Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Nâng cao chất lượng môn Ngữ văn lớp 6 thông qua tổ chức một số hoạt động khởi động, hoạt động luyện tập, hoạt động vận dụng
lượt xem 1
download
Sáng kiến "Nâng cao chất lượng môn Ngữ văn lớp 6 thông qua tổ chức một số hoạt động khởi động, hoạt động luyện tập, hoạt động vận dụng" được hoàn thành với mục tiêu nhằm tạo hứng thú tập trung củng cố kiến thức, vận dụng kiến thức vào làm bài tập tốt. Phần khởi động khi dạy giáo viên cần đưa ra các tình huống, các đoạn video, hình ảnh học sinh quan quan sát từ đó có hứng thú học tập chú ý trong bài học.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Nâng cao chất lượng môn Ngữ văn lớp 6 thông qua tổ chức một số hoạt động khởi động, hoạt động luyện tập, hoạt động vận dụng
- 2 ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM “Nâng cao chất lượng môn Ngữ văn lớp 6 thông qua tổ chức một số hoạt động khởi động, hoạt động luyện tập, hoạt động vận dụng”. PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Đứng trước ngưỡng cửa của sự đổi mới phương pháp dạy học, thay đổi sách giáo khoa mới. Sự đổi mới đòi hỏi người giáo viên có sự đổi mới nhất là về phương pháp dạy học. Phương pháp dạy học đổi mới đế phát huy tính tính cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, tạo cho học sinh yêu thích môn học. Đại văn hào M. Gorki từng nói: “Văn học là nhân học”. Đúng vậy, khi chúng ta đi khai thác, đi tìm vẻ đẹp của văn chương là chúng ta đang mở ra cánh cửa tâm hồn với mỗi học sinh. Theo đổi mới chương trình Ngữ văn Trung học cơ sở, giáo viên lấy học sinh làm trung tâm, phát huy tính tích cực, sáng tạo của người học. Học sinh lớp 6 mới bước chân vào cánh cửa Trường Trung học cơ sở có nhiều sự thay đổi là giáo viên giảng dạy phải có sự đổi mới tạo hứng thú học tập cho học sinh. Từ những lí do trên, là một giáo viên dạy bộ môn Ngữ văn, tôi nhận thấy tầm quan trọng của việc tạo hứng thú học tập với bộ môn Ngữ văn cũng như việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay. Vì vậy, tôi quyết định lựa chọn và triển khai báo cáo: “Nâng cao chất lượng môn Ngữ văn lớp 6 thông qua tổ chức một số hoạt động khởi động, hoạt động luyện tập ,hoạt động vận dụng ”. 2. Mục đích Trong một tiết dạy để học sinh có sự hứng thú tập trung củng cố kiến thức, vận dụng kiến thức vào làm bài tập tốt. Phần khởi động khi dạy giáo viên cần đưa ra các tình huống, các đoạn video, hình ảnh học sinh quan quan sát từ đó có hứng thú học tập chú ý trong bài học . 3. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp phân tích tổng hợp, phân chia đối tượng nghiên cứu phân tích phát hiện ra bản chất của vấn đề. Phương pháp quy nạp diễn giải liên kết những hiện tượng riêng lẻ đọc lập ngẫu nhiên tìm ra bản chất vấn đề. 4. Thời gian áp dụng đề tài nghiên cứu Lớp 6A năm học 2022 - 2023.
- 2 PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1.Cơ sở lí luận Cũng như các môn học khác môn văn học hướng tới việc phát triển năng lực ngôn ngữ văn học đồng thời phát triển năng lực chung theo yêu cầu phát triển năng lực giáo dục chung. Giúp học sinh vận dụng rèn luyện kĩ năng nghe, nói đọc viết, phát huy khả năng tư duy và sáng tạo của học sinh trong giờ học. 2. Cơ sở thực tiễn a. Thuận lợi Học sinh chăm ngoan luôn có ý thức học tập tốt. Học sinh có đủ sách giáo khoa và đồ dùng học tập và nhà trường trang bị đầy đủ thiết bị như: Sách tham khảo phục vụ cho môn học Ngữ Văn: Ti vi, máy chiếu các thiết bị khác... phục vụ cho việc dạy và học của giáo viên và học sinh trong nhà trường. b. Khó khăn Văn bản mới thường tác giả mới giáo viên phải tra cứu nhiều mới có thể truyền lại kiến thức cho học sinh trong bài giảng của mình, như vậy học sinh lĩnh hội kiến thức mang tính chất thụ động. 3. Số liệu trước khi thực hiện đề tài Mức độ biểu hiện thái độ của học sinh Lớp Số HS Rất hứng Bình Không Hứng thú thú thường hứng thú 6A 42 10 10 17 5 4. Giải pháp cụ thể 4.1 Tổ chức hoạt động khởi động a. Biện pháp 1: Khởi động sử dụng thơ, ca dao thành ngữ, tục ngữ Đó là những lời hay ý đẹp có tính chất ca ngợi, lời răn dạy và những câu triết lí, hàm nghĩa sâu sắc được mọi người sử dụng trong cuộc sống hằng ngày và cũng có thể là tâm huyết của danh nhân. Trích dẫn những câu trên để vận dụng vào hoạt động khởi động khi dạy học ở trên lớp có thể thu hút sự chú ý của học sinh. Qua đó giáo viên có thể giáo dục cho học sinh nhiều bài học bổ ích. Với bước này, giáo viên cũng có thể yêu cầu học sinh tìm các câu ca dao, thành ngữ, tục ngữ, thơ…có chủ đề liên quan đến bài học. Minh họa cụ thể: Trong bài thơ "Theo chân Bác"nhà thơ Tố Hữu có viết: 2
- 3 "Ôi! sức trẻ ! Xưa trai Phủ Đổng Vươn vai, lớn bổng dậy nghìn cân Cưỡi lưng ngựa sắt bay phun lửa Nhổ bụi tre làng, đuổi giặc ân ! Phủ Đổng Thiên Vương - hay Thánh Gióng đã trở thành biểu tượng tuyệt đẹp. Hình tượng đó đã được nhân dân thêu dệt, lý tưởng hoá như thế nào? Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu điều đó. ( Thánh Gióng) => Rất nhiều bài học có thể khởi động bằng cách thức này. ? Em hãy đọc thuộc một bài thơ mà em thích? Sau đó, chỉ rõ ra các phương thức biểu đạt sử dụng trong bài thơ. - Khi dạy bài hai Thơ trong chương sách giáo khoa mới ( sách cánh diều ) kỳ 1 giáo viên cho học sinh đọc bài thơ, bài hát về tình cảm gia đình “ Ba ngọn nến lung linh” - Giáo viên dẫn dắt vào bài học Gia đình la nơi nuôi dưỡng cả đời sống vật chất lẫn tâm hồn con người. Mỗi người lớn lên đều nhờ sự nuôi nấng, yêu thương , dạy bảo của ông bà, cha mẹ. Đặc biệt, trong bài học hôm nay, các em sẽ cùng nhau tìm hiểu chủ đề tình cảm gia đình qua tìm hiểu các bài thơ viết về mẹ: làm thơ lục bát về người thân, kể lại kỉ niệm đáng nhớ về người thân. b. Biện pháp 2: Khởi động bằng cách nêu câu hỏi nghi vấn Phần khởi động đặt ra câu hỏi có vấn đề để học sinh suy nghĩ, kích thích sự tò mò và trí thông minh của học sinh. Có những câu hỏi học sinh sẽ giải đáp được một phần, có câu hỏi khó học sinh trả lời sai. Đó là quan điểm cá nhân, câu hỏi này sẽ được giải quyết ở hoạt động hình thành kiến thức mới và luyện tập. Có hai loại câu hỏi: Câu hỏi thiết vấn ( thiết lập câu hỏi để tự trả lời) Câu hỏi đề vấn (nêu câu hỏi để học sinh trả lời) Các câu hỏi trong phần khởi động có thể chỉ là một tình huống để cho học sinh phát hiện hay huy động vốn hiểu biết của mình để giải quyết tình huống ấy. Các vấn đề hay câu hỏi được đưa ra sẽ giúp học sinh phát triển tư duy, xâu chuỗi vấn đề một cách mạch lạc đồng thời tạo hứng thú cho học sinh vào tiết học mới để khám phá vấn đề còn đang bỏ ngỏ. Minh hoạ 1: Khi dạy Bài thơ “À ơi tay mẹ” Bình Nguyên Giáo viên đặt câu hỏi: Em đã lần nào nghe bà hoặc mẹ ru chưa? Hãy chia sẻ cảm nhận của em về lời ru ấy ? - Học sinh đưa ra ý kiến cá nhân
- 4 “Con cò mà đi ăn đêm Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao Ông ơi ông vớt tôi nao Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng Có xáo thì xáo nước trong Đừng xáo nước đục đau lòng cò con” Giáo viên dẫn dắt vào dạy “ Bài À ơi tay mẹ” của Bình Nguyên. c. Biện pháp 3: Khởi động bằng hình thức đưa tình huống Khởi động bằng cách đưa ra tình huống hoặc cho một câu chuyện cụ thể, học sinh có thể lắng nghe hoặc trực tiếp tham gia vào tình huống đó để dẫn vào bài. Hình thức này học sinh sẽ vận dụng tư duy năng lực của mình để giải quyết tình huống: Có thể là cá nhân hoặc nhóm,giáo viên đặt ra tình huống. *Minh hoạ 1: Khi dạy bài “Về thăm mẹ” Giáo viên đặt ra tình huống: Hãy tưởng tượng em đang trên đường trở về nhà để gặp lại người thân sau một chuyến đi xa. Cảm xúc, suy nghĩ trong em lúc đó như thế nào? Em hãy chia sẻ với các bạn, giáo viên cho học sinh quan sát hình ảnh sau đó vào bài giảng. Giáo viên dẫn dắt vào bài học Nhật kí là một thể loại kí mang tính chất riêng tư, đời thường mà trong đó người viết ghi chép về sự kiện có thật đã, đang và tiếp tục diễn ra theo thời gian. Nhật kí chỉ để giao lưu với chính mình, nó khá quen thuộc với các em. Ngoài nhật kí thì thể kí còn gồm nhiều tiểu loại khác như hồi kí, du kí, kí sự, phóng sự… Trong bài học hôm nay, cô và các em sẽ cùng nhau đi tìm hiều 2 tiểu loại của thể loại kí: hồi kí và du kí qua một số văn bản nhé. d. Biện pháp 4: Khởi động bằng cách sử dụng tranh ảnh, âm nhạc Sử dụng tranh ảnh, video có liên quan đến bài học để phần khởi động thêm sinh động, hấp dẫn. Hình ảnh và âm thanh giúp bắt mắt và bắt tai với mỗi học sinh, khiến các em chú ý, đồng thời giúp kích thích sự phát triển của não phải, giúp đánh thức tâm hồn và sự liên tưởng phong phú của học sinh. *Minh họa 1 Cho học sinh xem bản đồ sông ngòi miền Trung Việt Nam, chỉ vị trí sông Thu Bồn, tranh dòng sông Thu Bồn dẫn vào tập truyện Quê nội của Võ Quảng sau đó dẫn vào bài Vượt Thác, Sự tích Hồ Gươm, Thạch Sanh. e. Biện pháp 5: Khởi động thông qua tích hợp với việc kiểm tra bài cũ Kiểm tra bài cũ là bước đầu tiên trong tiến trình tổ chức hoạt động dạy học một bài cụ thể. Mục đích của hoạt động này là để kiểm tra việc học ở nhà cũng như 4
