intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Thủy sản: Nghiên cứu một số đặc điểm sinh sản và sản xuất giống nhân tạo Hàu thái bình dương Crassostrea gigas (Thunberg, 1793) tại Bình Định

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:87

48
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài “Nghiên cứu một số đặc điểm sinh sản và sản xuất giống nhân tạo Hàu thái bình dương Crassostrea gigas (Thunberg, 1793) tại Bình Định” nhằm góp phần cung cấp dẫn liệu về đặc tính sinh sản và kỹ thuật sản xuất giống Hàu thái bình dương, thúc đẩy nghề nuôi Hàu thái bình dương của tỉnh Bình Định phát triển.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Thủy sản: Nghiên cứu một số đặc điểm sinh sản và sản xuất giống nhân tạo Hàu thái bình dương Crassostrea gigas (Thunberg, 1793) tại Bình Định

  1. i ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN HÒA HUYNH NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH SẢN VÀ SẢN XUẤT GIỐNG HÀU THÁI BÌNH DƯƠNG Crassostrea gigas (Thunberg, 1793) TẠI BÌNH ĐÌNH LUẬN VĂN THẠC SỸ Chuyên ngành: NUÔI TRỒNG THỦY SẢN HUẾ - 2016 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  2. ii ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN HÒA HUYNH NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH SẢN VÀ SẢN XUẤT GIỐNG HÀU THÁI BÌNH DƯƠNG Crassostrea gigas (Thunberg, 1793) TẠI BÌNH ĐÌNH LUẬN VĂN THẠC SỸ Chuyên ngành: NUÔI TRỒNG THỦY SẢN Mã số: 60.62.03.01 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. TÔN THẤT CHẤT CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN TS. LÊ VĂN DÂN HUẾ - 2016 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học mà tôi đã trực tiếp thực hiện. Các kết quả, số liệu nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào. Tác giả luận văn Nguyễn Hòa Huynh PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  4. ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn đến Ban lãnh đạo Trung tâm giống Thủy sản tỉnh Bình Định, Trạm Thực nghiệm Nuôi trồng thủy sản Cát Tiến – Bình Định đã giúp đỡ, động viên, tạo điều kiện thuận lợi để tôi thực hiện và hoàn thành luận văn. Xin cảm ơn Ban giám hiệu, quý thầy, cô của khoa Sư phạm, Tổ Sinh – Hóa, Trường Cao đẳng Bình Định đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi theo học Chương trình Cao học (Chuyên ngành Nuôi trồng thủy sản) tại Trường Đại học Nông Lâm – Đại học Huế và tiến hành các thí nghiệm, phân tích mẫu vật tại phòng thí nghiệm của nhà trường. Xin cảm ơn Ban giám hiệu, quý thầy cô giáo khoa Thủy sản Trường Đại học Nông Lâm – Đại học Huế đã trực tiếp giảng dạy, truyền thụ kiến thức và tạo mọi điều kiện tốt nhất trong suốt thời gian đào tạo. Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Tôn Thất Chất, người Thầy đã hướng dẫn tận tình cho tôi trong thời gian thực hiện luận văn. Tôi xin được gửi lời cảm ơn đến các kỹ sư Phan Thanh Việt, Lê Tấn Phát, Nguyễn Chí Tâm đã giúp đỡ và đóng góp nhiều ý kiến quý báu giúp luận văn hoàn thiện hơn. Tôi cũng xin được cám ơn sự động viên, tạo điều kiện của bạn bè, người thân đã sẵn sàng giúp đỡ, chia sẻ với tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn. Cám ơn ba, mẹ gia đình hai bên và anh, chị, em và nhất là vợ tôi, người đã luôn luôn quan tâm, động viên, hy sinh tạo điều kiện cho tôi có thể tham gia khóa học và hoàn thành luận văn. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  5. iii TÓM TẮT Đề tài “Nghiên cứu một số đặc điểm sinh sản và sản xuất giống nhân tạo Hàu thái bình dương Crassostrea gigas (Thunberg, 1793) tại Bình Định” được tiến hành nhằm thu được các dẫn liệu về một số đặc điểm sinh sản của Hàu thái bình dương và xác định các thông số kỹ thuật trong sản xuất giống nhân tạo. Nội dung nghiên cứu: Đề tài gồm hai nội dung chính là nghiên cứu một số đặc điểm sinh sản của Hàu thái bình dương và sản xuất giống nhân tạo Hàu thái bình dương tại Bình Định. - Nội dung nghiên cứu một số đặc điểm sinh sản của Hàu thái bình dương: Mẫu nghiên cứu được thu thập hàng tháng từ tháng 8/2015 đến tháng 01/2016. Mỗi tháng thu 30 mẫu tại đầm Đề Gi. Cân đo các chỉ tiêu về kích thước và trọng lượng. Đánh giá các giai đoạn thành thục theo thang 5 bậc của Braley (1984), Nash (1988). Hệ số sinh dục được xác định theo công thức của Ito (1990). Xác định tỷ lệ đực cái, kích thước thành thục lần đầu tiên và sức sinh sản của mẫu hàu thu thập. - Nội dung sản xuất giống nhân tạo Hàu thái bình dương tại Bình Định: Xác định sự hiệu quả trong việc kích thích hàu sinh sản, kết quả của việc ương nuôi ấu trùng nổi, cho ấu trùng hàu bám và ương nuôi lên con giống hàu cấp I. - Phương pháp xử lý số liệu: Sử dụng phần mềm Microsoft Excel 2007 và SPSS 20 để tính các giá trị trung bình, độ lệch chuẩn và so sánh thống kê các giá trị trung bình giữa các Đợt thí nghiệm. So sánh sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nhiều trung bình sau phân tích phương sai (Post Hoc Test) bằng phương pháp kiểm định LSD và Duncan ở độ tin cậy 95%. Kết quả nghiên cứu - Kích thước của Hàu thái bình dương dao động trong khoảng từ 8,18 – 14,20 cm (nhóm hàu có kích thước từ 10,00 – 10,98 cm chiếm ưu thế với 35% số lượng cá thể). - Hệ số sinh dục của Hàu thái bình dương tăng từ tháng 8/2015 đến tháng 10/2015 (hệ số sinh dục cao nhất trong tháng 10/2015 với giá trị 54,62% ở con đực và 55,39% ở con cái). Hệ số sinh dục của con đực thấp nhất tại tháng 12/2015 với giá trị là 41,24% và với con cái là 46,75% tại tháng 01/2016. - Tỷ lệ đực: cái của hàu qua các tháng thu mẫu cho thấy tỷ lệ đực : cái tính chung là 1,09 : 1. - Trong các mẫu thu được cá thể cái có kích thước thành thục nhỏ nhất với chiều dài vỏ 8,62 cm, cá thể đực có kích thước thành thục nhỏ nhất 8,18 cm. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  6. iv - Hàu thái bình dương có sức sinh sản tuyệt đối dao động từ 161.800 – 412.200 trứng và sức sinh sản tương đối từ 3.849 – 5.689 trứng/g khối lượng toàn thân. - Sử dụng phương pháp sốc nhiệt để kích thích hàu sinh sản với hai giai đoạn là sốc nóng và sốc lạnh là có hiệu quả. Tỷ lệ hàu bố mẹ sinh sản trong các đợt thí nghiệm là 50,50 – 64,00%, tỷ lệ thụ tinh là 77,30 – 83,50%; tỷ lệ nở ra ấu trùng chữ D là 75,85 – 83,00%; tỷ lệ sống từ ấu trùng chữ D đến ấu trùng điểm mắt là 33,00 – 37,70%; tỷ lệ sống từ ấu trùng điểm mắt đến ấu trùng bám là 13,30 – 17,00% và tỷ lệ sống từ ấu trùng bám lên giống cấp I là 81,50 – 87,50%. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  7. v MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................................i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................. ii TÓM TẮT NỘI DUNG LUẬN VĂN ........................................................................... iii MỤC LỤC .......................................................................................................................v DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................... vii DANH MỤC BẢNG ................................................................................................... viii DANH MỤC HÌNH .......................................................................................................ix MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1 1. Đặt vấn đề ....................................................................................................................1 2. Mục tiêu của đề tài ......................................................................................................1 3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài ........................................................1 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ..................................................................3 1.1. Tình hình nghiên cứu sản xuất hàu giống và nuôi hàu thương phẩm trên thế giới ..3 1.1.1. Tình hình sản xuất giống .......................................................................................3 1.1.2. Tình hình nuôi thương phẩm .................................................................................4 1.1.3. Địch hại, bệnh và cách phòng trị trong nuôi hàu...................................................5 1.2. Tình hình sản xuất giống và nuôi hàu thương phẩm tại Việt Nam ..........................6 1.2.1. Tình hình sản xuất giống hàu tại Việt Nam...........................................................6 1.2.2. Tình hình nuôi hàu thương phẩm tại Việt Nam ....................................................8 1.3. Đặc điểm sinh học của họ hàu Ostreidae ...............................................................14 1.3.1. Đặc điểm hình thái cấu tạo ..................................................................................14 1.3.2. Đặc điểm phân bố ................................................................................................15 1.3.3. Một số yếu tố môi trường ....................................................................................15 1.3.4. Phương thức sống ..............................................................................................162 1.3.5. Sinh trưởng ..........................................................................................................13 1.3.6. Sinh sản................................................................................................................13 1.4. Điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế xã hội của tỉnh Bình Định ...........................14 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  8. vi 1.4.1. Điều kiện tự nhiên ...............................................................................................14 1.4.2. Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Định.....................................................15 1.4.3. Chiến lược và kế hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản của tỉnh Bình Định .......15 1.4.4. Tình hình khai thác hàu và nuôi hàu tại tỉnh Bình Định .....................................16 CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...............................................................................................................................19 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..........................................................................19 2.2 . Nội dung và phương pháp nghiên cứu nghiên cứu ...............................................20 2.2.1. Nội dung nghiên cứu ...........................................................................................20 2.2.2. Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................20 2.2.3. Phương pháp thu thập số liệu ..............................................................................24 2.2.4. Phương pháp xử lý số liệu ...................................................................................25 CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .......................................26 3.1. Một số đặc điểm sinh học sinh sản của Hàu thái bình dương ................................26 3.1.1. Cấu trúc về kích thước của Hàu thái bình dương trong thời gian thí nghiệm .....26 3.1.2. Một số đặc điểm sinh học sinh sản của Hàu thái bình dương .............................31 3.2. Sản xuất giống nhân tạo Hàu thái bình dương tại Bình Định ................................39 3.2.1. Một số yếu tố môi trường trong quá trình thí nghiệm .........................................39 3.2.2. Kết quả cho Hàu thái bình dương sinh sản ..........................................................44 3.2.3. Kết quả ương nuôi ấu trùng Hàu thái bình dương ...............................................47 CHƯƠNG 4 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN ......................................................57 4.1. Kết luận...................................................................................................................57 4.2. Đề xuất ý kiến .........................................................................................................58 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................59 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  9. vii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TT : Thứ tự NTTS : Nuôi trồng thủy sản NLTS : Nguồn lợi thủy sản GĐ : Giai đoạn GI : Hệ số sinh dục HSTT : Hệ số thành thục Wtt : Khối lượng toàn thân Wsd : Khối lượng tuyến sinh dục Wpm : Khối lượng phần mềm Fa : Sức sinh sản tuyệt đối Frg : Sức sinh sản tương đối L (cm) : Chiều dài (cm) B (cm) : Chiều rộng (cm) H (cm) : Chiều cao (cm) DO : Oxy hòa tan SL : Số lượng TLS : Tỷ lệ sống AT : Ấu trùng PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  10. viii DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1. Số lượng và tỷ lệ % cá thể hàu ở các nhóm kích thước thu thập ..................27 Bảng 3.2. Tương quan giữa chiều dài và chiều rộng vỏ của Hàu thái bình dương ở các nhóm kích thước khác nhau ...........................................................................................27 Bảng 3.3. Tương quan giữa chiều dài và chiều cao vỏ của Hàu thái bình dương ở các nhóm kích thước khác nhau ...........................................................................................29 Bảng 3.4. Tỷ lệ (%) khối lượng phần thân mềm (Wpm) và khối lượng toàn thân (Wtt) của Hàu thái bình dương................................................................................................30 Bảng 3.5. Tỷ lệ (%) các giai đoạn phát triển tuyến sinh dục của mẫu Hàu thái bình dương qua các tháng phân tích ......................................................................................32 Bảng 3.6. Hệ số thành thục (HSTT) (%) của Hàu thái bình dương qua các tháng phân tích .................................................................................................................................33 Bảng 3.7. Biến động tỷ lệ đực : cái theo chiều dài vỏ của Hàu thái bình dương ..........35 Bảng 3.8. Tỷ lệ % giai đoạn III, IV của tuyến sinh dục theo chiều dài vỏ của Hàu thái bình dương .....................................................................................................................35 Bảng 3.9. Sức sinh sản của Hàu thái bình dương trong thời gian nghiên cứu ..............36 Bảng 3.10. Biến động nhiệt độ (oC) của các đợt thí nghiệm .........................................39 Bảng 3.11. Kết quả đo giá trị Oxy hòa tan – DO (mg O2/lít) của các Đợt thí nghiệm .41 Bảng 3.12. pH, Amoniac (NH3) và Nitrite (NO2-) của các Đợt thí nghiệm ..................42 Bảng 3.13. Độ mặn (‰) của các đợt thí nghiệm ...........................................................44 Bảng 3.14. Kết quả sinh sản Hàu thái bình dương qua các Đợt thí nghiệm .................46 Bảng 3.15. Thời gian phát triển phôi và biến thái của ấu trùng Hàu thái bình dương ..49 Bảng 3.16. Kết quả ương nuôi ấu trùng nổi của Hàu thái bình dương..........................50 Bảng 3.17. Tỷ lệ sống từ ấu trùng điểm mắt lên ấu trùng bám và từ ấu trùng bám lên con giống cấp I ..............................................................................................................53 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  11. ix DANH MỤC HÌNH Hình 2.1. Hàu thái bình dương Crassostrea gigas (Thunberg,1793) .............................19 Hình 2.2. Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu ....................................................................20 Hình 3.1. Mẫu Hàu thái bình dương để phân tích .........................................................26 Hình 3.2. Xác định kích thước Hàu thái bình dương ....................................................27 Hình 3.3. Tương quan chiều rộng – chiều dài vỏ Hàu thái bình dương ........................28 Hình 3.4. Tương quan chiều cao – chiều dài vỏ Hàu thái bình dương..........................29 Hình 3.5. Cân xác định khối lượng mẫu Hàu thái bình dương .....................................31 Hình 3.6. Tỷ lệ % các giai đoạn tuyến sinh dục của Hàu thái bình dương theo tháng .31 Hình 3.7. Hệ số sinh dục của Hàu thái bình dương qua các tháng ................................32 Hình 3.8. Hàu đực (a) và hàu cái (b) .............................................................................34 Hình 3.9. Biến thiên tỷ lệ đực : cái theo tháng của Hàu thái bình dương .....................34 Hình 3.10. Theo dõi các yếu tố môi trường trong bể ương nuôi ...................................40 Hình 3.11 . Trạm Thực nghiệm Nuôi trồng thủy sản Cát Tiến, Phù Cát, Bình Định ...40 Hình 3.12. Khúc xạ kế để đo độ mặn ............................................................................43 Hình 3.13. Tuyển chọn hàu để cho sinh sản ..................................................................44 Hình 3.14. Kích thích hàu sinh sản bằng phương pháp sốc nhiệt .................................45 Hình 3.15. Chuẩn bị hàu bố mẹ để cho sinh sản ...........................................................45 Hình 3.16. Cho hàu bố mẹ sinh sản ...............................................................................47 Hình 3.17. Một số giai đoạn phát triển của ấu trùng Hàu thái bình dương ...................48 Hình 3.18. Hệ thống bể ương nuôi ấu trùng nổi ............................................................50 Hình 3.19 . Lưu giữ tảo giống trong phòng thí nghiệm tại nơi tiến hành sản xuất giống nhân tạo Hàu thái bình dương .......................................................................................52 Hình 3.20. Nuôi tảo sinh khối để làm thức ăn cho ấu trùng hàu ...................................52 Hình 3.21. Hoạt động thay nước và theo dõi sự phát triển của ấu trùng hàu Thái Bình Dương ............................................................................................................................54 Hình 3.22. Cung cấp tảo sinh khối để ương nuôi ấu trùng Hàu thái bình dương..........54 Hình 3.23. Số lượng ấu trùng bám và số lượng con giống cấp I ...................................55 Hình 3.24 . Chuẩn bị giá thể cho ấu trùng Hàu thái bình dương bám ...........................56 Hình 3.25. Chăm sóc ấu trùng Hàu thái bình dương sau khi bám dây ..........................56 Hình 3.26. Theo dõi sự phát triển của hàu giống bám trong ương con giống hàu cấp I .......................................................................................................................................56 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  12. 1 MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Bình Định là tỉnh nằm ven biển miền Trung, với bờ biển dài 134 km, có nhiều cửa biển như: Quy Nhơn, Đề Gi, Tam Quan và hơn 7.600 ha mặt nước có khả năng nuôi trồng thủy hải sản. Đầm Thị Nại và đầm Đề Gi với diện tích lần lượt là 5.060 ha và 2.000 ha là hai đầm nước lợ mặn có khả năng phục vụ nuôi trồng thủy hải sản lớn nhưng chưa khai thác hết năng suất. Hàu thái bình dương (Crassostrea gigas) là đối tượng nuôi vùng nước lợ mặn có giá trị kinh tế. Hàu thái bình dương là một loại thực phẩm bổ dưỡng với hàm lượng protein hơn 40% tính theo vật chất khô và nhiều dưỡng chất có giá trị khác. Đặc biệt các sản phẩm chiết suất từ Hàu thái bình dương có giá trị rất lớn đối với đời sống con người như giúp tăng cường sinh lực nam giới, hỗ trợ vấn đề sinh lý yếu, tăng số lượng và cải thiện chất lượng tinh trùng, giảm tỷ lệ dị hình, dị tật tinh trùng, giảm tỷ lệ vô sinh và rất có lợi cho người mắc chứng tim mạch, huyết áp, cholesterol cao cũng như người suy giảm miễn dịch nhờ sản phẩm chiết suất từ Hàu thái bình dương có chứa Taurine. Vì vậy, nhu cầu về sản phẩm thương phẩm Hàu thái bình dương hiện nay rất lớn và không đáp ứng đủ từ hoạt động nuôi thương phẩm. Nhìn chung, nghề nuôi hàu tại tỉnh Bình Định còn tự phát, bấp bênh, không có kỹ thuật, thiếu định hướng phát triển bền vững. Sự thành công hay thất bại của việc nuôi hàu còn phụ thuộc vào giống tự nhiên. Việc nuôi phụ thuộc vào khai thác từ tự nhiên làm nguồn lợi suy giảm, năng suất và chất lượng hàu hàng năm giảm sút. Vì vậy, việc cung cấp giống hàu có chất lượng tốt phục vụ hoạt động nuôi thương phẩm tại địa bàn tỉnh Bình Định là vấn đề vấn đề cấp thiết cần được giải quyết. Từ thực tế trên tôi chọn đề tài: “Nghiên cứu một số đặc điểm sinh sản và sản xuất giống nhân tạo Hàu thái bình dương Crassostrea gigas (Thunberg, 1793) tại Bình Định” nhằm góp phần cung cấp dẫn liệu về đặc tính sinh sản và kỹ thuật sản xuất giống Hàu thái bình dương, thúc đẩy nghề nuôi Hàu thái bình dương của tỉnh Bình Định phát triển. 2. Mục tiêu của đề tài - Thu được các dẫn liệu về một số đặc điểm sinh sản của Hàu thái bình dương. - Xác định các thông số kỹ thuật trong sản xuất giống nhân tạo hàu Thái Bình Dương. 3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài - Luận văn là tài liệu bổ sung kiến thức khoa học về một số đặc điểm sinh sản của Hàu thái bình dương. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  13. 2 - Kết quả thu được trong sản xuất giống nhân tạo Hàu thái bình dương là cơ sở khoa học để góp phần tiến tới xây dựng quy trình sản xuất giống nhân tạo Hàu thái bình dương. - Góp phần giải quyết việc làm cho người lao động ven biển, đa dạng hóa đối tượng nuôi tại tỉnh Bình Định, bảo vệ nguồn lợi thủy sản, giảm ô nhiễm môi trường. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  14. 3 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1.1. Tình hình nghiên cứu sản xuất hàu giống và nuôi hàu thương phẩm trên thế giới 1.1.1. Tình hình sản xuất giống Mặc dù nghề nuôi hàu đã có lịch sử lâu đời nhưng sản xuất giống hàu chỉ bắt đầu 40 năm trở lại đây ở một số nước như: Nhật Bản (đối với Hàu thái bình dương Crassotrea gigas), Úc (hàu Đá Saccostrea glomerata), Mỹ (hàu Crassostrea virginaca), Trung Quốc và Pháp (Liet al, 2006; Spencer, 2002). Quy trình sản xuất hoàn thiện dần ở trình độ cao. Trong những năm đầu của thập niên 90 thế kỷ XX sản lượng con giống từ sinh sản nhân tạo chiếm gần 90% của tổng sản lượng hàu giống ở Anh, Canada và Mỹ (Wong, 1993). Việc sản xuất giống theo một trình tự chung là: Chọn lọc, thu thập hàu bố mẹ và nuôi vỗ kích thích cho đẻ hay cho thụ tinh nhân tạo, ương nuôi ấu trùng và con giống, cấy tảo làm thức ăn. Quá trình nuôi vỗ tùy thuộc vào từng vùng và mùa, thông thường khoảng 2 - 3 tuần vào mùa hè và 6 - 8 tuần vào mùa đông. Phương pháp kích thích cho đẻ đa dạng, bao gồm nâng hạ nhiệt độ, độ muối. phơi khô tạo dòng chảy, nâng pH nhưng đối với hàu hiệu quả nhất là nâng nhiệt. Thể tích bể ương nuôi ấu trùng thay đổi rất lớn giữa các vùng và các nước: Trung Quốc (10 - 100m3), Tasmania (10 - 20m3), Queensland (0,5 - 2m3) với mật độ ấu trùng 5 - 8 con/ml và tỷ lệ sống thường đạt 5 - 10%. Ương con giống thường ở trong bể 2 - 5m3 có thể bằng hệ thống nước chảy hay nước tĩnh với vật bám là vỏ sò, tôn nhựa, dây thừng. Hiện nay quanh vịnh Dabob và vịnh Willipa (thuộc bang Washington, Mỹ) có khoảng 11 trại sản xuất giống chia làm 3 phần: Một phần sản xuất con giống bán sang các nước châu Âu, một phần để nuôi thành con giống, một phần ở giai đoạn điểm mắt. Lượng con giống đã tăng lên đáng kể có khoảng 50.000 thùng giống (1 thùng có từ 13.000 - 20.000 con giống) mỗi năm từ vùng ven biển Thái Bình Dương. Theo Jones và Jones (1988), một chi tiết rất quan trọng đến việc vận chuyển ấu trùng, cho bám ở những vùng không có khả năng xây dựng trại giống là ấu trùng điểm mắt của Hàu thái bình dương có thể giữ trong điều kiện độ ẩm và nhiệt độ 50C trong thời gian hàng tuần nhưng hàu vẫn có thể bám tốt. Nhưng trong nghiên cứu của Tan và Wong (1995) tại Hong Kong đã kết luận ấu trùng điểm mắt của hàu C. belcheri có thể giữ tốt nhất trong vòng 12 giờ ở nhiệt độ 15oC. Ứng dụng những thành tựu đó, Mỹ và Malayxia đã xây dựng trại giống có công suất lớn tạo ra ấu trùng hàu điểm mắt cung cấp cho các cơ sở cho bám và nuôi thương phẩm hay xuất bán ra nước ngoài. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  15. 4 Một trong những kỹ thuật mới trong công nghệ sản xuất giống là kỹ thuật cho bám đơn làm đổi mới nghề nuôi hàu ở Colombia, Anh. Họ có thể xuất bán hàng triệu con giống đơn phục vụ cho nghề nuôi hàu bằng khay và bằng túi của vùng (Cross and Kingzett, 1992, trích theo Hà Đức Thắng, 2005). Công nghệ tạo giống hàu dây bằng cách sử dụng các hạt vỏ sò, hàu xay nhỏ có kích thước 300 - 500m để ấu trùng điểm mắt của hàu bám vào đó sinh trưởng cho đến khi trưởng thành. Ngoài ra một số cơ sở nghiên cứu sản xuất hàu giống tam bội hay tứ bội ở Mỹ và Canada, người ta đã dùng hóa chất Epinephrine để tiêu hủy tuyến tiết chất bám vào vật bám cứng của hàu tạo thành những con hàu giống giúp ích nhiều cho nuôi thương phẩm (Gregory, 2008). Tại Úc phương pháp tạo con giống hàu đơn bằng cách cho ấu trùng bám vào những tấm nhựa hình gợn sóng và đợi đến khi giống lớn lên đạt kích thước khoảng 5mm, người ta uốn cong tấm nhựa và con giống rời ra tạo thành con giống đơn (Giáo sư Paul Southgate, thông tin cá nhân, 2007). 1.1.2. Tình hình nuôi thương phẩm Hàu là đối tượng có giá trị về dinh dưỡng, thị trường rộng, chi phí nuôi thấp, nên nuôi hàu có lịch sử rất lâu đời tại nhiều quốc gia. Trung Quốc là nước đầu tiên nuôi hàu và hiện tại cũng là quốc gia có sản lượng hàu nuôi cao nhất thế giới. Người Trung Quốc nuôi hàu chủ yếu phục vụ cho thị trường trong nước, khách hàng không quan tâm nhiều đến hình dáng bên ngoài mà chỉ đề cập đến chất lượng thịt bên trong. Do đó phương pháp nuôi ở đây là dây treo bằng cách dùng xi-măng dán dính vỏ những con hàu lại với nhau chạy dọc theo đoạn dây rồi treo lơ lửng trong nước. Con giống cho nuôi có thể từ sinh sản nhân tạo hay từ tự nhiên. Với hình thức nuôi này, hàu rất nhanh lớn, thịt nhiều, nhưng hình dạng vỏ xấu xí, dẹt vì vỏ hàu dính lại với nhau bằng chất xi măng. Đối với khách hàng các nước châu Âu và Mỹ, ngoài ưa chuộng chất lượng thịt người ta còn quan tâm đến hình thức bề ngoài như: Có kích cỡ vừa phải và hình dạng ngoài phải đẹp để trưng bày lên đĩa. Do đó nghề nuôi hàu ở những nước châu Âu và châu Mỹ chủ yếu sử dụng con giống bám đơn. Tại Canada, con giống hàu đơn được đặt trong những khay xếp chồng lên nhau, những khay này hình tròn, vuông được cố định tại một trụ giữa. Nghề nuôi hàu tại Mỹ chủ yếu sử dụng con giống đơn tam bội. Hàu giống được xếp vào những khay nhựa rồi treo lơ lửng trong nước hay được đặt tại những sạp cách đáy vùng triều. Tại Pháp nuôi hàu đã bắt đầu vào những năm giữa của thế kỉ XVII với loài hàu bản địa Ostrea edulis, nguồn giống cho nuôi được thu từ tự nhiên sử dụng sạp bằng gỗ PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  16. 5 hay nhựa PVC đặt dưới đáy và được nuôi trong những ao vùng duyên hải. Mãi đến năm 1960, nguồn giống hàu này bị cạn kiệt do khai thác quá mức nên người ta mới nhập khẩu loài hàu Crassostrea angulata từ Bồ Đào Nha để nuôi. Trong những năm 1973, 1974, triệu chứng bệnh mang đã gây chết hàu hàng loạt nên Hàu thái bình dương đã được thay thế. Đến năm 2002, sản lượng hàu này chiếm 98% trong tổng sản lượng hàu nuôi. Với nguồn giống từ tự nhiên hay nhân tạo, nuôi thương phẩm hàu ở các nước châu Âu dựa vào 3 phương pháp chính đó là nuôi đáy, nuôi trong những khung cố định dưới nước và nuôi treo trên những bè trôi nổi (Grizel và Heral, 1991). Tại Úc, đối tượng nuôi là hàu đá Saccostrea glomerata với phương pháp nuôi truyền thống là cho hàu giống bám vào viên đá hay vỏ sò trưởng thành rồi đặt xuống đáy vùng triều để nuôi. Đến những năm 1950, từ nhận thức rằng nuôi hàu theo kiểu trên dễ bị bùn lấp hay những địch hại khác nên hình thức nuôi được tập trung vào nuôi bằng khay, lồng hay trên những cọc cắm đất. Nuôi Hàu thái bình dương (nhập từ Nhật Bản) được bắt đầu những năm 1970 chủ yếu từ con giống sinh sản nhân tạo và đang là đối tượng nuôi chính của Úc (Spencer, 2002). 1.1.3. Địch hại, bệnh và cách phòng trị trong nuôi hàu Giai đoạn còn nhỏ, hàu bị giết bởi nhiều loại địch hại khác nhau như: Ốc lông, cua, ghẹ, một số loại cá… Lý do đơn giản là khi còn nhỏ, vỏ hàu thường mềm nên dễ bị các loại địch hại tấn công ăn thịt. Nền công nghiệp nuôi hàu tại Mỹ xác định địch hại lớn nhất là các loại động vật thân mềm một mảnh vỏ như: Ốc lông và ốc xoắn. Những bọn địch hại này thường dùng răng hàm khoang lỗ hay bào mòn vỏ hàu rồi đưa vòi hút thức ăn vào đó để giết chết hàu nuôi (Menzel và Nichy, 1958). Ngoài ra ở giai đoạn con giống và hàu con, các loại cua cũng là những địch hại gây tỷ lệ chết rất lớn. Tại vùng biển bờ Đông của nước Mỹ, địch hại chính của nghề ương hàu là các loại cua bùn, cua đá, cua xanh. Chúng dùng những càng khỏe mạnh kẹp nát vỏ những cá thể hàu còn non và ăn thịt (thậm chí cua lớn có thể ăn thịt những cá thể hàu trưởng thành). Điểm đặc biệt ở đây là những bọn địch hại này cũng là bọn thích nghi rộng với những biến đổi môi trường nên chúng có thể xuất hiện quanh năm (Bisker và Castagna, 1987). Tuy nhiên địch hại lớn nhất ảnh hưởng đến công nghiệp nuôi hàu C. angulata tại Đài Loan là bọn giun thẳng ký sinh (flatworms) (Chang, 2009). Bên cạnh đó, động vật nguyên sinh cũng gây các hội chứng chết hàng loạt các loài hàu nuôi. Ví dụ nguyên sinh động vật Marteilia sydneyi gây hội chứng chết hàng loạt vào mùa hè của hàu đá Sydney Saccostrea glomerata ở Úc. Cơ chế là nguyên sinh động vật bám vào và phá hoại tuyến tiêu hóa của hàu, quá trình hình thành tuyến sinh dục giảm và hàu chết hàng loạt. Người nuôi hàu không biết cách nào kiềm chế ngoài PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  17. 6 phương pháp đơn giản là không giữ hàu trong đìa của họ qua mùa hè ẩm ướt. Tương tự, nguyên sinh đông vật M. refringens cũng gây những vấn đề trên hàu Ostrea edulis ở Pháp và Tây Ban Nha. Trong khi đó Mikrocytos roughleyi lại gây chết hàng loạt ở hàu đá Sydney vào mùa đông (khi mà nồng độ muối tương đối cao 30 - 35‰). M. mackini lại gây chết vào mùa đông trên Hàu thái bình dương ở Bắc Mỹ. Ngoài ra, virus và vi khuẩn cũng là những tác nhân gây bệnh nghiêm trọng trên một số loài hàu nuôi. Virus đã được thông báo giảm tỉ lệ sống của ấu trùng Hàu thái bình dương nuôi ở New Zealand, Mỹ, và Pháp. Dịch bệnh bùng phát khi trong bể có hiện tượng nhiệt độ tăng cao và mật độ ấu trùng lớn. Vi khuẩn ở các giống Vibrio, Pseudomonas, Alteromonas đã gây chết ở hầu hết các trại giống hàu ở Tasmania (Úc). Biện pháp phòng trị hiệu quả đối với địch hại của hàu nuôi là dùng cỡ lưới thích hợp để giữ hàu và ngăn chặn địch hại từ bên ngoài lồng. Ngoài ra nhiều tác giả còn đưa ra cách phòng trị là dùng nước ngọt ngâm hàu hay để hàu ra ngoài ánh sáng một thời gian thích hợp sẽ tiêu diệt được bọn giun thẳng (Chang, 2009). Việc xuất hiện một số bệnh hay triệu chứng chết hàng loạt ở hàu nuôi thường đi kèm với sự biến đổi bất thường của một số yếu môi trường như: Nhiệt độ, nồng độ muối, thức ăn…. Ví dụ triệu chứng chết hàng loạt về mùa đông thường đi kèm với nồng độ muối cao, nhiệt độ thấp, trong khi đó triệu chứng chết về mùa hè đi cùng với nồng độ muối giảm, virus gây bệnh cho ấu trùng hàu khi nhiệt độ quá cao, thức ăn thiếu, mật độ ấu trùng cao. Do đó trong sản xuất giống và nuôi thương phẩm hàu, việc đảm bảo các yếu tố môi trường tối ưu cho mỗi loài là vô cùng quan trọng, làm cho hàu nuôi khỏe mạnh, sức kháng bệnh tốt, tỉ lệ sống cao. Vì vậy, chọn địa điểm và mùa vụ thả hàu là nhân tố quyết định sự thành công trong nuôi hàu. Ngoài ra, tạo hàu đa bội thể hay chọn lọc những cá thể có gen kháng bệnh tốt cũng là biện pháp hữu hiệu trong công tác phòng chống bệnh. 1.2. Tình hình sản xuất giống và nuôi hàu thương phẩm tại Việt Nam 1.2.1. Tình hình sản xuất giống hàu tại Việt Nam Nghiên cứu sản xuất giống nhân tạo tại Việt Nam bắt đầu những năm thế kỷ XXI. Tiền đề từ năm 2001-2004, Bộ Khoa học và Công nghệ đã cấp kinh phí cho Viện Nghiên cứu NTTS I thực hiện đề tài: “Nghiên cứu công nghệ sản xuất giống và nuôi hàu thương phẩm” do kỹ sư Hà Đức Thắng làm chủ nhiệm, bao gồm 3 nhánh: Miền Bắc, miền Trung, miền Nam lần lượt do kỹ sư Hà Đức Thắng, tiến sĩ Lê Trọng Phấn, tiến sĩ Lê Minh Viễn đảm nhiệm. Đề tài đã có những thành công nhất định và phát triển nghề nuôi hàu ở 3 miền. Tại miền Bắc, loài hàu được nghiên cứu là Hàu cửa sông PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  18. 7 nhưng do giá trị không cao nên đa số người dân nhập giống Hàu thái bình dương (từ Trung Quốc hay Đài Loan) về nuôi. Trong khi đó tại miền Nam, Công ty Viễn Thành được thành lập năm 2004 tiếp tục sản xuất con giống cung cấp cho hoạt động nuôi của người dân với 3 loài hàu sau: C. belcheri, C. rivularis và C. iredalei. Cũng trong năm 2003 - 2004. Với nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học từ UBND TP HCM, Công ty Viễn Thành chủ trì thực hiện đề tài: “Nghiên cứu và sản xuất thử hàu giống bám đơn C. belcheri bằng phương pháp sinh sản nhân tạo tại Long Sơn, Bà Rịa - Vũng Tàu”. Đề tài đã thành công trong việc ứng dụng và cải tiến công nghệ sản xuất giống hàu đơn từ Canada (công nghệ dùng vỏ hàu xay nhỏ đến cỡ 300 - 600m chỉ để cho mỗi con hàu bám vào một hạt vật bám). Hàu thương phẩm sau khi nuôi lớn từ con giống đơn này được bán rất chạy, đặc biệt tại các nhà hàng phục vụ khách nước ngoài (Lê Minh Viễn, 2004; Lê Minh Viễn và Phạm Cao Vinh, 2007). Năm 2006, Viện Nghiên cứu NTTS I phối hợp với Công ty Đầu tư và phát triển Hạ Long, Quảng Ninh đã nhập giống Hàu thái bình dương về nuôi thăm dò tại vịnh Bái Tử Long. Hàu thái bình dương nuôi tại vịnh có tốc độ tăng trưởng rất nhanh, trong 8 - 10 tháng nuôi hàu đạt kích cỡ thương phẩm trung bình 65 - 75mm/con trọng lượng từ 70 - 80g/con và tỷ lệ sống đạt từ 54-63%. Đến nay nuôi Hàu thái bình dương đã phát triển mạnh ở Quảng Ninh. Năm 2008, nghiên cứu sản xuất giống Hàu thái bình dương phục vụ cho nuôi xuất khẩu đã được thực hiện tại Trung tâm Quốc gia Giống hải sản miền Bắc thuộc Viện Nghiên Cứu NTTS I, đây là cơ sở vững chắc để phát triển nghề nuôi hàu theo hướng bền vững. Trong khuôn khổ dự án Nhập công nghệ hàu tứ bội để sản xuất giống hàu tam bội thể từ Công ty Cs4 của Mỹ, Viện Nghiên Cứu NTTS III đã vận dụng thành công công nghệ hàu bám đơn từ Mỹ và qua 2 năm thực hiện thử nghiệm (2008 và 2009), đơn vị tiếp nhận đã sản xuất khoảng 2 triệu con giống đơn (bằng phương pháp vỏ hàu xay nhỏ và hóa chất Epineprine) loài Hàu thái bình dương và C. iredalei. Trong đó phương pháp dùng hóa chất cho hàu dây với tốc độ sinh sản chậm hơn hàu đơn bằng vỏ hàu xay nhỏ (Phùng Bảy, 2009). Từ đó nhóm cộng tác viên của dự án chỉ sử dụng phương pháp cho hàu đơn bằng vỏ hàu xay nhỏ. Hàu giống đem đi nuôi được các địa phương đánh giá cao ở 3 khía cạnh: Hình dáng đẹp, sinh trưởng nhanh, tỷ lệ sống cao. Dự án đã tạo được 5.000 con giống hàu tam bội với kích thước hiện tại là 6 – 8mm của loài Hàu thái bình dương và C. iredalei và vẫn đang tiếp tục đến năm 2011. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  19. 8 Tuy nhiên việc thực nghiệm sản xuất giống Hàu thái bình dương thời gian qua với tỷ lệ sống, tỷ lệ bám đơn thấp do các yếu tố kỹ thuật chưa thích hợp. Do đó việc nghiên cứu quy trình sản xuất giống cũng quan trọng, đặc biệt khi mà các địa phương yêu cầu phát triển nghề nuôi Hàu thái bình dương. 1.2.2. Tình hình nuôi hàu thương phẩm tại Việt Nam Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới, Đông và Nam đều giáp biển, có nhiều vũng, vịnh, cửa sông đổ ra biển, tạo nguồn phù sa làm thức ăn dồi dào cho nuôi hàu. Ngoài ra, nguồn nhân công, trang thiết bị rẻ tiền, sẵn có ở địa phương, cũng là lợi thế không nhỏ để phát triển nghề nuôi hàu rộng khắp. Nghiên cứu và nuôi thử nghiệm hàu sớm nhất là ở Quảng Ninh. Bắt đầu từ năm 1967, các chuyên gia Trung Quốc đã nuôi thử nghiệm Hàu cửa sông tại Sông Chanh, Yên Hưng, Quảng Ninh. Đến năm 1972, trong chương trình hỗ trợ phi chính phủ, một tổ chức của Nhật Bản đã cử chuyên gia sang giúp Việt Nam cũng nuôi Hàu cửa sông theo phương pháp vớt giống ngoài tự nhiên ở vùng nước Quảng Yên, Yên Hưng, Quảng Ninh. Các dự án nuôi hàu tiến hành trong hoàn cảnh chiến tranh lúc bấy giờ nên tạm dừng và không đạt được kết quả như dự định (Nguyễn Chính, 2001; Vũ Công Tâm, 2009). Sau khi nước nhà thống nhất (1975), nuôi hàu vẫn chưa được chú trọng chỉ tập trung vào khai thác phục vụ tiêu dùng nội địa. Từ những năm đầu của thập niên 90 nghề nuôi hàu dân gian xuất hiện tại nhiều nơi như Long Sơn, Cần giờ, Quảng Ninh, Huế….nhằm thoát khỏi khổ nghèo (Lê Minh Viễn và Phạm Cao Vinh, 2007). Năm 2006, Công ty đầu tư - phát triển Hạ Long kết hợp với Công ty Khoa học kỹ thuật thuỷ sản Pauchen Đài Loan và chuyên gia Cục thực phẩm - dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã khảo sát một số vực nước thuộc vùng vịnh Bái Tử Long - Quảng Ninh. Đoàn đã xác định vùng này có đủ điều kiện để phát triển nuôi Hàu thái bình dương đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đạt tiêu chuẩn xuất khẩu vào thị trường Mỹ và EU và Hàu thái bình dương đã được nhập nuôi thử nghiệm tại đây. Năm 2007, Xí nghiệp Hải Minh và Công ty Đầu tư Phát triển Hạ Long đã nuôi 100 ha ở vịnh Bái Tử Long - Vân Đồn và tiếp tục xây dựng dự án mở rộng nuôi Hàu thái bình dương. Tính đến hết tháng 6 năm 2009, toàn tỉnh Quảng Ninh đã thả nuôi 220 ha và đang xây dựng 700 ha để đưa vào nuôi trong thời gian tới. Điển hình là Công ty Đầu tư Phát triển Hạ Long, Xí nghiệp Hải Minh, Công ty tài năng trẻ. Ước tính có khoảng 500 tấn hàu thương phẩm đang được nuôi tại Quảng Ninh. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  20. 9 Hình thức và đối tượng nuôi có sự khác nhau giữa ba miền. Ở miền Bắc, trước kia đối tượng nuôi là Hàu cửa sông C. rivularis bằng phương pháp nuôi cọc hay treo giàn và nguồn giống chủ yếu là từ tự nhiên. Những năm 2005, 2006, Hàu thái bình dương được nhập nội từ Úc, Đài Loan cho nuôi và dần thay thế Hàu cửa sông giá trị thấp (chủ yếu ở Quảng Ninh và một ít ở Hải Phòng). Loài hàu C. lugubris được nuôi phổ biến tại các tỉnh miền Trung với phương pháp nuôi bằng dây thừng, cọc, lốp xe… (Hà Lê Thị Lộc và cộng sự, 2001), trong khi các loài hàu C. belcheri và C. iredalei được nuôi tại các tỉnh phía Nam, đặc biệt nuôi rất nhiều tại Long Sơn, Cần Giờ và sau này là Cà Mau. Hình thức nuôi tại miền Nam đa dạng và ngày càng được cải tiến để đảm bảo cho hàu nhanh lớn và đạt tỷ lệ sống cao (Lê Minh Viễn, 2009). Sản lượng hàu nuôi của Việt Nam tăng khá nhanh từ 792 tấn năm 2002 lên 2.743 tấn năm 2007. Trong đó hàu được nuôi chủ yếu tại các tỉnh Quảng Ninh và Bà Rịa -Vũng Tàu với sản lượng lần lượt là 900 tấn và 1.364 tấn năm 2007, chiếm tới 88,9% tổng sản lượng hàu nuôi toàn quốc. Năng suất bình quân giai đoạn 2002-2007 đạt 7,1 tấn/ha, trong đó nuôi đáy năng suất 10-12 tấn/ha; nuôi giàn bè 3-5 tấn/giàn, nuôi khay 6-8 kg/khay. Diện tích tăng rất nhanh, từ 94,5 ha năm 2002 lên 501,1 ha năm 2007, trong đó diện tích nuôi lớn nhất là hai khu vực Long Sơn và Quảng Ninh. Tại Quảng Ninh, diện tích nuôi hàu tăng từ 100 ha (2006) đến 220 ha (2009) và đang xây dựng 700 ha để đưa vào nuôi trong thời gian tới. Diện tích tăng nhanh vì ngày càng có nhiều doanh nghiệp đầu tư vào nuôi hàu như Công ty Đầu tư Phát triển Hạ Long, Xí nghiệp Hải Minh, Công ty tài năng trẻ (Vũ Công Tâm, 2009). Trong thời gian qua, trên cơ sở tham khảo về đặc điểm sinh học, những ưu điểm trong nuôi Hàu thái bình dương, qua học tập tham quan quy trình sản xuất giống hàu đơn và nuôi thương phẩm ở những nước có nghề nuôi hàu phát triển như Mỹ, Úc, Canada, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III thử nghiệm sản xuất giống bám đơn loài hàu này và nuôi tại nhiều đầm phá như: Đầm Nại, Đầm Nha Phu, Vũng Chao, Vịnh Văn Phong mang lại kết quả tốt. Hiện tại, dự án tiếp tục cung cấp con giống cho bà con nuôi ở những địa điểm này. Ngày 18/12/2009, Viện III đã gửi khoảng 3.000 con giống bám đơn loài Hàu thái bình dương với kích cỡ 5-7mm ra nuôi thử nghiệm tại khu vực Cồn Chim (Đầm Thị Nại). Sau 20 ngày nuôi, hàu đạt kích thước 25mm với tỷ lệ sống 97% và đến nay hàu vẫn phát triển tốt. Đây là kết quả khả quan làm cơ sở vững chắc cho việc tiếp tục triển khai xây dựng mô hình thử nghiệm nuôi hàu tại đầm Thị Nại. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1