đề tài “Vốn xã hội với khả năng tiếp cận tín dụng của phụ nữ nghèo. Trường hợp nghiên cứu tại tỉnh Tây Ninh” để làm luận văn tốt nghiệp của mình. Tôi mong muốn từ những tài liệu, lý do nêu trên và cả bằng chứng thực tế sẽ giúp tôi có thêm kiến thức về vốn xã hội với tiếp cận tín dụng của phụ nữ nghèo. Từ đó đưa ra những kiến nghị, giải pháp phù hợp để giúp cho những người phụ nữ nghèo được thoát nghèo, thoát khỏi sự thiếu hiểu biết mà mạnh dạn hòa nhập với xã hội, tổ chức để từ đó xây dựng kinh tế gia đình và phát triển địa phương. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu chung Đề tài nghiên cứu nhằm tìm kiếm sự ảnh hưởng của vốn xã hội đến khả năng tiếp cận tín dụng của phụ nữ nghèo ở tỉnh Tây Ninh. Qua đó có các khuyến nghị phù hợp góp phần nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng cho phụ nữ nghèo tại tỉnh. 3
- 1.2.2. Mục tiêu cụ thể Tìm kiếm sự ảnh hưởng của vốn xã hội đến việc tiếp cận tín dụng của phụ nữ nghèo tại tỉnh Tây Ninh Đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến tiếp cận tín dụng của phụ nữ nghèo trên địa bàn tỉnh Đề xuất những chính sách hợp lý để làm gia tăng hiệu quả việc tiếp cận tín dụng của phụ nữ nghèo tại tỉnh Tây Ninh 1.3. Câu hỏi nghiên cứu Vốn xã hội có tác động đến việc tiếp cận tín dụng của phụ nữ nghèo tại tỉnh Tây Ninh không? Mức độ tác động của các nhân tố đến việc tiếp cận tín dụng của phụ nữ nghèo tại tỉnh Tây Ninh như thế nào? Làm thế nào để nâng cao hiệu quả của vốn xã hội đến việc tiếp cận tín dụng của phụ nữ nghèo tại tỉnh Tây Ninh? 1.4. Phạm vi nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Vốn xã hội và khả năng tiếp cận tín dụng của phụ nữ nghèo trên địa bàn tỉnh Tây Ninh Phạm vi nghiên cứu: Không gian: đề tài nghiên cứu được thực hiện trong phạm vi địa bàn tỉnh Tây Ninh Thời gian: Đề tài sử dụng số liệu sơ cấp được phỏng vấn từ các phụ nữ nghèo liên quan đến việc tiếp cận tín dụng tại tỉnh Tây Ninh. Thông tin thu thập nhằm để phục vụ phân tích là số liệu từ năm 2020-2022. Nội dung: 1.5. Phương pháp nghiên cứu Để phân tích tác động của vốn xã hội đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của các phụ nữ nghèo trên địa bàn tỉnh Tây Ninh, luận văn sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng. Phương pháp nghiên cứu định tính: luận văn sử dụng phỏng vấn chuyên gia để rà soát và xây dựng bảng hỏi khảo sát. 4
- Phương pháp nghiên cứu định lượng: luận văn sử dụng mô hình hồi quy binary logistic với biến phụ thuộc là xác suất tiếp cận được các nguồn tín dụng và biến độc lập là các nhóm biến về vốn xã hội, nhóm biến về đặc điểm của cá nhân đi vay và hộ gia đình và nhóm biến về đặc điểm các khoản vay. 1.6. Đóng góp của luận văn 1.6.1. Những đóng góp về mặt học thuật, lý luận Luận văn đã hệ thống hóa được cơ sở lý luận về vốn xã hội, khả năng tiếp cận tín dụng của phụ nữ nghèo và các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng. Kế thừa từ các nghiên cứu trước kết hợp với thực tiễn địa phương, luận văn đã xây dựng mô hình thực nghiệm đánh giá tác động của vốn xã hội đến khả năng tiếp cận tín dụng của phụ nữ nghèo, trong đó có đưa ra các nhân tố đặc trưng cho phụ nữ nghèo. 1.6.2. Những đóng góp về mặt thực tiễn Thông qua kết quả khảo sát 336 phụ nữ nghèo tại Tây Ninh, luận văn đã tìm ra mối quan hệ tác động của vốn xã hội đến khả năng tiếp cận tín dụng của phụ nữ nghèo trên địa bàn tỉnh Tây Ninh. Kết quả hồi quy mô hình binary logistic cho thấy cả bốn yếu tố đo lường vốn xã hội bao gồm Mạng lưới chính thức, Mạng lưới phi chính thức, Niềm tin và Sự hợp tác đều có tác động tích cực tới Khả năng tiếp cận tín dụng của phụ nữ nghèo tại tỉnh Tây Ninh. Bên cạnh đó, luận văn còn tìm ra ảnh hưởng của các biến khác như lãi suất vốn vay, tài sản thế chấp, tuổi, thu nhập, nghề nghiệp. Trong đó, lãi suất vốn vay có ảnh hưởng ngược chiều đến xác suất tiếp cận tín dụng chính thức của phụ nữ nghèo trên địa bàn tỉnh Tây Ninh. Luận văn đã đề xuất các hàm ý chính sách tập trung vào gia tăng vốn xã hội giúp phụ nữ nghèo ở Tây Ninh tăng khả năng tiếp cận tín dụng. Luận văn có giá trị tham khảo cho các nghiên cứu sau cũng như tham khảo đề xuất chính sách cho tỉnh Tây Ninh nói riêng và các địa phương khác nói chung 1.7. Kết cấu luận văn Chương 1. Giới thiệu Chương 2. Cơ sở lý thuyết nghiên cứu Chương 3. Thiết kế nghiên cứu 5
- Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận Chương 5. Kết luận và hàm ý chính sách 6
- CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1. Lý thuyết về vốn xã hội 2.1.1. Khái niệm vốn xã hội Khái niệm vốn bao gồm vốn tự nhiên, vốn vật chất và vốn con người. Tuy nhiên, có thể thấy ba loại vốn trên chỉ là một phần của quá trình tăng trưởng kinh tế, bởi vì họ bỏ qua những cách thức mà các thành phần kinh tế liên kết với nhau, tương tác qua lại và tự tổ chức để tạo ra sự tăng trưởng và phát triển. Theo Grootaert (1997) liên kết còn thiếu đó chính là vốn xã hội. Vốn xã hội là một thuật ngữ xuất hiện từ đầu thế kỷ XX. Thuật ngữ này được sử dụng đầu tiên bởi Lyda J. Hanifan, một nhà cải cách trường học ở West Virginia, vào năm 1916 (Putnam 2000, tr. 19; farr 2004, tr. 7) tuy nhiên sau đó không được giới khoa học chú ý. Từ những năm 50 của thế kỷ XX, thuật ngữ vốn xã hội được quan tâm bởi những phân tích đến từ các công trình của các nhà xã hội học Canada, đặc biệt từ những năm 60 với công trình của nhà nghiên cứu đô thị Jane Jacobs, những năm 70 với nhà kinh tế học Glenn Loury, những năm 80 với công trình của nhà xã hội học Hoa Kỳ James Coleman (1988) (xem Putnam 2000, tr.19-20). Từ nhưng năm 90 trở lại đây, vốn xã hội trong tương quan với sự phát triển kinh tế xã hội được nghiên cứu đặc biệt rộng rãi bởi chương trình nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới (Narayan 1997, Narayan & Cassidy 2001; Narayan & Pritchett 1999; Narayan & Shah 2000; Narayan – Parker 1999; Rose 1999, 2000a; Woolcock 1998; Woolcock & Narayan 2000). Vào những năm 1990s, tác phẩm Chơi bowling một mình: vốn xã hội Hoa Kỳ (1995) của nhà chính trị học Robert Putnam đem vốn xã hội trở thành một thành tố thiết yếu liên quan đến sự tồn vong của một xã hội/nhà nước. Cụ thể: Lyda Judson Hanifan là người tiên phong trong nghiên cứu về vốn xã hội. Hanifan (1916) dùng khái niệm vốn xã hội để chỉ tình thân hữu, sự thông cảm lẫn nhau, cũng như tương tác giữa các cá nhân hay gia đình – những người tạo nên một đơn vị xã hội. Cho đến nay khái niệm vốn xã hội (VXH) đã được phát triển với nhiều định nghĩa và cách giải thích khác nhau. Theo Pierre Bourdieu (1986) 7
- vốn xã hội là toàn bộ nguồn lực (hiện hữu hoặc tiềm ẩn) xuất phát từ mạng lưới quen biết trực tiếp hay gián tiếp (chẳng hạn cùng thành viên của một tôn giáo, hoặc cùng sinh quán hay đồng môn) và là một mạng lưới lâu bền bao gồm các mối liên hệ quen biết nhau và nhận ra nhau. Bourdieu cho rằng khối lượng vốn xã hội của một cá nhân chính là mối quan hệ và danh tiếng của cá nhân đó trong xã hội và thực chất nó là mạng lưới xã hội của cá nhân. Một cá nhân có mạng lưới quen biết (trực tiếp hoặc gián tiếp) lớn thì sẽ có nhiều cơ hội hơn trong việc tìm kiếm và khẳng định vị thế của họ trong xã hội. Năm 1988, nhà xã hội học người Mỹ James Coleman đưa ra một cách định nghĩa về vốn xã hội khác với Bourdieu, ông hiểu vốn xã hội bao gồm những đặc trưng trong đời sống xã hội như sau: các mạng lưới xã hội, các chuẩn mực và sự tin cậy trong xã hội (social trust) là những cái giúp cho các thành viên có thể hành động chung với nhau một cách có hiệu quả nhằm đạt tới những mục tiêu chung. Hầu hết các tác giả đều đều thống nhất với Bourdieu ở chỗ cho rằng vốn xã hội gắn liền với mạng lưới xã hội. Robert Putnam (1995) đã lập lại ý tưởng của Coleman và đưa ra định nghĩa như sau về vốn xã hội: Vốn xã hội nói tới những khía cạnh đặc trưng của tổ chức xã hội như các mạng lưới xã hội, các chuẩn mực và sự tin cậy trong xã hội tạo điều kiện thuận lợi cho sự phối hợp và sự hợp tác nhằm đạt đến lợi ích hỗ tương. Ông cho rằng trong một nhóm, nếu tất cả các thành viên tin tưởng nhau, họ có thể hoàn thành công việc của họ tốt hơn và vốn xã hội cho phép họ làm những công việc với chi phí thấp hơn. Cách hiểu của Ngân hàng Thế giới (1999) về vốn xã hội cũng phần nào tương tự như cách hiểu của Coleman và Putnam nêu trên: “Vốn xã hội liên quan tới các tổ chức, các mối quan hệ, và các chỉ tiêu hình thành chất lượng và số lượng của các tương tác xã hội, tin tưởng nhau dẫn đến hành động tập thể hay nói cách khác nó là “chất keo” gắn kết các mối liên hệ với nhau”. Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu cũng có các quan niệm khác nhau khi định nghĩa về vốn xã hội. Durlau và a champs (2005) đưa ra một cách định nghĩa về vốn xã hội khác với Bourdieu, ông cho rằng vốn xã hội là dạng không chính thức của các tổ chức và các tổ chức dựa trên 8
- các mối quan hệ xã hội, mạng lưới, các hiệp hội tạo ra sự chia sẻ kiến thức, tin tưởng lẫn nhau, các chuẩn mực xã hội và các quy tắc bất thành văn. Có thể thấy, cũng như nhiều thuật ngữ khác, vốn xã hội là một khái niệm gây tranh cãi và có cách hiểu chưa thống nhất trong giới học giả (xem Fukuyama 2002, tr.27). Nguyên nhân tới từ việc vốn xã hội là một khái niệm đa chiều, có biểu hiện ở nhiều cấp độ, hình thức và nội dung khác nhau, từ vi mô, trung mô đến vĩ mô (Turner 2000, tr.139,43). Phần này giới thiệu các định nghĩa kinh điển của các học giả Piere Bourdieu, James Coleman, và Robert Putnam. Về lịch sử khái niệm và các cuộc thảo luận xung quanh thuật ngữ vốn xã hội, xem Lin (2001, tr.3-18), Portes (1998, tr.3-9), Halpem (2005, tr.1-40). Mặc dù có nhiều cách hiểu, cách định nghĩa khác nhau, tuy nhiên các định nghĩa và giải thích đều xoay quanh bốn yếu tố có liên hệ mật thiết với nhau: hệ thống các mạng lưới xã hội; niềm tin của con người trong xã hội; sự hợp tác và sự gắn bó với mọi người. Cho đến nay, khái niệm vốn xã hội vẫn đang được tiếp tục thảo luận, phát triển với nhiều định nghĩa, cách giải thích khác, nhưng tựu trung vốn xã hội thường được định nghĩa xoay quanh bốn yếu tố có liên hệ mật thiết với nhau: hệ thống các mạng lưới xã hội; niềm tin của con người trong xã hội; sự hợp tác và sự gắn bó với mọi người. Trên cơ sở về các quan niệm và các định nghĩa của các nhà nghiên cứu trước và trong phạm vi nghiên cứu của bài viết, các yếu tạo thành vốn xã hội được xác định trong bài viết này là mạng lưới xã hội (bao gồm mạng lưới chính thức và không chính thức), sự tin cậy và sự hợp tác với nhau. Theo đó, có thể hiểu rằng sự liên kết thực tế giữa các mạng lưới xã hội như các cá nhân, các nhóm, các tổ chức, các hiệp hội với nhau sẽ tạo ra sự hiểu biết lẫn nhau, từ đó có thể tin tưởng và cho phép mọi người hợp tác làm việc cùng nhau. Lợi ích mà các hộ gia đình nhận được từ vốn xã hội của mình là những điều kiện thuận lợi để chủ thể tham gia huy động và sử dụng hiệu qủa các nguồn lực tài chính. 2.1.2. Vai trò của vốn xã hội Vốn xã hội bao gồm các mạng lưới mối quan hệ xã hội, được đặc trưng bởi các tiêu chí lòng tin và có đi có lại. Vì có sự tin tưởng, vốn xã hội cho phép mọi 9
- người hành động vì lợi ích lẫn nhau (Lochner et al, 1999). Theo Stewart-Weeks and Richardson (1998) bằng chất lượng của các mối quan hệ xã hội, các cá nhân có thể sử dụng nó để giải quyết các vấn đề mà họ gặp phải. Tsai (2000) và Coleman (1988) nghiên cứu và chỉ ra rằng vốn xã hội có vai trò quan trọng trong việc chia sẻ kiến thức và thông tin, từ những thông tin và kiến thức nhận được qua sự chia sẻ của các mạng lưới xã hội, các cá nhân có thể sử dụng để phát triển vốn con người. Niềm tin là một thành phần quan trọng của vốn xã hội (Stone, 2001) khi sự tin tưởng được phát triển, mối quan hệ này mang sẽ mang tính chất lâu dài, và do đó đòi hỏi phải bảo trì ít hơn. Thật vậy, với những người bạn tin tưởng và tin tưởng bạn, sau nhiều năm ít có sự tương tác với nhau thì mối quan hệ vẫn được duy trì mạnh mẽ. Prusak and Cohen (2001) lập luận để tăng tính hiệu quả trong quản lý, các nhà quản trị phải đặt niềm tin lên ưu tiên hàng đầu để xây dựng mối quan hệ trong các tổ chức có tính mạnh mẽ. Ngoài ra vốn xã hội còn được Coleman (1988) và Dearmon and Grier (2011) nhắc tới với vai trò quan trọng trong việc là tạo ra vốn con người thông qua các mối quan hệ trong gia đình và cộng đồng nhất để hình thành vốn con người ở thế hệ tiếp theo, nghiên cứu của Coleman về tỷ lệ học sinh bỏ học chỉ ra rằng có mối liên hệ giữa vốn xã hội của phụ huynh ảnh hưởng đến thành tích học tập của con cái. Theo Becker (1993) vốn xã hội tác động đến kiến thức, thói quen và kỹ năng của trẻ em qua tầm ảnh hưởng của gia đình. Nghiên cứu của mình Ports et al (1998) cũng nhận xét sự hiệu quả của vốn xã hội trong việc kiểm soát việc học tập của trẻ em mà không cần sử dụng đến các biện pháp kiểm soát khác. Vốn xã hội còn có vai trò trong phát triển kinh tế, trong một số trường hợp vốn xã hội có thể được sử dụng trong việc huy động các nguồn lực tài chính để đầu tư tăng trưởng kinh tế (Woolcock, 2001). Theo Trần Hữu Dũng (2003), bằng yếu tố niềm tin vốn xã hội giúp giảm các chi phí giám sát, giúp các doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và tiền bạc chi cho các hoạt động giám sát để đầu tư vào các hoạt động kinh tế khác. Vốn xã hội cũng có vai trò không nhỏ trong việc xây dựng và phát triển một xã hội dân sự (civil society) là kết luận từ nghiên cứu của Putnam (1995,2000). Putnam quan tâm đến mối quan hệ gắn kết giữa các công 10
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Phân tích tình hình cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thƣơng - Chi nhánh thành phố Huế
26 p | 415 | 54
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Chất lượng dịch vụ ngân hàng số dành cho khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam
102 p | 111 | 31
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Công tác quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Maritime Bank) - Thực trạng và giải pháp
122 p | 54 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Mở rộng hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng VPBank- chi nhánh Trần Hưng Đạo
101 p | 78 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Lâm Đồng II
106 p | 26 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Quang Trung
101 p | 66 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Tác động của cấu trúc vốn đến hiệu quả tài chính của những doanh nghiệp sản xuất nguyên vật liệu niêm yết tại Việt Nam
131 p | 28 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Cơ chế tự chủ tài chính tại Văn phòng Sở Tài chính tỉnh Hà Tĩnh
121 p | 63 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Hiệu quả hoạt động tín dụng của Agribank chi nhánh Nam Hà Nội
80 p | 127 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Các nhân tố tác động đến khả năng xảy ra kiệt quệ tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
114 p | 19 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Tác động của hành vi đám đông lên thị trường chứng khoán Việt Nam
85 p | 20 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Hiệu ứng củа chính sách miễn giảm phí lên dịch vụ thаnh toán cho khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nаm - Chi nhánh Sở giаo dịch
114 p | 22 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu của khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Chúng Việt Nam
98 p | 86 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Xử lý nợ xấu đã mua của các Tổ chức tín dụng tại Công ty Quản lý Tài sản
113 p | 81 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Phát triển hoạt động cho vay giải quyết việc làm tại Ngân hành Chính sách xã hội Chi nhánh Hà Nội
115 p | 54 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Quản lý tài chính tại Văn phòng Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam
85 p | 58 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Mở rộng cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Thanh Chương - Nghệ An
99 p | 14 | 4
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Tài chính: Nâng cao năng lực cạnh tranh các ngân hàng thương mại nhà nước Việt Nam trong điều kiện kinh tế quốc tế
16 p | 28 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn