Sáng kiến kinh nghiệm: Giáo dục truyền thống quê hương qua tiết lịch sử địa phương
lượt xem 5
download
Lịch sử địa phương là một bộ phận cấu thành của lịch sử dân tộc. Học tập, tìm hiểu lịch sử địa phương là một yêu cầu quan trọng trong quá trình tìm hiểu lịch sử dân tộc, có tác dụng quan trọng trong việc giáo dục truyền thống, lòng yêu quê hương đất nước của học sinh, từ đó khơi dậy niềm tự hào và trách nhiệm cụ thể của người học đối với quê hương, đất nước. Xuất phát từ đặc điểm và yêu cầu này, trong chương trình bộ môn lịch sử ở trường THCS hiện nay, ở các khối lớp đều được bố trí một số tiết lịch sử địa phương để các em tìm hiểu.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm: Giáo dục truyền thống quê hương qua tiết lịch sử địa phương
- " Giáo dục truyền thống quê hương qua tiết lịch sử địa phương Tiết 43 LS8" __________________________________________________________ _______ A.ĐẶT VẤN ĐỀ I. LỜI MỞ ĐẦU Lịch sử địa phương là một bộ phận cấu thành của lịch sử dân tộc. Học tập, tìm hiểu lịch sử địa phương là một yêu cầu quan trọng trong quá trình tìm hiểu lịch sử dân tộc, có tác dụng quan trọng trong việc giáo dục truyền thống, lòng yêu quê hương đất nước của học sinh, từ đó khơi dậy niềm tự hào và trách nhiệm cụ thể của người học đối với quê hương, đất nước. Xuất phát từ đặc điểm và yêu cầu này, trong chương trình bộ môn lịch sử ở trường THCS hiện nay, ở các khối lớp đều được bố trí một số tiết lịch sử địa phương để các em tìm hiểu. Tuy vậy, việc thực hiện các tiết lịch sử địa phương trong chương trình lịch sử THCS đang đứng trước một thực tế là vốn kiến thức về lịch sử địa phương của giáo viên nhìn chung còn mỏng, do vậy để soạn được một tiết lịch sử địa phương nhiều giáo viên đã gặp không ít khó khăn trong phần kiến thức trọng tâm, cơ bản. Một số giáo viên lại máy móc chuyển tải toàn bộ phần nội dung có trong tài liệu do Sở GD&ĐT ban hành mà thiếu đi sự linh động, uyển chuyển, kết hợp với phần "riêng" của huyện, xã. Với các tiết như vậy thường luôn nặng nề, "quá tải" và phần nào khó thu hút học sinh Từ khó khăn đó nảy ra tâm lý ngại khó. Khi đến các tiết lịch sử địa phương, nhiều giáo viên thường đã thực hiện một cách chiếu lệ, đối phó (Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh tìm hiểu một số vấn đề liên quan đến lịch sử địa phương ví dụ: Em hãy kể về một số sự kiện, nêu một số địa danh.... Điều này diễn ra càng phổ biến với các giáo viên không "chuyên" được phân công giảng dạy bộ môn lịch sử). Thậm chí còn có giáo viên "mạnh dạn" bỏ qua, nhảy tiết không chú trọng đến lịch sử địa phương. Việc nắm vững kiến thức trọng tâm cần thực hiện ở tiết lịch sử địa phương đã khó nói gì đến việc giáo viên chú ý nghiên cứu các phương pháp giảng dạy để giáo dục truyền thống quê hương qua tiết học cho học sinh. Vì vậy mục tiêu của chương trình đặt ra đối với các tiết lịch sử địa phương dường như chưa đạt được như mong muốn. Từ thực tế đó, nhiều năm qua bản thân tôi đã dồn tâm huyết cho việc xây dựng các phương pháp giảng dạy lịch sử địa phương nhằm đạt mục tiêu cho học sinh dễ hiểu, dễ tiếp thu, dễ nhớ và qua đó giáo dục truyền thống quê hương cho các em. Trong khuôn khổ của bài viết, tôi xin mạnh dạn trình bày đề tài: “Giáo dục truyền thống quê hương qua bài Thanh Hóa trong phong trào Cần vương cuối thể kỷ XIX” (Tiết 43, Lịch sử địa phương lớp 8). II.THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1
- " Giáo dục truyền thống quê hương qua tiết lịch sử địa phương Tiết 43 LS8" __________________________________________________________ _______ a.Thuận lợi: Đổi mới phương pháp giáo dục đang được tiến hành và xác định đó là nhiệm vụ quan trọng đối với việc nâng cao chất lượng giáo dục,cần phải tích hợp giáo dục địa phương trong quá trình giảng dạy. Thanh Hoá là vùng đất có bề dày truyền thống yêu nước, bất khuất chống ngoại xâm.Đặc biệt là phong trào Cần Vương với những nhà lãnh đạo như Phạm Bành,Đinh Công Tráng.....tô đậm thêm truyền thống cách mạng,trang sử hào hùng của dân tôc Việt Nam. Trong quá trình thực hiện được sự giúp đỡ và động viên của ban giám hiệu, tổ chuyên môn và nhiều cộng sự, bản thân học hỏi, tìm tòi và rút ra kinh nghiệm, do đó cũng đạt được kết quả đáng khích lệ. Được sự đồng tìnhnh của xã hội, nhất là các bậc Cha mẹ học sinh tích cực phối hợp cùng với nhà trường trong công tác giáo dục truyền thống cho học sinh. b. Khó khăn: *Đối với giáo viên: Tài liệu nghiên cứu chưa đầy đủ. Hiện vật khó sưu tầm. Trang thiết bị cho bộ môn còn thiếu, cho nên rất tốn thời gian chuẩn bị. Các tài liệu, hiện vật địa phựơng rất ít. *Đối với học sinh. + Học sinh về nhà còn nhác học, xem nhẹ môn lịch sử. + Khi đánh giá kết quả cuối học kì và cuối năm học thì không thi vào lich sử địa phương cho nên học sinh không học. + Thời gian giành cho lịch sử địa phương ít,không có thời gian học sinh hiểu. c.Hiệu quả đạt được Từ thực trạng trờn ta có thể khắc phục nâng cao độ hiểu biết bài, sự sinh động trong tiết học lịch sử . Làm cho học sinh thấy được giáo dục truyền thống quê hương qua các sự kiện, nhân vật, hình ảnh lịch sử của một tiết dạy lịch sử địa phương tạo tâm lí phấn khởi chờ đợi một tiết học tiếp theo đối với môn lịch sử. Việc đầu tiên là phải phát huy được tính tích cực, chủ động, tự giác tìm tòi của học sinh đối với sự kiện lịch sử và biết cách trình bày một sự kiện đó sinh động. Muốn như vậy thỡ người giáo viên phải có sự đầu tư vào xây dựng một hệ thống câu hỏi từ gởi mở đến tư duy lôgie, phân tích, tổng hợp phù hợp với mức hiểu biết của các em học sinh ở tùng vùng miền. Không nên đánh đồng học sinh vùng sâu, xa với các tiểu vùng phát triển hơn. 2
- " Giáo dục truyền thống quê hương qua tiết lịch sử địa phương Tiết 43 LS8" __________________________________________________________ _______ Đối với một sự kiện trình bày bằng lược đồ lịch sử. Chúng ta nên tăng cường cho học sinh trình bày kết quả của nhóm,lược đồ di động treo trên bảng, thì kết quả đem lại sẽ khắc sâu và mang tính liên hệ thực tế, học sinh dễ năm bắt, trao đổi học hỏi lẫn nhau hơn. Đặc biệt khi có một cá thể trình bày xong một sự kiện người giáo viên phải cho lớp tuyên dương một tràng pháo tay để kích lệ động viên, từ đó tạo cho các em niềm tin và sự phấn chấn trong tiết học.Qua đó chúng ta mới giáo dục học sinh biết yêu thích môn Lịch sử, có thái độ tư tưởng tình cảm,biết trân trọng những giá trị của lịch sử cha ông ta. 3
- " Giáo dục truyền thống quê hương qua tiết lịch sử địa phương Tiết 43 LS8" __________________________________________________________ _______ B.GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I.CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN. Trong sáng kiến kinh nghiệm tôi sử dụng giải pháp dạy thuyết trình,tường thuật,miêu tả,sử dụng văn thơ ,sử dụng bản đồ có sẳn, đặt câu hỏi nhận thức gợi mở cho học sinh trả lời,thảo luận nhóm sau đó giáo viên chốt ý và ghi bảng nội dung bài học. Các câu hỏi được phân dạng cho từng đối tượng của học sinh, Vì vậy việc sử dụng các phương pháp dạy học lịch sử nói chung làm sao cho tiết học lịch sử địa phương học sinh học và tiếp thu bài tích cực hơn so với các môn học khac là một nghệ thuât. II.CÁC GIẢI PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN *Ứng dụng một bài giảng:Giáo dục truyền thống quê hương qua tiết lịch sử địa phương ở lớp 8 Bài 1: THANH HOÁ TRONG PHONG TRÀO CẦN VƯƠNG CUỐI THẾ KỶ XIX 1. Mục tiêu bài học: a.Kiến thức Học sinh nắm, hiểu được một số sự kiện cơ bản của lịch sử Thanh Hoá cuối thế kỷ XIX,hưởng ứng chiếu Cần Vương,đã rấy lên một phong trào yêu nước,chống Pháp rộng lớn cả về không gian và thời gian. Liên hệ chương trình lich sử dân tộc đã học,học sinh hiểu sâu sắc thêm về phong trào nói chung của cả nước,đắc biệt ở Thanh Hoá với những sự kiện,nhân vật lịch sử nổi tiếng bấy giờ. b.Tư tưởng Giáo dục lòng tự hào,về truyền thống yêu nước,khâm phục và biết ơn trước sự hy sinh anh dũng của các vị tiền bối lúc bấy giờ. Xác định trách nhiệm của bản thân với truyền thống của quê hương. c.Kỷ năng Rèn luyện kỹ năng sưu tầm, xử lý tư liệu lịch sử địa phương, so sánh, đối chiếu với lịch sử dân tộc trong cùng một giai đoạn 2.Chuẩn bị của Giáo Viên và học sinh a.Giáo viên: Sử dụng các lược đồ:Lược đồ phong trào Cần vương cả nước. +Lược đồ khở nghĩa Ba Đình,Mã Cao +Lược đồ về Thanh Hoá. +Tranh ảnh:Tống Duy Tân.... 4
- " Giáo dục truyền thống quê hương qua tiết lịch sử địa phương Tiết 43 LS8" __________________________________________________________ _______ b.Học sinh Chuẩn bị sách lịch sử địa phương. Vở ghi và bài tập. Tìm hiểu nghiên cứu trước vấn đề:Vì sao phong trào Cần Vương Thanh Hoá diễn ra? 3.Tiến trình dạyhọc 3.1.Kiểm tra bài cũ; 3phut Câu hỏi:So sánh cuộc khởi nghĩa Yên Thế với các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương? 3.2. Bài mới: Câu hỏi nhận thức của bài: Tìm hiểu hoàn cảnh bùng nổ các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần Vương? Đặc điểm,vị trí các cuộc khởi nghĩa đó trong phong trào yêu nước? MỤC 1:THANH HOÁ TRONG PHONG TRÀO CẦN VƯƠNG Mục này yêu cầu học sinh nắm được: Nhân dân Thanh Hóa đã hưởng ứng chiếu Cần vương như thế nào? Hoạt động của thầy và trò Kiến thức cơ bản Hoạt động 1:Tìm hiểu phong trào Cần Vương của cả nước và Thanh Hoá Ngày 191958 Pháp nổ súng HS:Đọc phần 1 SGK xâm lược nước ta. GV: Treo lược đồ phong trào Cần Vương Nhân dân cả nước và Thanh trong cả nước nghệ tĩnh sẵn sàng đứng dậy GV:Cung cấp thêm thông tin:Ngày 191858 đấu tranh. Pháp nổ súng xâm lược ở Đà Nẵng,hành >Bảo vệ Tổ quốc. động của Pháp đó xâm phạm đến quyền độc lập thiêng liêng của tổ quốc. Thống nhất mục tiêu của ?Đứng trước tình hình đó nhân dân cả nước phong trào,phát triển mạnh và nhân dân ThanhNghệ Tĩnh có thái độ như thế nào? HS:Quan sát lược đồ và dựa vào kiến thức trong sách lịch sử địa phương suy nghĩ trả lời. GV:Cung cáp thông tin:Nhân dân cả nước và nhân dân ThanhNghệ Tĩnh sẵn sàng đứng dậy đấu tranh bảo vệ nền độc lập,chủ quyền. ?Qua thái độ đó em có nhận xét gì về phẩm 5
- " Giáo dục truyền thống quê hương qua tiết lịch sử địa phương Tiết 43 LS8" __________________________________________________________ _______ chất con người xứ Thanh? HS:Nhân dân Thanh Hoá yêu nước sẵn sàng xả thân bảo vệ tổ quốc. Gv:Cung cấp thụng tin:thực dân Pháp áp đặt nền bảo hộ lên toàn bộ nước ta,phong trào yêu nước chống thực dân pháp của nhân dân Thanh Hoá bùng nổ mạnh mẽ,quyết liệt tô đậm thêm những trang sử hào hùng của nhân dân Thanh Hoá trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập. ?Nhân dân Thanh Hoá hưởng ứng chiếu Cần Vương như thế nào? HS:Quan sát lược đồ,suy nghĩ trả lời. GV:Cung cấp thông tin:Hưởng ứng chiếu Cần Vương của vua Hàm Nghi nhân dân Thanh Hoá dưới sự lãnh đạo của văn thân,sĩ phu yêu nước đấu tranh trên quy mô rộng.Cuối năm 1885 Tôn Thất Thuyết ra Thanh Hoá gặp Trần Xuân Soạn,Phong trào Cần vương được quy tụ lại.Để phát động phong trào nghĩa quân đánh vào thành Thanh Hoá vào đêm 11 rạng sáng ngày 123 1886(mùng 72 năm Bính tuất).Thang3/1886 nghĩa quân họp tại Bống Trung do Tôn Thất Thuyết lónh đạo. ?Kể tên địa danh,sự kiện ở quê hương Thanh Hoá liên quan đến phong trào Cần Vương? HS:Quan sát lược đồ trả lời. GV cung cấp thông tin:Cuộc khởi nghĩa Ba Đình(18861887) Ở Nga Sơn,Khởi nghĩa Hùng Lĩnh(18861892),Khởi nghĩa ở miền Tây Thanh Hoá. Chuyển tiếp:Các cuộc khởi nghĩa này diễn ra như thế nào?kết quả ra sao chúng ta sẽ tìm hiểu ở mục 2 MỤC 2:CÁC CUỘC KHỞI NGHĨA TIÊU BIỂU TRONG PHONG TRÀO CẦN VƯƠNG Ở THANH HOÁ 6
- " Giáo dục truyền thống quê hương qua tiết lịch sử địa phương Tiết 43 LS8" __________________________________________________________ _______ Mục này yêu cầu học sinh nắm được: diễn biến, kết quả và ý nghĩa cỏc cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương ở Thanh Hóa. Hoạt động của thầy và trò Kiến thức cơ bản Hoạt động 2:Tìm hiểu khởi a.Khởi nghĩa Ba Đình(1886 nghĩaBaĐình(18861887) 1887) HS:Đọc phần 2 Lãnh đạo:Phạm Bành,Đinh công GV:Treo lược đồ công sự phòng thủ Ba Tráng. Đình Địa bàn hoạt động:3 làng HS:Quan sát lược đồ. Thượng Thọ,Mậu Thịnh,Mỹ Khê GV:Giới thiệu vị trí,địa bàn hoạt thuộc huyện Nga Sơn động,lãnh đạo,thành phần tham gia cuộc Lựclượng:NgườiMường,Kinh,Th khởi nghĩa ái. GV:Đưa các câu ca về Đinh Công Tráng: Chiến thuật đánh giặc:Phòng “Có chàng công Tráng họ Đinh thủ. Dựng luỹ Ba Đình chống giặc Tây Cơ mưu dũng được ai tày Chẳng quản đêm ngày vỡ nước lo toan” ?Dựa vào lược đồ hãy nêu nhận xét điểm mạnh ,điểm yếu của căn cứ nay? HS:Quan sát lược đồ và suy nghĩ để trả lời. GV:Cung cấp thông tin: “lệnh cho dân chúng chặt tre Chẻ nan đan sọt,nhặt về cho nhanh Kéo quân đến đóng Ba Đình Đào hào đắp ụ,can thành tứ vi” +Điểm mạnh:Nằm án ngữ đường số 1,dể riếp lương thực,vũ khí,công sự kiên cố,nổi giữa vùng đầm lầy rất có lợi cho phòng thủ,kẻ thù khó tấn công. Diễn biến (18861887) +Điểm yếu:Dể bị cô lập,nếu rút lui sẽ +Cuộc chiến đấu diễn ra quyết rất khó khăn. liệt từ tháng 121886 đến tháng 1 ?Tại sao gọi là căn cứ Ba Đình? 1887,nghĩa quân đó đẩy lùi nhiều HS:Suy nghĩ trả lời. đợt tấn công vây hãm của quân GV:Cung cấp thông tin:Sở dĩ gọi là căn Pháp. cứ Ba Đình vỡ được xây dựng trên ba +Đêm 201 nghĩa quân rút lên căn 7
- " Giáo dục truyền thống quê hương qua tiết lịch sử địa phương Tiết 43 LS8" __________________________________________________________ _______ đình làng:Thượng Thọ,Mậu Thịnh,Mỹ cứ Mã Cao(yên Định) khê thuộc huyện Nga Sơn.Với cách xây *Căn cứ Mã Cao:(Yên Định) dựng phòng thủ trên sẽ thực hiện chiến Là căn cứ phụ do Hà Văn Mao thuật phòng ngự tích cực.Để nhớ ơn phụ trách. cuộc khởi nghĩa này Bác Hồ đó đặt tên quãng trường là Ba Đình. ?Dựa vào lược đồ hãy trình bày lại diễn biến của cuộc khởi nghĩa Ba Đình? GV:Lần lượy gọi 2 học sinh khá và 1 hs trung bình lên trình bày. HS:Quan sát lược đồ để trình bày. GV:Tường thuật lại GV:Treo lược đồ căn cứ Mã Cao dập tắt GV:Giới thiệu căn cứ Mã Cao(Phía Tây +Phạm Bành tự sát,Đinh Công Thanh Hoá) Tráng hy sinh. ?Căn cứ Mã Cao cú vai trò như thế nào? Ý nghĩa:Là cuộc khởi nghĩa tiêu HS:Dựa vào lược đồ trả lời. biểu cho tinh thần đấu tranh bất GV:Căn cứ này hổ trợ và làm nơi trú chân khuất của nhân dân Thanh Hoá. cho nghĩa quân khi căn cứ Ba Đình bị vây hãm.Chính nhờ căn cứ này nghĩa quân Ba Đình thoát khỏi sự truy đuổi của Pháp Đầu tháng 21887 quân Pháp truy kích Mã Cao,sau 10 ngày chiến đấu căn cứ bị phá vỡ. ?Kết quả cuộc khởi nghĩa Ba Đình? HS:Dựa vào SGk lịch sử địa phương suy nghĩ trả lời. GV:Thất bại ?Vì sao cuộc khởi nghĩa Ba Đình bị thất bại?Cuộc khởi nghĩa Ba Đình có ý nghĩa và tác dụng như thế nào với cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược? HS:Suy nghĩa trả lời GV cung cấp thụng tin:Cuộc khởi nghĩa thất bại là do:Chiến thuật nặng về phòng 8
- " Giáo dục truyền thống quê hương qua tiết lịch sử địa phương Tiết 43 LS8" __________________________________________________________ _______ ngự,chiến đấu đơn độc. Địch còn quá mạnh,vũ khí hiện đại. Cuộc khởi nghĩa thể hiện tính nhân văn sâu sắc,tinh thần dũng cảm của nhân dân,các sĩ phu văn thân yêu nước của Thanh Hoá. GV:Chuyển tiếp:Như vậy thời kỳ thứ nhất(718851887)cuộc đấu tranh yêu nước của nhân dân Thanh Hoá hưởng ứng chiếu Cần Vương kết thúc.Nhưng nó có sức mạnh thôi thúc các cuộc khởi nghĩa khác hình thành và phát triển manh hơn. Hoạt động 3:Tìm hiểu cuộc khởi nghĩa Hùng Lĩnh? GV:Treo chân dung Tống Duy Tân,và giới b.Khởi nghĩa Hựng Lĩnh thiệu Lãnh đạo:Tống Duy Tân,Cao GV:Treo bản đồ Thanh Hoá Điển. ?Trình bày căn cứ Hùng Lĩnh? Căn cứ:Bồng TrungĐa Bút(Vĩnh HS:Dựa vào lược đồ và sách lịch sử địa Lộc)xây thành đắp luỹ kiên cố. phương trả lời. GV:Miêu tả căn cứ thông qua lược đồ. ?Đặc điểm trong việc xây dựng căn cứ,tổ chức lực lượng của nghĩa quân Hùng Lĩnh? HS:Căn cứ dựa vào địa bàn hiểm trở. GV:Dựa vào địa hìnnh hiểm trở,khi xây dựng chiến luỹ kiên cố,chủ yếu dùng lối đánh phục kích,di chuyển linh hoạt bằng Chiến thuật đánh giặc:lối đánh các nhóm nhỏ nên dể hoạt động. linh hoạt. ?Cuộc khởi nghĩa Hựng Lĩnh diễn ra như thế nào? GV:Cho 2 HS khỏ lờn trỡnh bày. Diễn biến:+Trận Vân Đồn(10 HS:Dựa vào Lược đồ Thanh Hoá để 1889) trỡnh bày. +Trận Đa Bút(2111889) GV:Cung cấp thông tin:Trận Vân +Trận chiến Vạn Lại(3011889) Đồn(tháng 101889) ở xã Diễn Nội (Nay +Các Trận đánh tại Nông Cống(3 là Vân Đồn huyện Triệu Sơn)mở đầu cho 9
- " Giáo dục truyền thống quê hương qua tiết lịch sử địa phương Tiết 43 LS8" __________________________________________________________ _______ chiến thắng. 1890) Trận Đa Bút(111889),Trận chiến Vạn Lại(11889)nay là Xuân Châu huyện Thọ Xuân,Trận ở Nông Cống tập kích tại sào huyệt địch ở huyện lị.... ?Vì sao cuộc khởi nghĩa thất bại,ý nghĩa? HS:Lực lượng chênh lệch,thiếu thống nhất.Địch còn quá mạnh. GV:Cung cấp:Cuộc khởi nghĩa tồn tại trong thời gian khá dài,kết quả thất bại.tuy nhiên cuộc khởi nghĩa tiêu diệt được nhiều kẻ thù,gây khó khăn lớn cho thực dân Pháp góp phần tô đậm thêm trang sử hào hùng của xứ Thanh vùng đất “Địa linh nhân kiệt” Kết quả:Khởi nghĩa Hùng Lĩnh Hoạt động 4:Tìm hiểu phong trào ở hoàn toàn thất bại. miền tây Thanh Hoá? GV:Treo lược đồ Thanh Hoá c.Cầm Bá Thước,Hà Văn Mao GV:Giới thiệu về Cầm Thước và Hà văn với phong trào miền Tây Thanh Mao Hoá. ?Căn cứ của cuộc khởi nghĩa được xây Lãnh đạo:Cầm Bá Thước,Hà văn dựng như thế nào? Mao. HS:Thường Xuân,Bá Thước. Căn cứ:Trịnh Vạn(Thường xuân) GV:Cung cấp thông tin +Điền Lư(Bá Thước) Cầm Bá Thước dựa vào địa thế hiểm Lựclượng:NgườiThái,Mường,Kin yếu của rừng núi để xây dựng căn cứ tại h xã Trịnh Vạn huyện Thường Xuân. Chiến thuật đánh giặc:Vận động Hà Văn Mao xây dựng căn cứ Điền chiến. Lư,đây là cứ điểm lớn của miền núi Thanh hoá. Diễn biến:Trịnh Vạn(Cầm Bá ?Cuộc khởi nghĩa diễn ra như thế nào? Thước)tồn tại hơn 10 năm. HS:Dựa vào lược đồ Thanh Hoá trả lời. +Điền Lư(Hà Văn Mao)chặn đánh GV:Cung cấp thêm:Biết trước giặc sẽ nhiều cuộc càn quét của giặc. tấn công Cầm Bá Thước cho tấn công quân pháp vào thang 2 và 4/1894.Đến thang5/1895 ông cùng 12 chiến sĩ bị bắt.Khâm phục tinh thần đấu tranh bất 10
- " Giáo dục truyền thống quê hương qua tiết lịch sử địa phương Tiết 43 LS8" __________________________________________________________ _______ khuất của ông nhân dân ta đó đề tặng ông câu đối ở đền thờ Của Đặt: “Danh thơm không chết trong trời đất. Chính khí sống đời đời với núi sông” +Nghĩa quân của Hà Văn Mao hoạt động ở Điền Lư(Bá Thước)chặn đánh nhiều cuộc hành quân của Pháp(7và 8/1885).Hoạt động mở rộng xuống miền xuôi.... ?Kết quả của các cuộc khởi nghĩa? HS:Thất bại. GV:Cung cấp:Cuộc khởi nghĩa tuy ít về số lượng,trang bị thiếu thốn biết dựa vào rừng núi để xây dựng căn cứ,và đặc biệt Kết quả:các cuộc khởi nghĩa trên được dân che chở,bảo vệ. Mặc dù bị thất đều thất bại. bại nhưng nó để lại nhiều bài học quý giá cho các phong trào tiếp theo. ?Dưới ngọn cờ Cần Vương phong trào đấu tranh của nhân dân Thanh Hoá diến ra như thế nào? HS:Suy nghĩ trả lời. GV:Cung cấp Trong phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân ta cuối thế kỷ XIX,nhân dân Thanh Hoá có những đóng góp to lớn,tô thắm thêm truyền thống anh hùng chống giặc ngoại xâm của dân tộc. 3.ĐẶC ĐIỂM VÀ VỊ TRÍ CỦA PHONG TRÀO YÊU NƯỚC CHỐNG PHÁP Ở THANH HOÁ CUỐI THẾ KỶ XIX. Mục này yêu cầu hs nắm được hai vấn đề: đặc điểm và ý nghĩa của phong trào Cần Vương ở Thanh Hoá Hoạt động 5 : a.Đặc điểm: Thảo luận nhóm tìm hiều đặc Bựng nổ sớm,kộo dài ,bền bỉ và diễn điểm và ý nghĩa của phong trào ra trên quy mô lớn. Cần Vương ở Thanh Hoá(7phút) Thể hiện ý chí mạnh mẽ của dân tộc. 11
- " Giáo dục truyền thống quê hương qua tiết lịch sử địa phương Tiết 43 LS8" __________________________________________________________ _______ GV:Cho học sinh thảo luận nhóm: ty,lang đạo. Nhóm 1:Em hãy cho biết đặc điểm Dựa vào nhân dân. của phong trào Cần Vương Thanh >Thanh Hoá là trung tâm của phong Hoá? trào Cần Vương. GV cho nhóm 2 nhận xét kết quả của nhóm 1. Nhóm 2: Em hãy cho biết vị trí, ý b.Vị trí,ý nghĩa lịch sử nghĩa lịch sử của phong trào Cần Tinh thần yêu nước nồng nàn của Vương Thanh Hoá? nhân dân các dân tộc Thanh Hoá. GV cho nhóm 1 nhận xét kết quả của Các cuộc khởi nghĩa trên đó gây cho nhóm 2. Pháp nhiều tổn thất nặng nề.Nó đó GV:So với các tỉnh khác của miền giáng những đòn đầu tiên vào âm mưu Trung.Thanh Hoá có điều kiện thuận bình định của chúng lợi cho phong trào phát triển. Phong trào để lại nhiều bài học vô Thanh Hoá là trung tâm của phong trào cùng quý báu về xây dựng lực Cần Vương.Nêu một tấm gương về lượng,phát triển phong trào cách chiến đấu anh dũng sáng ngời,tinh mạng,tổ chức đấu tranh để tiến tới thần yêu nước nồng nàn của nhân dân giải phóng dân tộc các dân tộc Thanh Hoá.Phong trào đó nói lên tinh thần đoàn kết bền vững của các dân tộc trong sự nghiệp đấu tranh dựng nước và giữ nước.truyền thống ấy tạo thành sức mạnh to lớn trong cuộc chống thực dân Pháp ngay khi chúng mới đặt chân lên đất Thanh Hoá là cả suốt quá tranh đấu tranh giải phóng dân tộc sâu này. Các cuộc khởi nghĩa trên đó gây cho Pháp nhiều tổn thất nặng nề.Nó đã giáng những đòn tấn công đầu tiên vào âm mưu bình định của chúng. Phong trào để lại nhiều bài học vô cùng quý báu về xây dựng lực lượng,phát triển phong trào cách mạng,tổ chức đấu tranh để tiến tới giải phóng dân tộc 12
- " Giáo dục truyền thống quê hương qua tiết lịch sử địa phương Tiết 43 LS8" __________________________________________________________ _______ 3.3.Sơ kết bài học (5 phút) GV khái quát lại toàn bài,đưa những câu hỏi cho HS trả lời. Hãy kể các vị lãnh tụ trong các cuộc khởi nghĩa Ba Đình,Hình Lĩnh,Miền Tây Thanh Hoá? Các cuộc khởi nghĩa này có ý nghĩa như thế nào?Bài học kinh nghiệm rút ra từ các cuộc khởi nghĩa này? Đặc điểm,vị trí của phong trào Cần Vương ở Thanh Hoá? 3.4.Hướng dẫn về nhà: Em hãy sưu tầm những câu chuyện về phong trào Cần Vương chống Pháp cuối thế kỷ XIX đã diễn ra ở địa phương em? Về nhà học làm bài tập theo mẫu Thời gian Các cuộc khởi Diễn biến Kết quả,ý nghĩa nghĩa tiêu biểu Đọc trước và tìm hiểu: Bài 27:Khởi nghĩa Yên Thế và phong trào chống Pháp của đồng bào miền núi cuối thế kỷ XIX(tiết 44) III. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC Qua thực tế thực hiện tiết lịch sử địa phương ở lớp 8 năm 2010-2011 tôi nhận thấy một số kết quả bước đầu: 92% học sinh hiểu bài. Để có được kết quả này tôi đã tiến hành thực nghiệm giảng dạy và kiểm tra kết quả học tập của học sinh trong hai năm: năm học 20092010 tôi dạy theo phương pháp truyền thống và năm học 20102011 tôi dạy theo phương pháp mới như đã trình bày. Kết quả thu được cụ thể như sau. NĂM Số bài Giỏi Khá TB Yếu kiểm tra SL % SL % SL % SL % 20092010 30 2 6,67 6 20,01 18 60 4 13,3 2 20102011 30 4 13,34 11 36,67 14 46,6 1 3,32 7 Trong kỳ thi chọn học sinh giỏi tỉnh trường có 3 học sinh tham gia năm học(20102011)với câu hỏi liên quan đến lịch sử địa phương,3 học sinh nay đã 13
- " Giáo dục truyền thống quê hương qua tiết lịch sử địa phương Tiết 43 LS8" __________________________________________________________ _______ làm tốt mang vinh quang về cho trường(1 học sinh đạt giải nhì,2học sinh đạt giải khuyến khích) Điều này chứng tỏ đề tài có tính khả thi cao. C. KẾT LUẬN Qua việc thực hiện phương pháp giảng dạy như đã trình bày tôi thấy: Việc tham gia vào tiết học của học sinh sôi động và tích cực hơn . Các sự kiện, kiến thức cơ bản đảm bảo tính thống nhất, vừa phản ánh được giai đoạn tương xứng của Lịch sử dân tộc, vừa mang tính đặc trưng riêng của địa phương tỉnh, huyện ... Qua tiết học các em được bồi dưỡng, giáo dục một cách tự nhiên, hợp lí truyền thống quê hương. Qua đó bước đầu hình thành, xác định trách nhiệm của bản thân trước quê hương trong công cuộc xây dựng và phát triển hiện nay. Điều cốt lõi nhất là các em không bị động và không cảm thấy đơn điệu, buồn tẻ khi tiến hành học tiết Lịch sử địa phương. D. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT Trên đây là một hướng đi cụ thể trong việc khai thác, soạn giảng một tiết Lịch sử địa phương trong chương trình Lịch sử lớp 8. Tiết dạy trên đã được bản thân áp dụng và thể hiện tại trường THCS Z111 trong năm học 2010 2011 và có kết quả khả quan. Tham vọng của bản thân là sẽ cố gắng soạn hết các tiết Lịch sử địa phương có trong chương trình lịch sử THCS để các đồng nghiệp tham khảo, góp ý kiến. Tuy nhiên, như đã nêu ở phần đặt vấn đề; để một tiết Lịch sử địa phương đạt được mục tiêu đặt ra người dạy phải đầu tư tìm tòi để có được "phần trăm" nhất định của bóng dáng quê hương ( Huyện, làng, xã, ... ) qua bài soạn và tiết dạy. Điều đó có nghĩa là tuỳ thuộc vào địa bàn trường đóng giáo viên phải biết lựa chọn, sử dụng thông tin, tư liệu phù hợp hiệu quả. Ở một số vùng thuận lợi, nếu bài học được tiến hành tại thực địa thì hiệu quả có lẽ càng lớn hơn nhiều. Dẫu sao, những ý kiến bản thân đưa ra cũng như một số giải pháp thực hiện cụ thể nêu trên chắc rằng sẽ còn có sai sót và khiếm khuyết. Kính mong các đồng nghiệp bổ cứu để ngày càng hoàn thiện hơn Z111 ngày 30 tháng 03 năm 2011. Người viết 14
- " Giáo dục truyền thống quê hương qua tiết lịch sử địa phương Tiết 43 LS8" __________________________________________________________ _______ Nguyễn Thị Chung E.TÀI LIỆU THAM KHẢO Trong chương trình lịch sử lớp 8, phần lịch sử Việt Nam được phân bố thuộc giai đoạn Lịch sử từ 1858 1918 ( từ khi Thực dân Pháp nổ súng xâm lược đến khi chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc) Cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp từ 1858 đến cuối thế kỉ XIX. Việt Nam dưới ách cai trị của thực dân Pháp từ 1897 1918 ( cuộc khai thác thuộc địa lần một ) Tư liệu cuốn Lịch sử Thanh Hoá xuất bản năm 1996. Đại cương lich sử Việt Nam Trương Hữu Quýnh xuất bản 1997) Tài liệu dạy học kiến thức địa phương lơp 8 do Lê Xuân Đồng sưu tầm biên soạn. Hướng dẫn sử dụng kênh hình trong sách giáo khoa(Lịch sử trung học cơ sở).Nguyễn Thị Côi.Nhà xuất bản giáo dục 15
- " Giáo dục truyền thống quê hương qua tiết lịch sử địa phương Tiết 43 LS8" __________________________________________________________ _______ PHỤ LỤC 1 16
- " Giáo dục truyền thống quê hương qua tiết lịch sử địa phương Tiết 43 LS8" __________________________________________________________ _______ LƯỢC ĐỒ PHONG TRÀO CẦN VƯƠNG CẢ NƯỚC 17
- " Giáo dục truyền thống quê hương qua tiết lịch sử địa phương Tiết 43 LS8" __________________________________________________________ _______ PHỤ LỤC 2 PHỤ LỤC 3 Căn cứ Ba Đình cách huyện lỵ Nga Sơn 4 km, tây bắc giáp huyện Hà Trung, được xây dựng trên địa bàn ba làng Thượng Thọ, Mậu Thịnh và Mỹ Khê. Vào mùa mưa, căn cứ này trông như một hòn đảo nổi giữa cánh đồng nước mênh mông, tách biệt với các làng khác. Căn cứ này gọi là Ba Đình vì mỗi làng có một cái đình, từ làng này có thể nhìn thấy đình của hai làng kia. Để chuẩn bị chiến đấu lâu dài, Đinh Công Tráng đã cho bao bọc xung quanh căn cứ là lũy tre dày đặc và một hệ thống hào rộng, cắm đầy chông tre. Ở trong là một lớp thành đất cao 3 m, chân rộng 8 đến 10m. Trên mặt thành, nghĩa quân đặt các rọ tre chứa đất nhào rơm xếp vững chắc có những khe hở 18
- " Giáo dục truyền thống quê hương qua tiết lịch sử địa phương Tiết 43 LS8" __________________________________________________________ _______ làm lỗ châu mai sẵn sàng chiến đấu. Thành rộng 400 m, dài 1.200 m. Phía trong thành có hệ thống giao thông hào dùng để vận chuyển lương thực và vận động khi chiến đấu. Ở những nơi xung yếu đều có công sự vững chắc. Các hầm chiến đấu được xây dựng theo hình chữ “chi”, nhằm hạn chế thương vong. Ở mỗi làng, tại vị trí ngôi đình được xây dựng một đồn đóng quân. Ở Thượng Thọ có đồn Thượng, ở Mậu Thịnh có đồn Trung và ở Mỹ Khê có đồn Hạ. Ba đồn này có thể hỗ trợ tác chiến cho nhau khi bị tấn công, đồng thời cũng có thể chiến đấu độc lập. Có thể nói rằng căn cứ Ba Đình có vị trí tiêu biểu nhất, là một chiến tuyến phòng ngự quy mô nhất thời kỳ Cần Vương cuối thế kỷ 19. Ngoài Ba Đình, còn có các căn cứ hỗ trợ: căn cứ Phi Lai của Cao Điển, căn cứ Quảng Hóa của Trần Xuân Soạn, căn cứ Mã Cao của Hà Văn Mao. PHỤ LỤC 4 Nghĩa quân của Đinh Công Tráng đã đánh nhiều trận giành thắng lợi Năm 1886, nghĩa quân liên tiếp tiến công các phủ, thành, huyện lỵ, chặn đánh các đoàn xe, các toán quân lẻ, gây cho quân Pháp nhiều thiệt hại. Ngày 12 tháng 3 năm 1886 lợi dụng phiên chợ đã tấn công Tòa Công sứ Thanh Hóa. Và tiếp đó, nghĩa quân đã tấn công nhiều phủ thành, chặn đánh các đoàn xe, gây cho quân Pháp nhiều thiệt hại.Từ 18121886 đến 2011887 Đại tá Brissand thống lĩnh 76 sĩ quan và 3.500 quân vây hãm và tiến đánh căn cứ Ba Đình. Quân Pháp đã nã tới 16.000 quả đại bác trong vòng một ngày trời, biến căn cứ Ba Đình thành biển lửa. Nghĩa quân Ba Đình đã chiến đấu trong suốt 32 ngày đêm chống lại kẻ thù đông gấp 12 lần, được trang bị vũ khí tối tân hiện đại. Trong những trận chiến đấu vô cùng ác liệt này, nghĩa quân đã mưu trí dũng cảm, bám trụ từng tấc đất, đập tan nhiều cuộc tấn công, gây tổn thất nặng nề cho quân đội Pháp, làm chấn động tinh thần binh lính Pháp ở Việt Nam và còn là nỗi lo sợ cho người Pháp ở chính quốc. Nhưng vì lực lượng quá nhỏ không thể đương đầu với đội quân Pháp vừa đông vừa mạnh, nên lực lượng của nghĩa quân Ba Đình bị thương vong nhiều. Để tránh khỏi bị tiêu diệt hoàn toàn, nghĩa quân Ba Đình đã mở con đường máu vượt qua vòng vây dày đặc của quân Pháp, rút khỏi căn cứ lên Mã Cao để củng cố lực lượng và chuẩn bị cuộc chiến đấu mới. Đến sáng ngày 21 tháng 1 năm 1887, quân Pháp mới chiếm được Ba Đình. Sau đó, quân Pháp đã triệt hạ hoàn toàn cả ba làng của căn cứ Ba Đình, tiếp tục cho quân truy kích nghĩa quân ở Mã Cao, rồi tiếp tục đến Thung Voi, Thung Khoai và cuối cùng là tận miền tây Thanh Hóa, nơi đóng quân của Cầm Bá Thước. Các thủ lĩnh Nguyễn Khế, Hoàng Bật Đạt tử trận. Phạm Bành, Hà Văn Mao, Lê Toại tự sát... chỉ còn Đinh Công Tráng chạy về Nghệ An. Quân 19
- " Giáo dục truyền thống quê hương qua tiết lịch sử địa phương Tiết 43 LS8" __________________________________________________________ _______ Pháp treo giải cái đầu ông với giá trị tiền thưởng rất cao. Mùa hè 1887, vì tham tiền viên Lý trưởng làng Chính An đã mật báo cho quân Pháp đến bắt và sát hại Đinh Công Tráng PHỤ LỤC 5 Căn cứ Mã Cao do Hà Văn Mao chỉ huy “Trông ra dãy phố hai hàng Đồn đây có tiếng một chàng cai Mao* Người này thật đấng anh hào Quân dư năm vạn, người cao bằng vời Bình yên vẫn thường xuống chơi Đến ngày loạn lạc trấn nơi cửa rừng”. Căn cứ Ba Đình Lược đồ vị trí Mã Cao PHỤ LỤC 6 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Giáo dục đạo đức học sinh tiểu học
13 p | 5104 | 1080
-
Sáng kiến kinh nghiệm - Giáo dục âm nhạc
17 p | 707 | 120
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Các biện pháp bồi dưỡng đội ngũ giáo viên
13 p | 500 | 103
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
26 p | 555 | 96
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Giáo dục học sinh THPT trong giờ sinh hoạt chủ nhiệm bằng phương pháp dạy học tích cực - Nguyễn Thị Lánh
38 p | 386 | 93
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh lớp 4
14 p | 1353 | 89
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Giáo dục dinh dưỡng cho trẻ em mầm non trong quá trình hướng dẫn trẻ làm quen với môi trường xung quanh - Trần Thị Kim Cúc
33 p | 429 | 83
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học ở vùng sâu, vùng đặc biệt khó khăn
11 p | 449 | 82
-
SKKN: Một số kinh nghiệm trong việc viết sáng kiến kinh nghiệm quản lý và chỉ đạo hoạt động giáo dục
7 p | 445 | 60
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Giáo dục ý thức pháp luật cho học sinh THPT qua bài 6 chương trình GDCD 12 - Công dân với các quyền tự do cơ bản
48 p | 277 | 54
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh qua tiết 1 bài 14: Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc (Giáo dục công dân lớp 10)
15 p | 425 | 51
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua các câu chuyện kể trong giờ sinh hoạt lớp
12 p | 347 | 46
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Giáo dục học sinh trung học phổ thông ứng phó với biến đổi khí hậu qua môn Địa lí
24 p | 286 | 45
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Giáo dục thiên tai cho học sinh trung học phổ thông - Thực trạng và giải pháp
17 p | 292 | 45
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Giáo dục học sinh trung học phổ thông trong giờ sinh hoạt chủ nhiệm bằng phương pháp dạy học tích cực
38 p | 169 | 36
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Giáo dục kĩ năng sống qua giờ đọc - hiểu “ Hồn Trương Ba da hàng thịt” của Lưu Quang Vũ
27 p | 216 | 23
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm khi sử dụng phương pháp thảo luận nhóm trong giảng dạy môn Giáo dục Công Dân bậc THPT
21 p | 156 | 19
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Giáo dục đạo đức và kỹ năng sống cho học sinh trường bổ túc văn hóa tỉnh
24 p | 195 | 19
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn