Sáng kiến kinh nghiệm: Kinh nghiệm dạy phần đọc - hiểu văn bản trong phân môn Văn ở lớp 9
lượt xem 4
download
Học sinh ngày càng hờ hững với môn văn, chất lượng môn học này ngày càng trở nên đáng báo động. Trong các lần kiểm tra định kì, các kì thi tuyển sinh vào Trung học phổ thông, chất lượng môn văn nhìn chung còn thấp. Nhiều bài văn của học sinh cho thấy các em làm bài mà không hiểu vấn đề. Chữ viết của các em còn mắc nhiều lỗi thông thường về chính tả, ngữ pháp, diễn đạt, chấm câu, tách đoạn tuỳ tiện, không đúng quy định.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm: Kinh nghiệm dạy phần đọc - hiểu văn bản trong phân môn Văn ở lớp 9
- Kinh nghiÖm d¹y phÇn ®äc - hiÓu v¨n b¶n trong ph©n m«n v¨n ë líp 9 KINH NGHIỆM DẠY PHẦN ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN TRONG PHÂN MÔN VĂN Ở LỚP 9 A. ĐẶT VẤN ĐỀ: I. LỜI MỞ ĐẦU: Nhà văn Mácxim Gorki, đại văn hào Nga đã nói: “Văn học là nhân học”. Văn học là cái gì đó rất đỗi gần gũi với con người, giúp phát triển nhân cách con người, giúp người hiểu người hơn. Văn học xuất phát từ con người, và dù nó có bay cao, bay xa, dù có thăng hoa đến đâu cũng hướng tới con người. Bất cứ ai muốn thành công trong bất kì lĩnh vực nào của cuộc sống cũng cần có vốn sống và vốn ngôn ngữ mà văn chương đem lại. Là một giáo viên dạy môn Ngữ văn đã lâu năm, đặc biệt lại hay được phân công dạy ở lớp 9, lớp cuối của cấp học, bản thân tôi luôn trăn trở để tìm ra những phương pháp hiệu quả nhất trong giảng dạy nhằm góp phần nâng cao chất lượng đại trà, chú trọng chất lượng mũi nhọn bộ môn Ngữ văn ở cấp Trung học cơ sở nói chung, lớp 9 nói riêng. Qua quá trình nhiều năm giảng dạy với nhiều đối tượng học sinh: giỏi, khá, trung bình, yếu kém, tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm nhỏ bé nhằm góp phần nâng cao hiệu quả của tiết dạy phân môn văn ở lớp 9. II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ: 1. Thực trạng: Nhiều năm qua việc dạy và học môn Ngữ văn trong các trường phổ thông nói chung và ở cấp Trung học cơ sở nói riêng không đạt được chất lượng và hiệu quả cần thiết cho môn học này. Môn Ngữ văn dù là môn học chính, được nhân hệ số 2 trong các kì thi nhưng vẫn không thu hút được sự say mê của phần lớn Ngêi thùc hiÖn: Lª ThÞ Th¬. GV trêng THCS LTK ThÞ trÊn Hµ Trung 1
- Kinh nghiÖm d¹y phÇn ®äc - hiÓu v¨n b¶n trong ph©n m«n v¨n ë líp 9 học sinh các cấp học, đặc biệt là cấp Trung học cơ sở và Trung học phổ thông. Các em ngại đọc bài, ngại viết bài, ngại nghe giảng, ngại làm bài tập, ngại cả luyện viết hàng ngày. Trong phân môn Văn học có yêu cầu soạn bài trước khi đến lớp thì các em làm qua loa chiếu lệ, chép sách “Để học tốt Ngữ văn” hoặc chép của nhau nhằm đối phó với thầy cô bộ môn. Vì vậy mà dẫn đến tình trạng môn văn ngày càng trở thành một môn học khó thu hút được sự hào hứng say mê của học sinh, nhiều em khi học xong chương trình phổ thông không thể tạo lập một văn bản đơn giản nhưng cần thiết trong cuộc sống. Bên cạnh đó có một số em thực sự thích học môn văn, nhưng không phải em nào cũng có khả năng tiếp thu dễ dàng. Song số học sinh này không nhiều. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, cả nguyên nhân chủ quan và khách quan. Định hướng của gia đình ảnh hưởng không nhỏ đến việc lựa chọn môn học của các em. Xu thế chung của các bậc phụ huynh là muốn cho con em mình học các môn khoa học tự nhiên để thuận lợi cho việc lựa chọn nghề nghiệp sau này. Trong lựa chọn nghề nghiệp lại có rất ít các trường đại học, cao đẳng tuyển sinh môn Ngữ văn. Những ngành nghề các em ưa thích, sau này có thu nhập cao, khối thi thường là các môn khoa học tự nhiên nên số lượng học sinh chọn học các môn xă hội rất ít. Song nếu nhìn nhận về phía người thầy thì có một nguyên nhân quan trọng là cách dạy đơn điệu, nặng về thuyết giảng một chiều, để trò ghi chép rồi học thuộc các ý của thầy. Cách học theo lối thụ động đó không gây được sự hào hứng tìm tòi khai phá những điều mới mẻ qua mỗi giờ học, vì thế những kiến thức thu nhận được trở nên hời hợt, vay mượn, không thấm sâu vào trí tuệ và tâm hồn các em. 2. Kết quả thực trạng trên: Thực trạng trên dẫn đến kết quả là học sinh ngày càng hờ hững với môn văn, Ngêi thùc hiÖn: Lª ThÞ Th¬. GV trêng THCS LTK ThÞ trÊn Hµ Trung 2
- Kinh nghiÖm d¹y phÇn ®äc - hiÓu v¨n b¶n trong ph©n m«n v¨n ë líp 9 chất lượng môn học này ngày càng trở nên đáng báo động. Trong các lần kiểm tra định kì, các kì thi tuyển sinh vào Trung học phổ thông, chất lượng môn văn nhìn chung còn thấp. Nhiều bài văn của học sinh cho thấy các em làm bài mà không hiểu vấn đề. Chữ viết của các em còn mắc nhiều lỗi thông thường về chính tả, ngữ pháp, diễn đạt, chấm câu, tách đoạn tuỳ tiện, không đúng quy định. Do đó mà chất lượng bộ môn trong các kì kiểm tra và thi vượt cấp còn hạn chế so với một số môn học khác và so với khả năng của học sinh đối với môn Ngữ văn. Trong các kì thi học sinh giỏi, những học sinh được chọn vào học trong đội tuyển dự thi môn Ngữ văn cũng chưa thực sự tự tin vào khả năng của bản thân, còn e dè với môn học này. Vì vậy, điểm thi của học sinh môn Ngữ văn còn chưa đồng đều, số học sinh đạt giải cấp huyện (của trường), cấp tỉnh (của huyện), còn hạn chế. Cụ thể: a) Chất lượng đại trà: Điểm thi cuối năm học Điểm thi vào lớp 10 Năm học Lớp (TB trở lên) (TB trở lên) SL % SL % 2007 2008 9A +9B (Sĩ 60/ 90 66,6 55/ 90 61,1 số 90 HS) b) Chất lượng mũi nhọn: Số HS dự thi Số HS đạt giải cấp tỉnh SL % Năm học cấp tỉnh 2007 2008 10 04 40,0 B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: I. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN: 1. Chuẩn bị kĩ trước khi lên lớp: 2. Vận dụng các phương pháp dạy học phù hợp với đặc trưng của bộ môn. Ngêi thùc hiÖn: Lª ThÞ Th¬. GV trêng THCS LTK ThÞ trÊn Hµ Trung 3
- Kinh nghiÖm d¹y phÇn ®äc - hiÓu v¨n b¶n trong ph©n m«n v¨n ë líp 9 3. Linh hoạt trong cách thức tổ chức giờ học (giờ dạy chính khoá và giờ dạy học sinh trong các đội tuyển thi học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh môn Ngữ văn) để đạt được hiệu quả giáo dục bộ môn cao nhất. II. CÁC BIỆN PHÁP ĐỂ TỔ CHỨC THỰC HIỆN: Trong các môn học, văn học là một môn rất khó dạy. Bởi vì mỗi giáo viên dạy môn Ngữ văn không phải là nhà văn, nhà thơ sáng tạo văn chương, nhưng lại là người truyền thụ văn chương, do vậy mà mỗi giáo viên dạy văn phải có một tâm hồn nhạy cảm, dễ rung động, cảm thông, vì dạy môn Ngữ văn không chỉ là truyền đạt kiến thức mà chủ yếu là truyền sự rung cảm trước tác phẩm. Tức là người dạy văn phải có cảm xúc về tác phẩm và truyền cảm xúc đó đến với học sinh. Người thầy như là người nhóm lửa, thổi lên ngọn lửa văn chương trong mỗi tâm hồn học trò. Và muốn được như vậy thì người dạy phải có sự rung cảm sâu sắc và bằng ngôn ngữ, bằng kĩ thuật diễn đạt làm cho học sinh rung động theo, phải vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học truyền thống và hiện đại, các kĩ năng dạy học phù hợp để làm cho các em hào hứng với giờ học văn. Vận dụng các giải pháp nêu trên làm định hướng, tôi đã thực hiện các biện pháp sau đây để nhằm góp phần nâng cao chất lượng đại trà, chú trọng chất lượng mũi nhọn môn Ngữ văn ở lớp 9: 1. Chuẩn bị kĩ trước khi lên lớp: a) Trước tiên khi được giao phụ trách các lớp, tôi đã tiến hành tìm hiểu và nắm vững hoàn cảnh của các em học sinh thông qua sơ yếu lí lịch của các em, thông qua giáo viên chủ nhiệm, các giáo viên bộ môn khác và việc tự tìm hiểu của bản thân, sau đó nắm vững lực học của từng học sinh qua các đợt thi khảo sát của Sở giáo dục, Phòng giáo dục, của nhà trường và qua các bài kiểm tra thường xuyên và định kì của bộ môn. b) Khâu chuẩn bị trước khi lên lớp rất quan trọng. Vì vậy trước khi lên lớp, tôi Ngêi thùc hiÖn: Lª ThÞ Th¬. GV trêng THCS LTK ThÞ trÊn Hµ Trung 4
- Kinh nghiÖm d¹y phÇn ®äc - hiÓu v¨n b¶n trong ph©n m«n v¨n ë líp 9 soạn bài rất kĩ, đọc lại các tài liệu có liên quan để vận dụng, xác định mục tiêu cần đạt trước khi lên lớp, xác định trọng tâm của bài học để tập trung đào sâu kiến thức cung cấp cho học sinh. 2. Vận dụng các phương pháp dạy học phù hợp với đặc trưng của bộ môn. a) Sử dụng đồ dùng dạy học hợp lý: Trước hết là tôi sử dụng tranh ảnh minh họa: Việc sử dụng tranh ảnh minh hoạ trong các văn bản Ngữ văn góp phần thực hiện mục tiêu, yêu cầu của môn học, giúp học sinh nhận thức qua hình ảnh trực quan, gợi liên tưởng, tạo cảm hứng thẩm mĩ, hứng thú cho các em. Bên cạnh đó tôi cũng chú ý sử dụng băng hình, băng tiếng như băng tư liệu, băng tư liệu hướng dẫn nghiệp vụ, băng đọc mẫu để tạo thêm hứng thú cho học sinh. Việc sử dụng sơ đồ, bảng phụ cũng có tác dụng khái quát kiến thức của từng phần, từng giai đoạn để học sinh nắm vững kiến thức của văn bản đã được học nên tôi cũng rất chú ý tới việc sử dụng loại phương tiện dạy học này. Đặc biệt việc sử dụng đồ dùng dạy học hiện đại nếu hợp lý sẽ có tác dụng rất lớn giúp học sinh thâm nhập vào tác phẩm, đó là máy chiếu hắt và máy chiếu đa năng. Tôi nhận thấy việc sử dụng bài giảng điện tử với những hình ảnh âm thanh sinh động làm cho học sinh dễ dàng tiếp thu, khắc sâu kiến thức và tăng hứng thú học tập cho các em. Thông qua bài giảng điện tử, tôi có thời gian nhiều hơn để đặt ra các câu hỏi gợi mở, nhằm khuyến khích các em tư duy và sáng tạo. Ví dụ khi dạy Bài thơ về tiểu đội xe không kính của nhà thơ Phạm Tiến Duật hoặc đoạn trích truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi của cây bút nữ Lê Minh Khuê, tôi thường đọc cho các em đoạn thơ của nhà thơ Tố Hữu để khởi động, dẫn dắt, tạo tâm thế cho các em bước vào bài mới, hoà nhập vào không khí của tiết học, vào tuyến lửa Trường Sơn thời chống Mỹ: Ngêi thùc hiÖn: Lª ThÞ Th¬. GV trêng THCS LTK ThÞ trÊn Hµ Trung 5
- Kinh nghiÖm d¹y phÇn ®äc - hiÓu v¨n b¶n trong ph©n m«n v¨n ë líp 9 Trường Sơn xẻ dọc, dọc ngang Xẻng tay mà viết nên trang sử hồng Trường Sơn vượt núi băng sông Xe đi trăm ngả chiến công bốn mùa Trường Sơn đông nắng tây mưa Ai chưa đến đó như chưa rõ mình ( Nước non ngàn dặm Tố Hữu) Sau đó tôi cho các em quan sát màn hình máy chiếu đa năng đoạn tư liệu có hình ảnh những đoàn xe vận tải đang vượt tuyến lửa vào tiếp viện cho chiến trường, những cô thanh niên xung phong đang san lấp hố bom hoặc đang đứng chỉ đường cho các đoàn xe chạy trong tiếng máy bay, tiếng bom gào rú. Tôi quan sát thấy hầu hết các em đều rất chú ý vào màn khởi động này, đó là một yếu tố rất thuận lợi để hướng dẫn các em bước vào tìm hiểu tác phẩm, từ đó mà hiệu quả của tiết dạy tăng lên rất nhiều. b) Vận dụng các phương pháp dạy học phù hợp với đặc trưng bộ môn: Đây là những biện pháp vô cùng quan trọng, quyết định sự thành công hay thất bại của tiết dạy trên lớp.Vì vậy tôi rất chú trọng tới các phương pháp dạy học này. Trong đó tôi rất chú ý vận dụng phương pháp dạy học tích cực. Trong quá trình dạy học theo phương pháp tích cực, tôi thấy phương pháp này có rất nhiều ưu điểm. Trong cách dạy này, người thầy hướng dẫn, tổ chức, trò tìm kiếm kiến thức, thầy nêu vấn đề, trò thảo luận phát hiện kiến thức, thầy hỏi, trò trả lời có quan điểm riêng, thầy luôn tìm ra tình huống có vấn đề nêu ra để thảo luận. Tôi chú ý vận dụng việc chia nhóm học sinh để các em chủ động tích cực tìm hiểu kiến thức theo yêu cầu của tiết dạy; đặt câu hỏi và tổ chức cho các em thảo luận. Khi áp dụng phương pháp này tôi nhận thấy học sinh hứng thú hơn trong tiết học, các em nhớ nhanh và nhớ lâu hơn các kiến thức, kĩ năng; phương pháp này cũng giúp các em phát triển khả năng tự lực, tư duy khoa học trong nhận thức. Ngêi thùc hiÖn: Lª ThÞ Th¬. GV trêng THCS LTK ThÞ trÊn Hµ Trung 6
- Kinh nghiÖm d¹y phÇn ®äc - hiÓu v¨n b¶n trong ph©n m«n v¨n ë líp 9 3. Linh hoạt trong cách thức tổ chức giờ học để đạt được hiệu quả giáo dục bộ môn cao nhất. a) Trong các giờ giảng trên lớp, tôi luôn chú ý đến các đối tượng học sinh khác nhau để có biện pháp truyền thụ kiến thức phù hợp. Tôi thường xuyên kiểm tra việc ghi chép bài, soạn bài và học bài, làm bài tập ở nhà của học sinh. Từ đó tôi động viên khuyến khích, khen thưởng kịp thời với những em có ý thức học tập tốt, luôn cố gắng vươn lên và cũng nhắc nhở, có biện pháp đôn đốc kịp thời những học sinh còn ham chơi,lười học. b) Chú ý hướng dẫn các em luyện viết chữ hàng ngày, yêu cầu các em viết bài, chấm điểm, biểu dương những em viết chữ sạch, đẹp, ngay ngắn, từ đó khích lệ được các em khác cũng kiên trì rèn luyện để chữ viết ngày càng tiến bộ hơn. c) Với bộ môn Ngữ văn, học thuộc bài là một yêu cầu rất quan trọng. Vì vậy tôi cũng rất chú ý đến khâu này. Ngoài việc kiểm tra bài cũ trên lớp, tôi luôn tạo điều kiện để các em trả bài vào mọi lúc có thể, thậm chí giờ ra chơi hay cuối mỗi buổi học tôi cũng ngồi tại lớp để tạo điều kiện cho các em trả bài trong giới hạn, nắm vững được kiến thức của bộ môn. Việc kiểm tra này phải được ghi chép cụ thể để đảm bảo kiểm tra được 100% học sinh trong mỗi lớp, có như vậy mới tránh được tư tưởng ỷ lại, cho rằng thầy cô sẽ không kiểm tra mình. Do đó các em rất hào hứng học bài. d) Trong quá trình giảng dạy, tôi luôn luôn chú ý phát hiện những học sinh có năng khiếu để bồi dưỡng các em trở thành những học sinh giỏi của bộ môn. Sau đó gặp gỡ, động viên, khích lệ các em vào đội tuyển dự thi môn Ngữ văn, thậm chí tôi còn gặp gỡ, trao đổi, làm công tác tư tưởng cho phụ huynh để các em được tạo những điều kiện tốt nhất cho việc ôn luyện. Tôi thường xuyên giao bài tập để các em thực hiện và chấm rất kĩ, tìm ra những câu văn, những hình ảnh sáng tạo để các em tự tin hơn trong học tập. Với học sinh đại trà có thể chỉ cần làm đúng, viết đúng, nhưng với học sinh giỏi, ngoài viết đúng lại còn phải viết hay, có như vậy thì bài làm của các em mới tạo được ấn tượng cho người Ngêi thùc hiÖn: Lª ThÞ Th¬. GV trêng THCS LTK ThÞ trÊn Hµ Trung 7
- Kinh nghiÖm d¹y phÇn ®äc - hiÓu v¨n b¶n trong ph©n m«n v¨n ë líp 9 đọc. Vì vậy tôi cũng thường xuyên tìm và cung cấp thêm tài liệu tham khảo để các em học hỏi, rèn luyện thêm. Khi tập huấn cho các em dự thi, tôi thực hiện biện pháp cùng chấm, nghĩa là cả cô và trò đều là “giám khảo” công khai. Các em trực tiếp nhận xét bài làm của bạn, tìm ra các đoạn văn, bài văn viết tốt nhất và xếp theo thứ tự từ cao xuống thấp. Ví dụ khi giao cho các em làm đề bài: Cảm nhận của em về bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh, tôi đã đọc cho các em chấm từng mở bài của các bạn theo phương pháp so sánh để tìm ra bạn có cách viết hay nhất. Kết quả là các em đều công nhận hai mở bài sau đây là tạo được ấn tượng nhất: Mở bài 1: Đẹp biết mấy mỗi mùa hoa nở rộ trên đất nước ta! Bốn mùa xuân, hạ, thu, đông ngự trị và ban tặng cho ta những món quà tinh hoa của trời đất. Đó là do sự kết tinh của gió, hương, hoa, cỏ, ngập sắc muôn nơi. Nhưng có gì đẹp hơn cái khoảnh khắc giao mùa chóng vánh kì diệu mà đẹp ngất ngây khi hạ qua, thu tới. Nhà thơ Hữu Thỉnh đã thật tinh tế biết bao khi chớp nhặt được sợi nắng vấn vương kéo từ hạ sang thu mong manh, dễ tan biến như khói mây để rồi viết nên tuyệt tác “Sang thu”. Tác phẩm được viết năm 1977, in trong tập “Từ chiến hào đến thành phố”. ( Mở bài của em Trần Quỳnh Anh, khoá 2009 2010) Mở bài 2: Chẳng biết tự bao giờ, thu đã trở thành bến đợi trong tâm hồn của những người thi sĩ. Mùa thu gieo vào trong trái tim mỗi con người một nốt nhạc trầm lắng, xao xuyến mà tinh tế, nhẹ nhàng, thanh thoát. Người ta yêu thu một tình yêu đơn giản đến lạ lùng. Phải chăng chất thi vị ngọt ngào ấy đã chắp cánh cho tâm hồn người nghệ sĩ hoá thành những vần thơ bay bổng, lãng mạn. Tất cả đã dệt nên ba bài thơ thu của Nguyễn Khuyến, “ Cảm thu Tiễn thu” của T ản Đà. Và cũng không thể không nhắc tới “Sang thu” của Hữu Thỉnh. Nó là tiếng thì thầm của khoảnh khắc hạ chuyển sang thu. ( Mở bài của em Nguyễn Thị Thu Trang, khoá 2009 2010) Ngêi thùc hiÖn: Lª ThÞ Th¬. GV trêng THCS LTK ThÞ trÊn Hµ Trung 8
- Kinh nghiÖm d¹y phÇn ®äc - hiÓu v¨n b¶n trong ph©n m«n v¨n ë líp 9 Như vậy các em sẽ được tham khảo học tập cách viết của các bạn, từ đó hình thành niềm tự tin rằng mình cũng viết được như vậy để được cô và các bạn biểu dương. Đồng thời tôi cũng hướng dẫn các em những kĩ năng làm bài, trình bày bài. Mặt khác, tôi cũng khen và thưởng cho các em để động viên khích lệ các em kịp thời, khơi dậy ở các em tinh thần thi đua và ý thức tự giác, say mê trong học tập. e) Với bất cứ môn học nào, thực hành cũng là khâu rất quan trọng. Môn Ngữ văn cũng vậy, phải thực hành nhiều mới giỏi. Vì vậy tôi thường xuyên yêu cầu học sinh phải lập dàn ý, mở rộng bài viết theo chiều sâu, có chính kiến riêng của mình về nghệ thuật, cảm nhận. Tôi cũng hướng dẫn các em ôn luyện theo từng chủ đề. Ví dụ ở chương trình Ngữ văn lớp 9 có các chủ đề văn học như: Hình ảnh người phụ nữ trong Truyện Kiều của Nguyễn Du. Hình ảnh người phụ nữ trong văn học trung đại. Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên của Nguyễn Du trong Truyện Kiều. Nghệ thuật tả người của Nguyễn Du trong Truyện Kiều. Hình ảnh người lính qua hai tác phẩm Đồng chí của Chính Hữu và Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật. Hình ảnh người phụ nữ trong các tác phẩm thơ hiện đại. Tình yêu làng của người nông dân Việt Nam qua tác phẩm Làng của Kim Lân. Hình ảnh con người mới qua tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long. Hình ảnh những cô thanh niên xung phong trong tác phẩm Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê…. Từ đó tôi yêu cầu học sinh phải nắm được cốt lõi của vấn đề và phải tập viết những đoạn văn nhỏ để từ đó rèn kĩ năng viết súc tích rồi tiến đến viết hay. Tôi cũng hết sức cố gắng tạo ra bầu không khí văn chương trong các giờ văn. Đó là bầu không khí dân chủ, cởi mở, bầu không khí đối thoại. Bước vào giờ giảng là bước vào bầu không khí được sẻ chia, được trao đổi tâm tư.Ở đó thầy và trò bình đẳng với nhau trong quá trình khám phá và sáng tạo. Ngêi thùc hiÖn: Lª ThÞ Th¬. GV trêng THCS LTK ThÞ trÊn Hµ Trung 9
- Kinh nghiÖm d¹y phÇn ®äc - hiÓu v¨n b¶n trong ph©n m«n v¨n ë líp 9 g)Tôi cũng cố gắng kiên nhẫn khuyến khích để lắng nghe được ý kiến từ học sinh. Theo tôi, một câu hỏi đúng lúc, đúng chỗ, vừa sức, một ánh mắt thiện cảm, một lời động viên khích lệ, một sự chờ đợi không nôn nóng, một sự tranh thủ thêm nhiều ý kiến, một giả định, một nhận xét thoả đáng, đó là những gì ngoài văn chương hết sức cần thiết để nhen lên khát vọng từ học sinh. Ví dụ khi hướng dẫn các em, nhất là các em học trong đội tuyển thi học sinh giỏi, tôi đã đọc cho các em nghe đoạn thơ: Những năm ấy tôi đi giữa lòng Hà Nội Không hay trong xà lim anh Hoàng Văn Thụ đang nằm Không biết anh Trần Đăng Ninh bị cùm tay mỗi tối Không hay trên biên thùy Bác đã dừng chân! Tôi đến Nha Trang ngắm trời bể đẹp Có hay đâu hang Pắc Bó gió lùa Giường lãnh tụ là hai hàng đá ghép Mảnh áo chàm Bác mặc quá đơn sơ! Đất nước sắp đổi thay rồi mà tôi chẳng biết! Người thay đổi đời ta đã về kia ta vẫn không hay! Tôi vẫn khép phòng văn hì hục viết Nắng trôi đi oan uổng biết bao ngày! Chớ bao giờ quên nỗi chua cay của một thời thơ ấy! Tổ quốc trong lòng ta mà có cũng như không! Nhân dân ở quanh mà ta chẳng thấy! Thơ xuôi tay như nước chảy xuôi dòng ! Ta làm con nai lạc giữa rừng thu Ngêi thùc hiÖn: Lª ThÞ Th¬. GV trêng THCS LTK ThÞ trÊn Hµ Trung 10
- Kinh nghiÖm d¹y phÇn ®äc - hiÓu v¨n b¶n trong ph©n m«n v¨n ë líp 9 Làm hổ sa cơ giận vườn bách thảo Làm bóng ma hời sờ soạng đêm mơ Làm tất cả, chỉ trừ không đổ máu! Nở trắng hoa kim anh trên biên giới, Bác về Xa nước ba mươi năm, một câu Kiều, Người vẫn nhớ Mái tóc Bác đã phai màu quá nửa Lòng son ngời như buổi mới ra đi! ( Người thay đổi đời tôi, Người thay đổi thơ tôi Chế Lan Viên) Sau khi đọc xong tôi hỏi ấn tượng chung của từng em về đoạn thơ vừa nghe. Các em hầu hết đều trả lời rằng đoạn thơ rất ấn tượng, rất hay. Sau đó tôi phát cho các em văn bản thơ đã được in sẵn để các em cùng tự đọc lại và yêu cầu các em suy nghĩ tìm tòi để phát hiện ra đặc sắc của đoạn thơ. Cuối cùng tôi đã bình giảng cho các em nghe cách sử dụng ngôn từ đầy chất triết lí của tác giả và cách dùng dấu câu rất ấn tượng của Chế Lan Viên. Mục đích của tôi khi cho các em tiếp xúc với đoạn thơ là tìm cách cho các em cảm nhận được vẻ đẹp của ngôn từ và dấu câu trong thơ, để từ đó khích lệ các em đến với tác phẩm văn học nói chung, đến với các tác phẩm thơ trong chương trình Ngữ văn 9 nói riêng, từ đó tạo tâm thế cho các em quay vào phần kiến thức ôn luyện. Quả thật sau đó các em đã tìm đến với thơ Chế Lan Viên, tìm học thuộc nhiều bài thơ của ông. Và dần dần các em cảm thấy yêu thích các tác phẩm văn chương hơn, đặc biệt là các tác phẩm văn chương có giá trị. Theo nhà thơ Xuân Diệu thì “ Mỗi áng văn, lời thơ là một cá lội, con bướm bay, con chim hót. Việc nghiên cứu giảng dạy là phải đưa được vào trái tim người đọc cái kì diệu của chim hót, bướm bay, cá lội, chứ không phải là làm cho bướm ép dẹp, chim nhồi rơm và cá chết khô”. Một lời bình hay, đúng lúc, đúng chỗ sẽ nâng cao giá trị thẩm mĩ của bài văn, bài thơ, khơi dậy ở trái tim non trẻ của các em tình yêu người, yêu đời, để các em biết ghét cái ác, cái xấu mà hướng tới chân thiện mĩ. Hoặc khi dẫn dắt các em học sinh năng khiếu văn tìm hiểu việc bình thơ văn, tôi cũng đọc cho các em Ngêi thùc hiÖn: Lª ThÞ Th¬. GV trêng THCS LTK ThÞ trÊn Hµ Trung 11
- Kinh nghiÖm d¹y phÇn ®äc - hiÓu v¨n b¶n trong ph©n m«n v¨n ë líp 9 nghe đoạn bình vô cùng ấn tượng của hai tác giả Hoài Thanh Hoài Chân về các thi nhân Việt Nam trong phong trào Thơ Mới 1932 1945: “ Đời chúng ta nằm trong vòng chữ tôi. Mất bề rộng ta đi tìm bề sâu. Nhưng càng đi sâu càng thấy lạnh. Ta thoát lên tiên cùng Thế Lữ, ta phiêu lưu trong trong trường tình cũng Lưu Trọng Lư, ta điên cuồng với Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, ta đắm say cùng Xuân Diệu. Nhưng động tiên đã khép, tình yêu không bền, điên cuồng rồi tỉnh, say đắm vẫn bơ vơ, ta ngơ ngẩn trở về hồn ta cùng Huy Cận”. Nghe đoạn bình này, tôi chắc rằng sẽ không phải nói nhiều với các em về tác dụng của việc dùng từ ngữ sắc sảo, ấn tượng, mang đậm dấu ấn cá nhân của người viết khi làm văn, đoạn bình này cũng sẽ giúp các em tìm đến với phong trào Thơ Mới 1932 1945 nói riêng và các tác phẩm văn học có giá trị nói chung. C. KẾT LUẬN: 1. Kết quả nghiên cứu: Hiệu quả cách làm trên mà tôi thấy được là: chất lượng đại trà và chất lượng mũi nhọn ngày càng tăng. Cụ thể: a) Chất lượng đại trà: Từ khi chú trọng vận dụng các giải pháp, biện pháp dạy học trên, chất lượng môn Ngữ văn ở các lớp tôi được phân công giảng dạy có chuyển biến đáng kể: Các em phần nào chú ý đến môn học, chú ý nghe giảng, xây dựng bài, lo soạn bài, làm bài tập ở nhà nhiều hơn trước khi đến lớp. Trong các kì thi, chất lượng bộ môn do tôi đảm nhiệm đều đạt và vượt chỉ tiêu đăng kí. Kết quả thi vào Trung học phổ thông thường xuyên có tỉ lệ học sinh đạt điểm cao nhất so với mặt bằng chung các môn thi cùng thời điểm của trường và của toàn huyện. Cụ thể: Ngêi thùc hiÖn: Lª ThÞ Th¬. GV trêng THCS LTK ThÞ trÊn Hµ Trung 12
- Kinh nghiÖm d¹y phÇn ®äc - hiÓu v¨n b¶n trong ph©n m«n v¨n ë líp 9 Điểm thi cuối năm Điểm thi vào lớp 10 Số học Năm học Lớp ( Trung bình trở lên) HS ( Trung bình trở lên) SL % SL % 20082009 9C 40 32 80,0 32 80,0 20092010 9E 40 39 97,2 40 100,0 b) Chất lượng mũi nhọn: Số HS dự thi Số HS đạt giải cấp tỉnh Năm học cấp tỉnh SL % 20082009 10 09 90,0 20092010 10 10 100,0 Số lượng và chất lượng giải năm sau tăng so với năm trước, đó là kết quả rất đáng phấn khởi đối với bản thân tôi. Bên cạnh đó, tôi cũng phần nào giúp các em học sinh yên tâm tin tưởng hơn khi lựa chọn bộ môn Ngữ văn nói riêng, các môn khoa học xã hội nói chung, góp phần giáo dục kiến thức toàn diện trong nhà trường. 2. Kiến nghị, đề xuất: Để nâng cao chất lượng đại trà và chú trọng chất lượng mũi nhọn môn Ngữ văn, mỗi giáo viên cần tâm huyết với nghề, phải có phương pháp linh hoạt với từng đối tượng học sinh. Bên cạnh đó người dạy không nên áp đặt học sinh cảm nhận và tuyệt đối hoá các giá trị văn học, bởi hành trình đến với văn chương và cái đẹp không phải một sớm một chiều. Cần gắn việc dạy và học văn với việc nhận thức thế giới xung quanh, trên cơ sở đó hướng dẫn, hỗ trợ các kĩ năng tạo lập văn bản cho các em. Cách thức sử dụng, ứng dụng công nghệ thông tin phải phù hợp, tránh lạm Ngêi thùc hiÖn: Lª ThÞ Th¬. GV trêng THCS LTK ThÞ trÊn Hµ Trung 13
- Kinh nghiÖm d¹y phÇn ®äc - hiÓu v¨n b¶n trong ph©n m«n v¨n ë líp 9 dụng, tràn lan. Cách ra đề, đánh giá bài viết của học sinh cũng cần theo tiêu chí đổi mới. Đề thi nên gắn với cuộc sống, chú ý phát huy tính sáng tạo của học sinh, nên nhìn nhận đánh giá bài làm của các em dưới góc độ một độc giả, khuyến khích sự tìm tòi riêng của các em. Bản thân người giáo viên cũng cần thường xuyên học tập, trau dồi chuyên môn nghiệp vụ, cập nhật thông tin để đáp ứng yêu cầu giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng môn học. Trên đây là một vài kinh nghiệm nhỏ của tôi trong trong quá trình giảng dạy phân môn văn mà tôi đã vận dụng phần nào có hiệu quả, kính mong được sự góp ý của các quí vị và các bạn đồng nghiệp để tôi cố gắng hơn trong quá trình giảng dạy, nhằm góp phần nâng cao chất lượng đại trà và chú trọng chất lượng mũi nhọn của bộ môn. Xin trân trọng cảm ơn! Thị trấn Hà Trung ngày 09/ 02/ 2011 Người viết Lê Thị Thơ Ngêi thùc hiÖn: Lª ThÞ Th¬. GV trêng THCS LTK ThÞ trÊn Hµ Trung 14
- Kinh nghiÖm d¹y phÇn ®äc - hiÓu v¨n b¶n trong ph©n m«n v¨n ë líp 9 MỤC LỤC TT NỘI DUNG TRANG 01 A. Đặt vấn đề 01 02 B. Giải quyết vấn đề: 03 I. Các giải pháp thực hiện 03 II. Các biện pháp để tổ chức thực hiện 03 1. Chuẩn bị kĩ trước khi lên lớp 04 2. Vận dụng các phương pháp phù hợp với 04 đặc trưng bộ môn 3.Linh hoạt trong cách thức tổ chức giờ học 06 để đạt được hiệu quả cao nhất 03. C. Kết luận 11 Ngêi thùc hiÖn: Lª ThÞ Th¬. GV trêng THCS LTK ThÞ trÊn Hµ Trung 15
- Kinh nghiÖm d¹y phÇn ®äc - hiÓu v¨n b¶n trong ph©n m«n v¨n ë líp 9 Ngêi thùc hiÖn: Lª ThÞ Th¬. GV trêng THCS LTK ThÞ trÊn Hµ Trung 16
- Kinh nghiÖm d¹y phÇn ®äc - hiÓu v¨n b¶n trong ph©n m«n v¨n ë líp 9 Ngêi thùc hiÖn: Lª ThÞ Th¬. GV trêng THCS LTK ThÞ trÊn Hµ Trung 17
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi toán lớp 4 – Lớp 5
11 p | 1073 | 264
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Kinh nghiệm phát triển vốn từ cho trẻ lứa tuổi 24 – 36 tháng tuổi
23 p | 817 | 129
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tin học 9
31 p | 663 | 87
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Kinh nghiệm quản lý giáo dục bảo vệ môi trường ở trường trung học cơ sở Đồng Vương
10 p | 463 | 83
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh lớp 5 giải toán liên quan đến diện tích hình tam giác, hình thang
23 p | 466 | 75
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Kinh nghiệm sử dụng phần mềm Cabri 2D và GeoGebra trong giảng dạy chương I Hình học lớp 11 tại trường THPT Chu Văn Thịnh
34 p | 228 | 69
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Kinh nghiệm giúp học sinh yêu thích môn học lịch sử lớp 5
13 p | 269 | 62
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Kinh nghiệm dạy bài "Phương hướng trên bản đồ. Kinh độ, vĩ độ và tọa độ địa lí" (Địa lí lớp 6)
16 p | 336 | 53
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Kinh nghiệm bồi dưỡng năng lực tự học môn Vật lý cho học sinh khối 9
20 p | 261 | 52
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh lớp 9 giải bài tập vật lý phần thấu kính
30 p | 245 | 33
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Kinh nghiệm để học sinh phát huy tính chủ động, sáng tạo trong hoạt động nhóm của môn Tin học lớp 12 ban cơ bản tại trường THPT Sông Ray
19 p | 134 | 31
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Kinh nghiệm dạy học theo chủ đề tích hợp trong dạy học Địa lý cấp THCS
43 p | 202 | 31
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Kinh nghiệm giảng dạy chạy tiếp sức đối với học sinh khối 12
13 p | 213 | 31
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Kinh nghiệm giải bài toán hình học sử dụng tính chất ba đường đồng quy của tam giác ở THCS
31 p | 198 | 24
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Kinh nghiệm tổ chức hoạt động ngoại khóa trong dạy học Vật lý ở trường THPT
10 p | 236 | 23
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Kinh nghiệm xây dựng trường điểm của chuyên đề “Nâng cao chất lượng giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm”
12 p | 173 | 22
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Kinh nghiệm tổ chức sinh hoạt chi hội trường tiểu học
19 p | 104 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Kinh nghiệm khi thiết kế bài giảng cho giáo án điện tử
36 p | 14 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn