Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Hiệu ứng Fisher ở các quốc gia Đông Nam Á là mối quan hệ tuyến tính hay phi tuyến
lượt xem 5
download
Bài nghiên cứu thực hiện kiểm định sự tồn tại của hiệu ứng Fisher ở các quốc gia Đông Nam Á (bao gồm Brunei. Campuchia, Malaysia, Singapore, Myanmar, Philippines, Indonesia, Thái Lan, Đông Timor và Việt Nam) và xác định mối quan hệ giữa lạm phát và lãi suất là mối quan hệ tuyến tính hay phi tuyến, từ đó phát hiện mối quan hệ trong dài hạn giữa hai chuỗi dữ liệu này.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Hiệu ứng Fisher ở các quốc gia Đông Nam Á là mối quan hệ tuyến tính hay phi tuyến
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH Phạm Duy Hùng HIỆU ỨNG FISHER Ở CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á LÀ MỐI QUAN HỆ TUYẾN TÍNH HAY PHI TUYẾN ? LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2014
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH Phạm Duy Hùng HIỆU ỨNG FISHER Ở CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á LÀ MỐI QUAN HỆ TUYẾN TÍNH HAY PHI TUYẾN ? Chuyên ngành : Tài chính ngân hàng Mã số: 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN KHẮC QUỐC BẢO Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2014
- LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận văn (ký và ghi rõ họ tên) Phạm Duy Hùng
- MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC HÌNH TÓM TẮT ....................................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU ........................................................................................... 2 1.1 Lý do chọn đề tài ................................................................................................ 2 1.2 Mục tiêu nghiên cứu: .......................................................................................... 3 1.3 Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................. 3 1.4 Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 4 1.5 Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 4 1.6 Cấu trúc luận văn ................................................................................................ 4 CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN HỌC THUẬT – KẾT QUẢ CÁC NGHIÊN CỨU TRƢỚC ........................................................................................................................... 5 2.1 Hiệu ứng Fisher .................................................................................................. 5 2.2 Các kết quả nghiên cứu thực nghiệm về sự tồn tại của hiệu ứng Fisher ............ 7 2.2.1 Các nghiên cứu ở Mỹ ................................................................................... 7 2.2.2 Các nghiên cứu ở các nước phát triển OECD ............................................ 10 2.2.3 Các nghiên cứu ở các nước đang phát triển ............................................... 11
- CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................... 15 3.1 Mô hình lý thuyết ............................................................................................. 15 3.2 Các phương pháp ước lượng ............................................................................ 16 3.2.1 Kiểm định nghiệm đơn vị .......................................................................... 17 3.2.2 Uớc lượng theo phương pháp bình phương bé nhất – OLS ...................... 21 3.2.3 Kiểm định đồng liên kết Johansen ............................................................. 22 3.2.4 Thuật toán ACE ......................................................................................... 24 3.2.5 Mô hình vector hiệu chỉnh sai số - VECM ................................................ 26 3.3 Dữ liệu nghiên cứu ........................................................................................... 27 CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU................................................................... 29 4.1 Ước lượng mối quan hệ giữa lạm phát và lãi suất bằng OLS .......................... 29 4.2 Kiểm định mối quan hệ đồng liên kết của lạm phát và lãi suất bằng phương pháp Johansen và mô hình VECM ............................................................................. 33 4.3 Ước lượng mối quan hệ phi tuyến giữa lãi suất và lạm phát theo hiệu ứng Fisher .......................................................................................................................... 45 KẾT LUẬN ................................................................................................................... 55 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ACE Kỳ vọng có điều kiện xen kẽ (Alternating Conditional Expectation) ADF Dickey-Fuller Hiệu chỉnh (Augmented Dickey-Fuller) OECD Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (Organization for Economic Co-operation and Development) OLS Phương pháp Bình phương nhỏ nhất (Ordinary Least Square) PPP Ngang giá sức mua (Purchasing Power Parity) UIP Ngang giá lãi suất không phòng ngừa (Uncovered Iterest rate Parity) USD Đồng đô la Mỹ (United States dollar) VECM Mô hình vetor hiệu chỉnh sai số (Vector Error Correction Model) VND Đồng Việt Nam (Vietnam Dong)
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1: Thời gian nghiên cứu tại Brunei, Campuchia, Indonesia, Malaysia và Myanmar ............................................................................................. 28 Bảng 3.2: Thời gian nghiên cứu tại Philippines, Singapore, Thái Lan, Đông Timor và Việt Nam ............................................................................. 28 Bảng 4.1: Kiểm định Unit root cho lạm phát cho Singapore và Đông Timor .... 29 Bảng 4.2: Kiểm định Unit root cho lãi suất cho Singapore và Đông Timor ....... 29 Bảng 4.3: Kết quả hồi quy OLS tại Singapore .................................................... 30 Bảng 4.4: Kết quả kiểm định Ramsey Reset Test ............................................... 31 Bảng 4.5: Kết quả hồi quy OLS tại Đông Timor ................................................ 32 Bảng 4.6: Kiểm định ADF đối với biến lạm phát ở 6 quốc gia còn lại ............... 33 Bảng 4.7: Kiểm định ADF đối với biến lãi suất ở 6 quốc gia còn lại ................. 34 Bảng 4.8: Kiểm định ADF(1) đối với biến lạm phát ở 6 quốc gia còn lại .......... 35 Bảng 4.9: Kiểm định ADF(1) đối với biến lãi suất ở 6 quốc gia còn lại ............ 35 Bảng 4.10: Kiểm định Johansen tại Brunei, Campuchia, Malaysia và Indonesia ............................................................................................................. 36 Bảng 4.11: Kiểm định Johansen tại Philippines, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam ............................................................................................................. 37 Bảng 4.12: Kết quả VECM tại Campuchia ........................................................... 39 Bảng 4.13: Kết quả VECM tại Indonesia .............................................................. 40 Bảng 4.14: Kết quả VECM tại Philippines ........................................................... 40 Bảng 4.15: Kết quả VECM tại Malaysia ............................................................... 41 Bảng 4.16: Kết quả VECM tại Thái Lan ............................................................... 41 Bảng 4.17: Kết quả VECM tại Việt Nam .............................................................. 42 Bảng 4.18: Kết quả từ VECM ............................................................................... 42 Bảng 4.19: Kết quả hiệu chỉnh sai số .................................................................... 43
- Bảng 4.20: Kiểm định ADF đối với biến lạm phát điều chỉnh ở Brunei và Myanmar ............................................................................................. 48 Bảng 4.21: Kiểm định ADF đối với biến lãi suất điều chỉnh ở Brunei và Myanmar ............................................................................................................. 48 Bảng 4.22: Kiểm định ADF(1) đối với biến lạm phát điều chỉnh ở Brunei và Myanmar ............................................................................................. 49 Bảng 4.23: Kiểm định ADF(1) đối với biến lãi suất điều chỉnh ở Brunei và Myanmar ............................................................................................. 49 Bảng 4.24: Kiểm định đồng liên kết đối với Myanmar ......................................... 50 Bảng 4.25: Kiểm định đồng liên kết đối với Brunei ............................................. 51 Bảng 4.26: Kết quả VECM tại Brunei sau chuyển đổi ......................................... 52
- DANH MỤC HÌNH Hình 4.1: Đồ thị biến lãi suất sau chuyển đổi tại Brunei .................................... 46 Hình 4.2: Đồ thị biến lạm phát sau chuyển đổi tại Brunei .................................. 46 Hình 4.3: Đồ thị biến lạm phát sau chuyển đổi tại Myanmar ............................. 47 Hình 4.4: Đồ thị biến lãi suất sau chuyển đổi tại Myanmar ............................... 47
- 1 TÓM TẮT Hiệu ứng Fisher, được lập luận bởi Fisher (1930), từ lâu đã trở thành một trong những chủ đề gây nhiều tranh cãi trong lĩnh vực tài chính quốc tế. Nhiều nhà khoa học đã thực hiện nghiên cứu vấn đề này ở nhiều quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, kết quả thu được là không giống nhau. Bài nghiên cứu này kiểm chứng thực nghiệm mối quan hệ giữa lạm phát và lãi suất trên 10 quốc gia đang phát triển khu vực Đông Nam Á (bao gồm Campuchia, Brunei, Malaysia, Indonesia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan, Đông Timor và Việt Nam) bằng cách sử dụng các phương pháp kiểm định kinh tế lượng. Chuỗi dữ liệu lạm phát và lãi suất trong giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2013 được chọn làm thời kì nghiên cứu. Kết quả từ kiểm định nghiệm đơn vị ADF cho thấy lạm phát và lãi suất là chuỗi thời gian dừng bậc 0 tại Singapore và Đông Timor và là chuỗi dừng bậc 1 ở các quốc gia còn lại. Kiểm định đồng liên kết Johansen đưa ra những bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ tuyến tính dài hạn giữa lạm phát và lãi suất ở một số quốc gia. Tuy nhiên, các tiếp cận bằng thuật toán ACE chỉ ra mối quan hệ này là phi tuyến ở quốc gia khác. Hơn nữa, mô hình vector hiệu chỉnh sai số VECM cho thấy sự điều chỉnh mức cân bằng trong dài hạn của hai biến vĩ mô này. Nhìn chung, bài nghiên cứu cung cấp bằng chứng thực nghiệm về hiệu ứng Fisher tồn tại ở hầu hết các quốc gia Đông Nam Á.
- 2 CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1 Lý do chọn đề tài Trong nền kinh tế thị trường hoạt động đầy sôi nổi và cạnh tranh gay gắt, để đạt được hiệu quả kinh doanh và đứng vững trên thương trường, các nhà kinh tế cũng như các doanh nghiệp, nhà đầu tư cần phải nhanh chóng tiếp cận, nắm bắt và hiểu rõ các vấn đề kinh tế. Trong đó, lạm phát là một khái niệm quan trọng trong nền kinh tế vĩ mô đồng thời là mối quan tâm lớn đối với các nhà hoạch định chính sách của chính phủ, các công ty, người làm thuê và các nhà đầu tư. Tình trạng lạm phát đã có những tác động rất lớn không chỉ đến đời sống của người dân mà còn ảnh hưởng sâu rộng đến sự tăng trưởng của nền kinh tế. Cụ thể lạm phát cao làm cho suy giảm chất lượng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam rõ rệt, không những vậy tình trạng lạm phát cao còn đẩy các doanh nghiệp Việt Nam vào tình hình sản xuất khó khăn do giá các nguyên vật liệu đầu vào tăng cao và sự sụt giảm từ doanh thu thực tế do tình hình lạm phát. Bên cạnh đó lạm phát cao còn làm gia tăng khoảng cách giàu nghèo trong xã hội và làm tiềm ẩn các nguy cơ bất ổn xã hội. Một trong những biện pháp của chính phủ dùng để kiểm soát lạm phát là công cụ chính sách tiền tệ và đặc biệt là công cụ lãi suất. Lãi suất là một phạm trù kinh tế tổng hợp có liên quan chặt chẽ đến một số phạm trù kinh tế khác và đóng vai trò như là một đòn bẩy kinh tế cực kỳ nhạy bén trong mỗi doanh nghiệp và đời sống cá nhân, có ảnh hưởng trực tiếp đến chính các hoạt động của các doanh nghiệp và cá nhân, và hơn cả là một công cụ quan trọng trong chính sách tiền tệ quốc gia. Do tầm quan trọng của hai yếu tố lạm phát và lãi suất, đề tài nghiên cứu về mối quan hệ giữa lạm phát và lãi suất trở thành một trong những vấn đề nóng bỏng được các nhà kinh tế học nghiên cứu. Điển hình là lý thuyết hiệu ứng Fisher. Tuy nhiên, các bài nghiên cứu trước đây vẫn đưa ra những kết quả khác nhau về mối quan hệ giữa lạm phát và lãi suất. Một số tìm thấy bằng chứng ủng hộ hiệu ứng Fisher nhưng một số
- 3 khác lại không đưa ra các phát hiện về mối quan hệ này. Nguyên nhân từ sự thất bại này được một vài nhà kinh tế học gần đây lý giải bằng đặc tính không dừng của chuỗi dữ liệu – unit root process. Thế nhưng chuỗi dữ liệu lạm phát và lãi suất lại cho thấy một xu hướng tương đối giống nhau, đặc biệt một vài nghiên cứu dùng phương pháp hồi quy lại phát hiện sự tương quan cùng chiều giữa hai biến kinh tế này. Điều này được gọi là price puzzle. Chính vì những lý do trên, tôi nhận thấy mối quan hệ giữa lạm phát và lãi suất là một đề tài cấp thiết. Do đó tôi chọn đề tài “Hiệu ứng Fisher ở các quốc gia Đông Nam Á là mối quan hệ tuyến tính hay phi tuyến ?” làm luận văn thạc sĩ với mục tiêu tìm các bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ giữa hai biến kinh tế quan trọng này. Trên cơ sở đó, có thể giúp các nhà đầu tư, các nhà chính sách có cái nhìn mới để có những giải pháp, chính sách thích hợp trong việc điều hành nền kinh tế Việt Nam. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu: Bài nghiên cứu thực hiện kiểm định sự tồn tại của hiệu ứng Fisher ở các quốc gia Đông Nam Á (bao gồm Brunei. Campuchia, Malaysia, Singapore, Myanmar, Philippines, Indonesia, Thái Lan, Đông Timor và Việt Nam) và xác định mối quan hệ giữa lạm phát và lãi suất là mối quan hệ tuyến tính hay phi tuyến, từ đó phát hiện mối quan hệ trong dài hạn giữa hai chuỗi dữ liệu này. 1.3 Câu hỏi nghiên cứu Để tiến hành nghiên cứu mối quan hệ giữa lạm phát và lãi suất, chúng ta cần xem xét và thực hiện kiểm định nhằm tìm được kết quả cho các vấn đề sau: Lạm phát và lãi suất là chuỗi dữ liệu dừng hay không dừng ? Liệu lạm phát và lãi suất có hiện tượng đồng liên kết hay không? Mối quan hệ đồng liên kết này là đồng liên kết tuyến tính hay phi tuyến?
- 4 1.4 Phạm vi nghiên cứu Đề tài nghiên cứu và kiểm định mối quan hệ giữa lạm phát và lãi suất trong giai đoạn từ năm 2000 đến 2013 tại 10 quốc gia Đông Nam Á , bao gồm Brunei. Campuchia, Malaysia, Singapore, Myanmar, Philippines, Indonesia, Thái Lan, Đông Timor và Việt Nam. 1.5 Phƣơng pháp nghiên cứu Bài nghiên cứu sử dụng dữ liệu theo tháng của lãi suất và lạm phát. Sau đó dựa vào các kiểm định nghiệm đơn vị Augmented Dickey–Fuller để xác định đặc tính của 2 chuỗi dữ liệu là dừng hay không dừng. Bài nghiên cứu thực hiện kiểm định đồng liên kết được đề xuất bởi Johansen (2000) nhằm xác định mối quan hệ tuyến tính trong dài hạn của lạm phát và lãi suất. Trong trường hợp quan hệ đồng liên kết tuyến tính không tồn tại, cách tiếp cận bằng thuật toán ACE sẽ cho phép chuyển đổi dữ liệu để kiểm định đồng liên kết phi tuyến giữa hai biến kinh tế tại 10 quốc gia Đông Nam Á. Cuối cùng, mô hình VECM được sử dụng để xác định sự điều chỉnh trong cân bằng dài hạn giữa lạm phát và lãi suất. 1.6 Cấu trúc luận văn Bài nghiên cứu được trình bày như sau. Chương 1 là phần giới thiệu, trong đó trình bày lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi, phạm vi và phương pháp nghiên cứu. Chương 2 trình bày cơ sở lý thuyết và kết quả các nghiên cứu thực nghiệm về sự tồn tại của hiệu ứng Fisher. Chương tiếp theo, chúng tôi thực hiện xây dựng mô hình lý thuyết và tập trung vào phương pháp nghiên cứu. Chương 4 xem xét và phân tích kết quả nghiên cứu về mối quan hệ đồng liên kết giữa lạm phát và lãi suất ở các quốc gia Đông Nam Á. Từ đó đưa ra nhận định về sự tồn tại của hiệu ứng Fisher ở các nước này. Chương 5, phần cuối của bài, sẽ tổng hợp lại những phát hiện của bài nghiên cứu và kết luận.
- 5 CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN HỌC THUẬT – KẾT QUẢ CÁC NGHIÊN CỨU TRƢỚC 2.1 Hiệu ứng Fisher Hiệu ứng Fisher là một trong những chủ đề mang đến nhiều ý kiến khác nhau trong lĩnh vực tài chính quốc tế. Trong nhiều năm qua, nhiều giả thiết được đặt ra và nhiều phương pháp được áp dụng để kiểm định điều này. Mối quan hệ giữa lãi suất và lạm phát, đầu tiên đưa ra bởi Fisher (1930), mặc nhiên cho rằng lãi suất danh nghĩa trong giai đoạn bất kỳ bằng tổng của lãi suất thực tế và tỷ lệ lạm phát kỳ vọng. Điều này được gọi là hiệu ứng Fisher. Fisher (1930) đưa ra giả thuyết rằng lãi suất danh nghĩa có thể được chia thành hai thành phần. Theo Fisher, lãi suất danh nghĩa sẽ tương đương với lãi suất thực và lạm phát. Tức: (1+lãi suất danh nghĩa) = (1+lãi suất thực)(1+ lạm phát). Đẳng thức trên cho thấy lãi suất danh nghĩa có thể thay đổi do ba nguyên nhân: lãi suất thực thay đổi, tỷ lệ lạm phát thay đổi, hay cả hai cùng thay đổi.Với giả định thị trường vốn là hoàn hảo và các dòng vốn có thể chuyển dịch tự do, lãi suất thực ở các nước sẽ tiến về mức cân bằng. Lúc này một sự chênh lệch trong lãi suất danh nghĩa thể hiện chênh lệch trong lạm phát. Một cách diễn đạt khác: Hiệu ứng Fisher cho rằng: trong dài hạn, tỷ lệ lạm phát tác động vào lãi suất danh nghĩa theo tỷ lệ 1:1.Điều này có nghĩa lãi suất danh nghĩa trong dài hạn sẽ hoàn toàn di chuyển cùng hướng với lạm phát kì vọng. Và Fisher nhấn mạnh rằng trong dài hạn, lãi suất thực là không đổi và sẽ không chịu tác động của cả lạm phát lẫn lãi suất danh nghĩa. Kết luận trên cho thấy lãi suất thực sẽ không bị ảnh hưởng bởi các chính sách tiền tệ. Với vai trò quan trọng của chính sách tiền tệ trong điều hành nền kinh tế vĩ mô, mối quan hệ giữa lạm phát và lãi suất đã trở thành chủ đề nóng cho nhà nghiên cứu kinh tế. Tuy nhiên, các bài nghiên cứu trước đây lại tìm ra những bằng chứng khác nhau về hiệu ứng Fisher.
- 6 Fisher (1930) đã kiểm tra mối quan hệ giữa lãi suất danh nghĩa và tỷ lệ lạm phát của Mỹ và Anh với giả thiết rằng kỳ vọng lạm phát được hình thành trên cơ sở của một cấu trúc độ trễ phân phối. Bằng việc sử dụng dữ liệu theo năm trong thời kì 1890 – 1927 với Mỹ và thời kì 1820 – 1924 với Anh. Fisher thấy rằng kỳ vọng lạm phát không được ngay lập tức phản ánh vào lãi suất. Đối với Mỹ, mối tương quan cao nhất (0.86) giữa lãi suất dài hạn và thay đổi giá thu được khi sau hơn 20 năm (với độ trễ là 20) , trong khi đối với Anh, hệ số tương quan 0,98 thu được sau hơn 28 năm. Nghiên cứu về lãi suất chứng chỉ có giá ngắn hạn trong mối quan hệ với sự thay đổi giá hằng quý ở Mỹ đã ủng hộ những bằng chứng về mối quan hệ dài hạn giữa lãi suất và lạm phát. Fisher(1930) đã kết luận: “Chúng tôi đã tìm thấy bằng chứng tổng quá và củ thể… rằng sự thay đổi giá cả ảnh hưởng đến lãi suất theo cách mà được đề cập trong thuyết tiên nghiệm. Nhưng việc tiên nghiệm là không hoàn hảo, tác động sẽ nhỏ hơn lý thuyết và độ trễ của sự thay đổi giá, ở vài thời kì, là khá lớn. Khi ảnh hưởng của sự thay đổi giá đến lãi suất được phân phối qua nhiều năm, chúng tôi phát hiện hệ số tương quan cao, và điều này cho thấy rằng lãi suất sẽ theo sau sự thay đổi giá, mặc dù sau một khoảng thời gian”. (Trích Fisher(1930,tr.451) Mặc dù nhiều nghiên cứu thực nghiệm tìm thấy mối tương quan cùng chiều giữa lạm phát và lãi suất ở Mỹ, Canada và Anh, một số nghiên cứu không tìm thấy tỷ lệ 1:1 được đề cập bởi Fisher. (Mishkin, 1981, 1984, 1988, 1992; Bonham, 1991; Jacques, 1995; Peng, 1995; Malliaropulos, 2000; Atkins and Coe, 2002; Bajo et al., 2003; Clemente et al., 2004; and Granville and Mallick, 2004). Tuy nhiên, bằng chứng về hiệu ứng Fisher đối với các nước phát triển như Đức, Hà Lan, Thụy Sĩ, Nhật và Úc được nghiên cứu bởi Peng (1995), Yuhn (1996), Olekalns (1996), Hawtry (1997), và Koustas & SerMishkin (1999) cũng chưa thật sự rõ ràng.
- 7 2.2 Các kết quả nghiên cứu thực nghiệm về sự tồn tại của hiệu ứng Fisher 2.2.1 Các nghiên cứu ở Mỹ Sargent (1969), Gibson (1970), Yohe và Karnosky (1969), Lahiri (1976) nghiên cứu kiểm định kết quả của Fisher đối với sự tồn tại của một cấu trúc phân phối độ trễ trong việc hình thành kỳ vọng với.Sargent (1969) và Gibson (1970) đã sử dụng tỷ trọng hình học giảm dần, hay còn gọi là độ trễ Koyck, được đề xuất bởi Koyk(1954); trong khi Yohe và Karnosky (1969) sử dụng kỹ thuật độ trễ Almon để tránh các vấn đề về đa cộng tuyến. Các nghiên cứu của Sargent và Gibson, dựa trên dữ liệu từ thời kỳ trước chiến tranh, khẳng định kết quả nghiên cứu của Fisher về tác động đáng kể của phân phối độ trễ đến các chỉ số kì vọng. Ngoài ra, Gibson quan sát thấy rằng dường như có một yếu tố mang tính chu kỳ trong việc hình thành giá kỳ vọng, gợi ý của một mô hình bậc cao mô phỏng cho thay đổi giá trong quá khứ. Một ý nghĩa quan trọng từ nghiên cứu của ông là các chính sách được đề ra nhằm tác động đến lãi suất sẽ được thể hiện trên những kỳ vọng giá, hay nói cách khác sự thay đổi giá sẽ tác động đến lãi suất. Từ những năm 1960s, các nghiên cứu của Yohe và Karnosky (1969), Gibson (1972) và Lahiri ( 1976) đã tìm thấy bằng chứng về việc giảm độ trễ trong hình thành kì vọng. Yohe và Karnosky phát hiện sự thay đổi giá có tác động lớn trong thời kì 1961-1969 hơn thời kì 1952-1960. Gibson (1972) quan sát thấy rằng có một điểm điều chỉnh trong lãi suất danh nghĩa từ sự thay đổi trong lạm phát trong thời kì 1959-1970, với độ trễ là 6 tháng. Kết quả cho thấy độ trễ ngắn hơn và có tác động lớn hơn đến lãi suất sau 1959, điều này ủng hộ cho nghiên cứu của Yohe và Karnosky. Lahiri, sử dụng 4 phương pháp tiếp cận khác nhau đến lạm phát kì vọng – trung bình cộng, điều chỉnh, ngoại suy và phương pháp Frenkel – và ông tìm thấy bằng chứng về sự hình thành kì vọng nhanh hơn trong thời kì sau 1960, phù hợp với phát hiện của Yohe và Karnosky và Gibson. Nhìn chung, một mối quan hệ tích cực giữa lãi suất và lạm phát với một rút ngắn đáng kể độ trễ từ những năm 1960 trở đi được chứng minh bằng những nghiên cứu trên.
- 8 Thuyết kì vọng hợp lý được phát biểu bởi Muth (1961) và thuyết thị trường hiệu quả được phát triển bởi Fama (1970) đã bác bỏ quan điểm của Fisher. Nếu Fisher cho rằng những thay đổi của giá trong quá khứ sẽ phản ánh trong lãi suất hiện tại thì Fama (1975) cho rằng thay đổi giá tương lai đã được phản ánh trong lãi suất hiện tại rồi. Điều này được giải thích bằng những bằng chứng về thị trường hiệu quả. Fama sử dụng dữ liệu lãi suất trái phiếu chính phủ kì hạn 1 tháng đại diện cho biến lãi suất và sự thay đổi trong chỉ số giá tiêu dùng CPI để đại diện cho lạm phát, ông kiểm định giả thiết Thị trường trái phiếu chính phủ Mỹ là hiệu quả và lãi suất thực của trái phiếu chính phủ kì hạn 1-6 tháng là hằng số. Sử dụng độ trễ từ 1 đến 12 cho giai đoạn 01/1953 – 07/1971, kết quả cho tất cả các kì hạn cho thấy thị trường sử dụng tất cả các thông tin về tỷ lệ lạm phát trong việc thiết lập lãi suất danh nghĩa, từ đó hỗ trợ cho giả thuyết thị trường hiệu quả. Tuy nhiên, nghiên cứu của Fama cũng phần nào cho thấy mối quan hệ giữa lạm phát và lãi suất. Mishkin (1992) nỗ lực tìm bằng chứng về việc tại sao tìm thấy bằng chứng mạnh mẽ về hiệu ứng Fisher ở một số giai đoạn này nhưng lại không tìm thấy ở giai đoạn khác. Ông chỉ ra rằng hiệu ứng Fisher sẽ chỉ xuất hiện trong các mẫu mà lạm phát và lãi suất có xu hướng ngẫu nhiên. Với dữ liệu của Mỹ từ 01/1953 đến 12/1990 và kiểm định nghiệm đơn vị Dickey Fuller và Phillips, ông nhận thấy lạm phát và lãi suất đều chứa nghiệm đơn vị, hay nói cách khác , chúng không dừng. Kiểm định đồng liên kết giữa lạm phát và lãi suất được thực hiện đã phát hiện hiệu ứng Fisher trong dài hạn. Như dự đoán, hiệu ứng Fisher được nhận thấy cho thời kì sau chiến tranh đến 10/1979 , giai đoạn mà lạm phát và lãi suất co xu hướng ngẫu nhiên. Ông không tìm thấy bằng chứng về hiệu ứng Fisher cho thời kì trước chiến tranh và từ 10/1979 đến 09/1982. Nghiên cứu của Bonham (1991), Jacques (1995) và Wallace và Warner (1993) sử dụng dữ liệu cùng kì với Mishkin cũng tìm thấy kết quả về nghiệm đơn vị của chuỗi dữ liệu lạm phát. Áp dụng phương pháp cấu trúc kì hạn, Wallace và Warner (1993) kiểm định tác động của lạm phát đến lãi suất. Bằng phương pháp kiểm định đồng liên kết
- 9 Johansen và Juselius (1990) cho dữ liệu theo quý từ 01/1948 đến 04/1990, họ nhận thấy lạm phát và lãi suất là chuỗi dừng bậc 1 trong hầu hết các trường hợp. Họ tìm ra mối quan hệ đồng liên kết và ủng hộ hiệu ứng Fisher. Giả thiết về mối quan hệ 1:1 giữa lãi suất và lạm phát là không thể bác bỏ. Bonham (1991) áp dụng kiểm định Dickey Fuller cho dữ liệu theo tháng từ 01/1955 đến 03/1990 cũng phát hiện kết quả thống nhất với Wallace và Warner (1993). Trong khi đó, giả thiết H0: không có đồng liên kết không thể bác bỏ ở mức 5% đối với dữ liệu trong thời kì 01/1995 – 01/1986. Pelaez (1995) kiểm định hiệu ứng Fisher tại Mỹ bằng cả hai phương pháp Engle Granger 2 bước và VECM Johansen cho thời kì 01/1959-04/1993. Mặc dù kết quả thống nhất với các kết quả trước của Bonham (1991) và Wallace và Warner (1993) – cả lãi suất và lạm phát là chuỗi không dừng, ông không tìm được bằng chứng về mối quan hệ Fisher. Trái với các kết quả kiểm định tính dừng ở trên, Rose (1988) tìm thấy lạm phát là chuỗi dừng bậc 0 và lãi suất là chuỗi dừng bậc . Với dữ liệu theo năm của Mỹ trong 2 giai đoạn 1982-1970 và 1901-1950, ông phát hiện ra giả thiết H0 (có nghiệm đơn vị) bị bác bỏ đối với lạm phát. Để làm tăng tính chắc chắn cho kết quả, ông tiếp tục kiểm định dữ liệu theo quý ở 18 nước OECD. Giả thiết H0 bị bác bỏ ở mức ý nghĩa 5% cho tất cả 18 nước. Ông cũng tìm được kết quả tương tự với dữ liệu theo tháng của Mỹ trong thời gian 01/1947 – 06/1986, bỏ 10/1979 – thời điểm có sự thay đổi trong chính sách tiền tệ. Ông kết luận rằng đã có điểm gãy cấu trúc ở thời điểm này. Khác với Rose, Jacques (1995) dùng dữ liệu từ 12/1958 đến 12/1991 và kết quả là lạm phát là chuỗi dừng bậc 1 trong khi lãi suất là chuỗi dừng bậc 0. Nhìn chung, hầu hết các nghiên cứu ở Mỹ đều cung cấp bằng chứng ủng hộ mối tương quan tích cực giữa lãi suất và lạm phát nhưng chúng không tìm thấy mối quan hệ 1:1 được đưa ra bởi Fisher. Do đó, nhiều nghiên cứu gần đây kiểm chứng hiệu ứng Fisher ở những quốc gia khác.
- 10 2.2.2 Các nghiên cứu ở các nƣớc phát triển OECD Những nghiên cứu về hiệu ứng Fisher ở các nước OECD đã được thực hiện bởi Mishkin (1984), Peng (1995) và MacDonald và Murphy (1989). Mishkin (1984) nghiên cứu sự thay đổi của lãi suất thực ở 7 nước OECD trong giai đoạn 02/1967- 02/1979 trên thị trường tiền gửi euro và ông đã tìm được mối quan hệ chặt chẽ giữa lãi suất danh nghĩa và lạm phát kì vọng ở Anh, Mỹ và Canada. Đồng thời, hiệu ứng Fisher yếu hơn được phát hiện ở Đức, Hà Lan và Thụy Sĩ. Kết quả nghiên cứu bởi Peng (1995) cũng thống nhất với Mishkin (1984), Peng dùng phương pháp Johansen (1988) và Johansen Juselius (1990) và tìm được mối quan hệ dài hạn giữa lãi suất và lạm phát kì vọng ở Pháp, Anh và Mỹ trong giai đoạn 1957-1994. Mối quan hệ này là yếu hơn ở Đức và Nhật. Tương tự, MacDonald và Murphy (1989) cũng tìm thấy bằng chứng về hiệu ứng Fisher ở Mỹ, Bỉ, Canada và Anh đối với giai đoạn từ 1955 đến 1986. Mẫu được chia làm 2 cơ chế : cơ chế tỷ gái cố định và tỷ giá thả nổi. Điều thú vị đó là đồng liên kết được tìm thấy ở Mỹ và Canada với cơ chế tỷ giá cố định và không có phát hiện gì cho những quốc gia này trong cơ chế tỷ giá thả nổi.Trái với kết quả nghiên cứu của Peng, MacDonald và Murphy, Yuhn (1996) phát hiện được bằng chứng về hiệu ứng Fisher ở Mỹ, Đức và Nhật nhưng rất ít bằng chứng tại Anh và Canada. Kết quả cũng chỉ ra rằng hiệu ứng Fisher không thật sự rõ rệt khi chính sách thay đổi. Ngược với Mishkin (1992), hiệu ứng Fisher mạnh đối với giai đoạn 04/1974 – 02/1993 trong khi không có phát hiện đối với giai đoạn 04/2982 – 02/ 1983. Dutt và Ghosh (1995) kiểm định tính khả thi của Fisher dưới 2 cơ chế tỷ giá cố định và thả nổi ở Canada nhưng không có bằng chứng cụ thể (tương tự như Yuhn). Kiểm định hiệu ứng Fisher ở Úc được thực hiện bởi Mishkin và Simon (1995), Atkins (1989), Olekalns (1996), Hawtrey (1997) và Inder và Silvapulle (1993). Không giống với trường hợp ở Mỹ, trong khi kết quả nghiên cứu tương đối đồng nhất, kết quả ở Úc khá khác biệt với bằng chứng yếu về hiệu ứng Fisher. Mishkin và Simon (1995) sử dụng dữ liệu từ 03/1962 đến 04/1993, đã phát hiện được mối quan hệ dài hạn nhưng
- 11 không có mối quan hệ ngắn hạn. Atkins (1989) sử dụng lãi suất danh nghĩa thuế của trái phiếu như là biến phụ thuộc cho Úc đã đưa ra kết quả phù hợp với công thức của Fisher. Trong khi đó, Olekalns (1996) sử dụng dữ liệu gộp từ trước và sau giai đoạn cải cách, chỉ tìm được một phần điều chỉnh trong lãi suất ứng với thay đổi trong lạm phát kì vọng. Điều chỉnh hoàn toàn chỉ đúng đối với dữ liệu sau cải cách. Những cú sốc cung tiền tác động đến lãi suất thực được xem là một trở ngại đối với sự điều chỉnh này trong thời kì trước cải cách. Tương tự, Hawtrey (1997) áp dụng phương pháp Johansen không tìm thấy bằng chứng ủng hộ hiệu ứng Fisher trước cải cách tài chính, nhưng sau cải cách tài chính thì có. Inder và Silvapulle (1993) dùng dữ liệu lãi suất trái phiếu hậu nghiệm làm biến phụ thuộc, đã tìm thấy kết quả ngược với lý thuyết Fisher. Do đó, trong khi bằng chứng ở Mỹ dường như ủng hộ hiệu ứng Fisher, kết quả ở các quốc gia khác là không rõ ràng. 2.2.3 Các nghiên cứu ở các nƣớc đang phát triển Các nghiên cứu thực nghiệm về hiệu ứng Fisher ở các quốc gia đang phát triển là khá ít. Phylaktis và Blake (1993), Garcia (1993), Thornton (1996) và Mendoza (1992) đã tiến hành kiểm định đối với dữ liệu ở các nước Mỹ Latin. Một kết luận thú vị được rút ra khi tập hợp các bài nghiên cứu là họ đều tìm được kết quả thống nhất về bằng chứng của hiệu ứng Fisher, tuy nhiên mức độ thống nhất này lại không phát hiện được ở các quốc gia đang phát triển khác. Phylaktis và Blake (1993) thực hiện kiểm định hiệu ứng Fisher tại 3 nền kinh tế có lạm phát cao như Argentina, Brazil và Mexico từ những năm 1970 đến những năm 1980. Họ đã sử dụng kĩ thuật kiểm định nghiệm đơn vị và đồng liên kết và phát hiện ra mối quan hệ dài hạn giữa lãi suất danh nghĩa và lạm phát cho cả 3 quốc gia này. Họ cho rằng điều này khác với các nước có lạm phát thấp vì tại các quốc gia có lạm phát cao, việc đầu tư dự báo lạm phát nhiều hơn dẫn đến sự truyền dẫn vào lãi suất. So sánh tốc
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Phân tích tình hình cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thƣơng - Chi nhánh thành phố Huế
26 p | 418 | 55
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Chất lượng dịch vụ ngân hàng số dành cho khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam
102 p | 112 | 31
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Công tác quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Maritime Bank) - Thực trạng và giải pháp
122 p | 54 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Mở rộng hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng VPBank- chi nhánh Trần Hưng Đạo
101 p | 79 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Lâm Đồng II
106 p | 26 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Quang Trung
101 p | 69 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Tác động của cấu trúc vốn đến hiệu quả tài chính của những doanh nghiệp sản xuất nguyên vật liệu niêm yết tại Việt Nam
131 p | 28 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Hiệu quả hoạt động tín dụng của Agribank chi nhánh Nam Hà Nội
80 p | 129 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Cơ chế tự chủ tài chính tại Văn phòng Sở Tài chính tỉnh Hà Tĩnh
121 p | 63 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Các nhân tố tác động đến khả năng xảy ra kiệt quệ tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
114 p | 21 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Hiệu ứng củа chính sách miễn giảm phí lên dịch vụ thаnh toán cho khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nаm - Chi nhánh Sở giаo dịch
114 p | 22 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Tác động của hành vi đám đông lên thị trường chứng khoán Việt Nam
85 p | 21 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Xử lý nợ xấu đã mua của các Tổ chức tín dụng tại Công ty Quản lý Tài sản
113 p | 81 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu của khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Chúng Việt Nam
98 p | 86 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Phát triển hoạt động cho vay giải quyết việc làm tại Ngân hành Chính sách xã hội Chi nhánh Hà Nội
115 p | 54 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Quản lý tài chính tại Văn phòng Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam
85 p | 58 | 5
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Tài chính: Nâng cao năng lực cạnh tranh các ngân hàng thương mại nhà nước Việt Nam trong điều kiện kinh tế quốc tế
16 p | 29 | 3
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Tài chính: Tăng cường huy động vốn tại ngân hàng phát triển Việt Nam
15 p | 35 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn