Luận văn Thạc sĩ Thủy sản: Ảnh hưởng của thức ăn đến sinh trưởng và phát triển của cá Ong bầu Rhynchopelates oxyrhynchus (Temminck &Schlegel, 1842) giai đoạn nuôi vỗ tại Thừa Thiên Huế
lượt xem 6
download
Mục tiêu nghiên cứu đề tài là nghiên cứu nuôi vỗ cá Ong bầu nhằm tạo ra nguồn cá bố mẹ có chất lượng phục vụ cho công tác sản xuất giống nhân tạo đối tượng này. Xác định được ảnh hưởng của thức ăn đến tốc độ sinh trưởng của cá Ong bầu giai đoạn nuôi vỗ. Xác định được ảnh hưởng của thức ăn đến sự phát triển của cá Ong bầu bố mẹ
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Thủy sản: Ảnh hưởng của thức ăn đến sinh trưởng và phát triển của cá Ong bầu Rhynchopelates oxyrhynchus (Temminck &Schlegel, 1842) giai đoạn nuôi vỗ tại Thừa Thiên Huế
- ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM LÊ MINH TUỆ ẢNH HƯỞNG CỦA THỨC ĂN ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÁ ONG BẦU RHYNCHOPELATES OXYRHYNCHUS (TEMMINCK & SCHLEGEL, 1842) GIAI ĐOẠN NUÔI VỖ TẠI THỪA THIÊN HUẾ. LUẬN VĂN THẠC SĨ THỦY SẢN Chuyên ngành: Nuôi trồng thủy sản HUẾ - 2016 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM LÊ MINH TUỆ ẢNH HƯỞNG CỦA THỨC ĂN ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÁ ONG BẦU RHYNCHOPELATES OXYRHYNCHUS (TEMMINCK & SCHLEGEL, 1842) GIAI ĐOẠN NUÔI VỖ TẠI THỪA THIÊN HUẾ. LUẬN VĂN THẠC SĨ THỦY SẢN Chuyên ngành: Nuôi trồng thủy sản Mã số: 60.62.03.01 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. NGÔ HỮU TOÀN HUẾ - 2016 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- i Lời cam đoan Tôi xin cam đoan những nội dung trong khóa luận này là của tôi và được thực hiện bởi tôi và các kết quả đề tài này chưa từng được công bố trên bất kì tạp chí khoa học nào. Tôi xin cam đoan các thông tin được trích dẫn trong luận văn đều đã được ghi rõ nguồn gốc. Huế, tháng 7, 2016 Học viên Lê Minh Tuệ PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- ii Lời cảm ơn Để hoàn thành chương trình cao học cũng như hoàn thành đề tài này, tôi đã nhận được sự động viên, giúp đỡ từ giáo viên hướng dẫn, quý thầy cô giáo, các địa điểm thực tập, gia đình và bạn bè. Nhân dịp này, cho tôi gửi lời cảm ơn chân thành đến: Ban giám hiệu Trường Đại Học Nông Lâm Huế, tập thể cán bộ, giảng viên Khoa Thủy Sản, Phòng đào tạo sau đại học và quý Thầy giáo, Cô giáo đã tham gia giảng dạy, tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và thực tập vừa qua. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến TS. Ngô Hữu Toàn người đã dành nhiều thời gian để định hướng, tận tình giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài. Xin trân trọng cảm ơn gia đình bác Võ Văn Thương đã tạo điều kiện cho tôi được học tập truyền kinh nghiệm và bố trí thí nghiệm để tôi có thể hoàn thành luận văn tốt nghiệp này. Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến gia đình những người thân yêu luôn là nguồn động viên lớn lao, những người truyền nhiệt huyết, luôn dành sự quan tâm giúp đỡ trợ giúp trên mọi phương diện để tôi yên tâm học tập, và hoàn thành chương trình sau đại học. Thừa Thiên Huế, tháng 07 năm 2016 Học viên Lê Minh Tuệ PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- iii TÓM TẮT Nghiên cứu về nuôi vỗ cá Ong bầu Rhynchopetaltes oxyrhynchus (Temminck &Schlegel, 1842) giai đoạn nuôi vỗ, trong thời gian từ tháng 2/2016 đến 5/2016 tại khu vực Thuận An, nhằm đánh giá khă năng thành thục, cũng như tốc độ tăng trưởng của cá. Thí nghiệm được bố trí ngẫu nhiên hoàn toàn gồm 3 nghiệm thức, CT1, CT2, CT3 lần lượt 100% cá tạp, 50% cá tạp và 50% thức ăn công nghiệp (tính theo vật chất khô), 100% thức ăn công nghiệp. Nội dung đã tiến hành nghiên cứu và theo dõi các chỉ tiêu và có thể đưa ra một số kết quả như sau: Về môi trường nằm trong ngưỡng phát triển an toàn của cá Ong bầu, về tăng trưởng về chiều dài và khối lượng cá nuôi ở CT2 cho tốc độ phát triển nhanh nhất lần trong đó khối lượng và chiều dài cá đực ghi nhận 62,8 (g/con) và 14,99 (cm/con), tiếp đến là CT3 với khối lượng 62,2 (g/con) chiều dài 14,92 (cm/con) và cuối cùng là CT1 thấp nhất cho khối lượng 60,3 g/con và chiều dài đạt 14,73 (cm/con). Tăng trưởng về khối lượng và chiều dài ở cá cái ghi nhận kết quả cao nhất ở CT2 đạt 78,6 (g/con) và 16,48 (cm/con), tiếp theo là CT3 đạt 78,0 (g/con) và 16,39 (cm/con) và CT1 là 75,7 (g/con) và 16,04 (cm/con). Phân tích các chỉ tiêu về đặc điểm sinh sản kết quả nhận thấy tuổi cá thành thục giao động từ 2+ đến 4+ , Khối lượng cá thành thục ở cả 3 CT giao động từ 57 – 72,2 (g), cá cái thành thục có khối lượng cao hơn so với cá đực. Tỉ lệ cá đực : cá cái thành thục ở giai đoạn IV trong quá trình kiểm tra lần lượt ở các CT1, CT2, CT3 lần lượt đạt 0,5 : 1; 0,5: 1; 0,6 : 1. Tỉ lệ cá Ong bầu thành thục đạt ở CT1 là 15%, ở CT2 là 30%, ở CT3 là 40% vào thời điểm nghiên cứu. Hệ số béo Fulton giao động từ 2,01 đến 2.19. Hệ số béo Clark giao động từ 1,89 đến 2,07. Hệ số ball mỡ ở các CT đạt các giá trị ball 2 cho đến ball 5. Hàm lượng protein, lipid trong cơ của CT1 đạt 67,43 và 25,02, ở CT2 là 65,78 và 28,42 và ở CT3 là 64,91 và 30,11. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- iv MỤC LỤC Lời cam đoan .................................................................................................................... i Lời cảm ơn .......................................................................................................................ii TÓM TẮT...................................................................................................................... iii MỤC LỤC ...................................................................................................................... iv DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ...............................................................................vii DANH MỤC CÁC BẢNG .......................................................................................... viii DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH.......................................................................................... ix MỞ ĐẦU ....................................................................................................................... 11 1. Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................. 11 2. Mục đích, mục tiêu của đề tài. ................................................................................... 12 2.1. Mục đích của đề tài................................................................................................. 12 2.2. Mục tiêu của đề tài. ................................................................................................ 12 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài................................................................... 12 3.1. Ý nghĩa khoa học. ................................................................................................... 12 3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài. ................................................................................... 12 3.3 Tính mới. ................................................................................................................ 12 CHƯƠNG I. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ...................................... 13 1.1. Một số đặc điểm sinh học của cá Ong bầu. ............................................................ 13 1.1.1. Hệ thống phân loại............................................................................................... 13 1.1.2. Về đặc điểm sinh trưởng. .................................................................................... 13 1.1.3. Về dinh dưỡng. .................................................................................................... 13 1.1.4. Về đặc điểm sinh học sinh sản. ........................................................................... 14 1.1.5. Về hình thái, cấu tạo. ........................................................................................... 14 1.1.6. Về môi trường sống và phân bố. ......................................................................... 15 1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cá Ong bầu. ................... 15 1.2.1. Các chất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn của cá bố mẹ. ..................................... 15 1.2.2. Ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên. .................................................................... 19 1.3. Vitellogenin và vai trò của Vitellogenin trong sự phát triển của cá. ...................... 20 1.4. Cơ chế hormon kiểm soát quá trình tạo trứng ở cá cái........................................... 22 1.5. Các nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam về cá Ong. ........................................ 25 1.5.1. Nghiên cứu trên thế giới. ..................................................................................... 25 1.5.2. Nghiên cứu ở Việt Nam....................................................................................... 25 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- v 1.5.3. Nghiên cứu ở Thừa Thiên Huế ............................................................................ 26 CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................................................................................................... 28 2.1. Đối tượng và thời gian, địa diểm nghiên cứu. ........................................................ 28 2.2. Nội dung nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi. ...................................................... 28 2.2.1. Sự biến động các yếu tố môi trường nước trong thí nghiệm. .............................. 28 2.2.2. Tốc độ tăng trưởng của cá Ong bầu khi nuôi bằng các loại thức ăn khác nhau. ........... 28 2.2.3. Tỷ lệ sống của cá Ong bầu khi nuôi vỗ với các loại thức ăn khác nhau. ............ 28 2.2.4. Ảnh hưởng của thức ăn đến một số đặc điểm sinh sản cá Ong bầu giai đoạn nuôi vỗ. .................................................................................................................................. 28 2.2.5. Quá trình tích lũy và chuyển hóa vật chất dinh dưỡng của cá Ong bầu khi nuôi bằng các loại thức ăn khác nhau. ................................................................................... 29 2.3. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 29 2.3.1. Bố trí thí nghiệm. ................................................................................................. 29 2.3.2. Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu nghiên cứu. ................................................... 31 2.3.2.1. Theo dõi các chỉ tiêu môi trường...................................................................... 31 2.3.2.2. Theo dõi tốc độ tăng trưởng: ............................................................................ 31 2.3.2.3. Các chỉ tiêu về nuôi vỗ. .................................................................................... 32 2.3.3. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu. .............................................................. 34 2.3.3.1. Phương pháp thu thập số liệu ........................................................................... 34 2.3.3.2. Xử lý số liệu. .................................................................................................... 34 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ...................................... 35 3.1. Biến động các yếu tố môi trường. .......................................................................... 35 3.1.1. Nhiệt độ ............................................................................................................... 36 3.1.2. pH ........................................................................................................................ 37 3.1.3. Oxy hòa tan (DO) ................................................................................................ 38 3.1.4. NH3 ..................................................................................................................... 39 3.1.5. Độ kiềm ............................................................................................................... 40 3.1.6. Độ mặn ................................................................................................................ 40 3.2. Ảnh hưởng của thức ăn đến tốc độ tăng trưởng của cá Ong bầu ở các nghiệm thức. ............................................................................................................................... 41 3.2.1. Tăng trưởng về khối lượng .................................................................................. 41 3.2.2. Tốc độ tăng trưởng khối lượng theo ngày: .......................................................... 44 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- vi 3.2.3. Tăng trưởng về chiều dài ..................................................................................... 47 3.2.4.Tốc độ tăng trưởng chiều dài cá theo ngày (cm/con/ngày) .................................. 51 3.3. Tỷ lệ sống của cá Ong bầu giai đoạn nuôi vỗ bằng các loại thức ăn khác nhau. ... 54 3.4. So sánh đặc điểm sinh sản của cá Ong bầu nuôi vỗ với các lọai thức ăn khác nhau.55 3.4.1. Cấu trúc tuổi thành thục của cá Ong bầu............................................................. 55 3.4.2. Khối lượng thành thục sinh dục và tỉ lệ đực cái .................................................. 57 3.4.3. Đặc điểm tổ chức tế bào học và hình thái bên ngoài cá Ong bầu thành thục...... 58 3.5. So sánh về quá trình tích lũy và chuyển hóa vật chất dinh dưỡng của cá Ong bầu nuôi vỗ với các lọai thức ăn khác nhau. ........................................................................ 60 3.5.1. Độ béo Fullton, Clark. ......................................................................................... 60 3.5.2. Kết quả nghiên cứu về Ball mỡ. .......................................................................... 61 3.5.3. Tích lũy protein, lipid ở cơ và theo các giai đoạn phát triển tuyến sinh dục. ..... 62 CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................ 64 4.1.Kết luận.................................................................................................................... 64 4.2.Kiến nghị. ................................................................................................................ 64 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 67 PHỤ LỤC ...................................................................................................................... 72 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- vii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn CT Công thức cs Cộng sự DO Oxy hòa tan EPA Acid Eicosapentaenoic FAO Tổ chức nông lương thế giới HUFA Acid béo chưa bão hòa có nhiều nối đôi mg Miligam Max Gía trị cực đại Min Gía trị cực tiểu ml Mililit Vg Vitellogenin PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- viii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: Họ cá Căng ở Việt Nam. ............................................................................25 Bảng 1.2. Thành phần khu hệ cá Ong ở vùng cửa sông Ba Lạt .................................26 Bảng 1.3. Thành phần cá Ong ở vùng Tam Giang, Cầu Hai. ....................................26 Bảng 1.4. Thành phần cá Ong trên hệ thống sông Bù Lu. .........................................27 Bảng 2.1. Thành phần dinh dưỡng của các loại thức ăn trong thí nghiệm ................30 Bảng 3.1. Biến động một số yếu tố môi trường trong quá trình thí nghiệm ..............35 Bảng 3.2. Khối lượng trung bình của cá thí nghiệm qua các lần theo dõi (g) ...........42 Bảng 3.3. Tốc độ tăng trưởng khối lượng theo ngày (g/con/ngày) ............................45 Bảng 3.4. Chiều dài trung bình của cá thí nghiệm qua các đợt theo dõi (cm) ...........48 Bảng 3.5: Tốc độ tăng trưởng chiều dài theo ngày (cm/con/ ngày) ...........................53 Bảng 3.6. Tỉ lệ sống của cá Ong bầu (%) ...................................................................54 Bảng 3.7. Cấu trúc tuổi cá thành thục khi bước vào giai đoạn IV .............................56 Bảng 3.8. Khối lượng thành thục sinh dục (g) và tỉ lệ đực cái...................................57 Bảng 3.9. Độ béo Fulton, clark ..................................................................................60 Bảng 3.10. Kết quả nghiên cứu về Ball mỡ .................................................................61 Bảng3.11: Thành phần Protein và lipid của cá ở các nhiệm thức ...............................62 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- ix DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH Hình 1.1. Cá Ong bầu (Rhynchopelates oxyrhynchus) ..............................................13 Hình 1.2. Sơ đồ cơ chế hormon điều khiển sự tạo noãn hoàng ở cá .........................21 Hình1.3. Sơ đồ cơ chế hormon điều khiển sự chín noãn bào (bên trái) và những hoạt chất ngoại sinh có thể điều khiển quá trình này.........................................24 Hình 2.1: Sơ đồ bố trí thí nghiệm ..............................................................................29 Hình 3.1. Biến động của nhiệt độ nước trong quá trình thí nghiệm ..........................36 Hình 3.2. Biến động của pH trong quá trình thí nghiệm ...........................................37 Hình 3.3. Biến động oxy hòa tan trong quá trình thí nghiệm ....................................38 Hình 3.4. Biến động của NH3 trong quá trình thí nghiệm ........................................39 Hình 3.5. Biến động của độ kiềm trong quá trình thí nghiệm ...................................40 Hình 3.6. Biến động của độ mặn trong quá trình thí nghiệm ....................................41 Hình 3.7. Khối lượng trung bình của cá qua các lần theo dõi ...................................44 Hình 3.8. Tốc độ tăng trưởng khối lượng theo ngày .................................................47 Hình 3.9: Chiều dài trung bình của cá qua các đợt theo dõi ......................................51 Hình 3.10. Tốc độ tăng trưởng chiều dài theo ngày ....................................................54 Hình 3.11. Tỉ lệ sống cá Ong bầu ................................................................................55 Hình 3.12. Cấu trúc tuổi của cá khi bước vào giai đoạn IV ........................................57 Hình 3.13 . Lát cắt mẫu tế bào sinh dục cái ở giai đoạn IV..........................................59 Hình 3.14. Lát cắt mẫu tế bào sinh dục đực ở giai đoạn IV ........................................59 Hình 3.15. Độ béo Fulton, clark ..................................................................................61 Hình 3.16. Hàm lượng ball mỡ ....................................................................................62 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- x PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 11 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài. Việt Nam với hơn 3.600 (km) đường bờ biển, dọc ven biển có nhiều eo, vịnh kín gió, có trên 4.000 hòn đảo lớn nhỏ với điều kiện tự nhiên thuận lợi, được xem như là một quốc gia có lợi thế về điều kiện tự nhiên, đặc biệt là khu vực vịnh Hạ Long, vùng biển từ Nha Trang đến PhanThiết và vùng biển Tây Nam Bộ là những vùng có điệu kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển về các ngành về thủy sản, đặc biệt là nghề nuôi cá biển. Theo đánh giá của FAO nghề nuôi cá biển còn mới tuy nhiên đã có tốc độ phát triển nhanh và mạnh mẽ trong hai thời gian gần đây. Đến năm 2012 Việt Nam đã nghiên cứu thành công công nghệ sản xuất giống 8 loài cá biển. Tuy vậy thực sự mới chỉ sản xuất đại trà được 5 loài. Sản xuất trên quy mô lớn nhưng cũng chỉ mới tập trung ở các Viện nghiên cứu, các trường Đại học. Với định hướng phát triển nâng cao giá trị nghề nuôi cá biển, bộ NN&PTNT vừa phê duyệt quy hoạch phát triền nuôi cá biển và định hướng năm 2020. Mục tiêu của quy hoạch là nuôi cá biển trong ao nước mặn, nước lợ, ao nuôi tôm chuyển đổi hoặc luân canh đến năm 2020 đạt 98 nghìn tấn, nuôi cá biển trong hệ thống lồng nhỏ đạt 51 nghìn tấn vào năm 2020; nuôi công nghiệp tập trung đạt 111 nghìn tấn vào năm 2020. Như vậy, vào năm 2020 đạt gần 260 nghìn tấn, tương đương 1,8 tỉ USD[2]. Vấn đề nâng cao hiệu quả trong công tác nuôi cá biển đòi hỏi một lượng lớn nguồn con giống có chất lượng, có nguồn gốc vào trong nuôi cá biển, trong đó chúng ta đã đạt một số thành công trong công tác phục vụ sản xuất giống, tuy còn nhiều hạn chế về kỹ thuật nhưng Việt Nam đến nay cũng đã sinh sản nhân tạo được một số loài cá biển: cá vược Châu Á (Lates calcarifer), cá mú chấm cam (E. coioides), cá giò (Rachycentron canadum), cá hồng mỹ (L. ocellattus) và cá vược mõm nhọn (P. waigiensis) [2]. Dựa trên những thành công đã đạt được về nghiên cứu sản xuất giống, chúng ta có khả năng tiến hành sản xuất giống đại trà, đẩy mạnh nghiên cứu những loài thủy hải sản, địa phương có giá trị kinh tế đưa vào sản xuất giống và nuôi thực tiễn. Trong đó cá Ong bầu là loài cá đặc sản ở vùng đầm phá Thừa Thiên Huế, đây là loài cá có thịt thơm ngon, dễ nuôi và gía trị thương phẩm rất cao (500.000đ/kg ở thời điểm hiện tại). Chính vì vậy, nhu cầu thị trường đòi hỏi rất lớn, việc nuôi loài cá này đã được tiến hành ở các tỉnh ven biển miền Trung. Một khó khăn rất lớn mà người nuôi đang gặp phải là con giống thu từ tự nhiên nên việc nuôi loài cá này là không ổn định và khó để phát triển. Nếu chủ động được nguồn giống để cung cấp cho các mô hình nuôi nhằm đa dạng hóa đối tượng nuôi hạn chế dịch bệnh và nâng cao thu nhập có ý nghĩa rất lớn góp phần vào việc phát triển nuôi trồng bền vững cho vùng đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 12 Dựa trên những điều kiện nghiên cứu tại địa phương, xuất phát từ nhu cầu thực tiễn đó, được sự sự đồng ý của giáo viên hướng dẫn và hội đồng góp ý đề cương nghiên cứu, tôi thực hiện đề tài “Ảnh hưởng của thức ăn đến sinh trưởng và phát triển của cá Ong bầu Rhynchopelates oxyrhynchus (Temminck &Schlegel, 1842) giai đoạn nuôi vỗ tại Thừa Thiên Huế”. 2. Mục đích, mục tiêu của đề tài. 2.1. Mục đích của đề tài. Nghiên cứu nuôi vỗ cá Ong bầu nhằm tạo ra nguồn cá bố mẹ có chất lượng phục vụ cho công tác sản xuất giống nhân tạo đối tượng này. 2.2. Mục tiêu của đề tài. - Xác định được ảnh hưởng của thức ăn đến tốc độ sinh trưởng của cá Ong bầu giai đoạn nuôi vỗ. - Xác định được ảnh hưởng của thức ăn đến sự phát triển của cá Ong bầu bố mẹ 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3.1. Ý nghĩa khoa học. Cung cấp cơ sở khoa học để xây dụng quy trình nuôi vỗ cá Ong bầu phục vụ sinh sản nhân tạo giống cá này 3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài. Tạo được cá bố mẹ đạt tiêu chuẩn có sự phát dục tốt nhất để đưa vào sinh sản nhân tạo. 3.3. Tính mới. Các nghiên cứu từ trước đến nay về đối tượng trên còn khá hạn chế, chủ yếu tập trung vào nghiên cứu về đa dạng sinh học, sinh thái và đặc điểm sinh học. Chưa có nghiên cứu chuyên sâu nào về sinh sản và sản xuất giống cá Ong bầu được đề cập trên các tạp chí trong và ngoài nước. Vì vậy, nghiên cứu thử nghiệm quy trình nuôi vỗ cá Ong bầu là vấn đề cấp bách và cần thiết nhằm xây dựng quy trình sản xuất giống nhân tạo đối tượng này phục vụ nhu cầu phát triển nuôi trồng thủy sản cho đất nước. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 13 CHƯƠNG I. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Một số đặc điểm sinh học của cá Ong bầu. 1.1.1. Hệ thống phân loại. Bộ: Cá Vược (Perciformes) Họ: Cá Căng (Teraponidea) Giống: Cá Căng (Terapon) Loài: Rhynchopelates oxyrhynchus (Temminck &Schlegel, 1842) +Tên tiếng việt: Cá Ong bầu, cá Căng mõm nhọn Hình 1.1. Cá Ong bầu (Rhynchopelates oxyrhynchus) 1.1.2. Đặc điểm sinh trưởng. Cá Ong bầu (Rhynchopelates oxyrhynchus) là loài có kích thước nhỏ. Cá Ong bầu khai thác có chiều dài trung bình đạt 145mm tương ứng với khối lượng 49g. Cá Ong bầu khai thác được có 4 nhóm tuổi, cao nhất là tuổi 3+; nhóm tuổi 1+ có số cá thể thu được nhiều nhất, chiếm 38,72%, với chiều dài từ 79-106mm, khối lượng tương ứng là 7,1-20g; nhóm tuổi 0+ có số cá thể thu được ít nhất, chiếm 10,03%, có chiều dài dao động 55-95mm tương ứng với trọng lượng 2,8-8,5g. Ở nhóm tuổi thấp cá Ong bầu chủ yếu tăng trưởng về chiều dài. Khi đạt đến kích thước nhất định thì sự tăng về chiều dài chậm lại, sự tăng về trọng lượng nhanh hơn[20]. 1.1.3. Đặc điểm dinh dưỡng. Cá Ong bầu là loài ăn tạp, thành phần thức ăn gồm 25 loại, thuộc 4 nhóm thủy sinh vật khác nhau. Trong các loại thức ăn là Bacillariophyta (ngành tảo Silic) với 11 loại, chiếm tỉ lệ 44% tổng số lượng thức ăn, tiếp đến là Arthropoda (Ngành chân khớp) PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 14 với 7 loại, chiếm 28%. Bên cạnh đó, khi tiến hành phân tích thức ăn còn thấy một lượng lớn mùn bã hữu cơ và một lượng lớn động vật thân mềm (Mollusca) trong ống tiêu hóa cá. Phổ thức ăn của cá được mở rộng theo nhóm kích thước và thay đổi theo thức ăn có trong môi trường tự nhiên. Cá có kích thước lớn phổ thức ăn đa dạng hơn nhóm kích thước nhỏ, thể hiện tính thích nghi chung trong dinh dưỡng của cá nhiệt đới, thức ăn của cá Ong bầu trong vùng đầm phá có phổ thức ăn rộng. Thức ăn của chúng là những loài tảo vốn phong phú trong môi trường, đồng thời là loài ăn động vật nhỏ. Cường độ bắt mồi của cá Ong bầu thay đổi theo tuổi khác nhau[20]. 1.1.4. Đặc điểm sinh học sinh sản. Tỉ lệ cá đực và cái của cá Ong bầu có sự khác nhau giữa các nhóm tuổi, nhìn chung cá cái chiếm tỉ lệ nhiều hơn cá đực. Cá Ong bầu đẻ trứng phân đợt trong năm và đẻ nhiều lần trong đời sống cá thể. Thời gian đẻ trứng kéo dài từ tháng 2 đến tháng 7, đẻ rộ vào tháng 4 đến tháng 7 hàng năm. Cá một năm tuổi chưa tham gia đẻ trứng. Số lượng trứng một lần đẻ lên đến hàng vạn tế bào. Sức sinh sản tuyệt đối của cá Ong bầu dao động khá lớn từ 21.950 – 32.610 tế bào trứng. Sức sinh sản tương đối của cá Ong bầu ở đầm phá Thừa Thiên Huế đạt tới 905 tế bào trứng/g trọng lượng cơ thể. Cá có kích thước lớn, tuổi cao đẻ trứng nhiều hơn cá có kích thước nhỏ[20]. 1.1.5. Đặc điểm hình thái, cấu tạo. Chiều dài thân bằng 2,73 - 2,96 chiều cao thân, bằng 2,88 – 3.02 chiều dài đầu, chiều dài đầu bằng 2,52 – 2,80 chiều dài mõm, bằng 4,0 – 4,3 lần đường kính mắt, bằng 3,06 – 3,50 lần chiều dài hàm trên[22]. Thân hình bầu dục dài dẹp bên, đầu nhỏ nhọn từ mút mõm đến gốc vây lưng gần như thẳng, bắp đuôi cao khỏe, chiều dài bằng 1,3 – 1,4 chiều cao. Mép dưới xương nắp mang trước có gai, góc dưới có 3 – 4 gai tương đối lớn, mép sau xương nắp mang chính có 2 gai lớn, dẹt gai dưới dài nhưng không quá nắp mang. Mép dưới xương trước mắt có gai nhưng không lộ ra ngoài. Xương bả vai trên lộ ra ngoài vảy, có 4 – 5 gai dẹt, mõm nhọn chiều dài bằng 1,3 – 1,4 lần đường kính mắt, miệng chếch, hàm dưới ngắn hơn hàm trên, 2 lỗ mũi đều có van da, lỗ mũi sau hình tam giác, khoảng cách giữa 2 mắt phẳng hẹp hơn đường kính mắt, răng nhọn mọc thành đai hàm trên hai hàm, răng hàng ngoài cùng lớn khỏe, lược mang dài cứng, khỏe. Thân phủ vẩy lược khó bong. Ở đầu, trừ mõm và giữa 2 mắt, còn lại đều phủ vảy. Gốc vây lưng và vảy hậu môn có vảy ôm 2 bên tạo thành rảnh sâu. Vây lưng dài cuối phần vây cứng lõm sâu. Gai thứ 4 dài nhất, 2 gai sau cùng sắp sỉ bằng nhau. Gai thứ 2 của hậu môn dài hơn 2 vây trước và sau nó, vây ngực rộng dài bằng phần đầu không kể mõm. Vây bụng ở sau gốc vây ngực, mu vây quá lỗ hậu môn. Vây đuôi rộng lõm sâu. Phần thân trên màu nâu vàng, phần bụng màu trắng đục. Dọc bên thân có 4 vân đen: 1 từ mặt lưng của mõm chạy đến sát viền lưng đến khoảng giữa phần gốc tia vây lung: 1 từ viền PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 15 trên mắt đến cuối gốc vây lung: 1 từ mút mõm chạy thẳng giữa thân đến giữa gốc vây đuôi : 1 từ gốc vây ngực đến cuối gốc vây hậu môn, vân này hẹp và mờ hơn hai vân trên. Ở một số cá thể vân 1 và 2 có hiện tượng đức đoạn không đều nhau. Trên khoảng dưới hai vân 1 và 2 chỗ dưới khởi điểm vây lưng có 1 vết đen lớn. Mép phần gai vây lưng màu đen, gốc vây có 1 số vân đen kéo dài đến phân tia mềm phía trước. Phần tia vây có vết đen dài do 2 vân trên thân kéo dài ra. Vây hậu môn có 1 vết mờ ở phần tia vây. Vây đuôi có một số vết đen đối xứng, vây đen khác màu nhạc. Kích thước thường gặp từ 83 – 250 (mm)[22]. 1.1.6. Môi trường sống và phân bố. Về môi trường sống, sinh học và nghề cá: Là loài rộng sinh thái, tìm thấy trong các vùng nước ven bờ biển, đôi khi ở các vùng nước lợ và nước ngọt. Cá Ong bầu bị đánh bắt với tất cả các loại ngư cụ khai thác ven bờ, bao gồm: lưới rê, nò sáo, lưới kéo đáy. Phân bố: Ở Việt Nam: Quảng Ninh, Cồn Cỏ, Phá Tam Giang,… Trên thế giới: Indonexia, Philipin, Trung Quốc, Nhật Bản,…[22] 1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cá Ong bầu. 1.2.1. Các chất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn của cá bố mẹ. Chất lượng sinh sản của một số loài cá biển sẽ được tăng lên khi bổ sung thành phần dinh dưỡng lên cá khẩu phần ăn của cá bố mẹ (Barton 1981 ; Craik and Harvey 1984; Watanabe 1985; Devauchelle et al., 1988; Eskelinen 1989; Watanabe et al., 1991 ; Watanabe and Kiron, 1995). Sự phát triển tuyến sinh dục và khả năng đẻ trứng có ảnh hưởng trực tiếp đến thành phần dinh dưỡng đã được nghiên cứu trên 1 số loài cá biển (Bromage, 1995) (trích dẫn bởi Furuita)[36]. Từ đó trong nuôi vỗ thành thục thì việc cung cấp nguồn dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng, quyết định đến khả năng sinh sản và chất lượng sản phẩm sinh dục. Dinh dưỡng được biết đến như là một yếu tố rất quan trọng trong sinh sản cá. Trong từng giai đoạn phát triển của tuyến sinh dục, cá có nhu cầu dinh dưỡng khác nhau. Theo quy luật phát triển của tuyến sinh dục, trong giai đoạn đầu của quá trình tạo trứng, cá cái cần thức ăn có năng lượng cao, giai đoạn sau cá cần hàm lượng protein cao (Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm, 2009)[11]. Nhìn chung, sức sinh sản và kích thích trứng sẽ tăng theo kích cỡ mẹ nhưng kích thước trứng và số lượng trứng ở những lần sinh sản sẽ khác nhau. Như vậy, có sự tương thuận giứa sức sinh sản và kích cỡ cá (Marteinsdottir và Steinarsson, 1998)[42]. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 16 Trong nuôi vỗ, nếu để cá đói thiếu thức ăn hay cung cấp thức ăn có thành phần dinh dưỡng không phù hợp với đặc tính dinh dưỡng của loài sẽ làm cho cá không thành thục, có hệ số thành thục thấp hay buồng trứng bị thoái hoá và tiêu biến mặc dù mọi yếu tố khác của môi trường là thuận lợi (Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm, 2009)[11]. Chế độ dinh dưỡng tốt có thể giúp cá phát dục, thành thục và sinh sản sớm (Nguyễn Tường Anh, 1999) [1] ❖ Nhu cầu về protein và acid amin Ở giai đoạn sinh sản, nhu cầu protein của động vật thủy sản cao hơn so với giai đoạn sinh trưởng, vì trong giai đoạn này chúng cần sử dụng thức ăn có hàm lượng protein cao để phát triển tuyến sinh dục (Le Xuan Hung và cs, 2000; Trần Thị Xuân Hiền và Nguyễn Anh Tuấn, 2009)[ 38,7]. Nghiên cứu của Pathmasothy (1985)[47] chỉ ra rằng khi tăng mức đạm từ 30% đến 40% trong thức ăn hầu hết các loài cá nước ngọt thì kích thước và khối lượng buồng trứng cũng tăng cao. Nhu cầu protein của tôm càng xanh ở giai đoạn sinh trưởng trong khoảng 25 - 28%, nhưng ở giai đoạn thành thục nhu cầu dinh dưỡng tăng lên đền 40% (Trần Thị Xuân Hiền và Nguyễn Anh Tuấn, 2009. Ở mức hàm lượng protein từ 30 dến 40%, thì tốc độ tăng trưởng và khả năng sinh sản ở hầu hết các loài cá sẽ được cải thiện tốt hơn[7]. Trong cùng một loài, nhu cầu đạm của cá cái thường cao hơn cá đực và cá đực thành thục sinh dục sớm hơn cá cái (Le Xuan Hung và cs., 2000)[38]. Ở cá Heterobranchus longifilis bố mẹ khi nuôi bằng thức ăn có các hàm lượng đạm khác nhau thì ở hàm lượng đạm 35% tốc độ tăng trưởng và thành thục sinh dục của cá đực là tốt nhất, trong khi đó ở cá cái hàm lượng đạm là 40% Hàm lượng protein và chất lượng trong khẩu phần ăn cũng ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Sản lượng trứng đã suy giảm trên red sea bream và sea brass Dicentrachus labax (Cerda và cs, 1994) khi giảm nồng độ protein từ 50% xuống 30%[29]. Ngưỡng protein tối ưu dành cho cá bố mẹ nằm trong khoảng 45% dành cho cá tráp Nhật Bản red sea bream. Mực là thành phần thức ăn được ưu tiên trong nguồn protein trong khẩu phần ăn của cá. Việc cân bằng khẩu phần ăn có thể thúc đẩy tổng hợp Vg và nâng lên, dẫn đến khả năng thụ tinh cao và chất lượng trứng (Tandler và cs, 1995)(trích dẫn bởi Furuita) [36]. Trần Đình Luân và cs (2011) đã nghiên cứu thử nghiệm về khẩu phần protein và lipid dành cho cá hồi Vân bố mẹ Oncorhynchus mykiss. Các thức ăn thử nghiệm có hàm lượng Protein (Pr) và Lipid (L) khác nhau, bao gồm: CT1-36,0% Protein: 22,0 Lipid; CT2-40,0 Protein: 20,0 Lipid; CT3-45,0 Protein: 18 Lipid; CT4-45 Protein: 16 Lipid; CT5-45,0 Protein: 12 Lipid. Cá bố mẹ sử dụng các thức ăn thử nghiệm trong nghiên cứu này cho kết quả về tỷ lệ đẻ dao động trong khoảng 47-91%, tỷ lệ thụ tinh PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 17 82-85% và tỷ lệ nở 56-76%. Thức ăn thử nghiệm CT4 cho tỷ lệ đẻ trên 91%, tỷ lệ thụ tinh đạt 85%, tỷ lệ nở đạt 74,3% cao hơn so với 4 thức ăn còn lại. Kết quả cho thấy có thể nuôi vỗ thành thục cá hồi bố mẹ với thức ăn chế biến trong nước có hàm lượng protein 45% và lipid 16%[13]. Akiyama và cs (1996), khi cung cấp thành phần tryptophan 0,1% trong khẩu phần ăn của cá Plecoglossus altivelis kết quả là gia tăng hàm lượng testosterone thúc đẩy thời gian quá trình sinh tinh của con đực và sự chín muồi của con cái[24]. Nhu cầu dinh dưỡng tối ưu của cá chịu ảnh hưởng của các yếu tố thức ăn thí nghiệm như thành phần acid amin, khả năng tiêu hóa protein và tỉ lệ các nguồn cung cấp năng lượng khác như lipit và cacbonhydrate. Tùy theo loài mà khả năng chia sẻ năng lượng của lipid và cacbonhydrate với protein khác nhau. Hiệu quả sử dụng protein của cá còn phụ thuộc vào các thành phần khác nhau của thức ăn, đặc biệt là chất xơ và tinh bột. Thức ăn chứa quá nhiều chất xơ hoặc tinh bột sẽ làm giảm hoạt tính một số men tiêu hóa của protein của cá vì vậy hiệu quả sử dụng thức ăn sẽ thấp, gây lãng phí thức ăn và protein đồng thời ảnh hưởng đến môi trường nuôi. ❖ Nhu cầu lipid và acid béo. Nghiên cứu về cá tráp bố mẹ, Harel và cs (1992), khi tiến hành cho ăn với cá khẩu phần ăn chứa 1% n-3 HUFA (acid béo chưa bão hòa) đã nhận thấy có trong thành phần cơ quan cá bố mẹ có mối liên quan đến sự sinh sản khi được bổ sung thành phần acid béo thiết yếu và có ảnh hưởng đến chất lượng trứng trong một thời gian ngắn (trích dẫn bởi Furuita)[36]. Duray và cs (1994) khi nghiên cứu trên cá Dìa (Siganus guttatus ), đánh giá khẩu phần ăn cá bố mẹ khi gia tăng hàm lượng lipid từ 12% đến 18% đã tăng khả năng thụ tinh và sinh sản giống[31]. Fenandez- palacios và cs (1995) cũng đã đề nghị rằng chất lượng trứng của cá tráp gilthead sea bream có thể cải thiện bằng việc nâng hàm lượng n-3 HUFA lên 1.6%, tuy nhiên việc tăng nồng độ HUFA này cũng có ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của ấu trùng cá tráp gilthead sea bream. Tuy nhiên việc gia tăng nồng độ acid béo chưa no cũng được ghi nhận là có ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng sinh sản của cá[32]. Một lưu ý đang quan trọng là thành phần acid béo của trứng có liên quan đến n-3 HUFA trong khẩu phần ăn của cá bố mẹ, trong đó chủ yếu là các sự tăng lên của các nhóm 18:3n-3, 18:4n-3 và Acid Eicosapentaenoic EPA trong thành phần trứng. Nghiên cứu về cá tráp Nhật Bản (red sea bream) Fruita đã kết luận rằng giá trị dinh dưỡng của acid béo có ảnh hưởng đến khả năng lên trứng và chất lượng ấu trùng[36]. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 18 Azeddine Abrehouch (2010), nghiên cứu về ảnh hưởng của chế độ ăn cung cấp acid béo và protein với 2 CT. (A khẩu phần cung cấp 45% protein, 10 lipid) và (B với 48% protein, 8,7%lipid). Kết quả đã chỉ ra có sự sai khác có ý nghĩa về chất lượng và số lượng đẻ trứng và tỉ lệ sống của ấu trùng sau 2 ngày và sau 5 ngày kể từ ngày nở[27]. ❖ Nhu cầu vitamin và khoáng Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng cá bố mẹ đòi hỏi nhu cầu dinh dưỡng cao, đặc biệt là nguồn Vitamin, khoáng vi lượng trong suốt thời kì phát triển tuyến sinh dục (Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn Kiềm, 2009)[11]. Theo watanabe và cs (1995) Vitamin E từ lâu đã được xem là thành phần thiết yếu trong sinh sản cá nước ngọt như cá chép cyprinus, cá Hồi vân Oncorhynchus mykiss khả năng ấp nở và khả năng sống sót của cá tráp Nhật Bản (red sea bream) và cá tráp (gilthead sea bream ) tăng lên đáng kể khi tăng thành phần Vitamin E trong khẩu phần ăn[53]. Chức năng chống oxi hóa của vitamin E và C có thể cung cấp khả năng bảo vệ tế bào tinh trùng trong quá trình sinh tinh và cho đến giai đoạn thụ tinh bởi làm giảm quá trình perosid hóa lipid, cũng như cho quá trình di chuyển của tinh trùng. Nồng độ acid acorbic trong tinh dịch phản ánh thành phần vitamin trong khẩu phần ăn dành cho cá bố mẹ, tuy nhiên nó không ảnh hưởng nhiều trong thời kì đầu sinh sản, tuy nhiên việc thiếu hụt thành phần acid ascorbic làm giảm chất lượng tinh trùng cùng như khả năng di động trong thời kì sau của qúa trình sinh sản (Ciereszco và Dabrowski, 1995)[30]. Vitamin C cũng được xem là một phần quan trọng trong quá trình trưởng thành được xem như là quá trình tổng hợp sinh học của hoormone tuyến sinh dục. Khi nghiên cứu khẩu phần ăn chứa hàm lượng Vitamin C thấp đã ảnh hưởng tới hệ số thành thục (GSI) của 2 loài cá nghiên cứu là cá vẹt Nhật Bản Oplegnathus fasciatus và Sardinops melanostisca (trích dẫn bởi Furuita )[36]. Verakunpiriya và cs (1997) cũng đã thí nghiệm bổ sung ảnh hưởng của astaxanthin lên khả năng thực hiện sinh sản của cá chỉ vàng bởi bổ sung thức ăn có chứa những thành phần tổng hợp astaxanthin khác nhau. Thí nghiệm cũng đã chỉ ra mức tối ưu của astaxanthin là 30ppm [51]. Jarin Sawanboonchun (2009) cũng đã thí nghiệm về astaxanthin và Arachidonic acid với các mức khác nhau về chất lượng trứng của cá tuyết Alantic. Thí nghiệm nghiên cứu về ảnh hưởng của khẩu phần ăn bổ sung astaxanthin và Arachidonic acid lên khả năng thụ tinh và chất lượng trứng của cá tuyết[37]. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Tác động của việc khai thác và nuôi trồng thủy sản đến rừng ngập mặn ở Long Sơn (TP. Vũng Tàu) và giải pháp phát triển bền vững
69 p | 147 | 28
-
Luận văn Thạc sĩ: Cho vay hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Trị
138 p | 129 | 22
-
Luận văn thạc sĩ nuôi trồng thủy sản: Sự biến đổi chất lượng nước trong hệ thống nuôi cá tra (pangasianodon hypophthalmus) thâm canh ở các qui mô khác nhau
24 p | 115 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Tiềm năng và định hướng phát triển bền vững thủy sản Bến Tre
147 p | 119 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu sử dụng thủy tinh từ chất thải điện – điện tử để sản xuất vật liệu nhẹ không nung ứng dụng trong xây dựng
74 p | 114 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Thực trạng đánh bắt, nuôi trồng và chế biến thủy sản tỉnh Bình Thuận
116 p | 120 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý: Thủy sản Bến Tre - Hiện trạng và định hướng phát triển
130 p | 78 | 14
-
Luận văn thạc sĩ: Nghiên cứu chính sách miễn giảm thuỷ lợi phí trong hoạt động tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp
97 p | 128 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Thủy sản An Giang hiện trạng phát triển định hướng và giải pháp
126 p | 80 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Thủy sản: Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của cá Bống cát - Glossogobius giuris (Hamilton, 1822) ở sông Trà Khúc, tỉnh Quảng Ngãi"
71 p | 44 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Các nhân tố tác động đến tỷ suất sinh lời của các doanh nghiệp ngành thủy sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
78 p | 14 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Thủy sản: Nghiên cứu một số đặc điểm sinh sản và sản xuất giống nhân tạo Hàu thái bình dương Crassostrea gigas (Thunberg, 1793) tại Bình Định
87 p | 47 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ ở các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thủy sản tại Tỉnh Bình Định
86 p | 33 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Thủy sản: Đánh giá khả năng thành thục và nghiên cứu sản xuất giống cá Bỗng Spinibarbus denticulatus (Oshima, 1926) tại Quảng Bình
80 p | 21 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Thủy sản: Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của cá Xanh (Onychostoma fusiforme Kottelat, 1998) vùng Đakrong – Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị
78 p | 28 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Thủy sản: Nghiên cứu đặc điểm sinh học cá Hanh - Acanthopagrus latus (Houttuyn, 1782) ở vùng cửa sông Gianh, tỉnh Quảng Bình
83 p | 29 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ: Giải pháp nâng cao quản lý chi phí sản xuất, kinh doanh tại Công ty TNHH một thành viên Khai thác Thủy lợi Thái Nguyên
102 p | 0 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn