intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn tốt nghiệp: Lập hồ sơ dự thầu gói thầu thi công xây dựng công trình Khách sạn Hiive Bình Dương

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:97

36
lượt xem
19
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn "Lập hồ sơ dự thầu gói thầu thi công xây dựng công trình Khách sạn Hiive Bình Dương" trình bày cơ sở lý luận về đấu thầu trong xây dựng; giới thiệu về gói thầu, nhà thầu và yêu cầu của hồ sơ mời thầu; lập hồ sơ dự thầu gói thầu thi công xây dựng công trình khách sạn Hiive Bình Dương.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn tốt nghiệp: Lập hồ sơ dự thầu gói thầu thi công xây dựng công trình Khách sạn Hiive Bình Dương

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI TP. HỒ CHÍ MINH KHOA KINH TẾ VẬN TẢI -------- LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: LẬP HỒ SƠ DỰ THẦU GÓI THẦU THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH KHÁCH SẠN HIIVE BÌNH DƯƠNG Ngành: KINH TẾ XÂY DỰNG Chuyên ngành: KINH TẾ XÂY DỰNG Giảng viên hướng dẫn: Th.S Võ Công Hậu Sinh viên thực hiện : Lê Thị Thơ MSSV: 1854020070 Lớp: KX18A TP. Hồ Chí Minh, 2022
  2. LỜI CẢM ƠN Em xin chân thành cảm ơn đến toàn thể quý thầy cô trong trường Đại học giao thông vận tải TP. Hồ Chí Minh nói chung và các thầy cô Khoa Kinh tế vận tải nói riêng đã giúp đỡ, tận tình giảng dạy và truyền đạt những kiến thức quý báu đến em trong thời gian học tập tại trường, cảm ơn thầy cô đã tạo điều kiện tốt nhất để em có thể hoàn thành bài luận văn này. Hơn hết em xin chân thành gửi lời cảm ơn đến Thầy Th.S Võ Công Hậu đã trực tiếp chỉ dẫn, mở đường và giúp em hoàn thành luận văn như mong muốn. Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn đến các anh chị công ty xây dựng Viteccons đã hỗ trợ chỉ dẫn em những kiến thức thực tế để em có thể áp dụng vào bài luận văn của mình. Cá nhân còn nhiều thiếu sót, bài luận văn lần này khó tránh khỏi những sai lầm, kính mong thầy cô đóng góp ý kiến để em có thêm kinh nghiệm nâng cao kiến thức của mình, phát huy trong công việc tương lai. Em xin chân thành cảm ơn. Chúc quý thầy cô sức khỏe và công tác tốt trên đoạn đường sắp tới. TP.HCM, ngày 02 tháng 08 năm 2022 Sinh viên thực hiện Lê Thị Thơ
  3. LỜI CAM ĐOAN Em Lê Thị Thơ, sinh viên lớp KX18A xin cam đoan bài luận văn dưới đây là công trình nghiên cứu của riêng cá nhân em dưới sự hướng dẫn của Th.s Võ Công Hậu. Nội dung lý thuyết trong khóa luận em có sử dụng một số tài liệu tham khảo như đã trình bày trong phần tài liệu tham khảo. Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào, em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung luận văn của mình. TP.HCM, ngày 02 tháng 08 năm 2022 Sinh viên thực hiện Lê Thị Thơ
  4. MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................... iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................ ix LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................x CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐẤU THẦU TRONG XÂY DỰNG ........12 1.1 Tổng quan về đấu thầu trong xây dựng ..........................................................12 1.1.1 Khái niệm của đấu thầu .............................................................................12 1.1.2 Nguyên tắc trong đấu thầu .........................................................................12 1.1.3 Vai trò của đấu thầu trong hoạt động xây dựng .......................................13 1.1.4 Phân loại đấu thầu......................................................................................14 1.1.4.1 Theo phạm vi đấu thầu .........................................................................14 1.1.4.2 Theo đối tượng gói thầu .......................................................................14 1.1.4.3 Phân loại theo hình thức đấu thầu .......................................................15 1.1.5 Phương thức đấu thầu ................................................................................17 1.2 Tổng quan về công tác lập hồ sơ dự thầu theo quy định pháp luật hiện hành ...................................................................................................................19 1.2.1 Khái niệm hồ sơ dự thầu ............................................................................19 1.2.2 Nội dung hồ sơ dự thầu ..............................................................................19 1.2.3 Vai trò của hồ sơ dự thầu ...........................................................................20 1.2.4 Quy trình để lập một hồ sơ dự thầu ...........................................................20 1.2.4.1 Công tác chuẩn bị.................................................................................20 1.2.4.2 Lập HSDT .............................................................................................20 1.2.4.3 Kiểm tra, xem xét và tiến hành nộp thầu ..............................................21 1.2.5 Tiêu chuẩn cơ bản để đánh giá một hồ sơ dự thầu ...................................21 1.2.5.1 Kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ dự thầu ................................................21 1.2.5.2 Đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ dự thầu ...............................................21 1.2.5.3 Đánh giá về năng lực kinh nghiệm .......................................................22 1.2.5.4 Đánh giá về kỹ thuật và giá ..................................................................22 1.3 Tổng quan về lập hồ sơ dự thầu theo nguồn vốn tư nhân .............................23 1.3.1 Hình thức áp dụng trong đấu thầu ............................................................23
  5. 1.3.2 Phương thức thực hiện...............................................................................23 1.3.3 Quy trình lập hồ sơ dự thầu .......................................................................24 1.4 Sự khác biệt giữa lập hồ sơ dự thầu vốn nhà nước và vốn tư nhân .............25 CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU VỀ GÓI THẦU, NHÀ THẦU VÀ YÊU CẦU CỦA HỒ SƠ MỜI THẦU ................................................................................................28 2.1 Thông tin chung về gói thầu và công trình khách sạn Hiive Bình Dương ...28 2.2 Giới thiệu về nhà thầu......................................................................................29 2.3 Các yêu cầu của hồ sơ mời thầu.......................................................................31 2.3.1 Hồ sơ pháp lý ..............................................................................................31 2.3.2 Hồ sơ kỹ thuật, năng lực kinh nghiệm ......................................................31 2.3.2.1 Bộ phận nhân sự ...................................................................................31 2.3.2.2 Kỹ thuật về vật liệu xây dựng ...............................................................38 2.3.2.3 Giải pháp thi công ................................................................................38 2.3.2.4 Tiến độ thi công ....................................................................................40 2.3.2.5 Biện pháp đảm bảo chất lượng công trình ...........................................40 2.3.2.6 An toàn lao động, phòng cháy chứa cháy, vệ sinh môi trường ............40 2.3.2.7 Thông tin về nhà thầu phụ, nhà cung cấp ............................................41 2.3.2.8 Quy trình bảo hành, bảo trì ..................................................................42 2.3.3 Hồ sơ tài chính ............................................................................................42 CHƯƠNG 3: LẬP HỒ SƠ DỰ THẦU GÓI THẦU THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH KHÁCH SẠN HIIVE BÌNH DƯƠNG .......................................43 3.1 Thư dự thầu .......................................................................................................43 3.2 Bảo lãnh dự thầu ...............................................................................................44 3.3 Hồ sơ pháp lý .....................................................................................................44 3.4 Báo cáo tài chính ...............................................................................................47 3.5 Năng lực kinh nghiệm .......................................................................................49 3.6 Nhân sự chủ chốt ...............................................................................................50 3.7 Năng lực máy móc, thiết bị ...............................................................................52 3.8 Biện pháp thi công .............................................................................................55 3.8.1 Bố trí mặt bằng thi công .............................................................................55 3.8.2 Bố trí các hạng mục phụ trợ.......................................................................55 3.8.3 Nhân lực & thiết bị thi công .......................................................................56
  6. 3.8.4 Công tác đào đất..........................................................................................58 3.8.5 Công tác thi công đài móng, giằng móng ..................................................59 3.8.6 Công tác thi công cột, vách, sàn .................................................................59 3.8.7 Công tác thi công cốt thép ..........................................................................60 3.8.8 Công tác bơm vữa .......................................................................................61 3.8.9 Công tác ván khuôn ....................................................................................63 3.8.10 Công tác thi công bê tông .........................................................................64 3.8.11 Công tác chống thấm ................................................................................66 3.8.12 Công tác xây tô ..........................................................................................67 3.8.13 Công tác ốp lát ..........................................................................................69 3.8.14 Công tác sơn ..............................................................................................71 3.8.15 Bảo hành công trình .................................................................................73 3.9 Tiến độ thi công .................................................................................................74 3.10 Biện pháp vệ sinh môi trường, an toàn lao động và phòng chống cháy nổ ... ...................................................................................................................78 3.11 Biện pháp bảo hành bảo trì ............................................................................80 3.12 Bảng tổng hợp giá dự thầu .............................................................................82 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................86 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................87 PHỤ LỤC .................................................................................................................88
  7. DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 2. 1 Logo Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Viteccons ...................................29 Hình 2. 2 Một số công trình tiêu biểu .......................................................................30 Hình 2. 3 Sơ đồ tổ chức.............................................................................................30 Hình 3. 1 Giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp...................................................46 Hình 3. 2 Hình ảnh công tác đào đất .........................................................................58 Hình 3. 3 Bãi tập kết thép..........................................................................................61 Hình 3. 4 Thi công ván khuôn cột điển hình .............................................................64 Hình 3. 5 Hình ảnh thi công bảo dưỡng bê tông .......................................................66 Hình 3. 6 Thi công chống thấm.................................................................................67 Hình 3. 7 Hình ảnh thi công trát tường .....................................................................69 Hình 3. 8 Thi công lát nền gạch vệ sinh....................................................................71
  8. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 3. 1 Bảng cân đối kế toán.................................................................................47 Bảng 3. 2 Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ............................................48 Bảng 3. 3 Bảng đề xuất nhân sự chủ chốt .................................................................50 Bảng 3. 4 Bảng thống kê chi tiết thiết bị máy móc thiết bị cho dự án. .....................52 Bảng 3. 5 Bảng tổng hợp giá dự thầu ........................................................................84 Bảng PL 1: Danh mục vật tư .....................................................................................88
  9. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CĐT Chủ đầu tư HSDT Hồ sơ dự thầu HSMT Hồ sơ mời thầu ATLĐ An toàn lao động VSMT Vệ sinh môi trường PCCC Phòng cháy chữa cháy BPTC Biện pháp thi công
  10. LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài Trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa phát triển như hiện nay, xây dựng là một ngành quan trọng không thể thiếu. Nó đem đến sản phẩm đáp ứng nhu cầu của người dùng, đó là nhà ở, công trình đường xá đi lại, …ngoài ra xây dựng đã và đang vươn tầm, xây dựng nên những công trình đáp ứng cho sự phát triển kinh tế, xã hội. Đạt được những thành quả như trên, công tác đấu thầu trong xây dựng đóng một vai trò quan trọng. Ở Việt Nam, đấu thầu trong xây dựng đã được áp dụng nhiều, khá chặt chẽ tuy nhiên trong thực tế luôn xuất hiện những yếu tố không thể lường trước được. Do đó nhu cầu đấu thầu luôn luôn được kiểm soát và cải tiến từng ngày. Với nhận định trên em xin đưa ra đề tài lập hồ sơ dự thầu cho công trình khách sạn sử dụng vốn tư nhân, xây dựng theo hình thức của doanh nghiệp. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Đấu thầu trong xây dựng đã được ứng dụng nhiều, đây không phải vấn đề mới mẻ ở Việt Nam. Đã có rất nhiều công trình, nhiều doanh nghiệp thực hiện. Tuy nhiên nên có sự cải tạo, thay đổi từng ngày để phương pháp đấu thầu được cải tiến, đem đến hiệu quả cao về mọi mặt. 3. Mục đích nghiên cứu đề tài Đề tài có mục đích tìm hiểu và nghiên cứu quy trình lập hồ sơ dự thầu của một doanh nghiệp tư nhân. Khai thác mọi khía cạnh về năng lực thi công, tài chính của doanh nghiệp đề hoàn thành một bộ hồ sơ hoàn chỉnh. Bên cạnh đó trau dồi cho bản thân thêm kiến thức chuyên môn về nghiên cứu hồ sơ mời thầu, lên kế hoạch, hợp tác liên kết với các phòng ban khác để giải quyết vấn đề. 4. Phương pháp nghiên cứu Luận văn được nghiên cứu dựa trên tính thực tiễn được tiếp xúc và làm việc từ mọi người xung quanh, bên cạnh đó kết hợp kiến thức, giáo trình đã được tiếp thu khi còn ngồi trên ghế nhà trường. 5. Bố cục của bài Luận văn
  11. Ngoài lời mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn được chia thành 3 chương sau: Chương 1: Cơ sở lý luận về đấu thầu trong xây dựng. Chương 2: Giới thiệu về gói thầu, nhà thầu và yêu cầu của hồ sơ mời thầu. Chương 3: Lập hồ sơ dự thầu gói thầu thi công xây dựng công trình khách sạn Hiive Bình Dương.
  12. CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐẤU THẦU TRONG XÂY DỰNG 1.1 Tổng quan về đấu thầu trong xây dựng 1.1.1 Khái niệm của đấu thầu Theo quy định tại khoản 12 Điều 4 Luật đấu thầu 43/2013/QH ngày 26/11/2013: Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu để ký kết và thực hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp; lựa chọn nhà đầu tư để ký kết và thực hiện hợp đồng dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư, dự án đầu tư có sử dụng đất trên cơ sở bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế. Bên cạnh đó, đấu thầu còn được định nghĩa dưới các phương diện khác nhau.  Đứng trên phương diện chủ đầu tư: Đấu thầu trong hoạt động xây dựng là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của Chủ đầu tư (Bên mời thầu) để thực hiện gói thầu trên cơ sở bảo đảm tính cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế.  Đứng trên phương diện nhà thầu: Đấu thầu trong hoạt động xây dựng là cuộc cạnh tranh công khai, minh bạch và công bằng giữa các nhà thầu xây dựng nhằm giành được các gói thầu thỏa mãn mục tiêu định trước của nhà thầu, đáp ứng yêu cầu của chủ đầu tư.  Đứng trên phương diện quản lý Nhà nước: Đấu thầu là một phương thức quản lí nhằm kích thích và đảm bảo sự cạnh tranh đúng pháp luật, hạn chế những tiêu cực xảy ra trong quá trình đầu tư xây dựng, đáp ứng được mục tiêu của chủ đầu tư và các nhà thầu, góp phần tăng trưởng kinh tế của đất nước và an sinh xã hội. 1.1.2 Nguyên tắc trong đấu thầu Trong bất cứ ngành nghề, lĩnh vực nào cũng có một số nguyên tắc bất di bất dịch, đấu thầu trong xây dựng cũng không ngoại lệ. 6 nguyên tắc dưới đây sẽ gắn liền xuyên suốt quá trình triển khai đến khi kết thúc đấu thầu của một dự án xây dựng. Công bằng: đây được xem là nguyên tắc quan trọng nhất, mọi nhà thầu đều bình đẳng với nhau về quyền và trách nhiệm khi tham dự thầu. Sẽ không có trường hợp 12
  13. lắc léo thiên vị giữa các nhà thầu. Tiêu chí lựa chọn nhà thầu trúng tuyển phải được xem xét khách quan, bình đẳng dựa trên quy định hiện hành của luật đấu thầu. Minh bạch: Chủ đầu tư công khai minh bạch thông tin gói thầu đến từng nhà thầu tham dự, về phía các nhà thầu mọi thông tin về công ty phải rõ ràng minh bạch, không chiêu trò, không dùng những thông tin ảo để tham gia dự thầu. Công khai: gói thầu đến tay nhà thầu tham dự phải được công khai những thông tin cần thiết để tiến hành làm hồ sơ dự thầu. Việc công khai sẽ tạo nên sân chơi thú vị nâng cao số lượng nhà thầu cạnh tranh, từ đó nâng cao chất lượng công tác đấu thầu. Bí mật: ngoài những thông tin được công khai, chủ đầu tư phải giữ bí mật về các số liệu, thông tin của nhà thầu trong hồ sơ dự thầu, nhằm bảo đảm tính khách quan và công bằng, tránh trường hợp lộ thông tin của nhà thầu cho đối thủ khác, gây thiệt hại trong quá trình đấu thầu. Hiệu quả: một gói thầu thành công đòi hỏi nhà thầu và chủ đầu tư phải đạt được những yêu cầu cần thiết như năng lực kinh nghiệm, tình hình tài chính trước và sau khi đấu thầu để quá trình được triển khai xuyên suốt theo như kế hoạch, điều đó là một trong những yếu tố đem đến sự hiệu quả và thành công cho gói thầu. Pháp lý: yếu tố bắt buộc phải tuân thủ, quy trình từ đầu gói thầu cho đến khi trúng thầu đều phải áp dụng và triển khai theo đúng luật đấu thầu xây dựng hiện hành. 1.1.3 Vai trò của đấu thầu trong hoạt động xây dựng  Đối với chủ đầu tư:  Giúp cho chủ đầu tư có cơ hội lựa chọn được nhà thầu đáp ứng tốt nhất các yêu cầu về kỹ thuật, tài chính và tiến độ đề ra.  Chủ động trong công tác quản lý, kiểm soát chi phí đầu tư  Tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng và lành mạnh giữa các đơn vị xây dựng.  Nâng cao năng lực, trình độ quản lý của đội ngũ cán bộ của chủ đầu tư.  Đối với các nhà thầu: 13
  14.  Tìm kiếm các cơ hội tham gia đấu thầu, mở rộng cơ hội việc làm, tìm kiếm lợi nhuận vận hành doanh nghiệp của mình.  Hoàn thiện và nâng cao năng lực sản xuất, không ngừng đổi mới, hoàn thiện tổ chức quản lý, sáng tạo, thay đổi để phù hợp với mọi hoàn cảnh, mọi công trình từ phía nhà đầu tư.  Đảm bảo tính ổn định và lành mạnh về tình hình tài chính, tìm kiếm các kênh huy động vốn để nâng cao năng lực tài chính.  Nâng cao uy tín và thương hiệu của đơn vị đồng thời đầu tư trang thiết bị phục vụ công tác xây dựng.  Đối với quản lý Nhà nước:  Tạo cơ sở để đánh giá tiềm năng của các doanh nghiệp xây dựng để từ đó có những điều chỉnh hợp lý về chính sách.  Thông qua đấu thầu tạo nên tiền đề quản lý tài chính của các dự án cũng như của các doanh nghiệp xây dựng một cách có hiệu quả.  Nâng cao kinh tế, phát triển ngành xây dựng vươn xa. 1.1.4 Phân loại đấu thầu 1.1.4.1 Theo phạm vi đấu thầu Đấu thầu trong nước: Là đấu thầu mà chỉ có nhà thầu, nhà đầu tư trong nước được tham dự thầu. Đấu thầu quốc tế: Là đấu thầu mà nhà thầu, nhà đầu tư trong nước, nước ngoài được tham dự thầu. 1.1.4.2 Theo đối tượng gói thầu Đấu thầu xây lắp: Là quá trình đấu thầu để lựa chọn NT thực hiện các công việc thuộc quá trình xây dựng và lắp đặt công trình, hạng mục công trình theo KHLCNT được phê duyệt. Đấu thầu tư vấn, phi tư vấn:  Đấu thầu cung cấp dịch vụ tư vấn: Là quá trình đấu thầu để lựa chọn NT lập, 14
  15. đánh giá báo cáo quy hoạch, tổng sơ đồ phát triển, kiến trúc; khảo sát, lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi, báo cáo đánh giá tác động môi trường; khảo sát, lập thiết kế, dự toán; lập hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, HSMT, hồ sơ yêu cầu; đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, HSDT, hồ sơ đề xuất; thẩm tra, thẩm định; giám sát; quản lý dự án; thu xếp tài chính; kiểm toán, đào tạo, chuyển giao công nghệ; các dịch vụ tư vấn khác;  Đấu thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn: Là quá trình đấu thầu để lựa chọn NT thực hiện các công việc liên quan đến logistics, bảo hiểm, quảng cáo, nghiệm thu chạy thử, tổ chức đào tạo, bảo trì, bảo dưỡng, vẽ bản đồ và hoạt động khác không phải là dịch vụ tư vấn. Đấu thầu mua sắm hàng hóa: Là quá trình đấu thầu để lựa chọn NT cung cấp máy móc, thiết bị, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, vật tư, phụ tùng; hàng tiêu dùng; thuốc, vật tư y tế dùng cho các cơ sở y tế. Đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư: Là quá trình đấu thầu để lựa chọn tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh, gồm nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài trên cơ sở bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế. 1.1.4.3 Phân loại theo hình thức đấu thầu (Luật đấu thầu số 43/2013/QH13, Mục 1) Đấu thầu rộng rãi: là hình thức lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư trong đó không hạn chế số lượng nhà thầu, nhà đầu tư tham dự. Đấu thầu hạn chế: Đấu thầu hạn chế được áp dụng trong trường hợp gói thầu có yêu cầu cao về kỹ thuật hoặc kỹ thuật có tính đặc thù mà chỉ có một số nhà thầu đáp ứng yêu cầu của gói thầu. Chỉ định thầu: Khi thực hiện chỉ định thầu, phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện như có quyết định đầu tư được phê duyệt, trừ gói thầu tư vấn chuẩn bị dự án; có kế hoạch lựa chọn nhà thầu được phê duyệt; đã được bố trí vốn theo yêu cầu tiến độ thực hiện gói thầu; có dự toán được phê duyệt theo quy định, trừ trường hợp đối với gói 15
  16. thầu EP, EC, EPC, gói thầu chìa khóa trao tay. Bên cạnh đó, gói thầu có thời gian thực hiện chỉ định thầu kể từ ngày phê duyệt hồ sơ yêu cầu đến ngày kí kết hợp đồng không quá 45 ngày; trường hợp gói thầu có quy mô lớn, phức tạp không quá 90 ngày. Nhà thầu trong trường hợp được ứng cử trúng thầu phải có tên trong cơ sở dữ liệu về nhà thầu của cơ quan nhà nước quản lý về hoạt động đấu thầu. Mua sắm trực tiếp: Mua sắm trực tiếp được áp dụng đối với gói thầu mua sắm hàng hóa tương tự thuộc cùng một dự án, dự toán mua sắm hoặc thuộc dự án, dự toán mua sắm khác. Mua sắm trực tiếp được thực hiện khi đáp ứng đủ các yêu cầu về: nhà thầu đã trúng thầu thông qua đấu thầu rộng rãi hoặc đấu thầu hạn chế và đã kí hợp đồng thực hiện gói thầu trước đó; Đơn giá của các phần việc tương ứng thuộc gói thầu tương tự đã kí hợp đồng trước đó; Thời hạn từ khi kí hợp đồng của gói thầu trước đó đến ngày phê duyệt kết quả mua sắm trực tiếp không vượt quá 12 tháng. Chào hàng cạnh tranh trong mua sắm hàng hóa: áp dụng đối với gói thầu có giá trị trong hạn mức theo quy định của Chính phủ và thuộc một trong các trường hợp sau đây: Gói thầu dịch vụ phi tư vấn thông dụng, đơn giản; Gói thầu mua sắm hàng hóa thông dụng, sẵn có trên thị trường với đặc tính kỹ thuật được tiêu chuẩn hóa và tương đương nhau về chất lượng, Gói thầu xây lắp công trình đơn giản đã có thiết kế bản vẽ thi công được phê duyệt. Bên cạnh đó chào hàng cạnh tranh được thực hiện khi đáp ứng được các điều kiện như: có kế hoạch lựa chọn nhà thầu được phê duyệt; có dự toán được phê duyệt theo quy định và đã được bố trí vốn theo yêu cầu tiến độ thực hiện gói thầu. Tự thực hiện: Được áp dụng đối với gói thầu thuộc dự án, dự toán mua sắm trong trường hợp tổ chức trực tiếp quản lý, sử dụng gói thầu có năng lực kỹ thuật, tài chính và kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu của gói thầu. Lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư trong trường hợp đặc biệt: Trường hợp gói thầu có đặc thù riêng biệt mà không thể áp dụng các hình thức lựa chọn nhà thầu trên thì chủ đầu tư phải lập phương án lựa chọn nhà thầu, bảo đảm mục tiêu cạnh tranh và hiệu quả kinh tế trình Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định. Tham gia thực hiện cộng đồng: Trường hợp thực hiện đối với gói thầu thuộc chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình hỗ trợ xóa đói giảm nghèo cho các huyện, xã miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo, vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó 16
  17. khăn; Gói thầu quy mô nhỏ mà cộng đồng dân cư, tổ chức, tổ, nhóm thợ tại địa phương có thể đảm nhận. 1.1.5 Phương thức đấu thầu  Phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ Phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ được áp dụng trong các trường hợp:  Đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế đối với gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn; gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp có quy mô nhỏ;  Chào hàng cạnh tranh đối với gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp;  Chỉ định thầu đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp;  Mua sắm trực tiếp đối với gói thầu mua sắm hàng hóa;  Chỉ định thầu đối với lựa chọn nhà đầu tư. Đối với phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ nhà thầu, nhà đầu tư nộp hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất gồm đề xuất về kỹ thuật và đề xuất về tài chính theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu. Ngoài ra dùng phương thức này thì việc mở thầu được tiến hành một lần đối với toàn bộ hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất.  Phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ Phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ được áp dụng trong các trường hợp:  Đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp;  Đấu thầu rộng rãi đối với lựa chọn nhà đầu tư. Đối với phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ nhà thầu, nhà đầu tư nộp đồng thời hồ sơ đề xuất về kỹ thuật và hồ sơ đề xuất về tài chính riêng biệt theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu. Việc mở thầu được thực hiện 2 lần. Hồ sơ đề xuất về kỹ thuật sẽ được mở ngay sau thời điểm đóng thầu. Nhà thầu, nhà đầu tư đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật sẽ được mở hồ sơ đề xuất về tài chính để đánh giá. 17
  18.  Phương thức hai giai đoạn một túi hồ sơ Phương thức hai giai đoạn một túi hồ sơ được áp dụng trong trường hợp đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp có quy mô lớn, phức tạp. Quy trình các giai đoạn được tiến hành như sau: Trong giai đoạn một, nhà thầu nộp đề xuất về kỹ thuật, phương án tài chính theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu nhưng chưa có giá dự thầu. Trên cơ sở trao đổi với từng nhà thầu tham gia giai đoạn này sẽ xác định hồ sơ mời thầu giai đoạn hai. Trong giai đoạn hai, nhà thầu đã tham gia giai đoạn một được mời nộp hồ sơ dự thầu. Hồ sơ dự thầu bao gồm đề xuất về kỹ thuật và đề xuất về tài chính theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu giai đoạn hai, trong đó có giá dự thầu và bảo đảm dự thầu.  Phương thức hai giai đoạn hai túi hồ sơ Phương thức hai giai đoạn hai túi hồ sơ được áp dụng trong trường hợp đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp có kỹ thuật, công nghệ mới, phức tạp, có tính đặc thù. Quy trình các giai đoạn được tiến hành như sau: Trong giai đoạn một, nhà thầu nộp đồng thời hồ sơ đề xuất về kỹ thuật và hồ sơ đề xuất về tài chính riêng biệt theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu. Hồ sơ đề xuất về kỹ thuật sẽ được mở ngay sau thời điểm đóng thầu. Trên cơ sở đánh giá đề xuất về kỹ thuật của các nhà thầu trong giai đoạn này sẽ xác định các nội dung hiệu chỉnh về kỹ thuật so với hồ sơ mời thầu và danh sách nhà thầu đáp ứng yêu cầu được mời tham dự thầu giai đoạn hai. Hồ sơ đề xuất về tài chính sẽ được mở ở giai đoạn hai. Trong giai đoạn hai, các nhà thầu đáp ứng yêu cầu trong giai đoạn một được mời nộp hồ sơ dự thầu. Hồ sơ dự thầu bao gồm đề xuất về kỹ thuật và đề xuất về tài chính theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu giai đoạn hai tương ứng với nội dung hiệu chỉnh về kỹ thuật. Trong giai đoạn này, hồ sơ đề xuất về tài chính đã nộp trong giai đoạn một sẽ được mở đồng thời với hồ sơ dự thầu giai đoạn hai để đánh giá. 18
  19. 1.2 Tổng quan về công tác lập hồ sơ dự thầu theo quy định pháp luật hiện hành 1.2.1 Khái niệm hồ sơ dự thầu Ta có thể hiểu: “ Đấu thầu là một cuộc thi mà trong đó HSMT là đề bài, nhà thầu là thí sinh dự thi và HSDT là một bài thi ”. Bài thi này là toàn bộ tài liệu do nhà thầu chuẩn bị để tham gia đấu thầu, là cơ sở pháp lý để BMT đánh giá sự phù hợp so với HSMT và cũng là cơ sở để thương thảo hợp đồng khi nhà thầu trúng thầu. 1.2.2 Nội dung hồ sơ dự thầu Hồ sơ dự thầu bao gồm những thành phần sau:  Đơn dự thầu (thư dự thầu): là một văn bản pháp lý do bên nhà thầu gửi đến đơn vị mời thầu với nguyện vọng được tham gia dự thầu.  Thỏa thuận liên danh, giấy ủy quyền kí đơn dự thầu: là văn bản công nhận tư cách pháp lý của nhà thầu liên danh, nó được xem là hình thức hợp tác trên danh nghĩa của nhiều nhà thầu cùng tham gia đấu thầu.  Bảo đảm dự thầu là việc nhà thầu, nhà đầu tư thực hiện thao tác đặt cọc, ký quỹ hoặc nộp thư bảo lãnh của ngân hàng để đảm bảo trách nhiệm dự thầu của nhà thầu trong thời gian xác định theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu.  Các tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ của nhà thầu: bao gồm giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, quyết định thành lập hoặc tài liệu có giá trị tương đương do cơ quan có thẩm quyền của nhà nước, chứng chỉ chuyên môn phù hợp theo đúng chuyên ngành.  Tài liệu chứng minh năng lực và kinh nghiệm; Hợp đồng tương tự; Máy móc thiết bị thi công; Sơ đồ tổ chức nhân sự  Đề xuất về kỹ thuật biện pháp thi công, quy trình bảo hành bảo trì;  Đề xuất về tài chính bao gồm giá trị gói thầu và các thành phần khác thuộc hồ sơ dự thầu; 19
  20. 1.2.3 Vai trò của hồ sơ dự thầu Chủ đầu tư: nó được xem là tài liệu thể hiện sự cam kết của Nhà thầu, là cơ sở để đánh giá về hồ sơ mà bên mời thầu đưa ra, từ đó chọn lọc, đánh giá dựa trên tiêu chí đề ra để chọn được hồ sơ dự thầu có năng lực và tài chính tốt nhất. Bên mời thầu: dùng nó để làm căn cứ pháp lý lựa chọn nhà thầu với các tiêu chí mà mình đã đề ra, đáp ứng tốt nhất về mặt kỹ thuật cũng như về giá trị. Đối với nhà thầu nó chính là “bài thi”, giúp cho nhà thầu có cơ hội trúng thầu. Bên cạnh đó hồ sơ dự thầu còn là một quá trình để nhà thầu có thể trau dồi, phát triển về mọi mặt để đưa đến một bộ hồ sơ dự thầu hoàn chỉnh. 1.2.4 Quy trình để lập một hồ sơ dự thầu 1.2.4.1 Công tác chuẩn bị Nhận HSMT từ chủ đầu tư, đọc kỹ hồ sơ mời thầu và bản vẽ kỹ thuật thi công để nắm chắc các điều kiện tiên quyết mà HSMT đề ra bởi một khi thiếu điều kiện nào HSDT sẽ đánh giá chưa đạt tính hợp lệ, bị loại ngay lập tức. Chuẩn bị các biểu mẫu theo hồ sơ mời thầu yêu cầu. 1.2.4.2 Lập HSDT Một HSDT gồm 3 phần: hồ sơ pháp lý, hồ sơ kỹ thuật và hồ sơ về tài chính a. Hồ sơ pháp lý Hồ sơ về công ty gồm: Đăng ký kinh doanh; Văn bản chứng minh người được ủy quyền ký hồ sơ dự thầu hợp lệ; Giấy ủy quyền (nếu có). Hồ sơ về tài chính: Chuẩn bị các báo cáo tài chính cho các năm hoạt động gần nhất theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu (thông thường là 03 năm gần nhất). Hồ sơ về năng lực công ty: Các giấy tờ chứng nhận về năng lực công ty (Chứng chỉ; ISO; Giấy phép kinh doanh); Hợp đồng tương tự đã thực hiện để chứng minh năng lực. Hồ sơ nhân sự công ty: Chuẩn bị các bằng cấp nhân sự, chứng chỉ đào tạo; sơ đồ tổ chức nhân sự trên công trường. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2