intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc điểm tiểu thuyết Nguyễn Trí Huân

Chia sẻ: Minh Tú | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:129

45
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài nhằm tìm hiểu, phân tích, đánh giá những đóng góp của tác giả vào giai đoạn văn học sau năm 1975 nói riêng và văn học Việt Nam viết về đề tài chiến tranh nói chung. Đồng thời, thông qua tiểu thuyết Nguyễn Trí Huân, luận văn tìm hiểu một số đặc điểm cũng như quy luật vận động của tiểu thuyết viết về chiến tranh sau chiến tranh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc điểm tiểu thuyết Nguyễn Trí Huân

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ---------- PHẠM THỊ TRANG ĐẶC ĐIỂM TIỂU THUYẾT NGUYỄN TRÍ HUÂN LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN Hà Nội - 2010
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ---------- PHẠM THỊ TRANG ĐẶC ĐIỂM TIỂU THUYẾT NGUYỄN TRÍ HUÂN Chuyên ngành: VĂN HỌC VIỆT NAM Mã số: 60.22.34 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Tôn Phương Lan Hà Nội - 2010
  3. MỤC LỤC A. PHẦN MỞ ĐẦU ...................................................................................... 4 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................ 4 2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................ 7 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................. 11 4. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 11 5. Cấu trúc luận văn...................................................................................... 11 B. NỘI DUNG............................................................................................. 13 Chương 1: NGUYỄN TRÍ HUÂN VÀ TIỂU THUYẾT HẬU CHIẾN ........ 13 1.1 Quan niệm về tiểu thuyết hậu chiến ................................................... 13 1.2 Một số đổi mới cơ bản của tiểu thuyết hậu chiến ............................... 19 1.2.1 Đổi mới quan niệm về hiện thực và cách tiếp cận hiện thực ...... 20 1.2.2 Đổi mới quan niệm nghệ thuật về con người ............................. 27 1.2.3 Một số đổi mới về nghệ thuật tiểu thuyết ................................... 35 1.3 Tiểu thuyết Nguyễn Trí Huân trong sự vận động của tiểu thuyết hậu chiến............................................................................................................. 38 1.3.1 Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà văn Nguyễn Trí Huân .. 38 1.3.2 Vị trí tiểu thuyết Nguyễn Trí Huân trong tiểu thuyết hậu chiến . 41 Chương 2: QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI VÀ HIỆN THỰC TRONG TIỂU THUYẾT NGUYỄN TRÍ HUÂN ............................. 44 2.1 Quan niệm nghệ thuật về con người .................................................. 44 2.1.1 Xây dựng bức chân dung chân thực về người lính ..................... 44 2.1.1.1 Những người lính anh hùng .................................................... 44 2.1.1.2 Người lính trong tình cảm riêng tư ......................................... 46 2.1.1.3 Người lính trong chiến đấu ..................................................... 52 2
  4. 2.1.2 Con người bi kịch trong tiểu thuyết Nguyễn Trí Huân ............... 57 2.2. Đổi mới cách nhìn về hiện thực ........................................................ 71 2.2.1 Quan niệm về chiến tranh .......................................................... 71 2.2.2 Bức tranh hiện thực trần trụi ...................................................... 77 Chương 3: NGHỆ THUẬT TIỂU THUYẾT NGUYỄN TRÍ HUÂN ........... 90 3.1 Nghệ thuật xây dựng nhân vật ........................................................... 90 3.1.1 Miêu tả nhân vật qua tâm lý....................................................... 91 3.1.2 Miêu tả nhân vật bằng thủ pháp đồng hiện................................. 96 3.2 Kết cấu tiểu thuyết ............................................................................. 99 3.2.1 Kết cấu theo thời gian tuyến tính ............................................. 100 3.2.2 Kết cấu theo dòng ký ức .......................................................... 102 3.3 Ngôn ngữ ........................................................................................ 105 3.3.1 Ngôn ngữ nhân vật .................................................................. 106 3.3.2 Ngôn ngữ người kể chuyện ...................................................... 110 3.4 Giọng điệu ....................................................................................... 112 3.4.1 Giọng điệu hào sảng, trầm hùng .............................................. 112 3.4.2 Giọng chiêm nghiệm, suy tư .................................................... 114 C. PHẦN KẾT LUẬN .............................................................................. 118 TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................ 121 3
  5. A. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Bất cứ một nền văn học chân chính nào, sự ra đời và phát triển của nó đều gắn bó sâu sắc với thời đại và gắn với việc thực hiện xuất sắc nhiệm vụ của thời đại đó. Sau năm 1975, cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước trường kỳ và gian khổ của dân tộc kết thúc thắng lợi, cuộc sống hòa bình trở lại toàn thể nhân dân Việt Nam. Cùng với đó, con người cũng phải đối mặt với những biến đổi lớn trong đời sống xã hội. Trong bối cảnh xã hội ấy, ý thức cộng đồng đã dần nhường chỗ cho sự thức tỉnh ý thức cá nhân mỗi con người. Văn học Việt Nam sau 1975 nói chung, tiểu thuyết sau 1975 nói riêng phát triển trong điều kiện xã hội mới, trong môi trường ý thức cá nhân có nhiều biến chuyển. Đặc biệt, từ sau Đại hội VI của Đảng, văn học dần trở lại với chức năng và bản chất của chính nó. Văn học gắn bó với hiện thực, nhưng không chỉ phản ánh hiện thực mà còn là suy ngẫm về hiện thực. Đối tượng nghiên cứu và khám phá của văn học không chỉ là xã hội mà còn là con người với tất cả sự phức tạp và bí ẩn của nó. Vấn đề quyền sống, nỗi đau khổ và hạnh phúc của con người được văn chương khai thác với cảm hứng nhân đạo sâu sắc. Chiến tranh là đề tài xuyên suốt và nổi bật trong văn học Việt Nam. Không chỉ trong thời chiến mà ngay khi chiến tranh đã kết thúc, tiếng súng đã thôi gào thét, đề tài này vẫn có tính thời sự, luôn thu hút đông đảo các nhà văn và vẫn có sức hấp dẫn đối với công chúng. Tiếp tục dòng mạch của văn xuôi cách mạng, từ sau 1975, đề tài chiến tranh hấp dẫn sự quan tâm của người cầm bút, nó là “món nợ dài” của các nhà văn mặc áo lính. Nhìn nhận lại cuộc kháng chiến đã qua trở thành một nhu cầu tâm lý thường trực của các nhà văn, nhất là những nhà văn từng kinh qua trận mạc. 4
  6. Bước vào thời kỳ hòa bình, chiến tranh vẫn là đề tài chính của văn học. Trong quan niệm của nhiều nhà văn chiến tranh vẫn là “siêu đề tài", người lính vẫn là "siêu nhân vật", càng khám phá càng thấy những "độ rung không mòn nhẵn" và công việc của những người cầm bút trong những năm chiến tranh chỉ mới nói được một phần nào về cuộc sống, con người thời chiến. So với tiểu thuyết viết về chiến tranh trong chiến tranh, tiểu thuyết hậu chiến đã có nhiều chuyển biến mới từ đề tài, đến cốt truyện, nhân vật, thể loại và thi pháp. Đó là sự chuyển hướng dần từ tư duy sử thi sang tư duy thế sự, từ cảm hứng ngợi ca, khẳng định sang cảm hứng chiêm nghiệm, suy tư. Dòng văn học hậu chiến không chỉ nở rộ với một khối lượng lớn các tác phẩm đủ thể loại mà còn đánh dấu những về mặt đề tài, tư tưởng nghệ thuật cũng như nghệ thuật xây dựng tác phẩm. Đặc biệt, trong giai đoạn này xuất hiện nhiều tác phẩm văn xuôi của những nhà văn từng nhiều năm khoác áo lính, thấm thía và trải nghiệm hiện thực bom đạn một thời. Khác với các tiểu thuyết viết về chiến tranh trong chiến tranh, do có độ lùi khá xa nên thời kỳ này, các nhà văn viết bằng tâm thế của người trở về sau chiến tranh nhìn nhận lại cuộc chiến đã qua của dân tộc. Có thể điểm qua hàng loạt gương mặt tiểu thuyết viết về chiến tranh sau chiến tranh như Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Trọng Oánh, Nam Hà, Thái Bá Lợi, Chu Lai, Xuân Đức, Trung Trung Đỉnh, Khuất Quang Thụy, Bảo Ninh, Nguyễn Quang Lập… Nhận định về giai đoạn văn học này, nhà phê bình Bùi Việt Thắng cho rằng “Có thể coi giai đoạn văn học 1975 – 1984 là một chặng đường mới của tiểu thuyết về đề tài chiến tranh cách mạng. Càng lùi xa sự kiện thì tầm nhìn của nhà văn càng rộng, trong tương lai không xa chúng ta sẽ được đón nhận những tác phẩm thành công hơn hôm nay trên đề tài này” [78, 29]. 5
  7. Có những cây bút thể hiện sức sáng tác hết sức dồi dào, có những nhà văn chỉ ghi dấn ấn trên văn đàn với một vài tác phẩm. Và có những lối viết hấp dẫn thực sự, lại có những thể nghiệm còn chưa tới đích, song các nhà văn đều đang hết mình trong một nỗ lực chung: làm mới mình và làm mới văn chương. Nguyễn Trí Huân xuất hiện sau năm 1975 với tiểu thuyết Năm 1975 họ đã sống như thế và nhanh chóng được bạn đọc chú ý. Dẫu sáng tác không nhiều song với đủ thể loại: truyện ngắn, tiểu thuyết, kí sự, Nguyễn Trí Huân đã góp phần làm phong phú thêm diện mạo văn học thời kỳ hậu chiến. Điểm qua các sáng tác trong sự nghiệp của nhà văn, tiểu thuyết được xem là thể loại thành công hơn cả với hai tác phẩm Năm 1975, họ đã sống như thế và Chim én bay. Sự nghiệp sáng tác của nhà văn Nguyễn Trí Huân được đánh dấu bằng hai giải thưởng lớn: giải thưởng Văn học Bộ quốc phòng 1985 – 1989 và giải thưởng Hội nhà văn Việt Nam năm 1990 với tác phẩm Chim én bay. Đồng thời, ông cũng đoạt giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật năm 2007. Không những thế, các tiểu thuyết của ông ít nhiều còn tạo được sự chú ý, đánh giá cao của dư luận và giới phê bình, đặc biệt là tác phẩm Chim én bay. Đa số các ý kiến đều cho rằng, qua Chim én bay, Nguyễn Trí Huân đã đặt ra được cách nhìn nhận mới về cuộc chiến tranh vừa qua, đó là “những năm tháng chiến tranh xưa với tất cả sự khốc liệt của nó (…), lại vừa như được đứng trước những vấn đề thời sự của cuộc sống hiện nay như: vấn đề đổi mới cách nghĩ, cách sống, vấn đề nhân đạo cũng như việc giải tỏa hận thù, ngăn chặn nọc độc của một cuộc chiến tranh mới…” [12]. Nhãn quan chân thực, đầy tính nhân bản ấy không phải đến Chim én bay mới xuất hiện mà thực ra nó đã manh nha từ trong Năm 1975 họ đã sống như thế. Tác phẩm mang khuynh hướng sử thi này một mặt “đã dự báo những cuộc chiến tranh 6
  8. xảy ra trong tương lai”, mặt khác “còn dự báo về sự lan rộng của những hiện tượng tiêu cực ở miền Bắc” [2]. Xuất phát từ những thành tựu đáng ghi nhận của tiểu thuyết Nguyễn Trí Huân trong dòng tiểu thuyết viết về chiến tranh sau chiến tranh, chúng tôi đã lựa chọn đề tài Đặc điểm tiểu thuyết Nguyễn Trí Huân với mong muốn hướng đến tìm hiểu, phân tích, đánh giá những đóng góp của tác giả vào giai đoạn văn học sau năm 1975 nói riêng và văn học Việt Nam viết về đề tài chiến tranh nói chung. Đồng thời, thông qua tiểu thuyết Nguyễn Trí Huân, luận văn tìm hiểu một số đặc điểm cũng như quy luật vận động của tiểu thuyết viết về chiến tranh sau chiến tranh. 2. Lịch sử vấn đề Cho đến nay, chưa có một công trình nghiên cứu qui mô nào về nhà văn Nguyễn Trí Huân và tiểu thuyết của ông. Tiểu thuyết Nguyễn Trí Huân thường được giới nghiên cứu, phê bình bàn luận trong các bài viết đăng trên các báo, tạp chí và trong những công trình khoa học, bài viết về văn xuôi thời kỳ hậu chiến, tiểu thuyết về đề tài chiến tranh và người lính. Các bài viết về Nguyễn Trí Huân và tác phẩm của ông có thể chia thành hai nhóm: Nhóm thứ nhất, bao gồm các bài viết, bài phỏng vấn hay trò chuyện của nhà văn xung quanh nghề văn – nghề báo. Báo Công an nhân dân số ra ngày 22/7/2008 có đăng bài viết “Nhà văn Nguyễn Trí Huân – Người luôn tự biết mình” của tác giả Phạm Khải. Bài báo thể hiện cảm nhận của người viết về con người Nguyễn Trí Huân trên cương vị là Tổng biên tập tuần báo Văn nghệ, người đã từng 15 năm “cầm trịch” tờ Văn nghệ quân đội: “Nguyễn Trí Huân là người có cái nhìn cuộc sống ôn hòa. Trong mỗi con người, bên cạnh những mặt chưa hoàn thiện, ông luôn nhìn ra (và tìm ra) những nét đẹp tiềm 7
  9. ẩn của họ”. [43]. Về sự nghiệp sáng tác, tác giả bài viết cho rằng, so với nhiều nhà văn cùng trang lứa, Nguyễn Trí Huân thuộc diện viết ít, số sách của ông có thể đếm trên đầu ngón tay. Lý giải về điều này, trong một lần trả lời phỏng vấn của phóng viên, nhà văn đã thành thực bộc lộ: ông có một “thói quen xấu” là cứ phải “bứt ra một thời gian dài đi đâu hẳn, thoát ra mọi sự vụ thì mới có thể viết được” [43]. Vậy nhưng, sau khi từ chiến trường trở về, học xong khóa I trường viết văn Nguyễn Du, ông liên tục vướng bận vào công việc của nhà quản lý, nên thời gian dành cho văn chương trở nên eo hẹp dần. Tiếp đó là bài phỏng vấn của tác giả Đức Đan đăng trên báo điện tử Tổ quốc với nhan đề “Nguyễn Trí Huân: Làm báo phải có bản lĩnh”. Bài báo ghi lại cuộc trò chuyện của nhà văn – nhà báo Nguyễn Trí Huân xoay quanh đạo đức, phẩm chất nghề nghiệp của một người làm báo và sự khác biệt giữa cương vị người cầm bút khi viết văn và khi làm báo. Dẫu không đề cập đến sự nghiệp văn chương của Nguyễn Trí Huân song qua cuộc trò chuyện này, nhà văn cũng thể hiện quan điểm của mình về phẩm chất quan trọng của nhà báo nói riêng và người viết nói chung đó là bản lĩnh: “Để có một bài báo hay thì nhà báo, nhà văn phải sống trong sự thật mà mình viết, phải trải. Nếu chỉ nghe kể thôi để lấy tư liệu viết lại thì không thể hay được.” [18]. Nhóm thứ hai tập hợp những bài viết, phê bình, đánh giá về các sáng tác của nhà văn Nguyễn Trí Huân, trong đó tập trung chủ yếu vào tiểu thuyết. Về tiểu thuyết Năm 1975, họ đã sống như thế, tác giả Hoài Anh có bài viết “Tiểu thuyết Nguyễn Trí Huân – Một cách nhìn chiến tranh xác thiết” đăng trên website http://trieuxuan.info. Thông qua việc phân tích các tình huống, chi tiết của cuốn tiểu thuyết, tác giả Triệu Xuân đánh giá cuốn tiểu thuyết đã thể hiện cách nhìn chân thực của nhà văn về một thời điểm của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước từ đầu tháng 3 đến trước 30 tháng 4 năm 1975: “Không chỉ dự báo những cuộc chiến tranh xảy ra trong tương lai, tiểu thuyết 8
  10. còn dự báo về sự lan rộng của những hiện tượng tiêu cực ở miền Bắc”. Bên cạnh đó, bài viết còn tổng kết một số thành tựu nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm như lối kể chuyện chính xác, sinh động; nghệ thuật xây dựng, miêu tả tâm lý nhân vật chân thực. Sau khi đoạt giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam năm 1988 - 1989, tiểu thuyết Chim én bay đã nhận được sự chú ý của đông đảo dư luận cũng như giới nghiên cứu, phê bình. Tiêu biểu trong số đó là hai bài viết “Chim én bay – Một cách nhìn về chiến tranh” của tác giả Phạm Hoa đăng trên báo Văn nghệ năm 1989 và “Đồng hiện – Một thủ pháp nghệ thuật có hiệu quả trong tiểu thuyết Chim én bay” của Ngô Vĩnh Bình đăng trên báo Văn nghệ năm 1990. Tác giả Phạm Hoa cho rằng Nguyễn Trí Huân đã thể hiện nhận thức về hiện thực tàn khốc của chiến tranh bằng “một lối viết bộc lộ tính người”, “giọng văn chứa đầy trăn trở, nghĩ suy, nặng nề tâm trạng”. Trong khi đó, tác giả Ngô Vĩnh Bình lại đi sâu khai thác một thủ pháp nghệ thuật được coi là đắc địa của Chim én bay đó là thủ pháp đồng hiện: “Đọc Chim én bay người đọc vừa như thấy lại những năm tháng chiến tranh xưa với tất cả sự khốc liệt của nó (…), lại vừa như được đứng trước những vấn đề thời sự của cuộc sống hôm nay như: vấn đề đổi mới cách nghĩ, cách sống, vấn đề nhân đạo cũng như việc giải tỏa hận thù, ngăn chặn nọc độc của một cuộc chiến tranh mới…”. [12]. Bên cạnh những bài viết riêng lẻ, tiểu thuyết Nguyễn Trí Huân thường được nhắc đến trong các công trình nghiên cứu, những bài báo, bài nghiên cứu đăng trên các tạp chí chuyên ngành xoay quanh tiểu thuyết viết về đề tài chiến tranh thời kỳ hậu chiến. Quy mô nhất là luận văn thạc sĩ “Đề tài chiến tranh trong tiểu thuyết Việt Nam giai đoạn 1975 – 1985” (Vũ Thị Phương Nga – do PGS.TS Lý Hoài Thu hướng dẫn, trường ĐH KHXH&NV). Nghiên cứu đề tài chiến tranh trong tiểu thuyết sau 1975, các bài viết thiên về tìm 9
  11. hiểu một số nét đổi mới của tiểu thuyết giai đoạn này như: “Tiểu thuyết về chiến tranh viết sau năm 1975” đăng trên Tạp chí Văn học số 5/1980, “Một cách nhìn về đổi mới tiểu thuyết chiến tranh” đăng trên website của Viện Văn học (PGS. TS Tôn Phương Lan); “Tiểu thuyết về đề tài chiến tranh sau năm 1975 và những thành tựu nghệ thuật bị bỏ lỡ” (TS Nguyễn Phượng), “Ý thức cách tân trong tiểu thuyết Việt Nam sau 1975” (PGS. TS Nguyễn Bích Thu) in trong Văn học Việt Nam sau 1975 – Những vấn đề nghiên cứu và giảng dạy. Bàn về hình ảnh người lính nói riêng và con người nói chung có một số bài viết như “Chân dung tinh thần người lính qua một số tiểu thuyết hậu chiến”, “Nhân vật của tiểu thuyết hậu chiến” (Đinh Thị Huyền) đăng trên website báo Văn nghệ quân đội và Viện Văn học; “Cái nhìn mới về người lính và sự thay đổi quan niệm về đề tài của tiểu thuyết Việt Nam sau 1975” (Nguyễn Tiến Đức) đăng trên website báo Văn nghệ quân đội. Các bài viết này đề cập đến sự đổi mới quan niệm và cách thể hiện hình ảnh con người trong tiểu thuyết viết về chiến tranh sau năm 1975 thông qua việc xây dựng hình ảnh những người lính. Tiểu thuyết Nguyễn Trí Huân cũng nằm trong dòng chảy chung của sự vận động, đổi mới của thể loại khi tiếp tục khai thác mảng đề tài chiến tranh cách mạng. Như vậy, nghiên cứu về tiểu thuyết Nguyễn Trí Huân chưa nhiều và chưa thực sự tập trung. Với đề tài này, chúng tôi hướng đến cung cấp cho độc giả cái nhìn toàn diện về tiểu thuyết Nguyễn Trí Huân nói riêng và sự nghiệp sáng tác của ông nói chung, cũng như những đóng góp của tiểu thuyết Nguyễn Trí Huân trong tiến trình tiểu thuyết dân tộc. 10
  12. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Triển khai đề tài Đặc điểm tiểu thuyết Nguyễn Trí Huân, luận văn tập trung tìm hiểu hai tiểu thuyết: Năm 1975, họ đã sống như thế (1979) và Chim én bay (1988). Ngoài ra, chúng tôi cũng mở rộng hướng nghiên cứu, đặt các tiểu thuyết này trong mối quan hệ với sáng tác thuộc các thể loại khác của Nguyễn Trí Huân như: Mặt cát (1977), Dòng sông của Xô nét (1980), Cao nguyên không xa xôi (1964) và các tiểu thuyết của các nhà văn cùng thời, cùng đề tài như Đất trắng (Nguyễn Trọng Oánh), Nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh), Ăn mày dĩ vãng, Nắng đồng bằng (Chu Lai), Lạc rừng (Trung Trung Đỉnh), Trong cơn gió lốc, Không phải trò đùa (Khuất Quang Thụy), Thung lũng thử thách (Thái Bá Lợi), Mở rừng (Lê Lựu)… 4. Phương pháp nghiên cứu Trong luận văn này, chúng tôi sẽ sử dụng kết hợp các phương pháp như phân tích – tổng hợp, thi pháp học, so sánh… Trong đó, phương pháp phân tích – tổng hợp được sử dụng chủ đạo nhằm tiếp cận, đánh giá những đặc điểm cơ bản nhất của tiểu thuyết Nguyễn Trí Huân trên hai bình diện nội dung, nghệ thuật. Phương pháp so sánh hỗ trợ trong việc nghiên cứu những nét tương đồng và khác biệt, đổi mới về đề tài, nghệ thuật xây dựng tiểu thuyết… trong các sáng tác của nhà văn. 5. Cấu trúc luận văn Ngoài Phần mở đầu và Kết luận, nội dung luận văn được chia thành 3 chương: 11
  13. Chương I: Nguyễn Trí Huân và tiểu thuyết hậu chiến. Ở chương này, chúng tôi phác thảo sơ lược diện mạo chung của tiểu thuyết viết viết về đề tài chiến tranh và người lính sau năm 1975. Tiếp đó, giới thiệu cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà văn – đại tá Nguyễn Trí Huân. Chương II: Quan niệm nghệ thuật về hiện thực và con người trong tiểu thuyết Nguyễn Trí Huân. Chương 2 tập trung tìm hiểu những đặc điểm nội dung trong tiểu thuyết Nguyễn Trí Huân thông qua nghiên cứu quan niệm, cách nhìn nhận về hiện thực chiến tranh và người lính của nhà văn. Chương III: Nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Trí Huân. Trên cở sở phân tích các đặc trưng trong cách phản ánh hiện thực chiến tranh và thể hiện hình tượng người lính, chúng tôi rút ra một số thành tựu nghệ thuật tiểu thuyết trên các phương diện cơ bản là nghệ thuật xây dựng nhân vật, ngôn ngữ, kết cấu và giọng điệu tiểu thuyết. 12
  14. B. NỘI DUNG Chương 1: NGUYỄN TRÍ HUÂN VÀ TIỂU THUYẾT HẬU CHIẾN 1.1 Quan niệm về tiểu thuyết hậu chiến Tiếp thu những thành tựu từ văn học cách mạng giai đoạn 1945 – 1975, văn học từ sau năm 1975 vẫn tiếp tục khơi sâu vào mảng đề tài chiến tranh vốn là thế mạnh này. Với “vai trò then chốt trong đời sống văn học, tiểu thuyết có những khả năng và ưu thế đặc biệt trong việc bao quát tầm vóc hiện thực và khám phá những vấn đế của thân phận con người… nghĩa là tiểu thuyết có năng lực phản ánh hiện thực ở cả bề rộng lẫn chiều sâu của nó” [86, 537], tiểu thuyết không chỉ ghi lại không khí phấn khởi của thời kì đầu độc lập, dựng xây đất nước mà còn thể hiện sâu tâm tư, tình cảm của con người trước những đổi thay lớn của thời đại. Phát triển trong một giai đoạn lịch sử nhiều biến động, thể loại tiểu thuyết, vì lẽ đó, cũng có những chuyển biến đáng kể trên mọi mặt, từ đề tài, nội dung phản ánh, tư tưởng cho đến hình thức thể hiện. Tiểu thuyết hậu chiến lâu nay đã trở thành khái niệm ước lệ chỉ tiểu thuyết viết về chiến tranh ngay sau chiến tranh. Đây là thời kỳ tiểu thuyết mà ngọn nguồn cảm hứng của nó vẫn nằm trong từ trường của chiến tranh. Đối tượng phản ánh của tiểu thuyết hậu chiến có thể vẫn là hiện thực chiến tranh, cũng có thể là cuộc sống hòa bình nhưng là một hòa bình trong những dư âm và những ảnh hưởng nặng nề của cuộc chiến. Điểm chung lớn nhất của các tác phẩm văn học hậu chiến chính là ở nhân vật. Đa số họ là những con người đã từng tham gia chiến trận, vừa bước ra khỏi chiến tranh, đối mặt với cuộc sống mới nhưng vẫn còn bị chi phối bởi quán tính của cuộc chiến đấu trường kì, gian khổ trong quá khứ. 13
  15. Trong bối cảnh đất nước đã bước sang thời bình, tiểu thuyết nói riêng, văn học nói chung vận động theo khuynh hướng xa dần quỹ đạo của văn học thời chiến và nghiêng dần sang góc độ đời tư – thế sự. Thời kỳ này xuất hiện nhiều tiểu thuyết có sự đan xen của các đề tài trong cùng một tác phẩm. Một số tiểu thuyết hướng vào đề tài đạo đức – sinh hoạt, hình ảnh người lính vẫn rõ nét hoặc thấp thoáng xuất hiện. Lại có một số tác phẩm viết về chiến tranh nhưng cũng không hoàn toàn quay lưng với cuộc sống thường ngày. Vì vậy, tiểu thuyết hậu chiến là bộ phận lấy đề tài chiến tranh, người lính làm đề tài tập trung tô đậm và chứa đựng ý nghĩa tư tưởng chủ đề của tác phẩm. Tiểu thuyết hậu chiến đã xây dựng được một diện mạo mới cho dòng tiểu thuyết viết về chiến tranh, cũng như cho toàn bộ giai đoạn văn học sau năm 1975. Chiến tranh đã lùi xa, các nhà văn có thời gian suy ngẫm, nhìn nhận lại những năm tháng mà mình trải nghiệm. Bởi thế, họ thấu hiểu con đường đi đến chiến thắng phải thấm biết bao xương máu, nước mắt của đồng bào, chiến sĩ. Nhưng điều đó trong chiến tranh dễ gì viết ngay được. Chiến tranh chấm dứt, văn học phải phản ánh, ghi nhận đúng tính khách quan của lịch sử, bản chất của vấn đề đã trở nên một nhu cầu của cả người viết, người đọc và cả người thưởng thức. Trăn trở về điều này, ngay từ năm 1978, nhà văn Nguyễn Minh Châu đã đặt ra câu hỏi cho hướng đi của tiểu thuyết chiến tranh thời hậu chiến “Chiến tranh đã kết thúc, chúng ta cùng các nhân vật của mình đã đi trọn vẹn một thời kì ba mươi năm, ở đấy tất cả những vấn đề quy luật của chiến tranh đã phát triển trọn vọn, những số phận và tích cách nhân vật cũng đã phơi bày trọn vẹn” thì “tiểu thuyết sẽ làm cái gì đây? Tiểu thuyết viết về chiến tranh sẽ tìm lĩnh vực nào để cho mình có một chỗ đứng không trùng lặp với chỗ đứng của hồi ký chiến tranh?” [47, 52]. Không phủ nhận, không phê phán những thành tựu của văn học viết về chiến tranh trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ trước đó, 14
  16. nhưng với tâm huyết của một người cầm bút, Nguyễn Minh Châu đã chỉ ra rằng “Hình như trong ý niệm sâu xa của người Việt Nam chúng ta, hiện thực của văn học có khi không phải là cái hiện thực đang tồn tại, mà là cái hiện thực mọi người đang hy vọng, đang mơ ước… Những người cầm bút chúng ta vô cùng cảm thông với dân tộc mình nhưng chẳng lẽ chúng ta có thể làm yên tâm mọi người bằng cách mô tả các hiện thực ước mơ?” [47, 62]. Và khi lịch sử lật sang một trang mới, nhà văn khẳng định, giữa “con người hay sự kiện”, văn học viết về chiến tranh “phải viết về con người”. Đó không chỉ là sự lựa chọn riêng của tiểu thuyết mà là câu trả lời chung cho các thể loại văn học. Những trăn trở của Nguyễn Minh Châu trong bài “Viết về chiến tranh” cũng thống nhất với nhận xét của Hoàng Ngọc Hiến về văn học cách mạng trước năm 1975 – dòng văn học mang “chủ nghĩa hiện thực phải đạo” - trong bài “Về một đặc điểm của văn học và nghệ thuật ở ta trong giai đoạn vừa qua” đăng trên báo Văn nghệ, số 23, ngày 9/6/1979 “Đứng ở bình diện cái phải tồn tại, người nghệ sĩ dễ bị cuốn hút theo xu hướng miêu tả cuộc sống cho phải đạo, còn đứng ở bình diện các đang tồn tại thì mối quan tâm hàng đầu là miêu tả sao cho chân thật” [69, 99]. Nhiều người gọi tiểu thuyết giai đoạn ngay sau 1975 là “chặng đường chuyển tiếp từ nền văn học cách mạng trong chiến tranh sang nền văn học của thời kì hậu chiến” [69] để đi tới công cuộc đổi mới toàn diện, sâu sắc đồng bộ với sự đổi mới của đất nước từ sau năm 1986. Do chịu sự chi phối của hoàn cảnh mới: độ lùi của thời gian, tâm lý sáng tác, sự tiếp nhận của người đọc, cơ chế mới, giao lưu văn hóa… đặc biệt là tầm văn hóa và tầm nhìn của xã hội đều ở vị thế mới, tiểu thuyết viết về chiến tranh tất yếu cũng phải thay đổi. Đề tài chiến tranh và người lính được các tác giả tiểu thuyết thể hiện phong phú về chủ đề, đa dạng về phong cách và hình thức thể hiện. Điểm qua một số tác phẩm xuất hiện trong khoảng thời gian sau thắng lợi của cuộc kháng chiến 15
  17. chống Mỹ cứu nước để thấy được diện mạo chung của tiểu thuyết viết về chiến tranh sau chiến tranh. Trước hết, nhắc đến giai đoạn văn học này không thể bỏ qua nhà văn từng thành công với nhiều sáng tác từ thời văn học cách mạng Nguyễn Minh Châu. Tiếp nối Dấu chân người lính – một tiểu thuyết “có tiếng vang và được nhiều người khen” tái hiện không khí hừng hực sục sôi “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” từ năm 1972 là hàng loạt sáng tác ra đời sau năm 1975 như Miền cháy (1977), Lửa từ những ngôi nhà (1977), Những người đi từ trong rừng ra (1982). Ngoài ra, có thể kể đến một số tiểu thuyết khác như: Mở rừng (Lê Lựu), Biển gọi (Hồ Phương), Đất trắng (Nguyễn Trọng Oánh), Trong cơn gió lốc (Khuất Quang Thụy), Họ cùng thời với những ai, Thung lũng thử thách (Thái Bá Lợi), Nắng đồng bằng (Chu Lai), Cửa gió (Xuân Đức), Những người báo bão (Vân Thảo), Đất miền Đông (Nam Hà), Vùng trời (Hữu Mai), Nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh)… Cũng chính trong khoảng thời gian này, nhiều cây bút trẻ được khẳng định như Xuân Đức, Thái Bá Lợi, Nguyễn Trí Huân, Khuất Quang Thụy và ngay cả những nhà văn đã từng “chung thân” với đề tài chiến tranh cũng có nhiều thể nghiệm mới khi tiếp tục khai thác dòng đề tài chiến tranh và người lính từ trước đó. Điểm gặp gỡ chung của các nhà văn viết về cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước thời kì này là họ đều từng trải qua những năm tháng đầy “máu và hoa” trên nhiều nẻo đường của đất nước. “Chu Lai, tác giả của hàng loạt tiểu thuyết viết về đề tài người lính và chiến tranh: Phố, Ăn mày dĩ vãng, Vòng tròn bội bạc, Ba lần và một lần… đã từng có những năm tháng “chịu trận” như thế ở một vùng ven đô Sài Gòn. Trung Trung Đỉnh cũng là một nhà văn có nhiều vốn sống về chiến tranh và Tây Nguyên, đặc biệt là cuộc chiến tranh du kích mà nhà văn từng là người trong cuộc. Bùi Bình Thi, tác giả Hành lang phía Đông, mặc dù không phải là người lính nhưng đã có nhiều năm lăn lộn với chiến trường. Lê Lựu, Khuất Quang Thụy, Nguyễn Trí 16
  18. Huân, Trần Huy Quang cũng không nằm ngoài hai trường hợp trên. Bởi thế chiến tranh hiện diện trong tác phẩm của họ không chỉ là những sự kiện, những biến cố lịch sử, mà còn là số phận con người” [25, 109]. Lý giải về “quán tính” của tiểu thuyết giai đoạn này khi tiếp tục ghi lại những sự kiện nóng hổi vừa diễn ra của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, nhà văn Nguyễn Khải đã bày tỏ cảm nhận “chiến tranh ồn ào náo động mà lại có cái yên tĩnh, giản dị của nó, hòa bình mà lại chứa chất những sóng ngầm, những gió xoáy ở bên trong” [41]. So sánh với tầm vóc hai cuộc kháng chiến tranh vệ quốc mà dân tộc ta đã trải qua, tiểu thuyết thời kì này thực sự chưa thể với tới. Tuy nhiên, trên con đường tiếp tục đào xới một mảng đề tài đã quá quen thuộc, các nhà văn – người lính luôn nỗ lực khám phá ra nhiều điều bí ẩn chưa từng được biết đến bằng một cảm quan thực tế và suy ngẫm khách quan hơn. Một trong những nguyên nhân của hiện tượng trên là do hiện thực chiến tranh đã nới rộng khoảng cách so với hiện tại, nhờ đó người viết có được độ lùi cần thiết để nhìn nhận lại sự thật một cách chân xác hơn về những gì mình trải nghiệm. Nhận xét chung về diện mạo tiểu thuyết hậu chiến, nhà phê bình Bùi Việt Thắng cho rằng “Tiểu thuyết viết về chiến tranh hôm nay bị chi phối bởi quy luật viết về hôm qua nhưng theo yêu cầu hôm nay” và nó “sẽ phát triển trên cái nền của đời sống hòa bình, thường nhật kết hợp với hiện thực quá khứ, được soi sáng trên quan điểm về chân lý lịch sử cụ thể và quan điểm về con người” [78, 21-33]. Nhìn một cách bao quát, tiểu thuyết chiến tranh là một trong những xu hướng phát triển của văn học hậu chiến. Trong khoảng mười năm đầu từ sau 1975, văn xuôi vẫn trượt theo “quán tính” nghiêng về sự kiện, về sự bao quát hiện thực trên một diện rộng lớn. Đặc biệt, một vài năm ngay sau chiến tranh, vẫn xuất hiện các tiểu thuyết viết theo dấu ấn quen thuộc của thời văn học kháng chiến như Tháng ba ở Tây Nguyên (Nguyễn 17
  19. Khải), Năm 1975 họ đã sống như thế (Nguyễn Trí Huân), Trong cơn gió lốc (Khuất Quang Thụy), Miền cháy (Nguyễn Minh Châu)… Khuynh hướng sử thi dẫu đã mờ nhạt dần nhưng văn xuôi sử thi vẫn còn tiếp tục tầm ảnh hưởng của nó trong khoảng mười năm đầu thời kì hậu chiến và vẫn để lại dư âm trong những chặng đường tiếp theo. Tuy nhiên, vẫn là cuộc chiến ấy, vẫn những con người đầy nhiệt huyết và sẵn sàng hi sinh ấy song “cảm hứng sự thật về hiện thực và con người trở thành cảm hứng bao trùm đối với các nhà văn” [81, 25]. Do đó, các nhà văn thời kì này “không né tránh những hy sinh, thua thiệt tạm thời. Tính gay gắt của cuộc chiến đã được miêu tả tương đối trung thực trên nhiều khía cạnh” [78, 33]. Đất trắng, Cửa gió, Biển gọi, Họ cùng thời với những ai, Năm 1975 họ đã sống như thế… mở đầu cho một khuynh hướng tiểu thuyết chiến tranh mới, cho dù ở các tác phẩm này, cảm hứng sử thi vẫn giữ vị trí chủ đạo. Càng gần với hiện đại, tiểu thuyết viết về chiến tranh càng giản lược độ đậm đặc của các sự kiện lịch sử, thay vào đó là khuynh hướng tiểu thuyết đời tư – thế sự. Bên cạnh khuynh hướng sử thi, chiến tranh - người lính còn là đề tài lớn của một số khuynh hướng tiểu thuyết khác, trong đó phải kể đến khuynh hướng nhận thức lại và khuynh hướng triết luận. Nguyễn Trí Huân qua Chim én bay, Chu Lai với Ăn mày dĩ vãng, Bảo Ninh cùng Nỗi buồn chiến tranh đã thể hiện cảm hứng nhân đạo sâu sắc khi phác họa số phận của Quy, Hai Hùng và Kiên trở về sau chiến tranh với những hồi ức đẫm máu và nước mắt trải dài qua mỗi trang viết. Có thể nói, dù viết theo khuynh hướng nào thì tâm điểm mà tiểu thuyết viết về chiến tranh sau chiến tranh vẫn là hướng đến con người. Dường như sau một thời gian khá dài hướng văn học đến phục vụ chiến đấu, hướng ngòi bút của nhà văn trở thành vũ khí cách mạng thì tiểu thuyết chiến tranh giai đoạn này đã được trả về đúng thiên chức lớn nhất của nó như nhà văn Nguyễn 18
  20. Minh Châu đã quan niệm “Văn học và đời sống là hai đường tròn đồng tâm mà tâm điểm của nó là con người.” hay nói như Milan Kundera “Tiểu thuyết nhịp bước cùng con người thường xuyên và trung thành từ buổi khởi đầu của thời hiện đại” [61, 10]. Như vậy, tiểu thuyết hậu chiến là một bộ phận tiểu thuyết sáng tác ngay sau chiến tranh, đề cập và tái nhận thức các vấn đề của chiến tranh. Điều này mang lại cho tiểu thuyết hậu chiến những quan niệm mới về hiện thực và con người, góp phần tạo nên bước phát triển mới so với loại hình tiểu thuyết chiến tranh trong các giai đoạn trước đó. 1.2 Một số đổi mới cơ bản của tiểu thuyết hậu chiến Bước vào một giai đoạn lịch sử mới với nhiều thay đổi không chỉ trên bề mặt xã hội mà còn diễn ra trong chiều sâu tâm lý tiếp nhận, văn hóa độc giả… tiểu thuyết hậu chiến nói riêng, văn học sau chiến tranh nói chung đứng trước những thách thức lớn. Đó không đơn thuần là quy luật vận động của thể loại mà điều quan trọng, tiểu thuyết còn phải cạnh tranh với hàng loạt thể loại khác đã và đang đáp ứng được thị hiếu đa dạng của người đọc như thơ ca, truyện ngắn… ngoài ra, còn chưa kể đến các phương tiện phát thanh, truyền hình. Tuy nhiên, với những ưu thế vốn có, tiểu thuyết vẫn là thể loại chủ đạo của đời sống văn học. Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp khẳng định đây mới là “thời của tiểu thuyết” “Trong điều kiện hòa nhập với “sân bãi quốc tế”, văn học (cũng giống như bong đá Việt Nam hay việc xuất khẩu hàng hóa công nông nghiệp) buộc phải mạnh lên về chất lượng và cả về “hình thức bao bì” của nó, tạo dựng một thương hiệu tử tế. Tiểu thuyết rõ ràng hợp thời hơn cả.” [79]. Đã có một “thời của tiểu thuyết” từ năm 1930 - 1945 được tạo nên bởi Nam Cao, Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Nguyên Hồng ghi lại giai đoạn hiện thực đầy khó khăn trước cách mạng tháng Tám. Tiếp 19
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2