Luận văn tốt nghiệp: Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương ở Điện lực Quảng Ninh
lượt xem 14
download
Lao động là yếu tố quyết định trong quá trình sản xuất kinh doanh. Nói đến yếu tố lao động ở đây tức là lao động sống hay sự hoạt động của sức lao động, sự hao phí có mục đích về thể lực và trí lực của con người để tạo ra sản phẩm lao động hoặc thực hiện các hoạt động kinh doanh.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn tốt nghiệp: Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương ở Điện lực Quảng Ninh
- Luận văn Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương ở Điện lực Quảng Ninh
- Danh mục viết tắt Bảo hiểm y tế: BHYT Bảo hiểm xã hội: BHXH Kinh phí công đoàn: KPCĐ Doanh nghiệp nhà nước: DNNN Quản lý doanh nghiệp: QLDN Sản phẩm: SP Xây dựng cơ bản: XDCB Sản xuất kinh doanh: SXKD Tài sản cố định: TSCĐ Sữa chữa lớn: SCL Tiền lương: TL Cán bộ công nhân viên: CBCNV
- Lời mở đầu Lao động là yếu tố quyết định trong quá trình sản xuất kinh doanh. Nói đến yếu tố lao động ở đây tức là lao động sống hay sự hoạt động của sức lao động, sự hao phí có mục đích về thể lực và trí lực của con người để tạo ra sản phẩm lao động hoặc thực hiện các hoạt động kinh doanh. Chính sách tiền lương được vận dụng linh hoạt ở mỗi doanh nghiệp phụ thuộc vào đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh, nghiệp vụ tổ chức quản lý và đặc điểm tính chất của công việc. Vì vậy mỗi doanh nghiệp cần xây dựng một cơ chế trả lương phù hợp, hạch toán chính xác các chi phí về lao động sống, có như vậy tiền lương mới trở thành đòn bẩy kinh tế hữu hiệu, khuyến khích tinh thần hăng say lao động, kích thích tinh thần trách nhiệm trong sản xuất của người lao động, thúc đẩy năng suất lao động tăng lên. Trong những năm gần đây, cùng với sự đổi mới của cơ chế thị trường và vận động chung theo quy luật của cơ chế thị trường, nên các chế độ chính sách tiền lương, tiền thưởng, phụ cấp, trợ cấp cho người lao động cũng được điều chỉnh để phù hợp với nhu cầu của xã hội, đảm bảo việc chăm lo đời sống cho người lao động để tạo động lực cho sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Qua thời gian tìm hiểu thực tế dựa trên sự giúp đỡ của các thầy, cô giáo trong trường Đại học kinh doanh và công nghệ H à Nội, các cô, chú trong Điện lực quảng ninh và các kiến thức em đã được học, em xin lựa chọn đề tài "Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương ở Điện lực Quảng Ninh" cho chuyên đề thực tập của mình. Luận văn kết cấu theo ba chương như sau: + Chương I: Lý luận chung về công tác kế toán tiền lương và các khoản tính theo lương. + Chương II: Thực trạng tổ chức công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Điện lực Quảng Ninh. + Chương III: Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán
- tiền lương và các khoản trích theo lương tại Điện lực Quảng Ninh. Chương 1: Lý luận chung về công tác kế toán tiền lương và các khoản tính theo lương I. Tổng quan về điện lực quảng ninh 1. Quá trình hình thành và phát triển của Điện lực Quảng Ninh • Điện lực Quảng Ninh là một doanh nghiệp Nhà nước, đóng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh trực thuộc Công ty Điện lực 1 - với nhiệm vụ chính là chuyên tải điện năng, cung cấp điện cho các phụ tải trong và ngoài khu vực. • Tiền thân của Điện lực Quảng Ninh là nhà máy điện Hoàn Gai. Nhà máy do thực dân Pháp xây dựng vào những năm đầu của thập kỷ 20 cấp điện cho khu vực Hòn Gai và một phần khu vực Cẩm Phả đ ược vận hành độc lập không có sự hỗ trợ của hệ thống điện. Năm 1955 ta tiếp quản Nhà máy, tiếp tục sản xuất và cung cấp điện cho sản xuất, sinh hoạt của nhân dân vùng mỏ. • Mặt khác, Điện lực Quảng Ninh còn phục vụ chính trị chung của cả nước, đó là cấp điện cho đồng bào dân tộc ở vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo, ngoài các chi nhánh điện Hạ Long, Cẩm Phả, Uông Bí, Y ên Hưng, Điện lực Quảng Ninh còn lập thêm các chi nhánh điện như: -Năm 1989 thành lập chi nhánh điện Hoành Bồ - Năm 1991 thành lập chi nhánh điện Vân Đồn. - Năm 1998 thành lập chi nhánh điện Móng cái và chi nhánh điện Đông Triều. - Năm 1999 thành lập chi nhánh điện Tiên Yên. - Năm 2005 thành lập chi nhánh điện Hải Hà. - Năm 2006 thành lập chi nhánh điện Ba Chẽ. 2. Đặc điểm sản xuất, kinh doanh của điện lực quảng ninh 2.1. Chức năng và nhiệm vụ của Điện lực Quảng Ninh
- Điện lực Quảng Ninh là một đơn vị hạch toán phụ thuộc trong Công ty Điện Lực 1, có nhiệm vụ chính là: - Quản lý vận hành và kinh doanh bán điện. - Truyền tải và phân phối điện năng từ sau nhà máy đ ến nơi tiêu thụ điện. - Quản lý vận hành, sữa chữa, đại tu đường dây và trạm để bảo đảm cung cấp điện an toàn, liên tục cho khách hàng và đảm bảo tự hoạt động ổn định của toàn hệ thống điển, đảm bảo ổn định chất lượng điện năng. 2.2. Hệ thống sản xuất kinh doanh Nhiệm vụ chính của điện lực là truyền tải từ nhà máy điện đến các phụ tải nên tất cả các bộ phận sản xuất của Điện lực đều nhằm mục đích cơ bản: Cung cấp điện an to àn liên tục và ổn định cho các khách hàng tiêu thụ điện. Để cho việc cung cấp điện được liên tục, Điện lực Quảng Ninh biên chế gồm 4 bộ phận cơ bản đó là: Bộ phận quản lý vận hành, bộ phận sửa chữa thí nghiệm hiệu chỉnh, bộ phận phục vụ và bộ phận kinh doanh bán điện. Sơ đồ 1: Mô hình cơ cấu sản xuất kinh doanh của Điện lực Quảng Ninh (xem phần phụ lục) 2.3. Công nghệ sản xuất Việc sản xuất ra điện là nhiệm vụ của các nhà Máy điện, Điện lực Quảng Ninh chỉ thực hiện nhiệm vụ chuyên tải và kinh doanh bán điện. Điện năng được lấy nguồn từ sau công tơ Nhà máy điện Uông Bí (trong mạng lưới điện quốc gia) với cấp điện áp 110 kV được truyền tải qua đường dây về các trạm điện 110kV hạ cấp điện áp xuống 35kV, 6kV để chia ra các khu vực lân cận sử dụng. Các trạm trung gian 35kV hạ cấp tiếp xuống 10kv, 6kV và đưa đến một phạm vi sử dụng rộng hơn.
- Sau cùng là từ các trạm điện có cấp điện áp từ 10kV, 6kV sẽ hạ cấp xuống còn 0,4kV qua đường dây hạ thế đến những phụ tải sản xuất và sinh hoạt. Điện áp 0,4kV được sử dụng như sau: o Nếu sử dụng 03 pha = 380 V: Phục vụ sản xuất, công nghiệp. o Nếu sử dụng 01 pha = 220 V: Phục vụ ánh sáng, sinh hoạt. Việc sử dụng điện năng tiêu thụ của khách hàng được phản ánh qua công tơ đo đếm điện năng. Tuỳ theo mục đích sử dụng điện năng mà khách hàng có thể mua điện ở các cấp điện áp kV, 35kV, 380V, 220V. Sơ đồ công nghệ sản xuất kinh doanh Trạm 110KV Bên sử Nhà máy Trạm 35KV Điện Uông dụng điện Bí Trạm 6KV 3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của điện lực quảng ninh - Giám đốc Điện lực - Phó giám đốc kỹ thuật - Phó Giám đốc kinh doanh - Phó Giám đốc Vật tư - Hành chính Phó giám đốc kỹ thuật sản xuất Phòng kỹ thuật: (Bao gồm 3 bộ phận) Bộ phận quản lý kỹ thuật: Bộ phận thiết kế: Bộ phận máy tính: - Phòng An toàn - Lao động: - Phòng Điều độ:
- - Phòng Công nghệ thông tin và viễn thông: - Phòng Kinh doanh: - Phòng Điện nông thôn: - Các chi nhánh điện: - Phòng Tổ chức - Lao động tiền lương: - Phòng Tài chính - Kế toán: - Phòng Quản lý xây dựng: - Phòng Kế hoạch - Phòng vật tư: - Phòng Hành chính: - Phòng thành tra bảo vệ pháp chế: Sơ đồ 2: Sơ đồ tổ chức quản lý của Điện lực Quảng Ninh (xem phần phụ lục) 4. Tổ chức công tác kế toán tại Điện lực Quảng Ninh 4.1. Chế độ kế toán tại doanh nghiệp Điện lực đang áp dụng chế độ kế toán hiện hành của Bộ tài chính đang áp d ụng từ 1 - 1 - 1996 trên cơ sở quyết định số 1141TC/QĐ/CDKT ký ngày 1 - 11 - 1995, gồm: 4.2. Hình thức sổ kế toán Hình thức sổ DN đang sử dụng là hình thức nhật ký chứng từ H ệ thống sổ kế toán bao gồm: - Sổ kế toán tổng hợp: Sổ NKCT, sổ cái. - Sổ kế toán chi tiết, các sổ chi tiết, các NKCT, bảng k ê, các b ảng p hân bổ. Các sổ chi tiết liên quan tới hạch toán kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương. Sổ thu theo dõi TK 141: từng đối tượng. Các nhật ký chứng từ và các kho ản bảng kê gồm: Nhật ký chứng từ số 1: phản ánh bên có TK 111.
- Bảng kê số 1: phản ánh bên nợ TK 111. Nhật ký chứng từ số 2: phản ánh bên có TK 112. Bảng kê số 2: phản ánh bên nợ TK 112 Các bảng phân bổ gồm có: Bảng phân bổ số 1:Phân bổ tiền lương và BHXH. 4.3. Hình thức tổ chức công tác kế toán Điện lực Quảng Ninh sử dụng hình thức tổ chức bộ máy kế toán tập trung Phòng kế toán gồm: + Kế toán trưởng: + Phó trưởng phòng (Kế toán tổng hợp): + Bộ phận kế toán TSCĐ và đầu tư dài hạn: + Bộ phận kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm: + Bộ phận kế toán hàng tồn kho (Vật tư, hàng hóa): + Bộ phận kế toán lao động tiền lương và BHX Sơ đồ 3 mô hình tổ chức bộ máy kế toán (phần phụ lục)
- Chương 2: Thực trạng tổ chức công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Điện lực Quảng Ninh 2.1. Công tác quản lý lao động tiền lương ở Công ty 2.1.1. Tình hình chung về lao động Về số lượng lao động: Tổng số cán bộ công nhân viên của đơn vị gồm: 1339 người, trong đó lao động nữ là: 249 người, chiếm 18,6% tổng số CBCNV tập trung chủ yếu tại khu vực văn phòng và các khâu kinh doanh, tiếp xúc với khách hàng. Lý do lao động nữ chiếm tỷ lệ nhỏ, là do đặc thù công việc của Điện lực Quảng Ninh cũng như của to àn Ngành điện là một ngành công ngành nặng, mang tính kỹ thuật cao. Biểu 3: Bảng tổng hợp cơ cấu lao động Số lượng TT Chỉ tiêu Tỷ lệ (%) (người) 59 Lao động quản lý 4,4% - Cán bộ quản lý 32 1 - Cán bộ kỹ thuật 14 - Cán bộ công nghệ 13 Lao động gián tiếp 2 (Không bao gồm lao động quản lý) Lao đ ộng trực tiếp 3 980 73,2% Cộng 1.339 100% Nhìn vào bảng trên ta có thể đánh giá khái quát rằng: cấu thành lực lượng lao động quản lý, lao động gián tiếp (không bao gồm lao động quản lý), lao động trực tiếp với tỷ trọng lần lượt là: 4,4% và 73,2%. Như vậy, lực lượng lao động trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn rất phù hợp với quy mô hoạt động của Công ty là tương đối hợp lý.
- Về trình độ lao động: Từ những năm 60, Điện lực Quảng Ninh chỉ có 04 CBCNV có trình độ đại học, 190 cao đẳng và 829 trung cấp. Biểu 4: Phân loại trình độ lực lượng lao động Số lượng TT Chỉ tiêu (người) Lực lượng lao động công nhân viên - Cán bộ có trình độ đại học và trên đại học 320 1 - Cán bộ có trình độ cao đẳng - Cán bộ có trình độ trung cấp và sơ cấp 190 829 Lực lượng lao động sản xuất: - Thợ kỹ thuật bậc 7/7 40 2 - Thợ kỹ thuật bậc 4-> 6/7 400 - Thợ kỹ thuật bậc 2 ->3/7 510 - Lao động phổ thông 29 Cộng 1.339 Bảng phân loại trên đã thể hiện rất rõ trình độ lao động của Công ty trong thời hiện tại. Để nâng cao chất lượng Công ty còn m ở các lớp đào tạo cán bộ quản lý, điều hành có kiến thức về kinh tế thị trường để phù hợp với bước tiến của công nghệ và kỹ thuật mới, đủ sức đảm đương các dự án do Công ty đảm nhận. H àng năm đều tổ chức các lớp học nâng bậc cho công nhân, qua đó củng cố và nâng cao chất lượng tay nghề, bậc thợ. Thường xuyên tổ chức chuyên đề: nâng cao nghiệp vụ, kỹ thuật mới... Nói chung, nhìn một cách tổng quát, cơ cấu lao động của Công ty phù hợp với quy mô hoạt động bảo đảm bộ máy gọn nhẹ, hoạt động có hiệu quả. 2.1.2. Hình thức trả lương
- Nguyên tắc trả lương: Điện lực Quảng Ninh là một doanh nghiệp Nhà nước do vậy việc trả lương cho nhân viên của công ty dựa trên chế độ tiền lương của Nhà nước. Tiền lương được trả cho người lao động theo từng tháng tương ứng với khối lượng công việc hoàn thành và đơn giá tiền lương được duyệt. 2.2. Tổ chức hạch toán lao động, tính lương và bảo hiểm phải trả 2.2.1. Tổ chức hạch toán lao động Báo cáo tình hình sử dụng lao động (biểu 5 phụ lục) 2.2.1.1. Hạch toán ban đầu về chỉ tiêu thời gian lao động Tại Điện lực Quảng Ninh áp dụng chế độ làm việc 5 ngày/tuần, việc sử dụng hợp lý ngày công lao động là biện pháp quan trọng để tăng năng suất lao động, giảm chi phí cho Công ty. Biểu 6: Bảng chấm công (biểu 6 phụ lục) Ghi chú: Cột từ 1-31: ghi hàng ngày làm việc trong tháng Cột từ 32-35: Quy ra công Dòng cuối: Người chấm công Phụ trách bộ phận Người duyệt (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Ký hiệu Bảng chấm công: Khoán hưởng lương sản phẩm: K Nghỉ việc không lương: 0 Tai nạn lao động: T Lương thời gian: 8 ốm, điều dưỡng: Ô Con ốm: Cố Tập quân sự: Q Nghỉ phép: P Điều dưỡng: ĐD Nghỉ lễ: L Lao động nghĩa vụ: LĐ Đ ẻ, thai sản: TS
- Ngừng việc do khách quan: E Họp tập, họp: H Máy móc công cụ hỏng: M Nghỉ b ù: NB Nghỉ thứ 7, CN: N Trung quốc tham quan, học tập: TQ Trong bảng chấm công ghi rõ ngày làm việc và số ngày nghỉ để từ đó làm cơ sở tính lương cho từng người lao động trong Công ty. Cách ghi chép và luân chuyển chứng từ này như sau: Ghi rõ vào bảng chấm công số ngày làm việc thực tế, số ngày nghỉ theo chế độ, ốm đau, thai sản của từng người trong Bộ phận, phòng ban. Hàng ngày trưởng phòng hoặc người được uỷ quyền chấm công cho từng người trong phòng theo ký hiệu quy định đúng với thực tế. Thời gian chấm công được quy định từ ngày 01 đ ến ngày cuối cùng của tháng. Bảng chấm công có quan hệ trực tiếp đến quyền lợi của người lao động, do vậy bảng chấm công thường được dán trên Bảng tin của Phòng để người lao động có thể thực hiện kiểm tra, giám sát việc chấm công hàng ngày. Ngày cuối cùng của tháng, người chịu trách nhiệm chấm công của từng phòng ban, b ộ phận trong Công ty phải tổng hợp số ngày đi làm, vắng mặt của từng người lao động sau đó báo cáo trước bộ phận m ình về tình hình ngày công lao động đối với từng người. Phiếu làm thêm giờ Dùng để xác nhận thời gian làm thêm giờ, đây là chứng từ để tính lương làm thêm giờ. Trên phiếu làm thêm giờ bắt buộc phải có chữ ký duyệt của Trưởng phòng và phòng Tổ chức lao động. Ví dụ: ngày 06/05 Chị Hoàng Thanh Hà đi làm thêm giờ, lương làm thêm của Chị Hà được tính như sau:
- Điện lực Quảng Ninh Phòng Tổ chức Lao động Biểu 7: Phiếu báo Thêm giờ Thời gian làm thêm Đơn Thành Ký Họ v à tên TT Ngày Đến Tổng tiền giá (h) tên Từ giờ giờ s ố giờ A B 1 2 3 4 5 6 Hoàng Thanh 1 06/05 7h30 16h30 8 13.006 104.045 Hà Tổng cộng 104.045 Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH: sử dụng để theo dõi công nhân khi nghỉ ốm đau, thai sản và tai nạn lao động. Chứng từ này do bác sỹ thuộc phòng khám đa khoa nơi khám chữa bệnh ban đầu của cơ quan cấp để làm cơ sở để tính BHXH. Cuối kỳ hạch toán chứng từ này được chuyển về bộ phận kế toán để tập hợp công nghỉ hưởng BHXH, kế toán gửi phiếu này cùng với Bảng chấm công, báo cáo chế độ trợ cấp ốm đau, thai sản, nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe và danh sách người lao động hưởng BHXH lên BHXH tỉnh để họ chuyển trả công nghỉ hưởng BHXH cho nhân viên.
- Sở Y tế… Mẫu số CO3 - BH Số KB/BA (ban hành theo QĐ số 140/1999/BTC ngày 15/11/1999 của BTC) Biểu 8: Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH Quyển sổ: 156 Số: 34 Họ và tên: Nguyễn Văn Lợi Đơn vị công tác: Điện lực Quảng Ninh Lý do nghỉ việc: Cảm sốt Số ngày nghỉ việc: 15 ngày (từ ngày 11/05/2006 đến hết ngày 27/05/2006) Xác nhận phụ trách đơn vị. Số ngày được nghỉ: 15 ngày Ngày 11 tháng 5 năm 2006 Thủ trưởng đơn vị Y bác sĩ khám chữa bệnh (Ký tên, đóng dấu) (Ký tên, đóng dấu) Phần BHXH Số số BHXH: 20020000027 1. Số ngày thực nghỉ được hưởng BHXH: 15 ngày 2. Lũy kế ngày nghỉ cùng chế độ: 15 ngày 3. Lương tháng đóng BHXH: 1.081.500 đồng 4. Lương bình quân ngày: 48.159 đồng 5. Tỷ lệ % hưởng BHXH: 75% 6. Số tiền hưởng BHXH: 36.869 đồng Ngày 30 tháng 5 năm 2006 Cán bộ cơ quan BHxh phụ trách bhxh của đơn vị (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên)
- 2.2.2. Tính lương và các khoản trích theo lương phải trả CNV 2.2.2.1. Tính lương cho bộ phận hưởng lương thời gian Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ như giấy phép, giấy nghỉ ốm tổ trưởng hay trưởng phòng ghi đầy đủ công cho mỗi người trong tổ hoặc phòng vào bảng chấm công, mỗi người đ ược ghi trên một dòng, mỗi công đ ược ghi trên một cột trong bảng. Cuối tháng sau khi tổ trưởng tập hợp xong, bảng chấm công được gửi lên cho Phòng K ế toán ở các chi nhánh, kế toán các chi nhánh làm căn cứ tính lương cho từng người, đồng thời gửi lên Phòng Kế toán của Điện lực, kế toán dựa vào bảng chấm công để tính lương thời gian cho từng người. Sau đó, Phòng Tổ chức - Lao động tiền lương xét duyệt căn cứ vào bảng chấm công và đưa thủ quỹ trả lương cho công nhân viên chi nhánh. Việc tính lương chính xác phải trả cho từng người lao động phải dựa trên bảng chấm công. Căn cứ vào số ngày công làm việc thực tế của người lao động ghi trên bảng chấm công, bên cạnh đó việc tính lương cũng còn phải căn cứ vào hệ số lương cấp b ậc, phụ cấp trách nhiệm và hệ số xếp loại. Điện lực Quảng Ninh là một đơn vị kinh doanh, nên cán bộ công nhân viên cũng được hưởng lương theo hệ số lương kinh doanh (460.000 đồng), cao hơn 110.000 đồng so với mức lương tối thiểu Nhà nước quy định (350.000 đồng). Cơ chế trả lương khuyến khích được người lao động từ công nhân trực tiếp sản xuất đến người có trình độ chuyên môn kỹ thuật, phát huy được năng lực của mỗi người trong công việc được giao. Điều này có nghĩa là kết quả tiền lương đ ã tác động rất nhiều đến kết quả công việc. Đối với người lao động làm thêm giờ tiêu chuẩn thì đ ược hưởng lương theo quy định của công ty. Mức lương tối thiểu (ĐL)* Hệ số lương cơ b ản Lương = * số ngày đi làm 22 ngày Ví dụ 1: Tính lương của Anh Nguyễn Hữu Xanh - cán bộ phòng Tổ
- chức Lao động: + Hệ số lương cơ bản: 3,09 + Phụ cấp trách nhiệm chức vụ: 35.000 đồng + Ngày thực tế làm việc: 21 ngày 460.000 đồng * 3 Lương = 09; 22 ngày * 21 ngày = 1.356.791 đồng 2.2.2.2. Tính lương nghi lễ, nghỉ phép của CBCV Thời gian nghỉ lễ phép của CBCNV được tính theo quy định của Nhà nước như nghỉ phép năm (12 ngày/năm) và CBCNV có thâm niên công tác tại công ty cứ sau 5 năm được hưởng thêm 1 ngày phép năm. Lương nghỉ lễ, phép được tính như sau: Mức lương tối thiểu * hệ số lương cơ b ản Lương phép = * số ngày nghỉ phép 22 ngày Ví dụ 2: Tính lương nghỉ lễ của Anh Nguyễn Hữu Xanh - Cán bộ phòng Tổ chức Lao động: + Hệ số lương cơ bản: 3,09 + Ngày lễ phép, công đoàn: 9 ngày 450.000 * 3.09 Lương nghỉ lễ= * 9= 568.840 đồng 22 ngày 2.2.2.3.Tính lương Ca 3 cho CBCNV Những CBCNV công tác tại những bộ phận phải trực ca, sẽ được hưởng phụ cấp ca 3 (được hưởng thêm 30% lương). Tuy nhiên phụ cấp ca 3 của Điện lực Quảng Ninh đ ược áp dụng theo mức lương tối thiểu của Nhà nước quy định (450.000đ). Mức lương tối thiểu * hệ số cơ bản*30% Lương C3 = * số ngày C3 22 ngày Ví dụ 3: Tính lương của Anh Nguyễn Hữu Xanh - Cán bộ phòng Tổ
- chức Lao động: + Hệ số lương cơ bản: 3,09 + Ngày thực tế làm Ca 3: 11 ngày 450.000 * 3.09 * 30% Lương C3 = * 11 ngày = 208.575 đồng 22ngay Tổng cộng lương Tháng 5 của Anh Nguyễn Hữu Xanh = Lương + Lương lễ, phép, công đoàn + Lương Ca 3 + phụ cấp = 1.356.791 đồng + 568.840 đồng + 208.575 đồng + 35.000 đồng = 2.169.206đồng 2.2.2.4. Tính lương cho CBCNV đi học Để nâng cao chất lượng lao động, Công ty thường xuyên tạo điều kiện cho CBCNV đi học nâng cao trình độ chuyên môn. Trong thời gian đi học việc tính lương và trợ cấp thêm cho người đi học chỉ được thực hiện với đối tượng đi học do Công ty cử đi. Quy định cụ thể tuỳ theo yêu cầu, tính chất công việc cần đào tạo m à Công ty sẽ quyết định cụ thể về mức lương và trợ cấp cho người đi học. Mức lương tối thiểu(ĐL) * hệ số lương cơ bản Lương đi học = * số ngày đi học 22 ngày Ví dụ 4: Anh Đỗ Xuân Hải, Phó phòng Thanh tra - Bảo vệ - Pháp chế được cơ quan cử đi học Lớp bồi dưỡng quản lý Nhà nước 05 ngày từ ngày 08/5 đến ngày 12/5, được hưởng nguyên 100% lương. 460.00084 Lương đi học = 20; 22 ngày * 5 ngày = 439.090 đồng Biểu 9: Bảng chấm công (Xem phần phụ lục) Biểu 10: Bảng thanh toán tiền lương (Xem phần phụ lục) 2.3. Kế toán lao động - tiền lương Hệ thống chứng từ: - Bảng chấm công
- - Bảng thanh toán tiền lương - Phiếu báo làm thêm giờ - Phiếu nghỉ hưởng BHXH - Bảng thanh toán BHXH - Phiếu xác nhận công việc hoàn thành - Biên bản xử lý tai nạn lao động Tài khoản sử dụng Khi hạch toán, kế toán tiền lương sử dụng TK 334 và TK 338 trong hệ thống tài khoản kế toán Việt Nam để quản lý quỹ lương và các khoản trích theo lương cho Điện lực Quảng Ninh: - TK 334 "Phải trả CNV" đây là tài khoản tổng hợp kế toán sử dụng để phản ánh toàn bộ các biến động về lương nhân viên trong Công ty và để quản lý số lao động đang sử dụng trong Công ty. TK 334 được sử dụng như sau: Bên nợ: Phản ánh tình hình biến động của các khoản đã thanh toán và khấu trừ vào tiền lương của CBCNV. Bên có: Phản ánh số tiền mà kế toán phải thanh toán cho CNV. Dư có: Phản ánh số tiền còn phải thanh toán cho CNV. - TK338 "Phải trả phải nộp khác" TK này dùng để theo dõi các khoản trích theo lương và có liên quan trực tiếp đến quyền lợi của CNV được kế toán phản ánh như sau: Bên nợ: + Trích nộp tiền BHYT, BHXH cho cơ quan bảo hiểm + Trả lương cho nhân viên tiền nghỉ ốm đau, thai sản + Chi quỹ công đoàn nộp lên cấp trên và chi tại Công ty theo quy định + Thanh toán các khoản phải trả cho các đối tượng liên quan Bên có: Phản ánh các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ, các khoản phát sinh khác phải trả.
- Dư có: Phản ánh các khoản đã trích chưa sử dụng hết và các khoản còn phải trả. Các TK cấp 2 mà kế toán sử dụng hể hạch toán chi tiết: TK 3382 "Kinh phí công đoàn" TK 3383 "Bảo hiểm xã hội" TK 3384 "Bảo hiểm y tế" - Các tài khoản có liên quan được kế toán lương sử dụng khi thực hiện các nghiệp vụ kế toán kép để phản ánh khi có biến động liên quan đ ến quỹ lương và các khoản trích theo lương vào chi phí của Công ty. + TK 627: "Chi phí sản xuất chung" - Chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương của BP sản xuất (chi tiết theo các bộ phận) +TK 641: "Chi phí bán hàng" - Chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương của BP bán hàng. + TK 642: "Chi phí QLDN" - Chi phí tiền lương và các kho ản trích theo lương của các cán bộ quản lý. + TK 154: "Chi phí SXDD" - Chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương của bộ phận sửa chữa, sản xuất + TK 161211: Sửa chữa thử nghiệm (cán bộ quản lý) Ngoài ra còn sử dụng các tài khoản như TK 111, TK 112, TK338… Sơ đồ quy trình hạch toán (xem sơ đồ 4 phần phụ lục) 2.3.1. Tổ chức ghi sổ kế toán Việc hạch toán tính lương cho CBCNV trong Điện lực Quảng Ninh dựa vào việc phân loại lao động. Cuối tháng, kế toán tiền lương dựa trên các chứng từ có liên quan lập thành bảng thanh toán lương cho từng bộ phận, sau đó tổng hợp phân loại và lập bảng thanh toán lương cho Công ty. Căn cứ vào đó, kế toán tiền lương tiến hành lập bảng tổng hợp "Bảng tổng hợp tiền lương và các khoản trích theo lương" và bảng phân bổ "Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương"
- - K ết cấu và nội dung của bảng tổng hợp tiền lương và các khoản trích theo lương gồm: Cột dọc: Ghi các khoản khấu trừ tiền lương thực nhận của CNV, dòng ngang là các Bộ phận sử dụng lao động. - Kết cấu và nội dung của Bảng phân bổ tiền lương gồm: Cột dọc: Ghi có TK 334, TK 338 (2, 3, 4) dòng ngang là các Bộ phận, Phòng sử dụng lao động. Số liệu của bảng phân bổ này được sử dụng để ghi vào sổ chi tiết TK 334, 338 theo đúng đ ịnh khoản và số liệu đã ghi trên bảng phân bổ, đồng thời được sử dụng để tính chi phí, ghi vào Nhật ký chứng từ số 7 (Tập hợp chi phí của Doanh nghiệp). Biểu 12: Bảng tổng hợp tiền lương và các khoản trích theo lương (Xem phần phụ lục) Biểu 13: Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương (Xem phần phụ lục) Biểu 14: Sổ chi tiết TK33411 (Xem phần phụ lục) Biểu 15: Nhật ký chứng từ số 10 (Xem phần phụ lục) Biểu 16: Sổ cái TK 33411 (Xem phần phụ lục) Số dư đầu tháng: Căn cứ vào số dư ở Sổ Cái TK 334 tháng trước để ghi số dư Nợ hoặc số dư Có vào cột dư đầu kỳ Nợ hoặc Có Số dư cuối tháng: Căn cứ vào số dư đầu tháng, Tổng PS Nợ, Tổng PS Có để tính số dư cuối tháng. SDCT = SDĐK + PS Có - PS N ợ = 5.355.208.689 + 2.928.093.500 - 8.312.551.466 = 29.249.277 Phần phát sinh: PS Có: Lấy từ Bên Có NKCT số 10 PS Nợ: Lấy từ NKCT số 1, NKCT số 2, NKCT số 10 và các NKCT liên quan khác.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn tốt nghiệp “Kế toan tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Trường Thành
82 p | 13833 | 2847
-
Luận văn tốt nghiệp: Kế hoạch khởi sự kinh doanh - Thành lập cửa hàng quần áo nữ thời trang My_Lan Model
30 p | 1374 | 318
-
Luận văn Tốt nghiệp: Kế toán vốn bằng tiền 2
26 p | 1065 | 185
-
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần Bê tông Thép Ninh Bình
208 p | 402 | 116
-
Luận văn tốt nghiệp: Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH liên doanh công nghệ thực phẩm An Thái
76 p | 391 | 109
-
Luận văn Tốt nghiệp: Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ tại công ty Cổ phần vận tải thương mại và du lịch Đông Anh
68 p | 570 | 93
-
Luận văn tốt nghiệp: Kế toán thuế GTGT tại công ty cổ phần CTD Việt Nam
12 p | 350 | 73
-
Luận văn tốt nghiệp Kế toán tại công ty TNHH Phát Đạt
43 p | 375 | 60
-
Luận văn tốt nghiệp Kế toán: Phân tích báo cáo tài chính tại Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Ôtô Sài Gòn Phú Quốc
93 p | 41 | 24
-
Luận văn tốt nghiệp Kế toán: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty trách nhiệm hữu hạn Hưng Phát Cường giai đoạn 2018-2020
81 p | 32 | 19
-
Luận văn tốt nghiệp Kế toán: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trách nhiệm hữu hạn Việt Tín
61 p | 46 | 17
-
Luận văn tốt nghiệp Kế toán: Phân tích chiến lược kinh doanh tại siêu thị Điện máy Xanh chi nhánh số 10
76 p | 30 | 16
-
Luận văn tốt nghiệp Kế toán: Hoàn thiện công tác kiểm soát Chi thường xuyên Ngân sách nhà nước tại Phòng Tài chính - Kế hoạch của Ủy ban nhân dân huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2019-2021
77 p | 28 | 14
-
Luận văn tốt nghiệp Kế toán: Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông Thôn tỉnh Cà Mau - chi nhánh Năm Căn
81 p | 20 | 14
-
Luận văn tốt nghiệp Kế toán: Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Thái Gia Sơn
72 p | 26 | 14
-
Luận văn tốt nghiệp Kế toán: Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn Công viên Giải trí Kittyd & Minnied làm địa điểm tham quan của khách du lịch
92 p | 27 | 13
-
Luận văn tốt nghiệp Kế toán: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người sử dụng phần mềm kế toán trên địa bàn thành phố Cần Thơ
90 p | 19 | 12
-
Luận văn tốt nghiệp Kế toán: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại doanh nghiệp tư nhân Thảo Lâm
76 p | 17 | 12
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn