Luận văn Thạc sĩ Thủy sản: Đánh giá khả năng thành thục và nghiên cứu sản xuất giống cá Bỗng Spinibarbus denticulatus (Oshima, 1926) tại Quảng Bình
lượt xem 6
download
Mục tiêu nghiên cứu đề tài là làm cơ sở khoa học để hoàn thiện quy trình sản xuất giống cá Bỗng, hướng tới chủ động cung cấp con giống có chất lượng cho người nuôi ở tỉnh Quảng Bình. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Thủy sản: Đánh giá khả năng thành thục và nghiên cứu sản xuất giống cá Bỗng Spinibarbus denticulatus (Oshima, 1926) tại Quảng Bình
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kì công trình nào khác. Tôi xin cam đoan các thông tin được trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc. Huế, ngày tháng 7 năm 2016 Tác giả luận văn Phạm Ngọc Quỳnh PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành đề tài “Đánh giá khả năng thành thục và nghiên cứu sản xuất giống cá Bỗng Spinibarbus denticulatus (Oshima, 1926) tại Quảng Bình” tôi đã nhận được sự động viên, giúp đỡ từ giáo viên hướng dẫn, quý thầy cô giáo, cơ sở thực tập, gia đình và bạn bè. Nhân dịp này, cho tôi gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến: Giáo viên hướng dẫn TS. Lê Văn Dân đã tận tình hướng dẫn, động viên khích lệ, dành nhiều thời gian định hướng và chỉ bảo tôi trong suốt quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài luận văn. Tôi xin trân trọng cảm ơn đến quý Thầy giáo, Cô giáo đã tham gia giảng dạy Lớp Cao học Nuôi trồng Thủy sản Khóa 20, Khoa Thủy sản, Ban giám hiệu nhà trường cùng Phòng Đào tạo sau đại học - Trường Đại học Nông Lâm Huế đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu. Xin trân trọng cảm ơn Lãnh đạo các đơn vị Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Bình; Trung tâm Giống Thủy sản; cán bộ, công nhân Trại cá giống nước ngọt Đại Phương đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và thực hiện đề tài. Xin gửi lòng tri ân tới gia đình, những người thân yêu luôn là nguồn động viên lớn lao, là những người truyền nhiệt huyết, luôn dành cho tôi sự quan tâm, sự trợ giúp trên mọi phương diện để tôi yên tâm học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ơn./. Huế, ngày tháng 7 năm 2016 Tác giả luận văn Phạm Ngọc Quỳnh PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- iii TÓM TẮT 1. Mục đích của đề tài Làm cơ sở khoa học để hoàn thiện quy trình sản xuất giống cá Bỗng, hướng tới chủ động cung cấp con giống có chất lượng cho người nuôi ở tỉnh Quảng Bình. 2. Phương pháp nghiên cứu - Nuôi vỗ cá bố mẹ thành thục: Cá bố mẹ, kích cỡ cá từ 2,5-3,5kg; tỷ lệ đực cái nuôi vỗ là 1:1. Số lượng cá bố mẹ nuôi vỗ là 60 con. - Kích thích sinh sản nhân tạo cá Bỗng. + Chọn cá bố mẹ cho sinh sản: Cá bố mẹ khỏe mạnh, đã thành thục sinh dục hoàn toàn + Kích thích sinh sản. Tỷ lệ cá đực/cá cái cho đẻ: 1/1. Sử dụng kích dục tố LHRHa (Luteotropin Releasing Hormoned Analog) kết hợp DOM (Domperidon). Liều lượng tiêm cho cá cái theo 3 công thức sau: CT1: (30µg LHRHa + 5mg DOM)/kg cá CT2: (40µg LHRHa + 5mg DOM)/kg cá CT3: (50 µgLHRHa + 5mg DOM)/kg cá - Ấp trứng: Ấp trứng trong khung đặt trong bể nước có sục khí. - Ương từ cá bột lên 30 ngày tuổi: Ương cá bột trong giai làm bằng lưới xăm nilon, kích thước giai ương: 1 x 2 x 1 m, có mắt lưới 2a = 0,3 mm. Được đặt ngập dưới nước 0,8 m. Mật độ: 1.000 con/m2. - Các chỉ tiêu theo dõi. + Các yếu tố môi trường nước. + Các chỉ tiêu trong quá trình nuôi vỗ. + Các chỉ tiêu sinh sản. + Các chỉ tiêu trong quá trình ấp trứng. + Chỉ tiêu ương cá bột đến 30 ngày tuổi. - Phương pháp tính toán và xử lí số liệu: Các số liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm Excel, SPSS. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- iv 3. Kết quả đạt được - Cá Bỗng hoàn toàn có thể thành thục sinh dục trong ao đất với điều kiện nuôi ở tỉnh Quảng Bình, thức ăn tổng hợp, ngô nảy mầm và thức ăn xanh. - Nhóm kích cỡ thành thục sinh dục lần đầu khi nuôi trong ao đất có chiều dài là 48,6 cm và khối lượng trung bình là 3,05 kg với cá cái; 41,7 cm và 2,76 kg với cá đực. - Mùa vụ sinh sản cá Bỗng nuôi trong ao bắt đầu từ tháng 3, cá bắt đầu tham gia sinh sản vào tháng 3 với tỷ lệ thành thục của cá cái là 33,3% và cá đực 35,7%. Tỷ lệ thành thục cao nhất đạt 100% ở cá đực và 90% ở cá cái vào tháng 4. - Có thể kích thích sinh sản cá Bỗng bằng chất kích thích sinh sản LRHa + Dom. Liều lượng sử dụng hiệu quả nhất là 40μg LRHa + 5mg Dom/kg cá cái. Ở nhiệt độ nước dao động từ 26 - 29oC và với điều kiện ở Quảng Bình, thời gian hiệu ứng của cá Bỗng là 15-20 giờ. Tỷ lệ đẻ đạt 100% khi sử dụng liều (40 µg LRHa + 5 mg Dom)/kg và (50 µg LRHa + 5 mg Dom)/kg ở cá cái. Sức sinh sản thực tế của cá Bỗng từ 3.797 - 4.491 trứng/kg cá cái. - Cá Bỗng là loài đẻ trứng dính. Đường kính trứng mới đẻ từ 2 – 2,5 mm. Thời gian nở của trứng dao động từ 70 - 72 giờ ở nhiệt độ nước trung bình 26 - 29oC. Tỷ lệ thụ tinh và tỷ lệ nở trung bình đạt 76,6 – 84,4% và 74,1 – 81,1%. Năng suất cá bột trung bình dao động từ 2.188 – 2.938 con/kg cá cái. - Sau 30 ngày ương chiều dài trung bình 2,73cm, trọng lượng trung bình 0,18gram, tỷ lệ sống đạt 68,9%. Cá bột khỏe mạnh, thích nghi với môi trường thí nghiệm. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- v MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................................i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................. ii TÓM TẮT...................................................................................................................... iii MỤC LỤC .......................................................................................................................v DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT ....................................................... viii DANH MỤC CÁC BẢNG .............................................................................................ix DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ .........................................................................x MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................... 1 2. Mục đích của đề tài ......................................................................................................1 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn .....................................................................................1 3.1. Ý nghĩa khoa học ......................................................................................................1 3.2. Ý nghĩa thực tiễn .......................................................................................................2 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ........................................3 1.1. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA CÁ BỖNG .............................................................. 3 1.1.1. Hệ thống phân loại.................................................................................................3 1.1.2. Đặc điểm phân bố ..................................................................................................3 1.1.3. Mô tả hình thái, cấu tạo .........................................................................................5 1.1.4. Đặc điểm dinh dưỡng ............................................................................................5 1.1.5. Đặc điểm sinh trưởng ............................................................................................6 1.1.6. Đặc điểm sinh sản ..................................................................................................8 1.2. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU VỀ CÁ BỖNG ..............................................8 1.2.1. Các nghiên cứu trong nước....................................................................................8 1.2.2. Các nghiên cứu về cá Bỗng trên thế giới............................................................. 11 1.2.3. Giá trị văn hóa, bảo tồn và lưu giữ ......................................................................12 1.3. TÌNH HÌNH NUÔI CÁ NƯỚC NGỌT VÀ CÁ BỐNG TẠI QUẢNG BÌNH.............14 1.3.1. Tình hình nuôi cá nước ngọt tại Quảng Bình ......................................................14 1.3.2. Đánh giá tình hình nuôi cá nước ngọt tại Quảng Bình ........................................15 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- vi 1.3.3. Tình hình nuôi cá Bỗng tại địa bàn nghiên cứu...................................................17 1.3.4. Định hướng phát triển nuôi cá Bỗng tại Quảng Bình. .........................................18 1.4. ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ BÊN NGOÀI LÊN SỰ PHÁT TRIỂN TUYẾN SINH DỤC CỦA CÁ BỐ MẸ ........................................................................19 1.4.1. Thức ăn ................................................................................................................19 1.4.2. Nhiệt độ ...............................................................................................................19 1.4.3. Quang kỳ..............................................................................................................20 1.4.4. Dòng chảy ............................................................................................................20 1.4.5. Các yếu tố khác ...................................................................................................20 1.5. KÍCH THÍCH SINH SẢN Ở CÁ ...........................................................................21 1.5.1. Nguyên lý chung ..................................................................................................21 1.5.2. Hormon phóng thích kích dục tố - GnRH và yếu tố ức chế sự tiết kích dục tố - GRIF (dopamin) ............................................................................................................23 1.5.3. Chất kích thích sinh sản GnRH-A và chất kháng dopamin dùng trong sinh sản nhân tạo cá .....................................................................................................................24 1.6. ẤP TRỨNG ............................................................................................................25 1.6.1. Một số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình phát triển phôi ......................................26 1.6.2. Các kiểu ấp trứng .................................................................................................26 CHƯƠNG 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................... 30 2.1. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ..................................................................................30 2.1.1. Nuôi vỗ cá bố mẹ thành thục ...............................................................................30 2.1.2. Kích thích sinh sản nhân tạo cá Bỗng .................................................................30 2.1.3. Ấp trứng ...............................................................................................................30 2.14. Ương cá bột đến 30 ngày tuổi ..............................................................................30 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..........................................................................30 2.2.1. Đối tượng nghiên cứu ..........................................................................................30 2.2.2. Phạm vi nghiên cứu. ............................................................................................ 31 2.2.3. Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................31 2.2.4. Các chỉ tiêu theo dõi ............................................................................................ 39 2.2.5. Phương pháp tính toán và xử lí số liệu ................................................................ 41 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- vii CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ......................................42 3.1. NUÔI VỖ CÁ BỐ MẸ ...........................................................................................42 3.1.1. Các yếu tố chất lượng nước trong ao nuôi vỗ .....................................................42 3.1.2. Chiều dài và khối lượng thành thục lần đầu ........................................................44 3.1.3. Tỷ lệ thành thục và mùa vụ sinh sản ...................................................................45 3.2. KÍCH THÍCH SINH SẢN CÁ BỐNG ...................................................................46 3.2.1. Một số yếu tố môi trường ....................................................................................46 3.2.2. Chọn cá bố mẹ .....................................................................................................47 3.2.3. Kết quả kích thích sinh sản ..................................................................................48 3.3. ẤP TRỨNG ............................................................................................................50 3.4. ƯƠNG CÁ BỘT ĐẾN 30 NGÀY TUỔI ............................................................... 52 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ...........................................................................................54 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 56 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- viii DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT CT : Công thức TĂCN : Thức ăn công nghiệp DA : Dopamin Dom : Domperidone E2 : 17β - estradiol FSH : Follicle stimulating hormone GnRH : Gonadotropin releasing hormone GTH I : Gonadotropic hormone I GTH II : Gonadotropic hormone II GRIF : Gonadotropin Release Inhibitory Factor LH : Luteinizing hormone LHRH : Leutinizing Hormone Releasing Hormone LHRH-A : Leutinizing Hormone Releasing Hormone analogs MAX : Giá trị lớn nhất MIN : Giá trị nhỏ nhất RLG : Chỉ số chiều dài ruột/chiều dài thân NT : Nghiệm thức PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- ix DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Chỉ số RLG (Relative length of the gut) của cá Bỗng ....................................6 Bảng 1.2. Tăng trưởng chiều dài với độ tuổi của cá Bỗng tự nhiên .............................. 10 Bảng 3.1. Một số yếu tố môi trường nước ao nuôi vỗ ...................................................43 Bảng 3.2. Kích thước cá Bỗng bố mẹ thành thục lần đầu trong ao đất .........................44 Bảng 3.3. Tỷ lệ thành thục của cá Bỗng trong ao nuôi vỗ ............................................45 Bảng 3.4. Một số yếu tố môi trường nước bể lưu giữ cá bố mẹ ....................................47 Bảng 3.5. Kết quả kích thích sinh sản cá Bỗng ............................................................. 48 Bảng 3.6. Kết quả ấp trứng cá .......................................................................................50 Bảng 3.7. Kết quả ương cá bột đến 30 ngày tuổi ..........................................................52 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- x DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Hình 1.1. Cá Bỗng Spinibarbus denticulatus (Oshima, 1926) ........................................3 Hình 1.2. Vùng phân bố Cá Bỗng trên thế giới .............................................................. 4 Hình 1.3. Vòng tuổi trên vảy của cá Bỗng ......................................................................7 Hình 1.4. Kích thước trứng của cá Bỗng trong buồng trứng cá cái 5 tuổi được kiểm tra từ tháng 3-4; 1,1 (0,8-1,4 mm), 1,6 (1,4-1,8 mm) và 2,1 (1,9-2,4 mm) ........................12 Hình 1.5. Sơ đồ cơ chế hormon điều khiển sự tạo noãn hoàng ở cá ............................. 21 Hình 1.6. Sơ đồ cơ chế hormon điều khiển sự chín noãn bào (bên trái) và những hoạt chất ngoại sinh có thể điều khiển quá trình này ............................................................ 22 Hình 1.7. Giá thể ấp trứng ............................................................................................. 27 Hình 1.8. Khay ấp ..........................................................................................................28 Hình 1.9. Dụng cụ ấp cho trứng không dính .................................................................28 Hình 1.10. Bể vòng ........................................................................................................29 Hình 2.1: Ao nuôi vỗ cá bố mẹ......................................................................................31 Hình 2.2. Tuyển chọn cá bố mẹ đưa vào nuôi vỗ ..........................................................32 Hình 2.3. (A) Thức ăn tổng hợp; (B) Thức ăn xanh dùng trong nuôi vỗ cá bố mẹ .......33 Hình 2.4. (A) Thăm trứng cá cái; (B) Trứng cá cái;......................................................34 Hình 2.5. Bể nhốt cá bố mẹ ...........................................................................................35 Hình 2.6. Tiêm kích dục tố cho cá.................................................................................36 Hình 2.7. (A); Khung lưới ấp trứng (B); Hệ thống ấp trứng .........................................37 Hình 2.8. Giai ương cá bột ............................................................................................ 38 Hình 3.1. Dụng cụ đo môi trường .................................................................................42 Hình 3.2. Sự biến động nhiệt độ nước trong ao nuôi vỗ cá bố mẹ ................................ 43 Hình 3.3. Đồ thị biểu diễn sự biến động tỷ lệ thành thục của cá trong ao nuôi vỗ .......46 Hình 3.4. Tăng trưởng chiều dài và trọng lượng của cá bỗng bột .................................53 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Quảng Bình là một tỉnh ven biển Miền Trung, nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có diện tích tiềm năng mặt nước ngọt rộng lớn (khoảng 11.000ha), là điều kiện thuận lợi để phát triển nghề nuôi trồng thủy sản nước ngọt. Hiện tại, nuôi thuỷ sản nước ngọt chủ yếu là những đối tượng cá truyền thống (Trắm, Mè, Chép, Rô phi đơn tính...), những loài này phát triển tốt với điều kiện nuôi tại Quảng Bình, đã tạo công ăn việc làm tăng thu nhập cho bà con nông dân, tuy nhiên nhu cầu đời sống nói chung và thực phẩm nói riêng ngày càng cao. Vì vậy, cần phải nghiên cứu và sản xuất một số đối tượng cá đặc sản có giá trị thương phẩm cao để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng và tăng hiệu quả kinh tế cho người nuôi. Cá Bỗng là loài cá có chất lượng thịt thơm ngon, giá trị dinh dưỡng cao, cá sống ở các vùng sông suối nước chảy. Cá Bỗng là loài cá ăn tạp thiên về thực vật, dễ nuôi ít dịch bệnh, thức ăn chủ yếu là tận dụng sản phẩm sẵn có như: cỏ, cám gạo, cám ngô, đậu tương,... Trong những năm gần đây nhu cầu thực phẩm về cá Bỗng không ngừng tăng lên trong khi nguồn cá được khai thác từ tự nhiên có xu hướng cạn kiệt. Trước thực trạng suy giảm nguồn lợi cá Bỗng tự nhiên và nhu cầu tiêu dùng của người dân đối với loài cá này ngày càng cao. Sản xuất con giống cung cấp cho người nuôi nhằm nâng cao thu nhập và bảo tồn cá Bỗng là hết sức cần thiết về trước mắt cũng như lâu dài. Tuy nhiên, các nghiên cứu khoa học về loài cá này đến nay vẫn chưa nhiều. Quy trình sản xuất giống và kỹ thuật nuôi thương phẩm vẫn chưa được ban hành và áp dụng rộng rãi trong sản xuất. Vì vậy, đề tài “Đánh giá khả năng thành thục và nghiên cứu sản xuất giống cá Bỗng Spinibarbus denticulatus (Oshima, 1926) tại Quảng Bình” là yêu cầu bức thiết đối với khoa học cũng như thực tiễn sản xuất. 2. Mục đích của đề tài Làm cơ sở khoa học để hoàn thiện quy trình sản xuất giống cá Bỗng, hướng tới chủ động cung cấp con giống có chất lượng cho người nuôi ở tỉnh Quảng Bình. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 3.1. Ý nghĩa khoa học - Là cơ sở khoa học cho các công trình nghiên cứu tiếp theo về đối tượng này tại Việt Nam. - Làm cơ sở khoa học để hoàn thiện quy trình sản xuất giống cá Bỗng phù hợp với điều kiện tự nhiên ở Quảng Bình. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 2 3.2. Ý nghĩa thực tiễn - Tạo con giống cá Bỗng để phát triển nuôi ở tỉnh Quảng Bình. - Góp phần bảo vệ nguồn lợi cá Bỗng. - Đa dạng hóa đối tượng thủy sản nước ngọt có giá trị kinh tế cao. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 3 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA CÁ BỖNG 1.1.1. Hệ thống phân loại Lớp cá Xương Osteichthyes Bộ cá Chép Cypriniformes Họ cá Chép Cyprinidae Giống cá Bỗng Spinibarbus Loài cá Bỗng Spinibarbus denticulatus (Oshima, 1926) Tên tiếng Việt: cá Bỗng, cá Võng, cá Xộp má đào, cá Dốc Tên tiếng Thái: Pa Pung (cá nhỏ), Pa Pục (cá lớn) Tên tiếng Tày: Pia Pung, Pia Pục, Pia Chiết. Hình 1.1. Cá Bỗng Spinibarbus denticulatus (Oshima, 1926) 1.1.2. Đặc điểm phân bố Phân bố trên thế giới: cá Bỗng phân bố tại Trung Quốc, Lào và Việt Nam. Ở Việt Nam: Cá sống ở trung và thượng lưu các sông lớn ở các tỉnh phía Bắc Việt Nam như sông Hồng (Yên Bái trở lên), sông Thái Bình, sông Mã, sông Lam (Son PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 4 Cuông, Của Rào), Sông Gianh, sông Thu Bồn, giới hạn thấp nhất là sông Trà Khúc (Quảng Ngãi). Các loài có phân bố Đông Nam Á, và được biết đến từ các dòng sông ở đảo Hải Nam (Trung Quốc), phía đông nam Trung Quốc, Lào và Việt Nam (Yue et al. 2000, Kottelat 2001, Serov et al. 2006). Trong Yue và cộng sự (2000), ba phân loài của Spinibarbus denticulatus ở Trung Quốc đã được mô tả: (Spinibarbus denticulatus) được biết đến từ sông Yuanjjiang, sông Zhujiang và đảo Hải Nam; (S.d. yunnanensis) được biết đến từ hồ Yangzonghai và hồ Fuxian (tỉnh Vân Nam); (S.d. polylepis) được biết đến từ sông Nanpanjiang (trên lưu vực sông Pearl). Ở Việt Nam, cá Bỗng phân bố từ các sông Quảng Trị (tỉnh Quảng Trị) đến lưu vực sông Lam (tỉnh Hà Tĩnh và tỉnh Nghệ An) (Serov et al. 2006). Ở Lào, cá được tìm thấy ở khu vực sông Mã Nam (Kottelat 2001). [51], [52], [66]. Tập tính sống: Cá thích nước chảy, sống ở tầng giữa và tầng đáy, trong các sông suối nước chảy thuộc miền núi. Cá thường sống thành từng đàn nơi nước trong, sâu, các vũng vực. Cá cũng thường đi vào các eo vịnh của các sông nhánh hoặc vào các hồ nước trong thông với sông để vỗ béo. Hình 1.2. Vùng phân bố Cá Bỗng trên thế giới Nguồn: http://www.discoverlife.org [70] PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 5 1.1.3. Mô tả hình thái, cấu tạo Hình thái cá Bỗng trên một số lưu vực sông, suối ở một số tỉnh miền Bắc theo Nguyễn Văn Hảo (1993), cá Bỗng có thân dài dẹp hai bên, lưng hơi cong, toàn thân nhìn nghiêng hình thoi. Bụng tròn, đầu dài vừa, đỉnh đầu hơi lồi. Lưng màu đen hoặc xám xanh. Bụng màu xám nhạt hoặc trắng. Viền trước vẩy màu đen, viền sau vẩy nhạt hơn. Gần gốc vây đuôi có một chấm đen (rất rõ ở cá con). Các vây màu xám, phần ngọn nhạt hơn phần gốc. Hai má có màu hồng, chạy dài xuống một số vẩy hai bên thân. Mõm tù hơi nhô về phía trước, ở một số tiêu bản mõm có kết hạt nhỏ trắng kéo dài đến dưới mũi. Miệng mé dưới, hướng ngang hình móng ngựa, phía sau chưa tới viền dưới mắt. Da mõm dày, phủ lên rãnh mõm. Có hai đôi râu, râu hàm dài bằng 1,5-1,6 lần đường kính mắt. Lỗ mũi gần mắt hơn mõm. Mắt tròn và tương đối lớn nằm ở phía trên và nửa dưới của đầu, khoảng cách hai mắt rộng phẳng hoặc hơi lồi. Màng mang liên kết với eo mang. Lược mang thưa ngắn. Răng hầu dẹp bên đỉnh hơi cong. Vây lưng có tia gai cứng, phần nhọn mềm và phía sau có răng cưa, viền sau lõm. Khởi điểm vây lưng sau khởi điểm vây bụng, gần gốc vây đuôi hơn mõm.Trước vây lưng có 1 gai ngược nằm ẩn dưới da chỉ về phía đầu. Vây ngực chưa tới vây bụng. Vây bụng chưa tới vây hậu môn. Hậu môn sát gốc vây hậu môn. Vây đuôi phân thuỳ sâu, mút nhọn và tương đương nha. Vẩy tương đối lớn, sắp xếp đều. Gốc vây bụng có vảy nách, dài bằng 2/5 chiều dài vây bụng. Lưng cá màu xám, nhạt dần về phía bụng. Bụng hơi vàng. Các vây màu xám. Hai má hơi hồng. Vẩy tròn, lớn, dày. Đường bên hoàn toàn, hơi cong về phía bụng, phần sau đi vào giữa thân. Gốc vây bụng có vảy nách, dài bằng 2/5 chiều dài vây bụng. bóng hơi 2 ngăn. Ruột to và cuộn khúc [15]. Một số đặc điểm hình thái: Lo: 55-244 mm; D 4,9; A 3,5; P 1,15-16; V 2,8-9; ; Số vẩy cuống đuôi= 8, số que mang ở cung mang, P= 5-322g; H/Lo: 31,2%; T/Lo: 23,3% ; O/T: 25,1% ; OO/T: 44,4% [8]. 1.1.4. Đặc điểm dinh dưỡng Cá Bỗng là loài cá ăn tạp, thức ăn chủ yếu là các loại thực vật bậc cao điển hình. Lúc còn nhỏ cá ăn động vật phù du, mùn bã hữu cơ, khi đạt kích cỡ trên 6cm chúng mới có thể ăn thực vật thuỷ sinh. Cá càng lớn thể hiện càng rõ tính ăn thực vật; cá ăn thực vật, lá cây, quả. Theo nghiên cứu của Đoàn Văn Đẩu và Lê Thị Lệ (1971), cá Bỗng ăn khoảng 25 loại thực vật khác nhau như: rau muống, bắp cải, dâu tằm, bèo,... PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 6 Ngoài ra cá còn thích ăn các loại thức ăn công nghiệp như thức ăn viên, cám hỗn hợp trong điều kiện nuôi chủ động trong ao, lồng bè [18]. Bảng 1.1. Chỉ số RLG (Relative length of the gut) của cá Bỗng ĐVT: mm Chiều dài ruột (Li) Chiều dài thân (L) STT Tỷ lệ Li/L mm mm 1 36,5 11,3 3,23 2 37,0 11,5 3,19 3 40,0 12,2 3,27 4 42,2 13,4 3,25 5 40,8 12,5 3,27 6 44,0 13,5 3,26 7 41,2 12,8 3,22 8 45,9 14,0 3,27 9 35,2 11,0 3,20 10 40,8 12,6 3,24 Giá trị TB 3,24 Ghi chú: chỉ số RLG được tính toán trong thực nghiệm nghiên cứu. Qua kết quả từ bảng trên cho thấy chỉ số RLG (relative length of gut) dao động từ 3,19- 3,27; trung bình là 3,24. Theo nhận định của Nicolski (1963): Li/Ls ≤ 1: cá ăn tạp thiên về động vật, Li/Ls = 1-3: cá ăn tạp, Li/Ls ≥ 3: ăn tạp thiên về thực vật. Từ đó có thể nhận định rằng cá Bỗng là loài ăn tạp thiên về thực vật. 1.1.5. Đặc điểm sinh trưởng Phạm Thị Minh Giang (1973) mô tả phương pháp xác định tuổi của cá dựa trên số vòng thể hiện trên vảy do Pravdin, I.F biên soạn. Đối với cá Bỗng, vòng tuổi trên vảy thể hiện vừa có tính chất tiếp giáp giữa vòng vân xếp dày, thưa và vừa có tính cắt nhau giữa các vòng vân. Vòng tuổi thể hiện hoàn toàn rõ ở hai bên sườn vảy và vai PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 7 vảy. Cá Bỗng hình thành vòng tuổi vào cuối mùa đông đầu mùa xuân [28]. Tốc độ tăng trưởng của cá Bỗng thuộc loại trung bình. Cá tăng chiều dài nhanh ở năm thứ nhất và năm thứ 2. Sự tăng trưởng nhanh về khối lượng bắt đầu từ năm thứ 3 sau đó chậm dần và thay đổi ít. Sự tăng trưởng của cá đực chậm hơn cá cái khoảng 10,0-11,5cm. Ở tuổi 10-15 tăng trưởng chiều dài trung bình 4,3-5,4 cm/năm. Theo Phạm Báu và ctv (2000), cá Bỗng sống trong điều kiện tự nhiên (sông Gâm) và cá nuôi trong lồng bè, ao trên cơ sở cùng tuổi có sự tăng trưởng về chiều dài khác nhau rõ rệt. Sự sai khác trên chủ yếu do điều kiện thức ăn chi phối. Trong điều kiện nuôi trong ao tại Viện NCNT Thuỷ Sản 1, cá 1 tuổi đạt chiều dài 16,9 cm và khối lượng 69,1 g. Khi cá nuôi được 18 tháng tuổi, chiều dài đạt 26,0 cm và khối lượng đạt 261 g. Kết quả về tăng trưởng của cá nuôi tại Viện NCNT Thuỷ Sản 1 gần bằng số liệu cá 3 năm tuổi thu ngoài tự nhiên [4], [48]. Như vậy, chế độ chăm sóc và nguồn thức ăn bổ sung đối với cá Bỗng là hết sức quan trọng. Cá có kích cỡ tối đa đạt 20- 30 kg. Cá tăng trưởng về chiều dài nhanh ở năm thứ nhất và năm thứ hai có thể đạt 10-11,5 cm/năm, sau đó chậm dần và thay đổi ít. Sau 1 năm tuổi cá đạt kích cỡ 672 g, năm thứ 2 đạt 1.500 g và năm thứ 3 đạt 2.135g. Tuổi thọ của cá là 15 năm. Hình 1.3. Vòng tuổi trên vảy của cá Bỗng (từ trái sang phải tương ứng với 4,5,6 tuổi) Nguồn: Đinh Văn Trung [36] PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 8 1.1.6. Đặc điểm sinh sản Các bãi đẻ trong vụ nước cạn ở sông Hồng nằm ở trung lưu từ Yên bái tới Lào Cai như các bãi: Hợp Thành, Tân An, Phan Thanh, An Dương, Đông Thái,... ở sông Nậm Thi cá Bỗng đẻ ở Bản Quần, ở sông Lô thì chúng đẻ rải rác từ phía trên Vĩnh Tuy đến biên giới Việt - Trung (Đoàn Văn Đẩu và Lê Thị Lệ, 1971). Vụ đẻ thứ 2 cá thường vào các ngòi lớn như: ngòi Bo (sông Hồng), ngòi Mã (sông Lô) để đẻ. Bãi đẻ của cá Bỗng có địa hình đặc biệt đáy là cát sỏi lớn, nước chảy mạnh (lưu tốc nước khoảng 0,22 -0,54m/s), nước có độ trong cao, chảy xiết giàu ôxy hoà tan, pH hơi kiềm. Sau bãi đẻ là vực sâu cho cá trú ẩn và kiếm thức ăn. Tuy nhiên hiện nay do nguồn lợi bị suy giảm nghiêm trọng nên hầu hết các sông suối thuộc hệ thống sông Hồng không còn gặp cá Bỗng nữa, các bãi đẻ trước đây công bố hiện nay cũng không còn nữa. Hiện nay, nơi còn cá Bỗng đẻ nhiều hơn cả là đoạn sông Gâm từ Na Hang đến Bắc Mê, nhưng do bị đánh bắt nên cá đẻ không còn tập trung như trước đây [7], [8], [12]. Thành thục ở năm thứ 3 (2+ tuổi) khi trọng lượng tương ứng khoảng 2 kg. Trong ao nuôi cá có tỷ lệ thành thục thấp 1,54 - 4,67%. Cá đẻ trứng dính vào các giá thể. Cá có thể đẻ 13.000 - 142.000 trứng/kg cá cái. Mùa vụ sinh sản của cá chia làm hai đợt vụ Xuân: từ tháng 2 đến 6 và vụ Thu: tháng 7 đến 8 [8]. 1.2. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU VỀ CÁ BỖNG 1.2.1. Các nghiên cứu trong nước Một số nghiên cứu về phân họ cá Bỗng (Barbinae) là một phân họ lớn nhất trong họ cá Chép (Cypridae) có nhiều loài cá là nguồn thực phẩm và mang lại lợi ích kinh tế cao nhưng hiện nay, một số loài trong phân họ có nguy cơ diệt vong. Việc nghiên cứu hệ thống học và tìm hiểu sự phân vùng địa động vật của phân họ là việc làm có ý nghĩa, chính vì thế đã có nhiều tác giả quan tâm và nghiên cứu như: Mai Đình Yên (1978) công bố 50 loài 16 giống trong phân họ khu vực Bắc Việt Nam; Nguyễn Thái Tự (1983) công bố 20 loài trong phân họ ở khu hệ cá sông Lam; Nguyễn Văn Hảo (2001) công bố 99 loài thuộc 27 giống trong phân họ cá Bỗng của Việt Nam; Nguyễn Hữu Dực (1995) có 15 giống 33 loài; Hoàng Xuân Quang (2006) công bố 12 loài ở khu vực Tây Bắc Nghệ An; Võ Văn Phú và ctv nghiên cứu đặc tính sinh trưởng của (Varicorhinus laticeps). V Kottelat (2001) công bố 10 loài trong phân họ,…Như vậy ở Việt Nam, phân họ cá Bỗng (Barbinae) hiện biết 27 giống, khu vực Bắc Trung Bộ đã điều tra được 10 giống [11]. Theo Nguyễn Đức Dương (2010), trong quá trình nghiên cứu đã lập được danh lục thành phần loài cá trong phân họ cá Bỗng (Barbinea) ở khu vực Bắc Trung Bộ bao gồm 23 loài thuộc 10 giống. So với cả nước tổng số giống phân họ cá Bỗng trong PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 9 phân họ ở Bắc Trung Bộ chiếm 30%, và tổng số loài loài phân họ chiếm 23%. Trong 10 giống ở đây thì giống có nhiều loài nhất là 2 giống (Acrossocheilus); (Varicorhinus) mỗi giống có 6 loài chiếm tỷ lệ 26,1%; Giống (Spinibarbus) có 4 loài chiếm tỷ lệ 17,4%. Các giống (Scaphiodonichthy, Poroputius Smith, Capoeta Cuvier& Valenciennes, Puntinus Hamilton - Buchanan, Paraspinibabus Chu & Kottelat, Tor Gray) chỉ có 1 loài. Trong đó có hai loài trong Sách đỏ Việt Nam năm 2007: (Spinibarbus denticulatus, Lissochilus annamensis). Cá kinh tế gồm 9 loài (39.1% tổng số loài) (Mai Đình Yên và ctv): (Paraspinibabus macracanthus; Spinibarbus holandi; Spinibarbus denticulatus; Spinibarbichthy sinensis; Barbodes gonionotus; Acrossocheilus longibarbus; Lissochilus annamensis; Varicorhinus gerlachi; Varicorhinus lepturus) [11]. Hồ Anh Tuấn (2012), đã tiến hành điều tra khu hệ cá nước ngọt có giá trị kinh tế ở Quảng Bình. Kết quả điều tra nghiên cứu thu được 17 mẫu cá Bỗng, thông qua mô tả đặc điểm hình thái, hình ảnh thu mẫu và xác định được cá Bỗng được phân bố tại 05 huyện trong tỉnh Quảng Bình gồm các huyện Quảng Trạch, Tuyên Hóa, Bố Trạch, Quảng Ninh và Lệ Thủy; đây là một luận cứ quan trọng có thể khẳng định rằng điều kiện tự nhiên khí hậu của tỉnh Quảng Bình thích hợp để phát triển sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá Bỗng (Spinibarbus denticulatus) [30]. Theo Nguyễn Thị Diệu Phương, nghiên cứu kết quả bước đầu về thành phần loài cá sông Đakrông tỉnh Quảng Trị đã thu thập được kết quả về phân họ cá Bỗng có 24 loài, giống cá Bỗng (Spinibarbus) có 4 loài, trong đó 2 loài có khả năng là loài mới Cá Bỗng vây đen (Spinibarbus sp1) và Cá Bu lu (Spinibarbus sp2) [22]. Theo Võ Văn Phú (2008), khi nghiên cứu đa dạng thành phần loài cá ở hệ thống sông Bù Lu, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế đã thu thập được kết quả về giống cá Bỗng Spinibarbus có 2 loài cá Chày đất (Spinibarbus caldwelli) và cá Bỗng (Spinibarbus denticulatus) điều này một lần nữa khẳng định cá Bỗng có xuất hiện ở trung và thượng lưu các con sông ở các tỉnh miền Trung và điều kiện tự nhiên khí hậu tại đây thích hợp để nuôi dưỡng đối tượng này [21]. Năm 1997, cá Bỗng được đưa từ Tuyên quang về thuần hoá và nuôi dưỡng tại Viện nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản I. Tái tạo quần đàn năm 1999, cá Bỗng chủ yếu được sử dụng để tạo ra quần đàn cá nuôi thương phẩm. Hiện nay, công nghệ sản xuất giống tại Viện nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I và một số cơ sở sản xuất giống tại các tỉnh phía Bắc đã cơ bản sản xuất chủ động để phục vụ nhu cầu nuôi thương phẩm [58]. Một số nghiên cứu về sinh trưởng cá Bỗng: Theo Mai Đình Yên (1978), cá Bỗng tuổi 1+ có kích thước từ 0,1 - 0,2 kg, cá tuổi 2+ có khối lượng từ 0,4 - 0,5 kg. Cá Bỗng là loài cá lớn chiều dài có thể đạt gần 1m và nặng gần 15 kg, con lớn nhất có thể đạt 30 kg. Cấu trúc tuổi của quần thể khá phức tạp, tuổi thọ cao đến 15 năm (Đoàn Văn Đẩu PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 10 và Lê Thị Lệ, 1971). Tuy nhiên, Phạm Báu và ctv (2000) khi điều tra đã bắt gặp cá có độ tuổi 20+ [4], [12], [68]. Bảng 1.2. Tăng trưởng chiều dài với độ tuổi của cá Bỗng tự nhiên Tuổi 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 Chiều > 15- 22,3- 24,2- 33,6- 39,4- 45,6- 51,5- 53,0- 58,6- 65,0- 70,2- 76- dài 90,4 17,5 24,7 28,0 40,4 48,7 52,2 61,7 68,2 75,0 72,0 83,2 87 93 (cm) Nguồn: Nguồn lợi thuỷ sản Việt Nam, 1996 [29] Đoàn Văn Đẩu và Lê Thị Lệ (1971), khi nghiên cứu cá Bỗng đánh bắt từ tự nhiên đã phát hiện tuổi thành thục của cá Bỗng khá muộn. Cỡ cá thành thục dao động từ 5- 6 tuổi trở lên. Mùa vụ sinh sản của cá chia làm hai đợt từ tháng 2 đến tháng 6 và tháng 7 đến tháng 8: khối lượng noãn sào từ 18- 520 g; chỉ số thành thục 0,8- 6,1; khối lượng dịch hoàn 38 - 200 g; chỉ số thành thục 0,19 - 0,9. Trứng cá có vỏ dày, tròn căng, rời nhau, giàu noãn hoàng, khi già có màu vàng đậm. Ngâm trong dung dịch làm trong trứng thì thấy nhân trứng đã bắt đầu lệch và di chuyển ra ngoại biên. Kích thước trứng từ 0,3 - 2,5 mm, có thể chia làm 4 cỡ: giai đoạn I: 0,3 - 0,8 mm, giai đoạn II: 1,0 - 1,5 mm, giai đoạn III: 1,7 - 2,0 mm, giai đoạn IV 2,0 - 2,5 mm [12]. Khi nghiên cứu sức sinh sản của cá Bỗng, Đoàn Văn Đẩu và Lê Thị Lệ (1966) đã xác định sức sinh sản tương đối của cá Bỗng trung bình đạt 6.700 trứng/kg, sức sinh sản tuyệt đối đạt 20.700 trứng/1kg cá cái. Cũng theo nhận định của các tác giả trên thì sức sinh sản tương đối và sức sinh sản tuyệt đối tỷ lệ thuận với trọng lượng cơ thể cá. Thành thục ở năm thứ 3 (2+ tuổi) khi trọng lượng tương ứng khoảng 2 kg. Trong ao nuôi cá có tỷ lệ thành thục thấp 1,54 - 4,67%. Cá đẻ trứng dính vào các giá thể. Cá có thể đẻ 13.000-142.000 trứng/kg cá cái [12]. Các nghiên cứu về di truyền xác định: cá Bỗng có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n= 60. Công thức kiểu nhân: 16m + 14sm + 5st + 15t; NF = 80 [58]. Vào năm 2004, Bộ Thủy sản (nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đã nghiên cứu, ban hành 4 tiêu chuẩn ngành về cá Bỗng cho đến nay vẫn còn hiệu lực và giá trị sử dụng. Các tiêu chuẩn ngành là một trong những cơ sở để tham khảo khi tiến hành thực hiện đề tài nghiên cứu này. Các tiêu chuẩn ngành gồm: 28 TCN215:2004 Quy trình kỹ thuật sản xuất giống cá Bỗng, 28 TCN216:2004 cá Bỗng bố mẹ - yêu cầu kỹ thuật, 28 TCN217:2004 cá Bỗng bột - yêu cầu kỹ thuật, 28 TCN218:2004 cá Bỗng hương - yêu cầu kỹ thuật, 28 TCN219:2004 cá Bỗng giống - yêu cầu kỹ thuật [8]. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần thủy sản Bình Định
26 p | 298 | 63
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Tác động của việc khai thác và nuôi trồng thủy sản đến rừng ngập mặn ở Long Sơn (TP. Vũng Tàu) và giải pháp phát triển bền vững
69 p | 147 | 28
-
Luận văn Thạc sĩ: Cho vay hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Trị
138 p | 129 | 22
-
Luận văn thạc sĩ nuôi trồng thủy sản: Sự biến đổi chất lượng nước trong hệ thống nuôi cá tra (pangasianodon hypophthalmus) thâm canh ở các qui mô khác nhau
24 p | 115 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Tiềm năng và định hướng phát triển bền vững thủy sản Bến Tre
147 p | 119 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu sử dụng thủy tinh từ chất thải điện – điện tử để sản xuất vật liệu nhẹ không nung ứng dụng trong xây dựng
74 p | 114 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Thực trạng đánh bắt, nuôi trồng và chế biến thủy sản tỉnh Bình Thuận
116 p | 120 | 16
-
Luận văn thạc sĩ: Nghiên cứu chính sách miễn giảm thuỷ lợi phí trong hoạt động tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp
97 p | 128 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý: Thủy sản Bến Tre - Hiện trạng và định hướng phát triển
130 p | 78 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Thủy sản An Giang hiện trạng phát triển định hướng và giải pháp
126 p | 80 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Thủy sản: Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của cá Bống cát - Glossogobius giuris (Hamilton, 1822) ở sông Trà Khúc, tỉnh Quảng Ngãi"
71 p | 44 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Thủy sản: Nghiên cứu một số đặc điểm sinh sản và sản xuất giống nhân tạo Hàu thái bình dương Crassostrea gigas (Thunberg, 1793) tại Bình Định
87 p | 47 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Các nhân tố tác động đến tỷ suất sinh lời của các doanh nghiệp ngành thủy sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
78 p | 14 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ ở các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thủy sản tại Tỉnh Bình Định
86 p | 33 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Thủy sản: Ảnh hưởng của thức ăn đến sinh trưởng và phát triển của cá Ong bầu Rhynchopelates oxyrhynchus (Temminck &Schlegel, 1842) giai đoạn nuôi vỗ tại Thừa Thiên Huế
84 p | 32 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Thủy sản: Nghiên cứu đặc điểm sinh học cá Hanh - Acanthopagrus latus (Houttuyn, 1782) ở vùng cửa sông Gianh, tỉnh Quảng Bình
83 p | 29 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Thủy sản: Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của cá Xanh (Onychostoma fusiforme Kottelat, 1998) vùng Đakrong – Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị
78 p | 28 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn