intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Những đóng góp mới của luận án: Chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh Nghệ An

Chia sẻ: Nam Nữ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:1

102
lượt xem
21
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sau đây là Những đóng góp mới của luận án: Chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Mời bạn đọc tham khảo để nắm bắt được nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Những đóng góp mới của luận án: Chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh Nghệ An

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN<br /> <br /> Đề tài luận án:<br /> “Chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh Nghệ An”.<br /> Chuyên ngành: Quản lý kinh tế (Khoa học quản lý); Mã số: 62.34.04.10<br /> Nghiên cứu sinh: Trần Tú Khánh Mã NCS: NCS32.02QLB1<br /> Người hướng dẫn: HD1: PGS.TS Mai Văn Bưu<br /> HD2: GS.TS Hoàng Văn Hoa<br /> Đơn vị công tác của 02 người hướng dẫn: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Cơ sở đào tạo: Trường Đại<br /> học Kinh tế Quốc dân<br /> Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận<br /> - Luận án chỉ ra rằng trang trại là một hình thức tổ chức sản xuất, và kinh tế trang trại là một loại<br /> hình kinh tế, phân biệt với các loại hình khác như kinh tế hộ, kinh tế tập thể. Như vậy, kinh tế trang trại bao<br /> gồm tổng thể các yếu tố vật chất và các hoạt động kinh tế - xã hội có quan hệ, tác động tới môi trường tự<br /> nhiên, và do đó bao gồm ba khía cạnh cơ bản là kinh tế, xã hội và môi trường.<br /> - Luận án chỉ ra rằng sự phát triển bền vững của kinh tế trang trại phụ thuộc vào nhiều nhân tố,<br /> có thể phân thành 2 nhóm: i) Các nhân tố nội tại của từng trang trại (phương hướng kinh doanh, quy mô<br /> trang trại; vấn đề tổ chức và hoạt động của trang trại) và ii) các nhân tố bên ngoài tác động đến trang trại<br /> (điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, sự tác động của quản lý vĩ mô, sự phối hợp của các cơ sở cung cấp<br /> dịch vụ…)<br /> Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án<br /> - Để đánh giá một chính sách kinh tế xã hội có thể sử dụng tổng hợp các tiêu chí khác nhau liên quan<br /> đến tính hiệu lực, tính hiệu quả, mức độ phù hợp và công bằng của chính sách. Luận án này áp dụng bộ tiêu chí<br /> hiệu lực để đánh giá chính sánh phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh Nghệ An theo hướng bền vững, cụ<br /> thể: (i) Về khía cạnh kinh tế: tốc độ tăng quy mô theo thời gian, thể hiện ở giá trị hàng hóa được sản xuất và<br /> tiêu thụ; mức tăng lợi nhuận qua các năm. (ii) Về khía cạnh xã hội: số lượng trang trại thay đổi qua các năm;<br /> mức tăng giá trị hàng hóa do khu vực trang trại sản xuất và tiêu thụ; mức tăng giá trị gia tăng của khu vực<br /> trang trại; tổng số việc làm được tạo ra trong khu vực trang trại; đóng góp của khu vực trang trại cho xuất<br /> khẩu; (iii) Về khía cạnh môi trường: mức độ ảnh hưởng của trang trại tới môi trường …<br /> - Luận án chỉ rõ các chính sách thành phần của chính sách phát triển kinh tế trang trại trên địa<br /> bàn tỉnh Nghệ An có ba điểm mạnh: (1) các chính sách khá toàn diện, hướng đến thực hiện mục tiêu<br /> phát triển bền vững kinh tế trang tại trên địa bàn tỉnh Nghệ An; (2) các chính sách đều thống nhất quan<br /> điểm tạo điều kiện thuận lợi để thúc đẩy phát triển phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh Tỉnh và<br /> đã đưa ra các phương thức khá hữu hiệu để thúc đẩy thực hiện mục tiêu chính sách; (3) các chính sách<br /> đều có tính hiệu lực nhất định trong việc thực hiện mục tiêu, yêu cầu của từng chính sách và góp phần<br /> thực hiện mục tiêu chung của chính sách phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn Tỉnh theo hướng bền<br /> vững. Ba điểm yếu của các chính sách phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh Nghệ An bao gồm:<br /> Hiệu lực của từng chính sách còn thấp; tính khả thi chưa cao; tính đồng bộ trong hệ thống chính sách<br /> chưa đảm bảo. Luận đưa ra ba nguyên nhân dẫn đến các điểm yếu là: Tư duy chính sách còn yếu; hoạch<br /> định chính sách còn mang tính chủ quan, thiếu nghiên cứu, luận chứng kỹ càng; Mức độ đáp ứng yêu<br /> cầu về nhận thức, kỹ năng và phẩm chất đạo đức của đội ngũ chuyên gia, các nhà hành chính liên quan<br /> đến hoạch định và thực thi chính sách còn thấp, bộ máy chưa được chuyên môn hóa cao.<br /> - Từ thực tế đó, Luận án đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện hơn chính sách phát<br /> triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững ở Nghệ An, như: quy hoạch phát triển kinh tế trang trại phải<br /> đảm bảo thời gian lâu dài, khoảng 20 năm, tránh quy hoạch chồng chéo gây khó khăn cho các chủ trang<br /> trại trong định hướng kinh doanh lâu dài; phát triển trang trại gắn với công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông<br /> nghiệp, nông thôn và phù hợp với các quy hoạch chi tiết, gắn với phát triển vùng nguyên liệu, vùng<br /> chuyên canh các sản phẩm phục vụ chế biến nông, lâm, thủy sản và xuất khẩu; phát triển hệ thống hỗ trợ<br /> kinh tế trang trại, bao gồm từ sản xuất đến dịch vụ cung ứng (giống, phân bón, bảo vệ thực vật, chế biến,<br /> bảo quản, lưu thông, dịch vụ chuyển giao công nghệ, dịch vụ tài chính .v.v.) đến tiêu thụ sản phẩm (hệ<br /> thống chợ, chế biến sản phẩm) và kết nối với thị trường vùng Bắc Trung Bộ, quốc gia và quốc tế./.<br /> <br /> Người hướng dẫn Nghiên cứu sinh<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> PGS.TS. Mai Văn Bưu Trần Tú Khánh<br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2