Mối quan hệ của lạm phát và việc gia tăng hoạt động cho vay thiêu dùng: Thực trạng và giải pháp
lượt xem 11
download
Tham khảo luận văn - đề án 'mối quan hệ của lạm phát và việc gia tăng hoạt động cho vay thiêu dùng: thực trạng và giải pháp', luận văn - báo cáo, kinh tế - thương mại phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Mối quan hệ của lạm phát và việc gia tăng hoạt động cho vay thiêu dùng: Thực trạng và giải pháp
- Lời nói đ ầu: Nếu như nói đến Tín dụng là ch ỉ nói đến sự chuyển giao vốn giữa các chủ thể với nhau, thì Tín dụng Tiêu dùng làm người ta nghĩ ngay đ ến mục đ ích của việc chuyển giao đó. Có thể nói đây là mảng nghiệp vụ của ngân hàng tiếp cận gần nhất với cuộc sống của người lao động, nhằm hỗ trợ họ trong việc nâng cao đời sống vật chất và tinh thần. Nhu cầu của con người ngày càng đ ược tăng lên cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội, kèm theo đó là hàng lo ạt các đòi hỏi cần được thoả mãn. Kh ả n ăng tài chính trở thành yếu tố rất quan trọng để tài trợ cho những nhu cầu đó , nhưng trong nhiều trường hợp nhu cầu tiêu dùng thường xuất hiện trước khi quỹ đầu tư cá nhân đ ược hình thành. Tức là có sự tách biệt về yếu tố thời gian đối với nhu cầu tiêu dùng và khả năng tài chính của con người. Khi đó người ta sử dụng Tín dụng Tiêu dùng nh ư là sự ứng trước của quỹ đầu tư cá nhân sẽ được h ình thành trong tương lai đ ể thoả mãn các nhu cầu trong hiện tại. Chính vì mục đích đó n ên ngay từ khi Ngân hàng Nhà nước đưa ra chủ trương kích cầu bằng Cho Vay Tiêu Dùng và đươc thực hiện bởi các Ngân hàng Thương m ại, thì lo ại h ình này đã nh ận được sự hưởng ứng tích cực từ phía người lao động. Tín dụng Tiêu dùng không những đ em lại lợi nhuận cho ngân h àng mà còn mang ý ngh ĩa xã hội sâu sắc, góp phần cải thiện đời sống của ngư ời lao động ngày m ột tốt hơn; đồng thời nó là sợi dây gắn kết giữa người lao động với cơ quan, doanh nghiệp, nơi họ làm việc; từ đó có th ể tăng năng lực lao động và khả năng cống hiến cho xã hội. Hơn thế nữa, cùng với xu thế đ a d ạng hoá trong hoạt động của Ngân
- hàng Th ương mại, và với sự cạnh tranh gay gắt trong việc giải quyết đầu ra cho nguồn vốn của các ngân hàng thì m ảng Tín dụng Tiêu dùng được các ngân hàng sử dụng như là nghiệp vụ nhằm h ướng đến một thị trường mới mẻ đầy tiềm năng mà trước đây chư a được khai thác. Xu ất phát từ những vấn đề trên cùng với tình hình thực tế về Cho Vay Tiêu Dùng tại ngân hàng Á Châu ¬- chi nhánh Đà Nẵng, qua thời gian thực tập tại ngân hàng em đã chọn đ ề tài: “Phân tích tình hình cho vay tiêu dùng tại ngân h àng Á Châu ”. Qua đó em xin đưa ra một số ý kiến nhằm ho àn thiện h ơn hoạt động Cho Vay Tiêu Dùng của Ngân h àng. Nội dung đề tài gồm ba phần nh ư sau: Phần I: Ngân hàng Thương mại với hoạt đ ộng Cho Vay Tiêu Dùng Phần II: Phân tích tình hình Cho Vay Tiêu Dùng Tại Ngân hàng Á Châu - Đà Nẵng Phần III: Một số ý kiến nhằm mở rộng và nâng cao hiệu quả công tác Cho Vay Tiêu Dùng tại ngân h àng Á Châu - Đà Nẵng. Vì thời gian thực tập có hạn và kiến thức thực tế còn ít ỏi, hy vọng sẽ nhận đ ược sự góp ý của cán bộ ngân hàng, các thầy cô và các b ạn để đề tài được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn. CHƯƠNG I :CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ NGHIỆP VỤ CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI I.>NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ NGHIỆP VỤ TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.Khái niệm Ngân hàng thương mại :
- Theo Luật Tổ chức tín dụng số 02/97/QH 10 ngày 12/12/97 định nghĩa ngân hàng thương m ại là loại hình Tổ chức Tín dụng được thực hiện to àn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan. Trong đó, hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thư ờng xuyên là nhận tiền gửi, sử dụng tiền này đ ể cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán. 2. Ch ức năng của Ngân h àng thương mại: Ngân hàng thương mại có các chức năng chủ yếu sau: 2.1 Ngân hàng thương mại là một định chế tài chính trung gian : Ngân hàng thương m ại thực hiện chức năng trung gian tài chính khi ngân hàng đứng giữa thu nhận tiền gửi của người gửi tiền để cho vay người cần vay tiền hoặc làm môi giới cho ngư ời đ ầu tư. Thực hiện chức n ăng này, ngân hàng thương mại thực sự là một “ cầu nối” giữa những người có tiền muốn cho vay hoặc muốn gửi ở ngân h àng với những người thiếu vốn cần vay. Ở đây ngân hàng th ương mại vừa là người đi vay vừa là người cho vay. Ngân hàng thương m ại góp phần tạo lợi ích công bằng cho cả 3 bên trong quan h ệ : Người gửi tiền, ngân hàng và ngư ời vay. Thông qua chức năng này, ngân hàng th ương mại thực sự huy động được sức mạnh tổng hợp của nền kinh tế vào quá trình sản xuất và lưu thông hàng hoá, thực hiện các dịch vụ tiện ích cho xã hội, góp ph ần thúc đ ẩy sự phát triển của nền kinh tế. 2.2 Ngân hàng thương mại vừa là thủ quỹ vừa là trung gian thanh toán của khách hàng :
- Trong quan hệ kinh doanh thương mại, nếu khối lượng giao dịch lớn thì việc thanh toán sẽ gặp khó khăn và cần có một tổ chức đứng ra đảm nhiệm công việc n ày. Ngân hàng thương m ại đ ã đứng ra thực hiện công việc đó nên nó có ý ngh ĩa rất lớn trong việc thúc đẩy quá trình lưu thông hàng hoá, an toàn và tiết kiệm chi phí. Nó tạo nên mối quan hệ khăng khít giữa ngân hàng và khách hàng. Vì vậy, quan hệ này đã tạo ra những tác động tích cực đối với tiến trình tăng trưởng và phát triển kinh tế. Qua việc thực hiện nghiệp vụ thanh toán hộ thì ngân hàng đã trở thành thủ qu ỹ cho khách hàng thông qua việc mở tài khoản tiền gửi cho khách h àng tại ngân hàng. Việc thanh toán giữa các khách h àng được thực hiện bằng cách trích chuyển tiền từ tài khoản của nguời này sang tài khoản của người khác thông nghiệp vụ kế toán ngân hàng. 2.3 Ngân hàng thương mại với chức năng tạo tiền: Ngân hàng thương mại ngoài việc thu hút tiền gửi và cho vay trên số tiền gửi đó còn tạo tiền khi phát tín dụng. Bút tệ hay tiền ghi sổ chỉ tạo ra khi phát tín dụng và thông qua tài khoản tại ngân hàng. Nó không có hình thái vật chất, nó chỉ là những con số trả tiền hay chuyển tiền thêí hiện trên tài khoản ngân hàng. Thực chất bút tệ là tiền phi vật chất, ngo ài những tính chất như tiền giấy là đư ợc sủ dụng trong thanh toán, qua các công cụ thanh toán của ngân hàng như: séc, lệnh chuyển tiền... mà còn có những ư u điểm hơn tiền giấy, đ ó là : an toàn h ơn, chuyển đổi ra tiền giấy dễ dàng, thanh toán rất thuận tiện, kiểm nhận nhanh chóng, di chuyển dễ dàng, nó được sử dụng một cách phổ biến, điều n ày đã nói lên sức mua của đồng tiền ghi sổ hay bút
- tệ. Quá trình tạo tiền ghi sổ của ngân h àng được thực hiện thông qua hoạt động tín dụng và tổ chức thanh toán trong hệ thống ngân hàng. 2.4 Chức năng trung gian trong việc thực hiện chính sách tiền tệ Hệ thống ngân hàng thương m ại mặc dù mang tính chất độc lập nhưng nó luôn luôn ch ịu sự quản lí chặt chẽ của ngân hàng trung ương về các mặt. Đặc biệt, ngân hàng thương m ại phải luôn luôn tuân theo các quyết định của ngân hàng trung ương về việc thực hiện chính sách tiền tệ, là các chủ thể đóng vai trò quan trọng trong quá trình thực hiện chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương . 3. Các nghiệp vụ của Ngân hàng thương m ại 3.1 Nghiệp vụ nguồn vốn : Ngân hàng thương m ại sử dụng những biện pháp và công cụ cần thiết mà luật pháp cho phép để huy động các nguồn tiền nhàn rỗi trong xã h ội làm nguồn vốn tín dụng để cho vay đối với nền kinh tế. Kết quả của nghiệp vụ nguồn vốn là tạo ra nguồn vốn đáp ứng các nhu cầu của nền kinh tế. Thành ph ần nguồn vốn gồm: a.Vốn điều lệ và các qu ỹ : Vốn điều lệ và các qu ỹ của ngân hàng được gọi là vốn của ngân hàng, là nguồn vốn khởi đầu và được bổ sung trong quá trình ho ạt động. b.Vốn huy động : Vốn huy đ ộng là nguồn vốn chủ yếu của ngân h àng thương mại, được huy động từ dân cư và các tổ chức kinh tế bằng nhiều hình th ức: tiền gửi không kì hạn của đơn vị, cá nhân; tiền gửi tiết kiệm không kì hạn hoặc có kì hạn; phát hành kì phiếu, trái phiếu; các khoản tiền gửi khác.
- c.Vốn đi vay: Nguồn vốn đ i vay có vị trí quan trọng trong tổng nguồn vốn , bao gồm: - Vốn vay trong nước: vay ngân hàng trung ương và các ngân hàng th ương mại khác. - Vốn vay Ngân hàng nước ngo ài. d.Vốn tiếp nhận: Đây là các ngu ồn tiếp nhận từ các tổ chức tài chính ngân hàng, từ Ngân Sách Nhà nước... để tài trợ theo các chương trình, d ự án về phát triển kinh tế xã hội, cải tạo môi sinh... theo đúng đối tư ợng và mục tiêu đã được xác đ ịnh. e.Vốn khác: Đó là các nguồn vốn phát sinh trong quá trình hoạt động của ngân hàng ( đ ại lý, chuyển tiền,..., các dịch vụ ngân hàng ). 3.2 Nghiệp vụ sử dụng vốn : Nghiệp vụ cho vay và đầu tư là nghiệp vụ sử dụng vốn quan trọng nhất, quyết định đến khả năng tồn tại và hoạt động của ngân hàng thương mại. Th ành phần tài sản có ( Assets ) của ngân hàng gồm: a.Dự trữ ( Reserves ): Dự trữ là một bộ phận cần thiết và tất yếu đối với mọi Ngân hàng. Vấn đề bảo đaøm an toàn trong hoạt động ngân h àng nhằm giữ vững lòng tin của khách h àng là hết sức quan trọng. Muốn có được sự tin cậy từ phía khách h àng, trước hết phải đ ảm bảo khả n ăng thanh toán làm sao để đáp ứng được nhu cầu rút tiền của khách hàng.
- Muốn vậy, các ngân hàng phải để dành một phần nguồn vốn, không sử dụng nó để sẵn sàng cho nhu cầu thanh toán, phần vốn này gọi là dự trữ. Dự trữ bao gồm :dự trữ bắt buộc theo luật định m à ngân hàng thương m ại phải gửi vào ngân hàng trung ương và các kho ản tiền mà ngân hàng thương m ại dự trữ để thanh toán ( tiền trong két ). b.Cấp tín dụng ( Credit ): Số nguồn vốn còn lại sau khi đã để dành một phần dự trữ, các ngân hàng thương mại có thể dùng đ ể cấp tín dụng cho các đơn vị, tổ chức kinh tế. Đây là ho ạt động chủ yếu và quan trọng nhất đối với ngân h àng. c.Đầu tư: Đây là khoản mục mang lại thu nhập đáng kể cho các ngân hàng th ương m ại sau kho ản mục cho vay. Ngân hàng đầu tư dưới các h ình thức : hùn vốn, mua cổ phần, cổ phiếu, mua trái phiếu chính phủ ... d.Tài sản có khác: Chủ yếu là tài sản cố đ ịnh - cơ sở vật chất để tiến hành hoạt động ngân hàng. Ngoài ra còn có các khoản thuộc tài sản Có khác như : các kho ản phải thu, các khoản khác... 3.3 Các nghiệp vụ trung gian khác của ngân hàng : Dịch vụ ngân hàng ngày càng phát triển và có vị trí xứng đáng trong giai đoạn phá triển hiện nay của Ngân hàng Thương m ại. Các hoạt động n ày gồm: - Các dịch vụ thanh toán, thu chi hộ cho khách hàng ( chuyển tiền, thu hộ séc, dịch vụ cung cấp thẻ tín dụng, thẻ thanh toán...)
- - Nhận bảo quản các tài sản quí giá, các giấy tờ, chứng thư quan trọng của dân chúng. - Bảo quản, mua bán hộ chứng khoán theo uỷ nhiệm của khách hàng. - Kinh doanh mua bán ngo ại tệ, vàng, bạc, đá quý. - Tư vấn tài chính, giúp đỡ các công ty, xí nghiệp phát hành cổ phiếu, trái phiếu...v..v 4. Các hình thức tín dụng của ngân h àng thương m ại: 4.1 Căn cứ theo thời hạn cho vay : - Cho vay ngắn hạn : Loại cho vay n ày có th ời hạn đ ến 12 tháng và được sử dụng để bù đắp sự thiếu hụt vốn lưu động của các doanh nghiệp và các nhu cầu chi tiêu ngắn hạn của cá nhân. - Cho vay trung h ạn : Là loại cho vay có thời hạn trên 12 tháng đến 5 năm. Tín dụng trung hạn chủ yếu đ ược sử dụng để đầu tư mua sắm tài sản cố định, cải tiến đổi mới thiết bị, công nghệ, mở rộng sản xuất kinh doanh, xây dựng các dự án mới có qui mô nhỏ và th ời gian thu hồi vốn nhanh. - Cho vay dài hạn : Loại cho vay này có thời hạn trên 5 năm. Tín dụng dài hạn được sử dụng để cấp vốn cho xây dựng cơ bản như đầu tư xây d ựng các xí nghiệp mới, các công trình thuộc cơ sở hạ tầng, cải tiến và mở rộng sản xuất có qui mô lớn. 4.2 Căn cứ theo tính chất đ ảm bảo của vốn vay : - Tín dụng có đ ảm bảo không bằng tài sản: Là tín dụng không có tài sản cầm cố, thế chấp hoặc bảo lãnh của người thứ ba, mà việc cho vay chỉ dựa vào
- phương án vay vốn khả thi, uy tín của bản thân khách hàng hoặc của người bảo lãnh . - Tín d ụng có đảm bảo bằng tài sản: Là tín dụng có tài sản cầm cố, thế ch ấp hoặc bảo lãnh của người thứ ba. Sự bảo đ ảm này là căn cứ pháp lý đ ể ngân hàng có thêm một nguồn thu nợ thứ hai, bổ sung cho nguồn thu nợ thứ nhất thiếu ch ắc chắn. 4.3 Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn vay : Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn vay thì tín dụng ngân hàng được chia làm hai loại sau - Tín dụng đầu tư kinh doanh: Đư ợc dùng đ ể cấp phát vốn cho các nhà doanh nghiệp và các chủ thể kinh tế khác để tiến h ành sản xuất và kinh doanh. - Tín dụng tiêu dùng: Là hình th ức cấp tín dụng cho các cá nhân đ ể đ áp ứng nhu cầu tiêu dùng như : Mua sắm nhà cửa, xe cộ, các hàng hoá bền chắc như m áy giặt, tủ lạnh và các nhu cầu bình thường hàng ngày. Đây là lo ại tín dụng có khả năng sinh lời khá lớn, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. II. NGHIỆP VỤ CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.Khái niệm, đặc điểm của cho vay tiêu dùng: Khái niệm cho vay tiêu dùng : 1.1 Cho vay tiêu dùng là các kho ản cho vay nhằm tài trợ nhu cầu chi tiêu của người tiêu dùng, bao gồm cá nhân và hộ gia đình. Đây là một nguồn tài chính quan trọng giúp những người này trang trải nhu cầu nhà ở, đ ồ dùng gia đình và xe cộ...Bên cạnh đó,
- những chi tiêu cho nhu cầu giáo dục, y tế và du lịch cũng có thể được tài trợ bởi cho vay tiêu dùng. 1.2 Đặc điểm của cho vay tiêu dùng: - Quy mô của từng hợp đồng vay nhỏ, dẫn đến chi phí tổ chức cho vay cao, vì vậy lãi suất cho vay tiêu dùng thư ờng cao hơn so với lãi suất của các loại cho vay trong lĩnh vực thương mại và công nghiệp. - Lãi suất cho vay tiêu dùng cao vì có chi phí lớn nhất và rủi ro cao nhất trong danh mục cho vay của ngân h àn g do cho vay tiêu dùng có tính nh ạy cảm theo chu kì. Nó tăng lên trong thời kì nền kinh tế mở rộng, khi mà mọi người dân cảm thấy lạc quan về tương lai. Ngược lại, việc vay mư ợn từ ngân h àng sẽ hạn chế khi nền kinh tế rơi vào tình trạng suy thoái. - Khi vay tiền, người tiêu dùng dường nh ư kém nhạy cảm với lãi suất. Người tiêu dùng quan tâm đến khoản tiền họ phải trả hàng tháng h ơn là lãi suất m à họ phải ch ịu. - Mức thu nhập và trình độ dân trí có tác động rất lớn đến việc sử dụng các kho ản tiền vay của người tiêu dùng. - Tư cách của khách h àng là yếu tố khó xác định song lại rất quan trọng, quyết định sự hoàn trả của khoản vay. 2. Phân lo ại cho vay tiêu dùng: 2.1 Căn cứ vào mục đích vay: - Cho vay tiêu dùng cư trú : Là các kho ản cho vay nhằm tài trợ cho nhu cầu mua sắm, xây dựng hoặc và cải tạo nhà ở của khách hàng là cá nhân hoặc hộ gia đình.
- - Cho vay tiêu dùng phi cư trú : Là các kho ản cho vay tài trợ cho việc trang trải các chi phí mua sắm xe cộ, đồ dùng gia đình, chi phí học hành, giải trí và du lịch... 2.2 Căn cứ vào hình thức cho vay: - Cho vay tiêu dùng trực tiếp, bao gồm các phương thức: - Cho vay trả theo đ ịnh kì: Đây là phương th ức cho vay mà trong đó khách hàng vay và trả trực tiếp Ngân hàng với mức trả và thời hạn trả mỗi lần đ ược qui định khi cho vay. Nếu được cấp tiền vay, to àn bộ số tiền vay được ghi nợ tài khoản cho vay và ghi có tài kho ản cá nhân hoặc giao tiền mặt cho khách. - Th ấu chi : Là nghiệp vụ cho phép một cá nhân rút tiền từ tài khoản vãng lai của mình vượt số dư có, tới một hạn mức đã được thoả thuận. Nghiệp vụ này đ òi hỏi khách hàng chỉ phải trả lãi số tiền mà mình đã sử dụng theo mức lãi suất đã thoả thuận. - Thẻ tín dụng: Là nghiệp vụ tín dụng, trong đó ngân hàng phát hành thẻ cho những người có tài khoản ở ngân h àng có đ ủ điều kiện cấp thẻ và ấn định mức giới hạn tín dụng tối đa mà người có thẻ được phép sử dụng. Mỗi thẻ có một mức tín dụng nhất định và mức này có thể thay đổi tuỳ nhu cầu của khách và m ức độ tín nhiệm của ngân hàng (tăng lên ho ặc giảm xuống). - Cho vay tiêu dùng gián tiếp: Được hiểu là các ho ạt động cho vay tiêu dùng qua việc ngân hàng mua các phiếu bán h àng từ những người bán lẻ hàng hoá và do vậy nó chính là hình thức tài trợ bán trả góp của các ngân hàng thương m ại. 3. Một số qui định trong nghiệp vụ cho vay tiêu dùng 3.1 Thủ tục :
- Các thủ tục do ngân hàng qui định th ường bao gồm: - Đơn vay vốn: thực chất là m ột lời đ ề nghị một khoản tín dụng định kì, vãng lai hoặc thẻ tín dụng, cùng với mục đích và thời hạn hoàn trả. - Các tài liệu liên quan tới thông tin về ngư ời vay và thuyết minh khoản tín dụng như : Tài liệu pháp lý: chứng minh thư, hộ khẩu... cung cấp thông tin về quốc tịch, • tuổi, nơi cư trú... Các tài liệu thông tin về: nghề nghiệp, nguồn thu nhập, thu nhập hàng tháng, • tình trạng gia đình, học vấn.v..v... Các tài liệu thuyết minh khoản tín dụng: nhu cầu chi phí; mức vốn tự có; nhu • cầu tài trợ ( tổng số và chia ra từng kì hạn). Các tài liệu đảm bảo cho khoản tín dụng( nếu có), gồm các tài liệu chứng minh tài sản thế chấp, vật cầm cố, cam kết bảo lãnh hoặc các đảm bảo khác như tiền gửi hoặc vàng. 3.2 Trình tự xét duyệt cho vay: Các yếu tố mà ngân hàng tiến hành xem xét sau khi đã nhận đ ựơc thủ tục hợp lệ gồm: a. Năng lực vay của khách h àng : Ngân hàng chỉ thực hiện quan hệ tín dụng tiêu dùng với những cá nhân có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự. Không cho vay đối với người vị thành niên, người bị truy cứu trách nhiệm h ình sự hoặc đ ang chấp hành án, người rối loạn tâm thần. b. Các yếu tố liên quan tới việc phê duyệt khoản tín dụng :
- - Độ tin cậy của người vay: yếu tố này đư ợc xem xét thông qua: Hồ sơ quá khứ của khách hàng: cho biết thu nhập và chi tiêu bình quân, thói • quen chi tiêu, chất lượng thanh toán séc, quan hệ vay trả, số lượng giao dịch. Các nhận định thông qua việc phỏng vấn, trao đổi trực tiếp với người vay, • thông qua thủ tục vay vốn. Thông tin từ các ngân hàng có quan hệ thanh toán, tiền gửi, tín dụng với • khách hàng: doanh số cho vay, thu nợ, d ư nợ, nội dung thanh toán, các quan hệ thanh toán với khách hàng liên quan. Thông tin từ trung tâm thông tin rủi ro của NHNN và từ thị trư ờng: dư lu ận • CBCNV, dư luận xã hội, báo chí. Thông tin giới thiệu về khách h àng của người đ áng tin cậy cho một khách • hàng mới. - Mục đích sử dụng vốn vay: vốn vay phải được sử dụng hợp lí, điều đó cho phép kho ản vay ho àn trả và phù h ợp với chính sách tín dụng của ngân h àng. Ngân hàng không cho vay nếu mục đích không hợp pháp, đ ầu cơ hoặc không nêu đ ược lý do vay m ượn. - Năng lực hoàn trả :đánh giá kh ả n ăng trong tương lai, người vay có các nguồn tài chính để trả nợ hay không. Năng lực được đ ánh giá qua nhiều tiêu thức khác nhau: tuổi đời, sức khoẻ, ho àn cảnh gia đình, số dư tài khoản tiết kiệm (nếu có), nghề nghiệp, trình độ học vấn, thu nhập, sự ổn định thu nhập cũng nh ư khả năng tháo vát của người vay.
- - Các đảm bảo tín dụng : thường áp dụng đối với các khoản cho vay đ ịnh kì và đóng vai trò là nguồn thu nợ dự phòng trong trường hợp không thực hiện được kế hoạch trả nợ. + Đảm bảo bằng tài sản thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh của b ên thứ ba. + Đảm bảo bằng tín chấp: cam kết bảo lãnh của người thứ ba về việc sẽ gánh chịu ngh ĩa vụ pháp lí khi người vay không thực hiện được nghĩa vụ trả nợ. + Đảm bảo bằng tiền gửi + Đảm bảo khác: hợp đồng bảo hiểm, vàng bạc, đá quý... -Mức cho vay và kỳ hạn khoản tín dụng: Sau khi đã trừ đi khả năng tài chính tự có của cá nhân vay, khả năng này phải bằng hoặc cao hơn mức tối thiểu do ngân hàng qui định đối với từng khoản vay... Ngân hàng sẽ cho vay phần sai biệt giữa chi phí cần mua sắm với khả năng tài chính tự có này. + Kỳ hạn: tuỳ từng mục đ ích, đối tượng m à có các loại kì hạn khác nhau.Nó cũng gồm các loại : Ngắn, trung và dài hạn. Sau khi đã xem xét các yếu tố cần thiết, việc cấp tín dụng đ ược tiến hành theo các cách thức tuỳ theo trực tiếp hay gián tiếp đã nêu. 3.3 Theo dõi n ợ và thu nợ : Dù được cấp dưới h ình thức n ào đi n ữa thì việc theo dõi khoản tín dụng đã cấp là rất cần thiết.Quá trình này được tiến h ành bằng cách định kì( 6 tháng hoặc 1 năm) hay đột xuất tuỳ vào biểu hiện từ phía khách hàng. Việc theo dõi n ày đem lại cho ngân hàng hàng lo ạt các thông số cần thiết, đó là:
- - Chất lượng đ iều hành tài khoản. - Sự ổn đ ịnh về tài chính của người đi vay. - Sử dụng vốn vay có đúng mục đ ích không . - Các đảm bảo. - Tiến độ trả nợ. - Diễn biến d ư nợ trên tài khoản vãng lai. - Cần điều chỉnh các mức tín dụng hay không..v.v.. + Thu nợ : Tu ỳ theo hình thức cấp tín dụng m à quá trình thu nợ diễn ra khác nhau - Đối với tín dụng theo đ ịnh kì, việc thu nợ tiến hành theo kì hạn ghi trên hợp đ ồng tín dụng; lãi được tính như một khoản ứng trước trong tín dụng sản xuất. - Đối với tín dụng vãng lai: việc hoàn trả định kì không cần xác lập, khách hàng có thể hạ dư nợ bằng việc nộp tiền với số lư ợng và thời điểm tuỳ ý.Lãi được tính bằng nhiều phương pháp và thẻ cũng được thực hiện tương tự. - Đối với tín dụng trả góp: Trả lần đ ầu 20%-30% dư nợ , 70%-80% dư n ợ còn lại được trả dần theo các kì h ạn như một khoản tín dụng định kì, gốc và lãi được tính theo phương pháp trả dần. 4. Vai trò của cho vay tiêu dùng : - Đối với ngân hàng : * Tác động tích cực : Giúp mở rộng quan hệ với khách hàng, từ đó làm tăng khả năng huy động tiền gửi cho ngân h àng; tạo điều kiện đ a dạng hoá các hoạt động kinh doanh, góp ph ần năng cao thu nhập và phân tán rủi ro cho ngân hàng.
- * Tác động tiêu cực : Cho vay tiêu dùng chi phí và rủi ro cao nên cần có biện pháp để khắc phục. - Đối với người tiêu dùng : * Tác đ ộng tích cực : thông qua vay tiêu dùng, người tiêu dùng được hưởng các tiện ích trước khi tích luỹ đủ tiền đặc biệt trong trường hợp chi tiêu có tính chất cấp bách như chi cho giáo dục và y tế; khuyến khích việc tăng thu nhập và tiết kiệm chi tiêu để trả nợ vay . * Tác động tiêu cực : nếu lạm dụng việc đi vay để tiêu dùng thì có th ể dẫn tới việc người đi vay chi tiêu vượt quá mức cho phép, làm giảm khả năng tiết kiệm và chi tiêu trong tương lai; nếu người đ i vay lâm vào tình trạng khó kh ăn, mất khả năng chi trả thì sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống. - Đối với nền kinh tế : * Tác động tích cực: cho vay tiêu dùng n ếu được dùng để tài trợ cho các chi tiêu về hàng hoá và dịch vụ trong nước th ì nó có tác dụng rất tốt cho việc kích cầu, tạo đ iều kiện cho sản xuất phát triển, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. * Tác động tiêu cực : cho vay tiêu dùng n ếu không đ ược sử dụng đúng mục đ ích trên, ch ẳng những không có tác dụng kích cầu mà còn làm giảm khả năng tiết kiệm trong nư ớc. 5. Rủi ro trong cho vay tiêu dùng: - Việc đánh giá tư cách người vay là rất khó do các thông tin cá nhân đáng ra người vay phải trình bày th ường được dễ dàng giữ kín ( chẳng hạn triển vọng về công việc hay sức
- kho ẻ ). - Các nguyên nhân dẫn đến việc không trả được nợ th ì có nhiều, cả chủ quan và khách quan nhưng phổ biến là : việc làm và lợi tức thu được của người vay bị ảnh hưởng hay mất đ i. Điều n ày thường xảy ra khi ngư ời vay bị thất n ghiệp, ngo ài ra còn các nguyên nh ân : do b ệnh tật, tai nạn, chết, nghĩa vụ quân sự, hoặc các sự cố trong gia đình... - Các nguyên nhân khác : sự lừa đ ảo của người vay, ảnh hưởng của môi trường hay dự đoán vào tương lai của người vay... CHƯƠNG II :PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG ĐÀ NẴNG I.VÀI NÉT VỀ LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG ĐÀ NẴNG. 1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân h àng Công Thương Đà Năîng Chi nhánh Ngân hàng Công Thương (NHCT) Đà Nẵng được tách ra từ Chi nhánh NHCT Tỉnh QNĐN, chính thức hoạt động từ ngày 01/01/1997 theo Quyết định số 14/ NHCT -QĐ ngày 17/12/1996 của Tổng giám đốc NHCT Việt Nam, trên cơ sở chia tách địa giới h ành chính của Nh à nước thành 2 đ ơn vị là Quảng Nam và TP Đà Nẵng. Chi nhánh NHCT TP Đà Nẵng là đ ơn vị thành viên của NHCT Việt Nam. Tiền thân của NHCT Đà Nẵng sau năm 1975 là NHNN TP Đà Nẵng . Tháng 07/1988 đến nay, sau khi hệ thống NH VN chuyển từ một cấp quản lý thành 2 cấp ( Hệ thống NHNN và Hệ thống NHTM ) thì đổi thành NHCT Tỉnh QNĐN ( nay là NHCT Đà Nẵng).
- Quá trình ho ạt động kinh doanh cho đ ến nay đã phát triển lớn mạnh về nhiều mặt, số lượng khách hàng giao dịch ngày càng tăng, doanh số huy động, cho vay càng lớn, chất lượng hoạt động kinh doanh ngày càng được nâng lên và đã mở ra nhiều hình thức huy động, cho vay phong phú, đa dạng các dịch vụ Ngân h àng đ ể đ áp ứng phục vụ ngày càng tốt hơn cho quá trình phát triển kinh tế và ho ạt động kinh doanh. Từ những thành qu ả nổi bật trong quá trình phát triển đã được Nhà nước tặng thưởng Huân chương lao động hạng 3. Hiện nay cùng với sự phát triển chung Chi nhánh NHCT Đà Nẵng từng bước đổi mới, xây dựng phong cách giao dịch của người cán bộ NHCT, đổi mới hiện đ ại hoá công ngh ệ Ngân hàng chu ẩn bị các đ iều kiện để hội nhập. 2.Về cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ của các phòng ban: 2.1 Cơ cấu tổ chức : Tổ chức bộ máy quản lí tốt sẽ góp phần không nhỏ trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của Chi nhánh. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lí của Chi nhánh được thể hiện qua sơ đồ sau : 2.2 Nhiệm vụ của ban giám đốc và các phòng ban: - Ban Giám đốc Chi nhánh do NHCT Việt Nam quyết định bổ nhiệm theo Quy ch ế bổ nhiệm và bổ nhiệm lại của Nhà nư ớc. Giám đốc Chi nhánh chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc NHCT Việt • Nam, điều h ành chung toàn bộ hoạt động kinh doanh của Chi nhánh từ Hội sở chính đến các chi nhánh trực thuộc Liên Chiểu, Ngũ Hành Sơn. Trực tiếp chỉ đạo các phòng chức n ăng Cân đối tổng hợp, Tổ chức cán bộ, Kiểm tra nội bộ, Phòng Giao dịch Hải Châu, Phòng Thông tin điện toán.
- Các Phó Giám đốc: Thay mặt Giám đốc, điều h ành các hoạt động của các • phòng chuyên đ ề Tín dụng, Tiền tệ Kho quỹ, Quản lý tiền gửi dân cư, Hành chính, Kế toán tài chính, Kinh doanh Đối ngoại. Chịu trách nhiệm cá nhân trư ớc Giám đốc và Pháp luật về những công việc do mình giải quyết, chịu trách nhiệm điều hành hoạt động của Chi nhánh khi được giám đốc uỷ quyền. Các phòng chức năng : • 1- Phòng Kinh doanh đối ngoại: thực hiện chức n ăng kinh doanh trên các lĩnh vực Ngoại hối như mở L/C, cho vay, thu đổi ngoại tệ, chuyển tiền nhanh và các dịch vụ khác. 2- Phòng Quản lý Tiền gửi dân cư : thực hiện nghiệp vụ Huy đ ộng vốn trong dân cư như Tiết kiệm, Trái phiếu, các dịch vụ khác... Phòng tín dụng : Thực hiện chức năng kinh doanh như cho vay cá th ể, các tổ 3- chức kinh tế Quốc doanh, ngoài Quốc doanh. Phòng cân đối tổng hợp: Tổng hợp số liệu báo cáo thống kê, cân đối vốn 4- kinh doanh, xây dựng chiến lư ợc kinh doanh, tiếp thị, khai thác thị trường, phát triển các dịch vụ Ngân h àng. Phòng Kế toán tài chính : Thực hiện hạch toán kế toán theo chế độ quy định 5- và các dịch vụ khác... Phòng tổ chức cán bộ : Thực hiện các chính sách chế độ và quyền lợi cho 6- người lao động, tham mưu cho Ban giám đốc về quy hoạch, đề bạt, bổ nhiệm, đ ào tạo bồi dưỡng, điều động cán bộ, tổ chức bộ máy mạng lưới của Chi nhánh.
- Phòng Tiền tệ kho quỹ : Thực hiện các nghiệp vụ về Kho quỹ NH, thu- chi 7- tiền cho khách hàng. Phòng Kiểm tra nội bộ: Thực hiện chức năng kiểm tra, kiểm soát các hoạt 8- động của nội bộ NHCT. Phòng Thông tin điện toán : Cập nhật, lưu trữ số liệu hoạt động của Chi 9- nhánh, triển khai các chương trình đ iện tử quản lý trên mạng của hệ thống và các chương trình ứng dụng có liên quan đ ến khách hàng. Phòng hành chính : Thực hiện chức năng hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh 10- của Chi nhánh, mua sắm dụng cụ, trang thiết bị, sắp xếp, tổ chức hội họp, hội nghị, tiếp khách, quan hệ đối nội, đối ngoại, quản lý, bảo vệ tài sản của ngân hàng... Phòng giao dịch Hải Châu : Là đơn vị phụ thuộc, thực hiện chức năng kinh 11- doanh của Ngân h àng nh ư cho vay, thu tiền gửi, và các dịch vụ khác ... trong phạm vi u ỷ quyền của Giám đốc Chi nhánh. Các chi nhánh trực thuộc: Thực hiện chức năng kinh doanh của một Ngân 12- hàng, hạch toán phụ thuộc. 3. Mạng lưới hoạt động và tình hình nhân sự : Mạng lư ới hoạt động : - Hội sở chính tại 172 Nguyễn Văn Linh, Qu ận Thanh Kh ê Đà Nẵng. - Hai chi nhánh là NHCT Liên Chiểu đóng tại Quận Liên Chiểu Đà Nẵng, NHCT Ngũ Hành Sơn đóng tại Quận Ngũ Hành Sơn Đà Nẵng. - Hai phòng giao dịch là Hải Châu tại 36 Trần Quốc Toản Đà Nẵng và Phòng Giao dịch Khu công nghiệp Liên Chiểu.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài thuyết trình Tài chính tiền tệ: Lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 2008 - 2012
54 p | 769 | 131
-
Đề tài khoa học: Tính độc lập của ngân hàng trung ương trong mối quan hệ với lạm phát-nghiên cứu thực tế tại Việt Nam
85 p | 390 | 124
-
Luận văn Mối quan hệ giữa vàng và lạm phát tại Việt Nam
72 p | 420 | 73
-
Tiểu luận Lý thuyết Tài chính tiền tệ: Tóm lược lý thuyết về mối quan hệ giữa lạm phát và bội chi ngân sách nhà nước
17 p | 169 | 19
-
Tổng quan báo cáo: Mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường định hưỡng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
225 p | 103 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam - Nguyễn Ngọc Hải
48 p | 33 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Mối quan hệ giữa lạm phát và giá vàng tại Việt Nam
132 p | 54 | 9
-
Đề tài nghiên cứu: Quy trình Toán học hóa để phát triển các năng lực về thay đổi và các mối quan hệ của học sinh mười lăm tuổi
85 p | 117 | 9
-
Tóm tắt báo cáo tham luận: Lạm phát và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam với mục tiêu phát triển bền vững
10 p | 91 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế - Nghiên cứu thực nghiệm ở Việt Nam - Trương Minh Tuấn
78 p | 68 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam
112 p | 36 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu tác động của lạm phát đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam giai đoạn 1986 – 2013
92 p | 61 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam
110 p | 36 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Hiệu ứng Fisher ở các quốc gia Đông Nam Á là mối quan hệ tuyến tính hay phi tuyến
98 p | 35 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Mối quan hệ giữa lạm phát, tốc độ tăng trưởng kinh tế và sự phát triển của thị trường chứng khoán - Bằng chứng thực nghiệm tại Việt Nam
106 p | 26 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Mối quan hệ phi tuyến lạm phát và tăng trưởng ở các nước đang phát triển
74 p | 15 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Mối quan hệ giữa lạm phát và truyền dẫn tỷ giá tại Việt Nam
86 p | 35 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn