Luận văn tốt nghiệp Kinh tế xây dựng: Lập dự toán ngân sách và dự án Novaworld – The Tropicana Hồ Tràm
lượt xem 15
download
Luận văn "Lập dự toán ngân sách và dự án Novaworld – The Tropicana Hồ Tràm" trình bày cơ sở lý luận về dự toán ngân sách dự án xây dựng, giới thiệu về dự án Novaworld – The tropicana Hồ Tràm;lập dự toán ngân sách dự án The Tropicana Hồ Tràm.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn tốt nghiệp Kinh tế xây dựng: Lập dự toán ngân sách và dự án Novaworld – The Tropicana Hồ Tràm
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI TP. HỒ CHÍ MINH KHOA KINH TẾ VẬN TẢI LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP LẬP DỰ TOÁN NGÂN SÁCH VÀ QUẢN LÝ CHI PHÍ DỰ ÁN NOVAWORLD – THE TROPICANA HỒ TRÀM Ngành : KINH TẾ XÂY DỰNG Chuyên ngành : QUẢN LÝ DỰ ÁN XÂY DỰNG Giảng viên hướng dẫn : TH.S HUỲNH THỊ YẾN THẢO Sinh viên thực hiện : NGUYỄN TRỌNG SANG MSSV: 1854020154 Lớp: QX18 TP. Hồ Chí Minh, năm 2022
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI TP. HỒ CHÍ MINH KHOA KINH TẾ VẬN TẢI LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP LẬP DỰ TOÁN NGÂN SÁCH VÀ DỰ ÁN NOVAWORLD – THE TROPICANA HỒ TRÀM Ngành : KINH TẾ XÂY DỰNG Chuyên ngành : QUẢN LÝ DỰ ÁN XÂY DỰNG Giảng viên hướng dẫn : TH.S HUỲNH THỊ YẾN THẢO Sinh viên thực hiện : NGUYỄN TRỌNG SANG MSSV: 1854020154 Lớp: QX18 TP. Hồ Chí Minh, năm 2022
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài LẬP DỰ TOÁN NGÂN SÁCH DỰ ÁN NOVAWORLD – THE TROPICANA HỒ TRÀM là một công trình nghiên cứu độc lập không có sự sao chép của người khác. Đề tài là một sản phẩm mà tôi đã nỗ lực trong suốt thời gian thực hiện. Tất cả những sự giúp đỡ đối với việc xây dựng về cơ sở lý luận cho bài luận đều đã được trích dẫn một cách đầy đủ nhất và đồng thời đã ghi rõ ràng về nguồn gốc và được phép công bố, dưới sự hướng dẫn của Th.S Huỳnh Thị Yến Thảo – Giảng viên trường Đại học Giao thông vận tải TP. Hồ Chí Minh. Các số liệu và kết quả nghiên cứu là hoàn toàn trung thực. Nếu phát hiện có sự sao chép kết quả của đề tài khác, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Tp. Hồ Chí Minh, năm 2022 Sinh viên thực hiện
- MỤC LỤC DANH MỤC TỪ NGỮ VIẾT TẮT 15 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỰ TOÁN NGÂN SÁCH DỰ ÁN XÂY DỰNG 1 1.1. Tổng quan về dự toán ngân sách dự án dự án xây dựng. 1 1.1.1. Khái niệm 1 1.1.2. Phân loại 1 CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN NOVAWORLD – THE TROPICANA HỒ TRÀM 14 2.1. Tổng quan về dự án NOVAWORLD – THE TROPICANA HỒ TRÀM. 14 2.1.1. Giới thiệu về dự án. 14 2.1.2. Giới thiệu về gói thầu “Thi công kết cấu, hoàn thiện thô và MEP cho 149 căn thuộc khu 3 (A,B,C)” 17 2.2 Giới thiệu nhà thầu chính 22 2.2.1 Thông tin chung. 22 2.2.2. Quá trình hình thành 23 2.2.3. Danh sách các công ty thành viên 24 2.2.4. Một số công trình tiêu biểu: 24 2.3. Giới thiệu về chủ tư NovaGroup 27 2.3.1 Thông tin chung 27 2.3.2. Lịch sử phát triển. 28 2.3.3. Ban lãnh đạo. 32 2.3.4. Văn hóa doanh nghiệp. 35 CHƯƠNG 3: LẬP DỰ TOÁN NGÂN SÁCH DỰ ÁN THE TROPICANA HỒ TRÀM 37 3.1. Mục đích của việc lập dự toán ngân sách. 37 3.2. Căn cứ lập dự toán ngân sách. 37 3.2.1. Giá hợp đồng (giá BoQ). 37 3.2.2. Giá vốn. 37
- 3.2.3. Giá BCH/CT. 38 3.3. Quy trình lập đề bài giao thầu. 39 3.3.1. Lưu đồ lập đề bài giao thầu. 39 3.3.2. Bảng tổng hợp dự toán ngân sách hạng mục thi công. 40 3.3.3. Kế hoạch lựa chọn nhà thầu phụ.. 41 3.4. Lập đề bài giao thầu trọn gói hạng mục chống thấm. 42 3.4.1. Bảng khối lượng mời thầu. 45 3.4.2. Phạm vi công việc 48 3.4.3. An toàn lao động 50 3.4.4. Chỉ dẫn kỹ thuật. 52 3.4.5. Danh mục vật tư. 54 3.4.6. Tiến độ dự án. 55 3.4.7. Bản vẽ thiết kế. 57 3.4.8. Thư mời thầu. 60 3.5. Lập đề bài giao thầu nhân công cho công tác thi công xây tô, cán nền, ốp lát. 63 3.5.1. Phân tích đơn giá công tác xây tô, cán nền, ốp lát. 67 3.5.2. Bảng giá hoàn thiện 73 3.6. Đánh giá công tác lập dự toán ngân sách 81 Kết luận 86
- DANH MỤC TỪ NGỮ VIẾT TẮT BCH/CT : Ban chỉ huy/công trình UBND : Uỷ ban nhân dân TNHH : Trách nhiệm hữu hạn NSNN : Ngân sách nhà nước
- CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỰ TOÁN NGÂN SÁCH DỰ ÁN XÂY DỰNG 1.1. Tổng quan về dự toán ngân sách dự án dự án xây dựng. 1.1.1. Khái niệm Dự toán là những tính toán dự kiến toàn diện mục tiêu mà tổ chức tối thiểu phải đạt được, và phải chỉ rõ phương thức huy động các nguồn lực để thực hiện các mục tiêu được tổ chức đề ra. Dự toán được xác định bằng hệ thống các chỉ tiêu về số lượng và giá trị cho một khoảng thời gian xác định trong tương lai. Dự toán được xây dựng trên cơ sở của kế hoạch và là trung tâm của kế hoạch. Dự toán ngân sách là những tính toán, dự kiến một cách toàn diện về mục tiêu kinh tế, tài chính mà doanh nghiệp cần đạt được trong kỳ hoạt động, đồng thời chỉ rõ cách thức, biện pháp huy động các nguồn lực để thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ đó. Dự toán ngân sách là một hệ thống bao gồm nhiều dự toán như dự toán tiêu thụ, dự toán sản xuất, dự toán chi phí nguyên vật liệu, dự toán nhân công, dự toán chi phí sản xuất chung, dự toán chi phí bán hàng, dự toán chi phí quản lý doanh nghiệp, dự toán giá vốn hàng bán, dự toán vốn đầu tư, dự toán kết quả hoạt động kinh doanh, dự toán bảng cân đối kế toán. 1.1.2. Phân loại 1.1.2.1. Phân loại theo thời gian. - Dự toán ngân sách ngắn hạn là dự toán được lập cho kỳ kế hoạch là một năm và được chia ra từng kỳ ngắn hơn là hằng quý và hàng tháng. Dự toán ngân sách ngắn hạn thường liên quan đến các hoạt động kinh doanh thường xuyên của tổ chức như mua hàng, bán hàng, thu tiền, chi tiền… Dự toán ngân sách ngắn hạn được lập hằng năm trước khi niên độ kế toán kết thúc và được xem như là định hướng chỉ đạo cho mọi hoạt động của tổ chức trong năm kế hoạch. 1
- - Dự toán ngân sách dài hạn: Dự toán ngân sách dài hạn còn được gọi là dự toán ngân sách vốn, đây là dự toán được lập liên quan đến tài sản dài hạn, thời gian sử dụng tài sàn vào các hoạt động kinh doanh thường hơn một năm. Dự toán dài hạn thường bao gồm việc dự toán cho các tài sản lớn phục vụ cho hoạt động sản xuất và hệ thống phân phối như nhà xưởng, máy móc thiết bị… để đáp ứng nhu cầu chiến lược kinh doanh. Đặc điểm cơ bản của dự toán ngân sách vốn là lợi nhuận dự kiến lớn, mức độ rủi ro cao, thời gian thu hồi vốn dài. 1.1.2.2. Phân loại theo chức năng. - Dự toán hoạt động: Bao gồm các dự toán liên quan đến hoạt động cụ thể của doanh nghiệp. Ví dụ như dự toán tiêu thụ nhắm phán đoán tình hình tiêu thụ của công ty trong kỳ dự toán, dự toán sản xuất được áp dụng cho các doanh nghiệp sản xuất nhằm dự toán sản lượng sản xuất đủ tiêu thụ từ đó tính dự toán chi phí sản xuất, dự toán mua hàng được dùng cho các doanh nghiệp thương mại nhằm dự toán khối lượng hàng cần thiết phải mua để đủ cho tiêu thụ và tồn kho, sau đó lập dự toán chi phí bán hàng và quản lý, dự toán kết quả kinh doanh. - Dự toán tài chính: Là các dự toán liên quan đến tiền tệ, vốn đầu tư, bảng cân đối kế toán, dự toán báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Dự toán tiền tệ là kế hoạch chi tiết cho việc thu và chi tiền. Dự toán vốn đầu tư trình bày dự toán các tài sản dài hạn và vốn cần thiết cho hoạt động kinh doanh ở những năm tiếp theo. Dự toán bảng cân đối kế toán, dự toán báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là các dự toán tổng hợp số liệu kinh doanh của doanh nghiệp. 1.1.2.3. Phân loại theo mức độ phân tích - Dự toán là gốc: Là khi lập dự toán gạt bỏ hết những số liệu dự toán đã tồn tại trong quá khứ và xem các nghiệp vụ kinh doanh như mới bắt đầu. Tiến hành xem xét 2
- khả năng thu nhập, những khoản chi phí phát sinh và khả năng thực hiện lợi nhuận của doanh nghiệp để lập các báo cáo dự toán. Các báo cáo dự toán mới sẽ không lệ thuộc vào các số liệu của báo cáo dự toán cũ. Dự toán từ gốc không chịu hạn chế các mức chi tiêu đã qua, không có khuôn mẫu vì thế nó đòi hỏi nhà quản lý các cấp phải phát huy tính năng chủ quan và tính sáng tạo và căn cứ vào tình hình cụ thể để lập dự toán ngân sách. Phương pháp lập dự toán từ gốc có nhiều ưu điểm. Thứ nhất, nó không lệ thuộc vào các số liệu của kỳ quá khứ. Thông thường thì các doanh nghiệp thường hay dựa vào các số liệu của các báo cáo dự toán cũ kết hợp với mục tiêu mới để lập dự toán ngân sách cho năm sau. Những cách lập dự toán ngân sách như vậy sẽ che lấp và lệ thuộc vào các khuyết điểm ở kỳ quá khứ và cứ để các thiếu sót, các khuyết điểm của kỳ quá khứ tồn tại mãi trong doanh nghiệp. Dự toán từ gốc sẽ khắc phục nhược điểm này trong quá trình lập dự toán. Thứ 2, phương pháp dự toán từ gốc là phát huy mạnh mẽ tính chủ động và sáng tạo của bộ phận lập dự toán. Quan điểm của các bộ phận lập dự toán không bị ảnh hưởng, chi phối bởi những quan điểm sai lầm của những người đi trước. Tuy nhiên nhược điểm của phương pháp này là tất cả mọi hoạt động phân tích, nghiên cứu đều bắt từ con số không, khối lượng công việc nhiều thời gian dùng lập dự toán kéo dài, kinh phí cho việc lập dự toán cao và cũng không thể chắc chắn rằng số liệu dự toán từ gốc chính xác hoàn toàn, không có sai sót. - Dự toán cuốn chiếu: Dự toán cuốn chiếu còn gọi là dự toán nổi mạch. Dự toán theo phương pháp này là các bộ phận lập dự toán sẽ dựa vào các báo cáo dự toán cũ của doanh nghiệp và điều chỉnh với những thay đổi trong thực tế để lập các báo cáo dự toán mới. Ví dụ chu kỳ lập dự toán ngân sách năm (12 tháng) cứ 1 tháng đi qua thì chỉ còn 11 tháng thì doanh nghiệp lại sử dụng báo cáo dự toán cũ (báo cáo dự toán tháng 1) để lập thêm báo cáo dự toán cho tháng tiếp theo (tháng 2). Trong trường hợp có sự thay đổi mức độ hoạt động hoặc có sự chênh lệch giữa báo cáo dự toán ngân sách cũ (tháng 1) và số liệu thực tế tháng 1 thì sẽ tiến hành điều chỉnh hoặc sửa đổi dự toán cũ (dự toán tháng 3
- 1) cho phù hợp với tình hình mới, rồi từ đó làm cơ sở cho việc lập dự toán tháng tiếp theo sau. Ưu điểm của phương pháp này là các báo cáo dự toán được soạn thảo, theo dõi và cập nhật một cách liên tục, không ngừng. Dự toán cuốn chiếu giúp cho các nhà quản lý doanh nghiệp có thể kế hoạch hóa liên tục các hoạt động kinh doanh của các năm một cách liên tục mà không phải đợi đến kết thúc việc thực hiện dự toán năm cũ mới có thể lập dự toán ngân sách cho năm mới. Khuyết điểm của quá trình này là quá trình lập dự toán ngân sách lệ thuộc rất nhiều vào các báo cáo dự toán cũ, không phát huy tính chủ động sáng tạo của các bộ phận lập dự toán ngân sách. 1.1.3. Các giai đoạn lập dự toán ngân sách Các bước cơ bản trong việc lập dự toán ngân sách nhà nước được quy định cụ thể tại điều 44 của Luật ngân sách nhà nước năm 2015. Cụ thể như sau: Bước 1. Hướng dẫn lập dự toán ngân sách và thông báo số kiểm tra dự toán ngân sách hàng năm. Trước ngày 15/5, thủ tướng chính phủ ban hành quy định về việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, dự toán ngân sách nhà nước năm sau. Căn cứ vào quy định của Thủ tướng, Bộ tài chính ban hành thông tư hướng dẫn về yêu cầu, nội dung, thời hạn lập dự toán ngân sách nhà nước, thông báo số kiểm tra dự toán về tổng mức và từng lĩnh vực thu, chi ngân sách đối với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ, cơ quan khác ở trung ương và tổng số thu, chi, một số lĩnh vực chi quan trọng đối với từng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, từ đó xuống các đơn vị trực thuộc và ủy ban nhân dân cấp huyện, xã,… Thường việc xây dựng dự toán ngân sách sẽ được thực hiện vào tháng 6 của năm trước. Vì vậy, trước ngày 15/5, cần phải có hướng dẫn lập dự toán để cho các cơ quan, 4
- đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước chuẩn bị các tài liệu cho việc xây dựng dự toán vào tháng 6. Bước 2. Lập và xét duyệt, tổng hợp dự toán ngân sách nhà nước. Việc lập dự toán ngân sách nhà nước có liên quan đến cả hai nhóm chủ thể, đó là các cơ quan nhà nước có chức năng hành thu và các đơn vị dự toán có sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước để hoạt động. Cơ quan thu các cấp ở địa phương xây dựng dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn gửi cơ quan thu cấp trên, cơ quan tài chính cùng cấp theo lĩnh vực được giao gửi Bộ tài chính để tổng hợp, lập dự toán Cơ quan tài chính các cấp xem xét dự toán của các cơ quan, tổ chức, đơn vị cùng cấp, dự toán ngân sách địa phương cấp dưới, báo cáo UBND. Ủy ban nhân dân các cấp tổng hợp, lập dự toán ngân sách địa phương báo cáo thường trực HĐND cùng cấp xem xét cho ý kiến. UBND cấp tỉnh gửi Bộ tài chính, Bộ kế hoạch- đầu tư… tổng hợp lập dự toán Cơ quan quản lí ngành, lĩnh vực ở trung ương và địa phương phối hợp với cơ quan tài chính, cơ quan kế hoạch và đầu tư cùng cấp lập dự toán ngân sách theo ngành Bộ tài chính xem xét dự toán ngân sách của các đơn vị, chủ trì phối hợp với Bộ kế hoạch- đầu tư tổng hợp, lập dự toán Trước ngày 20/9, Chính phủ trình các tài liệu báo cáo theo quy định đến Ủy ban thường vụ quốc hội để cho ý kiến. Các báo cáo của Chính phủ được gửi đến các đại biểu quốc hội chậm nhất là 20 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp Quốc hội cuối năm. Như vậy, sau khoảng thời gian lập, xét duyệt, tổng hợp dự toán thì Chính phủ trình lên Ủy ban thường vụ quốc hội trước ngày 20/9 để Ủy ban thường vụ có thời gian xem 5
- xét, chuẩn bị. Sau đó, các báo cáo mới được gửi đến các đại biểu quốc hội chậm nhất là 20 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp cuối năm để các đại biểu có thời gian đưa ra ý kiến. Bước 3. Thảo luận, quyết định dự toán ngân sách, phương án phân bổ ngân sách hàng năm và giao dự toán ngân sách nhà nước (Điều 46) Cơ quan tài chính các cấp chủ trì tổ chức thảo luận về dự toán ngân sách hàng năm với cơ quan, đơn vị cùng cấp, thảo luận về dự toán ngân sách năm đầu thời kỳ ổn định ngân sách với UBND cấp dưới trực tiếp để xác định tỉ lệ phần trăm phân chia, số bổ sung cân đối. Chính phủ thảo luận, cho ý kiến vào dự thảo các báo cáo của Chính phủ do Bộ tài chính trình trước khi trình Ủy ban thường vụ quốc hội. Ủy ban tài chính, ngân sách của quốc hội chủ trì thẩm tra các báo cáo của Chính phủ trình Ủy ban thường vụ quốc hội. Trên cơ sở ý kiến thẩm tra của Ủy ban Tài chính- ngân sách, chính phủ hoàn chỉnh các báo cáo trình Quốc hội. Quốc hội thảo luận, quyết định dự toán ngân sách nhà nước và quyết định các giải pháp để bảo đảm cân đối ngân sách. Trước ngày 15/11, quốc hội quyết định dự toán ngân sách, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm sau. 1.1.4. Các phương pháp lập dự toán ngân sách: Dự toán ngân sách từ trên xuống Việc dự toán ngân sách từ trên xuống dựa trên kinh nghiệm của quản trị cấp cao và cấp trung gian, và những dữ liệu sẵn có trong quá khứ của các dự án tương tự. Những nhà quản trị ước lượng chi phí cho toàn bộ dự án cũng như các chi phí của các hạng mục nhỏ thuộc dự án. Việc dự toán chi phí này sau đó được đưa xuống cấp quản lý thấp hơn, những người sẽ tiếp tục phân tích chi phí cho các nhiệm vụ cụ thể và các gói công việc nhỏ hơn. Quá trình này tiếp tục cho đến cấp thấp nhất. 6
- Căn cứ vào số liệu và kinh nghiệm quá khứ, chi phí của các khoản mục sẽ chiếm một tỷ lệ % nhất định trong tổng thể. Thứ tự thự Cấp bậc quản lý Nội dung chuẩn bị ngân sách ở từng cấp c hiện Chuẩn bị ngân sách dài hạn dựa trên mục tiêu của 1 Các nhà quản lý cấp cao tổ chức, các chính sách và những điều kiện ràng buộc về nguồn lực Lập ngân sách trung hạn và ngắn hạn cho bộ phận 2 Các nhà quản lý chức năng chức năng phụ trách Lập ngân sách hoạt động cho toàn bộ dự án và 3 Các nhà quản lý dự án từng công việc cụ thể Ưu điểm: Tổng ngân sách có thể được dự tính khá chính xác. Do tỷ lệ % phân bố của các khoản mục/bộ phận theo tổng thể là ổn định, nên ngân sách được dự tính tương đối ổn định và chính xác, chẳng có bộ phận chi phí nào bị bỏ quên. Mặt khác nhà quản trị cấp trên cũng muốn dùng ngân sách như một công cụ để kiểm soát tổ chức. Các chi phí thì lại không chính xác lắm. Trong nhiều trường hợp, cấp dưới cảm thấy ngân sách xác định cho họ không đủ để thực hiện các công việc được giao. Lúc này, nhà quản trị cấp trên phải có định hướng rõ ràng đối với vấn đề chi phí bị dự toán dưới mức yêu cầu. Mặt khác, phương pháp này không khuyến khích được sự hợp tác và hiểu biết giữa các cấp quản trị thấp. Nhược điểm: Từ ngân sách dài hạn chuyển thành nhiều ngân sách ngắn hạn cho các dự án, các bộ phận chức năng, đòi hỏi phải có sự kết hợp các loại ngân sách này để đạt được một kế hoạch ngân sách chung hiệu quả là một công việc không dễ dàng. Có sự “cạnh tranh” giữa các nhà quản lý dự án với các nhà quản lý chức năng về lượng ngân sách được cấp và thời điểm được nhận. Phương pháp dự toán ngân sách này cản trở sự phối hợp nhịp nhàng giữa các nhà quản lý dự án với quản lý chức năng trong đơn vị. 7
- Dự toán ngân sách từ dưới lên Việc dự toán chi phí trực tiếp cho các công việc được thực hiện bởi những nhà quản trị cấp thấp. Cần tính toán các yêu cầu về nguồn lực như lao động, tiêu hao nguyên vật liệu và ngày công đối với các công việc nhỏ, rồi cộng dồn lên cho các công việc lớn hơn, theo cơ cấu phân chia công việc WBS. Sự phân tích này được chuyển đổi tương đương sang con số cụ thể bằng tiền. Những khác biệt về quan điểm cần phải được giải quyết bằng các cuộc tranh luận giữa các cấp quản trị. Giám đốc dự án và các chuyên gia chịu trách nhiệm về chuyên môn phải cùng bàn bạc để đưa ra được dự toán ngân sách chính xác. Sau khi chuyên gia xác định được chi phí trực tiếp của các công việc, nhà quản trị dự án sẽ thêm vào một số các chi phí gián tiếp như chi phí quản lý chung và hành chính, chi phí dự phòng dự án, và lợi nhuận định mức mà tổ chức yêu cầu. Quá trình lập ngân sách từ dưới lên được trình bày trong bảng sau: Thứ tự thực Cấp bậc quản lý Nội dung chuẩn bị ngân sách ở từng cấp hiện Xây dựng khung ngân sách, xác định mục tiêu và 1 Các nhà quản lý cấp cao lựa chọn dự án Xây dựng ngân sách trung hạn và ngắn hạn cho 2a Các nhà quản lý chức năng từng bộ phận chức năng phụ trách Xây dựng ngân sách cho từng bộ phận, từng công 2b Các nhà quản lý dự án việc dự án gồm cả chi phí nhân công, nguyên vật liệu… Tổng hợp, điều chỉnh và phê duyệt ngân sách dài 3 Các nhà quản lý cấp cao hạn Ưu điểm: Là chúng kết hợp được với kiểu quản lý tham gia. Cá nhân gắn bó với công việc nhiều hơn thì có khả năng sẽ đưa ra được những tính toán chính xác về nhu cầu nguồn lực hơn những lãnh đạo cấp cao của họ và những người mà không liên quan 8
- nhiều lắm đến công việc. Thêm vào đó, sự tham gia trực tiếp của nhà quản trị cấp thấp vào việc chuẩn bị ngân sách cho thấy họ sẽ tự nguyện chấp nhận các công việc cần thực hiện. Sự tham gia vào quá trình này cũng là một kỹ thuật huấn luyện đào tạo, giúp những nhà quản trị cấp dưới có cơ hội và kinh nghiệm hoạch định ngân sách cũng như là kiến thức tác nghiệp cần có để xác định ngân sách. Nhược điểm: Ngân sách phát triển theo từng nhiệm vụ nên cần phải có danh mục đầy đủ các công việc của dự án. Trong thực tế điều này khó có thể đạt được. Các nhà quản lý cấp cao không có nhiều cơ hội kiểm soát quá trình lập ngân sách của cấp dưới. Dự tính ngân sách từ trên xuống phổ biến hơn so với từ dưới lên. Các nhà quản trị cấp trên không mấy tin tưởng vào dự toán ngân sách lập từ dưới lên. Vì nhìn chung, cấp dưới thường muốn nói quá lên nhu cầu nguồn lực mà họ cần vì lo ngại rằng cấp trên sẽ cắt giảm bớt ngân sách, và có sự cạnh tranh về tài chính giữa các nhà quản trị cấp dưới do họ đều muốn giành đủ nguồn tài chính cho các hoạt động của họ. Dự toán ngân sách kết hợp Thông thường, các nhà quản trị cấp thấp, để bảo vệ sự thành công trong công việc của họ, thường đưa ra một dự toán cao hơn cho các công việc mà họ phải cam kết thực hiện. Trong khi đó các nhà quản trị cấp cao, do nguồn lực và tài chính hạn hẹp, muốn phân chia theo cách mà họ cho là công bằng hoặc theo hướng tiết kiệm chi phí. Vì vậy có sự khác biệt khá lớn giữa ngân sách lập từ dưới lên và ngân sách lập từ trên xuống. Trên thực tế, có thể người ta phải sử dụng phương pháp hỗn hợp, kết hợp đàm phán nội bộ giữa các cấp quản trị về ngân sách dự án cho từng hạng mục công việc. Quy trình thực tế để xây dựng ngân sách dự án kết hợp cả hai chiến lược trên xuống và dưới lên là một quá trình thẳng thắn, cởi mở, minh bạch. Dự toán ngân sách phác thảo đầu tiên có thể là từ trên xuống hoặc từ dưới lên. Trên cơ sở ngân sách phác thảo, quá 9
- trình đàm phán diễn ra giữa các cấp quản trị để cuối cùng đạt được một dự toán ngân sách phù hợp với yêu cầu và điều kiện của cả hai bên. Để dự toán ngân sách theo phương pháp kết hợp, đầu tiên cần xây dựng khung kế hoạch ngân sách cho mỗi năm tài chính. Trên cơ sở này các nhà quản lý cấp trên yêu cầu cấp dưới đệ trình yêu cầu ngân sách của đơn vị mình. Người đứng đầu từng bộ phận quản lý lại chuyển yêu cầu dự toán ngân sách xuống các cấp thấp hơn. Việc xây dựng ngân sách được thực hiện ở các cấp. Sau đó, quá trình tổng hợp ngân sách được bắt đầu từ đơn vị thấp nhất đến cấp cao hơn. Ngân sách chi tiết của dự án được tổng hợp theo cơ cấu tổ chức dự án, sau đó tổng hợp thành ngân sách tổng thể của doanh nghiệp, đơn vị. Đồng thời, với việc chuyển yêu cầu lập dự toán ngân sách, cấp trên chuyển xuống cấp dưới những thông tin liên quan như: khả năng tăng thêm việc làm, tiền lương, nhu cầu về vốn, những công việc được ưu tiên cao, công việc không được ưu tiên... làm cơ sở cho các cấp lập dự toán ngân sách chính xác. Cuối cùng, các nhà lãnh đạo cấp cao xem xét và hiệu chỉnh nếu thấy cần thiết. Sau khi được duyệt sơ bộ, các trưởng phòng chức năng và giám đốc dự án tiếp tục điều chỉnh ngân sách của các bộ phận mình cho đến khi đạt yêu cầu. Ưu điểm: Ngân sách được hình thành với sự tham gia của nhiều cấp quản lý, do đó, tạo cơ hội tốt cho các bộ phận phát huy tính sáng tạo chủ động của đơn vị. Nhược điểm: Quá trình lập dự toán kéo dài và tốn nhiều thời gian. Mặc dù có thêm thông tin cho cấp dưới lập kế hoạch ngân sách của đơn vị mình nhưng họ vẫn có xu hướng dự toán cao hơn. Dự toán ngân sách theo dự án Lập ngân sách theo dự án là phương pháp dự toán ngân sách trên cơ sở các khoản thu và chi phát sinh theo từng công việc và được tổng hợp theo dự án. 10
- - Các bước thực hiện: Dự tính chi phí cho từng công việc dự án. Xác định và phân bổ chi phí gián tiếp. Dự tính chi phí cho từng năm và cả vòng đời dự án. Dự toán ngân sách theo khoản mục và công việc Lập ngân sách theo khoản mục: Thường được áp dụng cho các bộ phận chức năng vì bộ phận gián tiếp trong ban quản lý dự án. Theo phương pháp này, việc dự toán được tiến hành trên cơ sở thực hiện năm trước và cho từng khoản mục chi tiêu, sau đó tổng hợp lại theo từng đơn vị hoặc các bộ phận khác nhau của tổ chức. * Dự toán ngân sách theo công việc: Ngân sách theo công việc có thể xem là loại ngân sách tác nghiệp. Việc dự toán chi phí cho các công việc chính xác, hợp lý có ý nghĩa quan trọng trong quản lý chi phí, xác định nhu cầu chi tiêu trong từng thời kỳ, góp phần thực hiện đúng tiến độ thời gian. Ngân sách công việc được lập trên cơ sở phương pháp phân tách công việc và được thực hiện qua các bước sau: Bước 1. Chọn một hoạt động (công việc) trong cơ cấu phân tách công việc để lập dự toán chi phí. Bước 2. Xác định các tiêu chuẩn hoàn thiện cho công việc. Nếu bị hạn chế về nguồn lực thì chuyển các bước sau: Bước 3. Xác định các nguồn lực cần thiết để thực hiện công việc. Bước 4. Xác định định mức từng nguồn lực phù hợp. Bước 5. Xem xét những tác động có thể xảy ra nếu kéo dài thêm thời gian. Bước 6. Tính toán chi phí thực hiện công việc đó. 11
- * Nếu bị giới hạn thời gian thì chuyển các bước sau: Bước 3. Xác định khoảng thời gian cần thiết để thực hiện từng công việc. Bước 4. Trên cơ sở thời hạn cho phép, xác định mức nguồn lực và những đòi hỏi kỹ thuật cần thiết để đáp ứng tiêu chuẩn hoàn thiện công việc. Bước 5. Tính toán chi phí thực hiện công việc * Nếu không bị hạn chế về nguồn lực và thời gian thì chuyển các bước sau: Bước 3. Xác định định mức từng nguồn lực phù hợp cho công việc. Bước 4. Tính toán chi phí thực hiện công việc. Xác định tổng dự toán: Trên cơ sở kỹ thuật phân tách công việc và sơ đồ mạng, tổng mức dự toán của dự án được xác định theo các bước sau: Xác định tổng chi phí trực tiếp cho mỗi công việc và hạng mục công việc. Dự toán quy mô các khoản mục chi phí gián tiếp (chi phí quản lý, chi phí văn phòng, chi phí đào tạo, dịch vụ hợp đồng, tiền công ngoài giờ và các khoản chi phí khác). Phân bổ các loại chi phí này cho từng công việc theo các phương pháp hợp lý. Tổng hợp dự toán kinh phí cho dự án. 1.2. Các khái niệm về Dự toán ngân sách dự án đầu tư xây dựng. * Tổng mức đầu tư: Tổng mức đầu tư hay tổng mức đầu tư xây dựng là toàn bộ chi phí đầu tư xây dựng của dự án được xác định phù hợp với thiết kế cơ sở và các nội dung khác của Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng. * Dự toán xây dựng công trình: Dự toán xây dựng công trình là toàn bộ chi phí cần thiết dự tính để xây dựng công trình được xác định theo thiết kế xây dựng triển khai 12
- sau thiết kế cơ sở hoặc thiết kế bản vẽ thi công trong trường hợp dự án chỉ yêu cầu lập Báo cáo kinh tế-kỹ thuật đầu tư xây dựng. Dự toán xây dựng công trình gồm: chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng, chi phí khác và chi phí dự phòng. * Giá hợp đồng xây dựng: Giá hợp đồng xây dựng là khoản kinh phí bên giao thầu cam kết trả cho bên nhận thầu để thực hiện công việc theo yêu cầu về khối lượng, chất lượng, tiến độ, điều kiện thanh toán, tạm ứng hợp đồng và các yêu cầu khác theo thỏa thuận trong hợp đồng xây dựng. * Giá vốn: Là giá tối thiểu mà nhà thầu chính bỏ ra để thực hiện các hạng mục công tác thi công mà chủ đầu tư yêu cầu nhà thầu chính thực hiện. Là giá đánh giá sự chênh lệch với giá hợp đồng để ra lợi nhuận tối thiểu mà nhà thầu chính có thể đạt được. 13
- CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN NOVAWORLD – THE TROPICANA HỒ TRÀM 2.1. Tổng quan về dự án NOVAWORLD – THE TROPICANA HỒ TRÀM. 2.1.1. Giới thiệu về dự án. Novaworld Hồ Tràm Tropicana – phân khu có quy mô lớn nhất của dự án với diện tích 100 ha trong đó được chia thành 70 ha bên đồi và 30 ha nằm ven biển. Các sản phẩm của phân khu được thiết kế với phong cách miền nhiệt đới. Bố trí của các sản phẩm chính là sự kết hợp của rừng – biển nhằm đảm bảo đem lại một sản phẩm nghỉ dưỡng thứ hai hài hòa cùng thiên nhiên sống xanh. NovaWorld Hồ Tràm được biết tới chính là một tổ hợp nghỉ dưỡng – vui chơi giải trí và du lịch cao cấp có quy mô vào khoảng 1000 ha bố trí trải dài theo cung đường ven biển từ Lộc An – Bình Châu. - Tên Dự án: The Tropicana - Chủ đầu tư: Tập đoàn Novaland - Vị trí: nằm tại xã Bình Châu, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu - Tổng diện tích phân kỳ: 100ha, trong đó 25ha là sản phẩm mặt tiền biển, 20ha sản phẩm khu biệt thự đồi và 55ha làng chủ đề đa dạng. - Loại sản phẩm: Hơn 1600 sản phẩm với đa dạng loại hình bao gồm biệt thự đồi, biệt thự hồ Lagoon, biệt thự biển, shophouse hay nhà phố - Diện tích chi tiết: Nhà phố 6x20m; biệt thự 10x20m và 12x20m; Shophouse 6x20m - Phong cách thiết kế: Nhiệt đới, gần gũi với thiên nhiên và được lấy cảm hứng từ rừng xanh và biển cả 14
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn tốt nghiêp “Vai trò, thực trạng của kinh tế tư bản tư nhân, đánh giá kinh tế tư bản tư nhân và một số phương hướng giải pháp”
36 p | 427 | 173
-
Luận văn tốt nghiệp: Kinh tế vận tải biển
70 p | 951 | 115
-
Luận văn tốt nghiệp: Kinh tế hộ sản xuất và tín dụng ngân hàng đối với kinh tế hộ sản xuất tại huyện Thanh Trì
70 p | 187 | 55
-
Luận văn tốt nghiệp “Một số vấn đề kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam”
22 p | 355 | 44
-
Luận văn tốt nghiệp: Thực trạng về vai trò của nhà nước trong quá trình CNH-HĐH và những giải pháp nhằm nâng cao vai trò của nhà nước đối với quá trình CNH-HĐH ở nước ta trong thời gian tới
30 p | 365 | 44
-
Luận văn tốt nghiệp Kinh tế xây dựng: Lập hồ sơ dự thầu gói thầu số 07: tư vấn lập HSMT và đánh giá HSDT các gói thầu 1;2;3;4;5;6 dự án - Xây dựng trung tâm điều trị kỹ thuật cao của Bệnh viện Nhi đồng 2
124 p | 56 | 32
-
Luận văn tốt nghiệp Kinh tế vận tải: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần Logistics Vicem năm 2021
88 p | 138 | 29
-
Luận văn tốt nghiệp Kinh tế vận tải biển: Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao nghiệp vụ giao nhận hàng hoá xuất khẩu bằng đường biển tại Công Ty Cổ Phần Vận Tải Biển Sài Gòn
60 p | 98 | 24
-
Luận văn tốt nghiệp Kinh tế vận tải: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần Transimex năm 2021
92 p | 60 | 23
-
Luận văn tốt nghiệp Kinh tế vận tải: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tai Công ty TNHH TMDV giao nhận vận tải Long Phú
82 p | 38 | 23
-
Luận văn tốt nghiệp: Một số bài học kinh nghiệm trong phát triển ngoại thương của Trung Quốc và gợi ý đối với Việt Nam
125 p | 175 | 23
-
Luận văn tốt nghiệp Kinh tế vận tải: Một số giải pháp nhằm nâng cao nghiệp vụ giao nhận hàng xuất khẩu FCL bằng đường biển của công ty TNHH C.H.Robinson Việt Nam
82 p | 49 | 20
-
Luận văn tốt nghiệp Kinh tế vận tải: Đánh giá kết quả công tác giao nhận hàng hóa nhập khẩu vận chuyển bằng container tại Công ty TNHH Star Concord VN năm 2021
91 p | 26 | 17
-
Luận văn tốt nghiệp Kinh tế xây dựng: Lập hồ sơ thanh toán và kiểm soát các chi phí phát sinh tại dự án The Opera Residence
160 p | 27 | 15
-
Luận văn tốt nghiệp Kinh tế vận tải: Phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh Công ty cổ phần đại lý Giao nhận vận tải xếp dỡ Tân Cảng năm 2019
73 p | 33 | 14
-
Luận văn tốt nghiệp Kinh tế xây dựng: Nâng cao chất lượng công tác lập Hồ sơ dự toán tại Xí nghiệp Cầu Lớn – Hầm Công ty Cổ phần Tư vấn thiết kế Giao thông vận tải phía Nam (TEDI SOUTH)
86 p | 28 | 14
-
Luận văn tốt nghiệp Kinh tế xây dựng: Quản lý chất lượng thi công công trình Nhà Dom B Dự án Phân hiệu Trường ĐH FPT tại Bình Định
141 p | 28 | 13
-
Luận văn tốt nghiệp Kinh tế vận tải: Lựa chọn phương án ký kết hợp đồng vận chuyển của Công ty TNHH Thương mại vận tải quốc tế Hải Tín trong tháng 7/2022
111 p | 25 | 12
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn