intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC LỄ GIÁO CHO CÁC TRẺ MẪU GIÁO

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:20

279
lượt xem
33
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo dục mầm non là mắt xích đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, chịu trách nhiệm chăm sóc - giáo dục trẻ từ 0 - 6 tuổi. Đây là giai đoạn đặt nền móng đầu tiên quan trọng của nhân cách con người. Nếu không làm tốt việc chăm sóc - giáo dục trẻ trong những năm này thì việc giáo dục lại hết sức khó khăn, phức tạp. Vì vậy, Nghị quyết TW2, khoá VIII của Đảng cộng sản Việt Nam về "Định hướng chiến lược giáo dục - đào tạo trong thời kỳ công...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC LỄ GIÁO CHO CÁC TRẺ MẪU GIÁO

  1. MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC LỄ GIÁO CHO TRẺ MẪU GIÁO II - ĐẶT VẤN ĐỀ: G iáo dục mầm non là mắt xích đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, chịu trách nhiệm chăm sóc - giáo d ục trẻ từ 0 - 6 tuổi. Đây là giai đo ạn đặt nền móng đ ầu tiên quan trọng của nhân cách con người. N ếu không làm tốt việc chăm sóc - giáo d ục trẻ trong những năm này thì việc giáo dục lại hết sức khó khăn, phức tạp. Vì vậy, Nghị quyết TW2, kho á VIII của Đảng cộng sản V iệt Nam về "Định hướng chiến lược giáo dục - đ ào tạo trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại ho á và đề ra mục tiêu giáo dục Mầm non phải trang bị cho trẻ những gì tốt nhất kể cả về mặt vật chất và tinh thần m ột cách toàn diện. N hư các bạn đã biết, trong đ iều kiện kinh tế p hát triển, đ ang trên con đường hội nhập, đất nước chúng ta phải giao lưu với nhiều nền văn ho á khác nhau. Làm thế nào để cho thế hệ trẻ của chúng ta "Hoà nhập mà không hoà tan" - trong mỗi chúng ta vẫn giữ được những gì gọi là "V ốn văn hoá của d ân tộc Việt trong thời đại mới thì việc giáo dục cho trẻ phát triển về trí tuệ thôi không đ ủ mà phải giáo dục trẻ biết giữ được truyền thống văn hoá vốn có của
  2. cha ông ta từ ngàn xưa là nhiệm vụ cần và cập nhật nhất trong các mục tiêu phát triển con người toàn diện hiện nay. III - C Ơ SỞ LÝ LUẬN : Từ ngàn xưa kinh nghiệm của cha ông ta đ ã đúc kết nhiệm vụ học đ ầu tiên của mỗi con người phải là "Tiên học lễ, hậu học văn" lễ phép là nét đ ẹp văn hoá được đặt lên hàng đầu khi nhìn nhận và đánh giá về một ai đ ó mà chúng ta thường bàn luận. Trong thời đại hiện nay tiếp thu nhiều nền văn hoá khác nhau nên đâu đó vẫn còn nhiều câu chuyện thương tâm về đạo đ ức lễ giáo của con người, việc mà tôi và các bạn đã nghe và thấy trên thông tin đại chúng, trong cuộc sống hằng ngày. IV - C Ơ SỞ THỰC TIỄN: Trăn trở với m ục tiêu chung của giáo dục là người giáo viên Mầm non tôi nguyện góp sức một phần nhỏ bé của mình vào việc giáo dục lễ giáo cho trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo nhằm gó p phần hình thành nhân cách ban đầu cho trẻ. N ăm nay tô i được phân cô ng đứng lớp ghép thôn Thái Sơn bao gồm nhiều độ tuổi lớn, nhỡ, b é, hầu hết các cháu chưa làm quen với môi trường sư phạm, đa số cháu chưa đến trường, lớp. Phần lớn bố mẹ của các cháu làm nông nên việc quan tâm đ ến con em còn hạn chế. Bên cạnh đó vì mục tiêu của giảm tỷ lệ sinh con nên số con trong mỗi gia đình ít đi, thì trẻ ngày càng được nuông chiều thái quá. Một số phụ huynh
  3. chưa hiểu tầm q uan trọng của giáo dục lễ giáo cho con em ở lứa tuổi m ầm non, nên thường khoán trắng cho giáo viên. Thời gian đầu trẻ đến lớp với thói quen tự do, hay nói lêu, trả lời có những câu cụt, câu què, ra vào lớp tự nhiên... Đ ứng trước tình hình như vậy, tôi rất lo lắng phải dạy trẻ như thế nào và bằng những biện pháp gì để tất cả trẻ lớp tô i có những thói q uen và hành vi đạo đức và phù hợp với chuẩn mực xã hội. Đ ầu tiên cô giáo cần giáo d ục trẻ những hành vi văn hoá trong cuộc sống hằng ngày có thái độ đúng với cô giáo và người lớn, b ạn bè, có tình yêu đối với mọi sự vật, hiện tượng xung quanh. Giáo dục lễ giáo nhằm hình thành cho trẻ cơ sở ban đầu về nhân cách của con người m ới xã hội chủ nghĩa Việt Nam. V ì thế mỗi cô giáo chúng ta có trách nhiệm góp phần đ ào tạo thế hệ trẻ những con người phát triển toàn diện về nhân cách - trí tuệ. V - NỘI DUNG NGHIÊN CỨU: Trong năm học này tôi quyết tâm thực hiện nhiệm vụ năm học của ngành phát động và luôn lấy mục tiêu giáo dục lễ giáo cho trẻ là nhiệm vụ hàng đ ầu trong việc chăm sóc giáo dục trẻ, để góp một p hần nhỏ bé của mình vào q uá trình hình thành cho trẻ một nhân cách theo mục tiêu của ngành, của toàn xã hội. 1. Giáo dục lễ giáo thông qua tiết học:
  4. Lồng nội dung giáo dục lễ giáo vào các môn học có nhiều ưu thế nhằm hình thành cho trẻ những thói quen, hành vi có văn hoá. V í dụ: Qua giờ khám phá khoa học "Cây xanh và môi trường sống". Cô giáo có thể đàm tho ại: Cây xanh để làm gì? Cây xanh có ích lợi như thế nào? Muốn có nhiều cây xanh chúng ta phải làm gì? Q ua lợi ích của cây xanh, cô giáo dục cháu khô ng ngắt ngọn bỏ cành, mà phải b iết bảo vệ chăm sóc cây xanh để cây cho ta nhiều lợi ích. + Đối với giờ học p hát triển thể chất: Cô giáo dục trẻ siêng năng thể d ục, tập đều đặn giúp cơ thể kho ẻ mạnh, trong lúc tập các con không chen lấn, không xô đẩy nhau. + Đối với giờ học tạo hình: "Vẽ người thân trong gia đình". Cô có thể đàm thoại. G ia đình cháu gồm có những ai? G ia đình cháu thuộc gia đình nhỏ hay gia đình lớn? Mọi người sống trong gia đ ình p hải như thế nào với nhau? G iáo d ục trẻ biết yêu thương, kính trọng đối với ông b à, cha mẹ, anh chị, biết nhường nhịn em bé. + G iờ học Làm quen chữ cái:
  5. N hắc nhở cháu ngồi ngay ngắn, cất đồ dùng gọn gàng , ngăn nắp, biết giữ gìn bảo quản đồ dùng. + G iờ làm quen văn học: Qua chuyện "Tấm Cám". Cô đàm thoại cùng trẻ: Tấm là người như thế nào? Mẹ con Cám là người như thế nào? Con thích nhân vật nào nhất? vì sao? Cô giáo dục cháu lòng thật thà, chăm lo lao động, dạy cháu yêu cái thiện, ghét cái ác, hình thành cho trẻ lòng nhân ái đối với mọi người xung quanh. + G iờ học âm nhạc: Bài "Bông hoa Mừng Cô". Đ àm thoại: Đối với cô giáo các con phải như thế nào ? K hi tặng hoa cho cô, các con tặng bằng mấy tay? Thông qua đó giáo dục trẻ khi nhận hoặc trao vật gì với người lớn nên trao hoặc nhận phải bằng hai tay, khi nhận các con nói lời cảm ơn. Sau một thời gian thực hiện những thói quen về lễ giáo chất lượng lớp tôi tăng lên rõ rệt, trẻ biết chào hỏi, thưa trình, b iết nói lời cảm ơn, xin lỗi, yêu mến cô giáo, đ oàn kết với bạn bè, tôi thấy vui m ừng và tiếp tục áp dụng. 2. Giáo dục lễ giáo vào hoạt động vui chơi:
  6. Đối với trẻ lứa tuổi này trẻ học mà chơi, chơi mà học, trong giờ vui chơi trẻ được thực hành trải nghiệm nhiều vai chơi khác nhau trong cuộc sống của người lớn, tôi tiến hành lồng lễ giáo vào vui chơi, qua đó trẻ được đối thoại những câu chào hỏi lễ phép, câu cảm ơn, xin lỗi, trao nhận bằng hai tay, tôi theo dõi quan sát lắng nghe để kịp thời uốn nắn trẻ khi có biểu hiện chưa chuẩn mực. Qua đó giúp trẻ hình thành thói quen hành vi văn minh trong giao tiếp. V í dụ: Qua trò chơi phân vai - y tá - b ác sĩ. Bác sĩ biết thăm hỏi bệnh nhân ân cần, xưng hô, cô, chú, bác, cháu đ au chỗ nào? Đau ra sao? Y tá phát thuốc d ặn bệnh nhân uống thu ốc ngày m ấy lần, b ệnh nhân nhận thuốc, nhận đơn thuốc b ằng hai tay và nói lời cảm ơn đối với cô y tá, bác sĩ. + Trẻ chơi b án hàng: N gười bán hàng: Cô, chú mua gì ạ? N gười mua: Bao nhiêu một cân cá vậy cô? Q ua hoạt động vui chơi cháu mạnh dạn dần, thành thạo dần trong giao tiếp, trong ứng xử, chào hỏi đối với mọi người xung quanh mình. Từ đây trẻ lớp tô i đ ã hết nói trổng, câu cụt, câu què. Trẻ b iết nói và trả lời đầy đủ câu, biết xưng hô chuẩn mục lên đến 65%. Từ kết quả có được như vậy tôi tiếp tục áp dụng.
  7. 3. Giáo dục lễ giáo ở mọi lúc mọi nơi: Giờ đón trẻ hoặc trả trẻ tôi rất ân cần và chuẩn mực trong xưng hô với bố mẹ trẻ, tôi tập trẻ đến lớp chào cô, sau đó chào tạm biệt bố mẹ để vào lớp học. Trong giờ chơi tự do, hay giờ lao động, sinh hoạt ngoài trời nếu cháu làm việc gì sai đối với bạn, với cô thì phải biết xin lỗi cô, xin lỗi bạn, ai cho gì thì nhận bằng hai tay và nói lời cảm ơn. G iờ chơi cháu đoàn kết với bạn bè, không tranh giành đồ chơi. G iờ dạo chơi sinh hoạt ngoài trời. V í dụ: Tham quan vườn cây ăn quả. Đ àm thoại: Muốn có nhiều quả ngon ta phải làm gì? K hi ăn quả các con nhớ đến ai? G iáo d ục cháu kính trọng, yêu những người lao động, khi ăn phải từ tốn, chậm rãi không vứt vỏ và hạt bừa b ãi. Giáo dục cháu giữ gìn vệ sinh môi trường, vệ sinh lớp, biết đoàn kết, giúp đỡ bạn bè, mọi người xung quanh, qua nhiều lần n hư vậy, cháu lớp tôi có những thói quen đó khoản 70%, tô i tiếp tục áp dụng. 4. Xây dựng lễ giáo, góc tuyên truyền: Góc lễ giáo của lớp khô ng thể thiếu đây là biện pháp rất hữu hiệu đối với chuyên đề lễ giáo bởi lẽ trẻ có đặc điểm dễ nhớ nhưng lại mau quên. Song, trẻ
  8. được trực quan bằng hình ảnh những gương tốt hoặc qua thơ, chuyện thì trẻ dễ tiếp thu, dễ phân biệt việc làm nào tốt, việc làm nào xấu. Đ ể có một kết quả tốt về giáo d ục lễ giáo cho trẻ, đ ầu năm học tôi đã lên kế hoạch giáo dục lễ giáo cho trẻ theo từng tháng và nội dung sau: Thời gian Nội dung giáo dục Y êu cầu đạt - Trẻ đi học gọn gàng Tháng 9 75% - Biết giữ gìn vệ sinh cá nhân - Biết xin phép cô khi ra vào lớp - Biết xưng hô bạn với ban bè Tháng 10 80% - Biết chào hỏi khi có khách đến thăm - Biết giúp đỡ cô và b ạn trong các hoạt động Tháng 11 85% - Khi trả lời, hoặc thưa cô thì xưng hô lễ phép Từng tháng tô i lên kế hoạch có yêu cầu nội dung cao hơn, góc lễ giáo thường để ngoài cửa sổ đ ể phụ huynh dễ nhìn, biết được kế ho ạch chăm sóc của nhà trường để có hướng nhắc nhở con cái. Ở góc này tôi sưu tầm những tranh ảnh có nội dung giáo dục lễ giáo d án vào cho trẻ xem, kèm theo một bài thơ hay nội dung phù hợp với hình ảnh, thời gian rảnh tô i cho trẻ đến xem và trò chuyện, đàm thoại với trẻ n hững hành vi văn minh. H ằng tháng tôi lên kế hoạch chủ điểm lễ giáo và thay tranh ảnh bài thơ có nội dung phù hợp với chủ điểm từng tháng.
  9. N goài ra, tôi còn sưu tầm tranh truyện, sách b áo nhi đồng có hình ảnh và nội dung về lễ giáo làm m ột album có nội dung và hình ảnh phù hợp với trẻ, để đến giờ hoạt động góc trẻ về góc học tập có thể mở ra xem. Đối với góc tuyên truyền tôi cũng dành một góc để tuyên truyền giáo d ục lễ giáo cho phụ huynh nắm, từ đó phụ huynh sẽ chú trọng đến việc giáo dục lễ giáo cho trẻ lúc ở nhà. Từ đó việc áp dụng với biện pháp này trẻ lớp tôi trở nên ngoan hơn và thực hiện một cách tự nhiên. 5. Xây dựng cảnh quan sư phạm trong lớp học: Cùng với toàn ngành thực hiện chủ đề năm học xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực. Thì việc tạo cảnh quan sư phạm trong phòng học, mô i trường xung quanh cũng là một chuyên đề m à tôi chú trọng trong năm học này. Tôi luôn chú ý tạo cảnh q uan sự phạm trong phòng học, đồ dùng đồ chơi được sắp xếp , gọn gàng, ngăn nắp, từng góc riêng biệt m ỗi kệ góc tôi đ ều làm mới, để hấp dẫn trẻ, tạo cảm giác thích thú luôn mong muốn đ ược sắp xếp ngăn nắp. Đặc biệt là góc thiên nhiên được trang trí và trồng nhiều cây cảnh để tạo cho trẻ một không gian xanh, để mỗi ngày trẻ có thể tự mình chăm sóc cây xanh, giáo dục trẻ biết yêu cái đẹp. Qua hoạt động này kích thích trẻ yêu lao động, tạo tình cảm của trẻ với thế giới tự nhiên, gần gũi và thân mật, đã trở thành thói quen ở trẻ.
  10. Đ ể tạo cảnh quan sân trường, trước giờ học tô i thường cho trẻ nhặ t rác, lá cây đ ể tạo môi trường sạch đẹp. Còn đối với kệ góc đồ chơi đ ầu tuần tôi thường tổ chức cho trẻ thi đ ua lau dọn, sắp xếp đồ chơi gọn gàng. Nhờ vậy, qua mỗi lần tổ chức hoạt động vui chơi trẻ chơi xong thu d ọn đồ chơi gọn gàng và ngăn nắp. Trong lớp tôi có sọt rác, để vào góc lớp, sau mỗi giờ nêu tiêu chuẩn bé ngoan xong, tôi thường nhắc nhở, động viên trẻ sau khi ăn quà vặt nên vứt rác vào giỏ để giữ vệ sinh chung và trẻ thực hiện tốt, nhất là sau hoạt động tạo xé dán trong lớp không còn mảnh giấy vụn nào rơi xuống sàn. Ở lớp tôi không có cô ng trình vệ sinh nên tôi đào hai cái hố che bằng b ao xi m ăng, hố nam riêng, nữ riêng đ ể cho các cháu đi tiểu đúng nơi quy đ ịnh. Q ua đó trẻ có thói quen vệ sinh văn minh hơn. 6. Phối hợp với các bậc phụ huynh: Cùng với mục tiêu x ã hội hoá giáo dục thì vai trò của phụ huynh có vai trò không nhỏ trong việc giáo dục trẻ. Trong buổi họp mặt đầu năm tôi mạnh dạn trao đổi với phụ huynh về tầm q uan trọng của giáo d ục lễ giáo đối với trẻ mẫu giáo, nhất là trong thời kỳ hội nhập của nước ta tiếp nhận nhiều nền văn ho á và trò chơi giải trí đ ã ảnh hưởng một phần khô ng nhỏ về hành vi văn minh của trẻ. Trẻ có thể đối xử thô bạo với b ạn sau một đoạn phim hành động, hay trẻ có những lời không nên đối với bố mẹ, khi không đồng ý cho trẻ
  11. chơi điện tử. Đ ể p hụ huynh nhận thức ý nghĩa của vấn đề để cùng nhà trường giáo dục trẻ. Phụ huynh lớp tô i phần đông làm nghề nông nên họ ít quan tâm đ ến con cái mình, qua các cuộc họp phụ huynh hoặc những b uổi truyền thô ng tôi luôn phổ biến và tuyên truyền cách nuôi dạy con theo khoa học và cách giáo dục lễ giáo đối với trẻ lúc ở nhà. Phụ huynh giành thời gian chăm sóc con cái như vệ sinh thân thể, chải răng đúng cách, phụ huynh phải luôn mẫu mực trong giao tiếp ở nhà để trẻ noi theo. Đồng thời chú ý sửa sai trẻ kịp thời những thiếu sót trong giao tiết đối với bạn bè, đối với người lớn. Tôi luô n trao đổi với phụ huynh hằng tháng thô ng qua sổ liên lạc về sự tiến bộ của mỗi cháu để p hụ huynh kịp thời nắm bắt. Qua thời gian trẻ lớp tôi tiến bộ rõ rệt như xưng hô lễ phép, lịch sự trong giao tiếp nhờ sự giáo d ục bằng phương châm "Trường học là nhà, nhà là trường học". 7. Giáo dục lễ giáo thông qua ngày hội, ngày lễ: N hư các bạn đã biết truyền thống của người Việt chúng ta luôn tô n sư trọng đạo. V ì vậy thông qua các hoạt động tổ chức lễ hội như ngày giỗ Tổ Hùng V ương, ngày 20/11... Từ ý nghĩa của những ngày lễ lớn, tôi đã tổ chức các hoạt động văn nghệ để chào mừng, đồng thời ôn lại truyền thống của d ân tộc để giáo dục trẻ lòng tự hào dân tộc, biết kính trọng những người đ ã hy sinh cho lợi ích d ân tộc, lợi ích trồng người. Nhằm hình thành cho trẻ lòng tự
  12. hào, kính yêu đối với người lớn tuổi, thông qua đó khuyến khích trẻ học tập và phấn đấu thành con người có ích cho xã hội. 8. Cô gương mẫu chuẩn mực: Ở lứa tuổi của trẻ luôn thích được cô yêu thương, gần gũi, mọi hành vi của cô được trẻ lưu tâm nhất. Vì vậy cô luôn luôn chuẩn mực trong lúc giao tiếp với người lớn, với trẻ không to tiếng q uát tháo, xưng hô d ịu dàng b ằng cô và cháu, giờ đón trả trẻ tôi luôn ân cần dịu dàng thương yêu trẻ, khiêm tốn lịch sự trong giao tiếp với phụ huynh, cháu hỏi gì tô i trả lời rõ ràng, gọn gàng tôn trọng lời nói của trẻ, lắng nghe ý kiến của trẻ. Tôi hứa điều gì với trẻ là thực hiện đúng lời hứa, nếu trẻ có hành vi hoặc lời nói không hay tô i nhẹ nhàng góp ý và khuyến khích trẻ tránh sai phạm lần sau. Tuyệt đ ối khô ng chạm tự ái của trẻ hoặc làm trẻ phải sợ hãi lo lắng. Tác phong quần áo tôi luô n chú ý ăn m ặc đẹp, lịch sự, cô tươi trẻ cháu rất thích. Cô thực sự là tấm gương sáng cho học sinh noi theo hay cô giáo là mẹ hiền, mẹ và cô là hai cô giáo, trẻ có hai mẹ hiền nhất định trẻ sẽ là con ngoan trò giỏi. 9. Khích lệ nêu gương: Tâm lý của con người thích đ ược khen hơn là chê. N hất là đối với trẻ lúc nào cũng muốn được khen và khen nhiều. H ằng ngày vào giờ nêu gương cuối ngày trước khi cắm cờ, tôi cho trẻ tự nhận xét về mình trong ngày đó có b ạn
  13. nào có hành vi lời nói hay tôi nêu gương ra cho cả lớp và tặng trẻ một bông hoa. Tôi làm mỗi màu hoa là một nội d ung yêu cầu. - Hoa m àu trắng: Bé sạch sẽ. - Hoa m àu hồng: Bé lễ p hép. - Hoa m àu đỏ: Bé học ngoan. K hi nào trẻ nhận được bông hoa màu gì, tô i hỏi cả lớp vì sao bạn nhận được bông hoa màu đó? N goài ra, vào mỗi sáng tôi thường đưa ra những tiêu chuẩn bé ngoan về lễ giáo để trẻ thực hiện. Cuối tuần bao giờ cũng có tiết mục kể chuyện về gương tốt, tuần nào cũng vậy tôi không bao giờ bỏ qua. V í dụ: Tuần 1 tháng 10 tôi kể chuyện "Tích Chu" cho trẻ nghe. Tuần khác tôi kể cho trẻ nghe "Sự tích cây vú sửa"... hoặc những câu chuyện về ăn uống có văn ho á do tôi đặt ra hoặc sưu tầm, những giờ như vậy trẻ rất thích lắng nghe, nhằm kích thích trẻ học ngoan, muốn được cắm cờ, trẻ sẽ nỗ lực như ý muốn. Vì trẻ ở lứa tuổi này thích động viên khen ngợi, đ ược khen trẻ thêm tự tin và hào hứng thực hiện tốt yêu cầu của cô. V I - K ẾT QUẢ NGUYÊN CỨU:
  14. Sau những biện pháp tô i nghiên cứu và thực hiện chất lượng giáo dục về lễ giáo tăng lên rõ rệt đó là điều làm tôi phấn khởi, yêu nghề, yêu trẻ càng nhiều. Giúp tôi có nghị lực trong công tác, lớp tô i đạt được kết quả như sau: - Trẻ b iết chào hỏi lễ phép: 95%. - Trẻ b iết xưng hô lễ p hép : 95%. - Biết cảm ơn, xin lỗi: 100%. - Biết giữ gìn, cất, sắp xếp đ ồ chơi theo quy định: 100%. - Biết giữ gìn vệ sinh thân thể, vệ sinh môi trường: 98%. - Biết nhường nhịn giúp đỡ bạn: 95%. - Trẻ m ạnh dạn trong giao tiếp: 90%. Trẻ ngoan hơn, lễ p hép hơn, trẻ được hình thành những thói quen vệ sinh văn minh, biết chào hỏi khi có khách đến, biết trao nhận bằng hai tay, biết quan tâm giúp đỡ b ạn b è, cô giáo, ba mẹ, khô ng nói tục, đánh bạn, kính trọng cô giáo và người lớn. Các bậc phụ huynh có những chuyển b iến rõ rệt về lời ăn tiếng nói, về phong cách và quan tâm ngày càng nhiều đến con em mình. Bản thân tôi được trao đổi kiến thức và kinh nghiệm dạy trẻ qua các môn học, các hoạt động, được phụ huynh và các đồng nghiệp quý mến và tin yêu hơn. V II - K ẾT LUẬN:
  15. Từ những biện pháp đã áp dụng tôi đã rút ra nhiều bài học bổ ích: Bản thân cô giáo phải luô n tìm tòi sáng tạo, sưu tầm tranh ảnh, thơ ca, hò vè để góc lễ giáo và thư viện của bé ngày càng p hong phú hơn, tô i thay đổi theo từng chủ điểm để tạo sự mới lạ hấp dẫn trẻ. Các tiết học có lồng ghép nội dung giáo dục lễ giáo dưới hình thức hò vè, ca dao, câu đố vào b ài học để giáo dục trẻ. Phải thường xuyên thực hiện giờ nêu gương và kể chuyện hàng tuần ho ặc tổ chức văn nghệ để động viên tinh thần trẻ. G ia đình của trẻ thật sự là mái ấm đ ầy tình thương, bố m ẹ là những tấm gương sáng và m ẫu mực về hành vi ứng xử, chăm sóc, tinh thần trách nhiệm đối với trẻ. Cô giáo p hải thật sự là tấm gương sáng để trẻ noi theo, luôn giàu tình yêu thương, luô n thận trọng trong mọi hành vi của m ình, thân thiện yêu thương đ ể tạo tâm lý tho ả mái cho trẻ thực hiện tốt mọi hành vi cũng như hoạt động giao tiếp, nhằm giúp trẻ từng b ước hình thành nhân cách cho trẻ. Bên cạnh đó môi trường và cảnh quan sư phạm cũng góp phần hình thành cho trẻ những hành vi văn minh để dần dần hoàn thiện nhân cách tốt đ ẹp của truyền thống con người Việt Nam phù hợp với mọi chuẩn mực đ ạo đức xã hội một cách tự nguyện. V III - ĐỀ NGHỊ: Trong phạm vi lớp học: Tạo điều kiện cho lớp học tốt hơn như sau:
  16. - Cô giáo phải chuẩn bị nhiều nội d ung, hình ảnh về lễ giáo để trẻ tri giác hằng ngày. - Trang bị ở góc thư viện nhiều câu chuyện về lễ giáo cho lứa tuổi có hình ảnh minh ho ạ. - Góc âm nhạc có những bài hát về lễ giáo phù hợp. - Các góc tuyên truyền của lớp có nhiều bài viết và hình ảnh cho phụ huynh tham khảo. Trên đây là một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ trong trường Mẫu giáo của tôi đã áp d ụng thành cô ng trên trẻ, rất mong được sự quan tâm hỗ trợ của Hội đồng khoa học các cấp . Tôi chân thành cảm ơn! Đ ại Hưng, ngày 25 tháng 02 năm 2009 Người nghiên cứu Huỳnh Thị N gọc Anh
  17. IX - TÀI LIỆU THAM KHẢO:
  18. - Tài liệu b ồi dưỡng chuyên mô n cho giáo viên hè năm 2007-2008. - Tài liệu b ồi dưỡng thường x uyên chu kỳ III. - Tạp chí giáo dục Mầm non số 5 -2006, số 3 năm 2008.
  19. X - MỤC LỤC: I. Đ ề tài. . 1 II. Đ ặt vấn đề. 1 III. Cơ sở lý luận. 1 IV. Cơ sở thực tiễn. 1 V . Nội dung nghiên cứu. 2
  20. 1. Giáo dục lễ giáo thông qua tiết học. 2 2. Giáo dục lễ giáo vào hoạt động vui chơi. 3Giáo dục lễ giáo mọi lúc, mọi nơi 4 4. Xây dựng góc lễ giáo, tuyên truyền. 4 5. Xây dựng cảnh q uan sư phạm trong lớp học. 5 6. Phối hợp với các bậc p hụ huynh. 6 7. Giáo dục lễ giáo thông qua ngày hội, ngày lễ. 6 8. Cô gương mẫu chuẩn mực. 6 9. Khích lệ nêu gương. 7 V I. Kết quả nghiên cứu. 7 V II. K ết luận. 8 V III. Đ ề nghị. 8,9 IX. Tài liệu tham khảo. 10 10. Mục lục. 11
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2