intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm: Kinh nghiệm chỉ đạo ứng dụng công nghệ thông tin nâng cao chất lượng quản lí và đổi mới phương pháp dạy học trong trường Tiểu học

Chia sẻ: Sinh Sinh | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:20

79
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến kinh nghiệm này nhằm chia sẻ những kinh nghiệm trong công tác quản lí; trao đổi, bàn luận để tìm ra những biện pháp thiết thực, khả thi nhất về việc ứng dụng công nghệ thông tin nâng cao chất lượng quản lí và đổi mới phương pháp dạy học ở trường tiểu học.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm: Kinh nghiệm chỉ đạo ứng dụng công nghệ thông tin nâng cao chất lượng quản lí và đổi mới phương pháp dạy học trong trường Tiểu học

  1. PHẦN THỨ NHẤT  ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài Công tác quản lí giáo dục luôn là công việc đòi hỏi người cán bộ  quản lí phải đầu tư  công sức, sáng tạo trong công việc, đổi mới trong tư  duy và linh hoạt trong chỉ  đạo. Thực hiện chủ  đề  năm học 2008­ 2009  "Năm học  ứng dụng công nghệ thông tin và đổi mới quản lí tài chính”   thực sự  đã đặt ra cho mỗi cán bộ  quản lí những trăn trở, suy nghĩ trong  công việc của mình.  Theo ông Lê Tiến Thành ­ Phó Vụ trưởng Vụ giáo dục tiểu học ­ Bộ  Giáo dục và Đào tạo( BGD&ĐT) thì: “Mục đích của việc  ứng dụng công  nghệ  thông tin (CNTT) vào nhà trường nói chung và trường tiểu học nói  riêng là sử dụng CNTT như một công cụ lao động trí tuệ, giúp lãnh đạo các   nhà trường nâng cao chất lượng quản lí; giúp các thầy cô giáo nâng cao   chất lượng dạy học; trang bị cho học sinh kiến thức về CNTT, h ọc sinh s ử  dụng máy tính như  một công cụ  nhằm nâng cao chất lượng học tập; góp   phần rèn luyện cho học sinh một số  phẩm chất cần thiết của người lao   động trong thời kì hiện đại hoá”. Qua 2 năm học thực hiện chủ đề  năm học  ứng dụng CNTT của Bộ  Giáo dục và Đào tạo, trường tiểu học Nguyễn Văn Trỗi nói riêng và các  trường tiểu học trên địa bàn thành phố  Thanh Hoá nói chung đã và đang  phát huy hết nội lực có thể  song đang  ở  bước đi đầu tiên trên một chặng  đường dài, hiệu quả  của việc  ứng dụng CNTT so với mục tiêu mà ngành  đề ra đang còn nhiều hạn chế, tồn tại như  cơ  sở  vật chất chưa đảm bảo,  trình độ  tin học của đội ngũ còn yếu, giáo viên Tin học còn thiếu, nhiều   trường việc triển khai chỉ đạo của cán bộ quản lí còn lúng túng...   Là một cán bộ  quản lí  ở  trường Tiểu học, đứng trước sự  phát triển  như  vũ bão của công nghệ  thông tin và những thành tựu to lớn mà nó đã  đem lại trong mọi hoạt động của con người; Hoà chung với xu thế  phát  triển   của   thời   đại,   nhằm   thúc   đẩy   tiến   trình   đổi   mới   nhà   trường   theo  hướng hội nhập và nhằm khắc phục những thực trạng trên để  thực hiện   tốt   nhiệm   vụ   năm   học   2010   ­   2011,   Ban   Giám   hiệu   trường   Tiểu   học  Nguyễn Văn Trỗi ­ Thành phố  Thanh Hoá, trong những năm gần đây đã  chọn nhiều biện pháp chỉ  đạo các hoạt động giáo dục trong nhà trường  nhằm đổi mới công tác quản lí, nâng cao chất lượng giáo dục. Trong đó  Công tác chỉ  đạo  ứng dụng CNTT trong trường học là một trong những   biện pháp ưu tiên hàng đầu.Với cách làm của nhà trường, bước đầu chúng  tôi đã thu được kết quả đáng ghi nhận. Vì vậy tôi mạnh dạn đưa ra“ Kinh   nghiệm chỉ  đạo  ứng dụng công nghệ  thông tin nâng cao chất lượng   quản lí và đổi mới phương pháp dạy học trong trườngTiểu học” 1
  2. 2. Mục đích  của đề tài  Khi đưa ra một số  biện pháp chỉ  đạo công tác  ứng dụng công nghệ  thông tin trong trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi ­ Thành phố Thanh Hoá,  tôi muốn cùng các đồng nghiệp chia sẻ  những kinh nghiệm trong công tác  quản lí; trao đổi, bàn luận để  tìm ra những biện pháp thiết thực, khả  thi   nhất về việc ứng dụng công nghệ thông tin nâng cao chất lượng quản lí và  đổi mới phương pháp dạy học ở trường tiểu học.  PHẦN THỨ HAI   GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Cơ sở lí luận  Luật giáo dục năm 2005 (Điều 5) quy định: "Phương pháp giáo dục  phải phát huy tính tích cực, tự giác, sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho   người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý   chí vươn lên".  Trong xu thế hội nhập với thế giới của Việt Nam, lĩnh vực giáo dục   và đào tạo trong đó có giáo dục tiểu học không phải là ngoại lệ  là vấn đề  được quan tâm hàng đầu. Điều quan trọng trong quá trình hội nhập này là  bản thân chúng ta luôn cập nhật được những tiến bộ  trong cách dạy, cách  học và phương pháp quản lí giáo dục tiên tiến trên thế  giới. Bên cạnh đó,  tuỳ  theo hoàn cảnh thực tế  của từng đơn vị  mà các nhà quản lí áp dụng   những biện pháp cụ thể sao cho đạt hiệu quả cao nhất như mong muốn. Một trong những đặc điểm nổi bật của xu hướng giáo dục hiện đại  là sự thay đổi trong mô hình giáo dục. Trong triết lí giáo dục mới này, học  sinh là trung tâm của mô hình giáo dục thay cho cho giáo viên trong mô hình  giáo dục truyền thống. Sự  thay đổi tư  duy giáo dục này là hợp lí vì trong   quá trình hội nhập, hiệu quả vận hành của một tổ  chức hay cá nhân được  đánh giá dựa trên kết quả, chất lượng. Học sinh là sản phẩm của trường   học, chất lượng học sinh chính là thước đo, là tiêu chí đánh giá căn bản   nhất đối với hoạt động của một đơn vị nhà trường. Với việc thay đổi mô hình giáo dục thì việc thay đổi môi trường giáo  dục cũng là điều tất yếu. Mọi nguồn lực và chiến lược phát triển trong nhà  trường đều nhằm tạo lập một môi trường học tập cởi mở, sáng tạo cho  học sinh. Một môi trường giáo dục hiện đại sẽ cung cấp tối đa khả năng tự  học, tự tìm kiếm thông tin cho mỗi học sinh khi giáo viên chỉ hướng dẫn kĩ  năng, phương pháp giải quyết công việc. Để  hiện thực hoá điều đó thì   công nghệ thông tin là một công cụ hữu hiệu.  Với sự  thay đổi căn bản về mô hình giáo dục, vai trò của CNTT trở  nên đặc biệt quan trọng. CNTT là công cụ cần thiết, phục vụ hiệu quả các  quy trình quản lí trong trường học. Đặc điểm nổi trội là thông qua dữ liệu,   thông tin được lưu trữ, xử  lí, các tiêu chí quản lí nhà trường được mã hoá   từ  định tính sang định lượng. Bên cạnh đó, sự  minh bạch và chia sẻ  thông   2
  3. tin, dữ liệu giữa các thành viên trong nhà trường sẽ làm tăng hiệu quả vận   hành, quản lí   và chất lượng giáo dục của nhà trường. Vì vậy  ứng dụng  công nghệ thông tin trong nhà trường là việc làm thiết yếu, hữu dụng. 2.Thực trạng vấn đề   ứng dụng công nghệ  thông tin nâng cao  chất lượng quản lí và đổi mới phương pháp dạy học  ở  trường TH   Nguyễn Văn Trỗi ­ Thành phố Thanh Hoá  2.1.Thuận lợi Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi ­ Thành phố  Thanh Hoá có bề  dày truyền thống dạy tốt ­ học tốt, luôn đi đầu trong việc cải tiến các  phương pháp dạy học, 18 năm liền nhà trường đạt Danh hiệu trường tiên  tiến cấp Tỉnh. Năm học 2009 ­ 2010, trường đạt chuẩn Quốc gia giai đoạn  I. Phụ huynh học sinh của nhà trường tuy mức sống không cao song luôn có  sự  quan tâm đúng mức đến chất lượng học tập của con em, quan tâm đến  công tác xã hội hoá giáo dục. Hơn nữa, nhà trường có đội ngũ giáo viên trẻ,  say   sưa   với   công   việc,   tâm   huyết   với   nghề,   khả   năng   tiếp   thu   những  phương pháp mới trong dạy học rất tốt  đặc biệt là lĩnh vực khoa học  CNTT. Học sinh với số  lượng lớn, nhu cầu được học Tin học cao, chăm  chỉ, chuyên cần học tập, thích khám phá những điều mới mẻ nhất là những  thông tin trên máy vi tính.  2.2 Khó khăn Tuy nhiên để  chỉ  đạo tốt vấn đề   ứng dụng CNTT trong nhà trường  cán bộ quản lí chúng tôi vẫn còn gặp một số khó khăn: + Cơ sở vật chất trang thiết bị hiện đại như: máy tính, máy chiếu đa  năng còn ít . + Khả năng thực hành đánh văn bản của giáo viên khá tốt song thiết  kế  những tiết học có  ứng dụng CNTT của thầy cô trong trường còn hạn   chế. + Việc khai thác, chia sẻ, trao đổi thông tin trên mạng một số  giáo  viên chưa thành thạo. 2.3. Thực trạng ­ Trong những năm gần đây, tình trạng giáo viên tiểu học trên toàn  quốc nói chung và giáo viên trường tiểu học Nguyễn Văn Trỗi ­ Thành phố  Thanh Hoá nói riêng thực hiện chương trình dạy 2 buổi/ ngày, với việc  chuẩn bị  mỗi ngày 5 ­ 7 giáo án viết tay cùng với việc đứng lớp cả  ngày  quả  là quá vất vả. Do đó thời gian nghiên cứu bài không nhiều, đồ  dùng  trực quan không được chuẩn bị chu đáo, tình trạng thầy dạy chay ­ trò học  chay vẫn còn. Học sinh trong trường nhiều khối chưa được học Tin học do   đó việc hướng dẫn các em học trên các phần mềm, hay tham gia các cuộc  thi học sinh giỏi qua mạng internet gặp nhiều khó khăn. Mặt khác, cơ  sở  vật chất nhà trường còn nhiều thiếu thốn đặc biệt là hệ  thống máy tính,  máy chiếu đa năng, những công cụ thiết yếu của việc ứng dụng CNTT....   3
  4. ­ Nhận thức của cha mẹ học sinh chưa đồng đều, một bộ phận phụ  huynh do chưa thấy được ích lợi của việc học Tin học nên chưa coi trọng  môn học tự chọn này. ­ Đối với cán bộ  quản lí, ngoài việc chỉ  đạo các hoạt động dạy và  học trong nhà trường thì quá bận rộn với việc lập kế hoạch, viết báo cáo,  làm hồ sơ công tác quản lí nhân sự, quản lí giáo viên, học sinh, hồ sơ công  tác điều tra Phổ  cập giáo dục Tiểu học đúng độ  tuổi ... không còn nhiều  thời gian đầu tư nghiên cứu cải tiến chất lượng dạy và học. ­ Từ  thực trạng trên, Bộ  Giáo dục và Đào tạo đã đưa vấn đề  này  thành chủ  đề  năm học 2008 ­ 2009: Năm học  ứng dụng công nghệ  thông  tin, với tinh thần giao nhiệm vụ cho từng cấp học, từng b ậc h ọc, t ừng nhà  trường, từng cán bộ  quản lí và mỗi giáo viên để  nâng cao chất lượng giáo  dục toàn diện học sinh. Điều đó đã thúc dục sự  tìm tòi, học hỏi vươn lên  của cán bộ  giáo viên nói chung và quản lí các nhà trường nói riêng, tìm  hiểu, khám phá để đến với những ứng dụng một thế giới mới của tri thức   đó là CNTT. 3.  Giải pháp thực hiện Để làm tốt việc ứng dụng CNTT nâng cao chất lượng quản lí và đổi  mới phương pháp dạy học trong nhà trường, chúng tôi tiến hành các giải   pháp cơ bản sau đây:  3.1. Ban Giám hiệu quán triệt chủ  trương và thống nhất biện   pháp triển khai công tác ứng dụng CNTT trong nhà trường ­ Cán bộ  quản lí nhà trường nghiêm túc thực hiện nhiệm vụ  cấp  trên giao cho, tìm hiểu, nghiên cứu về  những  ứng dụng của CNTT nói  chung   và     ứng   dụng   trong   nhà   trường   nói   riêng.   Chúng   tôi   nhận   thấy  CNTT đã mang lại những ứng dụng thiết thực và lập kế hoạch cụ thể và   bàn bạc thống nhất từng bước đi cụ thể để đổi mới công tác quản lí, từng   bước làm thay đổi nhận thức lệch lạc của một số  phụ  huynh học sinh,   đồng thời khuyến khích họ làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục, mua sắm   trang thiết bị  hiện đại như  máy tính, máy chiếu đa năng, các thiết bị  trợ  giảng... phục vụ  cho quá trình dạy và học trong nhà trường, bồi dưỡng   trình độ  CNTT cho đội ngũ CBGV giúp họ  nhận thức đầy đủ  ý nghĩa và   tầm quan trọng của việc ứng dụng CNTT và các kĩ năng thực hành, động  viên các thầy cô giáo  ứng dụng CNTT trong giảng dạy, mở rộng quy mô   việc dạy và học Tin học.... 3.2. Mở  rộng quy mô, nâng cao chất lượng dạy và học môn tự   chọn Tin học Ban Giám hiệu nhà trường xác định, dạy và học Tin học là bước đi  đầu tiên trong việc ứng dụng CNTT đổi mới công tác quản lí và nâng cao  chất lượng giáo dục. Đó là đào tạo thế hệ trẻ, nguồn nhân lực trong thời   kì công nghiệp hóa ­ hiện đại hóa đất nước. 4
  5. Những năm 2006 về trước nhà trường đã từng triển khai việc dạy và  học Tin học song chưa quy mô, giáo viên dạy Tin học chưa được đào tạo  cơ  bản mà chọn một giáo viên trong trường biết về  Tin học để  dạy các   em với chương trình đơn giản là học sinh được tiếp cận với máy vi tính,   tập đánh văn bản...Song với nhận thức của một cán bộ  quản lí, nếu học  sinh không được học Tin học thì nhà trường chưa làm tròn nhiệm vụ giáo  dục toàn diện cho học sinh, chưa đáp  ứng được những yêu cầu đổi mới  của nền giáo dục, các em sẽ thiệt thòi so với các bạn cùng trang lứa được  học  ở  những môi trường tốt và càng lạc hậu trước sự  phát triển của  CNTT. Trong khi ngành giáo dục vẫn chưa có chỉ tiêu biên chế giáo viên Tin   học cho các nhà trường song học sinh lại rất yêu thích và mong muốn  được học bộ  môn Tin học. Ban Giám hiệu phải làm tốt công tác tuyên  truyền tới phụ  huynh sự  cần thiết và vai trò của bộ  môn trong chương  trình giáo dục toàn diện học sinh. Do đó phụ huynh đã thống nhất cao việc  hợp đồng giáo viên dạy Tin học và trả  lương từ  quỹ  Tin học do phụ  huynh đóng góp.  Được   sự   nhất   trí   của   Hội   phụ   huynh,   năm   học   2007­   2008,   nhà   trường đã chủ  động hợp đồng 1 giáo viên có chuyên môn vững vàng làm  công tác giảng dạy bộ môn Tin học. Do số lượng máy tính còn ít nên nhà   trường triển khai cho học sinh khối 5 học trước, kết quả học tập của khoá   học này đã thuyết phục được sự  tin tưởng của Ban giám hiệu vào năng  lực giáo viên cũng như sự ham học của học sinh và đã chứng minh cho cha  mẹ  học sinh thấy  được ý nghĩa của việc các cháu được học Tin học.  Nhiều học sinh đã có thể  làm được nhiều việc với máy vi tính một cách   thành thạo mà một số phụ huynh chưa cập nhật được: Đánh máy và chỉnh   sửa văn bản, sử  dụng các phần mềm học tập khi không có thầy cô hay   phụ  huynh kèm cặp bên cạnh ( ví dụ  làm bài tập Tiếng Anh và việc vào  mạng internet tra từ, học trực tuyến môn Toán với đội ngũ chuyên gia,   giáo viên giỏi trên khắp mọi miền tổ quốc... ) Do số lượng máy ít ỏi này vẫn chưa đáp ứng được nguyện vọng học  tập cho con em của phụ  huynh song với việc liên tục bổ  sung máy cho   mỗi năm học của Hội cha mẹ học sinh nên nhà trường sẽ căn cứ vào tình  hình cụ  thể  của cơ  sở  vật chất mà mở  rộng quy mô các khối lớp được   học. Cứ  như  vậy, sau mỗi năm quy mô học Tin học của học sinh tăng   thêm một khối, đến năm học 2010 ­ 2011 nhà trường đã hợp đồng 2 giáo  viên dạy Tin học cho học sinh từ khối 5 đến khối 2 và đúng như dự kiến   thì năm học mới 2011­ 2012 thì học sinh toàn trường sẽ được học Tin học,  môn học tự chọn nhưng vô cùng quan trọng, có sự chi phối rất lớn đến tất  cả các môn học khác trong chương trình và là môn học khơi dậy trong học   5
  6. sinh tính sáng tạo, niềm đam mê khám phá tạo nên mẫu người năng động  trong tương lai. Quy mô dạy và học Tin học trong nhà trường Năm học Năm học Năm học Năm học Số lượng 2007­ 2008 2008 ­ 2009 2009 ­ 2010 2010 ­ 2011 Giáo viên 1 1 1 2 ( Hợp đồng) HS được học  khối 5 khối 4, 5 khối 3,4,5 khối 2,3,4,5 môn Tin học ( 182 HS) ( 371 HS) (606 HS) (785 HS) Chất lượng môn Tin học Năm học Kết quả học tập Giỏi Khá Trung bình Yếu 2007­ 2008 81,7% 16,3% 2,0%    2008 ­ 2009 83,5% 15,0% 1,5% 2009 ­ 2010 85,5% 14,5% 2010 ­ 2011 88%( Học kì  12%( Học kì  1) 1) 3.3. Làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục ­ xây dựng cơ  sở  vật   chất, thiết bị Năm học 2007­ 2008 khi nhà trường bắt đầu đưa Tin học vào học  một cách bài bản, khi đó phòng máy có số  lượng còn quá ít và cũ kĩ, đến  thời kì thanh lí không còn sử dụng được nữa, song với quyết tâm cải thiện  cơ  sở  vật chất đã được Ban Giám hiệu đưa vào kế  hoạch năm học, nhà  trường đã tổ  chức hội nghị  cha mẹ  học sinh toàn trường xin chủ  trương,  xây dựng kế hoạch huy động: Bằng cách xã hội hóa giáo dục, Hội cha mẹ  học sinh nhà trường thống nhất kêu gọi phụ huynh toàn trường mua 10 bộ  máy tính để  nhà trường đưa vào dạy thí điểm môn tự  chọn Tin học theo  đúng tinh thần của Bộ Giáo dục và Đào tạo, kể từ năm tiếp theo, mỗi năm  Hội sẽ  bổ  sung cho phòng máy của nhà trường 5 ­ 7 bộ  máy vi tính từ  sự  đóng góp của các bậc cha mẹ học sinh bắt đầu vào vào lớp Một.Với cách  làm linh hoạt này đã tạo được sự  đồng thuận của phụ  huynh  ở  một địa  phương có mức sống chưa cao song họ có truyền thống hiếu học. Do đó số  lượng máy tính của trường năm sau cao hơn năm trước và cho tới năm học  2010 ­ 2011 nhà trường đã có 30 chiếc máy( 25 máy dùng cho học sinh và 5  máy dùng cho các phòng chức năng và bộ  phận văn phòng) được kết nối  Internet sử  dụng hết công suất trong suốt cả  năm học. Như  vậy với cách   triển khai ban đầu 3 ­ 4 HS/ máy tính khi học thực hành thì giờ  đây là 1­2  6
  7. em/máy. Như  vậy, nghị  quyết của Hội phụ  huynh học sinh nhà trường đã  thực sự  trở  thành hiện thực và bước đầu là chỗ  dựa vững chắc về  cơ  sở  vật giúp thầy và trò nhà trường làm tốt công tác chuyên môn, góp phần đào   tạo cho địa phương một thế hệ học trò phát triển toàn diện, năng động, là  những chủ nhân tương lai của đất nước. Tương tự  như  cách làm của việc huy động mua sắm máy tính, đầu  năm học 2010 ­ 2011, với 2 bộ  máy chiếu mà nhà trường hiện đang có  được ( 1bộ được địa phương trang bị,1 bộ do chương trình Tiếng Anh làm   quen PHONIC cấp) nhà trường khó có thể  triển khai việc sử  dụng  ứng   dụng CNTT đồng bộ. Ban Giám hiệu đã tư  vấn với Hội cha mẹ  học sinh   làm cuộc cách mạng đột phá về  trang thiết bị  dạy học kỹ  thuật cao. Nhà  trường đã đưa ra phương châm: Thầy cô và phụ huynh cùng chung tay góp  sức, thầy cô tự  trang bị  máy tính xách tay, Hội cha mẹ  học sinh trang bị  thêm máy chiếu.  Nhờ  vào sự  hợp tác tích cực này, trường tiểu học Nguyễn Văn Trỗi  hiện nay đã có thêm 10 máy chiếu đa năng, 22 màn chiếu gắn cố định ở tất  cả các phòng học và 2 bộ máy chiếu di động để  thuận lợi cho các tổ chức   ngoại khoá khác ­ là đơn vị nhà trường có số lượng máy chiếu đa năng cao   nhất của bậc tiểu học thành phố  hiện nay ­ bước đầu đáp  ứng được nhu  cầu sử dụng máy chiếu để ứng dụng CNTT vào giảng dạy của giáo viên. Về phía giáo viên, 100% giáo viên nhà trường đã có máy tính để  bàn  kết nối mạng internet, 20/50 giáo viên đã mua được máy tính xách tay, đang   bước đầu tự  thiết kế  các tiết dạy có  ứng dụng CNTT, 48/50 đồng chí có   khả năng giảng dạy được các tiết có ứng dụng CNTT lấy từ kho học liệu  điện tử của nhà trường. Ngoài ra, nhà trường còn sử  dụng nhiều băng đĩa,  phần mềm như: phần mềm phổ cập giáo dục, phần mềm tài chính kế toán   và các phần mềm dạy học khác có hiệu quả.   Cơ sở vật chất phục vụ việc ứng dụng công nghệ thông tin  ( Xã hội hoá giáo dục) Cơ sở Năm học Năm học Năm học Năm học vật chất 2007­ 2008 2008 ­ 2009 2009 ­ 2010 2010 ­ 2011 Máy tính 10 17 23 30 ( Chiếc) Máy chiếu 1 2 2 12 (Bộ) Tổng hợp các phần mềm nhà trường đã và đang ứng dụng trong công   tác quản lí giáo dục, giảng dạy và học tập của CBGV ­ HS. 7
  8. STT Tên các phần mềm 1 Phần mềm quản lí VNPT School. 2 Phần mềm phổ cập giáo dục Quảng Ích. 3 Phần mềm kế toán Misa. 4 Phần mềm luyện Toán Violympic không cần kết nối mạng internet. 5 Phần mềm dạy học chương trình làm quen với Tiếng Anh: Phonics  cho học sinh khối 1, 2.  6 Các phần mềm dạy học môn Tin học: Vẽ (Paint), Soạn thảo văn bản  (Word), học Toán (Learning Maths), Tập gõ 10 ngón (Mario), Trò  chơi luyện kĩ năng quan sát (The monkey eyes), luyện khả  năng tư  duy, ý thức tìm tòi sáng tạo trong lao động và trong học tập( Sand  castle builder) 4. Bồi dưỡng trình độ Tin học cho đội ngũ Cán bộ giáo viên Trong   nhiều   năm   qua   được   sự   chỉ   đạo   của   Sở   GD&ĐT,   Phòng  GD&ĐT Thành phố Thanh Hoá đã thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn   và bồi dưỡng cho đội ngũ những kỹ năng cơ bản để ứng dụng CNTT, phổ  cập Tin học cho đội ngũ cán bộ, giáo viên các nhà trường với các khoá học:   Tin học văn phòng, sử  dụng phần mềm VNPT school quản lý cán bộ  giáo  viên và học sinh của trung tâm viễn thông Thanh Hoá, thiết kế giáo án điện  tử, truy cập Internet...Cán bộ và giáo viên nhà trường tham gia đầy đủ, tích  cực  học   tập   các   lớp  tập  huấn.   Qua  các   lớp  học   này,  trình  độ   tin   học,  phương pháp quản lý và giảng dạy của đội ngũ cán bộ giáo viên được nâng  lên rõ rệt. Đến nay, 100% cán bộ giáo viên của nhà trường có chứng chỉ tin  học văn phòng.  Mặt khác, Ban Giám hiệu tổ  chức bồi dưỡng trình độ  Tin học cho   đội ngũ tại chỗ bằng cách lấy giáo viên Tin học ra làm nòng cốt cho phong   trào, tổ chức chuyên đề ứng dụng CNTT với các nội dung cơ bản: Đánh và   chỉnh sửa văn bản bằng phần mềm Word, Excel; cách soạn và giảng dạy  giáo án có ứng dụng CNTT bằng Powerpoint; lập địa chỉ  email và truy cập   internet khai thác thông tin và trao đổi thông tin ... Ngoài ra, hằng tháng, trong nội dung sinh hoạt của tổ  khối chuyên  môn, nhà trường yêu cầu lồng ghép tổ  chức các chuyên đề  cấp tổ  có ứng  dụng CNTT trong sinh hoạt chuyên môn như: Báo cáo chuyên đề, dạy mẫu,   trình bày nội dung tự  học ­ tự  bồi dưỡng, tổ  chức các hoạt động ngoại   khoá... để cán bộ giáo viên từng bước tiếp cận với các ứng dụng khác nhau  của CNTT.  Hơn nữa, chúng tôi còn động viên đội ngũ cán bộ  giáo viên làm tốt  công tác tự  học, tự  bồi dưỡng học: Nhà trường cho kết nối Wifi trong   phòng chờ của giáo viên để  thầy cô có thể truy cập mạng internet hay trao   đổi phương pháp dạy học cùng đồng nghiệp. Chúng tôi thiết nghĩ đây là   8
  9. lĩnh vực mới nên cần phải tạo ra môi trường học tập thân thiện và tích cực  với phương châm người biết nhiều dạy cho người biết ít, người biết ít dạy  cho  người   chưa   biết,  giáo   viên   trẻ   học   hỏi  kinh   nghiệm   giảng  dạy   từ  những đồng nghiệp nhiều tuổi và ngược lại những giáo viên nhiều tuổi lại  học cách  ứng dụng CNTT từ  những đồng nghiệp trẻ  của mình. Chính vì  vậy mà nhà trường đã từng bước tạo nên một đội ngũ đồng đều về  trình   độ chuyên môn, thuận lợi cho việc triển khai các hoạt động giáo dục. Kết quả của công tác bồi dưỡng CNTT cho đội ngũ CBGV ( số lượng CBGV được bồi dưỡng so với tổng số CBGV của trường ) Năm học Năm học Năm học Năm học Nội dung 2007­ 2008 2008 ­ 2009 2009 ­ 2010 2010­ 2011 Chứng chỉ Tin VP A, B 5/34 10/35 47/47 50/50 CBGV có khả năng  5/34 10/35 47/47 50/50 soạn thảo văn bản  CBGV có khả năng  dạy giáo án có  3/34 8/35 30/47 48/50 UDCNTT CBGV có khả năng  thiết kế các tiết dạy  1/34 4/35 8/47 20/50 UDCNTT CBGV có khả năng  trao đổi thông tin trên  3/34 10/35 12/47 30/50 mạng 5. Ứng dụng CNTT vào quá trình chỉ đạo và quản lý nhà trường 5.1. Đối với công tác chỉ đạo của Ban giám hiệu:  Trong năm học này, thể hiện tính tiên phong và tinh thần trách nhiệm người   cán bộ quản lí giáo dục, khơi dậy tinh thần của tập thể giáo viên trong việc  ứng dụng CNTT, ngay từ đầu năm học, tại hội nghị Cán bộ giáo viên, Ban  Giám hiệu nhà trường đã minh họa việc đổi mới công tác quản lí bằng việc   trình chiếu bản báo cáo tổng kết và phương hướng hoạt động, triển khai  nhiệm vụ cho năm học mới với những số liệu, chỉ tiêu, kế hoạch, tiếp theo   là việc tổ  chức các chuyên đề  qua những hình  ảnh, tư  liệu cụ  thể  nhằm  tuyên truyền về  những tiện ích của CNTT và quán triệt với đội ngũ tinh  thần làm việc: Mọi bộ  phận cần  ứng dụng CNTT để  đạt hiệu quả  cao   công tác.Trong các buổi họp Hội đồng giáo dục cần triển khai những công  tác trọng tâm, chúng tôi đều thực hiện dưới hình thức trình chiếu để  giáo  viên dễ  theo dõi, ghi chép, nắm bắt nội dung đồng thời rút ngắn thời gian   hội họp. Đồng thời triển khai cập nhật các phần mềm quản lí giáo dục  như quản lí công tác nhân sự, quản lí học sinh và theo dõi quá trình học tập  9
  10. của học sinh qua phần mềm VNPT school, quản lí công tác phổ  cập giáo  dục bằng phần mềm Quảng Ích, quản lí công tác tài chính bằng phần mềm  MISA...   Việc trao đổi thông tin qua hộp thư  điện tử  được Ban giám hiệu sử  dụng thường xuyên để cập nhật thông tin của cấp trên. Mặt khác, chỉ  đạo  các tổ chức đoàn thể, các tổ khối chuyên môn cũng cần phải ứng dụng gửi   kế  hoạch, báo cáo, sáng kiến kinh nghiệm... của bộ  phận mình phụ  trách,   giáo viên gửi bài giảng điện tử, gửi tài liệu... xin ý kiến Ban Giám hiệu đều  thông qua địa chỉ Email của nhà trường. Ngược lại, Ban giám hiệu cũng công khai địa chỉ  Email cá nhân để  khi cần, giáo viên có thể  chủ  động liên hệ, trao đổi công việc. Qua việc  thực hiện trao đổi thông tin, chúng tôi đã nắm bắt được tâm tư, nguyện  vọng của nhiều  giáo viên, qua đó đã động viên và chia sẻ những khó khăn,   vướng mắc của giáo viên trong quá trình giảng dạy và lĩnh vực công tác.        Một số  công việc được Ban Giám hiệu  ứng dụng CNTT để   triển khai TT Nội dung Đối tượng tham gia Người thực hiện 1 Kế hoạch năm học Tất cả CBGV, nhân viên Đ/c Nguyễn Thị  2010 – 2011 Tuyết ( Hiệu trưởng) 2 Kế hoạch Hội nghị cán  Tất cả CBGV, nhân viên Đ/c Nguyễn Thị  bộ công chức Tuyết ( Hiệu trưởng) 3 Hội nghị Cha Mẹ học  Đại diện Hội Cha mẹ học  Đ/c Nguyễn Thị  sinh sinh các lớp Tuyết ( Hiệu trưởng) 5 Chuyên đề: Đ/c Phạm Thị Như Ứng dụng CNTT trong  ( Phó Hiệu trưởng) Hội thảo (Toàn trường) nhà trường Đ/c Trần Thị Hằng ( GV Tin học) 7 Sơ kết học kì I năm học Đ/c Nguyễn Thị   2010 – 2011 Tất cả CBGV, nhân viên Tuyết ( Hiệu trưởng) 8 Tuyên truyền kỷ niệm  Đ/cTrầnThịNhiên­ Tất cả CBGV, nhân viên ngày QTPN 08/03 Chủ tịch CĐ 5.2. Về quản lý nhân sự và công tác đoàn thể 10
  11. Ban Giám hiệu thường xuyên chỉ  đạo và yêu cầu bộ  phận văn thư  cập nhật những thông tin về  giáo viên, học sinh để  cập nhật kịp thời vào  hồ sơ cá nhân trong chương trình quản lý cán bộ giáo viên ­ học sinh ( phần   mềm VNPT school) Sử dụng những thành quả  của chương trình để  nhanh  chóng phục vụ công tác thống kê, báo cáo theo yêu cầu của cấp trên.  Nhà trường thành lập tiểu ban công tác phổ cập giáo dục, thành phần  Hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng, 2 giáo viên tin học, 1 văn thư nhà trường và  một số  giáo viên cập nhật số  liệu phổ  cập giáo dục tiểu học bằng phần   mềm Quảng Ích đã tạo cho cán bộ  quản lí cũng như  các thành viên trong   Ban phổ cập dễ theo dõi số liệu, hạn chế những nhầm lẫn, sai sót số  liệu   của một địa phương thường xuyên có sự  thay đổi về  dân số  và để  có cái  nhìn tổng thể  ở các độ  tuổi làm cơ  sở  lập kế  hoạch chiến lược phát triển   của nhà trường. Ngoài ra, bộ phận văn thư cũng thường xuyên truy cập hộp thư điện  tử  của Phòng GD&ĐT để  kịp thời nắm bắt những văn bản chỉ  đạo, kế  hoạch, các công văn, tài liệu ... thông báo để  Ban Giám hiệu, các bộ  phận   trong nhà trường chủ động thực hiện công việc.  Đối với các bộ  phận trong nhà trường như: Thư  viện ­ thiết bị, tài  chính ­ kế toán đều sử dụng các phần mềm hỗ trợ tốt cho công tác chuyên  môn và thuận lợi cho công tác kiểm tra, giám sát, quản lí của BGH.   Ban Giám hiệu thường xuyên nhắc nhở  và theo dõi việc truy cập   mạng internet của các tổ chức đoàn thể như tổ chức Công đoàn, Đoàn thanh   niên, Đội thiếu niên...để  khai thác những thông tin cần thiết: Tìm hiểu ý  nghĩa của các ngày lễ kỷ niệm trong năm, sưu tầm tranh  ảnh tư liệu phục   vụ  cho việc tuyên truyền, truyền thông, mít tinh, giáo dục đạo đức, giáo   dục an toàn giao thông, thực hiện tuyên truyền và thực hiện cuộc vận động  “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, “ Cuộc vận động  mỗi thầy cô giáo là một tấm gương tự  học và sáng tạo” hay phong trào   “Xây dựng trường học thân thiện ­ học sinh tích cực.” ...CNTT đã góp phần   làm phong phú về  nội dung và hấp dẫn về  hình thức chương trình hành   động của các tổ chức. 6.Ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động dạy và học. Nếu như   ở những năm học trước nhà trường chú trọng đến vấn đề  soạn và chỉnh sửa văn bản việc bằng việc hướng dẫn giáo viên soạn bài  trên máy vi tính với phần mềm Word thì ngay từ đầu năm học 2010­ 2011,   với   kế   hoạch   triển   khai   rộng   rãi   việc   ứng   dụng   CNTT   vào   việc   soạn  giảng, truy cập internet khai thác thông tin và trao đổi chia sẻ thông tin trên  mạng... nhà trường đã lấy giáo viên Tin học, khối trưởng, khối phó và giáo  viên trẻ làm nhân tố chính để nhân rộng việc soạn giảng bằng các tiết ứng   dụng CNTT.  11
  12. Tổ  chức dạy chuyên đề, dạy mẫu, dạy thao giảng  ở  tổ  khối và  ở  cấp trường tạo điều kiện cho giáo viên có cơ hội học hỏi đồng nghiệp qua   những thiết kế bài giảng chọn lọc. Đồng thời phân công nhiệm vụ cho các  đồng chí tổ  trưởng chuyên môn là cán bộ  nòng cốt của phong trào có trách  nhiệm sưu tầm những giáo án hay của các hội thi giáo viên giỏi cấp thành   phố, cấp tỉnh để giáo viên tham khảo.  Chỉ đạo các tổ khối chuyên môn lấy chất lượng học sinh đại trà, học  sinh giỏi các cấp làm thước đo cho hiệu quả  làm việc của mỗi tổ  chuyên  môn và cá nhân giáo viên  ứng dụng CNTT đổi mới phương pháp để  bình  xét thi đua, nhằm khơi dậy tinh thần thi đua “Dạy tốt ­ học tốt.” 6.1. Ứng dụng CNTT trong giảng dạy Năm học 2010 ­ 2011, Ban giám hiệu động viên toàn thể  giáo viên  thực hiện  ứng dụng CNTT soạn và dạy ở tất cả các khối lớp và dạy chéo  khối trong các vòng thao giảng chọn giáo viên giỏi cấp trường. Mỗi giáo  viên   thực   dạy   ứng   dụng   CNTT   ít   nhất   là   2   tiết/tuần   và   6   tiết   thao  giảng/năm.  Đồng thời khuyến khích  động viên những giáo viên có khả  năng dạy học thường xuyên ứng dụng CNTT trong giảng dạy. Thực tế cho thấy, ứng dụng CNTT trong giảng dạy giúp giáo viên có  điều kiện tốt để  tổ  chức cho học sinh trao đổi thảo luận nhóm, đóng vai,  chơi các trò chơi học tập... phát huy tính tích cực, say mê hứng thú trong   học tập và rèn luyện cho học sinh biết hợp tác khi làm việc. Đây là điểm  yếu của mô hình giáo dục truyền thống mà chúng ta cần phải khắc phục.  Mặt khác trong một tiết học giáo viên có thể hướng dẫn cho học sinh tiếp  cận với một lượng kiến thức phong phú và sinh động. Ngược lại, bên cạnh việc động viên đội ngũ  ứng dụng CNTT để  giảng dạy Ban Giám hiệu luôn lưu ý giáo viên không lạm dụng việc sử  dụng các bài giảng  ứng dụng CNTT mà bỏ  qua các thiết bị  ­ đồ  dùng hay  phương pháp dạy học truyền thống; chỉ  lựa chọn những bài có nội dung  phù hợp, những bài cần nhiều tư  liệu thông tin mà nếu không  ứng dụng   CNTT thì sẽ  mất nhiều công sức chuẩn bị  tranh  ảnh, trang thiết bị  minh  hoạ  khác...tránh việc coi việc  ứng dụng CNTT trong giảng dạy đơn thuần  là trình chiếu nội dung các văn bản thay thế  cho việc viết bảng của giáo  viên thì chẳng những học trò không có sự hứng thú học tập mà gây sự nhàm  chán khi nội dung bài cứ trôi qua tuồn tuột mà trên bảng không còn lưu giữ  nội dung chính của bài. Dạy học các tiết có  ứng dụng CNTT thực sự  có hiệu quả  khi giáo   viên phải kết hợp tốt với các phương pháp và hình thức tổ  chức dạy học   phù hợp với đối tượng học sinh, giáo viên luôn lấy học sinh làm trung tâm,  luôn phải chú trọng đến năng lực tương tác của học sinh trong giờ học ấy.   Nhà trường chỉ đề cao việc sử dụng các tiết dạy ứng dụng CNTT khi có sự  phối hợp nhịp nhàng giữa các các thao tác của giáo viên và thao tác của học   12
  13. sinh, giữa màn hình và bảng lớp, tránh tình trạng giáo viên ­ học sinh chỉ  tập trung vào màn hình máy chiếu mà quên đi sự  quan sát đầy nhạy cảm   của nghề  giáo từ  ánh mắt của học trò còn học trò chỉ  nhìn màn hình mà  không có sự giao cảm với giáo viên. Ban Giám hiệu dành nhiều thời gian cho công tác dự  giờ  thăm lớp.  Sau các tiết dạy của giáo viên, đặc biết là những tiết dạy cho đồng nghiệp  dự  cần tổ  chức cho các tổ  khối họp lại trao đổi rút kinh nghiệm, chỉ  ra  những  ưu điểm cần phát huy và những tồn tại cần khắc phục để  những   tiết học sau đạt hiệu quả hơn. Năm học 2010 ­ 2011, giáo viên toàn trường đã thực hiện dạy hàng  nghìn tiết có ứng dụng CNTT ở tất cả các khối lớp. Đa số giáo viên đã ứng  dụng một cách nhuần nhuyễn, các bài giảng có chất lượng cao, góp phần  tạo hứng thú học tập cho học sinh, làm tăng hiệu quả trong hoạt động dạy   học. Qua các tiết dạy, giáo viên biết phát huy tối đa những  ưu thế  của  việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy, tạo cho lớp học thật sự sinh động với  những hiệu quả  về  âm thanh, hình  ảnh và màu sắc mà giảng dạy bằng   phương pháp truyền thống không thể có được. Đặc biệt tạo được dấu ấn là các tiết dạy xuất sắc ở các môn: Tiếng  Việt (Học vần lớp 1), (Tập đọc, Luyện từ  và câu từ  lớp 2 đến lớp 5), Tự  nhiên xã hội, Khoa học, Lịch sử, Địa lí, các tiết Toán có nội dung hình  học ... như : Hoạt động dạy học đạt hiệu  TT Môn Lớp Tên bài dạy quả cao Dùng   hình   ảnh   giảng   từ:   Rau  Tiếng  1 Một Học vần: iêp ­ ươp diếp, tiếp nối, nườm nượp,  ướp  Việt cá... Tiếng  Trò chơi trắc nghiệm “Bé chọn từ  2 Một Học vần: inh­ ênh Việt nào?” qua hệ thống các hình ảnh. Giới   thiệu   những   cảnh   đẹp   theo  3 Tập đọc Hai Cảnh đẹp non sông chiều dài đất nước. HS biết hình  ảnh: Cổng trời, vẻ  4 Tập đọc Bốn Trước cổng trời đẹp văn hoá của các dân tộc trên  mọi miền đất nước. Sự  kì diệu của rừng: về  cây cối,  5 Tập đọc Năm Kì diệu rừng xanh con vật... Giảng từ: nứt nẻ  chân chim, một  số loại cây chỉ có ở Nam bộ, cuộc  6 Tập đọc Năm Đất Cà Mau sống   của   con   người   và   đất   Cà  Mau 13
  14. Tự nhiên  Nhận   biết   các   loài   hoa   qua   trò  7 Một Cây hoa xã hội chơi: “Đố bạn hoa gì?” Tìm hiểu về  các bộ  phận của cá:  Tự nhiên  8 Ba Cá xương sống, mang, vây, đuôi; tìm  xã hội hiểu tên các loài cá... Từ ngữ về loài thú,  ­ Tìm hiểu về  các loài thú và đặc  Luyện  9 Hai dấu chấm, dấu  điểm của nó. Đặc biệt là các loài  từ và câu phẩy thú quý hiếm. Luyện  MRVT: Dân tộc ­  Giới thiệu một số  dân tộc  ở  Việt  10 Ba từ và câu hình ảnh so sánh Nam và văn hoá các vùng miền... Luyện  Giới   thiệu   các   hình   ảnh   để   HS  MRVT từ và câu phân biệt sự  khác nhau Du lịch và  11 Bốn Du lịch – thám  thám hiểm; các nhà thám hiểm nổi  hiểm tiếng . Hình  ảnh: Vẻ  đẹp thành phố  Đà  12 Địa lý Bốn Thành phố Đà Lạt Lạt, tiềm năng kinh tế, du lịch. Trò   chơi:  “Giải  ô   chữ”   tìm   hiểu  Thành phố Cần  một số địa danh phát triển về kinh  13 Địa lý Bốn Thơ tế, văn hoá, khoa học  ở  TP Cần  Thơ. Đinh Bộ Lĩnh dẹp  Sơ  đồ  12 sứ  quân, cảnh đẹp của  14 Lịch sử Bốn loạn 12 sứ quân Cố đô Hoa Lư xưa và nay Nhận   biết   ranh   giới   địa   lí   Đàng  Cuộc khẩn hoang ở  15 Lịch sử Bốn Trong ­ Đàng Ngoài, sự  phát triển  Đàng Trong kinh tế, văn hoá... HS dễ  dàng nhận ra cách tính chu  Chu vi hình tam  16 Toán Hai vi một hình trên cơ  sở  tính độ  dài  giác, hình tứ giác. đường viền bao quanh hình đó. Giáo viên xoay các góc ở các vị trí  Góc vuông, góc  khác nhau để  học sinh nhận biết  17 Toán Ba không vuông góc   vuông,   góc   không   vuông   và  cách kiểm tra góc bằng Ê ke. Cắt, ghép hình để hình thành công  18 Toán Bốn Diện tích hình thoi thức tính diện tích. 6.2. Ứng dụng CNTTtrong công tác bồi dưỡng học sinh: Ngoài việc thực hiện dạy học tốt môn Tin học, Ban Giám hiệu chỉ  đạo cho tổ  khối chuyên môn, giáo viên chủ  nhiệm phối hợp giáo viên bộ  môn xây dựng kế  hoạch bồi dưỡng học sinh có năng khiếu như  Toán,  Tiếng Anh, Tin học, Mĩ thuật ngay từ  đầu năm học để  các em có cơ  hội   khai thác và sử dụng các phần mềm để nâng cao năng lực học tập, phát huy  14
  15. tối đa khả  năng sáng tạo của mình, đồng thời thành lập đội tuyển, luyện   tập để  tham gia các kì Thi học sinh giỏi Toán, tiếng Anh trên mạng các  cấp, hội thi “Tin học trẻ không chuyên”. 7.   Vận   dụng   CNTT   vào   các   hoạt   động   ngoài   giờ   lên   lớp  (HĐNGLL) Hoạt động ngoài giờ lên lớp là một trong những hoạt động không thể  thiếu được, là hoạt động bổ  trợ  cho các hoạt động khác trong nhà trường,   có tác dụng khích lệ và giáo dục toàn diện học sinh. Do đó, nhà trường luôn  coi trọng việc chỉ  đạo nâng cao hiệu quả  các hoạt động ngoài giờ  lên lớp   giáodục kĩ năng sống cho học sinh.  Trong các hoạt động ngoài giờ lên lớp, giáo viên chủ nhiệm kết hợp  với tổng phụ trách ngoài việc tổ chức các hoạt động truyền thống như vui   chơi các trò chơi dân gian, các hoạt động múa hát sân trường, thể dục giữa   giờ... thì cần phải  ứng dụng công nghệ  thông tin làm phong phú nội dung,   cải tiến hình thức.   Ví dụ: Để tổng kết Tháng an toàn giao thông hoặc tuyên truyền giáo  dục trật tự an toàn giao thông cho học sinh, với khuôn viên sân trường nhỏ,  hẹp, nhà trường rất khó tổ chức các tình huống giao thông để học sinh thực   hành lý thuyết. Tuy nhiên với sự hỗ trợ của CNTT, thông qua các biển báo,  câu hỏi và tình huống trình chiếu powpoint, hiển thị trên các side, học sinh  đã có thể  có được buổi cinh hoạt vui vẻ, lí thú và tự  rút ra những bài học   vận dụng từ lý thuyết vào thực tiễn một cách hiệu quả nhất.   Nhà trường chỉ đạo lồng ghép các HĐNGLL với hoạt động chuyên  môn, một trong những nội dung bắt buộc trong công tác Bồi dưỡng giáo  viên của nhà trường năm 2010­ 2011 là nghiên cứu thiết kế  tổ  chức các  hoạt động ngoại khoá cho học sinh. Trong trường, nhiều giáo viên đã có  những ý tưởng hay hấp dẫn học sinh như:   Trò chơi Rung chuông vàng,   giao   lưu   Toán   ­   Tiếng   Việt,   Tuổi   thơ   khám   phá,   Cùng   học   cùng   chơi...của các khối lớp vừa có tác dụng củng cố  kiến thức các môn học  vừa là sân chơi bổ ích và lí thú phù hợp với tâm sinh lí của lứa tuổi, bổ túc  cho các em những hiểu biết, những kĩ năng sống bổ ích. PHẦN THỨ BA  KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ 1. Kết quả đạt được Từ  đầu năm học 2008 ­ 2009 đến nay, một trong các nội dung thực   hiện việc đổi mới phương pháp quản lý, nâng cao chất lượng giáo dục là  khuyến khích và động viên đội ngũ CBGV ứng dụng CNTT trong quá trình  quản lí và đổi mới phương pháp dạy học, trường tiểu học Nguyễn Văn  Trỗi ­ Thành phố Thanh Hóa đã có những bước chuyển biến khá tích cực. 15
  16. Việc bồi dưỡng đội ngũ đạt hiệu quả  cao, tạo điều kiện thuận lợi  để giáo viên ứng dụng CNTT vào công tác giảng dạy. Học sinh được tiếp   cận với môn học Tin học, nắm vững những kĩ năng thực hành trên máy vi  tính và sử  dụng các phần mềm thành thạo trong quá trình học tập với số  lượng ngày càng đông và đi vào chiều sâu.   Năm học 2010 ­ 2011, các hoạt động của nhà trường đều được ứng  dụng CNTT như hồ sơ quản lí nhân sự, hồ sơ kế toán tài chính, hồ sơ phổ  cập giáo dục, hồ  sơ  chuyên môn... Đây là một nỗ  lực đáng khích lệ  của  toàn thể đội ngũ. Đặc biệt nhà trường biết lấy việc ứng dụng CNTT và các  thiết bị  dạy học hiện đại làm thay đổi phương pháp dạy của giáo viên và  việc học tập của học sinh từ đó nâng cao chất lượng dạy học, phát huy tối   đa tính sáng tạo của giáo viên ­ học sinh. Ứng dụng CNTT trong quản lý đã giúp cho Ban Giám hiệu và các bộ  phận trong nhà trường liên hệ và phối hợp nhịp nhàng hơn, khoa học hơn,  rút ngắn thời gian trong chế  độ  thông tin báo cáo, các số  liệu được cập   nhật thường xuyên hơn, phần nào giảm được một số  chi phí trong việc in  ấn một số tài liệu… Nhờ  vào hệ  thống internet, các thành viên trong nhà trường có được  chiếcchìa khóa để  khám phá nguồn tài nguyên vô cùng phong phú của tri  thức  để  vận dụng vào công việc của mình, giảm bớt cường độ  lao động cho   mọi người mà hiệu quả lại tăng lên. Giáo viên đã chủ  động đầu tư  soạn giảng có  ứng dụng CNTT với  những tiết học thật sự lôi cuốn học sinh. Nếu như trong suốt năm học 2006  ­ 2007, toàn trường chỉ  có 06 tiết  ứng dụng CNTT trong giảng dạy thì số  lượng các tiết dạy có  ứng dụng CNTT trong năm học này lên đến hàng  nghìn tiết, trong đó có hàng trăm tiết đạt hiệu quả cao. Đối với công tác quản lý giáo dục, việc vận dụng CNTT đã tạo ra  một phương thức quản lí nhẹ  nhàng. Thay cho việc CBQL phải tập hợp   các số liệu từ các tổ khối làm các loại báo cáo, làm hồ sơ giáo viên, hồ sơ  phổ  cập giáo dục, hồ  sơ  học sinh với các loại sổ  sách thì giờ  đây mọi  thông tin được cập nhật nhanh chóng và chính xác bởi các phần mềm của  máy tính. Những tiện ích của internet trong việc quản lý nhân sự, quản lí  học sinh, cập nhật điểm, làm phổ  cập giáo dục tiểu học đúng độ  tuổi,   quản lí chuyên môn... thêm quy cũ và khoa học. Đặc biệt các nội dung hội   họp như: Hội nghị  Cán bộ  giáo viên, Hội nghị  phụ  huynh học sinh, các   chuyên đề cấp trường với nhiều chỉ tiêu, số liệu...đều được thông tin hoá  trên phần trình chiếu powepoint rõ ràng, sinh động, có sức hấp dẫn người   nghe.  Nhờ   ứng   dụng   CNTT,   việc   tổ   chức   các   HĐNGLL   cho   sinh   toàn  trường của giáo viên vô cùng thuận lợi; Đối với cuộc vận động “Học tập   16
  17. và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" nhà trường đã tổ chức giáo   dục chính trị tư tưởng cho đội ngũ giáo viên và học sinh thông những mẩu  chuyện nhỏ, những thước phim tư liệu về tấm gương đạo đức sáng ngời  của Bác mà thầy và trò nhà trường cần phải học tập, làm theo. Với những kết quả đã đạt được khi vận dụng CNTT trong việc nâng  cao chất lượng quản lí và đổi mới phương pháp dạy học đã chứng minh xu  thế hội nhập của nhà trường là đúng đắn. CNTT trong những năm gần đây   đã thực sự làm cho cả thầy và trò đều hứng thú trong công việc. Phụ huynh   quan tâm hỗ trợ thiết bị, giáo viên nhiệt tình hăng say giảng dạy, học sinh   tích cực tiếp thu kiến thức đã tạo cho nhà trường một sức sống mới.Với  những nền tảng cơ  bản này, nhà trường sẽ  nỗ  lực không ngừng để  phát   huy hơn nữa vai trò của CNTT trong công tác quản lý và thực hiện nhiệm   vụ  chuyên môn. Bên cạnh đó sẽ  tiếp tục bồi dưỡng về  nhận thức, kiến   thức và kỹ năng cơ  bản về  CNTT cho đội ngũ để  các bộ  phận và cá nhân  mỗi cán bộ giáo viên có thể ứng dụng vào công việc của mình sao cho hiệu  quả  nhất trong tương lai để  đáp  ứng yêu cầu ngày càng cao về   ứng dụng  CNTT mà ngành đề ra. Trong những năm tới, nhà trường sẽ  phấn đấu xây dựng Website   nhằm cập nhật các thông tin thời sự  trong nước và quốc tế; cập nhật các  thông tin về nhà trường, tạo được sân chơi trí tuệ lành mạnh cho giáo viên,   học sinh; tạo sự  giao lưu rộng mở  với các trường bạn; hỗ  trợ  phụ  huynh   trong việc theo dõi kết quả  học tập của con em và tìm hiểu về  các hoạt  động của thầy và trò đồng thời thuận tiện trong việc tranh thủ xin ý kiến  đóng góp của phụ huynh cho sự phấn đấu và trưởng thành của nhà trường. Kết quả cụ thể về việc ứng dụng CNTT đổi mới phương pháp dạy học ( Số lượng tiết dạy so với số lượng tiết dự thi) Năm học Năm học Năm học Năm học Nội dung 2007­ 2008 2008 ­ 2009 2009 ­ 2010 2010­ 2011 Số tiết dạy có UDCNTT 10 30 400 1200 Số   tiết   dạy   UDCNTT  thao   giảng   GVgiỏi   cấp  4/68 12/140 200/282 300/300 trường Số tiết dạy UDCNTT dự  Không tổ  2/5 3/6 5/6 thi GV giỏi các cấp chức thi Số lượng học sinh đạt giải so với số lượng thí sinh dự thi cuộc Giải   Toán trên mạng internet trong 3 năm vừa qua. Học sinh giỏi Năm học Năm học Năm học 17
  18. 2008 ­ 2009 2009 ­ 2010 2010­ 2011 Cấp   Thành  32/35  34/38  42/48  phố Cấp Tỉnh 9/32  7/34  9/11  Cấp Quốc gia 2/2                1/2  2 HS dự thi Số lượng thí sinh đạt giải so với số lượng thí sinh dự thi giao lưu  Olimpic Tiếng Anh trên mạng internet  Năm học HS giỏi cấp TP HS giỏi cấp  HS giỏi Quốc gia Tỉnh 2010 ­ 2011 17/19 15/17 4/5 2. Bài học kinh nghiệm Kết quả  thu được sau 3 năm triển khai thực việc  Ứng dụng CNTT   trong nhà trường do ngành phát động cho thấy: Chất lượng công tác quản lí  và hiệu quả  công tác giảng dạy  ở  trường đã có nhiều chuyển biến, nhà  trường đã khẳng định được vị  thế  của mình trong thứ  tự  các trường tiểu  học có chất lượng cao của thành phố Thanh Hóa nói riêng, tỉnh Tỉnh Thanh   Hóa nói chung. Điều đó đã khẳng định được cách làm đúng đắn, sự chỉ đạo  sát sao của tập thể Ban Giám hiệu nhà trường. Là phó hiệu trưởng tham gia  trực tiếp công tác chỉ  đạo  ứng dụng CNTT trong trường, tôi đã rút ra một  số kinh nghiệm như sau: Ban Giám hiệu nhà trường cần nghiêm túc nghiên cứu thực hiện các  chủ  trương, đường lối mà Đảng và nhà nước, những chỉ  thị, hướng dẫn  của ngành, lập được kế  hoạch dài hạn, ngắn hạn phù hợp với điều kiện  của địa phương và của nhà trường.  Phát huy cao độ  tinh thần làm chủ, chủ  động sáng tạo trong công  việc, biết phát huy sức mạnh của tập thể cán bộ  giáo viên, tiềm năng của  địa phương và đặc biệt là phụ  huynh học sinh. Nhà trường cần làm tốt  công tác xã hội hoá giáo dục để  từng bước hiện đại hoá các phương tiện,   đồ  dùng dạy học tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ  giáo viên  ứng dụng  CNTT. Cán bộ quản lí nhà trường luôn cập nhật các mô hình quản lí có ứng  dụng CNTT trên các phương tiện thông tin đại chúng để  linh hoạt vận  dụng vào thực hiện  ở  đơn vị  mình. Đồng thời phải chịu khó học hỏi, tiên  phong    ứng dụng CNTT trong cách chỉ  đạo các hoạt động giáo dục để  chứng minh cụ thể những hiệu quả mà ứng dụng CNTT mang lại trong quá   trình công tác. Chúng tôi, những cán bộ  quản lí luôn là người bạn đồng hành, luôn  tạo mọi điều kiện thuận lợi, chăm lo bồi dưỡng đội ngũ để  đội ngũ hoàn   18
  19. thành nhiệm vụ  được giao với hiệu quả  cao nhất.(  Đầu tư  chất lượng  phòng học, phòng chức năng, phương tiện ­ thiết bị, trình độ  chuyên môn  nói chung và trình độ Tin học nói riêng cho CBGV nhà trường) Nhân rộng các gương điển hình  ứng CNTT trong giảng dạy, công  tác, để đội ngũ học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm thông qua các tiết thao giảng,   chuyên   đề,   hội   thảo...với   những   bài   giảng   có   chất   lượng   cao,   những   chuyên đề có ý tưởng hay, tính khả thi tốt của đội ngũ đóng góp. KẾT LUẬN Trong thời đại bùng nổ  công nghệ  thông tin, việc hiểu biết và  ứng  dụng CNTT vào quản lý và giảng dạy là một việc làm cần thiết và đem lại  hiệu quả  thiết thực cho các nhà trường nói chung và trường tiểu học nói  riêng. Hơn lúc nào hết, chúng ta cần chuẩn bị cho bản thân và tập thể một  tinh thần cầu tiến và nhạy bén với cái mới, linh hoạt trong chỉ  đạo, bồi  dưỡng nhận thức đúng đắn cho CBGV, kích thích sự  năng động, sáng tạo   của đội ngũ trong việc ứng dụng CNTT vào công tác, đây là một thử thách   và là nhiệm vụ của người cán bộ quản lí. Thực hiện tốt công tác này, chắc   chắn sẽ  mang lại những hiệu quả  tích cực, góp phần thúc đẩy tiến trình  đổi mới nhà trường theo hướng hội nhập đồng thời củng cố  và phát triển  bền vững chất lượng giáo dục Tiểu học trong tương lai.  Sáng kiến: “Kinh nghiệm chỉ đạo ứng dụng CNTT nâng cao chất   lượng quản lí và đổi mới phương pháp dạy học  ở  trường Tiểu học”   được   tôi   bám   sát   đường   lối   chủ   trương   của   Đảng,   nhà   nước,   sự   định  hướng   chỉ   đạo   của   ngành,   đồng   thời   nghiên   cứu   cách   làm   của   những  trường ở các thành phố lớn để vận dụng linh hoạt vào thực tế của trường   mình  và  đã  thu  được  những  kết  quả  bước  đầu.  Song  với  thực  tế   mỗi  trường sẽ  khác nhau về  cơ  sở  vật chất, về  đội ngũ giáo viên, chất lượng  học sinh...chắc chắn bạn bè và đồng nghiệp sẽ có nhiều cách làm mới mẻ  và sáng tạo hơn. Do đó sáng kiến của tôi có thể là chưa hoàn thiện, còn có  những thiếu sót, rất mong được các đồng chí, đồng nghiệp tham gia góp ý  để tôi hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ của mình. 3. Đề xuất ­ kiến nghị ­ Các cơ quan có thẩm quyền bổ sung đội ngũ giáo viên biên chế dạy môn  Tin học cho các trường Tiểu học. ­ Đầu tư  cơ  sở  vật chất, trang thiết bị  hiện đại cho các nhà trường, tạo   điều kiện thuận lợi cho việc ứng dụng CNTT. ­ Trong những năm tới nên đưa môn Tin học trở thành môn học chính thức   của trường Tiểu học. ­ Tổ  chức nhiều hơn nữa các chuyên đề  về   ứng dụng CNTT cho đội ngũ  Cán bộ giáo viên của các nhà trường. Tôi xin chân thành cảm ơn!                                                 TP Thanh Hoá, ngày 15 tháng 4 năm 2011 19
  20.                                                                          Người viết                    Phạm Thị Như 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2