intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm: Hướng dẫn học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 9 tìm hiểu một số biện pháp tu từ cú pháp

Chia sẻ: Hòa Phát | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:22

87
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến kinh nghiệm này nhằm mục đích: Tìm ra được giải pháp giúp cho học sinh giỏi môn Ngữ Văn lớp 9 nắm vững kiến thức về các phép tu từ cú pháp từ đó cái cái nhìn tổng quát hơn về các biện pháp tu từ trong chương trình Ngữ văn THCS. Học sinh vận dụng những kiến thức về các biện pháp tu từ nói chung và tu từ cú pháp nói riêng vào việc phân tích, cảm thụ cái hay, cái đẹp của tác phẩm văn chương.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm: Hướng dẫn học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 9 tìm hiểu một số biện pháp tu từ cú pháp

  1. Đề tài: Hướng dẫn học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 9 tìm hiểu một số biện pháp tu từ cú  pháp.  PHẦN THỨ NHẤT: MỞ ĐẦU. I. Đặt vấn đề. Văn học là một môn nghệ  thuật giàu tính hình tượng và có tính biểu cảm   cao. Muốn cảm nhận được cái hay, cái đẹp trong nội dung, tư  tưởng của tác  phẩm đòi hỏi người đọc phải có năng lực cảm thụ và biết khai thác ở nhiều khía  cạnh như  ngôn ngữ, hình  ảnh, nhịp điệu, các biện pháp tu từ, hình tượng nghệ  thuật... Việc khai thác  ở  nhiều khía cạnh giúp người đọc có cái nhìn toàn diện,  sâu sắc hơn về tác phẩm. Một trong những cách sử dụng đạt hiệu quả cao nhất  là khai thác và phân tích các biện pháp tu từ. Sau nhiều năm trực tiếp giảng dạy và qua thực tế ôn thi học sinh giỏi môn   Ngữ Văn lớp 9, tôi nhận thấy rằng khi phân tích một tác phẩm văn học đòi hỏi  học sinh phải vận dụng nhuần nhuyễn kiến thức về các biện pháp tu từ. Đặc  biệt với đối tượng là học sinh giỏi lớp 9 những kiến thức này càng quan trọng   hơn bởi qua đó đánh giá năng lực và khiếu văn chương của học sinh. Tuy nhiên  trong chương trình Ngữ  Văn THCS lại chưa thể hiện đầy đủ  kiến thức về  các  biện pháp tu từ cú pháp gây lúng túng và khó khăn cho học sinh khi phân tích các   tác phẩm văn học. Nhận thấy điều đó bản thân đã tìm tòi, nghiên cứu, áp dụng   và mạnh dạn đưa vào sáng kiến  “Hướng dẫn học sinh giỏi môn Ngữ Văn lớp   9 tìm hiểu một số phép tu từ cú pháp” để đồng nghiệp tham khảo với hi vọng  có thể giúp tháo gỡ một chút khó khăn trong quá trình giảng dạy. II. Mục đích (mục tiêu) nghiên cứu. 1. Mục tiêu.  Tìm ra được giải pháp  giúp cho học sinh giỏi môn Ngữ Văn lớp 9 nắm vững  kiến thức về các phép tu từ cú pháp từ đó cái cái nhìn tổng quát hơn về các biện   pháp tu từ trong chương trình Ngữ văn THCS. Trang 1
  2. Đề tài: Hướng dẫn học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 9 tìm hiểu một số biện pháp tu từ cú  pháp.  Học sinh vận dụng những kiến thức về các biện pháp tu từ  nói chung và tu  từ  cú pháp nói riêng vào việc phân tích, cảm thụ  cái hay, cái đẹp của tác phẩm  văn chương.  2. Nhiệm vụ. Nghiên cứu thực trạng về dạy học Ngữ Văn nói chung và dạy về các biện   pháp tu từ cú pháp nói riêng ở cấp THCS. Từ đó đề ra những giải pháp hiệu quả  và cụ thể để giúp học sinh giỏi môn Ngữ Văn lớp 9 có kĩ năng cảm thụ văn học   qua các biện pháp tu từ cú pháp. PHẦN THỨ HAI: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ. I. Cơ sở lí luận của vấn đề. Biện pháp tu từ là những cách phối hợp sử dụng trong hoạt động lời nói các  phương tiện ngôn ngữ  không kể  là có màu sắc tu từ  hay không trong một ngữ  cảnh rộng để  tạo ra hiệu quả  tu từ  (tức tác dụng gây  ấn tượng về  hình  ảnh,   cảm xúc thái độ hoàn cảnh) Tác giả Đinh Trọng Lạc đã chia biện pháp tu từ thành các loại: Biện pháp tu  từ  từ  vựng, biện pháp tu từ  ngữ  nghĩa, biện pháp tu từ  cú pháp, biện pháp tu từ  văn bản, biện pháp tu từ ngữ âm văn tự. Tuy nhiên trong chương trình Ngữ Văn  THCS hiện nay chủ yếu đề cập đến hai biện pháp tu từ cơ bản đó là: Biện pháp   tư từ từ vựng và biện pháp tu từ cú pháp.  Với phạm vi đề tài này, tôi đi vào tìm hiểu một số biện pháp tu từ cú pháp   nhằm cung cấp cho học sinh giỏi môn Ngữ  Văn lớp 9 những kiến thức cơ  bản   nhất giúp học sinh vận dụng vào việc cảm thụ  về  ngôn ngữ  tiếng Việt. Đồng   thời thấy được nội dung tư tưởng, tình cảm mà nhà thơ, nhà văn gửi gắm trong   những sáng tác của mình từ đó thêm yêu thích văn học cũng như tiếng mẹ đẻ.  II. Thực trạng vấn đề nghiên cứu. 1. Thuận lợi. Trang 2
  3. Đề tài: Hướng dẫn học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 9 tìm hiểu một số biện pháp tu từ cú  pháp.  Về  phía nhà trường:  Được sự  quan tâm động viên kịp thời cua Ban Giam ̉ ́   ̣ ̀ ường, sự giup đ Hiêu nha tr ́ ỡ tận tình của các đồng chí trong tổ chuyên môn. Về  phía giáo viên: Giao viên gi ́ ảng dạy nhiệt tình, luôn tìm tòi học hỏi để  trau dồi kiến thức đồng thời tìm ra được những phương pháp học tập tích cực.  Giáo viên đã được trực tiếp giảng dạy nhiều năm, đặc biệt là dạy học sinh lớp 9  và tham gia ôn thi học sinh giỏi các cấp. Có một số  kinh nghiệm trong quá trình  ôn luyện và đã thu được kết quả khả quan. Về phía học sinh: Với đối tượng là học sinh giỏi môn Ngữ Văn lớp 9, học  sinh có nền tảng kiến thức cơ bản tốt, lại chăm chỉ, tiếp thu kiến thức nhanh đó  là một thuận lợi lớn trong quá trình ôn thi. 2. Khó khăn.  Trong quá trình ôn luyện cho học sinh giỏi môn Ngữ  Văn lớp 9 phân tích  một tác phẩm văn học, tôi thường hướng dẫn học sinh tìm ra các biện pháp tu từ  thông qua các từ ngữ, hình ảnh để qua đó giúp học sinh cảm nhận được cái hay,   cái đẹp trong tư tưởng, tình cảm mà tác  giả muốn biểu đạt. Tuy nhiên ở chương   trình Ngữ văn THCS chủ yếu dành nhiều thời lượng để giúp học sinh nắm được  các biện pháp tu từ từ vựng. Cụ thể lớp 6 có các tiết: 78, 86, 91, 95, 101; lớp 7 có  các tiết: 55, 59; lớp 8 có các tiết: 37, 40; lớp 9 có các tiết: 52, 53 ôn tập lại các   phép tu từ từ vựng. Còn về biện pháp tu từ cú pháp trong chương trình Ngữ Văn  THCS trong chương trình Ngữ  văn lớp 7 mới chỉ  giới thiệu một tiết 114. Với   thời lượng quá ít và chưa cung cấp đầy đủ các biện pháp tu từ cú pháp sẽ gây ra   một số  khó khăn trong quá trình cảm thụ  văn học đối với cả  giáo viên và học   sinh. Về phía giáo viên: Trong quá trình giảng dạy môn Ngữ Văn THCS giáo viên  không có trong tay những tài liệu hướng dẫn cụ thể nên gặp khó khăn trong khâu  chuẩn bị  kiến thức để  truyền đạt tới học sinh. Bên cạnh đó một số  giáo viên  vẫn chưa tìm tòi, nghiên cứu, hướng dẫn học sinh hình thành kiến thức cũng như  định hướng phát hiện và phân tích các biện pháp tu từ cú pháp. Trang 3
  4. Đề tài: Hướng dẫn học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 9 tìm hiểu một số biện pháp tu từ cú  pháp.  Về  phía học sinh: Số  lượng tiết học về phép tu từ  cú pháp trong sách giáo  khoa còn hạn chế  thành thử  học sinh chưa có cái nhìn đầy đủ, chính xác, khác  quan nhất về  các biện pháp tu từ  cú pháp. Học sinh chỉ  nghe và hiểu qua lời   giảng nôm na của giáo viên dẫn đến việc gặp khó khăn, lúng túng trong việc chủ  động trong việc phát hiện các phép tu từ  cú pháp để  vận dụng trong quá trình   phân tích tác phẩm văn học. Với thực tế  nhiều năm dạy môn Ngữ  Văn khối 9, năm học 2013­2014 là  năm đầu tiên tôi được BGH nhà trường giao trách nhiệm ôn thi học sinh giỏi   khối 9. Ngay sau khi lựa chọn đội tuyển bản thân  đã ra một số bài tập khảo sát   năng lực của học sinh  để  từ  đó có định hướng và nội dung ôn luyện phù hợp.   Trong phần tiếng Việt tôi ra các dạng  bài tập về các biện pháp tu từ (có cả tu từ  từ  vựng và tu từ  cú pháp) yêu cầu học sinh phát hiện và phân tích tác dụng của   các phép tu từ đó. Cụ thể:  Đề bài: Em hãy chỉ ra các biện pháp tu từ và nêu tác dụng của các biện pháp  tu từ trong những câu thơ sau: “Không có kính không phải vì xe không có kính Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi Ung dung buồng lái ta ngồi Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.”                                   (Phạm Tiến Duật­ Bài thơ về tiểu đội xe không kính) Sau khi chấm bài của học sinh tôi nhận thấy một số vấn đề như sau: Thứ  nhất: Trong số  4   học sinh tham gia làm bài thì 4 học sinh phát hiện  được các biện pháp tu từ từ vựng là điệp từ, 3 học sinh phân tích được tác dụng   của các biện pháp tu từ đó nhưng chưa đầy đủ. Thứ hai: Trong 4 học sinh tham gia làm bài thì có 1 học sinh phát hiện được  biện pháp tu từ cú pháp là đảo ngữ nhưng phân tích tác dụng còn mơ hồ, chung   chung.  Trang 4
  5. Đề tài: Hướng dẫn học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 9 tìm hiểu một số biện pháp tu từ cú  pháp.  Như vậy vấn đề đặt ra là phải làm thế nào để giúp học sinh, đặc biệt là đối   tượng học sinh giỏi môn Ngữ  Văn lớp 9 có cách hiểu đầy đủ  nhất về  các biện   pháp tu từ cú pháp. Từ sự trăn trở của bản thân, tôi nhận thấy vấn đề  cần thiết   là hình thành cho học sinh một cách cụ thể và đầy đủ nhất các phép tu từ cú pháp   giúp các em có thể vận dụng trong việc phát hiện và phân tích tác phẩm văn học. III. Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề. 1. Giải pháp 1: Hình thành những kiến thức cơ bản về các biện pháp   tu từ cú pháp. Trong chương trình học Ngữ  văn THCS từ lớp 6 đến lớp 9 chỉ  có một tiết  114 cung cấp cho học sinh kiến thức về biện pháp tu từ  cú pháp đó là bài “Liệt  kê”.  Tuy nhiên trong quá trình cảm thụ thơ văn học sinh vẫn gặp rất nhiều các   biện pháp tu từ cú pháp khác như điệp cú pháp, đảo ngữ, đối ngữ, câu hỏi tu từ...  Chính vì vậy muốn học sinh nắm vững hơn kiến thức về các biện pháp tu từ để  dễ  dàng trong quá trình cảm thụ  văn thơ, tôi sẽ  giúp học sinh hình thành kiến   thức cơ bản trước khi vận dụng vào phân tích. Ví dụ: Trước khi đi vào từng biện pháp cụ  thể, tôi sẽ  hình thành cho học  sinh hiểu biết khái quát nhất về biện pháp tu từ cú pháp: Biện pháp tu từ cú pháp là những cách phối hợp sử dụng các kiểu câu trong  một ngữ  cảnh rộng (trong chỉnh thể  trên câu, trong đoạn văn và trong văn bản  trọn vẹn nhằm đem lại ý nghĩa biểu cảm và cảm xúc cho những mảnh đoạn của  lời nói do chúng cấu tạo nên. Sau đó tôi sẽ đưa ra kiến thức cơ bản của một số biện pháp tu từ  cú pháp  thường gặp. Cụ thể như sau: 1.1. Liệt kê: Là biện pháp tu từ cú pháp, được thể hiện qua việc sắp xếp  nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả đầy đủ hơn, sâu sắc hơn  những khía cạnh khác nhau của thực tế hay của tư tưởng, tình cảm. Các kiểu kiệt kê: Xét theo cấu tạo: Có thể phân biệt kiểu liệt kê theo từng cặp với kiểu liệt  kê không theo từng cặp. Trang 5
  6. Đề tài: Hướng dẫn học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 9 tìm hiểu một số biện pháp tu từ cú  pháp.  Xét theo ý nghĩa: Có thể phân biệt kiểu liệt kê tăng tiến với kiểu liệt kê  không tăng tiến. Ví dụ: "Tin vui chiến thắng trăm miền Hòa Bình, Tây Bắc, Điện Biên vui về Vui từ Đồng Tháp, An Khê Vui lênViệt Bắc, đồi De, núi Hồng."                                    (Tố Hữu­ Viết Bắc) 1.2. Đảo ngữ:  Là biện pháp tu từ thay đổi trật tự cấu tạo ngữ pháp thông  thường của câu nhưng không làm mất đi quan hệ cú pháp vốn có, nhằm nhấn  mạnh ý, thể hiện cảm xúc của người nói  và làm câu thơ câu văn thêm sinh  động, gợi cảm, hài hòa. Ví dụ: “Bạc phơ mái tóc người cha Ba mươi năm Đảng nở hoa tặng người.”                                                  (Tố Hữu­ Ba mươi năm đời ta có Đảng) 1.3. Sóng đôi (điệp cú pháp): Là biện pháp tu từ  cú pháp dựa trên cấu tạo   giống nhau giữa hai hay nhiều câu hoặc hai hay nhiều bộ  phận của câu.   Biện  pháp  song đôi có tác dụng tạo nên những sắc thái biểu cảm đặc sắc, bổ  sung  phát triển ý cho hoàn chỉnh, tạo nên một vẻ đẹp hài hòa cân đối trong câu, trong   đoạn.  Biện pháp sóng đôi có thể chia làm hai loại:  Sóng đôi đầy đủ  được trình bày dưới dạng các dãy trực tiếp của các cấu  trúc đồng nhất. Ví du:  “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây Vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người” Trang 6
  7. Đề tài: Hướng dẫn học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 9 tìm hiểu một số biện pháp tu từ cú  pháp.                                       (Hồ chí Minh) Sóng đôi bộ phận là sự lặp lại một vài đơn vị cú pháp tiếp theo giống nhau  trong giới hạn của một câu. Ví dụ: “Không! Chúng ta thà hi sinh tất cả  chứ  nhất định không chịu mất nước,   nhất định không chịu làm nô lệ.”                                                                              (Hồ Chí Minh) 1.4. Đối ngữ (Phép đối): Là cách sử dụng những từ ngữ, hình ảnh, các  thành phần câu, vế câu song song, cân đối trong lời nói nhằm nhấn mạnh về ý,  gợi liên tưởng, gợi hình ảnh sinh động, tạo nhịp điệu cho lời nói, biểu đạt cảm  xúc tư tưởng. Có hai loại đối ngữ: Đối ngữ tương phản và đối ngữ tương hỗ.  Ví dụ: “Gần mực thì đen / gần đèn thì rạng” (Tục ngữ) Hay: “Nhớ nước đau lòng con quốc quốc Thương nhà mỏi miệng cái gia gia”.               (Bà Huyện Thanh Quan­ Qua đèo Ngang) Lưu ý: Đối trong một câu là tiểu đối, đối hai câu với nhau gọi là bình đối. 1.5. Câu hỏi tu từ:  Là câu về hình thức là câu hỏi mà về thực chất là câu  khẳng định hoặc phủ định có cảm xúc. Nó có dạng câu hỏi mà không đòi hỏi câu  trả lời mà chỉ nhằm tăng tính biểu cảm cho phát ngôn. Ví dụ: “Vì sao ngày một thanh tân? Vì sao người lại mến thân hơn nhiều? Vì sao cuộc sống mến yêu Mỗi giây mỗi phút sớm chiều thiết tha?”                                                                   (Tố Hữu­ Tiếng hát sang xuân) Trang 7
  8. Đề tài: Hướng dẫn học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 9 tìm hiểu một số biện pháp tu từ cú  pháp.  Trên đây là một số biện pháp tu từ cú pháp mà học sinh thường  gặp trong  quá trình cảm thụ văn học. Việc hệ thống hóa các kiến thức cơ bản  đã giúp học  sinh có kiến thức đầy đủ và rõ ràng nhất về các phép tu từ cú pháp. Từ đó việc  phát hiện và phân tích các biện pháp tu từ này trở nên dễ dàng hơn, học sinh có  hứng thú hơn trong việc học văn đó cũng chính là mong muốn chung của tất cả  giáo viên dạy Ngữ Văn. 2. Giải pháp 2: Vận dụng kiến thức để phát hiện và phân tích một số  các biện pháp tu từ cú pháp qua các bài tập tiếng Việt. Nếu chỉ cung cấp kiến thức lí thuyết cơ bản thì học sinh sẽ không thể hình  thành năng lực phát hiện và phân tích các biện pháp tu từ cú pháp một cách thành   thục.  Những kiến thức lí thuyết học sinh học được sẽ  nhanh chóng lãng quên.  Trên cơ  sở  nắm vững các đơn vị  kiến thức về  các phép tu từ  cú pháp, tôi chú  trọng hướng dẫn học sinh phát hiện và phân tích một số  các biện pháp tu từ  cú  pháp thông qua qua các dạng bài tập để học sinh dễ nhớ, dễ hiểu. Trong quá trình làm bài tôi đưa ra mệnh lệnh cụ thể nhưng thường yêu cầu  học thực hiện hai bước sau: Bước 1: Phát hiện được biện pháp tu từ cú pháp được sử dụng là gì. Bước 2: Phân tích tác dụng  của biện pháp tu từ  cú pháp để  thấy được nội  dung tư tưởng, tình cảm mà tác giả biểu đạt. Cụ thể là:  2.1. Liệt kê. Yêu cầu:  Hãy chỉ  ra và phân tích tác dụng của phép liệt kê trong các câu  sau: Câu 1: “Tỉnh lại em ơi qua rồi cơn ác mộng Em đã sống lại rồi, em đã sống! Điện giật, rùi đâm, dao cắt, lửa nung Không giết được em, người con gái anh hùng!”                                                         (Tố Hữu­ Người con gái Việt Nam) Trang 8
  9. Đề tài: Hướng dẫn học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 9 tìm hiểu một số biện pháp tu từ cú  pháp.  Đoạn thơ  được trích trong bài  “ Người con gái Việt Nam”  của Tố  Hữu.  Trong đoạn thơ  biện pháp liệt kê thể  hiện trong câu “Điện giật, rùi đâm, dao   cắt, lửa nung”. Với việc liệt kê hàng loạt những hình thức tra tấn dã man mà kẻ  thù đã sử dụng để tra tấn người con gái anh hùng Trần Thị Lý đã làm nổi bật lên   tinh thần dũng cảm, kiên cường, sức sống bền bỉ và ý chí cách mạng vững vàng   của người con gái Việt Nam. Câu 2: “Cá nhụ cá chim cùng cá đé, Cá song lấp lánh đuốc đen hồng, Cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe. Đêm thở: sao lùa nước Hạ Long.”                                              (Huy Cận­ Đoàn thuyền đánh cá) Khổ thơ trên được trích trong bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận.  Với thủ pháp nghệ thuật liệt kê kể tên hàng loạt các loài cá “cá nhụ, cá chim,cá   đé,cá song...”  tác giả đã gợi tả sự phong phú của các loài cá và sự giàu đẹp của  biển cả quê hương. Câu 3: “Hồi nhỏ sống với đồng với sông rồi với bể hồi chiến tranh ở rừng vầng trăng thành tri kỉ”                                                  (Nguyễn Duy­ Ánh trăng) Khổ thơ trên được trích từ bài thơ “Ánh trăng” của tác giả Nguyễn Duy.  Trong khổ thơ tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật liệt kê kể tên những  không gian sống gắn liền với tác giả từ khi thơ ấu cho đến khi trưởng thành  “đồng, sông, bể, rừng”. Đó là không gian êm đềm và trong sáng của tuổi thơ nơi  chốn cất giữ bao kỉ niệm của một thời ấu thơ, là nơi mà tác giả sống và chiến  đấu trong những năm tháng chiến tranh máu lửa. Dù ở không gian nào trăng đều  Trang 9
  10. Đề tài: Hướng dẫn học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 9 tìm hiểu một số biện pháp tu từ cú  pháp.  gần gũi, sát cánh bên nhau và cùng trở thành những người bạn tri âm, tri kỉ,  người bạn nghĩa tình. 2.2. Đảo ngữ. Yêu cầu: Chỉ ra và phân tích tác dụng của phép đảo ngữ trong các câu sau: Câu 1: “Lom khom dưới núi tiều vài chú Lác Đác bên sông chợ mấy nhà”                                             (Bà Huyện Thanh Quan­ Qua đèo Ngang) Bài thơ “Qua đèo ngang” của Bà Huyện Thanh Quan là bài thơ hay miêu tả  khung cảnh đèo Ngang lúc chiều tà qua đó bộc lộ tâm trạng của nhà thơ. Với  việc đảo trật tự cú pháp đưa vị ngữ lên đầu câu “Lom khom”, “ lác đác” tác giả  đã nhấn mạnh cảnh vật tiêu điều, hoang sơ, heo hút thấp thoáng có sự sống con  người. Đồng thời gợi tả cảnh ngộ cô đơn, sầu tủi, nhớ nhà, nhớ người thân của  chủ thể trữ tình. Câu 2: “Mọc giữa dòng sông xanh Một bông hoa tím biếc”                                          (Thanh Hải­ Mùa xuân nho nhỏ) Hai câu thơ  trên được trích từ  bài thơ   “Mùa xuân nho nhỏ”  của nhà thơ  Thanh Hải. Chỉ  với hai câu thơ, tác giả  đã phác họa nên bức tranh thiên nhiên  khoáng đạt, tươi tắn có sự hài hòa tuyệt diệu về màu sắc. Đặc biệt với việc sử  dụng phép đảo ngữ, nhà thơ đã đảo động từ   “mọc” lên đầu câu thơ đã làm cho  bức tranh thiên nhiên mùa xuân trở nên sinh động tràn đầy sức sống. Câu 3: “Ung dung buồng lái ta ngồi Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng”                                    (Phạm Tiến Duật­ Bài thơ về tiểu đội xe không kính) Trang 10
  11. Đề tài: Hướng dẫn học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 9 tìm hiểu một số biện pháp tu từ cú  pháp.  Hai câu thơ được trích từ tác phẩm “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của  nhà thơ Phạm Tiến Duật. Với việc sử dụng phép đảo ngữ  trong câu“Ung dung  buồng lái ta ngồi” tác giả đã khắc họa thành công tư  thế  hiên ngang, đỉnh đạc,  đàng hoàng, làm chủ  tình thế  của người lính lái xe trên tuyến đường Trường   Sơn. Câu 4: “Nhà ai mới quá tường vôi mới, Thơm phức mùi tôm nặng mấy nong Ngồn ngộn sân phơi khoai dát nắng Giếng vườn ai vậy nước khơi trong”.                                                           (Tố Hữu­ Mẹ Tơm) Khổ  thơ trên được trích từ  bài thơ  “Mẹ Tơm” của nhà thơ  Tố Hữu. Trong  khổ thơ tác giả có sử dụng biện pháp tu từ đổi trật từ cú pháp qua các câu: “Thơm phức mùi tôm nặng mấy nong Ngồn ngộn sân phơi khoai dát nắng” Với việc đổi vị  ngữ  lên trước chủ  ngữ, câu thơ  đã giúp người đọc cảm  nhận ngay được bằng khứu giác, thị giác và cảm giác về sự sung túc, no ấm, đủ  đầy của một làng quê ven biển, đồng thời gợi một cuộc sống mới đang dẫn đổi  thay của quê hương. 2.3. Sóng đôi (Điệp cú pháp) Yêu cầu: Hãy phát hiện và phân tích tác dụng của biện pháp sóng đôi trong  các câu sau: Câu 1:  “Quê hương anh nước mặn đồng chua Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá”                                                                 (Chính Hữu­ Đồng chí) Trang 11
  12. Đề tài: Hướng dẫn học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 9 tìm hiểu một số biện pháp tu từ cú  pháp.  “Đồng Chí” là bài thơ tiêu biểu của nhà thơ Chính Hữu viết về hình tượng  những người lính trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Hai câu thơ  mở  đầu “Quê hương anh nước mặn đồng chua/ Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá”   trong bài thơ sử dụng biện pháp sóng đôi cú pháp với sự cân đối, hài hòa giúp ta  thấy được cảnh ngộ xuất thân nghèo khó của những người lính cách mạng. Họ  là những người nông dân áo vải, ra đi từ những miền quê nghèo khó ­ miền biển  nước mặn, vùng đồi núi trung du nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của tổ quốc ra   đi làm cách mạng.  Câu 2: “Mùa xuân người cầm súng Lộc giắt đầy trên lưng Mùa xuân người ra đồng Lộc trải dài nương mạ Tất cả như hối hả  Tất cả như xôn xao.”                                                (Thanh Hải­ Mùa xuân nho nhỏ) Khổ  thơ  trên được trích từ  bài thơ  “Mùa xuân nho nhỏ”  của Thanh Hải.  Trong khổ thơ có sử  dụng phép điệp cấu trúc cú pháp “Tất cả như hối hả/ Tất   cả như xôn xao.” để nhấn mạnh nhịp điệu khẩn trương, hối hả của toàn thể dân   tộc đang ngày ngày đêm chiến đấu bảo vệ và xây dựng đưa đất nước đi lên. 2.4. Đối ngữ (Phép đối). Yêu cầu: Em hãy chỉ ra phép đối được sử  dụng trong các đoạn thơ  sau và  phân tích tác dụng của nó. Câu 1: “Chân phải bước tới cha Chân trái bước tới mẹ Một bước chạm tiếng nói Trang 12
  13. Đề tài: Hướng dẫn học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 9 tìm hiểu một số biện pháp tu từ cú  pháp.  Hai bước tới tiếng cười”.                                                   (Y Phương­ Nói với con) Đoạn   thơ     trên   được   trích   trong   bài   thơ  “Nói   với   con”  của   nhà   thơ   Y  Phương. Trong đoạn thơ tác giả sử dụng phép đối “Chân phải­ chân trái”, “mẹ­   cha” giúp ta hình dung hình ảnh một em bé đang lẫm chẫm tập đi những bước đi  đầu đời trong sự trông mong và đón đợi của cha mẹ. Mỗi bước đi của con chạm  đến tiếng nói tiếng cười, niềm vui sướng hân hoan của cha mẹ. Từ  đó gợi ra   khung cảnh một gia đình đầm ấm, hạnh phúc, yên vui. Đó chính là tổ ấm, là nôi  êm che chở cho người con. Câu 2: “Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung Bốn bề bát ngát xa trông Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia.”                                                            (Nguyễn Du­ Truyện Kiều) Đoạn thơ  phần mở  đầu của đoạn trích  “Kiều  ở  lầu Ngưng Bích”  trích  “Truyện Kiều”  của Nguyễn Du. Trong đoạn thơ  tác giả  có sử  dụng phép đối   “Vẻ  non xa/ tấm trăng gần” và “Cát vàng còn nọ/bụi hồng dặm kia” để  thấy  được khung cảnh thiên nhiên rộng lớn, hoang vắng rợn ngợp đối chọi với tình  cảnh cô đơn đến tội nghiệp của Thúy Kiều khi bị giam lỏng tại lầu Ngưng Bích.  Câu 3: “O du kích nhỏ giương cao súng Thằng Mĩ lênh khênh bước cúi đầu Ra thế, to gan hơn béo bụng Anh hùng đau phải cứ mày râu?”                                                                  (Tố Hữu­ Tấm ảnh) Trang 13
  14. Đề tài: Hướng dẫn học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 9 tìm hiểu một số biện pháp tu từ cú  pháp.  Bài thơ  “Tấm  ảnh”  của nhà thơ  Tố  Hữu là một bài thơ  hay viết về  hình  tượng O du kích qua đó bộc lộ  thái ngợi ca ngưỡng mộ  của tác giả. Trong bài   thơ  tác giả sử dụng phép đối lập tưởng phản qua các hình ảnh “O du kích nhỏ   giương cao súng >
  15. Đề tài: Hướng dẫn học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 9 tìm hiểu một số biện pháp tu từ cú  pháp.  Câu 2: “Năm nay hoa đào nở,  Không thấy ông đồ xưa. Những người muôn năm cũ Hồn ở đâu bây giờ?”                                                       (Vũ Đình Liên­ Ông đồ) Đoạn thơ  là khổ  thơ  cuối trong bài thơ  “Ông đồ”  của nhà thơ  Vũ Đình  Liên. Hai câu thơ  cuối của bài thơ  với hình thức câu hỏi tu từ  “Những người   muôn năm cũ/ Hồn ở đâu bây giờ?” tác giả đã gửi gắm vào đó nỗi niềm thương  tiếc, khắc khoải trước việc vắng bóng  “ông đồ  xưa”  đồng thời nói lên tâm  trạng bâng khuâng, xót xa khi nghĩ tới những người “muôn năm cũ” không bao  giờ  còn thấy nữa. Câu hỏi không có câu trả  lời đã gieo vào lòng người đọc   những niềm cảm thương, tiếc nuối về  vẻ  đẹp văn hóa tinh thần dân tộc nay   không còn nữa. Câu 3: “Buồn trông cửa bể chiều hôm Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa? Buồn trông ngọn nước mới sa Hoa trôi man mác biết là về đâu?”                                                               (Nguyễn Du­ Truyện Kiều) Đoạn thơ trên được trích trong đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” của tác  giả Nguyễn Du. Đoạn thơ tiêu biểu cho thủ pháp tả cảnh ngụ tình của tác giả.  Thông qua cái nhìn về cảnh vật đã bộc lộ sâu sắc tâm trạng của Thúy Kiều khi  bị giam lỏng tại lầu Ngưng Bích. Đặc biệt trong đoạn thơ tác giả sử dụng hai  câu hỏi tu từ “Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?” và “Hoa trôi man mác  biết là về đâu?” đã gợi tả nỗi cô đơn, lẻ loi và nỗi nhớ gia đình, người thân của  Trang 15
  16. Đề tài: Hướng dẫn học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 9 tìm hiểu một số biện pháp tu từ cú  pháp.  Kiều nơi đất khách quê người đồng thời nhấn mạnh nỗi băn khoăn, thấp thỏm,  lo lắng về thân phận lênh đênh, chìm nổi, vô định không biết rồi sẽ trôi dạt về  đâu, bị vùi dập như thế nào. Câu 4: “Em là ai? Cô gái hay nàng tiên Em có tuổi hay không có tuổi Mái tóc em đây, hay là mây là suối Đôi mắt em nhìn hay chớp lửa đêm giông Thịt da em hay là sắt là đồng?”                                                     (Người con gái Việt Nam ­ Tố Hữu) Đoạn thơ là khổ thơ đầu trong bài thơ “Người con gái Viêt Nam” của nhà  thơ Tố Hữu viết về người con gái anh hùng Trần Thị Lý. Trong khổ thơ với  việc sử dụng hình thức là câu hỏi tu từ, nhà thơ Tố Hữu đã nhấn mạnh được vẻ  đẹp của người con gái Việt Nam. Đó không chỉ là vẻ đẹp về hình thức bên ngoài  mà hơn hết đó là vẻ đẹp được toát lên từ tinh thần dũng cảm ngoan cường,  không sợ hi sinh trước kẻ thù. Đấy cũng chính là biểu tượng cao đẹp của dân tộc  Việt Nam. Như vậy thông qua hệ thống các bài tập, học sinh đã nắm vững kiến thức  về các biện pháp tu từ cú pháp. Học sinh cũng đã vận dụng tốt vào việc phân  tích, cảm thụ các tác phẩm văn học, từ đó việc học văn không còn nhiều trở  ngại. Hơn nữa học sinh còn có ý thức sử dụng các biện pháp tu từ cú pháp làm  lập luận trong bài viết của mình, khiến cho các bài văn thêm sâu sắc và thuyết  phục hơn.  IV. Tính mới của giải pháp. Trước khi tìm tòi và nghiên cứa đưa ra giải pháp giáo viên chưa có một tài  liệu hướng dẫn cũng như còn lúng túng và khó khăn trong quá trình giảng dạy ở  Trang 16
  17. Đề tài: Hướng dẫn học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 9 tìm hiểu một số biện pháp tu từ cú  pháp.  các biện pháp tu từ cú pháp. Đặc biệt khi cảm thụ văn học, học sinh chưa nhận   biết và vận dụng phân tích và làm sáng rõ được các biện pháp tu từ cú pháp.   Sau khi có đề tài bản thân tự tin hơn khi ôn luyện và bước đầu hình thành   và giúp học sinh có được những kiến thức cơ bản nhất về các biện pháp tu từ từ  cú pháp. Từ những kiến thức lí thuyết học sinh có thể vận dụng làm các bài tập   về các phép tu từ cú pháp và hình thành kĩ năng cảm thụ tác phẩm văn học thông   qua các biện pháp tu từ.  V. Hiệu quả SKKK. Với việc áp dụng các giải pháp trong quá trình ôn luyện đối tượng học sinh   giỏi môn Ngữ Văn lớp 9, bản thân đã giúp học sinh nắm được những kiến thức   cơ bản nhất về các phép tu từ cú pháp. Các dạng bài tập tiếng Việt về các phép   tu từ (cả tu từ từ vựng và tu từ cú pháp) đa số học sinh đều làm được. Hơn nữa  học sinh còn rất tự tin trong việc vận dụng vào phân tích, cảm thụ các tác phẩm  văn, thơ.  Cụ thể:  Sau khi áp dụng đề tài vào quá trình ôn luyện, cũng với đề  bài: Em hãy chỉ  ra các biện pháp tu từ  và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ  trong những câu   thơ sau: “Không có kính không phải vì xe không có kính Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi Ung dung buồng lái ta ngồi Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.”                                   (Phạm Tiến Duật­ Bài thơ về tiểu đội xe không kính) Kết quả  học sinh làm bài đã có sự khác biệt đặc biệt:  Năm học 2014­ 2015: Số học sinh làm bài là 4. Số học sinh phát hiện được biện pháp tu từ từ vựng là 4, học sinh phân tích   được tác dụng của biện pháp tu từ là 3. Trang 17
  18. Đề tài: Hướng dẫn học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 9 tìm hiểu một số biện pháp tu từ cú  pháp.  Số  học sinh phát hiện được biện pháp từ  cú pháp là 3, học sinh phân tích   được tác dụng của biện pháp tu từ cú pháp là 3.  Năm học 2018­ 2019: Số học sinh làm bài là 5. Số học sinh phát hiện được biện pháp tu từ từ vựng là 5, học sinh phân tích   được tác dụng của biện pháp tu từ là 5. Số  học sinh phát hiện được biện pháp từ  cú pháp là 5, học sinh phân tích   được tác dụng của biện pháp tu từ cú pháp là 5.  Không những thế  hầu hết các bài tập về  các biện pháp tu từ  học sinh đều  nhận diện rất nhanh và giải quyết rất tốt. Trong qua trình cảm thụ văn học hầu  như  tác dụng của các phép tu từ  cú pháp đều được học sinh khai tác triệt để  từ  đó cảm nhận được nội dung tư tưởng mà tác giả muốn biểu đạt. Tôi nhận thấy  đó là một kết quả đáng mừng trong quá trình giảng dạy của bản thân. Bên cạnh đó kết quả  đạt được trong những đợt thi HSG cấp huyện, cấp   tỉnh đã phần nào đó đánh giá hướng đi đúng đắn trong việc  lên kế  hoạch cũng   như phương pháp ôn luyện. Kết quả cụ thể như sau: Năm học Cấp huyện Cấp tỉnh 2013­2014 1 nhất, 1 nhì, 2 công nhận 2 nhất, 2 nhì 2014­2015 1 nhất, 1 khuyến khích 1 nhất, 1 khuyến khích 2018­2019 1 nhất, 2 nhì, 2 khuyến khích 2 nhì, 2 ba PHẦN THỨ BA:  KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ. 1. Kết luận. Nhiệm vụ  của mỗi giáo viên dạy môn Ngữ  văn trong nhà trường là phải   giúp học sinh hiểu được cái hay, cái đẹp của văn học, kích thích hứng thú học  tập học  ở  học sinh. Để  làm được điều đó, bản thân mỗi người giáo viên đều  phải có sự  linh hoạt, sáng tạo trong phương pháp giảng dạy. Qua nhiều năm  giảng dạy, đặc biệt là ôn thi học sinh giỏi lớp 9, tôi nhận thấy việc rèn cho học   sinh năng lực cảm thụ văn học thông qua các biện pháp tu từ  nói chung và biện  Trang 18
  19. Đề tài: Hướng dẫn học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 9 tìm hiểu một số biện pháp tu từ cú  pháp.  pháp tu từ cú pháp nói riêng là một việc làm cần thiết cần có sự đầu tư về thời   gian và nhiệt huyết mới thực sự có kết quả cao trong quá trình giảng dạy.       2. Kiến nghị. Sau khi nghiên cứu và áp dụng đề  tài này, tôi thấy kết quả  đạt được rất   khả quan. Tôi hi vọng với kinh nghiệm mà tôi đúc rút ra qua quá trình giảng dạy   có thể giúp ích cho đồng nghiệp trong quá trình dạy học văn nói chung và ôn thi   học sinh giỏi nói riêng. Tôi rất mong nhận được sự  góp ý quý báu của quý lãnh   đạo cùng các đồng nghiệp để cho đề tài của tôi được hoàn thiện hơn.  Tôi xin chân thành cảm ơn!     Eana, ngày 20/04/2019          Người thực hiện                                                                   Trịnh Thị Hằng NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... Trang 19
  20. Đề tài: Hướng dẫn học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 9 tìm hiểu một số biện pháp tu từ cú  pháp.  ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... Chủ tịch Hội đồng sáng kiến Tài liệu tham khảo Trang 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2