NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN<br />
Tên đề tài Luận án: Hoàn thiện tổ chức phân tích với việc tăng cường hiệu lực của kiểm toán nội<br />
bộ trong các doanh nghiệp xây lắp<br />
Chuyên ngành: Kế toán, Kiểm toán và Phân tích<br />
Nghiên cứu sinh: Nguyễn Thị Đào Mã số: 62.34.30.01<br />
Người hướng dẫn khoa học: 1 - GS. TS. Nguyễn Quang Quynh; 2 - TS. Lê Thị Xuân<br />
Tên cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế quốc dân<br />
<br />
Tóm tắt những kết luận mới của Luận án:<br />
1. Luận án đã bổ sung vào lý luận về tổ chức phân tích trong kiểm toán nội bộ (KTNB) tại các<br />
doanh nghiệp xây lắp (DNXL) theo 2 nội dung lớn: (1) Xác định cơ chế ảnh hưởng của thủ tục phân<br />
tích tới hiệu lực KTNB gồm: phân tích giúp kiểm toán viên nội bộ lập kế hoạch kiểm toán hướng<br />
vào rủi ro, thực hiện kiểm toán các hệ thống dựa vào kết quả phân tích, và phân tích giúp KTVNB<br />
giải quyết những phát hiện kiểm toán một cách chọn lọc và hướng báo cáo kết quả kiểm toán hướng<br />
tới người sử dụng; (2) Đưa ra mô hình tổ chức phân tích hướng tới hiệu lực KTNB trong DNXL dựa<br />
trên quan điểm về hiệu lực KTNB là đạt được các mục tiêu kiểm toán và thỏa mãn kỳ vọng của nhà<br />
quản lý cấp cao trong những doanh nghiệp này.<br />
2. Kết luận về tổ chức phân tích trong KTNB trên cơ sở nghiên cứu, kết quả khả sát 8 bộ phận<br />
KTNB của 8/34 tổng công ty (TCT) xây dựng Việt nam có KTNB (khảo sát ban đầu trên 34 TCT<br />
xây dựng Việt Nam xác định chỉ có 8 TCT có KTNB và tập trung vào khảo sát chuyên sâu tại 8<br />
TCT) bao gồm: Một là, tổ chức phân tích đã được thực hiện trong các giai đoạn của cuộc KTNB<br />
nhưng tập trung chủ yếu vào giai đoạn lập kế hoạch cụ thể và thực hiện kiểm toán; Hai là, Tổ chức<br />
phân tích được thực hiện ở mức độ đơn giản trong kiểm toán tài chính gắn với kiểm tra độ tin cậy<br />
của một số khoản mục phổ biến; Ba là, Tổ chức phân tích chưa gắn với việc phát hiện và hướng<br />
hoạt động kiểm toán vào những vấn đề trọng tâm của quản lý, đặc biệt là quản trị rủi ro; Bốn là,<br />
Trong thực hiện những thủ tục kiểm toán, tổ chức phân tích chỉ phối hợp rất hạn chế với những thủ<br />
tục khác; Năm là, Thông qua mức độ hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ, khối lượng công việc,…và khả<br />
năng nắm bắt nhu cầu quản lý của KTNB cho thấy sự hạn chế trong tổ chức phân tích đã tác động<br />
tiêu cực tới hiệu lực của KTNB tại các DNXL.<br />
3. Những giải pháp chính trong Luận án để hoàn thiện tổ chức phân tích nhằm tăng cường hiệu lực<br />
của KTNB tại các DNXL Việt Nam gồm: (1) Đề xuất mô hình chung cho tổ chức phân tích trong<br />
KTNB tại các DNXL nước ta có tổ chức bộ phận KTNB tiến tới “chuẩn hóa” thủ tục phân tích trong<br />
hoạt động kiểm toán theo trình tự 7 bước thực hiện cụ thể: xác định đối tượng phân tích; thu thập<br />
thông tin chung; xác định phương pháp đo lường; thu thập dữ liệu và tính toán; sử dụng mô hình<br />
phân tích; thực hiện phân tích kết quả; kết luận từ phân tích; (2) Đưa ra mô hình tổ chức phân tích<br />
kết hợp với đánh giá hoạt động nhằm trợ giúp cho KTNB thực hiện những vai trò mới đặt ra trong<br />
môi trường có những thay đổi – Vai trò tư vấn rủi ro; (3) Hoàn thiện tổ chức phân tích theo mô hình<br />
phân tích trong cung cấp dịch vụ đảm bảo của KTNB trong DNXL nước ta; (4) Vận dụng thủ tục<br />
phân tích nhằm xác định hướng kiểm tra chi tiết trong thực hành KTNB tại các DNXL Việt Nam tập<br />
trung vào nội dung kiểm toán tài chính.<br />
<br />
<br />
Thay mặt tập thể giáo viên hướng dẫn Nghiên cứu sinh<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
GS. TS. Nguyễn Quang Quynh Nguyễn Thị Đào<br />