- 5 mức độ hiểu bài của học sinh. Ngoài ra, đây cũng là hoạt động có tính chất kết nối giữa bài đã học và bài đang học (bài mới). Vì vậy, việc thực hiện tích hợp khởi động trong quá trình kiểm tra bài cũ là rất cần thiết và cũng khá thuận lợi. Minh họa: Cách thức tổ chứ hoạt động: Trò chơi “ MC tài năng” Cho một sơ đồ tư duy với những hình tròn che lấp đi những từ khóa liên quan đến Danh Từ. Là một MC trong lớp học bạn có nhiệm vụ truyền tải những nội dung chính để những bạn khác nhớ lại kiến thức bài Danh từ. Truyền tải tốt, dễ hiểu, rõ ràng, ngắn gọn, bạn quả thực là một MC Tài năng! Dẫn dắt vào bài: Danh từ có khả năng kết hợp với những từ chỉ số lượng ở phía trước và những từ chỉ định này, ấy, đó, nọ, kia…ở phía sau tạo thành một cụm từ. Người ta gọi tổ hợp từ đó là cụm danh từ, chúng ta cùng vào bài học hôm nay. f. Biện pháp 6: Khởi động bằng Trò chơi Phương pháp phổ biến nhất là tổ chức dưới dạng trò chơi như: Đuổi hình bắt chữ, Giải ô chữ, Ngôi sao may mắn, Vòng quay kì diệu… Minh họa: Cách thức tổ chứ hoạt động: Trò chơi ô chữ - Giới thiệu bài mới: Trò chơi ô chữ: Trước khi vào bài học hôm nay, cô có một trò chơi mang tên “Trò chơi ô chữ”. Nêu yêu cầu: Giải các ô chữ hàng ngang để Giải ô chữ. tìm tên nhân vật được nói đến trong ô hàng dọc *Ô hàng ngang: 1.Nhân vật tượng trưng cho sức mạnh chế ngự thiên tai. 2.Nhân vật có tài hô mưa, gọi gió. 3.Tên chung chỉ người giúp vua Hùng trông coi việc nước. 4.Bà mẹ có tài sinh nở lạ thường. Ô chữ hàng ngang 5.Ông tổ của người Việt. 1.Sơn Tinh 2. Thủy Tinh 6.Người được nhà vua sai đi tìm người tài I cứu nước. 7.Người làm ra bánh chưng, bánh giầy. 3. Lạc hầu 4. Âu Cơ 8.Con trai thần Long Nữ. 5. Vua Hùng 6. Sứ giả 9.Người được vua phong là Phù Đổng Thiên 7.Lang Liêu 8. Lạc Long Quân Vương. 9. Thánh Gióng
- 6 GV chốt lại . Ghi tên bài: Ô chữ hàng dọc: Thạch Sanh 4.2. Tổ chức hoạt động luyện tập Trên thực tế dạy học cho thấy học sinh có nắm vững mở rộng và khái quát được kiến thức hay không một phần lớn phụ thuộc vào bước luyện tập, củng cố của tiết học. Nếu thầy coi nhẹ bước này, học sinh sẽ không thể nhớ lâu, rất khó vận dụng vào việc làm các bài tập. Ngược lại thầy coi trọng, kiến thức sẽ đọng lại và ám ảnh mãi trong các em, tạo nên mối liên hệ kích thích tìm tòi trong sự vận dụng làm các bài tập ở phần luện tập được tốt hơn. Để củng cố bài học đạt được hiệu quả cao chúng ta có thể vận dụng nhiều cách khác nhau như: Đặt câu hỏi mang tính khái quát để học sinh tổng quát lại giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật cũng như ý nghĩa của bài học... Song tôi thiết nghĩ có một biện pháp đạt hiệu quả cao hơn cả đó là: a. Biện pháp 1: Luyện tập tích hợp kiến thức liên môn (Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân) Theo đổi mới chương trình cần có sự tích hợp giữa các môn học, giúp học sinh hiểu rõ hơn tác phẩm và mở rộng kiến thức. Minh họa: Sự tích Hồ Gươm liên hệ với các địa danh ( Hồ Gươm, cầu Thê Húc, đền Ngọc Sơn…) - Khi dạy bài 10 giáo viên cho học sinh nghe bài hát “Như có Bác trong ngày đại thắng” (Nhạc sĩ Phạm Tuyên). Yêu cầu học sinh sau khi nghe cho biết: - Bài hát nói về sự kiện nào? - Tác giả bài hát hình dung ra điều gì khi sự kiện đó xảy ra? - Nghe xong bài hát, em có cảm xúc gì? Link bài hát: https://www.youtube.com/watch?v=3fpx4GEmKxA Giáo viên đặt vấn đề: Vì sao văn bản thông tin thuyết minh về một sự kiện lịch sử theo mối quan hệ nguyên nhân- kết quả vẫn phải trình bày diễn biến của sự kiện? Giáo viên dẫn vào bài: Các em ạ, mỗi khi đất nước có ngày hội lớn hoặc trong một cuộc vui nào đó, khi bầu không khí của buổi sum họp trở nên tưng bừng, rạo rực cũng là giai điệu quen thuộc của ca khúc “Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng” lại được cất lên. Bài hát của nhạc sĩ Phạm Tuyên đã trở thành khúc ca chung, lời chung của lớp lớp thế hệ. Vậy ca khúc này được ra đời trong hoàn cảnh như thế nào, chúng ta hãy cùng tìm hiểu văn bản “Phạm Tuyên và ca khúc mừng chiến thắng” trong bài học hôm nay để cùng hiểu rõ. Giáo viên dạy Bài văn bản “Phạm Tuyên và ca khúc mừng chiến thắng”. 6
- 7 Những bài học rút ra liên hệ với môn công dân, rèn cho học sinh những phẩm chất và bài học tốt đẹp. b. Biện pháp 2: Luyện tập với tổ chức trò chơi – củng cố bài học Giáo viên có thể tổ chức một số hoạt động trò chơi nhỏ nhằm giúp học sinh luyện tập và củng cố bài học. Trò chơi giúp cho hoạt động dạy học trở nên sôi nổi, cuốn hút, giúp học sinh rèn luyện sự mạnh dạn, tự tin, khả năng phản xạ nhanh, sự sáng tạo, nâng cao tinh thần đoàn kết và sự tương tác giữa học sinh với học sinh... Trong tiết học Ngữ văn các trò chơi thường được giáo viên tổ chức liên quan đến kiến thức của các tiết học trước như học sinh sẽ được tái hiện kiến thức về tác giả, tác phẩm hay kiểm tra nhận thức của học sinh về những vấn đề liên quan đến bài học mới, làm tiền đề để giáo viên dẫn vào bài một cách hấp dẫn. Một số trò chơi: Tìm thành ngữ,tục ngữ, ca dao liên quan đến nội dung bài học Xem tranh để miêu tả, viết đoạn văn từ những hình ảnh quan sát được. Minh họa: Chuẩn bị một bức tranh phong cảnh có chứa nhiều các sự vật (là các cụm danh từ). Chia lớp thành 4 nhóm. Mỗi nhóm được phát một chiếc thuyền. Nhiệm vụ của các nhóm là tự mô tả các sự vật trong bức tranh ấy bằng các cụm danh từ. sau khi tìm được các cụm danh từ thì các nhóm bỏ vào thuyền của nhóm mình. Nhóm nào tìm được số lượng cụm danh từ nhiều và hay nhất sẽ thắng cuộc. Trò chơi: thuyền chở cụm danh từ *Khi dạy bài Đêm nay bác không ngủ giáo viên có thể tổ chức trò chơi Nhanh như chớp. + Chia lớp thành 02 đội tương ứng với hai dãy lớp. + Yêu cầu: Kể tên những bài hát, bài thơ viết về Bác Hồ (tên + tác giả)
- 8 Trong thời gian 03 phút, đội nào viết được nhiều đáp án đúng lên bảng nhất sẽ thắng cuộc. Mỗi học sinh chỉ được lên bảng viết 01 đáp án. Gợi ý: Bài thơ về Bác Bài hát về Bác - Sáng tháng năm (Tố Hữu) -“Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn các em nhi - Đêm nay Bác không ngủ (Minh đồng" (Phong Nhã). Huệ) -“Em mơ gặp Bác Hồ" (Xuân Giao) - Người đi tìm hình của nước (Chế -"Khăn quàng thắp sáng bình minh" (Trịnh Lan Viên) Công Sơn). - Bác ơi (Tố Hữu) -“Từ rừng xanh cháu về Thăm Lăng Bác” - Cháu nhớ Bác Hồ (Thanh Hải) (1978) (Hoàng Long, Hoàng Lân). - Theo chân Bác (Tố Hữu) -"Bác Hồ đang cùng chúng cháu hành - Viếng lăng Bác (Viễn Phương) quân" (Huy Thục). -“Bác Hồ Người cho em tất cả" (1975) (Hoàng Long, Hoàng Lân, thơ Phong Thu) -"Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người" (Trần Kiết Tường) -"Bên lăng Bác Hồ" (Dân Huyền) -“Đêm nghe hát đò đưa nhớ Bác" (An Thuyên) -"Đêm Trường Sơn nhớ Bác" (Trần Chung) -"Đôi dép Bác Hồ" (Văn An, phổ thơ Tạ Hữu Yên) + Cá nhân: Theo em, những bài hát, bài thơ về Bác có điểm chung nào? Gợi ý: Các bài thơ, bài hát đều ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách của Hồ Chí Minh: Các bài thơ, bài hát đều cho thấy tình cảm bao la của Bác dành cho đồng bào và tình cảm yêu quý, kính trọng của đồng bào dành cho Người. - Giáo viên nêu câu hỏi: Em đã đọc hoặc đã nghe những mẩu chuyện nào về tình cảm sâu nặng của Bác dành cho đồng bào? Hãy chia sẻ với các bạn trong lớp một câu chuyện khiến em xúc động nhất. Người vẫn luôn còn mãi. Có biết bao câu chuyện cảm động, bao bài hát, bài thơ hay viết về Người. c. Biện pháp 3: Luyện tập gắn với giải quyết câu hỏi, tình huống có vấn đề (đặt ra từ phần khởi động) Nếu như phần khởi động đặt ra câu hỏi nghi vấn thì phần luyện tập giải quyết câu hỏi nghi vấn đó. Minh họa 1:Luyện tập bài Thánh Gióng: 8
- 9 - Tại sao hội thi thể thao trong nhà trường phổ thông lại mang tên “ Hội khoẻ Phù Đổng”? - Vì đây là hội thi thể thao dành cho lứa tuổi thiếu học sinh - lứa tuổi của Gióng trong thời đại mới. - Mục đích: Biểu dương sức mạnh của tuổi trẻ, rèn luyện sức khoẻ để học tập, lao động tốt hơn để có thể góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. d. Biện pháp 4: Luyện tập gắn với định hướng sáng tạo sản phẩm đa phương tiện (tranh, thơ, nhạc, video, kịch…) Sử dụng tranh ảnh, video có liên quan đến bài học để phần luyện tập thêm sinh động, hấp dẫn. Học sinh có thể đóng kịch sân khấu hóa tác phẩm, làm sổ tay văn học, xuất bản bộ sách cá nhân, nhập vai kể lại câu chuyện hoặc viết thư cho nhân vật trong truyện. Minh họa 1: chia nhóm với một số văn bản Giáo viên nêu nhiệm vụ học sinh thực hiện theo nhóm: Thánh Gióng - Nhóm 1, 2: Sưu tầm các câu ca dao, bài thơ về Thánh Gióng. - Nhóm 3, 4: Vẽ tranh minh họa truyền thuyết Thánh Gióng. Hướng dẫn học sinh luyện tập, vận dụng. - Giáo viên tổ chức học sinh thi, nhìn tranh kể tóm tắt một trong hai truyền thuyết. - Giáo viên cho điểm đội kể chuyện lưu loát, đủ sự việc chính, lối kể hấp dẫn, sinh động. e. Biện pháp 5: Luyện tập bằng sơ đồ tư duy, bảng biểu Khi dạy bài Cô bé bán diêm giáo viên cho học sinh luyện tập củng cố kiến thức bằng sơ đồ tư duy. Minh họa sơ đồ bài Động từ f) Biện pháp 6: Luyện tập bằng cách liên hệ bản thân , thực tiễn - Giáo viên linh hoạt khi gắn hoạt động luyện tập với từng đối tượng học sinh cụ thể. - Viết đoạn văn vận dụng - Viết đoạn văn ngắn kể, giới thiệu, tri ân về mẹ nhân ngày 20-10 - Trong đó có sử dụng ít nhất 5 danh từ Để thực hiện hoạt động khởi động và hoạt động luyện tập hiệu quả, sáng tạo bản thân giáo viên luôn cố gắng trau dồi, thay đổi hoạt trong mỗi giờ học. Khi lên lớp giáo viên thường chuẩn bị phiếu khen thưởng và những phần quà
- 10 nhỏ để học sinh tích cực tham gia. Học sinh tích lũy phiếu để đổi quà hoặc văn học tuổi trẻ. 3. Tổ chức hoạt động dạy học bằng hoạt động vận dụng a.Biện pháp 1: Giáo viên đưa bài tập cho học sinh vận dụng kiến thức đã học được làm bài tập, viết thành bài văn hoàn chỉnh Sau khi học sinh học văn tự sự giáo viên cho học sinh làm bài tập vận dụng Đề bài: Viết bài văn (khoảng 2 trang giấy) kể lại một chuyến đi đáng nhớ của em. Lập dàn ý Mở bài: Giới thiệu trải nghiệm đáng nhớ. ( giới thiệu chuyến đi đáng nhớ) Thân bài: Kể diễn biến trải nghiệm ( Kể lại diễn biến của chuyến đi đó đã diễn ra như thế nào) + Lí do có chuyến đi + Kể lại hành trình chuyến đi: Thời gian, không gian, những nhân vật có liên quan, kể lại các sự việc (bắt đầu, trên đường, điểm đến ... kết hợp với miêu tả quang cảnh thiên nhiên...) Kết bài: - Điều gì đáng nhớ nhất ở chuyến đi? - Suy nghĩ về bài học rút ra từ chuyến đi hoặc mong ước về những chuyến đi bổ ích, lí thú tiếp theo… * Lập dàn ý chi tiết 1. Mở bài: * Giới thiệu trải nghiệm đáng nhớ: chuyến đi Hạ Long cùng gia đình Đất nước ta vẫn tự hào với rất nhiều bãi biển đẹp trải dài từ Bắc vào Nam, tạo điều kiện cho du lịch biển phát triển. Nghỉ hè hết năm lớp 4, tôi đã có một chuyến tham quan vịnh Hạ Long với bố mẹ và em gái. Chuyến đi đó để để lại cho tôi nhiều trải nghiệm khó quên để tôi nhớ mãi về chuyến đi tuyệt vời này . 2.Thân bài *Nêu lí do có chuyến đi đáng nhớ Chuyến đi ấy là phần thưởng mà bố mẹ dành cho tôi sau một năm dài nỗ lực học tập khi tôi xuất sắc trở thành học sinh giỏi của lớp. Trước đó, tôi và em gái mới chỉ được ngắm nhìn biển trên tivi chứ chưa bao giờ được tận mắt nhìn thấy bên ngoài. Trong hình dung của tôi, biển rộng lắm và đẹp lắm. Do đó, tôi vô cùng háo hức, sốt sắng cùng mẹ chuẩn bị những đồ cần thiết cho chuyến đi kéo dài 3 ngày 2 đêm. 10
- 11 *Kể lại hành trình chuyến đi: Thời gian, không gian, những nhân vật có liên quan; kể lại các sự việc ( bắt đầu, trên đường, điểm đến... kết hợp với miêu tả quang cảnh thiên nhiên...) - Bao ngày chờ đợi, cuối cùng cũng đến ngày đó. Chuyến đi được diễn ra vào giữa tháng 6. Đúng 6h30 sáng khởi hành chuyến đi, cả nhà tôi cùng vi vu trên chiếc xe taxi với rất nhiều hành lí cho chuyến đi chơi biển. Đó là một ngày nắng đẹp, từng đám mây trắng nhởn nhơ giăng giăng khắp nền trời xanh ngắt. Dọc đường, chị em tôi ai tíu tít cười nói, có lúc oà lên ngạc nhiên khi ngắm nhìn những khung cảnh dọc đường đi, nào là những toà nhà cao tầng đồ sộ, những dãy núi hùng vĩ… Chẳng mấy chốc, chúng tôi đã có mặt ở Hạ Long. Ở đây, không khí thật trong lành và dễ chịu. Những làn gió nhè nhẹ mơn man mái tóc tôi. - Đến tầm 10h trưa là chúng tôi đến địa điểm đầu tiên mà chúng tới ghé chơi là Khu du lịch SunWold Hạ Long Park. Tại Sun World Hạ Long Park, có vô số những trò chơi thú vị từ dưới nước cho đến khám phá khu vườn vui chơi sống động, hấp dẫn bậc nhất ở khu vui chơi Ba Đèo, công viên rồng và khu công viên nước Đại dương. Em cùng bố mẹ, em gái đã trải qua bao cung bậc cảm xúc, từ hồi hộp, sợ hãi đến thích thú khi tham gia các trò chơi mạo hiểm. Chơi đã mệt, cả gia đình đi ăn cơm. Đầu giờ chiều, gia đình em đi khám phá vườn Nhật Bản Zen Garden, xem biểu diễn rối nước trong khuôn viên vườn. Em thích ngắm nhìn đàn cá coi trong Vườn Nhật Bản. Nhưng thích thú nhất là được ngồi trên vòng quay mặt trời Sun Wheel để ngắm nhìn toàn cảnh thành phố Hạ Long trên cao với ánh sáng rực rỡ, lung linh khi trời chuyển tối. Sang ngày thứ 2, buổi sáng, em cùng gia đình khám phá vịnh Hạ Long – nơi được xếp loại kì quan thiên nhiên thế giới.Vịnh Hạ Long đẹp lắm. Mặt biển rộng mênh mông, nước biển trong xanh màu ngọc bích. Những con sóng nhỏ, sóng to lăn tăn. Đi tàu trên biển em được ngắm những hang động kì vĩ. Hang Sửng Sốt tuyệt đẹp. Trần hang cao, rộng, có những cột đỏ bằng nhũ thạch được hình thành từ hàng ngàn năm trước tạo ra những bức tường đẹp kì lạ. Tiếp đến là hang Đầu Gỗ. Nơi đây, ghi dấu chiến thắng Bạch Đằng vang dội của dân tộc ta. Còn kia nữa là hòn Trống Mái, rêu phong cổ kính, nó như chú gà trống và gà mái đang quấn quýt bên nhau. Bên này là chú gà trống oai phong, vươn cổ tới tận trời xanh; còn bên kia là cô gà mái xinh xắn, dịu dàng. Ngắm nhìn cảnh Vịnh Hạ Long em như lạc vào trong chuyện cổ tích thần kì, tâm hồn em như đẹp hơn, bay bổng hơn. Vịnh Hạ Long thật xứng đáng là một trong bảy kì quan thiên nhiên của thế giới.
- 12 Buổi chiều của ngày thứ 2, gia đình em đến thăm là đảo Tuần Châu. Đây là nơi cung cấp rau xanh cho thành phố. Em được tới thăm một ngôi nhà bằng tre nứa, song mây đơn sơ đã được dựng cách đây rất lâu. Đó là nơi nghỉ chân của Bác Hồ sau mỗi lần đi thăm vịnh. Trên đảo Tuần Châu, buổi tối, người ta còn tổ chức sân khấu nhạc nước và xiếc cá heo. Bố mẹ cũng đưa hai chị em em đi xem. Em và em gái rất thích thú và chạy nhảy tung tăng. Đó thực sự là một buổi tối rất tuyệt vời . Khi về đến chỗ nghỉ, cả nhà tôi đều thấm mệt nhưng ai nấy vẫn háo hức, thích thú đi ngắm cảnh thành phố Hạ Long về đêm. Cả thành phố lung linh ánh điện trong làn gió mát rượi từ biển thổi vào. Ngày cuối cùng của chuyến đi, cả gia đình em đi tắm biển ở Bãi Cháy nằm theo bờ vịnh Hạ Long. Đến đây, em hò reo thích thú cùng làn gió biển lồng lộng. Bãi cát vàng óng trải dài dọc bờ biển. Sóng biển lăn tăn đập vào bờ, từng đợt sóng nối tiếp nhau đùa giỡn. Sau khi tắm biển, chúng tôi tận hưởng những trái dừa tươi ngay trên bờ và ngắm cảnh Bãi Cháy. Đó là một khu du lịch, hấp dẫn khách trong và ngoài nước với địa hình là một quả đồi thấp thoai thoải, được bao quanh bởi những hàng thông cổ thụ. Nơi đây, các tòa nhà cao tầng mọc lên như nấm, mang lại cho thành phố biển một dáng vẻ hiện đại. Khung cảnh nơi đây khiến em thực sự không muốn rời, nhưng rồi cũng phải đến lúc chia tay với Hạ Long. 3. Kết bài: - Điều gì đáng nhớ nhất ở chuyến đi? - Suy nghĩ về bài học rút ra từ chuyến đi hoặc mong ước về những chuyến đi bổ ích, lí thú tiếp theo. Hạ Long thật là đẹp ! Vẻ đẹp ấy chính là món quà độc đáo nhất mà thiên nhiên ban tặng cho con người và vùng đất nơi đây. Suốt chuyến đi, em đa được mở rộng tầm hiểu biết về vẻ đẹp của thiên nhiên, thưởng thức ẩm thực và biết được bao nét văn hoá của vùng biển đẹp đẽ này, có được những phút giây thật hạnh phúc bên những người thân yêu. Nếu có dịp, các bạn hãy đến thăm vịnh Hạ Long để chiêm ngưỡng và tận hưởng những kì thú của thiên nhiên, các bạn nhé ! Sau khi hướng dẫn học sinh lập dàn ý định hướng cách viết học sinh, giáo viên đưa ra mẫu phiếu chỉnh sửa bài viết để học sinh nhìn vào phiếu đó chỉnh sửa bài viết . PHIẾU CHỈNH SỬA BÀI VIẾT 12
- 13 Nhiệm vụ: Hãy đọc bài viết của mình và hoàn chỉnh bài viết bằng cách trả lời các câu hỏi sau: 1. Bài viết đã giới thiệu được chuyến đi đáng nhớ chưa? ... ........................................................................................................................... 2.Nội dung bài viết đã được sắp xếp theo trình tự thời gian chưa?(Nếu chưa, hãy thay đổi như thế nào cho hợp lí). .............................................................................................................................. 3.Bài có sử dụng nhất quán từ ngữ xưng hô không? ............................................................................................................................. 4.Có nên bổ sung nội dung cho bài viết không? (Nếu có, hãy viết rõ ý cần bổ sung.) ............................................................................................................................. 5.Có nên lược bỏ các câu trong bài viết không? (Nếu có, hãy viết rõ câu hay đoạn cần lược bỏ.) ............................................................................................................................ 6.Bài viết có mắc lỗi chính tả hay lỗi diễn đạt không? (Nếu có, hãy viết rõ các mắc lỗi chính tả hay lỗi diễn đạt cần sửa chữa.) Biện pháp 2: Giáo viên cho học sinh quan sát bức tranh đưa ra suy nghí việc làm của mình Minh họa 1: Khi học sinh học xong bài “Cô bé bán diêm” giáo viên cho học sinh quan sát bức. Những bức ảnh này đã gợi em có suy nghĩ gì? Hãy nêu một việc tốt mà em có thể làm để giúp đỡ những em nhỏ trong các bức tranh. Giáo viên cung cấp cho học sinh một vài bức tranh và sơ đồ để các em tham khảo và sáng tạo. C.Biện pháp 3: Dạy học dự án Giáo viên giao bài tập Bài tập: DẠY HỌC DỰ ÁN GV chia lớp thành 4 nhóm với các nhiệm vụ sau: - Nhóm 1, 2: Nhóm Phóng viên: Yêu cầu: Làm video giới thiệu tác giả và tác phẩm có trong bài học 6, ví dụ: + Nhà văn Tô Hoài và truyện hay viết cho thiếu nhi. + Truyện cổ tích viết lại nước ngoài – Truyện của Puskin và An-đéc-xen. (Có thể tưởng tượng ra cuộc gặp gỡ giữa nhà văn với phóng viên và tiến hành cuộc phỏng vấn). - Nhóm 3: Nhóm Hoạ sĩ (phòng tranh) Yêu cầu:
- 14 + Cách 1: Chọn 1 văn bản và vẽ các bức tranh minh hoạ nội dung của văn bản đó (ghép nhiều tranh lại theo trình tự tạo thành 1 truyện tranh). + Cách 2: Triển lãm phòng tranh các bức tranh vẽ minh hoạ nội dung các văn bản đã học của bài 6 - Nhóm 3: Viết kịch bản và tập đóng vai một trích đoạn trong văn bản truyện đã học ở bài 6. - Học sinh suy nghĩ, thảo luận để hoàn thành các bài tập 1, 2. - Giáo viên khích lệ, giúp đỡ. - Giáo viên hướng dẫn các em cách nộp sản phẩm cho giáo viên sau khi hoàn thành. + Bài tập 1: thực hiện cá nhân tại lớp. + Bài tập 2: Báo cáo sản phẩm dự án sau 01 tuần. - Học sinh báo cáo sản phẩm và thảo luận. - Nhận xét ý thức làm bài của học sinh , chất lượng sản phẩm học tập của các nhóm. - Cho điểm hoặc phát thưởng. 3. Thực nghiệm sư phạm a. Mô tả cách thực hiện Với 6 biện pháp tổ chức hoạt động khởi động và hoạt động luyện tập, 3 biện pháp hoạt động vận dụng cùng với những minh họa ở phần trên, trong phần này tôi xin trình bày cụ thể hơn nữa một số biện pháp qua một số bài tôi đã những bài dạy để thấy rõ hơn cách thức thực hiện. Tiếng Việt Bài: Danh Từ ( Ngữ văn 6 tập 1) và tích hợp với Cụm Danh từ, luyện tập bài Danh từ là khởi động bài Cụm danh từ Mục tiêu bài dạy: Tìm hiểu bài học này, các em HS cần đạt được các mục tiêu học tập sau: Thứ nhất, về mặt kiến thức: - Giúp học sinh nắm được kiến thức về danh từ: nghĩa khái quát của danh từ, đặc điểm ngữ pháp của danh từ ( khả năng kết hợp, chức vụ cú pháp) - Học sinh nắm được kiến thức về danh từ: nghĩa khái quát của danh từ, đặc điểm ngữ pháp của danh từ ( khả năng kết hợp, chức vụ cú pháp) - Học sinh nắm được đặc điểm của danh từ chung và danh từ riêng. Cách viết hoa danh từ riêng. - Học sinh hiểu được đặc điểm của cụm danh từ, cấu tạo của phần trung tâm, phụ trước và phụ sau. Thứ hai, về mặt kỹ năng: 14
- 15 - Nhận biết được danh từ trong các văn bản - Phân biệt được danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ sự vật - Sử dụng danh từ, cụm danh từ để đặt câu, viết đoạn văn - Nhận diện được cụm danh từ và xác định cấu tạo của cụm danh từ. Thứ ba, về mặt thái độ: - Có ý thức sử dụng danh từ và cụm danh từ chính xác. Cách thức tổ chứ hoạt động: Trò chơi ô chữ - Giới thiệu bài mới:Trò chơi ô chữ : Trước khi vào bài học hôm nay, cô có một trò chơi mang tên “ Trò chơi ô chữ”.Từ khóa gồm có 6 hàng ngàng ( tưng ứng từ khóa có 6 chữ cái). Có thể chia lớp thành hai nhóm lớp, thi giữa hai nhóm, nhóm nào mở ít hơn và tìm ra từ khóa nhanh hơn sẽ chiến thắng. + Hàng ngang số 1: Từ có 2 chữ cái chỉ bộ phận mồ hôi trên cơ thể người? (Da) + Hàng ngang số 2:Từ có 6 chữ cái chỉ người bảo vệ an ninh trật tự cho nhân dân? (Công an) + Hàng ngang số 3: Từ có 3 chữ cái chỉ đồ vật dùng để đội trên đầu che nắng, che mưa? (Nón). + Hàng ngang số 4: Từ có 4 chữ cái,chỉ hiện tượng thời tiết xảy ra khi trời có giông? (chớp) + Hàng ngang số 5: Từ có 6 chữ cái, Chỉ sản phẩm của loài ong, có vị ngọt? (Mật ong). + Hàng ngang số 6: Từ có 4 chữ cái chỉ loại củ có vị cay dùng làm mứt trong ngày tết? (Gừng) => Danh từ D A C Ô N G A N N Ó N C H Ớ P M Ậ T O N G G Ừ N G Các từ hang ngang đều là danh từ, vậy danh từ là gì? Hôm nay, cô trò chúng ta sẽ học bài danh từ, để chúng ta hiểu hơn về khái niệm và đặc điểm của danh từ. Cách thức tổ chứ hoạt động: Trò chơi “ MC tài năng” Cho một sơ đồ tư duy với những hình tròn che lấp đi những từ khóa liên quan đến Danh Từ. Là một MC trong lớp học bạn có nhiệm vụ truyền tải
- 16 những nội dung chính để những bạn khác nhớ lại kiến thức bài Danh từ. Truyền tải tốt, dễ hiểu, rõ ràng, ngắn gọn, bạn quả thực là một MC Tài năng! Dẫn dắt vào bài: Danh từ có khả năng kết hợp với những từ chỉ số lượng ở phía trước và những từ chỉ định này, ấy, đó, nọ, kia…ở phía sau tạo thành một cụm từ. Người ta gọi tổ hợp từ đó là cụm danh từ, chúng ta cùng vào bài học hôm nay! Tiếng Việt: Nghĩa của từ Đọc câu chuyện và điền vào chỗ trống: Cho câu chuyện sau: Nhân ngày trung thu: Mẹ hỏi cậu con trai: Em thích ăn bánh trung thu nhân gì? Nhân thập cẩm vị truyền thống- nó trả lời nhanh không chớp mắt, đúng kiểu một đứa cả đời chỉ băn khoăn với câu hỏi: Làm sao để ăn mà không béo. Nếu mẹ được làm, mẹ sẽ làm bánh trung thu NHÂN QUẢ- tặng cho người nào không biết đến trước sau. Hoặc mẹ sẽ làm bánh NHÂN TỪ- tặng cho người nào hiền hậu. Nam có vẻ hiểu logic trong cách dùng từ của mẹ, nên nó tiếp ngay. Thế em làm bánh........ tặng cho người tốt bụng. (NHÂN HẬU) Và hai mẹ con bắt đầu lần lượt trò “chơi chữ”: Bánh...... tặng cho người dễ thương, (NHÂN ÁI) Bánh........ tặng cho người hiền lành. (NHÂN ĐỨC) Bánh .........tặng cho người tài giỏi.( NHÂN TÀI) Bánh............ tặng cho người làm sếp- Nam vừa nói đến đây hai mẹ con lăn ra cười. (NHÂN LỰC) Bánh........... tặng người giàu tình nghĩa- Mình vẫn chưa dừng. (NHÂN NGHĨA) À còn bánh.......... tặng người đi làm thuê -Nam tiếp. (NHÂN CÔNG) Bánh .......... tặng cho em- người hay “nhờ vả””. (NHÂN TIỆN) Thế em tặng mẹ bánh........, mẹ “nhân thể” vui thêm, “nhân thể” khỏe thêm, “nhân thể” ngủ được thêm. (NHÂN THỂ) Và tặng cho người chứng kiến câu chuyện trên bánh ..... ( NHÂN CHỨNG) Vừa rồi các em đã được chơi một trò chơi điền từ vừa giúp các em mở rộng vốn từ vừa giúp các em hiểu nghĩa của từ. Vậy nghĩa của từ là gì và có những cách nào để giải nghĩa của từ cô trò chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay. Số liệu sau khi thực hiện đề tài 16
- 17 Mức độ biểu hiện thái độ của học sinh Lớp Số HS Rất hứng Bình Không Hứng thú thú thường hứng thú 6A 42 25 15 2 0 c. Điều chỉnh, bổ sung sau thực nghiệm Trong phạm vi báo cáo với những đóng góp còn hạn chế, bản thân tôi mong muốn làm được nhiều hơn để nâng cao hứng thú và chất lượng bộ môn Ngữ văn, trau dồi chuyên môn và đổi mới phương pháp dạy học. Những trên đây là những khảo sát chọn lọc tôi dành cho học sinh lớp 6A, Năm học 2022- 2023, một số hoạt động, biện pháp của mình được báo cáo và nhận được sự góp ý của những giáo viên cốt cán, những chuyên viên, anh, chị đồng nghiệp…tôi sẽ hoàn thiện bản báo cáo của mình hơn. Sau khi thực nghiệm sư phạm, tôi mạnh dạn đề xuất: - Khảo sát thêm những học sinh ở những lớp 6 khác - Khảo sát thêm những học sinh khối 7, 8, 9 - Khảo sát học sinh đội tuyển Văn
- 18 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Việc thay đổi hình thức khởi động từ việc chỉ dùng một vài câu để dẫn dắt vào bài thay bằng tổ chức một hoạt động để học sinh được tham gia trực tiếp giải quyết vấn đề là một hoạt động thiết thực. Hoạt động phải xác định rõ mục tiêu cần đạt, phương pháp và kỹ thuật tổ chức, phương tiện cần dùng, chuyển giao nhiệm vụ cho học sinh một cách rõ ràng, cần kiểm kê lại kiến thức của học sinh (xem học sinh đã có được kiến thức gì liên quan đến bài học), tạo hứng thú cho học sinh, tạo ra tình huống có vấn đề để dẫn dắt học sinh vào phần hình thành kiến thức mới. Mỗi hoạt động khởi động trong giờ học Ngữ văn cũng giống như món ăn khai vị trong một bữa tiệc, tạo tâm thể chủ động cho học sinh khi vào tiết học. Học sinh hứng thú với hoạt động khởi động, học sinh hiểu bài hơn, nhớ bài và yêu thích hơn bộ môn Ngữ Văn. Nếu hoạt động khởi động như một món ăn khai vị trong bữa tiệc, tạo tâm thế hứng thú cho học sinh thì hoạt động luyện tập giúp học sinh vận dụng, củng cố và tìm tòi mở rộng kiến thức, có nhiều liên hệ thực tế với bản thân và vận dụng vào cuộc sống. Giáo viên đưa ra một số biện pháp tạo hứng thú cho học sinh, đổi mới phương pháp dạy học với mong muốn truyền cảm hứng môn học đến học sinh. Dạy văn ngoài dạy học sinh những kiến thức còn dạy các em cách làm người, truyền đạt những giá trị nhân văn làm cuộc sống trở nên ý nghĩa và tốt đẹp hơn. Khi các em yêu thích bộ môn các em sẽ ham học hỏi. Khi các em hứng thú các em sẽ tích cực và khi hiểu bài các em sẽ đam mê. Đó cũng là nhiệm vụ của giáo viên những người truyền lửa và thắp lửa, mong rằng một số đóng góp của cá nhân giáo viên sẽ mang lại hiệu quả với học sinh trường Trung học sơ sở nói riêng và có tác động lan tỏa đến những trường Trung học cơ sở trong huyện nhà. 2.Kiến nghị, đề xuất * Đối với tổ/nhóm chuyên môn - Các giáo viên dạy cùng khối trao đổi kinh nghiệm giảng dạy, cách thức tổ chức hoạt động để làm giàu hoạt động khi dạy học và làm giáo án phong phú hơn. - Các giáo viên trong tổ cùng nhau thiết kế hoạt động để thành kho hoạt động phong phú cho giáo viên tham khảo lựa chọn khi thiết kế bài học. - Hằng năm đều có những cuộc thi, những hoạt động kiểm tra sư phạm với giáo viên, những bài dạy chất lượng với những hoạt động sáng tạo được chia sẻ để các giáo viên đồng nghiệp cùng học hỏi, trao đổi. 18
- 19 Từ biện pháp đã là trong báo cáo trên tôi mạnh dạn đề nghị tổ nhóm chuyên môn cùng nhau xây dựng thiết kế hoạt động ngoại khóa cho các khối lớp từ lớp 6-9, ban đầu từ những bài học tiêu biểu sau đó dần tích lũy thành kho tư liệu chung nội bộ của nhóm Văn. * Đối với lãnh đạo nhà trường Việc đổi mới phương pháp dạy học cần triển khai đồng bộ tới từng giáo viên và nên tổ chức các cuộc hội thảo nghiên cứu khoa học, hoặc các buổi nói chuyện chuyên đề để giáo viên được tham gia, qua đó giáo viên có thể trao đổi, học hỏi kinh nghiệm của các đồng nghiệp, cũng có thể tổ chức các tiết dạy thao giảng thể hiện việc vận dụng phương pháp này để từ đó nhân rộng ra trong các trường. - Ban lãnh đạo nhà trường tổ chức hoạt động dự giờ, nhận xét góp ý về mặt chuyên môn, phương pháp, rút kinh nghiệm sau giờ dạy. - Tập hợp tư liệu từ nhiều nguồn, cung cấp tư liệu tham khảo để giáo viên học tập và thực hành. * Cam kết Tôi xin cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền. Các biện pháp đã được triển khai thực hiện và minh chứng về sự tiến bộ của học sinh là trung thực. Tôi xin chân thành cảm ơn ! Tiên Phong, ngày 06 tháng 4 năm 2023 Tác giả Nguyễn Thị Thủy
- MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HỌA CHO ĐỀ TÀI Hình ảnh văn bản: Về thăm mẹ Hình ảnh văn bản: Ông lão đánh cá và con cá vàng
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Rèn kỹ năng tự học Ngữ văn cho học sinh THCS qua hoạt động tự học ở nhà
40 p | 24 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Rèn kỹ năng thực hành Tiếng Anh cho học sinh THCS theo hướng phát triển năng lực và tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo
26 p | 28 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Khai thác phần mềm Geometer’s Sketchpad trong giảng dạy Hình học THCS
42 p | 89 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Kết hợp một số phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực nhằm phát huy năng lực và kĩ năng của học sinh khi dạy môn Vật lý ở trường THCS
48 p | 24 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả đọc sách cho học sinh tại thư viện trường THCS Dur Kmăn
29 p | 73 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số biện pháp rèn kỹ năng viết CTHH của chất vô cơ trong chương trình Hoá học lớp 8 THCS
45 p | 17 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Phát triển kĩ năng nghe với học sinh THCS
15 p | 20 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số kinh nghiệm dạy dạng bài tập đồ thị phần toán chuyển động trong Vật lí THCS
33 p | 36 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Phương pháp tập luyện nhằm nâng cao thành tích môn nhảy xa cho học sinh nữ lớp 9
18 p | 83 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Nâng cao chất lượng dạy học Hình học bậc THCS bằng phương pháp trực quan thông qua phần mềm Sketchpad
43 p | 30 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Giải pháp nâng cao công tác thi đua trong Ngành giáo dục Huyện KonPlông
9 p | 98 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Nâng cao hiệu quả và chất lượng trong các tiết trả bài viết Tập làm văn
24 p | 30 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Nâng cao vai trò của Hội đồng tự quản ở Mô hình trường học mới thông qua công tác chủ nhiệm
57 p | 53 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Dạy học theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh qua chủ đề Các giác quan Sinh học 8, ở trường THCS và THPT Nghi Sơn
27 p | 16 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Nâng cao vai trò của giáo viên chủ nhiệm ở trường THCS Thượng Thanh thông qua việc giáo dục học sinh đặc biệt
58 p | 34 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Nâng cao hiệu quả bồi dưỡng học sinh giỏi môn bóng đá nam ở trường TH-THCS Thanh Lương
20 p | 43 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Nâng cao hiệu quả của hệ thức Vi-et trong giải các bài toán liên quan đến phương trình ax 2 + bx + c = 0 (a ≠0)
23 p | 43 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Nâng cao chất lượng giáo dục lớp chủ nhiệm
6 p | 24 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn