intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm: Giáo dục văn hóa ứng xử trên mạng xã hội cho sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Lạng Sơn

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:36

14
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài "Giáo dục văn hóa ứng xử trên mạng xã hội cho sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Lạng Sơn" nhằm nghiên cứu một số vấn đề lý luận và thực tiễn về văn hóa ứng xử trên mạng xã hội, tác giả đề xuất một số biện pháp giáo dục văn hóa ứng xử trên mạng xã hội cho sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Lạng Sơn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm: Giáo dục văn hóa ứng xử trên mạng xã hội cho sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Lạng Sơn

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LẠNG SƠN TRƢỜNG CAO ĐẲNG SƢ PHẠM BẢN MÔ TẢ SÁNG KIẾN GIÁO DỤC VĂN HÓA ỨNG XỬ TRÊN MẠNG XÃ HỘI CHO SINH VIÊN TRƢỜNG CAO ĐẲNG SƢ PHẠM LẠNG SƠN Lĩnh vực sáng kiến: Khoa học xã hội Tác giả: HOÀNG LỆ THÙY Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ Chức vụ:GV Nơi công tác:Trường Cao đẳng Sư phạm Lạng Sơn Điện thoại liên hệ: 0848678622 Địa chỉ thƣ điện tử: hoanglethuykt@gmail.com Đề nghị công nhận sáng kiến cấp: Cơ sở Lạng Sơn, tháng 3 năm 2022
  2. MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .................................................................... 1 DANH MỤC BIỂU BẢNG, ẢNH ...................................................................... 2 TÓM TẮT SÁNG KIẾN ..................................................................................... 3 I. MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 4 1. Lí do chọn sáng kiến ......................................................................................... 4 2. Mục tiêu của sáng kiến ...................................................................................... 5 3. Phạm vi của sáng kiến ....................................................................................... 5 II. CƠ SỞ LÝ LUẬN, CƠ SỞ THỰC TIỄN .................................................... 5 1.Cơ sở lý luận ...................................................................................................... 5 1.1. Một số khái niệm cơ bản ................................................................................ 5 1.2. Những ảnh hưởng của mạng xã hội đối với sinh viên ................................... 8 2. Cơ sở thực tiễn .................................................................................................. 9 2.1. Sự định hướng của Đảng, Nhà nước về công tác giáo dục đạo đức, lối sống trong sinh viên ....................................................................................................... 9 2.2. Thực trạng giáo dục văn hóa ứng xử trên mạng xã hội cho sinh viên trường CĐSP Lạng Sơn .................................................................................................. 11 III. NỘI DUNG SÁNG KIẾN .......................................................................... 16 1. Nội dung và những kết quả nghiên cứu .......................................................... 16 1.1. Giáo dục, truyền thông về văn hóa ứng xử trên mạng xã hội cho sinh viên 16 1.2. Ban hành các quy định nhằm thúc đẩy việc giáo dục thái độ ứng xử xã hội đúng đắn cho sinh viên trong sử dụng MXH ...................................................... 18 1.3. Phát huy vai trò tích cực, tự giác của sinh viên trong việc nâng cao ý thức sử dụng MXH thông qua các hình thức đa dạng khác nhau. ................................... 19 2. Thảo luận, đánh giá kết quả thu được ............................................................. 20 2.1. Tính mới, tính sáng tạo ................................................................................ 20 2.2. Khả năng áp dụng và mang lại lợi ích thiết thực ......................................... 20 IV. KẾT LUẬN .................................................................................................. 25 4.1. Kết luận ........................................................................................................ 25 4.2. Kiến nghị ...................................................................................................... 25 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................... 27 PHỤ LỤC ........................................................................................................... 29
  3. 1 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Mạng xã hội MXH Học sinh, sinh viên HSSV Cao đẳng Sư phạm CĐSP Giáo dục và Đào tạo GD&ĐT Sinh viên SV Ban giám hiệu BGH Giảng viên GV
  4. 2 DANH MỤC BIỂU BẢNG, ẢNH Số hiệu Tên bảng/biểu đồ biểu bảng Bảng 1.1 Về mục đích sử dụng mạng xã hội của sinh viên Về nội dung sinh viên thường xuyên chia sẻ trên mạng xã Bảng 1.2 hội Bảng 1.3 Về nội dung thường được đăng tải trên mạng xã hội Nội dung sinh viên đánh giá mức độ hiệu quả của các giải Bảng 2.1 pháp Đánh giá của sinh viên về tính khả thi và hiệu quả của các biện Bảng 2.2 pháp. Biểu đồ 1 Các mạng xã hội được sinh viên sử dụng Mục đích sử dụng mạng xã hội của sinh viên Biểu đồ 2 Đánh giá của sinh viên về tính khả thi và hiệu quả của các Biểu đồ 3 biện pháp Phiếu khảo sát tình hình sử dụng mạng xã hội của sinh viên Phụ lục 1 trường CĐSP Lạng Sơn Phụ lục 2 Phiếu khảo sát đánh giá mức độ hiệu quả của các giải pháp Một số hình ảnh ngoại khóa tìm hiểu Luật an ninh mạng Phụ lục 3 2018 của Khoa Các bộ môn chung
  5. 3 TÓM TẮT SÁNG KIẾN Tăng cường giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống lành mạnh cho HSSV có vai trò hết sức quan trọng trong giai đoạn hiện nay. Trong đó, việc giáo dục văn hóa ứng xử trên MXH của giới trẻ nhất là HSSVđược cả xã hội quan tâm. Vấn đề giáo dục văn hóa ứng xử trên mạng xã hội cho sinh viên trường Cao đẳng sư phạm Lạng Sơn cho thấy bên cạnh việc chuẩn bị về tri thức chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, sinh viên cần được trang bị tốt lối sống có văn hóa, đặc biệt là văn hóa ứng xử trên mạng xã hội để đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi của môi trường sư phạm và thực tiễn xã hội. Các biện pháp đưa ra trong sáng kiến: Giáo dục truyền thồng về văn hóa ứng xử trên mạng xã hội cho sinh viên; Ban hành các quy định nhằm thúc đẩy việc giáo dục thái độ ứng xử xã hội đúng đắn cho sinh viên trong sử dụng MXH tổ chức các hoạt động phong trào; Phát huy vai trò tích cực, tự giác của sinh viên trong việc nâng cao ý thức sử dụng MXH thông qua các hình thức đa dạng khác nhau. Việc áp dụng các biện pháp đem lại hiệu quả trong việc giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống cho HSSV trường Cao đẳng sư phạm Lạng Sơn.
  6. 4 I. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn sáng kiến Xã hội càng phát triển thì vấn đề giáo dục đạo đức, cách ứng xử, lối sống cho giới trẻ đặc biệt là học sinh sinh viên trong các trường học ngày càng quan trọng. Vấn đềxây dựng văn hóa ứng xử trong các trường học là một hoạt động giáo dục hệ giá trị, các chuẩn mực văn hóa giúp cho các thành viên trong nhà trường có nhận thức, suy nghĩ, và có hành vi tốt đẹp. Ngày 03/10/2018, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 1299/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học giai đoạn 2018- 2025”. Mục tiêu chung là “Tăng cường xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học nhằm tạo chuyển biến căn bản về ứng xử văn hóa của cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên, HSSV để phát triển năng lực, hoàn thiện nhân cách, lối sống văn hóa; xây dựng văn hóa trường học lành mạnh, thân thiện; nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo; góp phần xây dựng con người Việt Nam: yêu nước, nhân ái, nghĩa tình, trung thực, đoàn kết, cần cù, sáng tạo”. Điều này cho thấy, văn hóa ứng xử của giới trẻ nhất là học sinh sinh viên là vấn đề hết sức quan trọng, được cả xã hội quan tâm. Và đặc biệt văn hóa ứng xử trên mạng xã hội lại càng hết sức được chú trọng. Sinh viên là lực lượng đông đảo đang nắm trong tay tri thức cùng với những hiểu biết và tiến bộ xã hội nói chung và sự phát triển đất nước nói riêng. Họ là lớp trẻ đang được đào tạo toàn diện, là lực lượng tham gia vào quá trình phát triển kinh tế, xã hội. Do đó các em cũng chịu tác động ảnh hưởng không nhỏ tốc độ phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, tạo nên những chuyển biến tích cực trong đời sống… tuy nhiên mặt trái của mạng xã hội cũng có những ảnh hưởng tiêu cực đến sự hình thành đạo đức, lối sống và cách ứng xử của thế hệ trẻ. Đối với sinh viên trường CĐSP Lạng Sơn bên cạnh việc chuẩn bị về tri thức chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp các em cần được trang bị tốt lối sống có văn hóa, đặc biệt là văn hóa ứng xử trên mạng xã hội để đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi của môi trường sư phạm và thực tiễn xã hội. Xuất phát từ lý do trên, tôi chọn vấn đề: “Giáo dục văn hóa ứng xử trên mạng xã hội cho sinh viên trường Cao
  7. 5 đẳng Sư phạm Lạng Sơn” là vấn đề nghiên cứu của mình, từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao văn hóa ứng xử trên MXH cho sinh viên trường CĐSP Lạng Sơn hiện nay. 2. Mục tiêu của sáng kiến Trên cơ sở nghiên cứu một số vấn đề lý luận và thực tiễn về văn hóa ứng xử trên mạng xã hội, tác giả đề xuất một số biện pháp giáo dục văn hóa ứng xử trên mạng xã hội cho sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Lạng Sơn. 3. Phạm vi của sáng kiến - Đối tượng nghiên cứu: Sáng kiến tập trung nghiên cứu và đưa ra một số biện pháp giáo dục văn hóa ứng xử trên mạng xã hội cho sinh viên năm thứ nhất, khối cao đẳng giáo dục nghề nghiệp khoa ngoại ngữtrường CĐSP Lạng Sơn. - Thời gian: Từ tháng 10 năm 2021 đến tháng 3 năm 2022. II. CƠ SỞ LÝ LUẬN, CƠ SỞ THỰC TIỄN 1.Cơ sở lý luận 1.1. Một số khái niệm cơ bản 1.1.1. Văn hoá Theo UNESCO: “Văn hóa là tổng thể sống động các hoạt động và sáng tạo trong quá khứ và trong hiện tại. Qua các thế kỷ, hoạt động sáng tạo ấy đã hình thành nên một hệ thống các giá trị, các truyền thống và thị hiếu - những yếu tố xác định đặc tính riêng của mỗi dân tộc” [1]. Định nghĩa này nhấn mạnh vào hoạt động sáng tạo của các cộng đồng người gắn liền với tiến trình phát triển có tính lịch sử của mỗi cộng đồng trải qua một thời gian dài tạo nên những giá trị có tính nhân văn phổ quát, đồng thời có tính đặc thù của mỗi cộng đồng, bản sắc riêng của từng dân tộc. Như vậy, khái niệm văn hóa được hiểu là toàn bộ những sản phẩm vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra bằng lao động và hoạt động thực tiễn trong quá trình lịch sử của mình, biểu hiện trình độ phát triển xã hội trong từng thời kỳ lịch sử nhất định. Văn hóa liên quan sâu sắc đến sự ứng xử, đến hệ thống các chuẩn mực ứng xử văn hóa. 1.1.2. Văn hoá ứng xử
  8. 6 Ứng xử là sự thể hiện thái độ, hành động thích hợp trước những sự việc có quan hệ giữa mình với người khác. Ứng xử là một biểu hiện của giao tiếp, là sự phản ứng của con người trước sự tác động của người khác với mình trong một tình huống nhất định được thể hiện qua thái độ, hành vi, cử chỉ, cách nói năng của con người nhằm đạt kết quả tốt trong mối quan hệ giữa con người với nhau. Xét trên bình diện nhân cách thì bản chất của ứng xử chính là những đặc điểm tính cách của cá nhân được thể hiện qua thái độ, hành vi, cử chỉ và cách nói năng của cá nhân với những người xung quanh. Theo tiến sĩ Nguyễn Thị Phương Mai: Văn hoá ứng xử là cái đẹp, cái giá trị trong ứng xử, tức là ứng xử cóvăn hoá. Nó bao gồm: hệ thống thái độ, khuôn mẫu, kỹ năng ứng xử của cá nhân và cộng đồng người trong mối quan hệ với môi trường thiên nhiên, xã hội và bản thân, dựa trên những chuẩn mực xã hội nhằm bảo tồn, phát triển cuộc sống của cá nhân và cộng đồng người hướng đến cái chân, cái thiện, cái mỹ [2]. Văn hóa ứng xử là cách đối nhân xử thế thích hợp giữa người với người trong cuộc sống.Việc ứng xử có văn hóa không chỉ tạo nên nét đẹp trong từng cá nhân, mà còn phản ánh bản sắc văn hóa của một cộng đồng, một quốc gia, một dân tộc. Hành vi ứng xử văn hóa là những biểu hiện hoạt động bên ngoài của con người, được thể hiện ở lối sống, nếp sống, suy nghĩ và cách ứng xử của con người đối với bản thân, với những người xung quanh, trong công việc và môi trường hoạt động hằng ngày. Tuy nhiên hành vi ứng xử văn hóa của mỗi cá nhân là khác nhau, nó được hình thành qua quá trình học tập, rèn luyện và trưởng thành của mỗi cá nhân trong xã hội. Hành vi ứng xử văn hóa được coi là các giá trị văn hóa , đạo đức, thẩm mỹ của mỗi cá nhân được thể hiện thông qua thái độ, hành vi, cử chỉ, lời nói của mỗi cá nhân đó. Nó được biểu hiện trong mối quan hệ với những người xung quanh, trong học tập, công tác, với bạn bè cùng trang lứa và thậm chí ngay cả với chính bản thân họ. 1.1.3. Mạng xã hội Mạng xã hội là dịch vụ kết nối các thành viên cùng sở thích trên Internet lại với nhau với nhiều mục đích khác nhau không phân biệt không gian và thời gian.Mạng xã hội có những tính năng như nghe gọi trực tiếp, gọi qua video, E-
  9. 7 mail, phim ảnh, chia sẻ blog và xã luận.Mạng xã hội ra đời giúp mọi người liên kết với nhau thuận tiện hơn, trở thành một phần tất yếu của mỗi người cho hàng trăm triệu thành viên khắp thế giới. Mạng xã hội có thể truy cập dễ dàng từ nhiều phương tiện, thiết bị như máy tính, điện thoại,... Với thời đại công nghệ thông tin phát triển như hiện nay, có rất nhiều MXH cho con người sử dụng Theo tác giả Nguyễn Thanh Tuấn: Mạng xã hội có thể hiểu là một trang web hay nền tảng trực tuyến với rất nhiều dạng thức và tính năng khác nhau, giúp mọi người dễ dàng kết nối từ bất cứ đâu [3]. - Facebook: là trang mạng xã hội phát triển nhất hiện nay, người dùng có thể truy cập miễn phí do công ty Facebook, Inc điều hành. Qua đó người dùng có thể tham gia các trang mạng theo khu vực, nơi làm việc, trường học và khu vực để liên kết và giao tiếp với người khác. - Instagram: mạng xã hội với tính năng đặc trưng là chia sẻ và chỉnh sửa hình ảnh. Khi người sử dụng chụp một tấm ảnh và muốn chia sẻ lên Instagram, trang mạng này sẽ xuất hiện tính năng chỉnh sửa hình ảnh với nhiều công cụ cắt, xoay, đổi màu, ghép ảnh… để bức ảnh được đăng tải trở nên đẹp hơn. - Youtube: mạng xã hội chuyên biệt các tính năng xoay quanh mục đích chia sẻ phim ảnh (video). Người dùng có những tính năng riêng biệt để xử lý video như thêm phụ đề, cắt - ghép phim, chỉnh nhạc nền… - Google: Sau Facebook thì Google được mọi người sử dụng tương đối nhiều đặc biệt là các bạn sinh viên, đây được xem như công cụ hỗ trợ đắc lực cho việc học của sinh viên. Với các dịch vụ khác của Google, bao gồm Gmail, Youtobe, Google mang các đặc điểm phổ biến của phương tiện truyền thống xã hội như nhận xét, chia sẻ phim ảnh, video... với vòng kết nối xã hội của bạn. Bên cạnh các tính năng chuyên biệt của một số mạng xã hội, đa phần các mạng xạ hội đều có những tính năng bổ trợ cho công tác truyền thông và quảng cáo. Tuy nhiên, những tính năng chuyên biệt đòi hỏi người dùng phải có kiến thức và kĩ năng nhất định về công nghệ thông tin. Do đó, người sử dụng mạng xã hội với thành phần, trình độ chuyên môn và lứa tuổi rất đa dạng, chỉ sử dụng
  10. 8 những chức năng cơ bản như trò chuyện, chia sẻ dữ liệu, bình luận, ghi chép, nhật kí điện tử,… 1.1.4. Văn hóa ứng xử trên mạng xã hội Từ thực tiễn sử dụng mạng xã hội đã hình thành nên văn hóa ứng xử trên mạng. Văn hóa ứng xử trên MXH được hiểu là hệ thống giá trị chi phối nhận thức, thái độ, hành vi ứng xử của cá nhân, cộng đồng trong các mối quan hệ với tự nhiên, xã hội và với chính bản thân khi tham gia MXH, phản ánh trình độ phát triển của cá nhân và cộng đồng [4]. Văn hóa ứng xử trên MXH bao hàm cả mối quan hệ giữa con người và môi trường xung quanh, biểu hiện ở chỗ mỗi người biết góp phần tuyên truyền trên MXH về bảo vệ môi trường thiên nhiên, tiết kiệm tài nguyên, sống xanh, sạch, đẹp, an toàn, lành mạnh, thân thiện; biết yêu thương, chăm sóc, bảo vệ các loài động vật,... Văn hóa ứng xử trên MXH còn thể hiện trong mối quan hệ với chính bản thân, với các giá trị như sự khiêm tốn, thật thà, dũng cảm, có chính kiến, lập trường, quan điểm rõ ràng; tinh thần cầu thị, học hỏi, không tự kiêu, tự đại hoặc tâm lý tự ti, thiếu tự tin vào bản thân,... 1.2. Những ảnh hưởng của mạng xã hội đối với sinh viên 1.2.1. Ảnh hưởng tích cực Trong học tập: MXH là công cụ hỗ trợ đắc lực cho việc học tập cũng như sinh hoạt cho sinh viên. Phần lớn lịch học, thông tin sự kiện của lớp, của trường, hội thảo, thông báo từ trường… đều được cập nhật trên facebook, trên website của nhà trường giúp sinh viên tiếp cận dễ dàng. Hơn nữa, thông tin kiến thức cần thiết trên mạng xã hội hầu hết được miễn phí cho sinh viên có thể dễ dàng tìm kiếm kiến thức từ chuyên ngành hoặc những thông tin thêm xoay quanh bài học cũng như đời sống trên MXH. Thông qua những tìm kiếm trên MXH, sinh viên có thể tìm hiểu những thông tin bổ ích, kiến thức xã hội, khoa học, ngoại ngữ hoặc bất cứ điều gì theo nhu cầu của sinh viên: vật dụng cần mua sắm, tìm kiếm việc làm, giáo trình, tài liệu phục vụ học tập. Trong quan hệ xã hội: MXH tạo kết nối tích cực trong quan hệ bạn bè hoặc các mối quan hệ xã hội của sinh viên bởi MXH là nơi dễ dàng trò chuyện
  11. 9 và kết thân với nhiều người. Sinh viên có thể mở rộng mối quan hệ dễ dàng thay vì ngại ngùng, e dè trong lần đầu gặp một người bạn mới thì MXH là nơi có thể trò chuyện, sẻ chia với nhau trước một cuộc gặp mặt. Không chỉ những mối quan hệ cá nhân, MXH là nơi để kết giao các đội, nhóm, câu lạc bộ, những người có chung đam mê, sở thích và định hướng. Sinh viên sẽ rất dễ dàng tìm thấy những hội nhóm được lập ra theo từng lớp, ngành để hỗ trợ nhau trong việc học, kết nối vui chơi, xây dựng nên các tổ chức, tập thể khăng khít. MXH sẽ mang lại nhiều lợi ích tích cực cho sinh viên nếu như sử dụng hiệu quả với mục đích tích cực. 1.2.2. Ảnh hưởng tiêu cực Bên cạnh những lợi ích tích cực, MXH vẫn còn tồn tại những tiêu cực, ảnh hưởng đến sinh viên, cụ thể như : Một là, ảnh hưởng xấu đến học tập, đến các mối quan hệ xã hội, đến sự phát triển thể chất cũng như tinh thần của sinh viên. Hai là, ảnh hưởng đến mục đích lý tưởng sống cũng như vấn đề kiểm soát hành vi của sinh viên: Một số sinh viên thiếu hiểu hiết nghe theo những luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch dẫn đến những hành động biểu tình chống phá nhà nước, làm mai một bản sắc văn hóa dân tộc. Bởi các thế lực thù địch, phản động trong và ngoài nước luôn xem thanh niên là đối tượng đặc biệt để thực hiện các âm mưu “diễn biến hòa bình”. Chúng lợi dụng sự phát triển của công nghệ thông tin, Internet để phát tán tài liệu có nội dung phản động, thông tin xấu, ấn phẩm văn hóa đồi trụy để dần dần “chuyển hóa” giới trẻ, hòng tạo ra một thế hệ trẻ sống theo chủ nghĩa thực dụng, vụ lợi, vị kỷ, sẵn sàng xét đoán quá khứ và vai trò lãnh đạo của Đảng, Nhà nước ta. 2. Cơ sở thực tiễn 2.1. Sự định hướng của Đảng, Nhà nước về công tác giáo dục đạo đức, lối sống trong sinh viên Để tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức lối sống lành mạnh cho HSSV những năm qua, nhiều nghị quyết, chỉ thị của Đảng về công tác thanh niên và giáo dục thế hệ trẻ đã được triển khai, đạt nhiều kết quả như:
  12. 10 Chỉ thị số 42-CT/TW, ngày 24/3/2015 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho thế hệ trẻ giai đoạn 2015-2030.Hệ thống pháp luật, công tác quản lý nhà nước về thanh thiếu nhi ngày càng được hoàn thiện. Giáo dục về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đạo đức, lối sống cho thế hệ trẻ không ngừng được tăng cường và đổi mới. Thông qua các hoạt động giáo dục, các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước đã tạo môi trường lành mạnh để thế hệ trẻ rèn luyện, trưởng thành, góp phần hình thành lý tưởng cách mạng, đạo đức cao đẹp, lối sống nghĩa tình, tuân thủ pháp luật, từng bước hoàn thiện nhân cách. Theo Chỉ thị số 31/CT-TTgv về tăng cường Giáo dục đạo đức lối sống cho HSSV, thời gian qua công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho HSSV đã đạt được những kết quả tích cực. Phần lớn HSSV có đạo đức tốt, kính trọng ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo, người lớn tuổi; có tinh thần đoàn kết, tích cực học tập, rèn luyện, tu dưỡng; có ý thức chấp hành pháp luật tốt, lối sống đẹp, lành mạnh; có lòng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc; tham gia các hoạt động vì cộng đồng. Quyết định số 1299/QĐ-TTg ngày 3/10/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án "Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học giai đoạn 2018 - 2025" đã đề ra tăng cường xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học nhằm tạo chuyển biến căn bản về ứng xử văn hóa của cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên, HSSV để phát triển năng lực, hoàn thiện nhân cách, lối sống văn hóa; xây dựng văn hóa trường học lành mạnh, thân thiện; nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo; góp phần xây dựng con người Việt Nam: yêu nước, nhân ái, nghĩa tình, trung thực, đoàn kết, cần cù, sáng tạo. Theo QĐ số 1895-TTCP phê duyệt: Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống và khơi dậy khát vọng cống hiến cho thanh thiếu niên, nhi đồng giai đoạn 2021 – 2030, tiếp tục tăng cường, tạo chuyển biến tích cực, toàn diện trong hoạt động giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên, thiếu niên, nhi đồng góp phần xây dựng thế hệ thanh niên, thiếu niên, nhi đồng có đạo đức trong sáng, lối sống văn hóa, tuân thủ pháp luật, bản
  13. 11 lĩnh chính trị vững vàng, kiên định lý tưởng cách mạng; có trách nhiệm đối với bản thân, gia đình và xã hội, có kỹ năng sống, kỹ năng nghề nghiệp, tay nghề cao. Gần đây quyết định số 311/QĐ-TTg 5/3/2022 phê duyệt chương trình “giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho thanh niên, thiếu niên, nhi đồng trên không gian mạng giai đoạn 2022 -2030” đề xuất nâng cao hiệu quả công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho thanh niên, thiếu niên, nhi đồng trên không gian mạng. Như vậy, với sự định hướng của Đảng, Nhà nước về công tác giáo dục đạo đức, lối sống trong sinh viên là hết sức cần thiết. Đặc biệt trong cách ứng xử trên MXH góp phần xây dựng thế hệ trẻ có lý tưởng cách mạng, bản lĩnh vững vàng, giàu lòng yêu nước, có tri thức, văn hóa, có ý thức tuân thủ pháp luật, trách nhiệm với cộng đồng, có ước mơ, hoài bão, khát vọng và kỹ năng hội nhập quốc tế trong kỷ nguyên số hóa. 2.2. Thực trạng giáo dục văn hóa ứng xử trên mạng xã hội cho sinh viên trường CĐSP Lạng Sơn 2.2.1. Tình hình sử dụng mạng xã hội của sinh viên trường CĐSP Lạng Sơn HSSV trường CĐSP Lạng Sơn nói chung cũng như sinh viên của khối GDNN nói riêng chủ yếulà con em các dân tộc thiểu số đến từ các huyện trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.Khi tiến hành khảo sát 200 sinh viên năm thứ nhất khoa ngoại ngữ K18TV trường CĐSP Lạng Sơn về việc “Bạn có tham gia sử dụng các trang mạng xã hội hay không?” và “Cách bạn ứng xử trên MXH như thế nào?”(Phụ lục 1). Kết quả khảo sát thu được như sau:
  14. 12 Biểu đồ 1: Các mạng xã hội được sinh viên sử dụng Biểu đồ khảo sát các MXH đƣợc sinh viên sử dụng 172 160 86 80 54 40 27 20 13 6,5 12 6 12 6 FACEBOOK ZALO TWITTER INSTAGRAM YOUTUBE TIKTOK ZING ME Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Biểu đồ 1 cho thấy Facebook hiện đang là MXH được ưa dùng nhất trong SV - chiếm 86%. Không chỉ được ưa dùng ở Việt Nam mà trên toàn thế giới, Facebook đang được xếp thứ nhất trong số 7 MXH lớn. Do Facebook có tính tương tác cao, kho lưu trữ ứng dụng lớn, đa ngôn ngữ và phát triển sớm trên mạng di động nên mức độ sử dụng của Facebook đối với SV là rất cao. Bên cạnh đó, số liệu cũng cho thấy một SV đã tham gia nhiều trang MXH cùng một lúc. Facebook và Zalo được SV lựa chọn cùng tham gia nhiều nhất, Facebook được lựa chọn chiếm 86%, mạng Zalo chiếm 80%, đứng thứ ba là các trang mạng ít phổ biến hơn như: Twitter (chiếm 27%), Instagram (chiếm 20%), Youtube (chiếm 6.5%), Tiktok và Zing me (chiếm 6%) là thấp nhấp. Bảng 1.1: Về mục đích sử dụng mạng xã hội của sinh viên (Phụ lục 1) STT Mục đích SL Tỷ lệ (%) Xếp hạng 1 Tạo thêm mối quan hệ bạn bè 134 67 1 2 Trao đổi học hành, tìm kiếm thông tin, kiến 5 2.5 7 thức và học ngôn ngữ 3 Bình luận bài viết của người khác 12 6 4 4 Tụ tập, tán gẫu với bạn bè 8 4 5
  15. 13 5 Giảm bớt căng thẳng 15 7.5 3 6 Kinh doanh online 20 10 2 7 Có thêm hiểu biết về xã hội 6 3 6 Biều đồ 2: Mục đích sử dụng MXH của SV Mục đích sử dụng MXH của SV 10% 3% 008% 4% 6% 67% 003% MĐ 1 MĐ 2 MĐ 3 MĐ 4 MĐ 5 MĐ 6 MĐ 7 Số liệu khảo sát cho thấy đa phần sinh viên sử dụng MXH với mục đích là kết nối và giữ liên lạc với bạn bè chiếm 67%, đứng thứ hai với mục đích kinh doanh trên mạng chiếm 10%. Bảng 1.2: Về nội dung sinh viên thường xuyên chia sẻ trên MXH (Phụ lục 1) Mức độ Nội dung chia sẻ Thƣờng xuyên Hiếm khi Chƣa bao giờ SL % SL % SL % Chia sẻ mọi điều trong cuộc sống 170 85 30 15 0 0 của mình lên MXH Chia sẻ những điều hay, hữu ích 156 78 35 17,5 9 4,5 lên MXH Chia sẻ những việc xấu, cảnh báo 110 55 20 10 70 35 để mọi người biết và cảnh giác
  16. 14 Mức độ Nội dung chia sẻ Thƣờng xuyên Hiếm khi Chƣa bao giờ SL % SL % SL % Chia sẻ những bộ phim hay, video 100 50 80 40 20 10 hài hước Chia sẻ những bài xã luận, câu 110 55 20 10 70 35 châm ngôn hay Chia sẻ những kiến thức liên quan 30 15 68 34 102 51 đến chuyên ngành học Chia sẻ công tác xã hội, tình 60 30 60 30 80 40 nguyện Vào các trang nổi tiếng của người thần tượng truy cập tin tức và chia 40 20 50 25 110 55 sẻ lên trang cá nhân Chia sẻ “live stream” vào các hội 60 30 40 20 100 50 nhóm và trang cá nhân Nội dung khác 0 0 0 0 0 0 Kết quả cho thấy đa phần sinh viên đều chia sẻ nội dung liên quan đến cá nhân qua MXH với số sinh viên thường xuyên chia sẻ chiếm đến 85%. Nội dung được sinh viên thường xuyên chia sẻ nhiều đứng thứ hai là chia sẻ những điều hay, hữu ích lên MXH chiếm 78%. Bảng 1.3: Về nội dung thường được đăng tải trên MXH(Phụ lục 1) Mức độ Nội dung chia sẻ Thƣờng xuyên Hiếm khi Chƣa bao giờ SL % SL % SL % Đăng tải những hình ảnh diễn ra 100 50 20 10 80 40 trong cuộc sống của mình lên MXH Đăng tải những món ăn ngon tự 95 47,5 55 27,5 50 25 nấu, chuyến du lịch của bản thân Tự chụp ảnh và đăng hình 80 40 55 27,5 65 32,5
  17. 15 Mức độ Nội dung chia sẻ Thƣờng xuyên Hiếm khi Chƣa bao giờ SL % SL % SL % Viết satus đăng tải trạng thái cảm 70 35 40 20 90 45 xúc của mình Quay nhật ký bằng video đăng tải 50 25 60 30 90 45 lên để chia sẻ với bạn bè Đăng tải những bài viết, video liên 100 50 80 40 20 10 quan đến việc học tập Đăng lên trang cá nhân và các nhóm (group) để kinh doanh, bán hàng 100 50 80 40 20 10 online Đăng tải cách học tiếng anh 40 20 80 40 80 40 Đăng một bài nhạc, một bộ phim 90 45 30 15 80 40 trên trang cá nhân Đăng bài nhằm kêu gọi ủng hộ 90 45 70 35 40 20 những người có hoàn cảnh khó khăn Đăng những tấm gương tốt, việc tốt 95 47,5 90 45 15 7,5 Qua bảng khảo sát cho thấy sinh viên thường xuyên đăng tất cả những hình ảnh diễn ra xung quanh bản thân lên mạng chiếm 50%, hiếm khi 10% và chưa bao giờ 40%. Nội dung thứ hai được các bạn sinh viên thường xuyên lựa chọn để đăng là đăng vào các hội, nhóm để kinh doanh, bán hàng chiếm 50%, hiếm khi 40% và chưa bao giờ 10%. Bên cạnh đó, tỉ lệ chọn MXH để đăng tải thường xuyên những bài viết phục vụ cho học tập và đăng bài nhằm kêu gọi ủng hộ những người có hoàn cảnh khó khăn, những tấm gương người tốt việc tốt chiếm tỉ lệ cao 45%. Như vậy, qua bảng khảo sát thực trạng vấn đề sử dụng MXH của sinh viên khoa ngoại ngữ K18TV trường CĐSP Lạng Sơn cho thấy MXH có sức ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý, nhận thức và hành vi của các em. Điều này phản ánh thực tế sức lan tỏacủa MXH đến quá trình học tập cũng như đời sống của các em,
  18. 16 do đó giáo dục văn hóa ứng xử trên MXH cho sinh viên cần phải có những giải pháp thiết thực và hiệu quả. 2.2.2. Những yếu tố tác động đến văn hóa ứng xử trên mạng xã hội của sinh viên trường CĐSP Lạng Sơn Có hai yếu tố ảnh hưởng rất rõ rệt đến hành vi sử dụng MXH của sinh viên trường CĐSP Lạng Sơn: Một là, đặc điểm tâm lý lứa tuổi tác động đến nhu cầu mục đích, hành vi trong sử dụng MXH của sinh viên. Hai là, sự thiếu chín chắn trong suy nghĩ hành động, MXH thì không có rào cản, không có quy định thuộc về pháp luật hay các quy tắc đạo đức, văn hóa truyền thống, vì vậy, con người dễ có xu hướng thiếu kiểm soát cảm xúc, thiếu kiềm chế ham muốn và có hành vi ứng xử không đúng chuẩn mực, dễ dàng bỏ qua những chuẩn mực văn hóa. III. NỘI DUNG SÁNG KIẾN 1. Nội dung và những kết quả nghiên cứu 1.1. Giáo dục, truyền thông về văn hóa ứng xử trên mạng xã hội cho sinh viên 1.1.1 Mục tiêu Nhóm giải pháp này nhằm khai thác lợi thế, phát huy thế mạnh truyền thông của MXH trong việc phòng ngừa đấu tranh làm giảm thiểu tác động của những thông tin độc hại, sai trái trên MXH, ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường xã hội, lợi ích cộng đồng, an ninh quốc gia, kịp thời định hướng dư luận, đảm bảo cho việc cung cấp và sử dụng thông tin trên mạng Internet choSV lành mạnh, hữu ích, có trách nhiệm. Ngoài ra, trong bối cảnh ảnh hưởng mạnh mẽ của MXH dẫn đến hành vi sửdụng MXH của SV ngày càng phức tạp, khó kiểm soát, việc đẩy mạnh công tác giáo dục chính trị tư tưởng nhằm nâng cao năng lực nhận thức cho SV trường CĐSP Lạng Sơn là một trong những giải pháp vô cùng quan trọng. 1.1.2 Cách thức thực hiện
  19. 17 Một là, Tăng cường sự quan tâm của BGH nhà trường, lãnh đạo các đơn vị Đoàn thể, Đoàn thanh niên về vấn đề sử dụng MXH của SV. Sự quan tâm, chỉ đạo phải được cụ thể hóa bằng các văn bản hướng dẫn, các chương trình, kế hoạch ưu tiên cho nội dung này. Thực tế, BGH nhà trường đã có những đôn đốc, nhắc nhở cán bộ, viên chức, người lao động và SV trong toàn trường trong sử dụng MXH như không chia sẻ, đăng tảibình luận những thông tin chưa kiểm chứng trên MXH, chú ý phát ngôn trên MXH... nhất là trong thời kỳ cả nước phòng, chống dịch Covid-19. Nhà trường đã có văn bản ban hành một số văn bảnquy định về cách ứng xử trên MXH cho HSSV(công văn số 370/CĐSP – TC v/v Tuyên truyền bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội, ngày 21/6/2021); trong các buổi giao ban trường hàng tháng đều cụ thể hóa các văn bản của bộ, ngành về giáo dục văn hóa ứng xử cho HSSV nhà trường. Hai là, Nâng cao nhận thức của SV về tầm quan trọng của việc ứng xử trên MXH như: giảng viên lồng ghép trong dạy học môn GDCT, Pháp luật; Tổ chức trao đổi thảo luận xoay quanh vấn đề sử dụng MXH qua đó khuyến khích SV bày tỏ ý kiến của mình về sử dụng MXH. Ba là, phát huy vai trò của phòng Tổ chức công tác HSSV, Đoàn TN, các câu lạc bộ….thông qua các tuần học giáo dục công dân đầu năm, đầu khóa, các buổi tọa đàm, ngoại khóa cho SV, tổ chức các cuộc thi về trách nhiệm của SV trong sử dụng MXH. Cụ thể như: Đoàn thanh niên thành lập CLB giáo dục pháp luật và đạo đức lối sống cho HSSV. Ngoài ra, khoa Các bộ môn chung và tổ bộ môn cũng đã tổ chức chương trình ngoại khóa với chủ đề: “Tìm hiểu Luật an ninh mạng 2018” và Bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội cho hơn 200 SV năm thứ nhất khối Giáo dục nghề nghiệp, nhằm giúp SV nâng cao nhận thức từ đó biết điều chỉnh hành vi, thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật, đảm bảo an toàn cho chính bản thân và cộng đồng. Bốn là, đa dạng hóa các hình thức truyền thông về sử dụng MXH thông qua các trang page của trường, của Đoàn, qua phát thanh của Kí túc xá,… để tuyên truyền, giáo dục cho sinh viên nâng cao hiểu biết về các trang mạng xã
  20. 18 hội. Qua đó, chỉ dẫn cho họ biết cách ứng xử và khả năng miễn dịch khi tiếp xúc với những thông tin xấu, khiêu khích, lôi kéo, phản động,… đăng tải tràn lan trên các trang mạng xã hội. 1.2. Ban hành các quy định nhằm thúc đẩy việc giáo dục thái độ ứng xử xã hội đúng đắn cho sinh viên trong sử dụng MXH 1.2.1 Mục tiêu Tổ chức các hoạt động phong trào với mục đích để các bạn HSSV được học hỏi, rèn luyện bản thân trưởng thành hơn về mọi mặt. Đặc biệt là các kỹ năng mềm trong cuộc sống giúp HSSV trau dồi nhân cách từ việc tham gia, giao lưu từ bạn bè, thầy cô. Những hoạt động phong trào góp phần hỗ trợ tích cực HSSV nâng cao khả năng tổ chức các chương trình, sự kiện của lớp, của trường, có sự tiến bộ rõ rệt về kỹ năng giao tiếp cũng như nói chuyện trước đám đông. Qua đó rèn kỹ năng ứng xử, nhận thức đúng đắn trong cuộc sống cũng như trên MXH. 1.2.2. Cách thức thực hiện Một là, Tăng cường giám sát, kiểm tra về việc nâng cao ý thức sử dụng MXH của sinh viên trường CĐSP Lạng Sơn. Thường xuyên giáo dục, định hướng giá trị nhân cách và lối sống tốt đẹp của con người, nâng cao sức đề kháng trước tác động tiêu cực của các trang mạng xã hội. Hai là, Cần ghi nhận và khen ngợi kịp thời các cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc thực hiện nghiêm túc và tuyên truyền, phổ biến trong sử dụng MXH đến mọi người. Ba là, Có quy chế về sử dụng MXH của SV vừa đảm bảo quyền con người vừa quản lý được tình hình thực trạng sử dụng MXH của SV. Bốn là, Giảng viên chủ nhiệm có quy chế cộng điểm về trách nhiệm của SV trong sử dụng MXH khi chấm điểm rèn luyện cuối kỳ để nhà trường giám sát, nắm bắt tình hình sử dụng MXH của SV đồng thời đây là một cách để ghi nhận những SV đã cố gắng rèn luyện trong sử dụng MXH ở mặt bằng rộng toàn trường.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1