Nghị luận về bài thơ Thu Điếu của Nguyễn Khuyến
lượt xem 12
download
Bài thơ Thu Điếu đã tạo nên một bức tranh thu có đầy đủ màu sắc âm thanh, hình ảnh, chuyển động thế nhưng màu sắc ấy chỉ là những màu nhẹ nhàng, âm thanh ấy chỉ là những âm thanh nhỏ nhẹ, hình ảnh chuyển động ấy gần như là không và cảnh dường như mang tâm trạng của nhà thơ. Để hiểu rõ hơn về tác phẩm mời các em tham khảo bài văn mẫu "Nghị luận về bài thơ Thu Điếu của Nguyễn Khuyến".
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nghị luận về bài thơ Thu Điếu của Nguyễn Khuyến
VĂN MẪU LỚP 11 NGHỊ LUẬN VỀ BÀI THƠ THU ĐIẾU CỦA NGUYỄN KHUYẾN BÀI MẪU SỐ 1: Nhắc đến Nguyễn Khuyến người ta không thể nào không nhắc đến chùm thơ thu của ông. Trong chùm thơ thu ấy có ba bài thơ thôi nhưng lại mang đến tất cả những cảnh mùa thu trên làng cảnh quê hương Việt Nam. Đặc biệt trong đó có bài thơ thu điếu không những mang đến cho ta cảnh vật mùa thu mà còn mang đến những tâm trạng của nhà thơ và thú câu cá mùa thu. Bài thơ được viết theo thể thơ thất ngôn bát cú, bài thơ có tám câu, mỗi câu có bảy tiếng. Theo như đặc điểm của thể thơ này thì mấy câu đầu chuyên về tả cảnh còn những câu thơ về sau thì nghiêng về tả tình. Tóm lại bằng những hiệu quả của thể thơ này thì Nguyễn Khuyến đã mang đến cho chúng ta một bức tranh thu và một bức tranh tâm trạng của người đang câu cá. Trước hết là hai câu đề, hai câu thơ ấy có thể nói là những tả cảnh đẹp tiêu biểu của mùa thu. Bằng những cảm nhận của cảm giác trực quan Nguyễn Khuyến đã mang đến một bức tranh tuyệt vời của mùa thu: “Ao thu lạnh lẽo nước trong veo Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo” Đúng là mùa thu câu cá, ngay mở đầu bài thơ Tam Nguyên Yên Đổ đã dựng lên một cảnh ao thu lạnh lẽo mà trong trẻo đến mức có thể thấy đáy của nó. Chính vì câu cá cho nên tác giả nhắc đến ao cá trước sau đó mới có bầu trời thu. Mùa thu đến không chỉ in dấu mình trên bầu trời cảnh vật mà nó còn in trên dòng nước của ao cá kia. Trên mặt ao người câu cá vẫn đang ngồi đợi cá cắn câu mà ngắm nhìn cái trong veo của nước. Nước ao ấy không có mà trong xanh như mùa hè mà nó mang một màu trong trắng trong trẻo. Có thể là bầu trời thu kia đã làm cho màu của nước trở nên như thế. Và cũng trên mặt ao ấy cái se lạnh của mùa thu làm cho không gian thêm phần lạnh lẽo hơn. Trên cái bao la sâu thẳm của ao nước thì một chiếc thuyền câu bé tẻo teo trên xuất hiện. Nhà thơ thể hiện sự nhỏ bé của chiếc thuyền hay cũng chính là con người trữ tình trong cái rộng lớn của không gian nơi đây. Phải chăng nhà thơ đang thể hiện tâm trạng lạc lõng, lạnh lẽo cô đơn của bản thân mình qua sự nhỏ bé của con thuyền ấy. Hai chữ “tẻo teo” gợi cho ta sự nhỏ bé vô cùng của con thuyền, dường như trong bức tranh thu ấy con thuyền chỉ như một dấu chấm to hay có thể là to hơn dấu chấm một chút mà thôi. Như vậy nhà thơ không bắt đầu vẽ bức tranh thu bằng một bầu trời trong trẻo, cũng không làm dấu hiệu thu bằng hương ổi như nhà thơ Hữu Thỉnh mà tập trung vào miêu tả những màu sắc không khí lạnh lẽo của ao thu. Đến hai câu thơ tiếp theo chúng ta lại được đắm chìm trong sự hấp dẫn của cảnh vật nơi đây. Và đặc biệt chúng ta cũng thấy được sự chuyển động của mùa thu trên ao cá ấy: “Sóng biếc theo làn hơi gợn tí Lá vàng trước gió sẽ đưa vèo” Nói là chuyển động nhưng thật sự phải nói là cố gắng nhìn lắm thì mới có thể phát hiện ra được. Mùa thu vốn nhẹ nhàng như thế nên nó luôn hội tụ tất cả những gì gọi là nỗi niềm của con người. trên ao cá ấy những con sóng cũng xuất hiện tuy nhiên nó không phải là cái sóng dữ dội mà nó chỉ “gợn tí”. Một chữ sóng gợn thôi cũng đã đủ làm cho ta thấy được sự im ắng đến chuyển động cũng như không huống chi ở đây nhà thơ lại dùng đến ba từ là “ hơi gợn tí”. Có thể thấy nhà thơ đã quan sát tinh tế lắm mới miêu tả được như thế. Sóng mang màu xanh biếc và sự chuyển động của sóng còn lá thì sao. Trong bức tranh mùa thu ấy Nguyễn Khuyến đã điểm thêm chiếc lá vàng trước gió nhè nhẹ của mùa thu mà khẽ đưa vèo. Ở đây ta thấy lạ vì “vèo” thường dùng để chỉ trạng thái nhanh chứ không phải chậm như thế kia. Có thể nói Nguyễn Khuyến đã sử dụng từ đó để thể hiện ý đồ nghệ thuật của bản thân mình. Chiếc lá vàng kia rơi nhẹ thật nhưng nó chao nghiêng rồi lượn lượn mấy vòng như là lao đầu xuống thì tác giả gọi nó là vèo chứ không phải là nó rơi nhanh. Như vậy hai câu thơ này đã mang đến cho chúng ta thêm những hình ảnh và sự chuyển động của những hình ảnh ấy. Vậy là bức tranh thiên nhiên không chỉ có màu sắc hình ảnh mà còn có cả những không khí những chuyển động đậm chất mùa thu. Hai câu thơ trên với những chuyển động nhẹ nhàng khép lại để nhường cho hai câu thơ tiếp bật lên: “Tầng mây lơ lững, trời xanh ngắt Ngõ trúc quanh co, khách vắng teo” Lại là những màu sắc hình ảnh của mùa thu nhưng trong cái cảnh thu ấy lại thấy được cái tình thu của lòng người. Bây giờ tác giả không quan sát những vật trên mặt ao nữa mà nhìn lên trên phía bầu trời với những đám mây lơ lửng. Nhà thơ như ngắm nhìn màu trời của mùa thu. Những đám mây thì lơ lửng trên cao nhẹ nhàng lắm còn bầu trời khoác lên mình màu xanh ngắt yêu làm sao. Nhìn lên bầu trời rồi nhà thơ lại nhìn xuống dưới những ngõ trúc quanh co của làng quê mà không thấy bất cứ một ai cả. Có thể nói đến hai câu thơ này không gian không chỉ bó hẹp trong cái ao thu kia nữa mà nó mở rộng lên cả không gian của bầu trời và ngõ trúc. Ấy thế mà không có bất cứ một tiếng động của một chú chim nào hay một tiếng đi của bước chân người. Không gian càng rợn ngợp bao la hơn như đang dần nuốt lấy cái cô đơn của nhà thơ. Tâm trạng của nhà thơ được thể hiện rõ, đó là sự cô đơn lạc lõng buồn khi không có ai bầu bạn, buồn vì tuy về ở ẩn rồi nhưng tâm trạng không thấy khá hơn. Nỗi lo cho nhân dân bấy lâu nay không bao giờ nguôi nhưng lại bất lực không thể giúp gì. Kết thúc bài thơ và dòng tâm trạng của mình Nguyễn Khuyến lại trở lại với những hình ảnh của một cụ già ngồi câu cá, ngồi đợi cá cắn câu: “Tựa gối ôm cần lâu chẳng được Cá đâu đớp động dưới chân bèo” Trạng thái “tựa gối ôm cần” cho thấy sự buồn chán của nhà thơ, có lẽ nhà thơ không phải ngồi ở đó để câu cá mà ngồi ở đó trong tư thế của người trầm tư đang suy nghĩ về một vấn đê gì đó. Không phải không có cá cũng không phải cá không cắn câu mà nhà thơ tay thì ôm cần nhưng đầu lại không nghĩ đến việc câu cá. Còn những con cá kia lại đớp động dưới chân bèo. Những hình ảnh thơ vô cùng gần gũi với làng cảnh Việt nam và cũng rất đặc trưng cho thu bởi hình ảnh nhẹ nhàng. Cuối cùng thì kết lại bài thơ cũng có những âm thanh tuy là rất nhỏ của tiếng cá. Tóm lại qua bài thơ ta thấy được một bức tranh thu có đầy đủ màu sắc âm thanh, hình ảnh, chuyển động thế nhưng màu sắc ấy chỉ là những màu nhẹ nhàng, âm thanh ấy chỉ là những âm thanh nhỏ nhẹ, hình ảnh chuyển động ấy gần như là không. Và cảnh dường như mang tâm trạng của nhà thơ. Đó chính là tâm trạng lo lắng cho nhân dân, buồn trước cuộc đời không như ý mong muốn của mình. BÀI MẪU SỐ 2: Nguyễn Khuyến là đại biểu xuất sắc cuối cùng của nền văn học Trung đại Việt Nam ở thế kỉ XIX. Ông được xem là bậc quán quân về thơ tả cảnh mùa thu. Thu điếu nằm trong chùm thơ thu ba bài nổi danh nhất của Nguyễn Khuyến. Bài thơ nói lên một nét thu đẹp tĩnh lặng nơi làng quê xưa, biểu lộ mối tình thu đẹp mà cô đơn, buồn của một nhà nho nặng tình với quê hương đất nước. Trong bài thơ câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến, cảnh thu được đón nhận từ gần đến cao xa rồi từ cao xa trở lại gần: từ chiếc thuyền câu nhìn ra mặt ao, nhìn lên bầu trời, nhìn tới ngõ trúc rồi lại trở về với ao thu, với thuyền câu. Từ một khung ao nhỏ, cảnh sắc thu mở ra thật nhiều chiều, nhiều hướng với những hình ảnh vừa đối lập, vừa cân đối hoài hòa. Thiên nhiên trong thơ Nguyễn Khuyến là những hình ảnh rất thân quen và dung dị, là kết tinh những nét đặc trưng nhất của làng quê Bắc Bộ, vừa nhẹ dịu, vừa thanh sơ qua sự quan sát tinh tế của đôi mắt và của tâm hồn yêu thiên nhiên, yêu quê hương. Thi nhân đã rất tài tình trong việc kết hợp giữa thi văn và hội họa, vung ngòi bút vẽ nên cảnh trời thu bao trùm bởi khung cảnh rộng lớn màu xanh và trong veo của nước, sóng, trời, trúc, bèo và nổi bật ở giữa là màu vàng của lá. "Ao thu lạnh lẽo nước trong veo, Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo. Sóng biếc theo làn hơi gợn tí, Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo." Hình ảnh đầu tiên được tác giả miêu tả là “ao thu”. Nước ao trong veo thanh khiết, mặt ao tĩnh lặng sóng hơi gợn tí. Hai vần “eo” được gieo trong cùng một câu khiến cho độc giả có cảm giác lạnh lẽo và sự ngưng đọng của không gian càng trở nên tuyệt đối, đồng thời còn gợi nên không gian nhỏ hẹp của cái ao. Trên nền cảnh thu ấy xuất hiện một chiếc thuyền câu lẻ loi, đơn chiếc, bé nhỏ. Số từ chỉ số ít “một chiếc” kết hợp với từ láy “tẻo teo” khiến cho chiếc thuyền càng nhỏ bé hơn, như co lại thành một nét chấm trên nền ao chật hẹp. Có khung cảnh thiên nhiên và có dấu vết của cuộc sống con người, khiến cảnh thu thêm được phần nào ấm cúng. Chiếc thuyền “tẻo teo” trông thật xinh xắn. Câu thơ đọc lên, làm cho đối tượng miêu tả trở nên gần gũi và thân mật biết bao! Hai câu đề đã vẽ nên cảnh sắc rất riêng biệt, mộc mạc, đơn sơ của mùa thu Bắc bộ với những nét đặc trưng nhất của khí thu, chất thu là cái lạnh và sự tĩnh lặng. Mùa thu tiếp tục hiện lên với hình ảnh “sóng biếc”, “lá vàng”. Cảnh vật chuyển động một cách rất nhẹ, rất khẽ, làm tôn lên cái tĩnh. Tác giả đã rất nhạy cảm và tinh tế khi chớp được những khoảnh khắc tinh vi ấy: sóng biếc gợn tí, lá vàng khẽ đưa vèo, tầng mây lơ lửng, ngỏ trúc quanh co. Gió thổi hiu hiu làm sóng gợn, làm lá rơi, các sự vật đều có liên kết chặt chẽ với nhau. Tâm hồn nhà thơ lúc này dường như cũng hòa theo nhịp gợn của sóng, nhịp rơi của chiếc lá vàng trong từng khoảnh khắc. Cách phác họa một góc mùa thu bằng nét duyên dáng nhẹ nhàng giữa màu sắc và âm thanh khéo léo. Mọi cử động của thu đều như say say và mơ màng đến lạ kì, ngay chính nhà thơ cũng bị cuốn hút theo. Các tính từ, trạng từ “biếc”, ‘tí’, “vàng”, “khẽ”, ”vèo” được sử dụng một cách hợp lí, giàu chất tạo hình, vừa tạo ra bức tranh màu sắc thanh nhã, có xanh có vàng, vừa gợi được sự uyển chuyển, sinh động của sự vật. Thiên nhiên đối với Nguyễn Khuyến như một bầu bạn tri kỷ. Ông đã trang trải tình cảm, gửi gắm tâm hồn, tìm lời an ủi ở thiên nhiên, ở sắc vàng của lá thu, ở màu “xanh ngắt” của bầu trời thu, ở làn “sóng biếc” trên mặt ao thu “lạnh lẽo”…Cảnh được miêu tả trong hai câu thực, mặc dù là động, nhưng vì động một cách khẽ khàng nên thực chất là lấy động để tả cái tĩnh lặng của mùa thu trong không gian quê nhà bình dị thân thuộc, thể hiện cái hồn ở nông thôn. Quả là phải có một tâm hồn yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống thật sâu sắc thì Nguyễn Khuyến mới có thể cảm nhận được những âm thanh tinh tế, tưởng chừng như chẳng ai để ý đến như thế! Nguyễn Khuyến đã đưa cái ao nhỏ quê hương vào thơ với thái độ trân trọng trìu mến. "Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt, Ngõ trúc quanh co khách vắng teo. Tựa gối buông cần, lâu chẳng được, Cá đâu đớp động dưới chân bèo." Trời thu cao vời vợi qua những tầng mây xanh. Bất giác ta quay về làng quê yên bình với hình ảnh ngõ trúc vắng làm lắng đọng trong tác giả nổi cô đơn vắng vẻ. Dường như tình yêu quê hương vẫn chưa bao giờ nguôi dù chỉ là khoảnh khắc bé nhỏ chiếc lá khẽ đưa vèo. Sự trống trãi từ từ lan tỏa, làm đượm buồn bức tranh yên ắng trước mắt. Tác giả ngồi suy nghĩ ưu tư trong dòng suy nghĩ mênh mông, trong lòng cứ như đang chất chứa một nỗi buồn sâu lắng vì mãi vẫn chưa câu được cá. Đâu đó tiếng cá đớp mồi làm xao động mặt nước rồi cũng vô tình làm xao động tâm hồn nhạy cảm đang lặng yên của tác giả, có cá hay không tác giả cũng không buồn nghĩ đến, chỉ biết lúc này đây tâm trí đang rối bời vì lo cho nhân dân, lo cho đất nước. Thời thế thay đổi quá nhanh, non sông mất vào tay giặc mà mình không làm được gì để giúp đời, cứu nước. Câu cuối này là thú vị nhất, vừa gợi được cảm giác, vừa biểu hiện đựơc cuộc sống ngây thơ nhất với sự việc sử dụng những âm thanh rất trong trẻo có tính chất vang ngân của những cặp vần, đã chiếm được cảm tình của độc giả, đã đọc qua một lần thì khó mà quên đựơc. Qua bài câu cá mùa thu, người đọc cảm nhận ở Nguyễn Khuyến tâm hồn gắn bó tha thiết với thiên nhiên đất nước, tấm lòng yêu nước thầm kín nhung không kém phần sâu sắc. Nguyễn Khuyến đã sử dụng nghê thuật "lấy động nói tĩnh" rất tài tình, rất tinh tế,
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
SKKN: Hướng dẫn học sinh ôn thi Trung học phổ thông Quốc gia bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng
71 p | 103 | 11
-
Bình giảng đoạn thơ sau trong bài thơ Đất nước (Nguyễn Đình Thi): "Mùa thu nay khác rồi!... Những buổi ngày xưa vọng nói về"
7 p | 60 | 7
-
Bình giảng đoạn thơ sau trong bài thơ “Việt Bắc" của Tố Hữu: "Mình về với Bác đường xuôi...Người đi rừng núi trông theo bóng Người"
4 p | 54 | 6
-
Nêu cảm nhận của anh (chị) về hai câu thơ: "Sóng biếc theo làn hơi gợn tí /Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo”. "Câu cá mùa thu" - Nguyễn Khuyến
2 p | 67 | 6
-
Cảm nhận về bài thơ Câu cá mùa thu (Thu điếu)
7 p | 52 | 6
-
Vẻ đẹp bức tranh mùa thu trong bài thơ "Câu cá mùa thu" của Nguyễn Khuyến
2 p | 97 | 5
-
Phân tích hình ảnh mùa thu trong 3 bài thơ Thu của Nguyễn Khuyến
16 p | 47 | 5
-
Vẻ đẹp của tình mẫu tử trong bài thơ "Thư gửi mẹ" của Êxênin
5 p | 65 | 5
-
Vẻ đẹp bi tráng của ngươi lính trong bài thơ "Tây Tiến" của Quang Dũng
5 p | 129 | 5
-
Phân tích bài thơ “Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa” của Nguyễn Duy
5 p | 87 | 5
-
Hình ảnh Bác Hồ trong bài thơ Sáng tháng năm của Tố Hữu
5 p | 94 | 5
-
Hai bức tranh “mùa thu xưa - mùa thu nay” và sự thay đổi về cảm xúc của Nguyễn Đình Thi trong bài thơ “Đất nước”
5 p | 47 | 5
-
Suy nghĩ của anh/chị về đoạn thơ dưới đây: "Người vá trời lấp bể, Kẻ đắp lũy xây thành, Ta chỉ là chiếc lá, Việc của mình là xanh" (Lá xanh – Nguyễn Sĩ Đại)
3 p | 131 | 4
-
Phân tích bài thơ Thu điếu của Nguyễn Khuyến để chứng minh: Nguyễn Khuyến là nhà thơ của làng cảnh Việt Nam
3 p | 62 | 4
-
Phát biểu cảm nghĩ về bài “Thu điếu” của Nguyễn Khuyến
2 p | 52 | 4
-
Bình giảng đoạn thơ sau trong bài thơ ''Bên kia sông Đuống" (Hoàng Cầm): "Em ơi buồn làm chi... Sao xót xa như rụng bàn tay"
4 p | 40 | 4
-
Từ cảm nhận về cái tôi trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh hãy bình luận về ý kiến: "Đó là cái tôi giàu khát vọng sống, khát vọng yêu chân thành"
5 p | 77 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn