Sáng kiến kinh nghiệm: Kinh nghiệm phối hợp giữa Công đoàn và chuyên môn đồng cấp để thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục ở trường THCS Lương Nội - Bá Thước
lượt xem 16
download
Sáng kiến kinh nghiệm "Kinh nghiệm phối hợp giữa Công đoàn và chuyên môn đồng cấp để thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục ở trường THCS Lương Nội - Bá Thước" được nghiên cứu với các nội dung chính: Đặt vấn đề, giải quyết vấn đề, kết luận. Để nắm vững hơn nội dung kiến thức đề tài mời các bạn cùng tham khảo tài liệu.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm: Kinh nghiệm phối hợp giữa Công đoàn và chuyên môn đồng cấp để thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục ở trường THCS Lương Nội - Bá Thước
- PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ I. LÝ DO CHON ĐỀ TÀI 1. Lý do khách quan Trong tình hình hiện nay, vị thế, vai trò của tổ chức Công đoàn ngày càng được khẳng định và lớn mạnh. Công đoàn luôn là chỗ dựa, là niềm tin cho cán bộ công nhân viên chức, người lao động (CBCNVC, NLĐ), là tổ chức đại diện cho tiếng nói của người lao động, bảo vệ quyền lợi, lợi ích chính đáng cho CBCNVC, NLĐ. Xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh sẽ góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi nhiệm vụ của mỗi đơn vị. Hiến pháp nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (1992) Chương I, điều 10 ghi: “ Công đoàn là tổ chức chính trị xã hội của giai cấp công nhân và người lao động. Cùng với cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, chăm lo bảo vệ quyền lợi của cán bộ, công nhân viên chức và những người lao động khác,tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia kiểm tra giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, giáo dục công nhân viên chức và những người lao động khác xây dựng và bảo vệ tổ quốc”. Tại Đại hội X Công đoàn Việt Nam đã đưa ra mục tiêu, phương hướng là “Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động Công đoàn các cấp; hướng về cơ sở, lấy cơ sở làm địa bàn hoạt động chủ yếu, lấy đoàn viên, CNVCLĐ làm đối tượng vận động; chuyển mạnh hoạt động Công đoàn vào việc tổ chức thực hiện chức năng đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của đoàn viên, CNVCLĐ; xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định, tiến bộ; góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước”. Trên cơ sở đó, có thể nói hoạt động Công đoàn ở cơ sở là yếu tố then chốt quyết định sự thành công của mỗi tổ chức đơn vị đặc biệt là ở những đơn vị hành chính sự nghiệp như Giáo dục Đào tạo. Xây dựng Công đoàn cơ sở vững mạnh là vấn đề then chốt mà các Công đoàn cơ sở đều hết sức quan tâm. Công đoàn có vững mạnh mới có thể thực hiện được chức năng, nhiệm vụ cơ bản của mình là đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người lao động. Bởi lẽ CĐCS là nơi trực tiếp vận động đoàn viên thực hiện chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, 1
- của ngành giáo dục và các nghị quyết của Công đoàn.CĐCS có mạnh thì tổ chức Công đoàn mới được phát triển mạnh mẽ. Công đoàn giáo dục việt nam là một Công đoàn ngành nghề, đại diện cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên và người lao động trong ngành giáo dục có nhiệm vụ chăm lo bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp và chính đáng của người lao động trong ngành giáo dục, đồng thời có trách nhiệm giáo dục cán bộ viên chức, vận động tổ chức cho cán bộ viên chức tham gia các phong trào thi đua do ngành giáo dục phát động nhằm nâng cao chất lượng dạyhọc. Để cụ thể hoá những mục tiêu, nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn trên địa bàn còn nhiều khó khăn như ở Bá Thước, qua các kỳ Đại hội; đặc biệt là các Nghị quyết tại Đại hội Liên đoàn lao động huyện Bá Thước khoá VII; và Đại hội Công đoàn Giáo dục huyện Bá Thước khoá XXIV đã vạch ra, là tiền đề và là căn cứ cho các Công đoàn cơ sở thực hiện xuyên suốt. Đồng thời nhằm thiết thực tiến tới chào mừng Đại hội LĐLĐ tỉnh lần thứ XVIII, Đại hội Công đoàn Việt Nam năm 2013. 2. Lý do chủ quan. Từ việc nhận thức sâu sắc về vai trò, vị trí của tổ chức Công đoàn trong việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục ở đơn vị trường THCS Lương Nội. Là một người luôn tâm huyết với hoạt động Công đoàn; từ khi bản thân được vinh dự trở thành đoàn viên Công đoàn (Tháng 12/2000), và đặc biệt là từ tháng 12/2005 với cương vị là Chủ tịch Công đoàn trường THCS Lương Nội, bản thân luôn không ngừng suy nghĩ tìm tòi, trau dồi, học hỏi góp nhặt những kiến thưc, cách làm để lãnh chỉ đạo hoạt động hoạt động Công đoàn, phối hợp tốt với chuyên môn đồng cấp, tham mưu đề xuất với cấp trên, xây dựng khối đại đoàn kết trong đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ của từng năm học, cả nhiệm kỳ và giai đoạn cụ thể. Những cố gắng nỗ lực của bản thân và các CBĐV đã tạo được sự chuyển biến tích cực trong hoạt động dạy và học cũng như cơ sở vật chất và cảnh quan môi trường của đơn vị; nhà trường và Công đoàn trước đây luôn ở chỉ xếp loại trung bình nhưng đến nay liên tục đạt trường tiên tiến, Công đoàn vững mạnh xuất sắc nhiều năm liên tục. Những chuyển biến tích cực và sâu sắc đó có phần đóng góp rất quan trọng của sự phối kết hợp chặt chẽ giữa, thống nhất công đoàn và nhà trường (Cụ thể ở đây là Chủ tịch Công đoàn và Hiệu trưởng) trong việc quản lý, chỉ đạo CBĐV NLĐ . Từ những hiệu quả thiết thực ở đơn vị, tổng hợp lại những biện pháp, cách thức phối hợp hoạt động giữa Công đoàn và nhà trường mà bản thân đã vận dụng, tổ chức thực hiện có hiệu quả ở đơn vị trong những năm qua hy vọng sẽ thêm một 2
- cách nghĩ, một cách làm để các đồng chí, đồng nghiệp tham khảo và vận dụng nên tôi chọn đề tài: "Kinh nghiệm phối hợp giữa Công đoàn và chuyên môn đồng cấp để thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục ở trường THCS Lương Nội Bá Thước" PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. CƠ SỞ LÝ LUẬN Luật Công đoàn tại khoản 2 điều 2 đã khẳng định: “Công đoàn đại diện và tổ chức người lao động tham gia quản lý cơ quan, đơn vị, tổ chức, quản lý kinh tế xã hội, quản lý nhà nước; trong phạm vi chức năng của mình, thực hiện quyền kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan, đơn vị, tổ chức theo qui định của pháp luật”. Công đoàn giáo dục Việt Nam là một Công đoàn ngành nghề, đại diện cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên và người lao động trong ngành giáo dục có nhiệm vụ chăm lo bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp và chính đáng của người lao động trong ngành giáo dục, đồng thời có trách nhiệm giáo dục cán bộ viên chức, vận động tổ chức cho cán bộ viên chức tham gia các phong trào thi đua do ngành giáo dục phát động nhằm nâng cao chất lượng dạy học. Tại Đại hội Công đoàn giáo dục Bá Thước khoá XXIV đã nêu rõ: "Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các phong trào thi đua, các cuộc vận động do cấp trên phát động. Phối hợp với chuyên môn và các tổ chức khác để nâng cao chất lượng hoạt động Công đoàn. Chăm lo đời sống vật chất, tinh thần bảo vệ quyền lợi, lợi ích hợp pháp chính đáng cho cán bộ đoàn viên và người lao động" Năm học 2012 2013 là năm học mà toàn ngành Giáo dục và Đào tạo nói chung; ngành Giáo duc và Đào tạo Bá Thước nói riêng đang ra sức thực hiện thắng lợi muc tiêu của Đảng đó là "Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài". Song song với nhiệm vụ trong tâm đó là việc thực hiện lợi nhiều cuộc vận động, nhiều phong trào lớn như: Cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh", cuộc vận động “Hai không”, cuộc vận động “ Mỗi Thầy cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” , phong trào “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”...; "tiếp tục đổi mới quản lý, nâng cao chất lượng giáo dục" tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy để đào tạo ra những con người có đầy đủ năng lực, phẩm chất thích ứng được với sự phát triển mạh mẽ của xã hội góp phần đấy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. 3
- II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ Công đoàn cơ sở trường học trực thuộc Công đoàn Giáo dục, từ trước đến nay các nội dung hình thức hoạt động hầu như chỉ dừng lại ở mức tổ chức đoàn thể do Đại hội bầu ra, cũng có đầy đủ các tổ, bộ phận nhưng hiệu quả chưa cao. Do các chức danh là kiêm nhiệm, công tác chuyên môn quá nhiều, nguồn kinh phí không đủ lớn, đội ngũ cán bộ Công đoàn chưa được tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ mà chủ yếu là qua kinh nghiệm, qua trao đổi hội họp Công đoàn. Vị thế, vai trò của Công đoàn trong các nhà trường chưa thực sự được khẳng định; trên quan niệm nhà trường và Công đoàn là "Hai con ngựa kéo chung một cỗ xe". Tuy vậy ở một khía cạnh nào đó thì vai trò của Chủ tịch Công đoàn không thể ngang hàng với Hiệu trưởng. Vì vậy một số Công đoàn sẽ lúng túng hoặc không duy trì được khối đoàn kết, mối quan hệ tốt đẹp với Hiệu trưởng; điều đó sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến hoạt động Công đoàn. Về phía nhà trường thường có quan niệm tổ chức Công đoàn phải có trách nhiệm chăm lo và bảo vệ quyền lợi và lợi ích cho CBĐV NLĐ (phó mặc công tác thăm hỏi động viên cho Công đoàn). Vì thế cho nên Chủ tịch hoặc BCH Công đoàn cơ sở phải gánh vác hết trách nhiệm và công việc cũng là một việc thường thấy. Mặt khác một số công đoàn cơ sở thường lấy nhiệm vụ động viên thăm hỏi làm nhiệm vụ chính mà không nghĩ rằng nhiệm vụ trọng tâm của mọi tổ chức, cá nhân trong nhà trường là phối hợp thực hiện tốt cho công tác dạy và học. III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN 1. Nắm vững chủ trương đường lối của Đảng, các chính sách pháp luật của nhà nước, các chỉ thị, nghị quyết, quan điểm chỉ đạo của cấp trên, chi bộ Đảng. Việc làm này giúp người cán bộ không những có đủ tự tin khi đấu mối, phối hợp với Hiệu trưởng mà còn giúp cho các quyết định của người cán bộ Công đoàn luôn luôn đúng đắn, phù hợp và hiệu quả trong quá trình quản lý, chỉ đạo và điều hành công việc. Trên thực tế công tác thì hệ thống chính sách pháp luật, các văn bản chỉ thị nghị quyết là rất nhiều, cùng một lúc chúng ta không thể nắm vững hết toàn bộ hệ thống các văn bản đó vì vậy nên người cán bộ Công đoàn cần tham khảo các văn bản có đủ cơ sở, tìm hiểu các nội dung, các yếu tố cần thiết trước khi phối hợp, bảo vệ hoặc đưa ra một quyết định trước Hệu trưởng, và CBĐV nhà trường. 4
- Trong hoạt động Công đoàn lâu nay chúng ta thường quan tâm nhiều đến hệ thống các văn bản luật hoặc dưới luật để làm căn cứ thực hiện; nhưng trên thực tế hoạt động của các Công đoàn cơ sở trường học luôn được đặt trong các văn bản chỉ đạo trực tiếp của Công đoàn ngành, của chi bộ Đảng và các văn bản này đều đã căn cứ vào hệ thống pháp lý để ban hành vì vậy chúng ta cần quan tâm và tập trung thực hiện tốt các văn bản và nhiệm vụ của cấp trực tiếp quản lý; đó là: Các văn bản chỉ đạo của ngành Các văn bản chỉ đạo của Công đoàn ngành Những quan điểm chỉ đạo của Chi bộ Đảng. Luôn cập nhật thông tin, các văn bản mới qua nhiều kênh thông tin khác nhau như báo, đài, mạng In ternet … Song phải đảm bảo độ chính xác và độ tin cậy cao. Có như vậy sẽ đảm bảo được yếu tố thống nhật trong phối hợp hành động, đồng thơi có thể khẳng định được vai trò và tầm ảnh hưởng của người cán bộ Công đoàn. 2. Xác định đúng nhiệm vụ trọng tâm của hoạt động Công đoàn. Lâu nay các hoạt động của tổ chức Công đoàn cơ sở thường nặng về công tác động viên thăm hỏi; còn việc tổ chức dạy học là của nhà trường; quan điểm này hết sức sai lầm bởi tất cả các hoạt động của các tổ chức, đoàn thể trong nhà trường đều có mục đích trọng nhất là phục vụ tốt cho hoạt động dạy học và giáo dục; vì thế nên hoạt động của tô chức Công đoàn cũng không năm ngoài mục tiêu đó. Để thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ này trước hết người cán bộ Công đoàn phải xác định được nhiệm vụ trọng tâm và cơ bản nhất của hoạt động Công đoàn là phải phối kết hợp với nhà trường để làm tốt nhiệm vụ chuyên môn. Như vậy công tác chuyên môn cũng là nhiệm vụ của Công đoàn chứ không phải chỉ riêng trách nhiệm của nhà trường. Trong năm học 2012 2013 Công đoàn ngành và Phòng giáo dục có một chủ trương mà tôi thấy hết sức rất hợp lý đó là ưu tiên cho chức vụ Chủ tịch Công đoàn là Phó hiệu trưởng, việc làm này đã thể hiện rất rõ quan điểm chỉ đạo tạo sự thống nhất giữa chuyên môn và Công đoàn của ngành GD&ĐT Bá Thước. Nếu thực hiện tốt chủ trương này thì mô hình các trường học sẽ là Bí thư chi bộ + Hiệu trưởng Chủ tịch Công đoàn + Phó hiệu trưởng. Như vậy sự tập trung và thống nhất trong công tác quản lý, điều hành sẽ cao hơn và đồng thời tiến nói của mỗi cá nhân cũng có trọng lượng hơn trong quá trình tổ chức chỉ đạo hoạt động. 5
- Có như vậy Trong quá trình công tác việc năm vững những lĩnh vực này không những làm căn cứ có tính định hướng của cấp trên để làm căn cứ đặc biệt là những vấn đề có liên quan trực tiếp đến giáo dục. 3. Luôn coi trọng trách nhiệm và vai trò của nhà trường trong hạt động Công đoàn. Cũng là một đoàn viên Công đoàn nhưng người Hiệu trưởng là đại diện cho một cơ quan trường học, có thể tạo những điều kiện tốt nhất về tài chính, cơ sở vật chất và các điều kiện khác cho công tác Công đoàn; vì vậy vai trò và tiếng nói của người "đoàn viên đặc biệt" này phải được luôn được coi trọng mới thực sự đem lại hiêu quả cao trong công tác Công đoàn. Việc coi trọng ở đây không có nghĩa là tôn sùng hay là sự phân biệt đối sử với các đoàn viên khác mà người cán bộ Công đoàn cần linh hoạt sử ký đặc biệt là đối với những công việc, những quyết định có tâm ảnh hưởng lớn, với những vấn đề phức tạp hoặc khó khăn cũng cần nên tham khảo trước ý kiến của người đoàn viên này, hay như trong các cuộc họp cũng nên dành một khoảng thời gian nhất định để Hiêu trưởng bày tỏ ý kiến. Làm như vậy cũng giúp cho Hiệu trưởng thấy mình có vai trò quan trọng trong công tác Công đoàn, và đồng thời cũng không làm ảnh hưởng đến công việc bởi tôi thấy hiện nay có rất nhiều nhà trường Hiệu trưởng thường làm Bí thư chi bộ; đó cũng là tranh thủ ý kiến chỉ đạo của chi bộ Đảng. 4. Năng động sáng tạo, chủ động lựa chọn những nhiệm vụ, công vịêc phù hợp, có tính thiết thực hiệu quả cao mạnh dạn đề xuất với cấp trên để thực hiện. Trong mỗi năm học, mỗi nhiệm kỳ để có thể thực hiện thành công mục tiêu nhiệm vụ người cán bộ Công đoàn phải tổ chức CBĐV hoàn thành các nhiệm vụ trên cơ sở thực hiện những công việc, việc làm cụ thể và có ý nghĩa thiết thực đứng ra nhận và tổ chức thực hiện gọi đó là nhiệm vụ hay công trình Công đoàn của nhiệm kỳ hay năm học. Muốn việc làm này thực sự có hiệu quả và được sự ủng hộ cao thì cần phải được thực hiện chặt chẽ qua các bước như sau: Lựa chọn công việc, công trình; việc lựa chọn cong việc hay công trình Công đoàn phải được thực hiện trước kỳ Đại hội (Cho nhiệm kỳ) và trước Hội nghị Công đoàn đầu năm (cho năm học), phải trực tiếp do BCH thống nhất lựa chọn. Các nhiệm vụ hay công trình Công đoàn được lựa chọn phải đảm bảo tính vừa sức, phải thiết thực và hiệu quả, đồng thời phải phù hợp với nhiệm vụ chung của đơn vị và toàn ngành. Phải xây dựng kế hoạch chi tiết, cụ thể về mục đích ý nghĩa, thới gian thực hiện dự trù nhân lực, kinh phí….Ví dụ như trong năm học 2011 2012 chúng tôi chọn nhiệm vụ đó là quán triệt CBĐV Không hút thuốc lá nơi công sở, 6
- công trình Công đoàn năm học là lợp mái che bể nước cho khu tập thể CBGV ; năm học 2012 2013 nhiệm vụ là: Thực hiện đồng phục 2 ngày trên tuần (Vào thứ 2 và thứ 6); công trình năm học là: Làm cổng khu nội trú cho CBGV. Cách thức tổ chức thực hiện: Nhiệm vụ sau khi đã được sự thống nhất của BCH sẽ được trình chi bộ xem xét, thông qua lấy ý kiến thống nhất của CBĐV qua Đại hội hoặc Hội nghị để tổ chức thực hiện, sau đó cần phối hợp với nhà trường để cân đỗi nguồn kinh phí và xin hỗ trợ. Thông thường với các Công đoàn cơ sở với nguồn kinh phí hết sức eo hẹp thì hầu hết kinh phí đều được nhà trường ủng hộ và chi trả, Công đoàn chỉ tổ chức ủng hộ về ngày công. Như ở đơn vị chúng tôi luôn được nhà trường ủng hộ năm 20112012 ủng hộ toàn bộ kinh phí in băng rôn khẩu hiệu tuyên truyền không hút thuốc, toàn bộ kinh phí mua các nguyên vật liệu, hỗ trợ tiền nước để CBĐV tham gia lao động. Năm 20122013 được nhà trường hỗ trợ 400 000đ/CBĐV để may đồng phục và toàn bộ kinh phí làm cổng sắt cho khu nội trú. Hay như trong nhiệm kỳ 2012 2015 chúng tôi xây dựng kế hoạch trình chi bộ và phối hợp nhà trường thưởng cho những CBĐV có thành tích cao trong nhiệm kỳ (Như GV giỏi cấp huyện trở lên, CSTĐ cấp cớ sở, GV có HS giỏi từ cấp huyện trở lên…...) một chuyến du lịch 2 ngày 1 đêm. Kế hoạch đã được sự nhất trí cao của nhà trường và sự phấn khới trong đội ngũ CBĐV. Hiệu quả thực tế của công việc. Muốn nhiệm vụ công trình Công đoàn được sự đồng thuận của nhà trường cao trước hết người cán bộ công đoàn phải tổ chức thực hiện nghiêm túc, đàm bảo đúng kế hoạch, chất lượng và hiệu quả; thực sự đổi mới trong cách nghĩ, cách làm, không thể trông chờ, ỷ lại. Việc làm phải đem lại hiệu quả thiết thực tạo sự thay đổi cho đơn vị. Đây là cách làm mà tôi thấy thực sự có hiệu quả đem lại những thay đổi thiết thực cho đơn vị, tạo được sự phấn khởi trong công tác, kích thích sự phấn đấu của CBĐV làm đẹp cảnh quan môi trường và điều kiện sống cho CBĐV. 5. Khéo léo trong quá trình đấu mối, phối kết hợp với nhà trường. Với bất kỳ hoạt động của mỗi con người thì sự khéo léo, tế nhị sẽ không bao giờ là thừa đặc biệt là trong mối quan hệ giữa Công đoàn và nhà trường thì sự khéo léo trong .cách sử sự sẽ đem lại hiệu quả công việc rất cao. Tìm hiểu đặc điểm tính cách. Mỗi người đều có một đặc điểm tính cách khác nhau việc hiểu được đặc điểm tính cách của đối tượng giao tiếp sẽ đảm bảo cho sự thành công của quá trình giao tiếp. Trong quá trình công tác người cán bộ Công đoàn phải năm được đặc điểm tính cách của CBĐV để có được cách cư sử phù 7
- hợp, hiệu quả, tránh những thiếu sót không cần thiết. Với Hiệu trưởng nhà trường thì việc hiểu được đặc điểm tính cách sẽ giúp cho quá trình phối kết hợp tốt hơn trong việc lựa chon nội dụng, cách thức tổ chức và kể cả hình thức, nội dung, thời gian để có thể trao đổi kết hợp. Có như vậy mới đảm bảo được hiệu quả công việc tạo sự thống nhất, tránh những thắc mắc không đáng có. Luôn coi trọng đối tượng giao tiếp. Việc coi trọng đối tượng giao tiếp luôn phải được người cán bộ Công đoàn lưu tâm và thực hiện. Coi trọng đối tượng giao tiếp chính là tôn trọng bản thân mình. Trong mối quan hệ với hiệu trưởng thì điều này phải luôn được chú ý và thực hiện bởi xét trên nhiều góc độ thì Hiệu trưởng nhà trường có tầm ảnh hưởng rất lớn đến tất cả các hoạt động của đơn vị trong đó có tổ chức Công đòan; cho nên trong quá trình hoạt động và giao tiếp người cán bộ Công đoàn không được trịch thượng, coi thường người khác (nên hạn chế dùng luật) nếu chưa cần thiết. Mà cần quan tâm, tôn trọng và gần gũi với mọi người; tạo nên sự đoàn kết, thân ái trong cơ quan. Cách làm này thực sự hữu ích hơn nhiều so với cách luôn phải tạo áp lực trong sử sự. Coi trọng nhưng không có nghĩa là quá đề cao mà phải luôn có chừng mực, phải luôn giữ được vị thế của người đồng cấp trong quá trình phối hợp, cộng tác. 6. Xây dựng quy chế phối hợp chặt chẽ, rõ ràng. Đây chính là căn cứ pháp lý cụ thể nhất thể hiện vai trò phối hợp giả Hiệu trưởng và Chủ tịch Công đoàn trường học mà đầu mỗi nhiệm kỳ, mỗi năm học đều phải tổ chức thực hiện. Vì vậy nên trong quá trình xây dựng quy chế phối hợp cần phải đấu mối hết sứ rõ ràng, tránh qua loa đại khái và phải được sự thống nhất cao của cả hai bên, phải có chữ ký và con dấu xác nhận. IV.KẾT QUẢ KIỂM NGHIỆM. Trong suốt quá trình công tác đặc biệt là tự khi đảm nhiệm cương vị Chủ tịch Công đoàn trường THCS Lương Nội bằng sự nỗ lực suy nghĩ, tìm tòi và đúc rút kinh nghiệm; đồng thời mạnh dạn vận dụng vào thực tiễn công tác bản thân nhận thấy hiệu quả công việc được nâng lên rõ rệt cụ thể ở những mặt sau: Tạo được mối đoàn kết thống nhất, gần gũi trong nội bộ, xây dựng được mối quan hệ thân tình, cởi mở giữa cán bộ và nhân viên, giữa nhà trường và Công đoàn. Hiệu lực các công việc, hiệu lực quản lý được thực hiện cao hơn, nhanh gọn và sát thực hơn. 8
- Phát huy được thái độ và tinh thần trách nhiệm, nền nếp giảng dạy của CBGV trong đơn vị. Chât lượng và hiệu quả hoạt động Công đoàn ngày càng cao, không có khiếu kiện đáng tiếc xảy ra; nhà trường, Công đoàn nhiều năm liên (từ năm học 2008 2009 đến nay) đạt danh hiệu trường tiên tiến cấp huyên được Chủ tịch UBND huyện, LĐLĐ huyện, Giám đốc Sở, Công đoàn Giáo dục Thanh Hoá tặng khen. Cảnh quan môi trường của đơn vị ngày càng khang trang sạch dẹp theo hướng chuẩn hoá, đời sống CBĐV ngày càng đảm bảo, các công trình công đoàn luôn phát huy được tác dụng hữu ích. PHẦN III:KẾT LUẬN I./NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM 1. Người cán bộ Công đoàn cần bám sát và cấp nhật các chủ chương chính sách pháp luật của đảng và nhà nước, các quan điểm chỉ đạo của ngành, các văn bản chỉ thị của cấp trên đặc biệt là ý kiến chỉ đạo trực tiếp của chi bộ Đảng để làm căn cứ cho mọi hoạt động. 2. Xác định đúng nhiệm vụ trọng tâm của công tác Công đoàn, tổ chức CBĐV tham gia thực hiện nghiêm túc, có trách nhiệm cao. 3. Năng động, sáng tạo; chủ động tham mưu đề xuất, phối hợp thực hiện những nội dung, phương pháp, việc làm hiệu quả. 4. Luôn coi trọng đúng mực vai trò trách nhiệm của Hiệu trưởng nhà trường, phát huy tối đa vị thế và sự ảnh hưởng trong hoạt động. 9
- 5. Giữ mối quan hệ đoàn kết, khéo léo trong quá trinh hợp tác, năm được đặc điểm tâm lý để có phương thức hợp tác hiệu của. 6./BCH CĐCS, Hiệu trưởng, Tập thể GV phải luôn luôn đoàn kết, vì có đoàn kết mới phát huy sức mạnh nội lực, mới hoàn thành tốt các phong trào đưa ra. 7. BCH CĐCS phải thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ. nội bộ Ban chấp hành phải đoàn kết, nhất trí cao, có phẩm chất đạo đức tốt, phát huy tinh thần trách nhiệm nhiệt tình trong công tác, phải mạnh dạn thẳng thắn phê và tự phê để không ngừng tiến bộ. II./NHỮNG KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT 1./Đối với Chi bộ Đảng. Cần quan tâm và chỉ đạo sát sao hơn nữa đến hoạt động và công tác Công đoàn, tạo điều kiện để Công đoàn có điều kiện thuận lợi trong hoạt động. Chung tay hỗ trợ cùng Công đoàn trong công tác động viên thăm hỏi, công tác giao lưu học hỏi… 2./Đối với CĐGD huyện. Tăng cường hơn nữa các lớp tập huấn, các lớp bồi dưỡng cho Cán bộ công đoàn cơ sở. Cập nhật các chủ trương, chính sách, các chế độ đãi ngộ để CĐCS nắm bắt kịp thời kịp lúc. Trên đây là một số kinh nghiệm thực tiễn và việc làm có hiệu quả của bản thân tổng hợp qua quá trình công tác tại trường THCS Lương Nội Bá Thước về nội dung "Kinh nghiệm phối hợp giữa Công đoàn và chuyên môn đồng cấp để thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục ở trường THCS Lương Nội Bá Thước". Hy vọng sẽ có thêm một số kinh nghiệm bổ ích cho công tác Công đoàn trường học để các đồng chí, đồng nghiệp tham khảo. Góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục ở các nhà trường đẩy mạnh sự nghiệp giáo dục như nghị quyết Đại hội XIV của CĐGD Bá thước đã đề ra: "Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các phong trào thi đua, các cuộc vận động do cấp trên phát động. Phối hợp với chuyên môn và các tổ chức khác để nâng cao chất lượng hoạt động Công đoàn. Chăm lo đời sống vật chất, tinh thần bảo vệ quyền lợi, lợi ích hợp pháp chính đáng cho cán bộ đoàn viên và người lao động". 10
- Xác nhận của HĐKH Thanh Hoá, ngày 29 tháng 3 năm 2013 Chủ tịch Hội đồng khoa học Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình trường THCS Lương Nội viết, không sao chép nội dung của người khác Họ tên và chữ ký Hiệu trưởng Lê Huy Cầu Lê Bách Bộ MỤC LỤC PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ I. Lý do chọn đề tài. Trang 1 1. Lí do khách quan. Trang 1 11
- 2. Lý do chủ quan Trang 2 B.PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. Cơ sở lí luận. Trang 3 II. Thực trạng của vấn đề. Trang 3 III. Giải pháp thực hiện Trang 4 1. Nắm vững chủ trương đường lối của Đảng, các chính sách pháp luật của nhà nước. Trang 4 2. Xác định nhiệm vụ trọng tâm của hoạt động Công đoàn Trang 5 3. Luôn coi trọng trách nhiệm vai trò của nhà trường trong hoạt động Công đoàn Trang 5 4. Năng động sáng tạo Trang 6 5. Khéo léo trong quá trình đấu mối, phối hợp Trang 7 6. Xây dựng quy chế phối hợp chặt chẽ, rõ ràng Trang 8 IV. Kết quả kiểm nghiệm. Trang 8 PHẦN III: KẾT LUẬN I. Những bài học kinh nghiệm. Trang 9 II. Những kiến nghị , đề xuất. Trang 9 1. Với chi bộ Đảng Trang 9 2. Đối với CĐGD huyện Trang 9 ■ Mục lục. Trang 11 12
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo án bài khúc xạ ánh sáng
7 p | 492 | 135
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Kinh nghiệm quản lý giáo dục bảo vệ môi trường ở trường trung học cơ sở Đồng Vương
10 p | 464 | 83
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Kinh nghiệm dạy bài "Phương hướng trên bản đồ. Kinh độ, vĩ độ và tọa độ địa lí" (Địa lí lớp 6)
16 p | 336 | 53
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Kinh nghiệm bồi dưỡng năng lực tự học môn Vật lý cho học sinh khối 9
20 p | 268 | 52
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Kinh nghiệm để học sinh phát huy tính chủ động, sáng tạo trong hoạt động nhóm của môn Tin học lớp 12 ban cơ bản tại trường THPT Sông Ray
19 p | 136 | 31
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Kinh nghiệm giảng dạy chạy tiếp sức đối với học sinh khối 12
13 p | 220 | 31
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Kinh nghiệm tổ chức hoạt động ngoại khóa trong dạy học Vật lý ở trường THPT
10 p | 239 | 23
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Kinh nghiệm tổ chức chương trình sinh hoạt ngoài giờ lên lớp của Trường Tiểu học thị trấn Hoàng Mai A
20 p | 135 | 14
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Kinh nghiệm rèn kĩ năng đọc đúng – đọc thành thạo cho học sinh lớp 1
11 p | 78 | 12
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Kinh nghiệm giúp học sinh hứng thú khi học tiết trang trí ứng dụng trong môn Mỹ thuật cấp THCS
20 p | 104 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Kinh nghiệm chỉ đạo giáo viên bộ môn Ngữ văn thực hiện dạy học kiến thức liên môn cho bài Mùa xuân của tôi
18 p | 67 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh thpt ôn tập kiến thức và giải toán véc tơ
20 p | 53 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Kinh nghiệm dạy chương trình con
9 p | 87 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Kinh nghiệm rèn kĩ năng viết đúng luật chính tả một số âm, vần cho học sinh lớp 1
15 p | 55 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Kinh nghiệm chỉ đạo ứng dụng công nghệ thông tin nâng cao chất lượng quản lí và đổi mới phương pháp dạy học trong trường Tiểu học
20 p | 77 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Kinh nghiệm rèn phát âm chuẩn cho học sinh
20 p | 60 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Kinh nghiệm trong việc huy động, phối hợp với hội cha mẹ học sinh nhằm xây dựng cơ sở vật chất nhà trường theo hướng chuẩn quốc gia
19 p | 48 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn