NHỮNG ĐÓNG GÓP KHOA HỌC CỦA LUẬN ÁN<br />
Đề tài luận án: Phát triển dịch vụ bao thanh toán trong xuất khẩu hàng hoá ở Việt Nam<br />
Chuyên ngành: Kinh doanh thương mại (Kinh tế và quản lý thương mại)<br />
Mã số: 62.34.01.21<br />
Nghiên cứu sinh: Nguyễn Thị Liên Hương<br />
Người hướng dẫn: 1. PGS.TS. Nguyễn Văn Tuấn 2. PGS.TS. Nguyễn Đình Thọ<br />
Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận<br />
1. Khác với các nghiên cứu trước đây thường coi bao thanh toán là một nghiệp vụ của ngân<br />
hàng, luận án đề xuất cách tiếp cận mới khi xem xét bao thanh toán dưới góc độ là một loại hình<br />
dịch vụ trong nền kinh tế. Vì vậy, để phát triển loại hình dịch vụ này cần phải nhìn sâu vào cả<br />
bên cung và bên cầu cũng như môi trường vĩ mô (các chính sách của Chính phủ) để từ đó tìm ra<br />
“khoảng trống” giữa cung của ngân hàng và cầu của doanh nghiệp về dịch vụ bao thanh toán.<br />
Một trong những điểm mới của luận án là đánh giá nhu cầu sử dụng dịch vụ bao thanh toán,<br />
nghiên cứu bên cầu để hướng dẫn bên cung, hướng vào tăng chất lượng dịch vụ.<br />
2. Luận án đã lựa chọn và hệ thống lý luận về dịch vụ bao thanh toán theo quan điểm tiếp cận<br />
một loại hình dịch vụ trong nền kinh tế, tạo dựng cơ sở lý thuyết xác lập nội dung nghiên cứu<br />
phát triển dịch vụ bao thanh toán ở Việt Nam. Đặc biệt, do thấy được vai trò của dịch vụ bao<br />
thanh toán đối với các doanh nghiệp xuất khẩu nói riêng và đối với hoạt động xuất khẩu của Việt<br />
Nam nói chung nên luận án đã đi sâu phân tích, đánh giá sự phát triển của dịch vụ bao thanh toán<br />
trong xuất khẩu hàng hóa ở Việt Nam.<br />
3. Luận án đi sâu nghiên cứu các điều kiện cần thiết để phát triển dịch vụ bao thanh toán (bao<br />
gồm cả các điều kiện vĩ mô và các điều kiện cụ thể đối với các đơn vị cung cấp dịch vụ bao<br />
thanh toán cũng như các đơn vị sử dụng dịch vụ này) và đánh giá thực trạng các điều kiện này ở<br />
Việt Nam hiên nay. Bên cạnh đó, luận án cũng đi sâu phân tích, đánh giá thực trạng phát triển<br />
dịch vụ bao thanh toán ở Việt Nam giai đoạn 2004 - 2012, cụ thể là thực trạng hệ thống cung<br />
ứng dịch vụ bao thanh toán, thực trạng nhu cầu sử dụng dịch vụ bao thanh toán, thực trạng cơ<br />
chế, chính sách, luật pháp cho phát triển dịch vụ bao thanh toán ở Việt Nam.<br />
Những kết luận, đề xuất rút ra từ kết quả nghiên cứu<br />
1. Dịch vụ bao thanh toán được cung cấp bởi các NHTM nhưng người sử dụng lại là các doanh<br />
nghiệp thương mại, gắn liền với các giao dịch thương mại trả chậm. Dịch vụ này chỉ có thể phát<br />
triển khi các ngân hàng sẵn sàng cung cấp và các doanh nghiệp thương mại chấp nhận sử dụng.<br />
2. Trên cơ sở đánh giá điều kiện và thực trạng phát triển dịch vụ bao thanh toán ở Việt Nam<br />
hiện nay dựa trên những dữ liệu đã được công bố và kết quả khảo sát của tác giả luận án, luận án<br />
đã đề xuất một số giải pháp hướng tới mục tiêu phát triển dịch vụ bao thanh toán ở Việt Nam,<br />
đặc biệt là bao thanh toán cho xuất khẩu theo 3 nhóm ứng với 3 chủ thể có liên quan trực tiếp tới<br />
dịch vụ này, đó là: Chính phủ và các bộ ngành có liên quan (người tạo dựng môi trường, chính<br />
sách); Các ngân hàng thương mại (đơn vị cung cấp dịch vụ); Các doanh nghiệp XNK (đơn vị sử<br />
dụng dịch vụ). Các nhóm giải pháp đã được đề xuất dựa trên các điều kiện phát triển dịch vụ bao<br />
thanh toán trong nền kinh tế, trong đó 3 giải pháp có tính đột phá là: Tạo lập môi trường pháp lý<br />
an toàn và có các chính sách phù hợp nhằm khuyến khích dịch vụ bao thanh toán phát triển;<br />
Nhận thức rõ sự cần thiết của việc phát triển dịch vụ bao thanh toán và có mô hình tổ chức phù<br />
hợp để phát triển dịch vụ này; Tăng cường hoạt động Marketing cho dịch vụ bao thanh toán.<br />
<br />
Đại diện người hướng dẫn khoa học Nghiên cứu sinh<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
PGS. TS. Nguyễn Văn Tuấn Nguyễn Thị Liên Hương<br />