Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Nâng cao hiệu quả các tiết “Bài tập Lịch sử” và “Ôn tập” Lịch sử lớp 7 bằng phương pháp tổ chức trò chơi
lượt xem 5
download
Mục đích nghiên cứu sáng kiến "Nâng cao hiệu quả các tiết “Bài tập Lịch sử” và “Ôn tập” Lịch sử lớp 7 bằng phương pháp tổ chức trò chơi" nhằm phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo trong học tập của học sinh. Giúp các em dễ hiểu, dễ khắc sâu kiến thức lịch sử và góp phần hình thành, rèn luyện những kĩ năng cơ bản cho học sinh trong học tập, hợp tác, giao tiếp và khẳng định được vai trò cá nhân của các em, hướng tới việc đào tạo các em trở thành những con người năng động, hiểu biết, có ích trong tương lai.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Nâng cao hiệu quả các tiết “Bài tập Lịch sử” và “Ôn tập” Lịch sử lớp 7 bằng phương pháp tổ chức trò chơi
- 1 PHẦN I: MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở thực tiễn giảng dạy bộ môn lịch sử nói chung và ở trường Trung học cơ sở Tây Đằng nói riêng và cơ sở lý luận dạy học hiện đại. Cụ thể: 1.1. Cơ sở lí luận: Hiện nay, vấn đề đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục đang được ngành giáo dục quan tâm hàng đầu. Việc áp dụng, thử nghiệm các phương pháp dạy học mới cũng đã được thực hiện trong các trường học, tuy nhiên mức độ còn chưa đồng bộ, còn nặng về phương pháp cũ. Sử dụng phương pháp dạy học mới trong dạy học nói chung và dạy học lịch sử nói riêng nhằm “phát huy đ- ược tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh”, “bồi dưỡng phương pháp tự học, tự rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn”, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”, vì thế giáo viên cần mạnh dạn, tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy để gây hứng thú học tập và mang lại hiệu quả cao. Đặc trưng của bộ môn Lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ, tồn tại một cách độc lập, khách quan với ý nghĩ của con người. Vì thế, dạy học lịch sử là tái tạo lại “hiện thực quá khứ lịch sử” đó cho người học thông qua những chứng cứ vật chất, dấu vết lịch sử để lại. Mục đích cuối cùng là giúp người học có thể hình dung được về con người và hoạt động của con người trong bối cảnh thời gian, không gian lịch sử nhất định. Vậy để thực hiện mục đích đó, ngoài việc cung cấp kiến thức cho các em trên lớp, giáo viên nên hướng dẫn để các em tự tìm ra kiến thức, mở rộng hiểu biết của mình bằng nhiều cách khác nhau và tự các em chuyển tải những thông tin đó đến bạn bè. Khi đó, các em sẽ càng say mê tìm tòi, nghiên cứu, dần dần hình thành ở các em tình yêu môn học. Về mặt giáo dưỡng, lịch sử là một môn học mang tính giáo dục chính trị sâu sắc. Về giáo dục, Lịch sử cung cấp cho học sinh những hiểu biết về những thời kì lịch sử hào hùng của dân tộc; giúp các em tái hiện được toàn cảnh lịch sử thế giới trong quá khứ. “Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống”, vì thế việc giảng dạy lịch sử như thế nào để cho học sinh hiểu là nhiệm vụ rất to lớn nhưng đầy vẻ vang của người thầy giáo. 1.2. Thực tiễn vấn đề: Sinh thời Bác Hồ đã từng nói: “Dân ta phải biết sử ta Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam” Nhưng thực tế hiện nay, bộ môn lịch sử vẫn chưa được chú ý đúng mức trong trường học, do đó, chất lượng chưa cao. Giờ dạy lịch sử vẫn còn rất nặng nề, khô khan, nhiều sự kiện. Vì thế học sinh chưa yêu thích môn học này. Đặc trưng của bộ môn lịch sử là có nhiều sự kiện, hiện tượng vì vậy trò chơi học tập sẽ làm cho tiết học nhẹ nhàng, sinh động hơn. Thực hiện tốt việc tổ chức trò chơi học tập lịch sử cho học sinh vừa phát huy tính tích cực, chủ động, hứng thú trong học tập vừa rèn luyện kĩ năng lịch sử cho các em. Từ đó giúp học sinh tự bổ sung kiến thức cho mình. Bản thân là giáo viên dạy môn lịch sử tôi
- 2 nhận thấy việc tổ chức trò chơi học tập giúp học sinh dễ hiểu nội dung bài học, dễ khắc sâu kiến thức, nắm được một số kĩ năng lịch sử. Đồng thời làm cho tiết học sinh động hơn, học sinh ham thích học hơn. Với cấu tạo của chương trình lịch sử lớp 7 có nhiều tiết bài tập sau mỗi chương, phần và đối tượng là học sinh lớp 7, lứa tuổi rất năng động, thích thể hiện, khẳng định mình trước thầy cô và các bạn nên hoàn toàn có khả năng thực hiện tốt phương pháp trên. Xuất phát từ điều đó, tôi nhận thấy rằng để khắc phục tình trạng trên, góp phần nâng cao chất lượng bộ môn lịch sử trong nhà trường hiện nay cũng như khơi dậy trong học sinh niềm yêu thích, say mê môn lịch sử mỗi giáo viên cần tích cực đổi mới phương pháp, hướng vào việc phát huy tính tích cực, chủ động học tập của học sinh. Đó cũng là lí do tôi chọn đề tài này để giới thiệu tới các đồng nghiệp. Phương pháp này hoàn toàn có thể thực hiện một cách dễ dàng, hiệu quả. Đó là kinh nghiệm nhỏ mà bản thân tôi đã rút ra được sau nhiều năm giảng dạy bộ môn lịch sử lớp 7. Tôi hi vọng đề tài này sẽ góp một phần đổi mới, sáng tạo trong quá trình dạy học lịch sử hiện nay, nhằm tạo cho các em niềm vui và sự hứng thú trong các tiết: “Làm bài tập lịch sử” và “Ôn tập” lịch sử. 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Đề tài này nhằm nêu lên phương pháp tổ chức trò chơi trong các tiết bài tập lịch sử cho học sinh khối 7. Phương pháp này nhằm phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo trong học tập của học sinh. Giúp các em dễ hiểu, dễ khắc sâu kiến thức lịch sử và góp phần hình thành, rèn luyện những kĩ năng cơ bản cho học sinh trong học tập, hợp tác, giao tiếp và khẳng định được vai trò cá nhân của các em, hướng tới việc đào tạo các em trở thành những con người năng động, hiểu biết, có ích trong tương lai. Đồng thời giúp cho tiết học sinh động, hấp dẫn hơn. Để thực hiện nhiệm vụ trên, khi thực hiện đề tài này tôi đã dựa trên cơ sở nghiên cứu một số tài liệu liên quan: 1. Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục Trung học cơ sở – Môn Lịch sử. 2. Căn cứ vào nhiệm vụ năm học 2017-2018 3. Sách giáo khoa lịch sử lớp 7. 4. Sách giáo viên lịch sử lớp 7. 5. Tài liệu dạy học lớp 7. 6. Thực hành Lịch sử 7 7. Hướng dẫn trả lời câu hỏi và bài tập Lịch sử 7, cùng một số tài liệu cần thiết khác (phần tài liệu tham khảo) Trên cơ sở tìm hiểu lí luận và khảo sát thực tiễn về tổ chức trò chơi trong giảng dạy bộ môn Lịch sử cho học sinh ở trường trung học cơ sở (THCS), tôi đưa ra sáng kiến kinh nghiệm về: “Nâng cao hiệu quả các tiết “Bài tập Lịch sử” và “Ôn tập” Lịch sử lớp 7 bằng phương pháp tổ chức trò chơi” nhằm nâng cao hiệu quả các tiết bài tập Lịch sử và “Ôn tập” cho học sinh ở trường THCS.
- 3 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Đối tượng: Học sinh khối 7 Trường THCS Tây Đằng – Ba Vì – Hà Nội - Phạm vi nghiên cứu: Đề tài này tôi tiến hành nghiên cứu, thực nghiệm đối với môn Lịch sử lớp 7 trong năm học 20119-2020 và 2021-2022. 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Điều tra, thăm dò: Khi bắt đầu tiến hành áp dụng phương pháp mới, tôi tiến hành điều tra học sinh qua hệ thống các câu hỏi liên quan đến sở thích của các em đối với môn học và với việc áp dụng phương pháp “tổ chức trò chơi” trong học tập các tiết “bài tập” và “ôn tập” Lịch sử. 2. Tiến hành thực nghiệm giảng dạy trên lớp. 3. Khảo sát chất lượng, so sánh đối chiếu kết quả ở từng năm để rút ra kết luận cho tính hiệu quả của đề tài khi thực hiện.
- 4 PHẦN II: NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI 1. LÍ LUẬN Bản chất của phương pháp sử dụng trò chơi học tập là dạy học thông qua việc tổ chức hoạt động của học sinh. Dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh được hoạt động bằng cách tự chơi trò chơi, trong đó mục đích của trò chơi là truyền tải mục tiêu của bài học. Cách chơi thể hiện nội dung và phương pháp học, đặc biệt là phương pháp học tập có sự hợp tác và sự đánh giá. Trò chơi học tập là một hoạt động của con người nhằm mục đích chủ yếu là tiếp thu kiến thức một cách có hiệu quả nhất, ngoài ra còn giúp các em vui chơi, giải trí và thư giãn, giúp các em yêu thích môn học hơn. Thông qua trò chơi học tập, giúp học sinh có thể rèn luyện được thể lực, rèn luyện về giác quan, tạo cơ hội giao lưu với mọi người, cùng hợp tác với bạn bè, đồng đội trong nhóm, tổ. Đây là một hoạt động được tổ chức có tính chất vui chơi, giải trí, thư giãn. Nhưng thông qua hoạt động này học sinh có điều kiện học mà chơi, chơi mà học. Khi tham gia các trò chơi học tập học sinh sẽ có điều kiện thể hiện khả năng của mình, giúp các em mạnh dạn hơn, tự tin hơn, giao tiếp cũng tốt hơn, sống hòa nhã với bạn bè hơn, được suy ngẫm, thử nghiệm các tình huống, các lập luận để đạt kết quả cao. Đặc thù của bộ môn lịch sử là dài, rất nhiều sự kiện lịch sử liên quan đến các mốc thời gian khác nhau, đặc biệt đây là các tiết làm bài tập và ôn tập Lịch sử nên lượng kiến thức rất nhiều, học sinh rất khó nhớ, dẫn đến tình trạng chán học, lười biếng. Vì vậy thông qua hoạt động trò chơi học tập sẽ giúp các em khắc phục được những hạn chế trên. 2. SỰ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH Có rất nhiều hình thức tổ chức các trò chơi lịch sử nhưng tùy vào thời gian và điều kiện cụ thể, chúng ta có thể sắp xếp tổ chức thực hiện sao cho phù hợp. Thông thường hiện nay, với qui mô lớp học, giáo viên chỉ tiến hành được trong thời lượng của 45 phút. Vì thế, yêu cầu chuẩn bị, tổ chức phải được vạch ra từ trước cho giáo viên và học sinh, để tiết học bắt đầu được đảm bảo đúng theo yêu cầu giáo dục bộ môn và điều kiện giảng dạy của nhà trường. Sự chuẩn bị của thầy và trò cho một giờ bài tập lịch sử trên lớp có thể khái quát như sau tùy theo nội dung, cấu trúc bài học. 2.1. Giáo viên: + Tổ chức biên soạn chương trình cho tiết Bài tập Lịch sử theo nội dung kế hoạch giảng dạy. Có thể biên soạn nội dung tiết Bài tập Lịch sử thành các phần thi nhỏ, phù hợp với nội dung kiến thức của chương, bài và thời lượng tiết học, rồi tìm một chủ đề phù hợp cho tiết Bài tập lịch sử đó. Nhưng phải đảm bảo cho học sinh nắm được hệ thống kiến thức trong chương, phần vừa học. Sau mỗi tiết bài tập, giáo viên có thể làm phiếu kiểm tra lại kiến thức của cả lớp bằng những câu hỏi, bài tập trắc nghiệm, tự luận ngắn gọn. + Tổ chức đội học sinh phối hợp tham gia làm việc với giáo viên (những học sinh khá, giỏi, năng nổ). + Tổ chức lớp học thành các đội chơi (chú ý đến nhiều đối tượng), chuẩn bị, tìm hiểu trước nội dung dặn dò của giáo viên.
- 5 + Dặn dò kĩ học sinh những vấn đề cần tìm hiểu ở nhà, giới thiệu những tài liệu, website cho học sinh tìm đọc, tham khảo. + Phân công chuẩn bị những dụng cụ cần thiết cho hoạt động: các đáp án A, B, C, D, cờ tay, bảng nhóm, bút dạ, phấn, nam châm… + Phân công các tiểu ban phụ trách: Dẫn chương trình, Ban giám khảo, thư ký… 2. Học sinh: + Phân công các thành viên nhóm, đội tìm hiểu các tài liệu, chuẩn bị các yêu cầu của giáo viên bộ môn. + Thành lập đội, nhóm và đặt tên cho đội. 3. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH MỘT TIẾT BÀI TẬP LỊCH SỬ (Có thể tiến hành như sau): - Ổn định lớp, tổ chức, trang trí lại phòng học cho phù hợp với chương trình (trong thời gian giải lao chuyển tiết). - Mời các tiểu ban phân công, các đội chơi về vị trí chuẩn bị tiến hành. - Một học sinh sẽ điều khiển các phần thi (trò chơi) (lớp trưởng, lớp phó, học sinh có khả năng dẫn chương trình tốt). - Nội dung chương trình là các phần thi dưới các dạng bài tập khác nhau, bám sát kiến thức cơ bản của chương, bài và thời lượng tiết học. - Sau các phần thi, thư ký thông báo kết quả của các đội. Tổ chức trao thưởng cho các đội chơi, cá nhân bằng một bông hoa cho mỗi câu trả lời đúng (cắt bằng giấy nhiều màu khác nhau tượng trưng cho số điểm đạt được). Học sinh giữ các bông hoa đó đến cuối một học kì mang nộp cho giáo viên bộ môn tính điểm và cộng vào thi đua cá nhân tùy mức độ tham gia. * Cụ thể các bước thực hiện một tiết “Bài tập Lịch sử” và “Ôn tập” lịch sử theo phương pháp tổ chức trò chơi: - Giới thiệu tên chương trình (Một tên khái quát đặt cho tiết bài tập đó). - Thông báo các phần thi. - Trong mỗi phần thi (trò chơi) đều phải nêu rõ: + Thể lệ tham gia phần thi đó. + Nội dung. + Tổng kết điểm sau mỗi phần. MỘT SỐ DẠNG TRÒ CHƠI CƠ BẢN Sau đây là một số dạng bài tập (trò chơi) có thể áp dụng trong các giờ dạy bài tập và ôn tập lịch sử. Giáo viên căn cứ vào nội dung kiến thức của chương, bài trong tiết “Bài tập lịch sử” đó mà có cách áp dụng phù hợp, đạt được mục tiêu bài dạy. ➢ Dạng 1: Trả lời nhanh. * Ở hình thức này có thể thực hiện bằng hai cách: - Một là: Trả lời câu hỏi trắc nghiệm bằng cách chọn A hoặc B hoặc C hoặc D.
- 6 - Hai là: Trả lời nhanh ngay sau khi phát vấn câu hỏi (câu trả lời phải ngắn gọn). * Thể lệ cách 1: + Các đội nghe câu hỏi và trả lời bằng cách chọn một trong các đáp án đúng (A, B, C, D). + Thời gian suy nghĩ, trả lời 15 giây. Sau 15 giây, mời các đội cùng giơ đáp án. + Mỗi câu trả lời đúng ghi được 10 điểm. * Ví dụ 1. Bộ Luật thành văn đầu tiên của nước ta ra đời vào thời nào? A. Thời Đinh - Tiền Lê C. Thời Trần B. Thời Lý D. Thời Hậu Lê 2. Lý Thái Tổ dời đô về Đại La và đổi tên thành Thăng Long vào năm nào? A. Năm 1009 C. Năm 1042 B. Năm 1010 D. Năm 1075 3. Ai là người đã bóp nát quả cam tại Hội nghị Bình Than năm 1282? A. Trần Quốc Toản B. Trần Quốc Tuấn C. Trần Quang Khải D. Trần Nhân Tông 4. Chức Thái Thượng Hoàng được đặt ra dưới triều đại nào trong lịch sử phong kiến Việt Nam? A. Triều Ngô B. Triều Đinh-Tiền Lê C. Triều Lý D. Triều Trần 5. Ai là người có công dẹp loạn 12 sứ quân vào cuối năm 967? A. Lý Bí B. Mai Thúc Loan C. Đinh Bộ Lĩnh D. Lê Hoàn * Thể lệ cách 2 + Các đội giành quyền trả lời đáp án ngay sau khi nghe xong câu hỏi bằng cách giơ cờ lên trước. + Mỗi câu trả lời đúng ghi được 10 điểm. * Ví dụ: 1. Câu nói: “Nếu bệ hạ muốn hàng xin hãy chém đầu thần trước đã” là của ai? (Trần Quốc Tuấn) 2. Ai đã nói câu: “Ta thà làm ma nước Nam còn hơn làm vương đất Bắc”? (Trần Bình Trọng) 3. Đoạn văn sau trích trong tác phẩm nào, của ai: “Ta thà tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa. Chỉ căm tức chưa xả thịt, lột da, nuốt gan, uống máu quân thù. Dẫu trăm thân ta phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác ta gói trong da ngựa ta cũng nguyện xin làm”? (Hịch tướng sĩ – Trần Quốc Tuấn)
- 7 4. Bài thơ nổi tiếng của Lý Thường Kiệt được coi như bản tuyên ngôn lần thứ nhất của dân tộc ta là gì? (Nam quốc sơn hà). 5. Câu thơ sau tố cáo tội ác của bọn giặc nào ở phương Bắc trong quá trình xâm lược nước ta: “Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ...? (Giặc Minh) ➢ Dạng 2: Sắp xếp các dữ kiện đã cho theo đúng trình tự thời gian - Mỗi đội cử hai đại diện tham gia. - Giáo viên chuẩn bị các dữ kiện cắt rời, chia thành từng gói nội dung. - Treo bảng phụ kẻ sẵn các cột, điền trước cột thời gian, các cột còn lại các đội sẽ thảo luận và cùng nhau thực hiện (sắp xếp dán lên bảng phụ) - Thời gian thực hiện là 3phút. - Sắp xếp đúng đến đâu tính điểm đến đó, nội dung nào sai không có điểm. - Ví dụ: Các cụm từ cho sẵn Thời gian/ Vua sáng lập Kinh đô Quốc hiệu Chống quân Triều đại xâm lược Ngô ( 939 Ngô Quyền Cổ Loa Đại Nam, Nam Hán 965) (Ngô Vương) (Hà Nội) Việt Nam Không có Đinh (968 - Đinh Bộ Lĩnh Hoa Lư Đại Cồ Tống 980) (Đinh Tiên Hoàng) (Ninh Việt Mông- Tiền Lê Lê Hoàn Bình) Đại Việt Nguyên (980 – 1009) (Lê Đại Hành) Thăng Đại Ngu Minh Lý (1009 - Lý Công Uẩn Long Xiêm, Thanh 1225) (Lý Thái Tổ) Tây Đô Trần (1226- Trần Cảnh (Thanh 1400) (Trần Thái Tông) Hóa) Hồ (1400 – Hồ Quý Ly Đông Đô 1407) Lê Lợi (Lê Thái Phú Xuân Lê sơ (1428 – Tổ) 1527) Nguyễn Ánh Tây Sơn (1778-1802) Nguyễn (1802-1945) ➢ Dạng 3: Nhận biết nhân vật lịch sử qua tranh ảnh, thơ văn. - Cho các đội xem các ảnh hay nghe đọc thơ. - Cho biết ai được nói đến trong bức ảnh hay nội dung đó? - Các đội giành quyền trả lời bằng cách giơ cờ tay nhanh nhất. - Trả lời đúng một câu, bức ảnh được 50điểm. - Ví dụ: Đinh Bộ Lĩnh, Lý Thường Kiệt, Trần Quốc Tuấn
- 8 * Thơ: Lê Hữu Trác 1. Câu ca dao: “Đời vua Thái Tổ, Thái Tông Lúa chất đầy đồng trâu chẳng buồn ăn”. ? Vua Thái Tổ, Thái Tông trong câu ca dao trên là của đời nào? (Thời nhà Lý) 2. “Khôn ngoan qua được Thanh Hà Dẫu rằng có cánh khó qua Lũy Thầy” ? Lũy Thầy do ai xây dựng? (Đào Duy Từ) 3. “Ước gì anh lấy được nàng Để anh mua gạch Bát Tràng về xây” ? Làng gốm Bát Tràng thuộc tỉnh nào? (Hà Nội) 4. “Trên Trời có ông sao Tua Ở làng Minh Giám có vua Bá Vành” ? Câu ca dao trên nhắc đến nhân vật nào? (Phan Bá Vành) ➢ Dạng 4: Lắp ghép các nội dung, sự kiện lịch sử cho phù hợp. - Mỗi đội cử hai đại diện tham gia phần thi này. - Cho các đội bốc thăm các gói dữ kiện gồm 4 sự kiện bị cắt rời. - Yêu cầu các đội lắp ghép lại cho đúng rồi dán vào bảng của đội mình. Mỗi dữ kiện đúng được 20 điểm. - Thời gian cho các đội thực hiện phần thi này là 1 phút. - Ví dụ: +Vị vua cuối cùng của triều Lý – Lý Chiêu Hoàng + Trường Đại học đầu tiên của nước ta – Quốc Tử Giám + Lá cờ thêu sáu chữ vàng “Phá cường địch, báo hoàng ân” - Trần Quốc Toản. + Bình Ngô đại cáo – Nguyễn Trãi ➢ Dạng 5: Trình bày diễn biến các trận đánh, chiến thắng tiêu biểu qua lư- ợc đồ câm: - Giáo viên chuẩn bị các lược đồ câm (phóng to từ SGK) tùy theo nội dung của tiết bài tập lịch sử. Ví dụ các lược đồ: + Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống trên phòng tuyến Như Nguyệt (1075-1077) + Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên lần thứ ba (1287- 1288) + Chiến thắng Chi Lăng - Xương Giang + Chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa. + Chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút. - Cho đại diện các đội bốc thăm lược đồ diễn biến trận đánh, chiến thắng. Sau đó dán lược đồ lên phần bảng của đội mình và nhận phần kí hiệu diễn biến. - Sau khi bốc thăm, các đội sẽ được nghiên cứu lại bản đồ trước 2’. Sau đó bắt đầu lên dán vào lợc đồ và trình bày lại diễn biến.
- 9 - Yêu cầu: Trình bày đúng nội dung, sự kiện, sinh động, xúc cảm sẽ đạt được điểm cao. Điểm tối đa là 100 điểm. ➢ Dạng 6: Giải ô chữ tìm chìa khóa - Học sinh lựa chọn các ô hàng ngang. - Trả lời đúng, ghi được điểm và hàng ngang được mở ra, chữ cái từ chìa khoá xuất hiện. - Các đội sẽ trả lời từ chìa khóa khi tìm ra được. ➢ Dạng 7: Kể chuyện lịch sử. - Giáo viên đã cho học sinh về nhà tìm hiểu trước các câu chuyện lịch sử có thật về các nhân vật trong lịch sử lớp 7. - Thuộc, nắm chắc nội dung, tập kể. - Đại diện các đội kể nội dung câu chuyện về nhân vật mà mình yêu thích. - Yêu cầu: Kể đúng nội dung, hấp dẫn, lôi cuốn,… đạt điểm cao. Tối đa 100 điểm. Ví dụ: Đinh Bộ Lĩnh – Lý Công Uẩn – Lý Thường Kiệt – Trần Hưng Đạo - Lê Lợi Anh em Tây Sơn ➢ Dạng 8: Hùng biện: Suy nghĩ của em về nhân vật lịch sử. - Chọn mỗi đội 1 học sinh bốc thăm chủ đề hùng biện và chuẩn bị 2’ trình bày trong 3’ - Nội dung: học sinh phải nói được suy nghĩ, đánh giá của bản thân về nhân vật và những việc làm của họ trên tinh thần khách quan. - Trình bày lưu loát, diễn cảm, giàu cảm xúc sẽ đạt điểm cao. Tối đa 100 điểm. - Ví dụ: Lê Thánh Tông – Trần Thủ Độ – Hồ Quý Ly – Trần Quốc Toản… ➢ Dạng 9: Đóng vai nhân vật lịch sử - Cho học sinh tìm hiểu nội dung về Tiểu sử các nhân vật, trong đó có lời thoại. - Giáo viên chuẩn bị trước một số đoạn lời thoại. - Mỗi đội cử 1 đại diện tham gia cùng đội khác. - Thể hiện chính xác lời thoại của nhân vật và diễn xuất phù hợp với tính cách nhân vật. ➢ Dạng 10: Hóa trang nhân vật lịch sử - Yêu cầu học sinh tìm hiểu kĩ về nhân vật dưới sự hướng dẫn tham khảo tài liệu của giáo viên. - Chuẩn bị trước các vật dụng, phục trang cần thiết về nhân vật lịch sử nào đó mà đội chọn. - Lên lớp các đội sẽ có thời gian là 7’để tiến hành hóa trang cho nhân vật.
- 10 - Một đại diện sẽ thuyết trình cho cả lớp về nhân vật mà đội hóa trang. - Giáo viên bộ môn phải hướng dẫn kĩ cho các em về khâu chuẩn bị. * Lưu ý: Để thực hiện được dạng bài tập này tùy thuộc vào điều kiện cho phép của từng nơi. Tôi đưa ra để các giáo viên, đồng nghiệp tham khảo. 4. VẬN DỤNG MỘT SỐ DẠNG TRÒ CHƠI VÀO TIẾT BÀI TẬP/ ÔN TẬP LỊCH SỬ (Cụ thể trong chương trình Lịch sử lớp7 ) Ví dụ 1: Tiết 33 - Ôn tập chương II và chương III I. Mục tiêu: - Qua tiết ôn tập nhằm củng cố, hệ thống lại những kiến thức cơ bản đã học về một thời kì hào hùng của lịch sử dân tộc: Thời Lý-Trần. - Giáo dục, bồi dưỡng cho học sinh lòng tự hào dân tộc, sự tự tin, mạnh dạn trong giao tiếp. - Rèn luyện, bồi dưỡng cho học sinh những kĩ năng cần thiết trong học tập bộ môn: + Làm việc, khai thác lược đồ trống, trình bày diễn biến trên lược đồ. + Làm việc với bảng thống kê các nội dung, sự kiện lịch sử, bảng ô chữ. + Tính nhanh nhẹn, linh hoạt, chủ động, nhạy bén và khả năng hợp tác với nhau qua các phần thi (trò chơi). II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: - Tài liệu tham khảo: + Sách bài tập trắc nghiệm lịch sử 7 + Sách thực hành lịch sử 7 + Hướng dẫn trả lời câu hỏi và bài tập Lịch sử 7 + Tư liệu lịch sử 7 - Đồ dùng dạy học: + Bảng ô chữ + Lược đồ trống: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên (1287- 1288) và chiến thắng Bạch Đằng (1288) và các kí hiệu cho phần thi này chia đủ cho 3 đội. - Đặt tên cuộc thi: HÀO KHÍ ĐÔNG A - Phương án hoạt động: + Chia lớp thành 3 nhóm lớn
- 11 + Chia ra nhiều nhóm nhỏ từ 2-3 học sinh. (mỗi nhóm có đủ các đối tượng) 2. Học sinh: - Học bài cũ, ôn tập kiến thức về thời nhà Trần. - Chuẩn bị vật dụng: cờ giấy; chia nhóm nhỏ 2 thành viên, 3 thành viên; bút, bảng nhóm,… III. Hoạt động dạy - học: 1. Ổn định lớp: (1’) - Kiểm tra vị trí và các thủ tục chuẩn bị bắt đầu (học sinh đã chuẩn bị, trang trí trên lớp theo hướng dẫn của giáo viên). - Nhắc nhở học sinh về trật tự, nhanh nhẹn trong các phần thi. 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra trong quá trình ôn tập và bài tập sát xuất ở phần củng cố. 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài: (1’) Giới thiệu tên trò chơi: HÀO KHÍ ĐÔNG A Nhà Trần, một triều đại đã ghi rất nhiều những chiến công lẫy lừng cho dân tộc ta ở thế kỷ XIII. Ba lần kháng chiến chống xâm lược Mông-Nguyên thắng lợi và xây dựng đất nước với rất nhiều những thành tựu nổi bật, làm cho đời sống nhân dân ta được ấm no, sung sướng. Hào khí “Đông A” mà triều đại này để lại đã làm bừng sáng cho những trang sử vàng của một dân tộc nhỏ bé, anh hùng: Đại Việt thời đó và Việt Nam hôm nay. b. Tiến trình bài dạy: Hoạt động 1: * Mở đầu – Giới thiệu: - Giáo viên sẽ làm người dẫn chương trình hoặc có thể chọn một học sinh khá, giỏi có khả năng dẫn chương trình tốt. - Giới thiệu chương trình (chủ đề tiết bài tập) và các phần thi. - Chọn và mời thư kí, ban giám khảo (nếu cần thiết). - Mời các đội chơi theo yêu cầu, thể lệ từng phần vào vị trí để tham gia. - Chú ý là sau mỗi phần thi phải có sự tổng kết điểm của từng đội. * Triển khai chương trình: Cuộc thi hôm nay gồm 4 phần thi: 1. Phần thi thứ nhất: Trả lời nhanh. 2. Phần thi thứ hai: Tiếp sức:
- 12 3. Phần thi thứ ba: Theo chân các trận đánh lịch sử. 4. Phần thi thứ tự: Giải mã ô chữ. Hoạt động 2: Phần thi thứ nhất: Trả lời nhanh: * Thể lệ: + Các đội giành quyền trả lời đáp án ngay sau khi nghe xong câu hỏi bằng cách giơ cờ lên trước. + Mỗi câu trả lời đúng ghi được 10 điểm. Sai đội khác không được quyền trả lời. * Nội dung: 1. Câu nói: “Nếu bệ hạ muốn hàng xin hãy chém đầu thần trước đã” là của ai? (Trần Quốc Tuấn) 2. Câu nói: “Ta thà làm ma nước Nam còn hơn làm vương đất Bắc”? ( Trần Bình Trọng ) 3. Đoạn văn sau trích trong tác phẩm nào, của ai: “Ta thà tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa. Chỉ căm tức chưa xả thịt, lột da, nuốt gan, uống máu quân thù. Dẫu trăm thân ta phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác ta gói trong da ngựa ta cũng nguyện xin làm”? ( Hịch tướng sĩ – Trần Quốc Tuấn ) 4. 6 chữ được thêu trên lá cờ của Trần Quốc Toản là gì? (“Phá cường địch, báo hoàng ân” (Giết giặc mạnh, đền ơn vua) 5. Thái Tử của nhà Nguyên đem quân đánh nước ta tên gì? (Thái tử Thoát Hoan) Hoạt động 3: Phần thi thứ hai: Tiếp sức Hoàn thành bảng * Thể lệ: thống kê các sự kiện - Mỗi đội cử hai đại diện tham gia sự kiện lịch sử quan trọng. - Giáo viên chuẩn bị các dữ kiện cắt rời có dán keo hai mặt phía sau, chia thành từng gói lẫn lộn các nội dung (mỗi gói dữ kiện có 4 dữ kiện). Các đội lên chọn gói dữ kiện. - Treo bảng phụ kẻ sẵn các cột, điền trước cột thời gian của triều Lý – Trần, các cột còn lại các đội sẽ thảo luận và cùng nhau thực hiện (sắp xếp dán lên bảng phụ). - Thời gian thực hiện là 3’. - Sắp xếp đúng đến đâu tính điểm đến đó, nội dung nào sai không có điểm. * Nội dung: Triều/ Thời Người sáng Kinh đô Quốc hiệu Chống xâm
- 13 lập lược +Lý 1009- 1225 +Trần 1226- 1400 + Hồ 1400- 1407 Các cụm từ: Lý Công Uẩn/ Đại Việt /Thăng Long /Lý Thái Tổ /Trần Cảnh / Mông – Nguyên /Trần Thái Tông /Hồ Quý Ly/ Đại Ngu /Tây Đô/ Minh Hoạt động 4: Phần thi thứ ba: Theo chân các trận đánh lịch. * Thể lệ: - Giáo viên chuẩn bị 4 lược đồ câm về Cuộc kháng chiến cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên(1287-1288) và chiến thắng Bạch Đằng (1288) - Mỗi nhóm cử 2 thành viên hoàn thành Sử dụng kí hiệu cho sẵn:ta -các mũi tên liền màu đỏ (tiến đánh, tấn công), nét đứt (rút lui) ; địch (mũi tên liền màu xanh(tiến đánh, tấn công) và nét đứt (rút lui), và các kí hiệu về bãi cọc trên sông Bạch Đằng, các bè lửa của quân nhà Trần, chia làm 4 gói cho 4 đội. - Cho đại diện các đội lên nhận phần kí hiệu, sau đó dán lên lược đồ ở phần bảng của đội mình trong 2’. - Tính thời gian cho từng đội. Đội nào hoàn thành trước sẽ đạt điểm theo thứ tự: 50 – 40 – 30 – 20 điểm. - Sau khi hoàn thành, các đội sẽ giành quyền trình bày diễn biến để ghi thêm điểm bằng cách giơ cờ lên trước. - Yêu cầu: Trình bày đúng nội dung diễn biến, sự kiện, sinh động, xúc cảm sẽ đạt được điểm cao. Điểm tối đa cho phần này là 50 điểm. Hoạt động 5: Phần thi thứ tư: Giải mã ô chữ: * Thể lệ: - Học sinh lựa chọn các ô hàng ngang. - Trả lời đúng, ghi được 10 điểm và hàng ngang được mở ra, chữ cái từ chìa khoá xuất hiện. - Các đội được quyền trả lời từ chìa khóa sau 1 lượt đầu tiên của 4 đội sẽ được 80 điểm, lượt thứ 2 được 40 điểm và sau gợi ý của chương trình được 20 điểm. - Mời trợ lý cho phần thi này. * Nội dung: C1. 7 chữ cái: Quân lính nhà Trần đã thích lên cánh tay hai chữ gì để thể hiện quyết tâm giết giặc Nguyên? SÁT THÁT C2.9 chữ cái-Câu nói: “Đầu thần chưa rơi xuống đất xin bệ hạ đừng lo” là củ ai?
- 14 TRẦN THỦ ĐỘ C3. 6 chữ cái-Trận đánh tiêu diệt đoàn thuyền lương của Trương Văn Hổ diễn ra ở đâu? VÂN ĐỒN C4. 8 chữ cái- Năm 1282, nhà Trần mở hội nghị này để bàn kế đánh giặc? BÌNH THAN C5. 11 chữ cái- Tổng chỉ huy cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên? TRẦN HƯNG ĐẠO C6. 9 chư cái- Tác giả hai câu thơ sau là ai? “Mênh mông một dải Bạch Đằng Nghìn thu soi rạng giống nòi quang vinh” HỒ CHÍ MINH C7. 6 chữ cái-Toa Đô bị chém đầu trong trận đánh nào? TÂY KẾT C8. 7 chữ-Năm 1285, trong hội nghị nào các bô lão đồng thanh hô “Đánh”? DIÊN HỒNG C9. Tên công chúa nhà Trần dâng cho Thóat Hoan làm kế hoãn binh? AN TƯ C10. Ở thế kỷ XIII, lãnh thổ của đế quốc này kéo dài từ bờ Địa Trung Hải đến Thái Bình Dương? Mông cổ C11. Tháng 1.1285, Trần Hưng Đạo cho quân lui từ biên giới về đâu để tránh thế giặc mạnh? VẠN KIẾP C12. Trận thắng oanh liệt kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống quân xâm lợc Mông-Nguyên của quân dân nhà Trần? SÔNG BẠCH ĐẰNG * Gợi ý từ chìa khóa: Tác giả hai câu thơ sau: “ Xã tắc hai phen chồn ngựa đá Non sông nghìn thuở vững âu vàng” Hoặc: Ngời sáng lập ra Thiền phái Trúc Lâm trên núi Yên Tử. Hoạt động 6: * Củng cố: Giáo viên cho cả lớp làm bài kiểm tra nhanh 5 phút theo nội dung làm sẵn trên phiếu để kiểm tra lại việc nắm bắt kiến thức của học sinh. Học sinh nhận phiếu làm bài và nộp lại cho giáo viên. (Học sinh sẽ đánh dấu vào các câu đúng sau): - Nội dung bài kiểm tra:
- 15 Hãy đánh dấu x vào câu trả lời đúng nhất: 1. Tổng chỉ huy cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên lần thứ 2 và 3 là ai? a-Trần Quốc Tuấn b- Trần Khánh Dư c- Trần Quốc Toản. 2. Nhà Trần đặt tên nước là gì? Đóng đô ở đâu? a- Đại Việt – Hoa Lư b- Đại Việt – Thăng Long c- Đại Ngu – Tây Đô 3. Em hãy cho biết từ chìa khóa trong bảng ô chữ hôm nay là gì? 4. Kể tên những danh tướng tiêu biểu của nhà Trần mà em đã học và biết? * Hướng dẫn học ở nhà: Về nhà học bài, ôn tập lại những nội dung cơ bản đã học trong chương trình từ đầu năm đến nay: (* Lưu ý :Nội dung giáo án trên hoàn toàn thực hiện được, đảm bảo thời gian.Giáo viên cần cho học sinh chuẩn bị kĩ trước ở nhà) Ví dụ 2: Tiết 54- Làm bài tập lịch sử phần chương V I. Mục tiêu: - Qua tiết bài tập nhằm củng cố, hệ thống lại những kiến thức cơ bản đã học về sự suy yếu của nhà nước phong kiến, tình hình kinh tế-văn hóa nước ta ở các thế kỉ XVI-XVIII. - Giáo dục, bồi dưỡng cho học sinh sự căm ghét chiến tranh, sự tự tin, mạnh dạn trong giao tiếp…. - Rèn luyện, bồi dưỡng cho học sinh những kĩ năng cần thiết trong học tập bộ môn: kĩ năng tổng hợp, nhận xétt, đánh giá sự kiện; tính nhanh nhẹn, linh hoạt, chủ động, nhạy bén và khả năng hợp tác với nhau qua các trò chơi hoc tập. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: - Tài liệu tham khảo: + Sách bài tập trắc nghiệm lịch sử 7 + Sách thực hành lịch sử 7 + Hướng dẫn trả lời câu hỏi và bài tập Lịch sử 7 -Máy chiếu III. Hoạt động dạy-học 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Trò chơi: Trò chơi hái táo * Thể lệ:
- 16 - GV (đã chuẩn bị nội dung các câu hỏi và trình bày trên bài giảng điện tử): chiếu hình ảnh cây táo quả xanh và cây quả đỏ - Mời lớp trưởng điều khiển trò chơi, chọn thư ký - Chia lớp thành 2 đội chơi- Đội “táo xanh” và đội “táo đỏ” - Mỗi cây táo có 5 quả tương ứng vơi số lượng câu hỏi của các đội trong tiết bài tập - Nhiệm vụ của các đội chơi là phải lựa chọn câu hỏi và trả lời các câu hỏi đã được giao về nhà. Thời gian chuẩn bị cho mỗi câu hỏi là 10 giây - Đội nào trả lời đúng thì sẽ hái được 1 quả táo trên cây của đội mình, tương ứng với 10 điểm. Nếu trả lời sai, quyền trả lời sẽ giành cho đội bạn. Trường hợp đội bạn trả lời đúng thì quả táo của đội này sẽ thuộc về đội bên kia (bằng sự đổi màu quả táo) - GV sẽ nhận xét, chuẩn xác lại nội dung câu trả lời của mỗi đội. * Nội dung C1. Triều đình nhà Lê đầu thế kỉ XVI như thế nào? Hậu quả? C2. Cho biết nguyên nhân và hậu quả các cuộc khởi nghĩa Nam- Bắc triều và chiến tranh Trịnh- Nguyên? C3. Tình hình kinh tế Đàng Ngoài thế kỉ XVII-XVIII phát triển như thế nào? C4. Vì sao đến nửa đầu thế kỉ XVIII, kinh tế nông nghiệp Đàng Trong có điều kiện phát triển? C5. Cho biết sự phát triển của các tôn giáo ở nước ta thế kỉ XVI-XVIII? C6. Chữ Quốc ngữ ra đời trong hoàn cảnh nào? Vì sao chữ cái La tinh ghi âm Tiếng Việt lại trở thành chữ Quốc ngữ của nước ta cho đến ngày nay? C7. Trình bày hiểu biết của em về một loại hình nghệ thuật dân gian thế kỉ XVI- XVIII? C8. Nguyên nhân các cuộc khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài thế kỉ XVIII? Nhận xét gì về tính chất và quy mô các cuộc khởi nghĩa này? C9. Phong trào Tây Sơn có phải là cuộc chiến tranh phong kiến không? Vì sao? C10. Nêu những đóng góp của phong trào Tây Sơn trong lịch sử dân tộc? 4. Củng cố: Khái quát nội dung chương V và Tổng kết trò chơi * Bài kiểm tra sát xuất (5 phút) 5. Dặn dò Ví dụ 3: Tiết 70- Làm bài tập Lịch sử phần chương VI I. Mục tiêu - Hệ thống kiến thức lịch sử Việt Nam từ đầu thế kỷ XIX - Chính sách của triều đình nhà Nguyễn, không phù hợp với yêu cầu lịch sử nên kinh tế, xã hội không có điều kiện phát triển.
- 17 - Truyền thống chống áp bức bóc lột của nhân dân ta dưới thời Nguyễn. - Rèn luyện, bồi dưỡng cho học sinh những kĩ năng cần thiết trong học tập bộ môn: kĩ năng tổng hợp, nhận xét, đánh giá sự kiện; Tính nhanh nhẹn, linh hoạt, chủ động, nhạy bén và khả năng hợp tác với nhau qua các trò chơi hoc tập. II. Chuẩn bị 1. Giáo viên: Hệ thống bài tập.Tài liệu tham khảo, Máy chiếu 2. Học sinh: Chuẩn bị các nội dung trong chương VI III. Hoạt động dạy –học 1. Ổn định lớp 2.Kiểm tra bài cũ: 3. Bài tập: Trò chơi: Khỉ con qua sông * Thể lệ - GV chiếu hình ảnh Khỉ con và chiếc cầu trên sông (cầu là những chiếc phao hình tròn có khoảng cách nhất định đánh số từ 1-10 được nối liền hai bờ sông ) - Mời lớp trưởng điều khiển trò chơi - Chia lớp thành 2 nhóm/đội chơi - Mỗi chiếc phao tương ứng với một câu hỏi trong tiết bài tập - Nhiệm vụ của các đội chơi đưa được Khỉ con qua song bằng cách lựa chọn câu hỏi và trả lời 10 câu hỏi của giáo viên - Đội nào trả lời đúng thì Khỉ con sẽ qua được thêm một phao, tương ứng với 10 điểm. Trả lời sai Khỉ con bị lùi lại. - Sau mỗi câu trả lời của các đội GV sẽ nhận xét, chuẩn xác lại nội dung câu trả lời của mỗi đội. * Nội dung C1. Nhà Nguyễn lập lại chế độ phong kiến tập quyền như thế nào? C2. Kinh tế dưới triều Nguyễn phát triển ra sao? C3. Vì sao nông dân nổi dậy chống lại chế độ phong kiến nhà Nguyễn? C4. So sánh chính sách đối ngoại thời Nguyễn với thời Quang Trung? Em có nhận xét gì về chính sách ngoại giao thời Nguyễn? C5. Trình bày về một trong số các cuộc khởi nghĩa nông dân dưới triều Nguyễn? C6. Trình bày sự phát triển của văn học thế kỉ XVIII-XIX? C7. Sự phát triển của nghệ thuật thế kỉ XVIII-XIX? C8. So sánh chế độ giáo dục, thi kỉ thời Tây Sơn với thời Nguyễn? C9. Trình bày hiểu biết của em về một nhà khoa học (Lịch sử, Địa lý, Y học) tiêu biểu thế kỉ XVIII-XIX? C10. Khoa học - kĩ thuật nước ta thế kỉ XVIII-XIX đạt được những thành tựu gì? Liên hệ với thành tựu KHKT ngày nay?
- 18 4.Củng cố: Khái quát nội dung chương VI và tổng kết trò chơi * Bài kiểm tra sát xuất (5 phút) 5. Dặn dò 5. KẾT QUẢ THỰC HIỆN - Qua 2 năm áp dụng phương pháp tổ chức trò chơi trong các tiết Bài tập/ Ôn tập Lịch sử, tôi nhận thấy học sinh (đặc biệt là những học sinh từ trung bình trở xuống) đều tỏ ra rất hứng thú học tập, sôi nổi trong hoạt động. Các em chịu khó tìm tòi, đọc tài liệu trên thư viện, sách báo liên quan và khai thác cả thông tin trên mạng… - Chất lượng kiểm tra sát xuất qua bài tập sau mỗi tiết dạy của các em học sinh khối 7 đạt điểm giỏi rất cao, số lượng bài điểm dưới trung bình giảm. - Chất lượng trung bình cả năm của các lớp khi tiến hành giảng dạy theo phương pháp này đều đạt tỷ lệ cao hơn so với các năm trước đó. Cụ thể: + Năm học 2015-2016: tỷ lệ từ trung bình trở lên đạt khoảng 85%. + Năm học 2016-2017: đạt tỷ lệ khoảng 87.36% từ trung bình trở lên. + Năm học 2017-2018: tỉ lệ đó tăng lên được từ 90% trở lên. Điều đáng nói là sự yêu thích bộ môn đó từng bước được các em chỳ ý và số học sinh khá, giỏi ngày càng nhiều hơn.
- 19 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ I. Kết luận chung: - Qua thời gian áp dụng giảng dạy, tôi nhận thấy muốn nâng cao chất lượng, hiệu quả bộ môn cần thiết giáo viên nên tiến hành đổi mới phương pháp dạy học, đặc biệt đối với môn lịch sử 7 mà đề tài này là một kinh nghiệm nhỏ. - Với cấu tạo chương trình bộ môn lịch sử 7 có nhiều tiết bài tập nên rất thích hợp cho việc biên soạn, giảng dạy theo phương pháp đó. Việc thực hiện không quá khó khăn hay mất nhiều thời gian nhưng lại có kết quả rất cao. Qua đó có nhiều thời gian để củng cố, khắc sâu kiến thức, hình thành và rèn luyện được những kĩ năng cơ bản cho các em, đồng thời tạo thêm niềm vui, động lực kích thích các em thêm yêu thích bộ môn. - Trong kinh nghiệm của cá nhân tôi sẽ không tránh khỏi những sai sót, rất mong các thầy cô góp ý để đề tài đợc hoàn thiện hơn. 2. Đề xuất, khuyến nghị 2.1. Đối với giáo viên: Để tiến hành các dạng bài tập như trên đòi hỏi sự chuẩn bị chu đáo của giáo viên về đồ dùng dạy học cần thiết hoặc có thể thiết kế các giáo án điện tử để lên lớp. Bám sát chương trình biên soạn tiết bài tập phù hợp điều kiện và đảm bảo củng cố được kiến thức cơ bản cho các em. + Chọn bài tập phù hợp với mục tiêu phần, chương, bài để soạn giáo án. + Chọn trò chơi phù hợp với kĩ năng cần rèn luyện cho học sinh. + Giáo viên chuẩn bị tốt cho trò chơi. + Phổ biến cách chơi, luật chơi ngắn gọn khi bắt đầu thực hiện trò chơi để học sinh hiểu và thực hiện được ngay. Chú ý thay đổi các nhóm học sinh tham gia để tất cả các em đều được thể hiện mình tùy theo nội dung từng phần mà yêu cầu đối tượng cho phù hợp. (Các nhóm lớn phải tự phân các nhóm nhỏ trước khi học tiết bài tập lịch sử đó) + Giữ lớp học sôi động ở mức cho phép để không ảnh hưởng đến các lớp xung quanh, nhưng không nên yên lặng quá sẽ không tạo không khí vui tươi. + Giáo viên nên cho học sinh vỗ tay để động viên tinh thần các bạn và tập học sinh tính lịch sự khi xem biểu diễn. + Bản thân mỗi giáo viên cũng cần phải tìm hiểu, nghiên cứu thêm tài liệu để có những hướng dẫn cụ thể, sát thực hơn cho các em. + Phải có tổng kết, đánh giá, tuyên dương, trao thưởng (nếu có càng tốt) kịp thời để khích lệ tinh thần tham gia học tập, tìm hiểu của các em. + Ngoài việc áp dụng các dạng bài tập trên trong giảng dạy các tiết bài tập lịch sử thì giáo viên bộ môn có thể vận dụng vào phần kiểm tra bài cũ, củng cố hay một số nội dung trong tiết học có thể áp dụng được và phù hợp với thời l- ượng tiết dạy. 2.2. Đối với học sinh: Cần có sự chuẩn bị trước: phân công các thành viên trong nhóm, tổ đọc, tham khảo tài liệu , chuẩn bị đồ dụng, vật dụng cần thiết do giáo viên yêu cầu,
- 20 hướng dẫn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Tây Đằng, ngày 10 tháng 3 năm 2022 Người viết Nguyễn Thị Thu Hà
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Rèn kỹ năng tự học Ngữ văn cho học sinh THCS qua hoạt động tự học ở nhà
40 p | 24 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Rèn kỹ năng thực hành Tiếng Anh cho học sinh THCS theo hướng phát triển năng lực và tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo
26 p | 28 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Khai thác phần mềm Geometer’s Sketchpad trong giảng dạy Hình học THCS
42 p | 89 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Kết hợp một số phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực nhằm phát huy năng lực và kĩ năng của học sinh khi dạy môn Vật lý ở trường THCS
48 p | 24 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả đọc sách cho học sinh tại thư viện trường THCS Dur Kmăn
29 p | 73 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số biện pháp rèn kỹ năng viết CTHH của chất vô cơ trong chương trình Hoá học lớp 8 THCS
45 p | 17 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Phát triển kĩ năng nghe với học sinh THCS
15 p | 19 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số kinh nghiệm dạy dạng bài tập đồ thị phần toán chuyển động trong Vật lí THCS
33 p | 36 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Phương pháp tập luyện nhằm nâng cao thành tích môn nhảy xa cho học sinh nữ lớp 9
18 p | 83 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Nâng cao chất lượng dạy học Hình học bậc THCS bằng phương pháp trực quan thông qua phần mềm Sketchpad
43 p | 29 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Giải pháp nâng cao công tác thi đua trong Ngành giáo dục Huyện KonPlông
9 p | 98 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Nâng cao hiệu quả và chất lượng trong các tiết trả bài viết Tập làm văn
24 p | 30 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Nâng cao vai trò của Hội đồng tự quản ở Mô hình trường học mới thông qua công tác chủ nhiệm
57 p | 53 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Dạy học theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh qua chủ đề Các giác quan Sinh học 8, ở trường THCS và THPT Nghi Sơn
27 p | 16 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Nâng cao vai trò của giáo viên chủ nhiệm ở trường THCS Thượng Thanh thông qua việc giáo dục học sinh đặc biệt
58 p | 34 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Nâng cao hiệu quả bồi dưỡng học sinh giỏi môn bóng đá nam ở trường TH-THCS Thanh Lương
20 p | 42 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Nâng cao hiệu quả của hệ thức Vi-et trong giải các bài toán liên quan đến phương trình ax 2 + bx + c = 0 (a ≠0)
23 p | 43 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Nâng cao chất lượng giáo dục lớp chủ nhiệm
6 p | 24 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn