intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn tốt nghiệp Kinh tế vận tải: Đánh giá thực trạng hoạt động dịch vụ logistics vận tải tại Việt Nam 2020-2021

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:83

27
lượt xem
18
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài "Đánh giá thực trạng hoạt động dịch vụ logistics vận tải tại Việt Nam 2020-2021" nhằm đánh giá thực hoạt động dịch vụ logistics vận tải tại Việt Nam, tìm ra nguyên nhân của những khó khăn gặp phải, và đưa ra một số giải pháp phù hợp.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn tốt nghiệp Kinh tế vận tải: Đánh giá thực trạng hoạt động dịch vụ logistics vận tải tại Việt Nam 2020-2021

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA KINH TẾ VẬN TẢI LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ LOGISTICS VẬN TẢI TẠI VIỆT NAM 2020-2021 Ngành: Kinh Tế Vận Tải Chuyên ngành: Kinh Tế Vận Tải Biển Giảng viên hướng dẫn : THS. Trương Thị Minh Hằng Sinh viên thực hiện : Châu La Na MSSV : 18H4010071 Lớp : KT18CLCB ― TP. Hồ Chí Minh, 2022 —
  2. TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA KINH TẾ VẬN TẢI LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ LOGISTICS VẬN TẢI TẠI VIỆT NAM 2020-2021 Ngành: Kinh Tế Vận Tải Chuyên ngành: Kinh Tế Vận Tải Biển Giảng viên hướng dẫn : THS. Trương Thị Minh Hằng Sinh viên thực hiện : Châu La Na MSSV : 18H4010071 Lớp : KT18CLCB ― TP. Hồ Chí Minh, 2022 —
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi tên Châu La Na – Sinh viên lớp KT18CLCB – Trường Đại Học Giao Thông Vận Tải Tp.Hồ Chí Minh. Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của bản thân trong khuôn khổ đề tài “Đánh giá thực trạng hoạt động dịch vụ logistics vận tải tại Việt Nam 2020-2021”. Tất cả các tài liệu được sử dụng đều có trích dẫn đầy đủ nguồn tham khảo, nội dung khóa luận tốt nghiệp là trung thực. Nếu có gì sai, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. TP.Hồ Chí Minh, ngày…tháng…năm 2022 Tác giả luận văn Châu La Na
  4. LỜI CẢM ƠN Để có thể hoàn thành bài luận văn này, trước hết tôi xin chân thành cảm ơn đến quý Thầy, Cô giảng viên trong khoa Kinh Tế Vận Tải– Trường Đại Học Giao Thông Vận Tải Tp.Hồ Chí Minh đã tận tình truyền đạt những kiến thức cho tôi trong thời gian học tập tại trường. Đồng thời, tôi xin gửi lời cám ơn chân thành đến ThS.Trương Thị Minh Hằng – người trực tiếp hướng dẫn khoá luận, đã tận tình chỉ bảo và hướng dẫn tôi tìm ra hướng nghiên cứu, tiếp cận thực tế, tìm kiếm tài liệu, xử lý và phân tích số liệu, giải quyết vấn đề… nhờ đó tôi mới có thể hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình. Kính dâng ba mẹ những người suốt đời tận tụy vì con, xin cảm ơn những người thân đã giúp đỡ, động viên con trong suốt thời gian qua. Gởi lời cảm ơn đến các anh chị và các bạn sinh viên làm đề tài, cùng các bạn đã đóng góp, động viên và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và thực hiện đề tài. Bài luận văn là kết quả của quá trình nghiên cứu áp dụng lý luận với thực tiễn của cá nhân tôi nên sẽ còn nhiều thiếu sót, hạn chế. Rất mong nhận được quan tâm đóng góp ý kiến của quý thầy cô để kiến thức của tôi trong lĩnh vực này được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn!
  5. MỤC LỤC DANH MỤC HÌNH_____________________________________________ DANH MỤC BẢNG____________________________________________ DANH MỤC SƠ ĐỒ____________________________________________ MỞ ĐẦU_____________________________________________________ 1.Lí do nghiên cứu______________________________________________ 2.Mục đích, ý nghĩa của đề tài_____________________________________ 3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu_________________________________ 4.Phương pháp nghiên cứu________________________________________ 5.Kết cấu đề tài_________________________________________________ CHƯƠNG : LÝ LUẬN CHUNG VỀ LOGISTICS VÀ DỊCH VỤ LOGISTICS ______________________________ 1 1.1: Những vấn đề chung về logistics ________________________________ 1 1.1.1: Khái niệm Logistics ___________________________________________________________________ 1 1.1.2: Các giai đoạn phát triển của Logistics ____________________________________________ 2 1.1.3: Vai trò của logistics ____________________________________________________________________ 5 1.1.3a: Đối với nền kinh tế _____________________________________ 5 1.1.3b: Đối với các doanh nghiệp _______________________________ 6 1.2: Vấn đề chung về logistics vận tải. _______________________________ 9 1.2.1: Khái niệm dịch vụ vận tải hàng hoá. _______________________________________________ 9 1.2.2: Sự liên quan giữa vận tải và logistics. _____________________________________________ 9 1.2.3: Vai trò của vận tải trong logistics_________________________________________________ 10 1.2.4: Các phương thức vận tải trong logistics. ____________________________________ 12 1.2.5: Các tiêu chí đánh giá chất lượng hoạt động vận tải trong logistics. 12 CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ LOGISTICS VẬN TẢI TẠI VIỆT NAM 2020-2021 __________ 13 2.1: Nhân tố ảnh hưởng hoạt động của logistics vận tải tại Việt Nam. _________ 13 2.1.1: Môi trường bên ngoài.____________________________________14
  6. 2.1.2: Cơ sở hạ tầng Logistics vận tải tại Việt Nam.__________________15 2.2: Đánh giá thực trạng hoạt động dịch vụ logistics vận tải tại Việt Nam._______________________________________________________ 27 2.2.1: Phương thức vận tải bộ: ________________________________________27 2.2.2: Phương thức vận tải biển: _____________________________________33 2.2.3: Phương thức vận tải hàng không ________________________________38 2.2.4: Phương thức vận tải đường sắt ___________________________________43 2.2.5: Phương thức vận tải nội thủy ____________________________________50 2.3 Nhận xét, Đánh giá chung về hoạt động logistic vận tải tại Việt Nam __ 56 2.3.1: Ưu điểm _______________________________________________________________________________ 56 2.3.2 Hạn chế _________________________________________________________________________________ 57 CHƯƠNG 3 : MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO_____________ 59 HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ LOGISTICS VẬN TẢI TẠI VIỆT NAM _____ 59 3.1. Định hướng phát triển của nhà nước về giao thông vận tải __________ 58 3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hoạt động dịch vụ logistics vận tải tại Việt Nam_____________________________________________________ 61 3.2.1: Các giải pháp nhằm nâng cao tính đảm bảo ____________________________________ 64 3.2.2: Các giải pháp giảm chi phí dịch vụ Logistics và tăng cường kết nối với các phương thức vận tải __________________________________________________________________________ 66 3.2.3: giải pháp về giá cước. _______________________________________________________________ 68 3.2.4: giải pháp về nhân lực ________________________________________________________________ 68 KẾT LUẬN_________________________________________________________70 TÀI LIỆU THAM KHẢO_____________________________________________71
  7. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Diễn giải từ tiếng Anh Diễn giải từ tiếng Việt CFR Cost and Freight Tiền hàng và cước phí FCL Full container load Hàng nguyên container International Federation of Liên đoàn Các hiệp hội Giao FIATA Freight Forwarders nhận Vận tải Quốc tế Associations HĐKD Hoạt động kinh doanh ICD Inland Container Depot Cảng cạn/ Cảng nội địa LCL Less than container load Hàng lẻ USD Đô la Mỹ VRSB Tàu sông pha biển VND Việt Nam Đồng
  8. Danh mục hình Nội dung Trang Hình 1.1: 5 giai đoạn trưởng thành của logistics 3 hình 1.2: cân đối chi phí trong marketing và logistics 9 Hình 1.3: Môiitrườngiphápiluậ vềidịchivụ 15 logisticsivận tảiiởiViệt Nam Danh mục bảng Nội dung Trang Bảng 1: Hiện trạng cơ sở hạ tầng đường bộ và mục tiêu quy 18 hoạch đến năm 2030 Bảng 2: Tổng hợp năng lực hiện trạng hệ thống cảng biển 19 Việt Nam Bảng 3: quy mô tàu vận tải biển Việt Nam 2016-10/2021 20 Bảng 4: thông số các cảng hàng không có nhà ga hàng hóa 26 Bảng 5: Thống kê mật độ hiện trạng hệ thống đường cao tốc 28 và quốc lộ tại Việt Nam Bảng 6: Vận tải hang hóa bằng đường bộ của Việt Nam 30
  9. Bảng 7: vận chuyển hang hoá bằng đường biển 34 Bảng 8: Vận tải hàng hóa bằng hàng không hàng tháng giai 39 đoạn 2020-2022 Bảng 9: Vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt các tháng 44 năm 2020- 2022 Bảng 10: lượng hang hoá phương tiện nội thuỷ va vrsb 51 Danh mục sơ đồ Nội dung Trang Sơ đồ 1 : Quy mô tàu vận tải biển 2016-10/2021 21 Sơ đồ 2: sản lượng hang hoá của phương tiện thuỷ nội địa 24 mang cấp VR-SB sơ đồ 3: Vận tải hang hóa bằng đường bộ của Việt Nam 31 Sơ đồ 4: Vận chuyển hàng hóa bằng đường biển 35 Sơ đồ 5: Vận tải hàng hóa bằng hàng không hàng tháng giai 40 đoạn 2020-2022 Sơ đồ 6: Vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt các tháng 45 năm 2020- 2022 Sơ đồ 7: Vận tải hàng hóa bằng đường thủy nội địa hàng 52 tháng giai đoạn 2020-2022
  10. MỞ ĐẦU 1. Lí do nghiên cứu Trong giai đoạn mở cửa hiện nay, nền kinh tế Việt Nam đang đứng trước nhiều cơ hội phát triển, ngành dịch vụ logistics là một trong những ngành kinh tế triển vọng phát triển mang lại kết quả tích cực cho đất nước. Với nền kinh tế phát triển, dịch vụ vận tải đa phương thức (logistics) đã trở thành ngành dịch vụ tích hợp nhiều hoạt động có giá trị gia tăng cao, mang lại lợi ích kinh tế lớn, giữa Việt Nam và môi trường kinh tế. Công việc kinh doanh thuận lợi, cơ hội phát triển cao hứa hẹn sẽ phát triển mạnh mẽ thị trường dịch vụ trong thời gian tới. Phát triển logistics ở các nước có thu nhập thấp và trung bình có thể thúc đẩy tăng trưởng thương mại và mang lại lợi ích cho cả doanh nghiệp và người tiêu dùng với giá rẻ hơn và chất lượng dịch vụ đảm bảo. Tuy nhiên, ngành dịch vụ logistics của nước ta hiện nay còn nhiều hạn chế, để có thể phát triển mạnh cần phải xem xét nhiều yếu tố và hướng phát triển. Dịch vụ Logistics vận tải là một trong những yếu tố quan trọng hình thành nên logistics , ra đời nhằm đáp ứng toàn diện chiến lược phát triển dịch vụ logistics. đầu tư vào lĩnh vực logistics để mở rộng dịch vụ vận tải đa phương thức với tiềm năng tăng trưởng cao. Vì vậy, em chọn đề tài “Đánh giá thực trạng hoạt động dịch vụ logistics vận tải tại Việt Nam 2020-2021” hy vọng sẽ mang lại cái nhìn cụ thể về thị trường logistics. 2.Mục đích, ý nghĩa của đề tài: Mục đích nghiên cứu đề tài: Để giải đáp được các câu hỏi đã đặt ra như sau: - Tình hình dịch vụ logistics vận tải tại Việt Nam hiện nay thế nào? - Ưu và nhược điểm các phương thức vận tải hiện nay? - Có những thuận lợi, khó khan gì trong vận tải hiện nay?
  11. Từ đó, đánh giá thực hoạt động dịch vụ logistics vận tải tại Việt Nam, tìm ra nguyên nhân của những khó khăn gặp phải, và đưa ra một số giải pháp phù hợp.  Ý nghĩa: Mang đến cái nhìn rõ ràng hơn về tình hình hoạt động dịch vụ logistics vận tải tại Việt Nam. Từ đó, có thể hiểu hơn về hoạt động vận tải tại Việt Nam, đóng góp một số giải pháp cho vận tải. 3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu  Đối tượng nghiên cứu: Đánh giá thực trạng hoạt động dịch vụ logistics vận tải tại Việt Nam 2020-2021  Phạm vi nghiên cứu:  Nội dung: chủ yếu phân tích thực trạng giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển. 4.Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng nhiêu phương pháp nghiên cứu khác nhau như: - Phương pháp tổng hợp và phân tích. - Phương pháp so sánh. - Tìm kiếm dữ liệu thông qua nternet, báo, tạp chí có liên quan đến kinh tế vận tải biển. 5.Kết cấu đề tài CHƯƠNG : LÝ LUẬN CHUNG VỀ LOGISTICS VÀ DỊCH VỤ LOGISTICS CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ LOGISTICS VẬN TẢI TẠI VIỆT NAM 2020-2021. CHƯƠNG 3 : MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ LOGISTICS VẬN TẢI TẠI VIỆT NAM
  12. CHƯƠNG I : LÝ LUẬN CHUNG VỀ LOGISTICS VÀ DỊCH VỤ LOGISTICS 1.1: Những vấn đề chung về logistics 1.1.1: Khái niệm Logistics ”Theo ý kiến 5 đúng (five rights) thì logistics là tiến trình đáp ứng đúng sản phẩm đến đúng vị trí, vào đúng thời điểm với điều kiện và chi phí phù hợp cho khách hàng tiêu dùng sản phẩm (right items, right place, right time, right condition right cost). ” ( trích Douglas M. Lambert, Jame R. Stock, Lisa M.Ellram, 1998). ”Dưới góc độ quản lý chuỗi cung ứng, logistics là tiến trình tối ưu hóa về vị trí, lưu giữ và chu chuyển yếu tố đầu vào từ điểm xuất phát đầu tiên là nhà cung cấp, qua nhà sản xuất, người bán buôn, bán lẻ đến tay người tiêu dùng cuối cùng, thông qua hàng loạt nhiều hoạt động kinh tế” (trích Logistics and Supply Chain Management, Ma Shou, 1999). Các khái niệm nói về logistics trên đều khẳng định logistics là một tiến trình bao gồm nhiều hoạt động. Điều này cho thấy logistics không phải là một hoạt động đơn lẻ mà là một chuỗi các hoạt động liên tục, có liên quan mật thiết với nhau, tác động qua lại lẫn nhau, được thực hiện một cách có khoa học, có hệ thống thông qua các bước nghiên cứu, hoạch định, tổ chức, quản lý, kiểm tra, kiểm soát và hoàn thiện. Đây là quá trình có liên quan đến nhiều hoạt động khác nhau trong cùng một tổ chức, từ xây dựng chiến lược đến các hoạt động chi tiết, cụ thể để thực hiện chiến lược. Luật thương mại Việt Nam 2005 đưa ra khái niệm: “dịch vụ logistics” tại điều 233: ”Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch
  13. i vụ khác có liên quan đến hàng hoá theo thoả thuận với khách hàng để hưởng thù lao. Dịch vụ logistics được phiên âm theo tiếng Việt là dịch vụ lô-gi-stíc”. Định nghĩa này vẫn còn hạn chế vì chỉ liệt kê một số công việc của logistics, mặt khác chỉ đề cập đến hàng hóa, trong khi logistics còn liên quan rất nhiều đến nguyên vật liệu, bán thành phẩm, năng lượng... Qua các khái niệm và định nghĩa trên, ta thấy dù có sự khác nhau về từ ngữ diễn đạt, cách trình bày nhưng trong nội dung, tất cả các tác giả đều cho rằng logistics chính là hoạt động quản lý dòng lưu chuyển của nguyên vật liệu từ khâu mua sắm qua quá trình lưu kho, sản xuất ra sản phẩm và phân phối tới tay người tiêu dùng. Mục đích của logistics là giảm tối đa chi phí phát sinh với một thời gian ngắn nhất trong quá trình vận chuyển của nguyên vật liệu phục vụ sản xuất cũng như phân phối hàng hóa một cách kịp thời. Từ đây, ta có thể kết luận logistics là quá trình tối ưu hóa về vị trí và địa điểm, vận chuyển và dự trữ nguồn tài nguyên từ điểm xuất phát đầu tiên qua các khâu sản xuất, phân phối cho đến tay người tiêu dùng cuối cùng, thông qua hàng loạt các hoạt động kinh tế. Theo đó, người kinh doanh logistics, người cung cấp dịch vụ logistics chuyên nghiệp là người đảm nhận toàn bộ các khâu trong quá trình hình thành và đưa hàng hóa đến tay người tiêu dùng cuối cùng. Những khâu này phải thực hiện đồng bộ, phải mở rộng hơn, nâng cao hơn, giúp cho khách hàng yên tâm lo liệu công việc sản xuất, mua nguyên liệu, bán thành phẩm. Và quan trọng là giúp cho khách hàng tiết kiệm được chi phí, tăng sức cạnh tranh trên thị trường 1.1.2: Các giai đoạn phát triển của Logistics ”Tác giả Edward Frazelle đã chia quá trình phát triển của logistics thành 5 giai đoạn là: logistics tại nơi tác nghiệp (workplace logistics), logistics tại nơi sản xuất (Facility Logistics), logistics trong doanh nghiệp (Corporate logistics), logistics trong dây chuyền cung ứng (Supply chain Logistics) và logistics toàn cầu (global logistics) (Edward Fraelle 2002). ” 2
  14. Hình 1.1: 5 giai đoạn trưởng thành của logistics (Nguồn: Edward Frazelle, Supply Chain Strategy: The Logistics of Supply Chain Management, tr.6) Giai đoạn 1: Logistics tại nơi tác nghiệp (Workplace Logistics) Logistics tại nơi tác nghiệp được hiểu là dòng chuyển động của nguyên vật liệu tại một điểm làm việc đơn lẻ. Mục tiêu của logistics tại nơi tác nghiệp là sắp xếp hợp lý sự chuyển động của một công việc riêng biệt, đơn lẻ tại một máy hoặc theo một dây chuyền lắp ráp. Nguyên tắc và lý thuyết của Logistics tại nơi tác nghiệp được phát triển bởi những người sáng lập ra các nhà máy kỹ thuật công nghiệp trước và trong chiến tranh thế giới lần thứ 2. Ngày nay, mọi người thường gọi logistics tại nơi tác nghiệp là khoa học nghiên cứu về lao động (ergonomics). Giai đoạn 2: Logistics tại nơi sản xuất (Facility Logistics) Logistics tại nơi sản xuất là dòng chuyển động của nguyên vật liệu giữa các điểm làm việc tại một nơi sản xuất. Nơi sản xuất có thể là nhà máy, kho hàng, hoặc trung tâm phân phối. Logistics tại nơi sản xuất thường được coi như xử lý nguyên vật liệu. Nguồn gốc của logistics tại nơi sản xuất và xử lý nguyên vật liệu trong sản xuất hàng loạt và dây chuyền lắp ráp, những hoạt động rất nổi bật trong 3
  15. những năm 1950 và 1960. Trong khoảng thời gian này và thậm chí đến tận cuối những năm 1970, rất nhiều các tổ chức vẫn duy trì các phòng xử lý nguyên vật liệu. Ngày nay, thuật ngữ xử lý nguyên vật liệu không được dùng nữa vì nó thường đi kèm với các hoạt động không gia tăng giá trị. Trong những năm 1960, xử lý hàng hóa, kho hàng và sự vận chuyển hàng hóa được nhóm chung vào nhóm phân phối vật chất; việc thu mua hàng hóa, marketing, và dịch vụ khách hàng được nhóm chung vào nhóm logistics kinh doanh. Giai đoạn 3: Logistics trong doanh nghiệp (Corporate Logistics) Vào những năm 1970, khi cấu trúc quản lý và hệ thống thông tin được cải tiến, khả năng của các công ty có thể đồng hóa và tổng hợp các phòng ban (xử lý nguyên vật liệu, kho hàng…) theo đúng chức năng (phân phối vật chất và logistics kinh doanh) đã cho phép logistics thực sự được ứng dụng lần đầu tiên trong một doanh nghiệp. Logistics trong doanh nghiệp trở thành một quá trình với mục tiêu chung là phát triển và duy trì chính sách dịch vụ khách hàng mang lợi nhuận đồng thời giảm chi phí logistics. Logistics trong doanh nghiệp là dòng lưu chuyển của nguyên vật liệu và thông tin giữa các điểm sản xuất và các quá trình/ quy trình trong một doanh nghiệp. Với các nhà sản xuất, các hoạt động logistics diễn ra giữa các phân xưởng và kho hàng; với các nhà bán buôn, logistics diễn ra giữa các trung tâm phân phối; và với các nhà bán lẻ, logistics diễn ra giữa các trung tâm phân phối và các kho hàng lẻ. Logistics trong doanh nghiệp đôi khi đi kèm với cụm từ phân phối vật chất, điều này rất phổ biến vào các năm 1970. Giai đoạn 4: Logistics trong chuỗi cung ứng (Supply Chain Logistics) Logistics trong chuỗi cung ứng được định nghĩa là dòng lưu chuyển của nguyên vật liệu, thông tin và tiền giữa các doanh nghiệp với nhau. Đã có rất nhiều nhầm lẫn xung quanh thuật ngữ logistics và quản lý chuỗi cung ứng. Để phân biệt hai thuật ngữ này, ta có thể hiểu chuỗi cung ứng là mạng lưới các điểm sản xuất (kho hàng, nhà máy, bến cảng…), phương tiện (xe tải, tàu hỏa, máy bay, 4
  16. tàu biển…) và hệ thống thông tin logistics (logistics information system) được kết nối bởi nhà cung cấp của nhà cung cấp của doanh nghiệp và khách hàng của khách hàng của doanh nghiệp. Còn logistics là những gì xảy ra trong chuỗi cung ứng. Các hoạt động logistics (tiếp xúc với khách hàng, quản lý kho, cung ứng, vận tải và lưu kho) kết nối và kích hoạt các đối tượng trong chuỗi cung ứng. Giai đoạn 5: Logistics toàn cầu (Global Logistics) Logistics toàn cầu là dòng lưu chuyển của hàng hóa, thông tin và tiền giữa các quốc gia. Logistics toàn cầu kết nối tất cả các nhà cung cấp và khách hàng trên toàn thế giới. Các dòng logistics toàn cầu đã tăng lên đáng kể trong vài năm vừa qua do sự toàn cầu hóa về kinh tế, sự mở rộng của các khối kinh tế và sự truy cập toàn cầu vào các website mua bán hàng hóa. Logistics toàn cầu cũng phức tạp hơn nhiều so với logistics trong một quốc gia bởi sự phức tạp, đa dạng về các đối tượng tham gia, ngôn ngữ, tiền tệ, múi giờ, văn hóa... 1.1.3: Vai trò của logistics 1.1.3a: Đối với nền kinh tế Xét ở mọi góc nhìn tổng thể, logistics là mối liền mạch kinh tế xuyên suốt gần như trong suốtiquá trình sản xuất, lưu thông và phân phối hàng hóa. Mỗi hoạt động trong chuỗi logistics đều có một vị trí nhất định. Vì vậy, nếu nâng cao hiệu quả hoạt động logistics thì sẽ góp phần quan trọng nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội. Hoạt động của dịch vụ logistics tác động trực tiếp đến khả năng hội nhập của nền kinh tế và làm tăng tính cạnh tranh của quốc gia trên trường quốc tế. Theo nhà kinh tế học người Anh Ullman thì khối lượng hàng hóa lưu chuyển giữa hai nước tỷ lệ thuận với tỷ số tiềm năng kinh tế của hai nước và tỷ lệ nghịch với khoảng cách của hai nước đó. Khoảng cách ở đây được hiểu là khoảng cách kinh tế, khoảng cách kinh tế càng được rút ngắn thì lượng hàng tiêu thụ trên thị trường càng lớn. .việc giảm chi phí logistics có ý nghĩa rất quan trọng trong chiến lược thúc đẩy xuất khẩu phát triển và tăng cường kinh tế của mỗi quốc gia. 5
  17. Hơn nữa, trình độ phát triển và chi phí logistics của mỗi quốc gia còn được xem là một căn cứ quan trọng trong chiến lược đầu tư của các tập đoàn đa quốc gia. Đóng góp vào GDP Ngày nay, lĩnh vực logistics đang ngày càng chiếm tỷ trọng lớn hơn trong GDP của mỗi quốc gia. Nhờ sự đóng góp của lĩnh vực dịch vụ, nền kinh tế của các nước lớn trở nên linh hoạt hơn và tạo ra nhiều giá trị gia tăng hơn, tạo cơ sở vững chắc cho phát triển và điều hành hoạt động kinh tế. Logistics là một chuỗi các hoạt động liên tục, có liên hệ mật thiết với nhau, tác động qua lại lẫn nhau, dịch vụ logistics xuất hiện ở gần như toàn bộ quá trình sản xuất, lưu thông và phân phối hàng hóa. Cũng chính vì vậy, dịch vụ logistics có vai trò hết sức quan trọng trong việc hỗ trợ phát triển kinh tế nói chung và đối với hoạt động sản xuất hàng hóa nói riêng. Hàng loạt các hoạt động kinh tế liên quan diễn ra trong chuỗi các dịch vụ logistics, theo đó, các nguồn tài nguyên được biến đổi thành sản phẩm và điều quan trọng là giá trị được tăng lên 1.1.3b: Đối với các doanh nghiệp Đối với các doanh nghiệp, trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, dịch vụ logistics có vai trò rất to lớn. Logistics giúp giải quyết cả đầu ra lẫn đầu vào của doanh nghiệp một cách hiệu quả. Nhờ có thể thay đổi các nguồn tài nguyên đầu vào hoặc tối ưu hóa quá trình lưu chuyển hàng hóa, dịch vụ, logistics giúp giảm chi phí, tăng khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp. Đã có rất nhiều doanh nghiệp thành công nhờ có được chiến lược phát triển dịch vụ logistics đúng đắn. Ngược lại, có không ít các doanh nghiệp gặp khó khăn, thậm chí thất bại, phá sản do có những quyết định sai lầm trong hoạt động này như: lựa chọn sai vị trí, sai nguồn cung cấp hàng hóa, xác định mức dự trữ và nguồn dự trữ không phù hợp, tổ chức vận chuyển không hiệu quả. Logistics góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, giảm thiểu chi phí nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. 6
  18. Nhờ có hoạt động logistics mà doanh nghiệp chủ động trong việc lên kế hoạch sản xuất, quản lý hàng tồn kho và giao hàng theo đúng thời gian với tổng chi phí thấp nhất. Ngoài ra, logistics còn góp phần giảm chi phí thông qua việc tiêu chuẩn hóa chứng từ. Theo các chuyên gia ngoại thương, giấy tờ rườm rà chiếm một khoản chi phí không nhỏ trong vận chuyển và mậu dịch quốc tế. Thông qua dịch vụ logistics, các công ty logistics sẽ đứng ra đảm nhiệm việc ký kết hợp đồng duy nhất sử dụng chung cho mọi loại hình vận tải để đưa hàng từ nơi gửi hàng đến nơi nhận hàng cuối cùng. Phát triển dịch vụ logistics giúp rút ngắn khoảng cách về không gian giữa người sản xuất và người tiêu thụ, đáp ứng nhu cầu đa dạng và ngày càng tăng của khách hàng. Những năm trước đây, khi lượng hàng hóa trong lưu thông nội địa và quốc tế có khối lượng chưa lớn, nhiều quốc gia, doanh nghiệp đã tự tiến hành các dịch vụ phục vụ quá trình lưu chuyển hàng hóa như: vận chuyển, lưu kho, dự trữ hàng hóa. Những năm trở lại đây, khi kinh tế thị trường phát triển mạnh, khối lượng và giá trị hàng hóa trao đổi giữa các quốc gia, các nền kinh tế tăng lên nhanh chóng, các dịch vụ phục vụ quá trình lưu chuyển hàng hóa cũng ngày càng phát triển. Các công ty, doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế, kinh doanh dịch vụ xuất hiện ngày càng nhiều và từ chỗ chỉ chuyên kinh doanh loại dịch vụ (dịch vụ vận chuyển hay dịch vụ giao nhận, kho bãi) nay đã phát triển thành các công ty, tập đoàn kinh tế lớn, kinh doanh tất cả các dịch vụ phục vụ quá trình lưu chuyển của hàng hóa từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ cuối cùng. Nhờ có công nghệ thông tin phát triển, các công ty kinh doanh dịch vụ logistics có thể đáp ứng nhu cầu về hàng hóa cho người tiêu dùng ở khắp các châu lục với các dịch vụ hiện đại, thuận tiện và hiệu quả. Phương thức cung cấp hàng hóa “Door to door” (giao hàng tận nhà) đang dần trở nên phổ biến. Người tiêu dùng ở châu lục này vẫn có thể lựa chọn và mua được hàng hóa ở châu lục khác một cách thuận tiện, nhanh chóng nhờ có dịch vụ logistics toàn cầu. 7
  19. Như vậy, dịch vụ logistics với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin và đặc biệt là sự phát triển của thương mại điện tử đã giúp rút ngắn khoảng cách về không gian và thời gian giữa người sản xuất và người tiêu dùng, đồng thời giúp cho việc thỏa mãn nhu cầu đa dạng và phong phú của khách hàng trong điều kiện hội nhập. Dịch vụ logistics hỗ trợ đắc lực cho hoạt động marketing, đặc biệt là marketing hỗn hợp (4P: Product, Price, Promotion, Place) và đóng vai trò then chốt trong việc đưa sản phẩm đến đúng nơi cần đến, vào đúng thời điểm thích hợp. Sản phẩm/ dịch vụ chỉ có thể làm thỏa mãn khách hàng và có giá trị khi và chỉ khi nó đến được với khách hàng đúng thời hạn và địa điểm quy định. Để tiến hành các dịch vụ cụ thể trong hệ thống logistics, nhất thiết phải có những chi phí nhất định.hình 1 cho thấy những khoản chi phí cơ bản trong các hoạt động của dịch vụ logistics. hình 1.2: cân đối chi phí trong marketing và logistics 8
  20. Nguồn: Logistics Những vấn đề cơ bản, GS.TS Đoàn Thị Hồng Vân Khác với mục tiêu của marketing là tối đa hóa lợi nhuận của công ty trong dài hạn, mục tiêu của dịch vụ logistics là cung cấp hàng hóa/dịch vụ cho khách hàng một cách đầy đủ, chính xác, kịp thời nhưng tổng chi phí phải bỏ ra là thấp nhất. Tổng chi phí được xác định theo công thức sau: Tổng chi phí = Chi phí sản xuất + Chi phí vận chuyển + Chi phí lưu kho, lưu bãi + chi phí giải quyết đơn hàng và cung cấp thông tin + chi phí dự trữ. Nói tóm lại, trong điều kiện cạnh tranh và hội nhập kinh tế thế giới, để đưa ra quyết định cung ứng dịch vụ logistics một cách đúng đắn, hiệu quả, các doanh nghiệp cần cân đối giữa thu và chi nhằm lựa chọn được phương án có thể áp dụng nhu cầu tốt nhất với tổng chi phí nhỏ nhất. Vì thế, dịch vụ logistics có vai trò hết sức quan trọng trong việc thực hiện chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. 1.2: Vấn đề chung về logistics vận tải. 1.2.1: Khái niệm dịch vụ vận tải hàng hoá. Vận tải hay vận chuyển là từ ngữ để nói về việc di chuyển người hay hang hoá từ vị trí này đến vị trí khác bằng nhiều hình thức khác nhau như xe tải, máy bay, tàu thuỷ… Vận tải hang hoá là một phần trong vận tải. Là việc di chuyển hang hoá từ nơi này đến nơi khác. Các doanh nghiệp sản xuất sẽ không tự vận chuyển mà ký kết hợp đồng với các công ty, dịch vụ vận chuyển hang hoá. Hai bên sẽ thoả thuận với nhau về việc thời gian và địa điểm giao hang. Vận chuyển hang hoá là một trong những ngành giúp điều phối hang hoá lưu thông thuận lợi cho việc phát triển kinh tế. Có thể ví nền kinh tế như một cái cây, còn vận chuyển hang hoá là chất dinh dưỡng đi nuôi cây và cành lá. 1.2.2: Sự liên quan giữa vận tải và logistics. Vận tải là khâu trọng yếu nhất của logistics, bởi kết quả của quá trình vận chuyển và phân phối hàng hóa ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh. 9
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
9=>0