LUẬN VĂN: Thực hiện pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan
lượt xem 81
download
Ngày 10 tháng 9 năm 1945, Sở Thuế quan và Thuế gián thu (tên gọi đầu tiên của Hải quan Việt Nam ngày nay) được thành lập bởi Sắc lệnh số 27/SL do Bộ trưởng Bộ Nội vụ Võ Nguyên Giáp thay mặt Chủ tịch nước ký, với nhiệm vụ "đảm bảo công việc của Sở Tổng thanh tra độc quyền muối và thuốc phiện và các sở thương chính Bắc, Trung và Nam Bộ" [5]. Cho đến nay, đã 60 năm trôi qua, Hải quan Việt Nam đã có những đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp cách...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: LUẬN VĂN: Thực hiện pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan
- LUẬN VĂN: Thực hiện pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan
- Mở đầu 1. Lý do chọn đề tài Ngày 10 tháng 9 năm 1945, Sở Thuế quan và Thuế gián thu (tên gọi đầu tiên của Hải quan Việt Nam ngày nay) được thành lập bởi Sắc lệnh số 27/SL do Bộ trưởng Bộ Nội vụ Võ Nguyên Giáp thay mặt Chủ tịch nước ký, với nhiệm vụ "đảm bảo công việc của Sở Tổng thanh tra độc quyền muối và thuốc phiện và các sở thương chính Bắc, Trung và Nam Bộ" [5]. Cho đến nay, đã 60 năm trôi qua, Hải quan Việt Nam đã có những đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng vẻ vang của dân tộc. Trong thời kỳ đổi mới hoạt động hải quan có tác động rất quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của hoạt động xuất nhập khẩu, đến môi trường đầu tư nước ngoài, đến hoạt động du lịch; ảnh hưởng trực tiếp đến việc bảo hộ và thúc đẩy sản xuất trong nước, bảo hộ lợi ích người tiêu dùng, bảo vệ môi trường, góp phần bảo vệ trật tự an toàn xã hội, an ninh quốc gia. Thực hiện thắng lợi đường lối đổi mới kinh tế, chủ động hội nhập của Đảng. Trong điều kiện mới, để thực hiện thành công Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ X, ngành Hải quan cần phải làm là đảm bảo thực hiện tốt pháp luật hải quan, trong đó có việc đảm bảo thực hiện pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan. Thực tiễn cho thấy, trong những năm qua, việc đảm bảo thực hiện pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan bên cạnh những ưu điểm đã bộc lộ nhiều bất cập, như có nhiều qui định pháp luật còn chồng chéo, không thống nhất, chưa phù hợp với thực tế, thiếu tính khả thi. Hoạt động giải thích pháp luật vi phạm hành chính đã triển khai song hiệu quả chưa cao dẫn đến việc áp dụng pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan nhiều nơi còn tùy tiện hoặc dung túng bao che, không xử lý hoặc xử lý không kịp thời… Những điều đó làm nảy sinh tâm lý coi thường kỷ cương phép nước. Trong khi đó, việc tuyên truyền pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan còn hạn chế, chưa được tiến hành thường xuyên. Người dân còn thiếu hiểu biết hoặc hiểu biết rất hạn chế pháp luật ở lĩnh vực này. Hơn nữa các cơ quan có
- nhiệm vụ xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan cũng đồng thời thực hiện nhiệm vụ chống buôn lậu; công chức thực hiện nhiệm vụ này chưa được đào tạo chuyên sâu, đa số kiêm nhiệm các nhiệm vụ khác. Về mặt lý luận, đảm bảo thực hiện pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan đặt ra nhiều vấn đề nhưng chưa có một công trình nghiên cứu chuyên sâu nào. Một số công trình được công bố chỉ nghiên cứu chung về pháp luật hải quan và xử phạt vi phạm hành chính, những vấn đề như: chất lượng pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan; ý thức pháp luật của các đối tượng tham gia hoạt động hải quan; bộ máy tổ chức và nhân sự; cơ chế phối hợp giữa các lực lượng; phương tiện vật chất kỹ thuật và môi trường xã hội cũng như dư luận xã hội chưa thực sự được tiến hành trên cơ sở khoa học. Rõ ràng, cả về mặt lý luận, cả về mặt thực tiễn, việc nghiên cứu một cách toàn diện vấn đề đảm bảo thực hiện pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan để đề xuất và luận chứng các giải pháp nhằm đảm bảo thực hiện pháp luật đó nghiêm minh, chính xác, kịp thời là hết sức cần thiết và cấp bách hiện nay. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Những năm trước thời kỳ đổi mới hầu như chưa có công trình nào nghiên cứu về pháp luật hải quan. Theo đường lối đổi mới và nhất là nhằm thực hiện chủ trương "quản lý đất nước bằng pháp luật", việc nghiên cứu những vấn đề lý luận về pháp luật, về cơ chế thực hiện pháp luật nói chung, pháp luật hải quan nói riêng đã có sự phát triển mạnh. Có thể kể đến một số công trình sau: - Luận án Tiến sĩ Luật học: "Đổi mới và hoàn thiện pháp luật về hải quan trong điều kiện hiện nay ở nước ta" của Vũ Ngọc Anh, 1999. - Luận văn thạc sĩ luật học: "Đổi mới và hoàn thiện pháp luật về kiểm tra giám sát hải quan ở Việt Nam hiện nay" của Hoàng Anh Công, 2001. - Luận văn thạc sĩ luật học: "Tăng cường quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động hải quan ở Việt Nam hiện nay" của Trần Văn Dũng, 2001.
- - Luận văn thạc sĩ luật học: "Thực hiện pháp luật ở các tỉnh miền núi phía bắc ở nước ta hiện nay - thực trạng và các phương hướng, giải pháp" của Lê Thanh Bình, 2002. - Luận văn thạc sĩ luật học: "Tăng cường quản lý nhà nước bằng pháp luật trong lĩnh vực hải quan ở Việt Nam hiện nay" của Bùi Văn Thịnh, 2003. - Luận văn thạc sĩ luật học: "Tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa trong lĩnh vực xử lý vi phạm hành chính ở nước ta hiện nay" của Đặng Thanh Sơn, 2003. - Luận văn thạc sĩ luật học: "Vi phạm pháp luật hành chính trong lĩnh vực hải quan và giải pháp xử lý "của Lê Nguyễn Nam Ninh, 2004. - Luận văn thạc sĩ luật học: "Hoàn thiện pháp luật trong quản lý nhà nước về hải quan đối với doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu ở Việt Nam hiện nay" của Bùi Văn Hải, 2005. - Đề tài nghiên cứu cấp ngành: "Nghiên cứu hoàn thiện hệ thống các văn bản qui phạm pháp luật trong lĩnh vực hải quan đối chiếu với các cam kết quốc tế liên quan" của Viện Nghiên cứu Hải quan, 2003. - Đề tài khoa học cấp ngành: "Nghiên cứu một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật xử lý vi phạm hành chính về hải quan theo yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế " của Vụ Pháp chế - Tổng cục Hải quan, 2005. Ngoài ra, còn có một số bài viết của các cán bộ chuyên gia trong và ngoài ngành hải quan liên quan đến đề tài luận văn đã được đăng trên các tạp chí như bài viết của Tiến sĩ Lê Vương Long và thạc sĩ Hoàng Văn Sao đăng trên Tạp chí Luật học - đặc san về xử lý vi phạm hành chính. Một số các bài viết trên trang web Hải quan Việt Nam về pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan. Bài viết trên trang tin điện tử Bộ Tài chính về "một số vướng mắc cần sớm tháo gỡ trong xử lý vi phạm hành chính về hải quan"; một số bài viết về những vướng mắc khi xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan ở các Cục Hải quan địa phương trong từng lĩnh vực cụ thể…
- Các công trình nghiên cứu trên chủ yếu tập trung vào các vấn đề về hoàn thiện pháp luật xử lý vi phạm hành chính, pháp luật hải quan, quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động hải quan, một số lĩnh vực công tác cụ thể của ngành hải quan, chưa có đề tài trực tiếp nghiên cứu việc đảm bảo thực hiện pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn * Mục đích: Luận văn trên cơ sở làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến đề tài để đề xuất và luận chứng các giải pháp đảm bảo thực hiện pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan ở Việt Nam hiện nay. * Nhiệm vụ: Luận văn giải quyết các nhiệm vụ sau: - Phân tích cơ sở lý luận về thực hiện và đảm bảo thực hiện pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan, như khái niệm, đặc điểm, nội dung, vai trò của pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan, khái niệm, đặc điểm của thực hiện pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan, từ đó tìm hiểu khái niệm và yêu cầu đảm bảo thực hiện pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan, các yếu tố ảnh hưởng đến việc đảm bảo thực hiện pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan hiện nay. - Phân tích, đánh giá thực trạng đảm bảo thực hiện pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan. - Đề xuất và luận chứng các giải pháp đảm bảo thực hiện pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan ở Việt Nam. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn - Đối tượng nghiên cứu của luận văn: Là những vấn đề lý luận và thực tiễn thực hiện pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan ở Việt Nam.
- - Phạm vi nghiên cứu: Trong khuôn khổ có hạn, luận văn chỉ tập trung nghiên cứu những vấn đề cơ bản của việc bảo đảm thực hiện pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan, và về thời gian, chỉ nghiên cứu chủ yếu giai đoạn từ sau đổi mới (1986) đến nay, đồng thời có tham khảo các quy định pháp luật trước đó khi phân tích các vấn đề mang tính lịch sử. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu - Luận văn dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về nhà nước và pháp luật, về tuyên truyền, giáo dục thực hiện pháp luật. Luận văn dựa trên cơ sở lý luận trực tiếp của bộ môn lý luận chung về nhà nước và pháp luật của khoa học pháp lý xã hội chủ nghĩa - Về phương pháp nghiên cứu, luận văn sử dụng các phương pháp của triết học duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, như phương pháp kết hợp lý luận với thực tiễn, phân tích và tổng hợp, lịch sử cụ thể. Ngoài ra, luận văn còn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu của một số bộ môn khoa học khác, như phương pháp luật học so sánh, phương pháp xã hội học (điều tra, khảo sát). 6. Những đóng góp mới của luận văn Điểm mới nhất của luận văn là ở chỗ không chỉ nghiên cứu thực hiện pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan mà là nghiên cứu làm sáng tỏ các yêu cầu, các yếu tố đảm bảo thực hiện pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan. Từ đó, các giải pháp đề xuất mang tính toàn diện, không chỉ có ý nghĩa đối với thực hiện pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan, mà còn có ý nghĩa trong nghiên cứu đảm bảo thực hiện pháp luật nói chung, góp phần hoàn thiện cơ chế thực hiện và bảo vệ pháp luật, giáo dục pháp luật theo chủ trương, đường lối của Đảng hiện nay. 7. ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
- - ý nghĩa lý luận: Luận văn góp phần xây dựng hệ thống các khái niệm, đặc điểm của việc thực hiện, đảm bảo thực hiện và các yêu cầu, yếu tố ảnh hưởng đến việc đảm bảo thực hiện pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan. - ý nghĩa về mặt thực tiễn: Luận văn góp phần hoàn thiện cơ chế thực hiện và bảo vệ pháp luật, giáo dục pháp luật theo chủ trương, đường lối của Đảng. Luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo để nghiên cứu thực hiện pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan và thực hiện pháp luật hải quan ở Việt Nam hiện nay theo các hướng của Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam qui định tại Nghị quyết 48-NQ/ TƯ của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX). 8. Kết cấu của luận văn Ngoàiphần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 2 chương, 4 tiết.
- Chương 1 Cơ sở lý luận về thực hiện và đảm bảo thực hiện pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan ở Việt Nam 1.1. Pháp luật và thực hiện pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan 1.1.1. Pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan 1.1.1.1. Khái niệm pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan Để hiểu được khái niệm pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan trước hết cần phải tìm hiểu một số khái niệm liên quan: - Khái niệm vi phạm hành chính. Vi phạm hành chính là một loại vi phạm pháp luật xảy ra khá phổ biến hàng ngày trong đời sống xã hội, kinh tế, từ những hành vi nhỏ như vứt rác không đúng nơi, đúng chỗ, đến những hành vi có tính chất, mức độ lớn hơn như điều khiển môtô, xe máy đi vào đường một chiều, vượt đèn đỏ, hoặc những hành vi trong hoạt động sản xuất, kinh doanh như tiến hành kinh doanh mà không đăng ký theo quy định của pháp luật, trốn thuế, thay đổi trụ sở của doanh nghiệp mà không thông báo, hay những hành vi trong lĩnh vực bảo vệ môi trường như vận chuyển và xử lý chất thải, các chất gây ô nhiễm môi trường không đúng theo quy định về bảo vệ môi trường; những hành vi trong lĩnh vực thương mại như xuất nhập khẩu hàng hóa không đúng giấy phép hoặc không làm đúng thủ tục hải quan trong lĩnh vực hải quan. Tóm lại, những hành vi vi phạm pháp luật trên thể hiện rất đa dạng, phong phú, ở hầu hết các lĩnh vực của quản lý nhà nước, song đều có chung một số đặc điểm sau:
- Một là, vi phạm hành chính đều là những hành vi xâm hại đến trật tự quản lý nhà nước, phá vỡ trật tự hành chính đang được duy trì và bảo vệ, làm ảnh hưởng đến hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. Tuy nhiên, tính chất và mức độ xâm hại của hành vi vi phạm hành chính mặc dù nguy hiểm cho xã hội song chưa đủ các yếu tố cấu thành tội phạm được quy định tại Bộ luật hình sự. Hai là, chủ thể của hành vi vi phạm hành chính là tổ chức hoặc cá nhân. Đối với tổ chức, thì hành vi này được thực hiện bởi cá nhân nhưng dưới danh nghĩa tổ chức (do tổ chức giao, phân công hoặc thực hiện hành vi nhân danh tổ chức đó). Các chủ thể thực hiện hành vi vi phạm hành chính là tổ chức hoặc cá nhân có năng lực chịu trách nhiệm hành chính. Theo quy định của pháp luật hiện hành, cá nhân là chủ thể của vi phạm hành chính phải là người không mắc các bệnh làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi và đủ độ tuổi do pháp luật quy định. Người từ độ tuổi 14 đến dưới 16 tuổi là chủ thể của vi phạm hành chính với lỗi cố ý. Người đủ từ 16 tuổi trở lên là chủ thể của vi phạm hành chính trong mọi trường hợp (vi phạm do lỗi cố ý hay vô ý). Tổ chức là chủ thể vi phạm hành chính là các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội, các đơn vị kinh tế, các đơn vị trực thuộc các lực lượng vũ trang nhân dân theo quy định của pháp luật. Tổ chức, cá nhân nước ngoài cũng là chủ thể vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết, gia nhập có quy định khác. Như vậy, chủ thể của vi phạm hành chính có cơ cấu rộng hơn rất nhiều so với cơ cấu chủ thể của vi phạm hình sự. Trách nhiệm pháp lý hành chính phát sinh như một tất yếu khách quan, có nghĩa là khi thực hiện hành vi vi phạm hành chính cá nhân, tổ chức phải chịu những hình thức xử lý do pháp luật quy định. Trách nhiệm hành chính tồn tại dưới hình thức các chế tài hành chính, thông thường là phạt tiền, cảnh cáo và có thể đồng thời còn áp dụng các biện pháp hành chính khác. So với trách nhiệm hình sự, trách nhiệm hành chính phong phú hơn, song ít nghiêm khắc hơn.
- Ba là, vi phạm hành chính cũng như mọi hành vi vi phạm pháp luật khác đều xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ. Nói cách khác, khách thể của vi phạm hành chính là quan hệ xã hội về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực bị hành vi vi phạm xâm hại. Khách thể của vi phạm pháp luật chính là yếu tố quan trọng để xác định tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi vi phạm pháp luật loại này. Do các quan hệ trong quản lý nhà nước rất đa dạng và phong phú nên khách thể của hành vi vi phạm pháp luật hành chính cũng rất phong phú, đa dạng trên mọi lĩnh vực của quản lý nhà nước. được quy định cụ thể trong các văn bản quy phạm pháp luật. Từ những phân tích trên, có thể hiểu: Vi phạm hành chính là hành vi do cá nhân, tổ chức thực hiện với lỗi cố ý hoặc vô ý, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử lý vi phạm hành chính. - Khái niệm xử lý vi phạm hành chính. Xử lý vi phạm hành chính bao gồm xử phạt vi phạm hành chính và các biện pháp xử lý hành chính. Xử phạt hành chính thực chất là một loại hoạt động quản lý hành chính nhà nước. Đó là loại hoạt động đặc biệt và rất phức tạp bao gồm một loạt các hành vi cụ thể liên quan mật thiết với nhau như phân tích, đánh giá tính chất, mức độ của vi phạm hành chính, xác định thẩm quyền xử phạt, đối chiếu với quy định của pháp luật, áp dụng hình thức và mức phạt và ra quyết định xử phạt hành chính. Quyết định xử phạt hành chính khi được ban hành sẽ gây một hậu quả pháp lý đặc biệt, làm phát sinh trách nhiệm hành chính của cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính, tức là buộc họ phải chịu hậu quả bất lợi trước Nhà nước về tinh thần (bị hạn chế quyền) hoặc về tài sản (bị phạt tiền, bị tịch thu tang vật, phương tiện...). Xử phạt vi phạm hành chính có những đặc điểm cơ bản sau: Một là, xử phạt vi phạm hành chính là một loại hoạt động cưỡng chế nhà nước, mang tính quyền lực nhà nước.
- Tính cưỡng chế và tính quyền lực nhà nước thể hiện ở chỗ hoạt động xử phạt hành chính luôn luôn được các cơ quan hoặc cán bộ có thẩm quyền thực hiện. Chỉ có các cơ quan hoặc cán bộ nhà nước nào được Nhà nước trao thẩm quyền xử phạt hành chính và được ghi rõ trong các văn bản pháp luật có quy định về xử phạt hành chính mới có quyền quyết định xử phạt. Xử phạt hành chính là phản ứng của Nhà nước trước các hành vi xâm hại quy tắc quản lý nhà nước. Biểu hiện của phản ứng đó chính là việc áp dụng các biện pháp xử phạt hành chính. Việc áp dụng các biện pháp xử phạt này có tác dụng trực tiếp điều chỉnh hành vi xử sự của con người vi phạm, tức là buộc họ phải gánh chịu những hậu quả bất lợi trước Nhà nước và có tác dụng đình chỉ vi phạm hành chính qua đó mà bảo vệ và duy trì trật tự quản lý nhà nước. Hai là, cơ sở để xử phạt hành chính là vi phạm hành chính. Chỉ có hành vi nào xâm phạm quy tắc quản lý nhà nước mà chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự do các cá nhân, tổ chức đủ năng lực chủ thể thực hiện với lỗi cố ý hay vô ý mới bị xử phạt hành chính. Đặc điểm có tính nguyên tắc trên đây đã được khẳng định tại khoản 2 Điều 3 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính: "Cá nhân, tổ chức chỉ bị xử phạt hành chính khi có hành vi vi phạm hành chính do pháp luật quy định" [38]. Từ quy định trên, khi áp dụng các biện pháp xử phạt đòi hỏi các cơ quan hoặc cán bộ nhà nước có thẩm quyền phải xác định rõ có vi phạm hành chính xảy ra hay không, tính chất và mức độ của vi phạm như thế nào, hành vi vi phạm đó có quy định trong các văn bản pháp luật quy định về xử phạt hành chính hay chưa. Ba là, hoạt động xử phạt hành chính được tiến hành qua nhiều khâu, nhiều giai đoạn nhưng kết quả của hoạt động này phải được thể hiện bằng quyết định xử phạt hành chính. Trong xử phạt hành chính, các chủ thể có thẩm quyền tiến hành xử phạt luôn được thực hiện hai loại hành vi: 1- hành vi ban hành quyết định xử phạt. Quyết định xử
- phạt hành chính phải được thể hiện bằng văn bản hay bằng một hình thức khác do pháp luật quy định; 2- hành vi hành chính khác, như nhằm đình chỉ hành vi vi phạm, lập biên bản vi phạm, giải thích hành vi vi phạm và thông báo điều khoản văn bản pháp luật được áp dụng cho cá nhân hoặc tổ chức vi phạm... Hai loại hành vi trên luôn có mối quan hệ mật thiết, tác động qua lại lẫn nhau. Trong đó, hành vi ban hành quyết định xử phạt là cơ bản và chủ yếu nhất. Các hành vi hành chính khác được thực hiện nhằm hướng tới việc ra quyết định xử phạt hoặc thực hiện trên cơ sở quyết định xử phạt. Đặc biệt, khi ban hành quyết định xử phạt sẽ dẫn đến hậu quả pháp lý là làm phát sinh trách nhiệm hành chính. Quyết định xử phạt hành chính là hình thức thể hiện công khai ý chí và thái độ của Nhà nước phản ứng trước các hành vi vi phạm hành chính và mức cưỡng chế của Nhà nước đối với chủ thể vi phạm. Bốn là, hoạt động xử phạt hành chính được tiến hành trong khuôn khổ pháp luật và phải tuân theo pháp luật về trình tự, thủ tục hành chính. Tất cả các cơ quan, cán bộ có thẩm quyền xử phạt hành chính khi thực hiện các hành vi xử phạt đều phải tuân theo các trình tự, thủ tục hành chính do pháp luật quy định chứ không tuân theo các quy định về tố tụng hình sự kể cả trường hợp Tòa án nhân dân thực hiện quyền xử phạt hành chính. Từ những đặc điểm trên có thể đi đến định nghĩa sau: Xử phạt vi phạm hành chính là một loại hoạt động cưỡng chế hành chính cụ thể mang tính quyền lực nhà nước phát sinh khi có ví phạm hành chính; biểu hiện ở việc áp dụng các chế tài hành chính mang tính chất trừng phạt do các chủ thể, có thẩm quyền nhân danh Nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật. Xử lý vi phạm hành chính còn là việc áp dụng các biện pháp hành chính khác khi có hành vi vi phạm hành chính xảy ra. Các biện pháp xử lý hành chính khác được áp dụng đối với cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội nhưng chưa đến múc truy cứu trách nhiệm hình sự được quy định tại các điều 23, 24, 25, 26, 27 của pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính. Cụ thể như: Giáo dục tại xã phường, thị
- trấn; đưa vào trường giáo dưỡng; đưa vào cơ sở giáo dục; đưa vào cơ sở chữa bệnh; quản chế hành chính. Từ khái niệm xử lý vi phạm hành chính có thể đi đến quan niệm về pháp luật xử lý vi phạm hành chính, đó là: Tổng thể các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh do có hành vi vi phạm hành chính, bao gồm các quy phạm, xác định hình thức xử phạt vi phạm hành chính và một số biện pháp xử lý hành chính khác. - Khái niệm vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan. Điều 11 Luật Hải quan quy định: Hải quan Việt Nam có nhiệm vụ thực hiện kiểm tra, giám sát hàng hóa, phương tiện vận tải; phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới; tổ chức thực hiện pháp luật về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; kiến nghị chủ trương, biện pháp quản lý nhà nước về hải quan đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu [26]. Cơ quan hải quan là cơ quan trực tiếp thực hiện quyền kiểm tra, giám sát đảm bảo duy trì sự quản lý của Nhà nước đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu, phương tiện vận tải và hành khách xuất, nhập cảnh; điều tra chống buôn lậu, chống gian lận thương mại… nhằm bảo hộ và thúc đẩy sản xuất trong nước, tăng sức cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu; thu thuế xuất, nhập khẩu bảo đảm nguồn thu cho ngân sách nhà nước, bảo vệ lợi ích hợp pháp cho người tiêu dùng; bảo vệ môi trường; góp phần bảo vệ lợi ích chủ quyền kinh tế và an ninh quốc gia; trật tự, an toàn xã hội. Cơ quan hải quan thực hiện các quyền đó thông qua một hệ thống các quy trình thủ tục hành chính đó là thủ tục hải quan nhằm hợp thức hóa cho hàng hóa, hành lý, phương tiện vận tải khi qua lại biên giới, đồng thời thực hiện các quyền kiểm tra, giám sát nhằm đảm bảo các chế độ quản lý của nhà nước đối với các đối tượng nói trên cũng như các quy trình thủ tục được đảm bảo tuân thủ.
- Trên thực tế hoạt động Hải quan luôn có những hành vi cố ý hay vô ý vi phạm các quy định của Nhà Nước đối với các chế độ quản lý, các quy trình thủ tục hay việc kiểm tra, giám sát của cơ quan hải quan. Các vi phạm đó chính là các vi phạm pháp luật hải quan, xâm phạm đến trật tự quản lý nhà nước về hải quan và diễn ra phổ biến ở hầu hết các khâu nghiệp vụ của quá trình kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan. Các hành vi vi phạm pháp luật này, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm đều phải bị xử phạt hoặc có thể có hành vi bị xử lý vi phạm hình sự như các hành vi buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép hàng hóa, hành lý qua biên giới theo quy định tại các điều 153, 154 Bộ luật hình sự, nhưng đa số bị xử phạt theo quy định của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính. Từ khái niệm vi phạm pháp luật và vi phạm pháp luật hành chính cùng với những phân tích ở trên có thể hiểu khái niệm vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan như sau: vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan là hành vi do cá nhân, tổ chức thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý xâm phạm tới các quy định quản lý nhà nước về hải quan mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự và phải chịu xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật. Vi phạm các quy định về quản lý nhà nước trong lĩnh vực hải quan được quy định cụ thể tại Điều 1 của Nghị định số 138/2004/NĐ-CP ngày 17/6/2004 (sau đây gọi tắt là Nghị định 138/2004/NĐ-CP) của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản pháp luật khác có quy định hành vi và chế tài xử phạt mà văn bản đó có xác lập thẩm quyền xử phạt cho cơ quan hải quan, bao gồm: + Vi phạm các quy định về thủ tục hải quan; + Vi phạm các quy định về kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan; + Vi phạm các quy định về xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa, hành lý ngoại hối, vàng, tiền Việt Nam, kim khí quý, đá quý, cổ vật, văn hóa phẩm, bưu phẩm, vật dụng trên phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và các tài sản khác (gọi chung là hàng hóa); vi phạm các quy định về xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh phương tiện vận tải.
- - Khái niệm xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan. Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan là thuật ngữ pháp lý dùng để chỉ việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan và áp dụng các biện pháp xử lý khác. Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan là hoạt động do cơ quan hải quan tiến hành (hoặc do cơ quan nhà nước được pháp luật qui định) đối với cá nhân, tổ chức vi phạm các quy định của pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực hải quan có lỗi cố ý hoặc vô ý mà không phải là tội phạm theo các qui định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính. Xuất phát từ khái niệm của xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan ở trên cho thấy, ngoài các đặc điểm chung của xử phạt vi phạm hành chính thì xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan có một số đặc điểm riêng sau: Một là, căn cứ xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan là các văn bản quy phạm pháp luật do nhiều cơ quan ban hành gồm: + Quốc hội ban hành các luật trong đó có nhiều quy định về xử phạt vi phạm hành chính hoặc các biện pháp xử phạt hành chính khác. Ví dụ, tại Điều 20 của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, hay tại Điều 65, 68 Luật thương mại quy định cho việc tái xuất đối với hàng hóa nhập khẩu xác định là nhầm lẫn không đúng với hợp đồng... + ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành nhiều văn bản, điển hình là Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ban hành năm 2002 xác định các hành vi vi phạm hành chính, thời hiệu xử phạt hành chính, nguyên tắc xử phạt hành chính, các biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm hành chính, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính... và khung phạt vi phạm hành chính về hải quan đến mức tối đa 70 triệu đồng. + Chính phủ ban hành các nghị định quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước, trong đó có lĩnh vực quản lý nhà nước về hải quan, các nghị định quy định về chế độ áp dụng các biện pháp xử lý hành chính khác. Cụ thể như Nghị định số 134/2003/NĐ-
- CP ngày 14/11/2003 quy định chi tiết thi hành một số điều của pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002, Nghị định 138/2004/NĐ-CP quy định về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan... + Các bộ, cơ quan ngang bộ ban hành các thông tư hướng dẫn thi hành các nghị định của Chính phủ về xử phạt hành chính theo từng lĩnh vực quản lý nhà nước chuyên ngành. Nhiều thông tư của các bộ, cơ quan ngang bộ, thông tư liên tịch giữa các bộ, cơ quan ngang bộ được ban hành để hướng dẫn thi hành các nghị định của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước chuyên ngành nhưng có liên quan trực tiếp đến lĩnh vực quản lý hải quan, như thương mại, thuế, môi trường, văn hóa, ngân hàng... Ví dụ, Thông tư số 77/ TT của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn thi hành xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi xuất khẩu, nhập khẩu tiền, ngoại hối trái phép qua biên giới. Để quản lý nhà nước phù hợp với tình hình thực tế các văn bản quy phạm pháp luật về xử lý vi phạm hành chính thường được sửa đổi, bổ sung. Hơn nữa, các nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính do nhiều bộ, cơ quan ngang bộ, ban ngành ban hành. Điều này dễ dẫn đến tình trạng mâu thuẫn, chồng chéo giữa các quy định về xử lý vi phạm hành chính trong hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật. Vấn đề nổi cộm đang được đặt ra hiện nay là phải làm sao để các quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật về vi phạm hành chính thống nhất, đồng bộ nhằm phục vụ có hiệu quả công tác xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan. Hai là, vi phạm pháp luật hành chính diễn ra phổ biến hàng ngày, hàng giờ trong đời sống xã hội dưới nhiều hình thức phong phú, đa dạng. Và việc áp dụng pháp luật về xử phạt vi phạm pháp luật hành chính do nhiều cơ quan, nhiều người có thẩm quyền thực hiện (ví dụ, bộ đội biên phòng, quản lý thị trường, một số thanh tra chuyên ngành...). Hơn nữa việc áp dụng pháp luật xử phạt vi phạm hành chính được thực hiện trực tiếp với người dân, với các tổ chức và cũng trực tiếp động chạm đến các quyền tự do dân chủ của công dân, vì vậy công tác giám sát, kiểm tra rất khó thực hiện sâu sát và có hiệu quả. Điều này đòi hỏi người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính trong khi
- thực thi công vụ phải có tinh thần trách nhiệm, tính tự giác và ý thức kỷ luật cao. áp dụng các biện pháp hành chính phải phù hợp với quy định của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính, nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan và các văn bản pháp luật hiện hành về tổ chức hoạt động, chức năng nhiệm vụ của hải quan. Người có thẩm quyền phải thực hiện đúng mục đích và yêu cầu của văn bản pháp luật cụ thể quy định xử phạt vi phạm hành chính. Ba là, trong khi thực hiện chức năng nhiệm vụ, quyền hạn quản lý nhà nước trong từng lĩnh vực, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật và xử lý vi phạm hành chính để đáp ứng nhu cầu đấu tranh phòng và chống vi phạm hành chính về hải quan. Ngoài Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 được ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành theo thẩm quyền, Chính phủ có quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định hành vi vi phạm, hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với từng hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực về hải quan và lĩnh vực khác có liên quan đến lĩnh vực hải quan. Pháp lệnh này cũng không cho phép Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân từ cấp tỉnh trở xuống được ban hành văn bản quy định về hành vi, chế tài xử phạt vi phạm hành chính và các biện pháp xử lý hành chính khác. Điều này đã cho thấy, việc ban hành quy định xử lý vi phạm hành chính chỉ thuộc về thẩm quyền của cơ quan Nhà nước ở trung ương, các cơ quan nhà nước ở địa phương có trách nhiệm thực hiện những quy định, xử lý vi phạm hành chính về hải quan do các cơ quan quản lý nhà nước ở Trung ương quy định. Bốn là, khi thực hiện xử phạt vi phạm pháp luật hành chính, người có thẩm quyền xử phạt chỉ được thực hiện quyền xử phạt của mình trong phạm vi mà pháp luật đã quy định.Trong trường hợp quyết định xử phạt hoặc quyết định áp dụng biện pháp hành chính khác vượt thẩm quyền được pháp luật quy định cho phép là vi phạm pháp luật và phải bị xử lý. Ví dụ như khoản 1 Điều 34 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính quy định: Đội trưởng đội nghiệp vụ thuộc Chi cục Hải quan có quyền: a) Phạt cảnh cáo; b) phạt tiền đến 500.000 đồng.
- Năm là, kết quả của việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan thể hiện ở các quyết định xử phạt hành chính, quyết định áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính gây ra. Việc quyết định áp dụng các hình thức xử phạt, các biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm hành chính thể hiện sự trừng phạt nghiêm khắc của Nhà nước đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan, qua đó giáo dục ý thức tuân thủ pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực hải quan. Biện pháp xử lý hành chính khác trong lĩnh vực hải quan như các biện pháp khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính về hải quan gây ra. Về bản chất, biện pháp này không có tính chất trừng phạt người vi phạm hành chính mà chỉ nhằm mục đích khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính để lại trên thực tế. Biện pháp này gồm: buộc tiêu huỷ tang vật vi phạm là văn hoá phẩm thựcđộc hại, hàng hóa gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi và cây trồng; buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất hàng hóa, phương tiện vi phạm; buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện vi phạm đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái với quy định pháp luật. - Khái niệm pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan. Qua các phân tích ở trên có thể định nghĩa pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan như sau: pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan là một bộ phận của pháp luật xử lý vi phạm hành chính, và là tổng thể các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh do có hành vi vi phạm hành chính về hải quan, bao gồm các quy phạm quy định hình thức xử phạt vi phạm và một số biện pháp xử lý hành chính khác trong lĩnh vực hải quan. 1.1.1.2. Nội dung pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan - Các quy phạm pháp luật xử lý vi phạm hành chính về thủ tục hải quan.
- Thủ tục hải quan là các công việc mà người khai hải quan và công chức hải quan phải thực hiện theo qui định của Luật Hải quan đối với hàng hóa, phương tiện vận tải (khoản 6 Điều 4 Luật Hải quan). Vi phạm hành chính về thủ tục hải quan là những hành vi vi phạm về các nguyên tắc tiến hành thủ tục, địa điểm làm thủ tục và thời hạn làm thủ tục hải quan. đó là: + Là hành vi làm thủ tục hải quan không đúng thời hạn qui định theo qui định của Luật Hải quan; nộp không đúng thời hạn chứng từ thuộc hồ sơ hải quan thuộc diện được chậm nộp theo qui định của pháp luật. + Là hành vi tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập hàng hóa, phương tiện vận tải không đúng thời hạn ghi trong giấy phép, tờ khai hải quan hoặc giấy tờ khác theo quy định của pháp luật. + Là hành vi không nộp chứng từ phải nộp thuộc hồ sơ hải quan được chậm nộp theo qui định của pháp luật; hành vi kê khai không đúng thời hạn theo quy định của pháp luật khi thay đổi mục đích sử dụng hàng hóa. Nếu người khai hải quan (pháp nhân, công dân tham gia hoạt động hải quan) không thực hiện các quy định trên thì khi đó cơ quan, cán bộ, công chức hải quan (được Nhà nước trao cho thẩm quyền xử lý) sẽ thực hiện pháp luật bằng hình thức áp dụng pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tùy theo mức độ hành vi có thể phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000 đồng đến 2.000.000 đồng theo quy định tại Điều 8 Nghị định 138/2004/NĐ-CP quy định về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan. - Các quy phạm pháp luật xử lý vi phạm hành chính về kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan. Kiểm tra hải quan là việc kiểm tra hồ sơ hải quan, các chứng tư liên quan và kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải do cơ quan hải quan thực hiện (khoản 8 Điều 4 Luật Hải quan).
- Vi phạm hành chính về kiểm tra hải quan là các hành vi sau: + Không đưa hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đến đúng địa điểm qui định để làm thủ tục hải quan; không cung cấp thông tin chứng từ tài liệu liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh khi cơ quan hải quan yêu cầu theo qui định của pháp luật; không chấp hành quyết định kiểm tra sau thông quan không có lý do xác đáng; không lưu trữ đầy đủ hồ sơ hải quan, sổ sách chứng từ kế toán liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đã được thông quan trong thời hạn phải lưu trữ theo qui định của pháp luật; không xuất trình hàng hóa đang lưu giữ là đối tượng kiểm tra sau thông quan theo yêu cầu của cơ quan hải quan; không bố trí người, phương tiện phục vụ việc kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải khí cơ quan hải quan yêu cầu mà không có lý do xác đáng; chuyển nhượng sử dụng hàng hóa thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi thuế quan không đúng quy định; tự ý sử dụng hàng hóa được giao quản lý chờ làm thủ tục hải quan. + Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa trái với qui định của nhà nước về viện trợ nhân đạo; hành vi xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa không khai hoặc không đúng với khai hải quan về số lượng, trọng lượng, chất lượng, mã số hàng hóa, trị giá, xuất xứ, không đúng nội dung giấy phép. + Thay đổi hình thức, cấu tạo, tính chất hàng hóa để hợp thức việc xuất khẩu, nhập khẩu; đánh tráo hàng hóa đã kiểm tra hải quan với hàng hóa chưa kiểm tra hải quan. + Vi phạm quy định chuyển nhượng sử dụng hàng hóa thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi thuế quan không đúng quy định; hành vi xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa không khai hoặc không đúng với khai hải quan về số lượng, trọng lượng, chất lượng, mã số hàng hóa, trị giá, xuất xứ và các hành vi thay đổi hình thức, cấu tạo, tính chất hàng hóa để hợp thức việc xuất khẩu, nhập khẩu mà có hành vi trốn thuế thì bị xử phạt theo quy định của pháp luật về thuế. + Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa trái với quy định về ưu đãi, miễn trừ hải quan; hàng hóa thuộc diện cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; đưa hàng hóa giả mạo xuất xứ vào
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thực hiện pháp luật về trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối tượng chính sách ở tỉnh Thanh Hoá - Thực trạng và giải pháp
123 p | 381 | 56
-
LUẬN VĂN: Thực hiện pháp luật về giáo dục và đào tạo ở tỉnh Bỡnh Định hiện nay
99 p | 199 | 44
-
Luận văn Thực hiện pháp luật thi hành án đối với người được hưởng án treo và cải tạo không giam giữ ở Tỉnh Thanh Hóa
133 p | 202 | 29
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
21 p | 125 | 21
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến Pháp và Luật Hành Chính: Thực hiện pháp luật về bình đẳng giới – Từ thực tiễn tỉnh Quảng Ngãi
124 p | 49 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thực hiện pháp luật về thanh niên từ thực tiễn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam
83 p | 113 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Thực hiện pháp luật về quản lý viên chức tại Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương - Nha Trang
117 p | 20 | 11
-
Luận án Tiến sĩ: Thực hiện pháp lệnh dân chủ ở xã, phường, thị trấn trong xây dựng nông thôn mới khu vực Tây Nguyên hiện nay
219 p | 58 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Luật hiến pháp và Luật hành chính: Thực hiện pháp luật về công chứng từ thực tiễn hoạt động của Văn Phòng công chứng tại thành phố Hồ Chí Minh
93 p | 20 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thực hiện pháp luật về kiểm sát xét xử các vụ án hành chính của Viện kiểm sát nhân dân từ thực tiễn Tỉnh Đắk Lắk
82 p | 39 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Thực hiện pháp luật về quản lý công chức tại Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Đắk Nông
109 p | 14 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Tổ chức thực hiện pháp luật về an toàn thực phẩm ở thành phố Hải Phòng
100 p | 38 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Thực hiện pháp luật về thực hành quyền công tố đối với án ma túy nghiên cứu ở Viện kiểm sát nhân dân huyện Ea H’Leo, tỉnh Đắk Lắk
94 p | 15 | 5
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Thực hiện pháp luật về quản lý công chức tại Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Đắk Nông
24 p | 9 | 4
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Thực hiện pháp luật về quản lý viên chức tại trường cao đẳng sư phạm Trung Ương-Nha Trang
26 p | 7 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thực hiện pháp luật về trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối tượng chính sách ở tỉnh Thanh Hoá - Thực trạng và giải pháp
123 p | 38 | 4
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật hiến pháp và luật hành chính: Thực hiện pháp luật về công chứng, từ thực tiễn hoạt động của văn phòng công chứng tại TP.HCM
29 p | 6 | 4
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Thực hiện pháp luật về chứng thực, từ thực tiễn hoạt động của Ủy ban nhân dân quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh
34 p | 12 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn