intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Thủy sản: Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của cá Bống cát - Glossogobius giuris (Hamilton, 1822) ở sông Trà Khúc, tỉnh Quảng Ngãi"

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:71

47
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu đề tài là có được dẫn liệu cơ bản về đặc điểm sinh học của cá Bống cát -Glossogobius giuris (Hamilton, 1822) ở sông Trà Khúc, tỉnh Quảng Ngãi; Tìm hiểu tình hình khai thác, đề xuất các giải pháp khả thi trong việc bảo tồn và phát triển bền vững nguồn lợi cá Bống cát - Glossogobius giuris (Hamilton, 1822).

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Thủy sản: Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của cá Bống cát - Glossogobius giuris (Hamilton, 1822) ở sông Trà Khúc, tỉnh Quảng Ngãi"

  1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN THƯỢNG ÁNH NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA CÁ BỐNG CÁT - Glossogobius giuris (Hamilton, 1882) Ở SÔNG TRÀ KHÚC, TỈNH QUẢNG NGÃI LUẬN VĂN THẠC SĨ THỦY SẢN CHUYÊN NGÀNH: NUÔI TRỒNG THỦY SẢN HUẾ - 2018 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  2. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN THƯỢNG ÁNH NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA CÁ BỐNG CÁT - Glossogobius giuris (Hamilton, 1882) Ở SÔNG TRÀ KHÚC, TỈNH QUẢNG NGÃI LUẬN VĂN THẠC SĨ THỦY SẢN CHUYÊN NGÀNH: NUÔI TRỒNG THỦY SẢN MÃ SỐ: 8620301 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN DUY QUỲNH TRÂM HUẾ - 2018 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  3. i LỜI CAM ĐOAN Xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực, được các đồng tác giả cho phép sử dụng và chưa từng công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận văn Nguyễn Thượng Ánh PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  4. ii LỜI CẢM ƠN Tôi xin được bày tỏ lòng tri ân sâu sắc đến PGS. TS. Nguyễn Duy Quỳnh Trâm, Khoa Thủy sản – Trường Đại học Nông Lâm – Đại học Huế, đã tận tình hướng dẫn khoa học để tôi hoàn thành luận văn này. Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý Thầy giáo, Cô giáo đã tham gia giảng dạy lớp cao hoc nuôi trồng thủy sản (2016 - 2018) cùng với Phòng Đào tạo sau đại học đã tạo mọi điều kiện cho tôi trong suốt quá trình phân tích mẫu thực hiện đề tài nghiên cứu của mình. Chân thành cảm ơn Ban Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Quảng Ngãi cùng các hộ ngư dân ở hai bờ sông Trà Khúc, tỉnh Quảng Ngãi đã hỗ trợ thu thập tài liệu và mẫu vật, giúp tôi thực hiện đề tài một cách thuận lợi. Kính gửi lời cảm ơn đến gia đình, người thân và bạn bè đã quan tâm, động viên, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Quảng Ngãi, tháng 4 năm 2019 Tác giả luận văn Nguyễn Thượng Ánh PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  5. iii TÓM TẮT Cá Bống cát - Glossogobius giuris (Hamilton, 1882) là một đối tượng mới, chưa được nghiên cứu nhiều. Tuy nhiên, đây là một loài cá cho thịt thơm ngon, được nhiều người ưa chuộng. Do đó cần nghiên cứu đặc điểm sinh học, đặc biệt là sinh học sinh sản để làm cơ sở nghiên cứu sản xuất giống nhân tạo và phát triển nuôi thương phẩm đối tượng này. Với các phương pháp nghiên cứu về các đặc điểm sinh học như hình thái phân loại, phân bố, sinh trưởng, dinh dưỡng, sinh sản của cá Bống cát - Glossogobius giuris (Hamilton, 1882) tại sông Trà khúc, tỉnh Quảng Ngãi, đã có những kết quả bước đầu về đặc điểm sinh học của loài cá này. Chúng thường phân bố ở những thủy vực nước tĩnh và trong, cá sống ở tầng đáy. Cá Bống cát tại sông Trà khúc sinh trưởng chậm, cá ăn thiên về động vật chủ yếu là giáp xác, cá nhỏ và động vật thủy sinh tầng đáy. Mùa vụ sinh sản chính của cá Bống cát tại sông Trà khúc tập trung vào tháng 4 và kéo dài tới tháng 8 hàng năm. Để phát triển đối tượng này, cần nghiên cứu thêm về đặc điểm sinh học ở nhiều giai đoạn để hoàn thiện quy trình nuôi, đồng thời tổ chức khai thác hợp lý theo mùa vụ và theo kích thước nhằm bảo toàn đàn cá di cư sinh sản và đàn cá con, giữ cân bằng quần đàn trong tự nhiên PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  6. iv MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. ii TÓM TẮT .................................................................................................................. iii MỤC LỤC .................................................................................................................. iv DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT .................................................. vi DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................................ vii DANH MỤC CÁC HÌNH ......................................................................................... viii MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI............................................................................................. 1 2. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI ...................................................................................... 1 Chương 1. TỔNG QUAN ............................................................................................ 3 1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU SINH HỌC CÁ Ở VIỆT NAM ............................... 3 1.2. MỘT SỐ CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU Ở QUẢNG NGÃI ................................ 6 Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................................................................................ 8 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu......................................................................................... 8 2.1.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ...................................................................... 9 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................................... 10 2.2.1. Phương pháp nghiên cứu ngoài thực địa ........................................................... 10 2.2.2. Phương pháp nghiên cứu trong phòng thí nghiệm ............................................ 11 Chương 3. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – KINH TẾ XÃ HỘI ........................................ 14 3.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN..................................................................................... 14 3.1.1. Vị trí địa lý ....................................................................................................... 14 3.1.2. Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu ............................................................ 14 3.1.3 Điều kiện khí hậu .............................................................................................. 15 3.1.4. Chế độ thủy văn ............................................................................................... 18 3.2. NHỮNG ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA QUẦN XÃ THỦY SINH VẬT. ........... 20 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  7. v 3.2.1. Thực vật thủy sinh............................................................................................ 20 3.2.2. Động vật thủy sinh ........................................................................................... 20 3.3. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở VEN SÔNG TRÀ KHÚC .......................... 20 Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN ........................................... 22 4.1. ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG CỦA CÁ BỐNG CÁT ......................................... 22 4.1.1. Tương quan giữa chiều dài và khối lượng ........................................................ 22 4.1.2. Cấu trúc tuổi của quần thể ................................................................................ 24 4.1.3. Tốc độ tăng trưởng chiều dài của cá Bống cát .................................................. 25 4.2. ĐẶC ĐIỂM DINH DƯỠNG CỦA CÁ BỐNG CÁT........................................... 27 4.2.1. Thành phần thức ăn của cá Bống cát ................................................................ 27 4.2.2. Cường độ bắt mồi của cá Bống cát ................................................................... 30 4.2.3. Hệ số tích lũy chất dinh dưỡng ......................................................................... 33 4.3. ĐẶC ĐIỂM SINH SẢN CỦA CÁ BỐNG CÁT .................................................. 35 4.3.1. Đặc điểm phát triển của tuyến sinh dục ............................................................ 35 4.3.2. Tỷ lệ đực cái theo nhóm tuổi của cá Bống cát .................................................. 40 4.3.3. Sự chín muồi sinh dục theo nhóm tuổi của cá Bống cát .................................... 41 4.3.4. Thời gian sinh sản của cá Bống cát .................................................................. 42 4.3.5. Sức sinh sản của cá Bống cát............................................................................ 44 4.4. TÌNH HÌNH KHAI THÁC CÁ BỐNG CÁT....................................................... 45 4.4.1. Ngư cụ khai thác cá Bống cát ........................................................................... 45 4.4.2. Sản lượng khai thác cá Bống cát ...................................................................... 47 4.4.3. Một số giải pháp phát triển nguồn lợi cá Bống cát ở Sông Trà Khúc ................ 51 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................................................ 53 A. KẾT LUẬN .......................................................................................................... 53 B. ĐỀ NGHỊ .............................................................................................................. 54 TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................... 55 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  8. vi DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT BVNL Bảo vệ nguồn lợi CMSD Chín muồi sinh dục CV Công suất máy ĐDSH Đa dạng sinh học ĐH Đại học FAO Tổ chức Nông lương Liên hiệp quốc GĐ Giai đoạn Juv. (Juvenales) Chưa xác định giới tính / cá con KHCN Khoa học Công nghệ KHTN Khoa học tự nhiên KH & KT Khoa học và Kỹ thuật NCNTTS Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản NN và PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn NXB Nhà xuất bản PL Phụ lục TB Trung bình UBND Ủy ban nhân dân SL Sản lượng PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  9. vii DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 2.1: Các vùng thu mẫu ở sông Trà Khúc ........................................................... 10 Bảng 3.1: Bảng lượng mưa trung bình nhiều năm (mm)............................................. 16 Bảng 3.2: Bức xạ tổng cộng thực tế tháng và năm (Kcal/cm2).................................... 17 Bảng 3.3: So sánh một số đặc trưng nhiệt đới của Quảng Ngãi với tiêu chuẩn nhiệt đới (vùng đất thấp)........................................................................................................... 18 Bảng 4.1. Chiều dài và khối lượng của cát Bống cát theo từng nhóm tuổi .................. 22 Bảng 4.2. So sánh tương quan giữa chiều dài và khối lượng của cá Bống cát ở Cần Thơ và sông Trà Khúc, tỉnh Quảng Ngãi.................................................................... 24 Bảng 4.3. Cấu trúc tuổi của quần thể cá Bống cát ...................................................... 24 Bảng 4.4. Tốc độ tăng trưởng hàng năm về chiều dài của cá Bống cát ....................... 26 Bảng 4.5. Các thông số sinh trưởng về chiều dài và khối lượng của cá Bống cát........ 27 Bảng 4.6. Thành phần thức ăn của cá Bống cát .......................................................... 29 Bảng 4.7. Độ no của cá Bống cát qua các tháng nghiên cứu ....................................... 30 Bảng 4.8. Độ no của cá Bống cát theo độ tuổi ............................................................ 32 Bảng 4.9. Mức độ tích lũy mỡ của cá Bống cát theo tháng nghiên cứu...................... 33 Bảng 4.10. Hệ số béo của cá Bống cát theo từng nhóm tuổi ....................................... 35 Bảng 4.11. Tỷ lệ đực cái chia theo nhóm tuổi của cá Bống cát ................................... 41 Bảng 4.12. Các giai đoạn chín muồi sinh dục theo nhóm tuổi của cá Bống cát........... 42 Bảng 4.13. Các giai đoạn chín muồi sinh dục theo tháng của cá Bống cát .................. 43 Bảng 4.14. Sức sinh sản tuyệt đối và tương đối của cá Bống cát ................................ 44 Bảng 4.15. Số lượng, chủng loại ngư cụ phân theo địa bàn vùng sông Trà Khúc........ 45 Bảng 4.16. Số ngày và sản lượng trung bình cá Bống cát khai thác theo tháng........... 47 Bảng 4.17. Sản lượng và năng suất bình quân khai thác cá Bống cát ở TK8 - TK10. . 48 Bảng 4.18. Sản lượng và năng suất bình quân khai thác cá Bống cát ở TK4 - TK7 .... 49 Bảng 4.19. Sản lượng và năng suất bình quân khai thác cá Bống cát ở TK1 - TK3 .... 50 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  10. viii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1. Hình thái cá Bống cát - Glossogobius giuris (Hamilton, 1822) .................... 8 Hình 2.2. Sơ đồ các vùng thu mẫu ở sông Trà khúc, tỉnh Quảng Ngãi.......................... 9 Hình 4.1. Đồ thị tương quan giữa chiều dài và khối lượng cá Bống cát ...................... 23 Hình 4.2. Biểu đồ tỷ lệ (%) số lượng cá thể của cá Bống cát theo từng nhóm tuổi...... 25 Hình 4.3. Biểu đồ tỷ lệ (%) các nhóm thức ăn của cá Bống cát .................................. 30 Hình 4.4. Biểu đồ các bậc độ no của cá Bống cát theo các tháng nghiên cứu ............. 31 Hình 4.5. Biểu đồ bậc độ no của cá Bống cát theo nhóm tuổi.................................... 32 Hình 4.6. Mức độ tích lũy mỡ của cá Bống cát qua các tháng .................................... 34 Hình 4.7. Lát cắt tinh sào ở GĐ I. .............................................................................. 36 Hình 4.8. Lát cắt buồng trứng ở GĐ I. ....................................................................... 36 Hình 4.9. Lát cắt tinh sào ở GĐ II. ............................................................................. 37 Hình 4.10. Lát cắt buồng trứng ở GĐ II. .................................................................... 37 Hình 4.11. Lát cắt tinh sào ở GĐ III........................................................................... 38 Hình 4.12. Lát cắt buồng trứng ở GĐ III .................................................................... 38 Hình 4.13. Lát cắt tinh sào ở GĐ IV .......................................................................... 39 Hình 4.14. Lát cắt buồng trứng ở GĐ IV.................................................................... 39 Hình 4.15. Lát cắt tinh sào ở GĐ V ............................................................................ 39 Hình 4.16. Lát cắt buồng trứng ở GĐ V ..................................................................... 39 Hình 4.17. Lát cắt tinh sào ở GĐ VI .......................................................................... 40 Hình 4.18. Lát cắt buồng trứng ở GĐ VI .................................................................... 40 Hình 4.19. Tỷ lệ đực – cái của cá Bống cát theo nhóm tuổi ........................................ 41 Hình 4.20. Biểu hiện sự chín muồi sinh dục của cá Bống cát theo nhóm tuổi ............. 42 Hình 4.21. Các giai đoạn chín muồi sinh dục của cá Bống cát theo tháng .................. 44 Hình 4.22. Số lượng các loại ngư cụ phân theo địa bàn tại các điểm thu mẫu ............. 46 Hình 4.23. Sản lượng của cá Bống cát khai thác theo tháng ....................................... 48 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  11. 1 MỞ ĐẦU 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Ngày nay, nghề cá nước ngọt đã và đang phát triển mạnh ở nước ta. Rất nhiều đối tượng thủy sản đang được nuôi phổ biến như: cá tra, cá lóc, cá rô…. Tuy nhiên, vẫn còn một số loài có giá trị kinh tế cao như cá bống tượng, cá bống cát, cá chình, cá đục chưa được quan tâm đúng mức, nguồn lợi thủy sản trong tự nhiên bị con người khai thác quá mức, sự cạnh tranh gay gắt của thị trường thế giới làm cho đầu ra của sản phẩm cá tra, cá basa bấp bênh gây khó khăn cho ngành thủy sản. Do vậy việc phát triển đối tượng nuôi mới có triển vọng kinh tế, trong đó có cá Bống cát là việc làm cần thiết. Cá Bống cát - Glossogobius giuris (Hamilton, 1822) là loài cá nước ngọt không những có giá trị về mặt dinh dưỡng mà còn có giá trị về mặt giải trí. Đây cũng là đối tượng chiếm tỷ lệ cao trong thành phần loài cá tại sông Trà tỉnh Quảng Ngãi. Việc gia tăng các hoạt động đánh bắt phục vụ cho nhu cầu du lịch và nhu cầu thực phẩm hằng ngày của người dân sống ven sông đã làm giảm đáng kể số lượng của loài cá này. Bên cạnh đó việc không nắm bắt được các đặc điểm sinh học của cá Bống cát đã gây khó khăn cho việc bảo tồn và phát triển đối tượng. Để góp phần bảo tồn và phát triển bền vững nguồn lợi cá Bống, một trong những vấn đề quan trọng là phải chủ động nguồn giống, hướng được sự sinh sản tự nhiên của cá vào sinh sản nhân tạo. Muốn vậy, cần phải có những nghiên cứu về đặc điểm sinh học sinh sản và phân bố của loài, đề xuất được những giải pháp bảo vệ nguồn lợi, khai thác và sử dụng hợp lý loài cá kinh tế này. Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của cá Bống cát - Glossogobius giuris (Hamilton, 1822) ở sông Trà Khúc, tỉnh Quảng Ngãi". 2. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI - Có được dẫn liệu cơ bản về đặc điểm sinh học của cá Bống cát -Glossogobius giuris (Hamilton, 1822) ở sông Trà Khúc, tỉnh Quảng Ngãi - Tìm hiểu tình hình khai thác, đề xuất các giải pháp khả thi trong việc bảo tồn và phát triển bền vững nguồn lợi cá Bống cát - Glossogobius giuris (Hamilton, 1822) Nội dung nghiên cứu - Các chỉ tiêu về hình thái, phân loại cá Bống cát - Glossogobius giuris (Hamilton, 1822) - Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng của cá. - Nghiên cứu đặc điểm dinh dưỡng của cá. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  12. 2 - Nghiên cứu đặc điểm sinh sản của cá. - Nghiên cứu tình hình khai thác, đề xuất giải pháp bảo tồn và sử dụng hợp lý nguồn lợi. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần phụ lục, luận văn được trình bày trong 59 trang, bố cục luận văn bao gồm các phần sau: * MỞ ĐẦU * NỘI DUNG: Gồm bốn chương Chương 1. Tổng quan tài liệu Chương 2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu Chương 3. Điều kiện tự nhiên và xã hội Chương 4. Kết quả nghiên cứu và bàn luận * KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  13. 3 Chương 1. TỔNG QUAN 1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU SINH HỌC CÁ Ở VIỆT NAM Việt Nam có bờ biển rất dài, khoảng 3.260 km, với hệ thống sông ngòi dày đặc, nhiều ao hồ, đầm phá…, nên có tiềm năng lớn về nguồn lợi thuỷ sản. Các công trình nghiên cứu về cá ở nước ta bắt đầu muộn hơn so với các nước tiên tiến, nhưng cũng đạt được những thành tựu đáng kể. Công trình đầu tiên nghiên cứu về cá nước ngọt ở Việt Nam là của H.E. Sauvage (1881), công bố trong tác phẩm “Nghiên cứu về khu hệ cá Á Châu và mô tả một số loài mới ở Đông Dương”. Trong báo cáo của mình, ông đã thống kê được 139 loài cá chung cho toàn Đông Dương và mô tả 2 loài mới ở miền Bắc Việt Nam. Đến năm 1884, ông thu thập và công bố thêm 10 loài cá nước ngọt ở Hà Nội, trong đó có 7 loài mới [7], [8]. Trong thời gian này nhiều công trình nghiên cứu khác về cá nước ngọt ở Việt Nam cũng được công bố nhưng chủ yếu là của các tác giả người nước ngoài, tiêu biểu là: L. Vaillant (1891) đã thu thập ở Lai Châu được 6 loài cá và mô tả 4 loài mới. Năm 1904, ông thu thập ở sông Kỳ Cùng được 5 loài, trong đó có 1 loài mới. Năm 1907, kết quả phân tích mẫu cá thu thập ở Hà Nội của Đoàn thường trực Khoa học Đông Dương đã công bố 29 loài và mô tả 2 loài mới và đến năm 1934 công bố thêm 33 loài mới [56]. Từ năm 1930 đến năm 1937, P. Chevey đã có công trình nghiên cứu cá ở các sông suối miền Bắc Việt Nam và phát hiện ra sự có mặt của cá Chình nhật (Anguilla japonica) ở sông Hồng. Đặc biệt là vào năm 1937, P. Chevey và J. Lemasson đã công bố công trình nghiên cứu tổng hợp cá nước ngọt miền Bắc Việt Nam : “Góp phần nghiên cứu về các loài cá nước ngọt ở miền Bắc Việt Nam”. Công trình này giới thiệu 98 loài cá nước ngọt miền Bắc Việt Nam thuộc 17 họ và được xem là công trình tổng hợp đầy đủ nhất lúc bấy giờ [58]. Nhiều tác giả nước ngoài khác như J. Henry (1865), Pellagin (1906, 1907, 1923, 1928, 1932, 1934), P. Worman (1925), Gruvel (1925), P. Chabanaud (1926), R. Bourret (1927), … cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu về cá ở các sông suối và đầm phá ven biển ở nước ta [8]. Trong suốt thời kỳ kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954), việc nghiên cứu cá bị gián đoạn. Khi hòa bình lập lại, miền Bắc được hoàn toàn giải phóng (1955 – 1975), việc nghiên cứu cá được tiếp tục do chính các nhà khoa học Việt Nam tiến hành [2]. Trong giai đoạn 1955 – 1975, công tác điều tra cơ bản sinh vật nước ngọt nội địa nói chung, cá nói riêng ở miền Bắc Việt Nam do các cơ quan: Trạm nghiên cứu thủy sản nước ngọt Đình Bảng thuộc tổng cục Thủy sản (nay là Bộ NN và PTNN), Khoa Sinh học Trường Đại học KHTN – Đại học Quốc gia Hà Nội và Khoa Nuôi trồng Thủy sản Trường Đại học Thủy sản thực hiện. Đáng chú ý là các công trình nghiên cứu của các tác giả như: Mai đình Yên (1960, 1962, 1964, 1966, 1969) [57], PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  14. 4 [58]; Hoàng Đức Đạt (1964) chủ yếu nghiên cứu về khu hệ và một số đặc điểm sinh học của các loài cá miền Bắc [6]. Trong thời kỳ này, ở miền Nam cũng có một số công trình do cán bộ khoa học Việt Nam và người nước ngoài thực hiện như: Trần Ngọc Lợi và Nguyễn Cháu (1964); Fourmanvir (1965); M. Yamamura (1966); Kawamoto, Nguyễn Viết Trương và Trần Thị Thúy Hoa (1972); Y. Taki (1975) [2], [7] và [63]. Cũng trong thời kỳ này, cùng với các nghiên cứu về khu hệ, các công trình nghiên cứu về sinh học, sinh thái học cũng được chú ý nhiều hơn. Tiêu biểu có các tác giả: Đào Văn Tiến, Mai Đình Yên (1960): Sinh học và giá trị kinh tế cá Mòi sông Hồng; Nguyễn Dương (1963): Sinh học cá Ngạnh sông Lô; Mai Đình Yên (1964): Đặc điểm sinh học các loài cá sông Hồng; Mai Đình Yên (1966): Đặc điểm sinh học một số loài cá ruộng ở đồng bằng miền Bắc Việt Nam [2], [7] và [57]. Công tác điều tra nguồn lợi về nghề cá thời kỳ này cũng được tiến hành ở một số thủy vực: Trần Công Tam (1959): Nguồn lợi thủy sinh vật chủ yếu của sông Hồng; Mai Đình Yên (1963): Ý nghĩa kinh tế ngư giới sông Hồng; Nguyễn Văn Hảo (1964): Nguồn lợi cá hồ Ba Bể; Nguyễn Anh Tạo (1964): Nguồn lợi thủy sản của sông Lạch Trường và sông Mã [7], [56]. Từ 1975 đến nay, công tác điều tra nghiên cứu được tiến hành trong phạm vi cả nước do Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản (NCNTTS) I Bắc Ninh, Viện NCNTTS II thành phố Hồ Chí Minh, Viện NCNTTS III Nha Trang thuộc Bộ Thuỷ sản tổ chức thực hiện. Ngoài ra còn có sự tham gia của các nhà khoa học thuộc các trường đại học như: Đại học Nha Trang, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Cần Thơ, Trường Đại học sư phạm I Hà Nội, Đại học Tổng hợp Huế, Đại học Vinh Nghệ An,... Các công trình nghiên cứu tập trung chủ yếu vào các tỉnh phía Nam, các kết quả tiêu biểu gồm: Nguyễn Hữu Dực (1982): Thành phần loài cá sông Hương, đã thống kê 58 loài [6]; Mai Đình Yên, Nguyễn Hữu Dực (1991): Thành phần loài cá sông Thu Bồn (85 loài), sông Trà Khúc (47 loài), sông Vệ (34 loài), sông Côn (43 loài), sông Ba (48 loài), sông Cái (25 loài) [59]; Mai Đình Yên, Nguyễn Văn Trọng, Nguyễn Văn Thiện, Lê Hoàng Yến, Hứa Bạch Loan (1992): Thành phần loài cá sông: sông Tiền, sông Hậu, sông Vàm Cỏ, sông Sài Gòn và sông Đồng Nai (255 loài) [60]. Hai công trình mang tính tổng hợp những kết quả nghiên cứu của các thời kỳ trước được công bố là: “Định loại cá nước ngọt ở các tỉnh phía Bắc Việt Nam” của Mai Đình Yên (1978) đã lập danh mục, mô tả chi tiết, lập khóa định loại, đặc điểm phân bố và ý nghĩa kinh tế của 201 loài cá nước ngọt ở miền Bắc nước ta [57] và “Định loại các loài cá nước ngọt Nam Bộ” do Mai Đình Yên cùng các cộng sự Nguyễn PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  15. 5 Văn Trọng, Nguyễn Văn Thiện, Lê Hoàng Yến và Hứa Bạch Loan (1992) gồm 255 loài cá ở Nam Bộ Việt Nam [60]. Những kết quả nghiên cứu về đặc tính sinh học của cá phải kể đến các công trình của các tác giả: Võ Văn Phú và Đặng Thị Diệu Tâm (1978): Đặc tính sinh học của một số loài cá có giá trị kinh tế ở đầm phá Thừa Thiên Huế [25]; Nguyễn Duy Hoan (1979): Đặc điểm sinh học của cá Quả (Ophiocephalus striatus); Hoàng Đức Đạt, Võ Văn Phú (1980): Dẫn liệu về đặc tính sinh học của cá Dìa (Siganus guttatus) ở đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế; Võ Văn Phú (1991): Dẫn liệu về đặc tính sinh học của một số loài cá kinh tế ở vùng đầm phá, tỉnh thừa Thiên Huế [27]; Võ Văn Phú (1991): Góp phần tìm hiểu đặc tính sinh học của cá Mòi Cờ chấm (Konosirus punctatus) ở vùng đầm phá, tỉnh Thừa Thiên Huế [28]; Võ Văn Phú (1994): Dẫn liệu về đặc tính sinh học của cá Căng bốn sọc (Pelates quadrilineatus) ở vùng đầm phá, tỉnh Thừa Thiên Huế [29]; Võ Văn Phú (1995): Khu hệ cá và đặc điểm sinh học của 10 loài cá kinh tế ở hệ đầm phá, tỉnh Thừa Thiên Huế [30]; Võ Văn Phú, Đặng Thị Thu Hiền, Phan Văn Cư (1996): Đặc điểm sinh học của cá Móm gai dài (Gerres filamentosus Cuvier) ở hệ đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế [2]; Sinh học sinh sản và kỹ thuật sản xuất giống cá Sặc Rằn (Trichogaster pertoralis Regan) của Lê Như Xuân và Nguyễn Trọng Nho (1999); Đặc tính sinh sản của cá Dầy (Cyprinus centralus) của Võ Văn Phú và Hồ Thị Hồng (2001) [31]; Tác dụng của 17α – Hydroxy – 20β – Dihydroprogesteron (17,20p) lên sự chín và rụng trứng in vivo của cá Trôi Ấn Độ (Labeo rohita) của Lê Văn Dân, Nguyễn Tường Anh và Võ Văn Phú (2007) [4]. Nguyễn Phi Nam, Lê Đức Ngoan, Lê Văn Dân (2007): Kết quả bước đầu nghiên cứu sinh sản nhân tạo cá Dầy (Cyprinus centralus) [21]. Các nghiên cứu của Võ Văn Phú cùng Huỳnh Quang Huy (2007): Nghiên cứu đặc điểm sinh học của cá Diếc (Carassius auratus) ở thủy vực Thừa thiên Huế; Dương Thị Nga (2008): Nghiên cứu đặc điểm sinh học của cá Nâu - Scatophagus argus Linnaeus, ở đầm phá Thừa Thiên Huế; Biện Văn Quyền (2008): Nghiên cứu đặc điểm sinh học và tình hình khai thác loài cá Ong Căng (Terapon jarbua Forsskal, 1775) ở đầm phá và vùng ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế; Phan Thị Hạnh Nguyên (2009): Nghiên cứu đặc điểm sinh học và tình hình khai thác Cá Đối lá (Mugil kelaartii Günther, 1861) ở đầm phá Thừa Thiên Huế [23]; Nguyễn Ngọc Thôi (2009): Nghiên cứu đặc tính sinh học của cá Dìa tro (Siganus fuscescen Houttuyn, 1782) ở đầm phá Tam Giang – Cầu Hai, tỉnh Thừa Thiên Huế; Võ Thị Bảo Ý (2009): Nghiên cứu đặc điểm sinh học loài cá Đối nhọn (Mugil strongylocephalus Richardson, 1846) ở đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế [55]; Lê Thị Hoàn (2010): Nghiên cứu đặc điểm sinh học của cá Chỉ Vàng - Selaroides leptolepis (Cuvier, 1833) ở vùng biển Thừa Thiên Huế [10]; Lê Văn Dân (2010): Đặc tính sinh sản, kích thích chín và rụng trứng bằng Steroid C21 trên cá Trắm Cỏ và cá Trôi Ấn Độ; Nguyễn Thị Phi Loan, Võ Văn Phú, Vũ Trung Tạng (2010): Đặc tính sinh trưởng của cá Tráp vây vàng PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  16. 6 (Acanthopagrus latus) tại đầm Ô Loan, tỉnh Phú Yên [16]. Lê Thị Hoàn (2010): Nghiên cứu đặc điểm sinh học của cá Chỉ Vàng (Selaroides leptolepis) ở vùng biển Thừa Thiên Huế [10]; Võ Văn Thiệp (2011): Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của cá Đục (Sillago sihama) ở vùng ven biển Quảng Trị; Trần Văn Phước, Nguyễn Đình Trung, Võ Thành Đạt, Hà Lê Thị Lộc (2012): Ảnh hưởng của thức ăn và độ mặn đến sinh trưởng và tỷ lệ sống cá Khoang cổ đỏ (Amphirion fernatus) dưới 60 ngày tuổi; Trần Văn Cường (2012): Tuổi và sinh trưởng của cá Miễn sành gai (Evynnis cardinalis) ở vùng biển phía Tây vịnh Bắc Bộ; Cao Ngọc Hải (2012): Nghiên cứu đặc điểm sinh học của cá Bống Thệ (Oxyurichthys tentacularis) ở Tam Giang – Cầu Hai, tỉnh Thừa Thiên Huế; Lê Thị Hương (2012): Nghiên cứu đặc điểm sinh học của cá Mòi cờ chấm (Konosirus punctatus) ở Tam Giang – Cầu Hai, tỉnh Thừa Thiên Huế [13]… Đây là những tư liệu quý về sinh học, sinh thái, sinh lý các loài cá kinh tế nội địa Việt Nam. 1.2. MỘT SỐ CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU Ở QUẢNG NGÃI Quảng Ngãi có những lợi thế và tiềm năng kinh tế biển khá lớn. Tỉnh có hơn 130 km bờ biển, với sáu cửa biển lớn, nhỏ thuận lợi cho những con tàu ra khơi khai thác hải sản. Ngư trường đánh bắt rộng lớn, với nhiều loại hải sản phong phú. Nhiều vùng trong tỉnh có khả năng khai thác, nuôi trồng thủy sản đạt hiệu quả. Toàn tỉnh có năm huyện ven biển và một huyện đảo, với 32 xã và gần 20% số dân (khoảng 60 nghìn lao động) có kinh nghiệm hoạt động kinh tế thủy sản Từ kết quả nghiên cứu bước đầu về đa dạng sinh học ở huyện Ba Tơ và Trà Bồng của (Lê Khắc Huy, Võ Văn Phú et., 2001) đa ghi nhận được 579 loài thực vật bậc cao thuộc 363 chi và 127 họ, trong đó có 162 loài cho gỗ quý, 159 loài dược liệu, 41 loài chim cảnh. Trong số 579 loài thực vật bậc cao đã ghi nhận có 18 loài ghi trong sách đỏ Việt Nam (1996, 2007). Tháng 6/2011, đại diện tổ chức động vật hoang dã WAR (Wildlife at Risk) cùng các chuyên gia trong và ngoài nước thuộc nhiều lĩnh vực chuyên môn như: Thú, Cá, Côn trùng và thực vật đã tiến hành điều tra (từ 27/5 đến 11/6/2011) tại vùng đai thấp thuộc huyện Ba Tơ. Tháng 3/2012, tổ chức WAR tiếp tục điều tra đợt 2 (từ ngày 10/3 – 23/3/2012) tại các vùng rừng thuộc xã Ba Xa, Ba Nam của huyện Ba Tơ. Kết quả bước đầu, theo báo cáo của đoàn ( Báo cáo số 59/BC – CCKL ngày 4/4/2012) cho thấy đã xác định được 59 loại lưỡng cư, 49 loài cá, 197 loài côn trùng. Đào Duy Thu (2007) đã xác định được 162 loài cá rạn thuộc 92 giống, 48 họ, 12 bộ. Trong đó, họ cá Bàng chài (Labridae) có số lượng loài lớn nhất, với 21 loài chiếm 19,96% tổng số loài được phát hiện. Kết quả này đã bổ sung thêm 74 loài và 6 họ cho kết quả nghiên cứu thành phần loài cá vùng biển Lý Sơn khu vực dự kiến thiết lập khu bảo tồn biển Lý Sơn). Võ Văn Phú, Nguyễn Hoàng Diệu Minh, Hoàng Đình Trung (2012): PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  17. 7 Một số dẫn liệu bước đầu về thành phần loài cá ở vùng rừng Cao Muôn, huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi, trong quá trình nghiên cứu, đã xác định được 73 loài thuộc 50 giống, 18 họ và 06 bộ cá khác nhau. Trong đó, chiếm ưu thế nhất về loài thuộc bộ cá Chép (Cyprinifomes) với 47 loài (chiếm 64,38% tổng số loài), tiếp theo là bộ cá Vược (Percifomes) 15 loài (chiếm 20,55%), bộ cá Nheo (Siluriformes) 06 loài (chiếm 8,22%), bộ Lươn (Synbranchiformes) và bộ cá Chình (Anguilliformes), mỗi bộ có 02 loài (chiếm 2,74%), bộ cá Thát lát (Osteoglossiformes) chỉ có 01 loài (chiếm 1,37%). Trung bình mỗi bộ có 03 họ; 8,33 giống và 12,17 loài. Bình quân mỗi họ có 2,78 giống và 4,06 loài. Mỗi giống có 1,46 loài. Trong 73 loài cá ở vùng rừng Cao Muôn đã ghi nhận được 11 loài cá có giá trị kinh tế, 04 loài cá quý hiếm được xếp vào bậc VU (sẽ nguy cấp) trong Sách Đỏ Việt Nam 2007. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  18. 8 Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu Ngành: Có dây sống - Chordata Lớp: Cá xương - Osteichthyes Bộ: Cá vược - Perciformes Họ: Cá Bống - Gobiidae Giống: Glossogobius Loài: Cá Bống cát - Glossogobius giuris (Hamilton, 1822) Trong kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Nhật Thi (2000) đã xác định được ở Việt Nam có 94 loài cá Bống, gồm 54 giống thuộc 4 họ trong phân bộ cá Bống. Đây được xem là danh mục cá Bống đầy đủ nhất từ trước đến nay. Trong tài liệu này, tác giả đã định danh cũng như mô tả cụ thể đặc điểm sinh học và khu vực phân bố của các loài cá Bống ở Việt Nam. Trong nghiên cứu của Trương Thủ Khoa & Trần Thị Thu Hương (1993), nhóm tác giả đã mô tả các chỉ tiêu hình thái của cá bống cát như sau: D1. VI; D2. I 10; A. I,9; P. 19-20; V. I, 5; dài chuẩn/dài đầu = 3,1, dài chuẩn/cao thân = 5,7, dài đầu/đk mắt = 5,8, dài đầu/kc 2 mắt = 9,7, dài đầu/dài mõm = 2,8, dài cuống đuôi/cao cuống đuôi = 5,9, cao thân/cao cuống đuôi = 4,2. Hình 2.1. Hình thái cá Bống cát - Glossogobius giuris (Hamilton, 1822) PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  19. 9 2.1.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu - Thời gian: Đề tài được thực hiện từ tháng 10/2017 đến tháng 10/2018. - Địa điểm: Sông Trà Khúc – tỉnh Quảng Ngãi. Số vùng thu mẫu: 10 vùng thu mẫu, các vùng thu mẫu được đánh số từ TK1→TK10, bắt đầu từ phường Trương Quang Trọng đi ngược lên phía thượng nguồn (hình 2.2 và bảng 2.1). Hình 2.2. Sơ đồ các vùng thu mẫu ở sông Trà khúc, tỉnh Quảng Ngãi PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  20. 10 Bảng 2.1: Các vùng thu mẫu ở sông Trà Khúc STT Vùng thu mẫu Ký hiệu 1 Tổ 1, phường Trương Quang Trọng TK1 2 Tổ 2, phường Trương Quang Trọng TK2 3 Tổ 3, phường Trương Quang Trọng TK3 4 Ngân Giang – Tịnh Hà TK4 5 Trường Xuân – Tịnh Hà TK5 6 Thọ Lộc Tây – Tịnh Hà TK6 7 Hà Tây – Tịnh Hà TK7 8 Phước Lộc Tây – Tịnh Sơn TK8 9 Diên Niên – Tịnh Sơn TK9 10 An Thọ - Tịnh Sơn TK10 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1. Phương pháp nghiên cứu ngoài thực địa Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi đi thực địa thu mẫu và phỏng vấn mỗi tháng 2 đợt. Đợt I từ ngày 2 - 6, đợt II từ ngày 19 - 23 của mỗi tháng (12 tháng). * Phương pháp thu thập mẫu cá - Thu mẫu cá Bống cát - Glossogobius giuris (Hamilton, 1822) bằng cách trực tiếp đánh bắt với ngư dân, mua mẫu của các ngư dân đánh cá ở các địa điểm nghiên cứu. - Mẫu thu ngẫu nhiên nhằm đại diện cho quần thể cá đánh bắt trong thời gian nghiên cứu. Những thông tin liên quan đến mẫu thu như thời gian, địa điểm, phương tiện đánh bắt, … được ghi lại trong sổ nhật ký nghiên cứu. - Mẫu cá được xử lý ngay khi còn tươi theo các phương pháp thông thường. * Phương pháp điều tra qua ngư dân - Điều tra về tên cá (tên phổ thông, tên địa phương), kích thước và khối lượng tối đa của cá mà họ gặp, điều kiện sống, tập tính sinh học, sự phân bố, ... PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2