Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Nghiên cứu đặc điểm nhân cách và những vấn đề cảm xúc hành vi ở sinh viên ngành công nghệ thông tin
lượt xem 9
download
Mục tiêu của đề tài là tìm hiểu thực trạng đặc điểm nhân cách và cảm xúc hành vi của sinh viên năm nhất ngành công nghệ thông tin trường Đại học FPT. Từ đó tìm được được mối liên hệ giữa đặc điểm nhân cách và các vấn đề cảm xúc hành vi và dự báo xu hướng tác động của từng mặt nhân cách đến các vấn đề cảm xúc hành vi, nhằm đề xuất một số giải pháp hỗ trợ công tác tư vấn hướng nghiệp và tâm lý học đường trong trường học hiệu quả hơn.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Nghiên cứu đặc điểm nhân cách và những vấn đề cảm xúc hành vi ở sinh viên ngành công nghệ thông tin
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC KHUẤT THỊ HOA NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM NHÂN CÁCH VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CẢM XÚC HÀNH VI Ở SINH VIÊN NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC HÀ NỘI – 2020
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC KHUẤT THỊ HOA NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM NHÂN CÁCH VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CẢM XÚC HÀNH VI Ở SINH VIÊN NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC CHUYÊN NGÀNH: TÂM LÝ HỌC LÂM SÀNG TRẺ EM VÀ VỊ THÀNH NIÊN Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trần Thành Nam HÀ NỘI – 2020
- LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn tới Ban giám hiệu Trường Đại học Giáo dục, các thầy, cô giáo của chương trình đào tạo Thạc sĩ Tâm lý học lâm sàng trẻ em và vị thành niên vì đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi nhất để tôi hoàn thành chương trình học và bảo vệ luận văn. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và kính trọng tới người thầy vô cùng tận tâm - PGS.TS. Trần Thành Nam, người đã tận tình chỉ dẫn tôi trong suốt quá trình từ những ngày đầu lên ý tưởng đề tài nghiên cứu, định hướng, phát triển và cho tới ngày hoàn thiện đề tài. Tận đáy lòng, tôi luôn cảm thấy biết ơn và may mắn vì đã được làm việc với người thầy vừa giỏi về chuyên môn lại giàu có về đạo đức như vậy. Tôi cũng chân thành cảm ơn tới cộng đồng cựu học viên các khóa 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 và 8 chương trình Tâm lý học lâm sàng trẻ em và vị thành niên của Trường Đại học Giáo dục vì đã hỗ trợ về tài liệu và đóng góp ý kiến để tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin cảm ơn sự hỗ trợ và tham gia trả lời Phiếu khảo sát của các em sinh viên trường Đại học FPT Hà Nội. Những ý kiến trả lời đó đã thực sự đóng góp rất lớn cho thành công của đề tài. Cuối cùng tôi vô cùng cảm ơn bố, mẹ, anh chị em trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và đặc biệt là chồng tôi đã luôn ủng hộ và trợ giúp tôi trong suốt quá trình tôi học thạc sĩ để tôi có thêm thời gian và sức khỏe hoàn thành chương trình học cũng như đề tài luận văn này. Do điều kiện thời gian cũng như tài liệu và hiểu biết còn hạn chế nên không thể tránh khỏi những thiếu sót, tôi kính mong các thầy, cô và độc giả giúp tôi khắc phục những hạn chế để hoàn thiện luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn! Ngày 12 tháng 6 năm 2020 Khuất Thị Hoa i
- DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT Tiếng Việt: HVCX: Hành vi cảm xúc M: Điểm trung bình TT: Thứ tự Std: Standard deviation - Độ lệch chuẩn LATC: Lo âu trầm cảm VDTD: Vấn đề tư duy TCTM: Trầm cảm thu mình VDCY: Vấn đề chú ý BTT: Bệnh tâm thể PBQT: Phá bỏ quy tắc VDXH: Vấn đề xã hội HVXK: Hành vi xâm kích SV: Sinh viên CNTT: Công nghệ thông tin ĐH: Đại học (N): Nhiễu tâm (O): Cởi mở (E): Hướng ngoại (A) Đồng thuận (C): Tận tâm Tiếng Anh: APA: American Psychological Association – Hội tâm lý học Hoa Kỳ DSM: Diagnostic and Statistical Manual of Mental Dissorders – Sổ tay chẩn đoán và phân loại bệnh tâm thần (của Hội Tâm thần học Hoa Kỳ) ICD: The International Classification of Diseases – World Health Organization: Bảng phân loại bệnh quốc tế của Tổ chức Y tế Thế Giới. ii
- MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................... i DANH MỤC BẢNG, BIỂU .................................................................................... v MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN ............................................................................... 6 1.1. Những nghiên cứu về đặc điểm nhân cách ..................................................... 6 1.1.1. Các lý thuyết nghiên cứu nhân cách ........................................................ 6 1.1.2. Các phương pháp nghiên cứu nhân cách ................................................ 10 1.1.3. Một số nghiên cứu nhân cách trên thế giới và tại Việt Nam ................... 11 1.2. Một số về nghiên cứu về các vấn đề cảm xúc hành vi .................................. 14 1.3. Mối liên hệ giữa nhân cách và các vấn đề hành vi cảm xúc ......................... 17 Trong quá trình nhân cách phát triển, nó sẽ đi theo hai hướng: Hướng tích cực: Là những nhân cách phát triển phù hợp với giá trị xã hội; Hướng bệnh lý: Là những nhân cách phát triển không phù hợp với giá trị xã hội......................................... 17 1.4. Một số khái niệm cơ bản ............................................................................. 21 1.4.1. Nhân cách ............................................................................................. 21 1.4.2. Vấn đề cảm xúc hành vi ........................................................................ 25 1.4.3. Sinh viên ............................................................................................... 26 TIÊU KẾT CHƯƠNG 1 ........................................................................................ 28 CHƯƠNG 2: TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................... 29 2.1. Khách thể nghiên cứu .................................................................................. 29 2.1.1. Đặc điểm của khách thể......................................................................... 29 2.2. Địa bàn nghiên cứu...................................................................................... 30 2.3. Tổ chức nghiên cứu ..................................................................................... 30 2.4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 31 2.4.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận ............................................................ 31 2.4.2. Phương pháp nghiên cứu bảng hỏi (anket)............................................. 32 TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 ........................................................................................ 37 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .............................................................. 38 3.1. Đặc điểm nhân cách của sinh viên ngành công nghệ thông tin ..................... 38 3.1.1. Đặc điểm mặt nhiễu tâm (N) ................................................................. 41 iii
- 3.1.2. Đặc điểm mặt hướng ngoại (E) .............................................................. 43 3.1.3. Đặc điểm mặt cởi mở (O) ...................................................................... 45 3.1.4. Đặc điểm mặt nhân cách đồng thuận (A) ............................................... 46 3.1.5. Đặc điểm mặt tận tâm (C) ..................................................................... 48 3.2. Thực trạng các vấn đề hành vi cảm xúc của sinh viên công nghệ thông tin trường Đại học FPT............................................................................................ 49 3.2.1. Điểm số trung bình của thang YSR ....................................................... 49 3.2.2. Mối liên hệ giữa đặc điểm nhân cách và các vấn đề HVCX ................... 58 3.3. Mô hình hồi quy giữa các đặc điểm nhân cách và các vấn đề cảm xúc hành vi ..... 62 Trên cơ sở tìm ra những mối tương quan giữa đặc điểm nhân cách và các vấn đề hành vi cảm xúc, chúng tôi tiến hành phân tích mô hình hồi quy bội để tìm ra những mặt nhân cách dự báo và ảnh hưởng tới các vấn đề cảm xúc hành vi. Kết quả thu được như sau: 62 TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 ........................................................................................ 83 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................... 84 1. Kết luận.......................................................................................................... 84 2. Khuyến nghị ................................................................................................... 85 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 87 PHỤ LỤC ............................................................................................................. 93 iv
- DANH MỤC BẢNG, BIỂU Bảng 3.1: Các chỉ số thống kê cơ bản về các mặt trong nhân cách của sinh viên ngành công nghệ thông tin. .................................................................................... 38 Bảng 3.2: Chỉ số thống kê theo mức độ các mặt nhân cách của sinh viên công nghệ thông tin ................................................................................................................ 40 Bảng 3.3. Đặc điểm nhân cách trong mặt nhiễu tâm (N) ........................................ 42 Bảng 3.4. Bảng đặc điểm của mặt hướng ngoại (E) ............................................... 44 Bảng 3.5. Bảng đặc điểm mặt cởi mở (O) .............................................................. 45 Bảng 3.6. Đặc điểm mặt nhân cách đồng thuận (A) ............................................... 47 Biểu đồ 3.1. Hàm phân phối tổng điểm thô YSR ................................................... 50 Bảng 3.8. Giá trị trung bình của tổng thang đo....................................................... 50 Bảng 3.9. Bảng phân loại vấn đề HVCX của sinh viên ngành công nghệ thông tin theo giới tính ......................................................................................................... 52 Bảng 3.10. Bảng tỉ lệ sinh viên ngành công nghệ thông tin gặp các vấn đề HVCX 57 Bảng 3.11. Bảng tương quan Person giữa các vấn đề hành vi cảm xúc và các mặt nhân cách. ............................................................................................................. 59 Bảng 3.12.Mô hình dự báo lo âu trầm cảm ............................................................ 63 Bảng 3.13.Mô hình dự báo trầm cảm thu mình ...................................................... 65 Bảng 3.14.Mô hình dự báo bệnh tâm thể ............................................................... 68 Bảng 3.16.Mô hình dự báo vấn đề tư duy .............................................................. 72 Bảng 3.17. Mô hình dự báo vấn đề chú ý ............................................................... 75 Bảng 3.18. Mô hình dự báo vấn đề Phá bỏ quy tắc ................................................ 77 Bảng 3.19. Mô hình dự báo vấn đề Hành vi xâm kích ............................................ 79 v
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Khi các nhà tâm lý học lần đầu tiên tự hỏi điều gì xảy ra với nhân cách trong suốt cuộc đời, các nhà nghiên cứu đã cho thấy có rất nhiều điều để nói về thời thơ ấu, thời thơ ấu và thanh thiếu niên. Tuy nhiên, hầu hết giả định rằng tuổi trưởng thành là điểm cuối của sự phát triển nhân cách (một người trưởng thành, từ điển cho chúng ta biết, là một cá nhân phát triển đầy đủ). William James (1890), đã có một tuyên bố rất nổi tiếng khi cho rằng, tính cách nhân vật “giống như thạch cao” ở độ tuổi 30. Nhiều nhà nghiên cứu cũng đã chứng minh về những thay đổi trong tính cách ở thời thơ ấu và thanh thiếu niên. Trẻ sơ sinh trở nên nhạy cảm với những khuôn mặt quen thuộc chỉ khoảng 30 ngày; lúc 8 tháng, trẻ có khả năng phát triển nỗi lo lắng ly thân khi bị bắt đi khỏi cha mẹ. Tiếp đến, thời thơ ấu là giai đoạn tuân thủ của hầu hết trẻ em và thanh thiếu niên nói chung được thừa nhận là một thời kỳ nổi loạn và hỗn loạn. Kết quả nghiên cứu cho thấy lòng tự trọng thường thấp trong giai đoạn này và tăng lên khi cá nhân đến tuổi trưởng thành [59] Đặc biệt, khi nghiên cứu về nhân cách thường được thể hiện rõ nhất ở độ tuổi nào là phù hợp đã cho thấy sự đa dạng ở các nghiên cứu theo từng giai đoạn khác nhau. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều quan điểm cho thấy các nghiên cứu về đặc điểm nhân cách cũng như cảm xúc hành vi ở độ tuổi thanh thiếu niên và người trưởng thành. Cụ thể, hầu hết các nhà tâm lý học xem xét sinh viên đại học tại thời điểm tốt nghiệp hoặc thể hiện một số khía cạnh về phát triển nhân cách khi ở độ tuổi trưởng thành. Có thể thấy, ở độ tuổi này có lý do để suy nghĩ rằng sự phát triển nhân cách vẫn tiếp tục, ít nhất là đối với một số cá nhân, trong vài năm tiếp diễn [50][51][52]. Các báo cáo nghiên cứu về các cá nhân từ tuổi đại học đến tuổi trưởng thành gần như luôn cho thấy một số thay đổi ở mức độ trung bình về đặc điểm tính cách và biến động cao hơn so với các nghiên cứu về các cá nhân lớn tuổi[50] [59]. Khi so sánh điểm số tính cách của sinh viên đại học với 10 người trưởng thành trong bản kiểm kê tính cách NEO (Costa & McCrae, 1985, 1989a), thang đo về năm yếu tố tính cách đã cho thấy sinh viên sự thể hiện các đặc điểm nhân cách về mặt nhiễu 1
- tâm, hướng ngoại, cởi mở cao hơn là đồng thuận và tận tâm. Những khác biệt này cho thấy sinh viên đại học trưởng thành và nhẹ nhàng hơn một chút, trở nên ít cảm xúc và linh hoạt hơn, tử tế và có trách nhiệm hơn. Như vậy, nếu định nghĩa tuổi trưởng thành là giai đoạn từ 18 tuổi trở đi, các nghiên cứu đã phần nào cho thấy có sự phát triển về đặc điểm nhân cách ở người trưởng thành. Vậy phải chăng ở độ tuổi trưởng thành hay cụ thể là độ tuổi sinh viên sẽ cho thấy đặc điểm nhân cách và cảm xúc hành vi không được thể hiện nhiều hay vẫn còn tiếp tục phát triển cho đến độ tuổi cao hơn. Đó là một vài khía cạnh về học thuật được giới nghiên cứu tranh luận mà đề tài quan tâm, làm rõ nhằm góp phần nâng cao nhận thức lý luận cho lĩnh vực nghiên cứu và cũng là mục tiêu lý luận của đề tài. Từ những đặc điểm nhân cách cũng phần nào phản ánh cảm xúc hành vi được thể hiện qua các chỉ số về sức khỏe tâm thần của sinh viên. Sức khỏe tâm thần, giống như các khía cạnh khác của sức khỏe, có thể bị ảnh hưởng bởi một loạt các yếu tố kinh tế xã hội cần được giải quyết thông qua các chiến lược toàn diện nhằm thúc đẩy, phòng ngừa, điều trị và phục hồi theo cách tiếp cận của cơ quan chính phủ. Các yếu tố quyết định sức khỏe tâm thần và rối loạn tâm thần không chỉ bao gồm các thuộc tính riêng lẻ như khả năng quản lý suy nghĩ, cảm xúc, hành vi và tương tác với người khác, mà còn các yếu tố xã hội, văn hóa, kinh tế, chính trị và môi trường cũng như chính sách quốc gia, bảo vệ xã hội, sinh hoạt, tiêu chuẩn sinh hoạt, điều kiện làm việc và hỗ trợ cộng đồng xã hội. Nghiên cứu sinh viên năm hai hệ bác sĩ của trường Đại học Y Hà Nội tại Việt Nam cho thấy tỷ lệ trầm cảm trong nhóm sinh viên có kiểu nhân cách hướng nội (33,05%) cao hơn so với nhóm sinh viên có kiểu nhân cách hướng ngoại (17,36%), tỷ lệ trầm cảm trong nhóm sinh viên có kiểu nhân cách không ổn định cao hơn so với nhóm sinh viên có kiểu nhân cách ổn định, sinh viên có nhân cách không ổn định có nguy cơ trầm cảm cao gấp hơn 5 lần so với kiểu nhân cách ổn định [29]. Đặc biệt, đối tượng sinh viên ngành công nghệ thông tin (CNTT) – ngành học có đặc thù yêu cầu trình độ và kiến thức cao, có thời gian ngồi máy tính rất dài, ít vận động, có những thời điểm kéo dài vài ngày, không ăn, không ngủ, điều này làm tăng nguy cơ mắc các bệnh không chỉ về cơ thể mà còn về tinh thần. Nguyên nhân 2
- các rối loạn cảm xúc, hành vi ở thanh thiếu niên chủ yếu xuất phát từ yếu tố sinh học, yếu tố môi trường hoặc kết hợp cả hai. Ví dụ về các yếu tố sinh học như yếu tố di truyền, cân bằng sinh hóa trong cơ thể, tổn thương hệ thần kinh trung ương (chấn thương sọ não. Các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần như bị bạo hành, bị thảm họa, mất người thân [24] [27]. Trước thực trạng như vậy một số câu hỏi được đặt ra như: Đặc điểm nhân cách và những vấn đề cảm xúc hành vi của sinh viên được thể hiện như thế nào? Có mối liên hệ nào giữa đặc điểm nhân cách và các vấn đề cảm xúc hành vi của sinh viên ngành công nghệ thông tin? Có những mặt nhân cách nào điểm cao thì có xu hướng dễ gặp vấn đề hành vi cảm xúc? Đó là những câu hỏi cần có câu trả lời xác đáng. Với những lý do trên, việc nghiên cứu “Nghiên cứu đặc điểm nhân cách và những vấn đề cảm xúc hành vi ở sinh viên ngành công nghệ thông tin” là việc làm cần thiết nhằm tìm hiểu đặc điểm, yếu tố tác động đến nhân cách, cảm xúc hành vi cũng như có sự so sánh, làm rõ mối liên hệ giữa hai yếu tố đó. Đề tài lựa khảo sát sinh viên chuyên ngành công nghệ thông tin tại Đại học FPT để thực hiện nghiên cứu bởi trong giới hạn nguồn lực cho phép của một nghiên cứu thực nghiệm. Trường Đại học FPT với sự đa dạng về độ tuổi, giới tính,ngành học, trình độ học vấn, quê quán sẽ giúp cho việc lựa chọn mẫu nghiên cứu phù hợp với nội dung, mục tiêu nghiên cứu và kiểm chứng các giả thuyết nghiên cứu cũng như tính đúng đắn của các lý thuyết nghiên cứu. 2. Mục đích nghiên cứu Tìm hiểu thực trạng đặc điểm nhân cách và cảm xúc hành vi của sinh viên năm nhất ngành công nghệ thông tin trường Đại học FPT. Từ đó tìm được được mối liên hệ giữa đặc điểm nhân cách và các vấn đề cảm xúc hành vi và dự báo xu hướng tác động của từng mặt nhân cách đến các vấn đề cảm xúc hành vi, nhằm đề xuất một số giải pháp hỗ trợ công tác tư vấn hướng nghiệp và tâm lý học đường trong trường học hiệu quả hơn. 3. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu 3.1. Câu hỏi nghiên cứu 3
- 1. Đặc điểm nhân cách và những vấn đề cảm xúc hành vi của sinh viên được thể hiện như thế nào? 2. Có mối liên hệ nào giữa đặc điểm nhân cách và các vấn đề cảm xúc hành vi của sinh viên ngành công nghệ thông tin? 3. Có những mặt nhân cách nào có xu hướng tác động, ảnh hưởng tới sự xuất hiện các vấn đề cảm xúc hành vi khác nhau ở sinh viên ngành công nghệ thông tin. 3.2. Giả thuyết nghiên cứu - Đặc điểm nổi bật về nhân cách của sinh viên công nghệ thông tin ĐH FPT là tính hướng ngoại, nhiệt huyết. - Sinh viên công nghệ thông tin ĐH FPT gặp vấn đề rối loạn hành vi nhiều hơn rối loạn cảm xúc. - Các vấn đề cảm xúc hành vi khác nhau thường có mối liên quan đến đặc điểm nhân cách theo xu hướng điểm nhiễu tâm nào càng cao thì điểm rối loạn các vấn đề cảm xúc hành vi càng cao. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Nhiệm vụ nghiên cứu lý luận - Tổng quan nghiên cứu về nhân cách theo thuyết 5 mặt lớn, các nghiên cứu về SKTT và mối quan hệ giữa các yếu tố này - Thao tác hóa các khái niệm liên quan đến đề tài: sinh viên, nhân cách, vấn đề cảm xúc và hành vi như lo âu, trầm cảm, rối nhiễu chống đối. 4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu thực tiễn - Phân tích trực trạng các đặc điểm nhân cách của sinh viên ngành công nghệ thông tin. - Phân tích thực trạng các vấn đề cảm xúc – hành vi mà sinh viên ngành công nghệ thông tin đang gặp phải. - Tìm hiểu mối liên hệ giữa đặc điểm nhân cách với các vấn đề cảm xúc – hành vi của sinh viên ngành công nghệ thông tin. 5. Đối tượng và khách thể nghiên cứu a. Đối tượng nghiên cứu - Đặc điểm nhân cách và các vấn đề cảm xúc hành vi của sinh viên năm nhất ngành 4
- công nghệ thông tin. b. Khách thể nghiên cứu - 325 sinh viên năm nhất ngành công nghệ thông tin trường ĐH FPT Hà Nội. 6. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu sử dụng 3 phương pháp nghiên cứu chính: (1) Nghiên cứu tài liệu, (2) điều tra bảng hỏi/trắc nghiệm, (3) xử lý số liệu bằng phần mềm thống kê toán học. 7. Giới hạn nghiên cứu Giới hạn nội dung: Nghiên cứu nhằm phân tích thực trạng các mặt nhân cách và các vấn đề cảm xúc hành vi ở sinh viên công nghệ thông tin. Đồng thời chỉ ra mối tương quan giữa nhân cách và các vấn đề cảm xúc hành vi. Giới hạn thời gian: Từ tháng 3 năm 2019 đến tháng 5 năm 2020. Giới hạn địa điểm: Khảo sát được tiến hành trên 325 sinh viên công nghệ thông tin năm thứ nhất tại trường ĐH FPT – km29 khu giáo dục đào tạo, khu công nghệ cao Hòa Lạc, Thạch Thất, Hà Nội. Trường FPT là một trong những trường hàng đầu về công nghệ, hội tụ đa dạng các đối tượng khác nhau trên khắp cả nước thi vào trường. Từ những sinh viên giỏi và xuất sắc giành được học bổng của trường đến những sinh viên khá thi đỗ vào trường và cả những sinh viên trung bình xét học bạ cũng có thể theo học ngành công nghệ thông tin tại trường. Đây là một ngành học đòi hỏi trình độ chuyên môn cao, đang thu hút trên thị trường lao động trong và ngoài nước. Đặc thù của ngành là làm việc với phần mềm và máy tính, tí có thời gian tương tác giữa người với người đồng thời ít vận động nên có nguy cơ gặp các vấn đề sức khỏe tâm thần cao. 8. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo, luận văn được trình bày trong 3 chương Chương 1: Trình bày tổng quan cơ sở lý luận của đề tài Chương 2: Phương pháp nghiên cứu và cách thức tổ chức triển khai nghiên cứu Chương 3: Kết quả nghiên cứu 5
- CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN 1.1. Những nghiên cứu về đặc điểm nhân cách 1.1.1. Các lý thuyết nghiên cứu nhân cách Theo lý thuyết chất dịch: quan niệm vốn có trong lý thuyết này là cơ thể người chứa đựng những chất dịch (chất lỏng), đặc biệt có nhiều nhất trong cơ thể như máu, dãi, đờm, mật vàng, và mật đen, và những chất này có ảnh hưởng nhiều tới nhân cách của con người. Theo đó những người có tỉ lệ máu cao thì thường có nhân cách hoạt bát, vui vẻ, sinh động, còn những người có tỉ lệ mật vàng hay nước mắt cao hơn sẽ tạo ra tính cách nóng nảy, hấp tấp [45]. Theo lý thuyết phân tâm của Freud: Cấu trúc nhân cách có ba thành phần, bao gồm: Cái nó, cái tôi và cái siêu tôi. Freud cho rằng nhân cách của cá nhân có liên quan chặt chẽ với quá trình của ý thức và libido, được xây dựng và định hình lúc 5 tuổi, đây là thời kỳ quan trọng nhất quyết định toàn bộ sự phát triển của một đời người [45]. Lý thuyết của Karl Gustav Jung cho rằng có một vô thức tập thể hình thành từ những động cơ nguyên thủy của loài người. Trong cấu trúc này, cái tôi là trung tâm của ý thức, nhân cách là mẹ của ý thức, vô thức là mẹ của tâm lý tập thể và tâm lý cá nhân. Cái bản thân nằm giữa ý thức và vô thức. Cái bản thân là sự tổng hợp cái bên trong và cái bên ngoài [44]. Lý thuyết 8 giai đoạn phát triển của Erikson: nhân cách như thế nào chính là quá trình mỗi cá nhân đối phó với những mâu thuẫn gặp phải trong các giai đoạn đó [45]. Lý thuyết về hành vi về nhân cách của B.F.Skinner: Hành vi tạo tác là hành vi được hiểu là loại hành vi được tạo ra bởi chính hiệu quả của nó. Và sự hình thành và phát triển nhân cách chính là sự hình thành, duy trì, thay đổi một hệ thống các hành vi tạo tác để tạo nên một nhân cách ổn định, riêng biệt [45]. Thuyết hành vi xã hội: nhóm các lý thuyết này xem nhân cách phần lớn là kết quả của sự tập quen. Những lý thuyết này thay đổi từ thuyết kích thích – phản ứng theo thuyết hành vi, xem nhân cách đơn thuần là kết quả của vô số các lần biến đổi 6
- do điều kiện ngoại cảnh mà trẻ tiếp nhận qua đời sống, cho đến lý thuyết ý thức xã hội và hành vi xã hội phức tạp hơn, xem kinh nghiệm xã hội là yếu tố quan trọng quyết định nhân cách [46] [51]. Nhân cách theo thuyết hành vi xã hội: Albert Bandura cho rằng yếu tố xã hội trong việc hình thành nhân cách quan trọng hơn sự thừa nhận của Watson hay Skinner. Bandura cho rằng một quá trình quyết định liên quan đến nhân cách đó là học tập xã hội [45] Lý thuyết nhu cầu về nhân cách của Maslow: Theo quan niệm của ông, sự phát triển của nhân cách chính là quá trình mỗi các nhân tiến hành các hoạt động khác nhau để thỏa mãn các nhu cầu đa dạng của mình. Chính quá trình mỗi các nhân tiến hành các hoạt động khác nhau của mình một cách đa dạng và phong phú để thỏa mãn các nhu cầu của mình quy định chiều hướng phát triển nhân cách của họ. Lý thuyết thân chủ trọng tâm cùa Carl Rogers: ở lý thuyết này, khái niệm cái tôi và sự phát triển cá nhân được nhấn mạnh, cho rằng cả hai yếu tố này đều cần thiết trong việc phát triển nhân cách lành mạnh [45]. Lý thuyết tâm lý học hoạt động về nhân cách cảu Vuwgotxki: Ông cho rằng “lịch sử phát triển văn hóa của trẻ đưa chúng ta đến lịch sử phát triển nhân cách” hay nói cách khác, sự phát triển nhân cách và thế giới quan của trẻ chính là sự phát triển văn hóa. Lý thuyết nhân cách của Cattell: nhờ áp dụng phân tích nhân tố, nhà tâm lý học nhân cách Raymond Cattell đã tìm ra 16 đặc điểm tượng trưng cho các khuôn khổ nhân cách cơ bản. Từ đó phát triển thành bảng câu hỏi 16 nhân tố của nhân cách, là cách đánh giá cho biết mỗi đặc điểm nhân cách dành cho ba nhóm đối tượng khác nhau: phi công, nghệ sĩ sáng tạo và nhà văn [46] Nhà tâm lý học người Anh (sinh ra ở Đức) - Hans Eysenck cũng sử dụng phân tích nhân tố để nhận dạng các mẫu trong đặc điểm nhân cách. Ông nhận thấy phân tích nhân cách tốt nhất nên mô tả bằng thuật ngữ gồm hai khuôn khổ hướng nội - hướng ngoại và thần kinh ổn định - không ổn định. Khi phân tích theo hướng nội - hướng ngoại sẽ phân làm hai nhóm: một nhóm là người thường điềm tĩnh, cẩn thận trầm ngâm và ức chế (người hướng nội) còn một nhóm khác là những người 7
- luôn vượt lên trước, hòa đồng và hoạt động (người hướng ngoại). Con người cũng có thể chia thành kiểu người không ổn định với các biểu hiện như buồn rầu, hay tự ái, nhạy hay nhóm người ổn định với các biểu hiện điềm tĩnh, đáng tin. Với cách đánh giá con người theo hai chiều hướng này, nhà tâm lý Eysenck có thể dự đoán hành vi con người trong những tình huống khác nhau. Với những ưu điểm như số câu vừa phải và dễ diễn giải, dễ hiểu, thang đo nhân cách Eysenck (Eysenck Personality Inventory, viết tắt là EPỈ) đã được dịch và đưa vào sử dụng trong nghiên cứu, giảng dạy và thực hành lâm sàng ở Việt Nam khá lâu. Như vậy, có rất nhiều những lý thuyết nhân cách khác nhau trong ngành tâm lý học, mỗi lý thuyết có ưu, nhược điểm khác nhau. Trong đó, không thể không nhắc đến lý thuyết 5 yếu tố lớn của nhân cách. Mục đích của thuyết 5 nhân tố FFM (Five Factor Model) là nhằm "quan sát người khác, ghi chép lại những sự khác biệt giữa các cá nhân đó". Qua nghiên cứu từ vựng (lexical study), người ta giả định rằng "sự khác biệt giữa các cá nhân có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động con người được ký hiệu hóa thành ngôn ngữ (ngôn ngữ tự nhiên) sử dụng hằng ngày. Do đó nếu tập trung, phân loại, chỉnh lý các từ ngữ biểu hiện sự khác biệt cá nhân (đặc tính ngữ) có trong từ điển hay những mô tả người có trong tiếp xúc và ghi chép thì có thể nhìn thấy cấu trúc của nhân cách. Những nghiên cứu về từ vựng được bắt đầu từ Alloprt, G.W. và Odbert, H.S. (1936) cùng với sự phát triển của phương pháp phân tích nhân tố đã phát triển thành ghi chép nhân cách dựa vào 5 nhân tố. Tiếp theo các nghiên cứu của Tupes, E.C and Christal, R.E (l961) rồi Norman, W.T (1963), Goldberg, L.R trên cơ sở xem xét lại bản chất ý nghĩa tâm lý của các yếu tố, đã đi đến chỗ coi 5 nhân tố là mô hình có thể ghi chép một cách bao quát ve nhân cách vượt qua sự phân loại đơn thuần về đặc tính ngữ (hay những từ ngữ biểu thị đặc tính nhân cách, D.Peabody, D & Goldberg, L.R., 1989). Phương pháp cấu thành thước đo trên cơ sở lý thuyết nhân cách và sử dụng thước đo đó để ghi chép về những sự khác biệt cá nhân được gọi là nghiên cứu phiếu hỏi hay nghiên cứu qua hỏi đáp viết (questionnaire study). Trong khi nghiên 8
- cứu từ vựng xuất phát từ sự quan tâm đến từ vựng (đặc tính ngữ) và cơ cấu của nó để hệ thống hóa chúng theo phương thức từ dưới lên (bottom up) và tìm ra đặc tính nhân cách ở thứ nguyên cao thì trong nghiên cứu qua hỏi đáp viết chủ yếu người ta dùng phương pháp xác minh cấu trúc nhân cách từ lí luận với phương thức từ trên xuống (top down). Trong bối cảnh như vậy những nghiên cứu nhằm nắm bắt nhân cách một cách tổng quát đi tìm những mô hình dễ hiểu được tiến hành nhiều lần, dần dần những thành tựu của nghiên cứu từ vựng và nghiên cứu hỏi đáp viết được đưa vào kết hợp lại và hình thành nên FFM. Kết quả là thước đo với 5 nhân tố định sẵn ra đời. Trong số đó có NEO PI-R (Revised NEO Personality lnventory) một mô hình hiện nay đang được sử dụng rộng rãi nhân đã được Costa, P.T., Jr và Mccrae, R.R đưa ra năm 1992. Thước đo này đo 5 mặt (lĩnh vực) của nhân cách, mỗi mặt bao gồm 6 chỉ số và mỗi chỉ số được đo bằng 8 hành vi thể hiện (8 items). Như vậy tổng cộng trắc nghiệm có 240 items. Với giả định về cơ cấu tầng bậc của các mặt và chỉ số, người ta hy vọng sẽ nắm bắt được nhân cách một cách tổng quát và chi tiết. Năm 1996, McCrae và Costa đưa ra lý thuyết năm yếu tố. Lý thuyết này chỉ ra năm yếu tố cơ bản của nhân cách, còn gọi là Big Five, bao gồm: Tính thần kinh; tính hướng ngoại; Tính mở đối với hiểu biết; Tính dễ chịu; Tính ý thức. Nguồn gốc của mô hình nhân cách năm yếu tố này là quan điểm nét nhân cách là một yếu tố ổn định của nhân cách, trong khi các thuộc tính tâm lý khác như: Thái độ, niềm tin, kỹ năng … thì có thể thay đổi theo thời gian và tình huống. Từ quan điểm này, Cattell và cộng sự cho rằng cần phân biệt những yếu tố cơ bản của nhân cách (Big Five) với các đặc trưng thích ứng của nahan cách. Lý thuyết năm yếu tố muốn nhấn mạnh rằng nhân cách cần phải được xem xét một cách tổng thể và trong suốt chiều dài lịch sử của cá nhân chứ không nên xem như là một mẫu hành vi tách biệt. Có nhiều nhiên cứu chỉ ra rằng năm yếu tố cơ bản của nhân cách chịu sự chi phối lớn bởi yếu tố di truyền, tuy nhiên tác giả của mô hình này (McCrae và Costa) cho rằng môi trường cũng có ảnh hưởng lớn đến nhân cách. Trong nghiên cứu của McCrae và Costa cũng tìm thấy độ tin cậy và độ giá trị của 5 yếu tố và các yếu tố này khá ổn định ở lứa tuổi trưởng thành. Golberg sau khi 9
- tổng hợp các nghiên cứu của những người khác nhau ông đã đề nghị lấy tên gọi 5 mặt đó là “Big Five”. Theo lý thuyết này, 5 mặt nhân cách mà được nhiều người tán thành nhất đó là Nhiễu tâm (Neuroticism), Hướng ngoại (Extraversion), Cởi mớ (Openness), Dễ đồng ý (Agreeableness) và Tận tâm (Coscientiouness). Ý nghĩa của của 5 yếu tố được diễn giải như sau: Nhiễu tâm (N) là mặt nhân cách đánh giá khả năng kiểm soát và ổn định về mặt cảm xúc, dự đoán những cá nhân có nguy cơ dễ rơi vào stress tâm lý hoặc có những ý tưởng phi thực tế, những khao khát thái quá. Hướng ngoại (E) là mặt nhân cách dùng để đánh giá tần xuất và cường độ các tương tác liên cá nhân, mức độ tích cực, nhu cầu khuyến khích và khả năng hưởng ứng. Cởi mở (O) là mặt nhân cách để đánh giá hành vi sẵn sàng thử nghiệm, học hỏi cái mới, đánh giá cao sự nắm giữ kinh nghiệm, khả năng chịu đựng để khảo sát những cái mới lạ. Dễ đồng ý/Dễ chấp nhận (A): mặt nhân cách này đánh giá chất lượng định hướng liên cá nhân của con người với một chuỗi từ sự đồng tình đến đối nghịch trong suy nghĩ, cảm giác và hành động. Tận tâm (C): mặt nhân cách này đánh giá khả năng tổ chức công việc, động cơ, uy tín trong hành vi nhằm hướng tới mục tiêu của cá nhân. Đặc điểm này tương phản giữa những cá nhân khó tính, phụ thuộc với những người độc lập và mềm mỏng [13] [51]. 1.1.2. Các phương pháp nghiên cứu nhân cách Trong nghiên cứu về nhân cách, có hai phương pháp đánh giá nhân cách là phương pháp nghiên cứu trường hợp và phương pháp trắc nghiệm. Tuy nhiên, phương pháp nghiên cứu trường hợp chủ yếu tiến hành giới hạn trên số lượng ít khách thể và đòi hòi thời gian, công sức cũng như nhiều nguồn lực khác, lại không tổng hợp khái quát trên phạm vi nhiều khách thể được nên với đề tài này, chúng tôi sử dụng phương pháp trắc nghiệm để làm công cụ đánh giá nhân cách. Hiện nay trên thế giới có nhiều trắc nghiệm làm công cụ đánh giá nhân cách. Phải kể đến một số trắc nghiệm khá phổ biến như các trắc nghiệm phóng chiếu, trắc 10
- nghiệm khách quan, sử dụng bảng hỏi nhân cách Eysenck (EPQ), bảng hỏi nhân cách ba chiều (TPQ). Nghiên cứu xuyên văn hóa về vấn đề đo đạc nhân cách của Cheung (2004) đã liệt kê một số trắc nghiệm được sử dụng tại các nước châu Á như MMPI, EPQ, STAI và NEO PI-R. Đã có rất nhiều nghiên cứu cho thấy trắc nghiệm nhân cách năm yếu tố (Five Factor Model) được sử dụng cho đánh giá, tư vấn, lựa chọn, tuyển dụng nhân sự cũng như xem xét tác động đến sự thành công trong nghề nghiệp như các nghiên cứu của Boudreau, Boswell, & Judge năm 2001; Seibert & Kraimer năm 2001; Gelissen & de Graaf năm 2006; Reed, Bruch, Haase năm 2004; Schmit & Ryan năm 1993; Sutin và cộng sự năm 2009; Timmerman, 2004 và Detrick, & Chibnall năm 2006. [59]. Trên thế giới, trắc nghiệm nhân cách phổ biến nhất, được nghiên cứu và sử dụng nhiều nhất là các trắc ngiệm nhân cách năm yếu tố, trong đó nổi bật là trắc nghiệm NEO của các tác giả Paul T.Costa và Robert R.McCrae, với phiên bản NEO PI-R. Trắc nghiệm NEO PI-R là một trong những trắc nghiệm được lựa chọn sử dụng với mục đích đánh giá về nghề nghiệp, có thể góp phần giúp xác định được sự phù hợp tối ưu giữa một các nhân và công việc [51]. Một số nghiên cứu cho rằng NEO PI-R đã được nghiên cứu và ứng dụng trong tâm lý học công nghiệp/tổ chức [59]. Vì những lý do trên, trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng công cụ đánh giá nhân cách là trắc nghiệm NEO – 60VN làm công cụ đo đạc, trắc nghiệm này được thích nghi tại Việt Nam từ trắc nghiệm NEO PI-R bởi Trần Văn Công và cộng sự vào năm 2016. 1.1.3. Một số nghiên cứu nhân cách trên thế giới và tại Việt Nam Nghiên cứu của Jerome Kagan tại đại học Havard thực hiện trên 500 trẻ em sơ sinh ( từ 4 tháng tuổi) được bắt đầu thực hiện từ năm 1989 và vẫn tiếp tục đến hiện tại. Nghiên cứu này khẳng định bản chất phân biệt giữa người hướng nội và hướng ngoại là sự nhạy cảm với các kích thích bên ngoài. Một nghiên cứu của tác giả Haleh Saboori năm 2016 trên 200 học sinh trung học ở Tehran-Iran sử dụng thang EPQ (Eysenck Personality Questionnaire ) cho kết quả 44,7% học sinh có nhân 11
- cách hướng nội, 55,3% học sinh có nhân cách hướng ngoại [61]. Nghiên cứu năm 2017 của Pia Zeinoun và cộng sự về cấu trúc nhân cách rập – Levantine trên 806 đối tượng xác định được nhân cách gồm 6 yếu tố: 1- đạo đức, 2- sự chu đáo, 3- sự thống trị, 4- sự đồng nhất, 5- tích cực, 6- độ ổn định về cảm xúc. Nghiên cứu của Dr.Kalyani Kenneth trên 41 trẻ em về mối liên quan giữa tính cách và lòng tự trọng của trẻ sử dụng bảng nghiệm kê nhân cách EPI cho thấy tương quan không có ý nghĩa thống kê giữa yếu tố thần kinh và long tự trọng của trẻ ( r=- 0,23; p=0,23). Ngược lại có mối tương quan có ý nghĩa thống kê giữa yếu tố hướng ngoại- nội và lòng tự trọng của trẻ (r= 0,54; p
- thích giao tiếp hơn, hiền lành, thiếu kiên định kém ý chí hơn nam sinh viên và dễ bị tình cảm chi phối; sinh viên nam có kiểu hướng nội, đằm tính, nhanh nhẹn, dễ nóng giận, nghiêm khác. Sinh viên khối xã hội là người hướng ngoại, trong đó sinh viên khối tự nhiên ưa quyền lực hơn và chịu được sự căng thẳng cao hơn [3] Nghiên cứu năm 2010 của Đinh Thị Kim Thoa, Trần Văn Công với đề tài “Một số đặc điểm nhân cách sinh viên học các ngành học khác nhau” tiến hành trên 1182 sinh viên thuộc 8 trường đại học, cao đẳng thuộc thành phố Hà Nội và Đà Nẵng với khoảng 20 ngành học khác nhau. Nghiên cứu này đã cho thấy có sự khác biệt ở một số đặc điểm nhân cách giữa sinh viên các ngành học và giữa sinh viên nam và nữ. Sinh viên Nữ thể hiện tính dễ chịu, ngay thẳng và có thay đổi cảm xúc nhiều hơn nam, trong khi đó sinh viên nam thể hiện tính nhiệt huyết và trí tuệ cao hơn sinh viên nữ. Sinh viên ngành Nhân văn thể hiện sự hướng ngoại, nhiệt tình cao hơn so với sinh viên Sư phạm [35]. Hướng thứ hai, nghiên cứu tập trung về đối tượng đặc thù. Ở hướng nghiên cứu này, chủ yếu có các bài tạp chí quan tâm đến các vấn đề như sự hình thành và phát triển của hệ thống động cơ (học tập. lao động, động cơ thành đạt…; khả năng tự đánh giá, sự định hướng giá trị chung và định hướng giá trị trong các hoạt động khác nhau, thái độ trước những vấn đề xã hội khác nhau cũng như đối với những hoạt động khác nhau, tinh thần trách nhiệm, hứng thú và khả năng thích ứng. Theo hướng nghiên cứu này phải kể đến là nghiên cứu vào năm 2008 của Trần Anh Châu về tác động của một số đặc điểm nhân cách đến động cơ thành đạt của thanh niên cho thấy đặc điểm nhân cách ít ảnh hưởng đến khía cạnh thể hiện động cơ thành đạt [2] Hướng thứ ba, nghiên cứu về những yếu tố, những phẩm chất tâm lý quan trọng, tích cực thuộc về nhân cách thông qua các biện pháp tác động tâm lý-giáo dục. Nghiên cứu tập trung các vấn đề: hình thành động cơ nhân cách của hoạt động học tập, hình thành thái độ tích cực trong học tập và đối với các vấn đề xã hội hiện nay; hình thành khả năng tự đánh giá, đánh giá khách quan, phù hợp; giáo dục tinh thần trách nhiệm, giáo dục hình thành kĩ năng sống; … 13
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Cách thức ứng phó trước những khó khăn tâm lý của học sinh trung học phổ thông thành phố Hồ Chí Minh
78 p | 372 | 100
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Nhu cầu tham vấn tâm lí của học sinh THPT huyện Xuyên Mộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
92 p | 504 | 98
-
Luân văn Thạc sĩ Tâm lý học: Định hướng giá trị trong tình yêu của sinh viên một số trường đại học tại thành phố Hồ Chí Minh
129 p | 542 | 87
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Khó khăn tâm lý trong công tác tham vấn học đường tại thành phố Hồ Chí Minh
82 p | 493 | 81
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của sinh viên năm thứ nhất Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh
107 p | 438 | 79
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Nhu cầu tham vấn tâm lý của nhân viên văn phòng tại doanh nghiệp ở thành phố Hồ Chí Minh
119 p | 336 | 54
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Nhận thức và thái độ của người lao động về vấn đề tư vấn tâm lý trong doanh nghiệp
93 p | 320 | 51
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Áp lực tâm lý và cách ứng phó của trẻ lao động sớm tại một số quận nội thành thành phố Hồ Chí Minh
197 p | 270 | 49
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của học viên năm thứ nhất trường Sĩ quan Lục quân 2
133 p | 299 | 46
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Bầu không khí tâm lý của lớp học tại trường Đại học An ninh Nhân dân
178 p | 221 | 43
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Nhu cầu tham vấn tâm lý của công nhân khu chế xuất Tân Thuận tại TP. Hồ Chí Minh
106 p | 162 | 39
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Một số phẩm chất tâm lý cơ bản của hướng dẫn viên du lịch
103 p | 189 | 33
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: So sánh một số khái niệm trong Tâm lý học và Duy thức học
67 p | 158 | 30
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Nhận thức, thái độ về an toàn tình dục của nữ thanh niên công nhân khu công nghiệp Sóng Thần tỉnh Bình Dương
143 p | 173 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Một số khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của học viên Phân viện miền Nam, Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam
103 p | 149 | 24
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Một số phẩm chất tâm lý cơ bản của chuyên viên nhân sự
124 p | 163 | 22
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Năng lực quản lý nhân sự của giám đốc doanh nghiệp nhà nước tại thành phố Hồ Chí Minh
104 p | 136 | 19
-
Luân văn Thạc sĩ Tâm lý học: Kỹ năng sử dụng Internet trong học tập môn Tâm lý học của sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Bà Rịa- Vũng Tàu
115 p | 152 | 18
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn