intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi phát triển ngôn ngữ thông qua hoạt động dạy trẻ kể chuyện sáng tạo

Chia sẻ: Bobietbo | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:26

41
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của sáng kiến kinh nghiệm là với nhiệm vụ khơi dậy ở trẻ tình yêu đối với từ ngữ nghệ thuật thông qua cách đọc kể diễn cảm, cao hơn nữa là biết dùng ngôn ngữ của mình để kể chuyện sáng tạo. Đây là một nhiệm vụ rất phức tạp, yêu cầu khi kể chuyện sáng tạo trẻ phải tự nghĩ ra một nội dung câu chuyện, tạo ra cấu trúc logic được thể hiện trong hình nói tương ứng (lời nói kết hợp với sử dụng đồ dùng trực quan). Yêu cầu này đòi hỏi trẻ phải có vốn từ phong phú, các kỹ năng tổng hợp, kỹ năng truyền đạt ý nghĩ của mình một cách chính xác, tập trung chú ý và nói biểu cảm. Những kỹ năng này trẻ lĩnh hội được trong quá trình nhận thức có hệ thống bằng con đường luyện tập thường xuyên hàng ngày.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi phát triển ngôn ngữ thông qua hoạt động dạy trẻ kể chuyện sáng tạo

  1. UBND HUYỆN GIA LÂM TRƯỜNG MẦM NON YÊN THƯỜNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM, GIẢI PHÁP MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ 5­6 TUỔI PHÁT TRIỂN  NGÔN NGỮ THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG  KỂ CHUYỆN SÁNG TẠO                                                                                                                            Lĩnh vực: Giáo dục mẫu giáo                                      Cấp học:   Mầm non                                      Tác giả: Đỗ Thị Thoa                                       Đơn vị công tác: Trường mầm non Yên Thường                                       Chức vụ: Giáo viên
  2.   Một số biện pháp giúp trẻ 5 ­6  tuổi phát triển ngôn ngữ thông qua hoạt động kể chuyện sáng tạo NĂM HỌC: 2020 ­ 2021 2/20
  3.   Một số biện pháp giúp trẻ 5 ­6  tuổi phát triển ngôn ngữ thông qua hoạt động kể chuyện sáng tạo MỤC LỤC A. ĐẶT VẤN ĐỀ 1 B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 2 I. Cơ sở lý luận ......................................................................................................... 2 II. Cơ sở thực tiễn......................................................................................................2  1. Đặc điểm, tình hình chung                                                                                ............................................................................      2 Khi thực hiện nghiên cứu đề tài này tôi gặp những thuận lợi và khó khăn:                                                                                                                                  3 ...............................................................................................................................     2. Thuận lợi ­ khó khăn                                                                                          ......................................................................................      3  3. Thực trạng                                                                                                           .......................................................................................................      4 III. Những biện pháp thực hiện..................................................................................4  2. Tạo môi trường hoạt động cho trẻ kể chuyện sáng tạo.                              ..........................      6  3. Dạy trẻ cách sử dụng nhân vật phù hợp với ngôn ngữ lời kể sáng tạo.   8   4. Chú ý rèn nề nếp, rèn kỹ năng và kích  thích sự sáng tạo  của trẻ:            10 .......       5. Lồng ghép các môn học khác khi dạy trẻ kể chuyện sáng tạo.                  ..............       11  6.  Tổ chức ôn luyện mọi lúc mọi nơi, ôn luyện thông qua lễ hội                ...........       13  7. Tuyên truyền kết hợp với phụ huynh.                                                           .......................................................       13 IV. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm ............................................................... 14  1. Đối với trẻ:                                                                                                       ..................................................................................................       14  2. Đối với giáo viên:                                                                                              ..........................................................................................       15  3. Đối với phụ huynh:                                                                                          .....................................................................................       15 C. KẾT LUẬN- KIẾN NGHỊ 16 I. Kết luận chung......................................................................................................16 II. Bài học kinh nghiệm............................................................................................ 17 III. Kiến nghị............................................................................................................. 18  1. Đối với Phòng giáo dục và đào tạo                                                                 ............................................................       18  2. Đối với nhà trường                                                                                          ......................................................................................       18 HÌNH ẢNH MINH HỌA 21
  4.   Một số biện pháp giúp trẻ 5 ­6  tuổi phát triển ngôn ngữ thông qua hoạt động kể chuyện sáng tạo A. ĐẶT VẤN ĐỀ Như  chúng ta đã biết phát triển ngôn ngữ  cho trẻ  là một trong những   mục tiêu quan trọng nhất của giáo dục mầm non. Ngôn ngữ là công cụ để trẻ  giao tiếp, học tập và vui chơi. Ngôn ngữ  giữ  vai trò quyết định sự  phát triển  của tâm lý trẻ em. Bên cạnh đo ngôn ngữ còn là phương tiện để giáo dục trẻ  một cách toàn diện bao gồm sự  phát triển về  đạo đức, tư  duy nhận thức và  các chuẩn mực hành vi văn hoá. Đối với trẻ  mầm non nói chung và trẻ  5­6 tuổi nói riêng, trẻ  rất nhạy  cảm với nghệ  thuật ngôn từ. Âm điệu, hình tượng của các bài hát ru, đồng   dao, ca dao, dân ca sớm đi vào tâm hồn tuổi thơ. Những câu chuyện cổ  tích,  thần thoại đặc biệt hấp dẫn trẻ. Chính vì vậy cho trẻ tiếp xúc với văn học và  đặc biệt là hoạt động dạy trẻ  kể  chuyện sáng tạo là con đường phát triển   ngôn ngữ cho trẻ tốt nhất, hiệu quả nhất. Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ là phát triển khả năng nghe, hiểu  ngôn ngữ, khả  năng trình bày có lô gíc, có trình tự, chính xác và có hình  ảnh  nội dung. Thông qua việc trẻ kể chuyện sáng tạo giúp trẻ  phát triển năng lực tư  duy, óc tưởng tượng sáng tạo, biết yêu quý cái đẹp, hướng tới cái đẹp. Khi  trẻ kể chuyện, ngôn ngữ của trẻ phát triển, trẻ phát âm rõ rang mạch lạc, vốn  từ  phong phú. Trẻ  biết trình bày ý kiến, suy nghĩ, kể  về  một sự  vật hay sự  kiện nào đó…bằng chính ngôn ngữ của trẻ. Việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ là một trong những mục tiêu phát triển  toàn diện cho trẻ  mầm non. Do vậy, là một giáo viên mầm non, luôn tâm  huyết với nghề  dạy trẻ. Tôi nhận thấy trẻ  em rất thông minh và linh hoạt.  Tôi luôn mong muốn truyền đạt thật nhiều kiến thức cho trẻ. Chính vì điều  đó tôi đã luôn trăn trở, tìm tòi và sáng tạo, để  tìm ra những cách thức hay,   những phương pháp tốt nhất cho bài giảng của mình giúp trẻ được thoải mái,  tự tin thể hiện khả năng của mình qua đó trẻ sẽ phát triển ngôn ngữ một cách   tốt nhất. Đặc biệt là thông qua hoạt động kể chuyện sáng tạo. Từ đó tôi đã đi  sâu nghiên cứu và lựa chọn đề tài: “Một số biện pháp giúp trẻ 5­6 tuổi phát   triển ngôn ngữ  thông qua hoạt động dạy trẻ kể chuyện sáng tạo” 1/18
  5.   Một số biện pháp giúp trẻ 5 ­6  tuổi phát triển ngôn ngữ thông qua hoạt động kể chuyện sáng tạo B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. Cơ sở lý luận  Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ là một quá trình từ thấp đến cao với các   giai đoạn mang những đặc trưng khác nhau tuỳ thuộc vào độ tuổi của trẻ. Trẻ 5­6 tuổi sự phát triển ngôn ngữ mạch lạc chịu  ảnh hưởng lớn của   việc tích cực hoá vốn từ, ngôn ngữ của trẻ đã trở nên được mở rộng hơn, có  trật tự  hơn, mặc dù cấu trúc còn chưa hoàn thiện. Khả  năng nói trình bày ý  nghĩa, hiểu ngôn ngữ hoàn cảnh của trẻ cũng đã bắt đầu phát triển. Bằng các hình tượng văn học mở  ra cho trẻ  cuộc sống với xã hội và   thiên nhiên, các mối quan hệ  qua lại của con người. Những hình tượng đó  giúp trẻ nhận thức được tính rõ ràng, chính xác của từ ngữ trong tác phẩm văn  học. Với nhiệm vụ khơi dậy ở trẻ tình yêu đối với từ ngữ nghệ thuật thông  qua cách đọc kể  diễn cảm, cao hơn nữa là biết dùng ngôn ngữ  của mình để  kể  chuyện sáng tạo. Đây là một nhiệm vụ  rất phức tạp, yêu cầu khi kể  chuyện sáng tạo trẻ phải tự nghĩ ra một nội dung câu chuyện, tạo ra cấu trúc   logic được thể hiện trong hình nói tương ứng (lời nói kết hợp với sử dụng đồ  dùng trực quan). Yêu cầu này đòi hỏi trẻ  phải có vốn từ  phong phú, các kỹ  năng tổng   hợp, kỹ năng truyền đạt ý nghĩ của mình một cách chính xác, tập trung chú ý  và nói biểu cảm. Những kỹ năng này trẻ  lĩnh hội được trong quá trình nhận  thức có hệ thống bằng con đường luyện tập thường xuyên hàng ngày.  II. Cơ sở thực tiễn 1. Đặc điểm, tình hình chung          Năm học 2020 ­2021, tôi được nhà trường phân công chủ  nhiệm lớp  mẫu giáo lớn A3 với tổng số 32 trẻ. Tôi nhận thấy trẻ lứa tuổi này rất thông  minh. Khi được tham gia vào hoạt động văn học cụ  thể  là hoạt động kể  chuyện sáng tạo trẻ cảm thấy vui vẻ và hứng thú, nhưng ngược lại trẻ chưa   được trang bị  kiến thức, trải nghiệm cho nên trẻ  còn nhút nhát,   mất tự  tin   chưa dám thể  hiện sự  sáng tạo của mình phải phụ  thuộc vào sự  giúp đỡ  hướng dẫn của cô.   2/18
  6.   Một số biện pháp giúp trẻ 5 ­6  tuổi phát triển ngôn ngữ thông qua hoạt động kể chuyện sáng tạo Khi thực hiện nghiên cứu đề  tài này tôi gặp những thuận lợi và khó  khăn: 2. Thuận lợi ­ khó khăn 2.1. Thuận lợi Được sự  quan tâm tạo điều kiện của ban giám hiệu nhà trường, ban   giám   hiệu    thường  xuyên  tổ   chức  bồi  dưỡng  chuyên  môn  và  các   đợt  lên  chuyên đề văn học, hội thi đồ  dùng đồ  chơi cho chị em đồng nghiệp học tập  và rút kinh nghiệm. Bản thân là giáo viên có trình độ đại học về chuyên môn, nhiệt tình yêu   nghề mến trẻ. Có khả năng đọc kể diễn cảm cho trẻ nghe và biết định hướng  cho trẻ  kể  chuyện sáng tạo có hiệu quả, tạo được môi trường hoạt động  ở  lớp tương đối phong phú. Chính vì vậy tôi luôn được sự tín nhiệm và tin cậy   của phụ huynh. Đa số  học sinh lớp tôi,  các con  đều  thích đến lớp, đi học đều và  rất  hứng thú tham gia vào hoạt động văn học đặc biệt là tiết dạy trẻ kể chuyện   sáng tạo. Cở sở vật chất,  trang thiết bị phục vụ cho hoạt động làm quen văn học  được ban giám hiệu đầu tư tương đối đầy đủ. Cha mẹ học sinh luôn quan tâm, ủng hộ nhiệt tình các hoạt động, phong  trào của trường, lớp. Các bậc phụ huynh kết hợp thường xuyên với giáo viên  để chăm sóc, giáo dục trẻ đạt kết quả tốt. 2.2  Khó khăn Khi dạy trẻ kể chuyện sáng tạo giáo viên chưa biết vận dụng tích hợp   các môn học khác và chưa đầu tư sưu tầm các câu chuyện ngoài chương trình. Một số trẻ  còn nói ngọng, còn nhút nhát ngại tiếp xúc với bạn bè, một   số  trẻ  lần đầu tiên được đến trường nên chưa hòa đồng được với bạn bè  trong , % trẻ biết kể chuyện sáng tạo còn rất thấp.  Đồ  dùng trực quan còn ít chưa đa dạng phong phú, thẩm mỹ chưa đạt,  giá trị sử dụng chưa cao. Đặc biệt là đồ dùng cho trẻ hoạt động còn rất ít.            Phụ  huynh phần lớn là lao động, nên rất khó khăn trong việc hỗ  trợ  đóng góp kinh phí để tạo góc hoạt động văn học cho trẻ. Môt sô it phu huynh ̣ ́́ ̣   ̣ ̣ ̣ ̉ thiêu quan tâm đên viêc hoc tâp cua con em ́ ́   mình,  lại còn xem nhẹ  các môn  học nhất là văn học. 3/18
  7.   Một số biện pháp giúp trẻ 5 ­6  tuổi phát triển ngôn ngữ thông qua hoạt động kể chuyện sáng tạo 3. Thực trạng Ngay từ  đầu năm học, trước khi thực hiện nghiên cứu đề  tài, tôi tiến   hành  kiểm tra kiến thức, kỹ năng về văn học của 32 trẻ  của lớp dựa vào tiêu  chí đánh giá đạt được kết quả như sau: TT Nội dung, tiêu chí Số Kết quả khảo sát trẻ Đạt  Tỷ  Chưa  Tỷ lệ  lệ  đạt  % % 1 Tự tin trong giao tiếp  32 16 50 16 50 2 Kỹ năng hợp tác  cho trẻ 32 14 44 18 56 Trẻ hứng thú tham gia kể  3 32 17 53 15 47 chuyện 4 Biết kể chuyện sáng tạo 32 12 38 20 62 Ngôn ngữ rõ ràng, mạch  5 32 20 63 12 37 lạ c Qua khảo sát tôi thấy kiến thức về văn học của trẻ lớp tôi còn chưa đồng   đều, nhiều hạn chế…Hầu như trẻ chưa có khả  năng tưởng tượng, cảm thụ,  nhận thức, sự sáng tạo qua  tác phẩm văn học  gây rất nhiều khó khăn cho trẻ  khi phát triển ngôn ngữ.  Khi trẻ không nhận thức được, không nói lên được  suy nghĩ, ý tưởng cảm nhận của mình về tác phẩm văn học  thì trẻ sẽ không   hiểu được nội dung của tác phẩm đó, từ  đó ngôn ngữ  của trẻ  cũng bị  hạn  chế. Chính vì vậy, việc phát triển ngôn ngữ cho  trẻ thông qua hoạt động kể  chuyện sáng tạo  được xác định là một trong các nhiệm vụ  quan trọng được   tiến hành trong quá trình hình thành và phát triển toàn diện nhân cách trẻ. III. Những biện pháp thực hiện 1. Xây dựng ngân hàng nội dung, hoạt động giáo dục phát triển ngôn   ngữ  theo chương trình chăm sóc giáo dục trẻ  5 ­ 6 tuổi   hoạt động kể  chuyện sáng tạo  Tổ  chức cho trẻ  hoạt động kể  chuyện sáng tạo  là một hoạt động vô  cùng quan trọng  ở  trường mầm non. Hoạt động này được đổi mới đồng bộ  tất cả về mặt nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức. Vào đầu năm học,  khối tôi  xây dựng ngân hàng nội dung, hoạt động   giáo dục phát triển ngôn ngữ  khối mẫu giáo lớn 4/18
  8.   Một số biện pháp giúp trẻ 5 ­6  tuổi phát triển ngôn ngữ thông qua hoạt động kể chuyện sáng tạo THỜI                MỤC TIÊU NỘI DUNG ­ HOẠT ĐỘNG GIAN 1. Nghe hiểu lời nói     1.1.Thực hiện được các  *Thơ : yêu   cầu   trong   hoạt  ­ Bàn tay cô giáo,  ước mơ  của Tý, Bé  động   tập   thể,   ví   dụ”  học toán, Gà học chữ, Trăng  ơi từ  đâu  các bạn có tên bắt đầu  tới ...   bằng   chữ   cái   H   đứng  *Truyện : Tháng 9,10 sang bên phải, các bạn  ­  Thỏ   trắng  biết   lỗi,   món  quà   của  cô  có   tên   bắt   đầu   bằng  giáo, mèo con và quyển sách, cô bé hoa  chữ   D   đứng   sang   bên  hồng trái ” *Đồng dao ,ca dao : 1.2. Hiểu nghĩa từ  khái  ­ Thằng Bờm, chú Cuội quát: Phương tiện giao    ­   Rềnh   rềnh   ràng   ràng,   đi   cầu   đi  thông,   động   vật,   thực  Cả năm quán ... vật, đồ  dùng (đồ  dùng  *Làm quen chữ cái : gia đình , ...) 1.3.  Lắng nghe và nhận  ­ Làm quen chữ cái: o,ô,ơ; a,ă,â. xét ý kiến của người đối  Cả năm  ­ Trò chơi ôn luyện các chữ cái . thoại . *Hoạt động khác: 2.Sử   dụng   lời   nói    ­ Làm theo các yêu cầu, chỉ  dẫn của  trong cuộc sống hàng    giáo viên trong các hoạt động sinh hoạt.  ngày: Giáo   viên đưa ra các câu hỏi trong các  2.1 Kể  rõ ràng, có trình  hoạt động … tự   về   sự   việc,   hiện     ­ Phát hiện tình tiết sai trong chuyện. tượng nào đó để  người  Cả năm   ­ Lắng nghe và gọi tên âm thanh thiên  nghe có thể hiểu được . nhiên trong cuộc sống ... 2.8.   Sử  dụng   các   từ:  ­ Kể chuyện sáng tạo:   Cảm   ơn,   xin   lỗi,   xin  + Nghĩ kết cho câu chuyện Tháng  phép,   dạ,   vâng...phù  + Nghĩ tình tiết cho câu chuyện 9,10,11 hợp với tình huống . + Kể sáng tạo về đồ vật, con vật .. 2.9.   Điều   chỉnh   giọng  + Kể chuyện theo tranh   nói   phù   hợp   với   ngữ  + Kể chuyện theo tình huống Cả năm cảnh ... +   Kể   lại   câu   chuyện   theo   trí   tưởng  3.  Làm quen với việc    tượng của trẻ, theo cách của trẻ . đọc viết 5/18
  9.   Một số biện pháp giúp trẻ 5 ­6  tuổi phát triển ngôn ngữ thông qua hoạt động kể chuyện sáng tạo 3.1.   Chọn   sách,   truyện  Tháng  để “đọc “ và xem 9,10,11 3.2.  Kể   chuyện   theo  Tháng  tranh minh họa và kinh  9,10,2,4. nghiệm của bản thân 3.3. Biết cách đọc sách,  đọc truyện từ  trái sang  phải,   từ   trên   xuống    dưới,   từ   đầu   câu  chuyện   đế   cuối  truyện . 3.4   Nhận   ra   kí   hiệu  ­ Tạo cho trẻ  thói quen đọc sách, đọc  thông   thường:   Nhà   vệ  truyện vào một thời kỳ  nhất định trong  Tháng   9,  sinh, nơi nguy hiểm, lối  ngày   (Đọc   sách,   truyện   cho   trẻ   trước  10 ra,   cấm   lửa,   biển   báo  khi ngủ trưa ) giao thông   ­   Giới   thiệu   cho   trẻ   về   cuốn   sách  3.5. Nhận dạng chữ cái  truyện mới . trong   bảng   chữ   cái  Cả năm   ­   Trò   chuyện   về   cách   gữi   gìn   sách,  tiếng việt. truyện   3.6. Tô và đồ  chữ  ,sao    ­ Phân biệt phần mở  đầu và kết thúc  chép   một   số   kí   hiệu,  Cả năm của sách truyện . chữ cái, tên của mình  ­ “Đọc “truyện qua các tranh vẽ 2. Tạo môi trường hoạt động cho trẻ kể chuyện sáng tạo. Tạo môi trường cho trẻ  hoạt động là rất cần thiết trong chương trình  đổi mới  Hiện nay, nếu cô tạo được môi trường cho trẻ hoạt động tốt thì sẽ kích   thích trẻ phát triển ngôn ngữ, tham gia vào các hoạt động và kết quả đạt được  rất cao. Vì thế  ngay từ  đầu năm học tôi đã đi sâu vào tạo môi trường bằng   cách đưa hình  ảnh nhân vật của các câu chuyện nổi bật vào góc văn học và  một số góc trong và ngoài lớp học thể hiện trên các mảng tường. Vẽ và sưu  tầm một số  bộ  truyện tranh ngoài chương trình để  đưa vào giảng dạy, vận  động phụ  huynh đóng góp truyện tranh đưa vào góc văn học cho trẻ  hoạt   động thường ngày. Những câu chuyện được thể  hiện trên các mảng tường   trong không gian to đã giúp trẻ dễ tri giác, trẻ được thảo luận, bàn bạc về câu   6/18
  10.   Một số biện pháp giúp trẻ 5 ­6  tuổi phát triển ngôn ngữ thông qua hoạt động kể chuyện sáng tạo chuyện đó. Từ đó trẻ biết vận dụng những kiến thức đó vào kể chuyện sáng  tạo một cách dễ dàng.  Ngoài việc tạo những bức tranh trên mảng tường, những tập truyện   tranh chữ  to tôi còn đi sâu làm một số  đồ  dung trực quan cho trẻ  hoạt động  như: một số con rối dẹt có bánh xe, có cử  động tay chân và tận dụng những   truyện tranh cũ, những sản phẩm vẽ  của trẻ, cắt dán bồi bìa cứng cho trẻ  ghép tranh kể chuyện sáng tạo hoặc cắt dời các con vật cho trẻ  tự  chọn các   con vật đó để kể chuyện sáng tạo theo ý tưởng của mình. Điều đặc biệt hơn nữa tôi đầu tư suy nghĩ và làm ra các loại rối tay cho  trẻ hoạt động. Thực tế tôi nhận thấy đồ dung làm bằng rối tay hầu như ở các   lớp không có cho trẻ hoạt động, qua nghiên cứu tìm tòi tôi đã vận dụng làm từ  các quả  bóng, chổi rơm, đĩa nhựa đồ  chơi…để  làm mặt con rối sau đó dùng   vải hoặc len móc làm váy, thân tay để khi trẻ sử  dụng không bị  thô và cứng.   Các khuôn mặt có thể  thay đổi tuỳ  theo nội dung, nhân vật của câu chuyện   trẻ kể.  Qua cách nghĩ và làm như vậy tôi đã tạo ra một góc văn học với đầy đủ  chủng loại về  đồ  dung trực quan đa dạng phong phú, đã giúp trẻ  hứng thú  tham gia vào hoạt động và nhiều ý tưởng hay khi trẻ kể chuyện sáng tạo. Bên cạnh đó trong giờ hoạt động ngoài trời tôi còn tận dụng những bức   tranh tường  ở  trong trường bằng cách gợi mở  cho trẻ  cùng nhau kể  chuyện   về những bức tranh đó hoặc có các con vật trong sân trường tôi cũng gợi mở  cho trẻ thi nhau kể chuyện về các con vật đó…hình thức này đã giúp trẻ  em   có nhiều ý tưởng sáng tạo hay và có ý thức thi đua để đạt kết quả tốt. Tôi luôn tận dụng diện tích phòng học, chú ý bố trí sắp xếp các học cụ,   đội hình để tạo môi trường học tốt và thoải mái cho trẻ.   Khi thực hiện các hoạt động làm quen văn học thể  loại truyện kể mà  trọng tâm là dạy kể chuyện sáng tạo thì tôi luôn tận dụng không gian lớp học  để trưng bày các dụng cụ kể chuyện, sắp đặt tranh và các con rối sao cho trẻ  dễ sử dụng, kích thích trẻ hoạt động tích cực hơn. Bản thân tôi trước khi tổ chức hoạt động cũng phải tự luyện giọng kể,   cách sử  dụng tranh, sách tranh,  rối  mô hình... để  giúp trẻ  cảm thụ  được tác   phẩm văn học đó là một cách tốt nhất. Tạo môi trường cho trẻ  kể  chuyện sáng tạo là một việc làm vô cùng  quan trọng bởi nó là chỗ dựa, là cơ sở vững chắc cho trẻ kể chuyện sáng tạo.  Đòi hỏi cô giáo phải biết tạo cảm xúc cho trẻ bằng các con vật ngộ  nghĩnh,   7/18
  11.   Một số biện pháp giúp trẻ 5 ­6  tuổi phát triển ngôn ngữ thông qua hoạt động kể chuyện sáng tạo đáng yêu, đồng thời cũng phải biết hướng lái, gợi mở cho trẻ có cảm xúc tích  cực khi tham gia hoạt động kể chuyện sáng tạo. Qua nội dung các bức tranh,  các nhân vật, các con rối trẻ được xem và nói lên nhận xét của mình về  các  đồ  dung đó. Như  vậy ngôn ngữ  cuả  trẻ  được phát triển một cách phong phú  và đa dạng. 3. Dạy trẻ cách sử dụng nhân vật phù hợp với ngôn ngữ lời kể sáng tạo. Bên cạnh một môi trường hoạt động với đầy đủ  các loại đồ  dung trực   quan đa dạng phong phú, thu hút sự hứng thú tham gia kể chuyện sáng tạo của  trẻ thì chúng ta còn phải dạy trẻ cách sử dụng nhân vật phù hợp với ngôn ngữ  lời kể sáng tạo. Khi dạy trẻ sáng tạo tôi đã chuẩn bị cho trẻ những tập truyện tranh sưu   tầm bằng cách đọc kể  cho trẻ  nghe  ở  các giờ  đón, giờ  trả  trẻ  và giở  chơi   hang ngày. Đây là hình thức cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học, là cơ sở  cho trẻ  có kiến thức vững vàng khi thực hiện kể  chuyện sáng tạo. Qua cách  làm quen như vậy trẻ biết đánh giá, nhận xét về  đặc điểm tính cách của các  nhân vật thông qua ngôn ngữ nói của mình. Ví dụ: Gà con xinh đẹp đáng yêu, sói già gian ác, bà tiên ông bụt thì tốt  bụng còn phù thuỷ thì độc ác.   Bên cạnh đó tôi còn định hướng cho trẻ quan sát các tranh chuyện, cho  trẻ xem qua đĩa hình các câu chuyện. Đồng thời kết hợp tri giác với đàm thoại  giữa cô và trẻ, giúp trẻ nhận xét đánh giá nội dung truyện một cách chính xác   và nói lên ý tưởng của mình qua sự nhận thức. Tôi dạy trẻ  kể  chuyện theo từng nhóm, theo thời gian thực hiện một  tuần hoặc hai tuần, kết hợp lồng ghép các môn học khác, các trò chơi để  củng cố  và khắc sâu kiến thức, mở  rộng vốn hiểu biết về  thế  giới xung   quanh cho trẻ Sau đây là một số cách dạy trẻ sử dụng đồ dùng trực quan. Dạy trẻ sử dụng rối tay: dạy trẻ sử dụng từng con một, kết hợp với lời   nói, ngôn ngữ biểu cảm cùng với cách diễn rối qua cử động các con rối đi lại.   Dạy trẻ  ghép tranh kể  chuyện: chọn những tranh mà trẻ  thích ghép  thành một dải câu chuyện sau đó kể  từng tranh kết hợp với lời nói chỉ  dẫn   thông qua các nhân vật trong tranh.   Dạy trẻ  ghép các nhân vật kể  chuyện: chọn những nhân vật mà trẻ  thích, sau đó ghép các nhân vật với nhau tạo thành một câu chuyện theo ý  tưởng của trẻ. 8/18
  12.   Một số biện pháp giúp trẻ 5 ­6  tuổi phát triển ngôn ngữ thông qua hoạt động kể chuyện sáng tạo Dạy trẻ kể chuyện bằng sa bàn: chọn những nhân vật mà trẻ thích kết  hợp di chuyển các nhân vật đó trên sa bàn. Nói đến đâu đưa nhân vật ra đến   đó, lời kể đi theo nhân vật sử dụng. Qua cách dạy trẻ  tôi đã tiến hành tổ  chức một giờ  hoạt động có chủ  đích kể chuyện sáng tạo, chủ điểm thế giới động vật như sau: Bước 1: Hát bài “ Gà trống mèo con và cún con”. Hỏi trẻ  trong bài hát có  những con vật gì? Bước 2: Nghe cô kể mẫu chuyện sáng tạo của cô, cô sử  dụng rối kể  1 lần.  Đàm thoại với trẻ  về  câu chuyện của cô (tên nhân vật, đặc điểm nhân vật,   đặt tên cho câu chuyện). Bước 3: Trẻ đi chọn đồ dùng trực quan mà trẻ yêu thích. Cô gợi mở ý tưởng  cho trẻ bằng cách mượn một con vật mà trẻ đã chọn và kể ngắn gọn vài câu   để trẻ biết cách kể chuyện sáng tạo. Bước 4: Trẻ kể chuyện sáng tạo theo nhóm, cá nhân. Cô cho trẻ đánh giá và  nhận xét câu chuyện của bạn kể. Theo dõi cách sử  dụng đồ  dung trực quan  của trẻ để cô góp ý nhận xét. Qua cách làm này, bước đầu tôi đã thành công trong việc thực hiện dạy  trẻ kể chuyện sáng tạo, giúp trẻ linh hoạt sử dụng đồ dung trực quan kết hợp   với ngôn ngữ  nói rõ ràng mạch lạc, có kỹ  năng tổng hợp về  “ mắt nhìn,  miệng nói, tai nghe, tay sử dụng”. Sau đây là một số  câu chuyện của trẻ  khi thực hiện kể  chuyện sáng  tạo: * Câu chuyện “Con lợn nhựa của tôi” tác giả  Đăng Dũng với đồ dùng là một   con lợn nhựa được cháu thể hiện như sau:  Chủ nhật tớ được về quê thăm bà. Ở quê bà tớ nuôi rất nhiều lợn, các  con lợn rất to và ăn rất nhiều rau với cám. Thấy tớ thích con lợn đó, bà tớ liền  mua cho tơ  một con lợn, nhưng đó là con lợn nhựa. Con lợn nhựa của tớ  nó  chẳng ăn được gì mà nó chỉ  giúp tớ  cất tiền. Đến tết ai mừng tuổi là tớ  cho   vào con lợn nhựa này để  gửi mẹ  mua quần áo. Tớ  rất yêu quý co lợn nhựa  này của tớ. * Câu chuyện “Bác Voi tốt bụng” của cháu trí, Thiện,  Hải Anh  và Thu Hiền.   Đồ  dùng là con gà, vịt, voi từ  sản phẩm vẽ  của trẻ bồi bìa cứng và làm rối   tay, câu chuyện được các bé thể hiện như sau: + Bạn vịt bầu ơi có đoi chơi với tớ là gà trống không. + Ừ hôm nay trời đẹp chúng mình cùng đi chơi nhé. 9/18
  13.   Một số biện pháp giúp trẻ 5 ­6  tuổi phát triển ngôn ngữ thông qua hoạt động kể chuyện sáng tạo + Chúng mình đến vườn hoa kia chơi nhé!  ở  đó có nhiều trò chơi  thích lắm. + Hai bạn gà, vịt mải chơi đến khi trời tối không biết đường về  nữa, cả hai cùng khóc hu hu… + Lúc đó bác voi xuất hiện và nói đừng khóc nữa lên đây bác đưa về. + Hai bạn cùng trèo lên lưng bác voi đưa về, từ  đó hai bạn không  dám đi chơi xa. Ở câu chuyện này ba cháu sử dụng rối rất tốt. Các cháu đã biết kết hợp   với nhau sử dụng các nhân vật phù hợp ăn khớp với lời kể. Ngôn ngữ của các  cháu được thể hiện một cách rất tự nhiên và phong phú. Trong quá trình nghiên cứu và tiến hành kể chuyện sáng tạo đến nay ở  lớp tôi đa số trẻ đã kể chuyện sáng tạo theo ý tưởng của mình mà kgông cần   sự  gợi ý của cô. Từ  những việc làm đó không những trẻ  sử  dụng thành thạo  đồ dung trực quan về các con vật mà còn biết vận dụng sử dụng đồ dùng trực  quan ở các chủ đề khác. Thông   qua   các   câu   truyện   sáng   tạo   của   trẻ,   trẻ   sử   dụng   các   ngữ  điệu,ngắt nghỉ  để  truyền đạt thái độ, tình cảm của mình đối với tác phẩm.   Trẻ bắt chước giọng kể diễn cảm của cô, trẻ có thể hiểu được một từ dùng  với đồ  vật này lại có thể  vào các đồ  vật khác nữa. Từ  đó ngôn ngữ  của trẻ  phát triển mạnh mẽ, vốn từ  được làm giàu thêm và qua đó trẻ  cảm nhận   được sự phong phú của ngôn ngữ mẹ đẻ. 4. Chú ý rèn nề nếp, rèn kỹ năng và kích  thích sự sáng tạo  của trẻ: Việc tổ  chức các hoạt động  ở  trường mầm non nói chung và tổ  chức  cho trẻ học hoạt động kể chuyện sáng tạo  nói riêng được diễn ra dưới nhiều  hình thức khác nhau. Do đó việc tổ  chức cho trẻ  thảo luận nhóm cũng phải  được tổ  chức dưới nhiều hình thức khác nhau nhằm rèn luyện kỹ  năng thảo   luận nhóm để phục vụ tốt hơn cho hoạt động kể chuyện sáng tạo  và các tiết  học khác. Có rất nhiều hình thức tổ chức cho trẻ hoạt động thảo luận nhóm sau đây tôi   xin đưa ra một số  hình thức cơ  bản thường tổ  chức  ở  các trường mầm non  như sau: Hoạt động có chủ  đích của trẻ   ở  trường mầm non đó là các tiết học,  với những đặc trưng của tiết học giáo viên có thể sử dụng các bước của quy   trình thảo luận nhóm cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi học hoạt động   kể chuyện  10/18
  14.   Một số biện pháp giúp trẻ 5 ­6  tuổi phát triển ngôn ngữ thông qua hoạt động kể chuyện sáng tạo sáng tạo áp dụng vào các môn học khác để giúp trẻ hình thành những kỹ năng  cơ bản nhất của hoạt động kể chuyện sáng tạo. Tăng cường tổ  chức hoạt động nhóm: Tạo cho trẻ  việc làm theo cặp  hoặc nhóm lớn, nhóm nhỏ, trẻ  có nhiều cơ  hội học hỏi lẫn nhau, đàm phán   với bạn,  học cách lựa chọn giải quyết vấn đề cùng nhau, hoạt động nhóm sẽ  cho giáo viên quan sát trẻ ở các môi trường khác nhau. Chia nhóm, tạo nhóm nên linh hoạt: Dựa trên sự lựa chọn của trẻ ,mong  muốn cùng chung nhu cầu hoặc yêu cầu, sở  thích, hứng thú. Dựa trên sự  lựa  chọn của giáo viên mong muốn nhóm trẻ  cần hợp tác để  giải quyết nhiệm  vụ, yêu cầu, tạo thói quen làm việc cho trẻ. Để nhóm trẻ hoạt động hiệu quả,  giáo viên cần làm việc với mỗi nhóm nhỏ  để  đảm bảo trẻ  có thể  thực hiện   nhiệm vụ một cách độc lập . VD:   Trong truyện “Cây rau của thỏ út ” tôi cho trẻ sử dụng bộ đồ chơi sáng   tạo là “Hộp quà kì diệu” tôi cho đại diện của nhóm lên bấm đèn chọn bức  tranh có nội dung câu chuyện và nhóm đó phải kể lại chuyện tương  ứng với  bức tranh Hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo của lứa tuổi mầm non nên nó  có ý nghĩa lớn đối với hoạt động kể  chuyện sáng tạo. Khi tổ  chức cho trẻ  chơi giáo viên chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ  để  tổ  chức cho trẻ  chơi dưới   hình thức thi đua, chơi cùng nhau, chơi cạnh nhau, nhóm này giao lưu liên kết   với các nhóm khác…cho trẻ cùng nhau thảo luận để tìm ra nội dung chơi, chủ  đề chơi, luật chơi, cách chơi phù hợp với nhiệm vụ. Hoạt động ngoài trời: Khi tổ  chức cho trẻ  quan sát giáo viên sử  dụng  hình thức quan sát theo nhóm, tôi tổ  chức cho trẻ  quan sát cùng một đề  tài,  nhưng mỗi nhóm quan sát một bộ  phận khác nhau sau đó giáo viên cho trẻ  trình bày những gì mình vừa được quan sát, được nhìn. Như thế trẻ không chỉ  được nghe các bạn nói mà trẻ  còn được nhìn thấy sự  vật thật từ  đó sẽ  hình   thành biểu tượng chính xác hơn về sự vật hiện tượng. 5. Lồng ghép các môn học khác khi dạy trẻ kể chuyện sáng tạo.  Theo phương pháp dạy học tích hợp, với môn làm quen văn học có thể  lồng ghép, kết hợp với tất cả các môn khác và giúp cho các bộ môn khác trở  lên sinh động hơn. Ví dụ như:  * Môn âm nhạc hoạt động bổ trợ đề tài: Câu truyện “Nhổ củ cải” .    Cho trẻ vận động theo bài “ Củ cải trắng”.  11/18
  15.   Một số biện pháp giúp trẻ 5 ­6  tuổi phát triển ngôn ngữ thông qua hoạt động kể chuyện sáng tạo * Môn tìm hiểu môi trường xung quanh chủ đề: Động vật nuôi trong gia đình,  câu truyện “ Gà trống, mèo con và cún con ”. Trẻ  biết tên, đặc điểm, nơi   sống của một số con vật nuôi trong gia đình.  * Môn toán: Tên bài dạy: Cao hơn­ thấp­ hơn, câu chuyện “ Cây khế”, trẻ áp  dụng được sự so sánh đặc điểm về ngoại hình của hai anh em .  * Môn làm quen  chữ cái: Luyện phát âm qua trò chơi tìm chữ  l­ n­ m cho trẻ  phát âm.  Với lời kể  diễn cảm, hấp dẫn đã làm rung động người nghe, nhưng   biết tích hợp các môn học khác thì còn hay hơn vì nó làm thay đổi không khí,   làm thay  đổi trạng thái khi kể  chuyện. Bằng những lời ca, lời  đối thoại,  những câu đố, những bài đồng dao, ca dao hay một số trò chơi xen lẫn. Ví dụ: Bài thơ “Thỏ bông bị ốm” “Ong và bướm”, “Cá vàng bơi”….hoặc   cho trẻ  đọc thuộc các câu đố  về  con chó, mèo, lợn, cá, gà…hay một số  bài  đồng dao, ca dao “Vè chim”, “Đi cầu đi quán”….  Âm nhạc là môn bổ trợ cho rẻ làm quen với tác phẩm văn học, dễ gây   ấn tượngcho người xem, vì thế tôi cho trẻ hát thuộc các bài hát: “ Thương con  mèo”, “Một con vịt”, “đố biết con gì”, “Trời nắng trời mưa”…giúp trẻ khi kể  chuyện về con vật nào trẻ có thể hát về các con vật đó phù hợp với nội dung   câu chuyện. Trò chơi là hình thức chuyển tiếp giữa các lần kể  hay thay cho phần   củng cố câu chuyện mà các tiết dạy thường áp dụng. Tôi cho trẻ chơi một số  trò chơi ở dạng động như trò chơi: Mèo và chim sẻ, gà gáy vịt kêu, trời nắng  trời mưa, cáo và thỏ… Việc tích hợp các môn học khác, các trò chơi vào cho trẻ  kể  chuyện   sáng tạo là việc cung cấp thêm một số  kiến thức bổ trợ cho câu chuyện sinh  động hơn. Ở lứa tuổi này tâm lý của trẻ thường mau nhớ chóng quên. Vì vậy  vào giờ  đón trả  trẻ  tôi đưa trẻ  vào góc văn học để  hướng dẫn trẻ  kiến thức  mới và củng cố  kiến thức cũ. Đây là hình thức cho trẻ trải nghiệm những gì  mình có sẵn và học tập ở cô và bạn, trẻ cảm thấy thoải mái và tự tin hơn. Việc tích hợp các môn học khác cô giáo phải linh hoạt, lựa chọn nội   dung sao cho phù hợp với nội dung câu chuyện, giúp trẻ  tham gia vào hoạt  động một cách tích cực nhất và ngôn ngữ  của trẻ  được phát triển mạnh mẽ  nhất. 12/18
  16.   Một số biện pháp giúp trẻ 5 ­6  tuổi phát triển ngôn ngữ thông qua hoạt động kể chuyện sáng tạo 6.  Tổ chức ôn luyện mọi lúc mọi nơi, ôn luyện thông qua lễ hội  Ôn luyện mọi lúc mọi nơi cũng là biện pháp giúp trẻ ổn định, thông qua   cách hoạt động tổ  chức ngày lễ  hội tổ  chức cho trẻ  hoạt động kể  chuyện,  đóng kịch, theo một chương trình biểu diễn văn nghệ mà 100% trẻ được tham   gia nhằm giúp trẻ hứng thú với bộ môn làm quen với văn học thể loại truyện  kể cho trẻ. Ví dụ : Ngày hội 8­3 trẻ kể về “ Em bé quàng khăn đỏ”  hay ngày tết 1­ 6 kể về Bác Hồ với thiếu nhi, hay ngày 22­12 trẻ kể chuyện sáng tạo về chú   bộ đội, hoặc hội thi bé kể chuyện giỏi. 7. Tuyên truyền kết hợp với phụ huynh. Như chúng ta đã thấy môi trường tiếp xúc của trẻ  chủ  yếu là gia đình  và nhà trường. Chính vì vậy việc kết hợp giữa gia đình và nhà trường là một   biện pháp không thể  thiếu. Phụ  huynh chính là nhân tố  quết định trong việc  tạo nguồn nhiên liệu của góc văn học để phát triển ngôn ngữ cho trẻ.            Trong cuộc họp phụ huynh đầu năm tôi nêu tầm quan trọng của lĩnh   vực phát triển ngôn ngữ  cho trẻ, đặc biệt là thông qua hoạt động kể  chuyện   sáng tạo. Hàng tháng tuyên truyền với phụ  huynh qua các biểu bảng nêu lên  nội dung về chủ điểm, về các câu chuyện sáng tạo của cô và trẻ. Qua đó phụ  huynh thấy được ngôn ngữ  của trẻ  phát triển như  thế  nào và có biện pháp   kích thích sự phát triển ngôn ngữ cho trẻ tại gia đình. Ví dụ: Cô trao đổi với phụ huynh về những câu chuyện sáng tạo trẻ đã   kể, yêu cầu phụ  huynh về nhà cho trẻ  kể  lại câu chuyện đó hoặc kích thích  trẻ kể các câu chuyện khác. Như  vậy ngôn ngữ  của trẻ được phát triển một   cách phong phú và đa dạng. Huy động phụ  huynh đóng góp tiền  ủng hộ  tạo góc văn học hoặc thu  nhập những nguyên vật liệu sẵn có, dễ tìm như báo hoạ mi, vải vụn, len vụn,  các vỏ hộp, mút xốp…kết hợp trong và ngoài giờ  đón trả trẻ  để  trao đổi với   phụ huynh. Làm bản tin về chương trình dạy theo chủ đề trong tuần để phụ huynh  biết và phối kết hợp với giáo viên rèn thêm cho trẻ ở nhà. Vận  động phụ  huynh hỗ  trợ  vật liệu, nguyên liệu như: giấy, sách,  những lọ nhựa, quần  áo cũ, vải vụn ... Có thể  nói công tác tuyên truyền với phụ  huynh là một việc làm rất  quan trọng trong việc dạy trẻ kể chuyện sáng tạo để phát triển ngôn ngữ cho  trẻ. 13/18
  17.   Một số biện pháp giúp trẻ 5 ­6  tuổi phát triển ngôn ngữ thông qua hoạt động kể chuyện sáng tạo IV.  Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm Qua quá trình áp dụng các biện pháp giúp trẻ  mẫu giáo lớn phát triển  ngôn ngữ thông qua hoạt động kể chuyện sáng tạo tôi rất phấn khởi khi kết   quả đạt được như sau: 1. Đối với trẻ:  Bảng điều tra thực trang sau khi thực hiện giải pháp. Tổng số trẻ: 32 trẻ Kết quả trước khi  Kết quả sau khi  TT Nội dung, tiêu chí  thực hiện thực hiện khảo sát Đạt  Tỷ  Chư Tỷ  Đạt  T Chưa  Tỷ  lệ  a đạt  lệ  ỷ  đạt  lệ  % % lệ  % % 1 Tự tin trong giao tiếp  16 50 16 50 27 84 5 16 Kỹ năng hợp tác  cho  2 14 44 18 56 28 81 4 12 trẻ Trẻ hứng thú tham gia  3 17 53 15 47 30 94 3 6 kể chuyện Biết kể chuyện sáng  4 12 38 20 62 28 88 4 12 tạ o Ngôn ngữ rõ ràng,  5 20 63 12 37 31 97 1 3 mạch lạc  Dựa vào bảng kết quả trên, tôi thấy trẻ đến lớp ngoan,  thích được đến lớp,  thích được tham gia hoạt động văn học Trẻ hứng thú tham gia hoạt động kể chuyện ở mọi lúc mọi nơi,  mạnh   dạn tụ tin khi biểu diễn, đạt được các mục tiêu yêu cầu từng bài học đề ra. Trẻ  đã có khả  năng tập trung chú ý lâu, khả  năng quan sát nhanh, khả  năng phán đoán, suy luận, tưởng tượng phong phú. Bằng các trò chơi, các thủ thuật gây hứng thú kết hợp với các đồ  dùng  trực quan phù hợp với nội dung bài dạy, các hoạt động cho trẻ phát triển ngôn  ngữ thông qua kể chuyện sáng tạo đã kích thích trẻ hứng thú, sôi nổi học tập.  Trẻ  được trực tiếp tranh luận, đưa ra ý kiến nhận xét của riêng mình  cho các bạn trong nhóm cùng nghe. Trẻ  được nhận biết, trải nghiệm ,luyện   tập các kỹ năng thông qua các hoạt động ở mọi lúc mọi nơi trong chế độ sinh  14/18
  18.   Một số biện pháp giúp trẻ 5 ­6  tuổi phát triển ngôn ngữ thông qua hoạt động kể chuyện sáng tạo hoạt hàng   ngày như:   Hoạt động học, hoạt động vui chơi, hoạt động giao   tiếp trong sinh hoạt hàng   ngày, bằng nhiều hình thức khác nhau: Nghe, nói  “viết, vẽ, mô tả, mô phỏng, làm mô hình, sơ  đồ, làm sách, bộc lộ  cảm xúc  thông qua nét mặt, cử chỉ, điệu bộ. Trẻ   được   thỏa   sức   sáng   tạo   trong   việc   sử   dụng   ngôn   ngữ   như   là  phương tiện để bộc lộ những hiểu biết của bản thân về thế giới xung quanh,   tái hiện lại các mối quan hệ  trong xã hội thông qua các hoạt động: trao đổi,   chia sẻ, vẽ …  2. Đối với giáo viên: Qua việc thực hiện đề tài tôi đã tích lũy được thêm nhiều kinh nghiệm để  thu hút sự chú ý, kích thích tư duy  sự sáng tạo của trẻ  trong hoạt động kể chuyện   sáng tạo Từng bước nâng cao được nghệ thuật lên lớp. Sưu tầm, đổi mới được nhiều hình thức trong hoạt động giúp kích thích  và phát triển ngôn ngữ cho trẻ Các cô giáo trong lớp tôi đều rất tích cực tìm tòi và đưa ra nhiều hình  thức dạy học phong phú để  giúp trẻ  tiếp tục phát triển ngôn ngữ  mạch lạc  một cách hiệu quả nhất, đặc biệt tiết học không còn khô cứng nữa mà là một  giờ chơi mà học, học mà chơi. 3. Đối với phụ huynh:  Phụ huynh thật sự thấy tin tưởng cô giáo, yên tâm hơn khi gửi con. Một   số người trước đây vẫn lo lắng con mình không thích đi học hoặc trao đổi với  cô giáo con em họ thường mất tập trung chú ý.  Đến giai đoạn cuối năm chúng tôi thường được nghe trao đổi từ  phía  phụ  huynh “Chị ạ con em giờ không còn nói ngọng nữa mà đặc biệt con còn   có thể  tự  kể  một câu chuyện về  em bé, hay con vật mà bé gặp tình cờ  trên   đường mạch lạc, rõ ràng. ” Có phụ huynh khác thì phấn khởi ra mặt “Chị ơi con em mạnh dạn hẳn   ra, khi em hỏi ý kiến con thì nói rất rõ ràng và bé thường nói ở lớp con cũng   được nêu ý kiến của mình mẹ   ạ”. Nghe được những lời trao đổi của phụ  huynh tôi rất vui và thêm yêu nghề hơn. 15/18
  19.   Một số biện pháp giúp trẻ 5 ­6  tuổi phát triển ngôn ngữ thông qua hoạt động kể chuyện sáng tạo C. KẾT LUẬN­ KIẾN NGHỊ I. Kết luận chung Ngành giáo dục mầm non là ngành học đặc biệt quan trọng trong sự  nghiệp đào tạo con người mới, là cơ  sở  hình thành và phát triển con người.   Chính vì vậy là một giáo viên mầm non luôn cần có phẩm chất đạo đức, lối   sống, tư  tưởng, lập trường vững vàng. Luôn bồi dưỡng, trau dồi kiến thức,   rèn luyện kỹ  năng phát âm chuẩn cho trẻ, vì kỹ  năng này đóng một vị trí rất   quan trọng trong cuộc sống hàng ngày của trẻ, giúp trẻ có thêm nhiều vốn từ  mới làm giàu cho kho tàng kiến thức của trẻ. Luyện cho trẻ  nói mạch lạc thông qua bộ  môn làm quen văn học thể  loại truyện kể là sự tổng hợp toàn bộ nội dung rèn luyện ngôn ngữ. Nói mạch  lạc chứng tỏ  ngôn ngữ  của trẻ  đã đạt yêu cầu cao về  mặt biểu hiện âm  thanh, từ  diễn đạt, câu đúng ngữ  pháp, cũng như  sự  mạnh dạn tự  tin trong   16/18
  20.   Một số biện pháp giúp trẻ 5 ­6  tuổi phát triển ngôn ngữ thông qua hoạt động kể chuyện sáng tạo giao tiếp. Đề  tài nghiên cứu này sẽ  làm cơ  sở  vững chắc cho việc học tập   của trẻ những năm tiếp theo. Việc rèn cho trẻ  nói mạch lạc hiện nay là một vấn đề  rất quan trọng,  nên mỗi giáo viên không chỉ  rèn cho trẻ  tốt qua các tiết học mà bên cạnh đó   phải rèn luyện bản thân để  có trình độ  chuyên môn dạy tốt, mang tri thức   thắp sáng thế hệ mầm non, phấn đấu tất cả vì  “Trẻ thơ thân yêu” . Phát triển ngôn ngữ cho trẻ qua các hoạt động dạy trẻ kể chuyện sáng  tạo là một việc làm thiết thực nhất trong chương trình đôi mới hiện nay, đòi   hỏi cô giáo phải có sự  sáng tạo linh hoạt khi dạy trẻ, phải có sự  kiên trì rèn   luyện giữa co và trẻ thì sẽ đem lại kết quả cao. II. Bài học kinh nghiệm Qua thực tế  áp dụng đề  tài: “Môṭ  số biện pháp giúp trẻ  5­6 tuổi  phát   triển ngôn ngữ thông qua hoạt động kể chuyện sáng tạo”, tôi đã rút ra một số  bài học sau: Cô giáo phải đi sâu nghiên cứu để  tạo ra được môi trường tốt cho trẻ  hoạt động một cách tích cực nhất, biết tao cảm xúc cho trẻ  khi kể  chuyện sáng   tạo. Thường xuyên trò chuyện với trẻ, khơi gợi trẻ  đặt tên cho nội dung   vừa trò chuyện hoặc tóm tắt ngắn gọn những điều vừa trò chuyện. Giáo viên cần gần gũi để  phát hiện sự  sáng tạo của trẻ, khen ngợi,  động viên sửa sai kịp thời và tạo môi trường học tốt cho trẻ.  Khuyến khích trẻ nói những ý nghĩ của trẻ qua nội dung hay chủ điểm nào đó nhằm giúp trẻ luyện cách trình bày, diễn đạt ý. Cho trẻ tham quan, hướng dẫn từ quan sát sự vật, hiện tượng nhằm mở rộng vốn hiểu biết cho trẻ; kết hợp đàm thoại để  trẻ  hiểu sâu bản chất của   sự   vật, hiện tượng và nói lên nhận xét của mình. Mở  rộng vốn từ  cho trẻ  và khuyến khích trẻ  sử  dụng vốn từ  trẻ  học   được trong   các   hoạt   động   khác   nhau,   đặc   biệt   qua   các   trò   chơi   ngôn   ngữ,   trò  chuyện, đàm thoại giữa cô với trẻ, trẻ với trẻ. 17/18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2