intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Nâng cao hiệu quả dạy học môn Toán 6 bằng việc phát huy năng lực tự học của học sinh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:23

3
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến "Nâng cao hiệu quả dạy học môn Toán 6 bằng việc phát huy năng lực tự học của học sinh" được hoàn thành với mục tiêu nhằm tìm hiểu và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả dạy học môn Toán ở lớp 6 A2; Xác định các phương pháp, kỹ thuật, và công cụ hỗ trợ việc phát triển năng lực tự học của học sinh trong môn Toán; Áp dụng các phương pháp, kỹ thuật đã chọn để nâng cao hiệu quả dạy học môn Toán ở lớp 6A2 thông qua việc phát huy năng lực tự học của học sinh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Nâng cao hiệu quả dạy học môn Toán 6 bằng việc phát huy năng lực tự học của học sinh

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN HOÀI ĐỨC TRƯỜNG THCS DI TRẠCH HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN PHẠM VI ẢNH HƯỞNG VÀ HIỆU QUẢ ÁP DỤNG CẤP HUYỆN Tên sáng kiến: Nâng cao hiệu quả dạy học môn Toán 6 bằng việc phát huy năng lực tự học của học sinh Tên tác giả: Đinh Thị Hoàng Anh Đơn vị: Trường THCS Di Trạch Chức vụ : Giáo viên. Năm học 2023 -2024
  2. UBND HUYỆN HOÀI ĐỨC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG THCS DI TRẠCH Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hoài Đức, ngày 23 tháng 4 năm 2024 BẢN MÔ TẢ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA SÁNG KIẾN Tên Sáng kiến: Nâng cao hiệu quả dạy học môn Toán 6 bằng việc phát huy năng lực tự học của học sinh Tác giả/Nhóm tác giả : Đinh Thị Hoàng Anh 1. Thực trạng: + Các vấn đề tồn tại trước khi thực hiện sáng kiến, có thê là các khó khăn, bất cập, hạn chế, nhu cầu công việc mới phát sinh. - Học sinh thường phụ thuộc quá nhiều vào giáo viên trong việc học và làm bài tập, thiếu sự tự tin và khả năng tự học. - Luôn có tư tưởng “ngại khó “, “ỷ lại”, “lười suy nghĩ”. - Lười học bài và làm bài ở nhà cũng như trên lớp do đó kiến thức cũ quên nhiều. - Tinh thần phấn đấu cũng như ý chí vươn lên trong học tập của đa phần học sinh chưa có. - Bản thân khi dạy môn toán 6 còn gặp nhiều khó khăn, nhiều tiết dạy chưa đạt hiệu quả cao, phương pháp chưa linh hoạt, chưa biết tổ chức các hoạt động học sinh theo nhóm, hệ thống câu hỏi chưa khoa học. Một số giờ lên lớp cụ thể như việc chia nhóm không phù hợp, giao nhiệm vụ chưa rõ ràng …dẫn đến hiện tượng học sinh lười học, ỷ lại không làm việc. + Lý do thực hiện sáng kiến - Tìm hiểu và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả dạy học môn Toán ở lớp 6 A2. - Xác định các phương pháp, kỹ thuật, và công cụ hỗ trợ việc phát triển năng lực tự học của học sinh trong môn Toán. - Áp dụng các phương pháp, kỹ thuật đã chọn để nâng cao hiệu quả dạy học môn Toán ở lớp 6A2 thông qua việc phát huy năng lực tự học của học sinh. 2. Nội dung sáng kiến: Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp cụ thể để giải quyết thực trạng nêu trên. 2.1 Nội dung của sáng kiến: 2.1.1 Biện pháp 1: Phát huy năng lực tự học theo cá nhân a. Phương pháp đàm thoại b. Phương pháp suy luận 2.1. 2 Biện pháp 2: Phát huy năng lực tự học theo nhóm a. Kĩ thuật lẩu băng chuyền b. Kĩ thuật khăn trải bàn c. Kĩ thuật dạy học theo trạm d. Kỹ thuật chia sẻ nhóm theo cặp đôi e. Phương pháp trò chơi
  3. 2 2.1.3. Biện pháp 3: Phát huy năng lực tự học cho học sinh ở nhà a. Kĩ năng xây dựng kế hoạch và thời gian biểu tự học hợp lý b. Kĩ năng đọc sách - chuẩn bị bài c. Kĩ năng ghi chép - làm bài tập d. Sử dụng phương pháp học tập trải nghiệm. Tính mới, tính tiên tiến: - Tích cực vận dụng các kĩ thuật phương pháp vào các tiết học - Tính khả thi (khả năng áp dụng vào thực tiễn công tác của đơn vị, địa phương…) 2.2. Kết quả của sáng kiến:  Trước khi áp dụng Khảo sát dầu Tốt Khá Đạt Chưa đạt năm 8 đến 10 6.5 đến 8 5 đến 6.5 0 đến 5 Lớp SL SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% 6A2 45 8 17,8 23 51,1 10 22,2 4 8,9  Sau khi áp dụng ( giữa học kì 2) Tốt Khá Đạt Chưa đạt Cuối học kì 1 8 đến 10 6.5 đến 8 5 đến 6.5 0 đến 5 TL Lớp SL SL TL% SL SL TL% SL TL% % 6A2 45 20 44,4 19 42,2 5 11,1 1 2,29 3. Đánh giá phạm vi ảnh hưởng của Sáng kiến: - Có hiệu quả trong phạm vi Đơn vị áp dụng - Đã được chuyển giao, nhân rộng việc áp dụng ra phạm vi nhà trường XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN Hoài Đức, Ngày 23 tháng 04 năm 2024 (ký tên, đóng dấu) Người viết sáng kiến Đinh Thị Hoàng Anh
  4. UBND HUYỆN HOÀI ĐỨC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG THCS DI TRẠCH Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hoài Đức, ngày 24 tháng 04 năm 2024 BÁO CÁO TÓM TẮT Sáng kiến kinh: Nâng cao hiệu quả dạy học môn Toán 6 bằng việc phát huy năng lực tự học của học sinh. I. Sơ yếu lí lịch Họ và tên: Đinh Thị Hoàng Anh. Giới tính.: Nữ Sinh ngày 01 tháng 03 năm 1986. Đơn vị công tác:THCS Di Trạch. Chức vụ hiện nay: Giáo viên. Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: Đại học.. Số điện thoại liên hệ: 0395266809. II. Sáng kiến kinh nghiệp, cải tiến kỹ thuật, giải pháp công tác, đề tài nghiên cứu khoa học hoặc áp dụng công nghệ mới 1. Tên, lĩnh vực thực hiện sáng kiến kinh nghiệm đề nghị xem xét: Nâng cao hiệu quả dạy học môn Toán 6 bằng việc phát huy năng lực tự học của học sinh 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Toán học 3. Các thành viên tham gia nghiên cứu sáng kiến kinh nghiệm (hoặc cải tiến kỹ thuật; giải pháp công tác; đề tài nghiên cứu khoa học; công nghệ áp dụng vào thực tiễn): 4. Thời gian thực hiện: Trong năm học 2023-2024. 5. Mô tả sáng kiến cải tiến kỹ thuật; giải pháp công tác; đề tài nghiên cứu khoa học; công nghệ áp dụng vào thực tiễn: - Xác định các phương pháp, kỹ thuật, và công cụ hỗ trợ việc phát triển năng lực tự học của học sinh trong môn Toán. - Áp dụng các phương pháp, kỹ thuật đã chọn để nâng cao hiệu quả dạy học môn Toán ở lớp 6A2 thông qua việc phát huy năng lực tự học của học sinh. 6. Địa chỉ áp dụng:Lớp 6A2, THCS Di Trạch 7. Thời gian bắt đầu áp dụng: Tháng 09/2023 8. Những hiệu quả nổi bật đã đạt được:
  5. 2 - Hiệu quả về khoa học: Đóng góp kiến thức mới về việc phát triển năng lực tự học cho học sinh 6A2 nói riêng và học sinh trường THCS Di Trạch trong giáo dục. - Hiệu quả về kinh tế:Tiết kiệm thời gian và nguồn lực giáo dục bằng cách tối ưu hóa quá trình dạy học. - Hiệu quả về xã hội:Nâng cao trình độ học vấn và khả năng tự chủ của học sinh, đóng góp vào việc tự nhận thức và xây dựng tương lai cho chính bản thân. XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN Người báo cáo (Ký, đóng dấu) (Ký, ghi rõ họ tên) Đinh Thị Hoàng Anh
  6. UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN HOÀI ĐỨC TRƯỜNG THCS DI TRẠCH ----------***---------- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Tên sáng kiến: “Nâng cao hiệu quả dạy học môn Toán 6 bằng việc phát huy năng lực tự học của học sinh” Tác giả: Đinh Thị Hoàng Anh Đơn vị công tác: Trường THCS Di Trạch Chức vụ : Giáo viên Năm học 2023-2024
  7. 1 MỤC LỤC MỤC LỤC ................................................................................................... 1 PHẦN A. ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................ 2 1. Tính cấp thiết phải tiến hành sáng kiến .............................................. 2 2. Mục tiêu của đề tài .............................................................................. 2 3. Thời gian, đối tượng, phạm vi nghiên cứu.......................................... 3 PHẦN B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ ............................................................. 3 1. Hiện trạng vấn đề ................................................................................ 3 2. Giải pháp thực hiện sáng kiến để giải quyết vấn đề ........................... 4 2.1. Biện pháp 1: Phát huy năng lực tự học theo cá nhân................... 1 2.2. Biện pháp 2: Phát huy năng lực tự học theo nhóm ...................... 1 2.3. Biện pháp 3: Phát huy năng lực tự học cho học sinh ở nhà ......... 2 3.Kết quả áp dụng: ................................................................................ 15 4. Hiệu Quả Sáng Kiến: ...................................................................... 16 4.1. Hiệu quả về khoa học:.................................................................. 2 4.2. Hiệu quả về kinh tế: ..................................................................... 2 4.3.Hiệu quả về xã hội: ....................................................................... 2 5.Tính khả thi: ....................................................................................... 16 6.Thời gian thực hiện đề tài, sáng kiến: Năm học 2023-2024 .............. 16 7.Kinh phí thực hiện đề tài, sáng kiến: Không ..................................... 16 PHẦN C. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT .......................................................... 16 1.Đối với các cấp lãnh đạo .................................................................... 17 2. Đối với cán bộ giáo viên trong nhà trường. ...................................... 17
  8. 2 PHẦN A. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Tính cấp thiết phải tiến hành sáng kiến Toán học là một ngành khoa học cơ bản và giữ một vai trò vô cùng quan trọng đối với đời sống, kinh tế, xã hội…Đặc biệt toán học là cơ sở là phương tiện để nghiên cứu các ngành khoa học khác. Từ xa xưa, toán học - bà hoàng của các môn khoa học khác, toán học là chìa khoá, mở ra những con đường để nghiên cứu các lĩnh vực khoa học phục vụ cho đời sống con người. Trong những năm công tác giảng dạy môn toán tại trường THCS Di Trạch, tôi luôn không ngừng học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn, đổi mới phương pháp giảng dạy để sao cho học sinh nắm vững kiến thức, kĩ năng cơ bản thiết yếu và cũng có thể vận dụng kiến thức toán vào thực tế cuộc sống. Bên cạnh đó tôi cũng đặt nhiệm vụ hàng đầu cho bản thân mình là: Làm thế nào để giúp học sinh phát huy năng lực tự học của bản thân? Phương pháp nào có thể đưa các em đến kiến thức nhanh, chính xác và khơi dậy cho các em niềm đam mê Toán học?... Rất nhiều những yêu cầu được đặt ra, nhưng bản thân tôi thấy việc rèn cho học sinh lớp 6 năng lực tự học là cấp bách và cần thiết hơn cả. Bởi các em lớp 6 vừa mới bước chân vào cấp học mới, các em bắt đầu làm quen với những môn học mới với những phương pháp giảng dạy và cách thức ghi bài mà yêu cầu ở các em thao tác nhanh nhẹn, chủ động kiến thức,... Nếu không có kĩ năng tự học tập, các em sẽ mất đi kĩ năng chủ động nắm bắt kiến thức, lười học toán, thụ động tiếp nhận những kiến thức mà giáo viên truyền đạt, thiếu sự sáng tạo dẫn đến kết quả học tập không cao. Vì thế việc giúp học sinh tiếp cận với công nghệ thông tin, có phương pháp học tập phù hợp, tạo hứng thú đam mê đối với môn toán là những phương pháp nhằm phát huy tính tự học, sở trường của bản thân. Người giáo viên có vai trò rất quan trọng để tìm ra phương pháp dạy học hiệu quả, định hướng cho học sinh tìm ra cách học, cách tự học, tự nghiên cứu bài học của mình. Do đó tôi mạnh dạn giới thiệu đề tài nghiên cứu: "Nâng cao hiệu quả dạy học môn Toán 6 bằng việc phát huy năng lực tự học của học sinh” nhằm nâng cao chất lượng dạy học cho học sinh khối 6 nói chung và học sinh THCS Di Trạch nói riêng. 2. Mục tiêu của đề tài - Tìm hiểu và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả dạy học môn Toán ở lớp 6 A2. - Xác định các phương pháp, kỹ thuật, và công cụ hỗ trợ việc phát triển năng lực tự học của học sinh trong môn Toán.
  9. 3 - Áp dụng các phương pháp, kỹ thuật đã chọn để nâng cao hiệu quả dạy học môn Toán ở lớp 6A2 thông qua việc phát huy năng lực tự học của học sinh. 3. Thời gian, đối tượng, phạm vi nghiên cứu - Thời gian: Năm học 2023-2024. - Đối tượng: Giáo viên và học sinh lớp 6 A2, Trường THCS Di Trạch. - Phạm vi: Tập trung vào quá trình dạy học và học tập môn Toán ở lớp 6 A2. PHẦN B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Hiện trạng vấn đề a. Ưu điểm Đội ngũ giáo viên nhiệt tình trong công tác giảng dạy, yêu học sinh, yêu nghề, có tinh thần cộng đồng trách nhiệm cao, đoàn kết, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Giáo viên đã có sự đầu tư về chuyên môn, sử dụng nhiều phương pháp trong dạy học. Hầu hết học sinh ngoan, lễ phép, có ý thức tốt trong học tập. Có sự quan tâm của BGH để giáo viên hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học. BGH tạo điều kiện cho mỗi giáo viên phát huy tốt sở trường, khả năng trong phân công trách nhiệm. Được sự quan tâm của các Cấp ủy Đảng, Chính quyền, các tổ chức đoàn thể. Công tác xã hội hóa giáo dục của nhà trường thực hiện tốt, sự phối kết hợp giữa gia đình và nhà trường bước đầu đem lại hiệu quả giáo dục. Đa số PHHS quan tâm đến chất lượng học tập. Đại diện Hội Cha mẹ Học sinh quan tâm đến hiệu quả đào tạo của Trường. b. Hạn chế và nguyên nhân hạn chế Một số giáo viên khi dạy môn toán 6 còn gặp nhiều khó khăn, nhiều tiết dạy chưa đạt hiệu quả cao như: Dạy chưa hết bài, hướng dẫn học sinh hoạt động chưa cụ thể, chưa tỉ mỉ, chưa phát huy hết năng lực của học sinh. Đa số giáo viên tâm huyết với nghề, tận tụy với công việc, bỏ nhiều thời gian nghiên cứu bài giảng. Tuy nhiên hiệu quả đạt được là chưa cao. Một số giáo viên chưa có phương pháp linh hoạt, chưa biết tổ chức các hoạt động học sinh theo nhóm, hệ thống câu hỏi chưa khoa học, chưa phù hợp nên nhàm chán trong giờ học, hoặc học sinh yếu kém chưa có phương pháp phù hợp có suy nghĩ, mặc kệ, hay không có sự kiên nhẫn để tìm giải pháp Trong thực tế giảng dạy ở một số giờ học cho thấy không phải giáo viên nào cũng hiểu bản chất của hoạt động nhóm nên việc tổ chức cho học sinh hoạt động theo nhóm chưa thực sự được hiệu quả. Điều đó thể hiện rõ trong thực tế một số giờ
  10. 4 lên lớp cụ thể như việc chia nhóm không phù hợp, giao nhiệm vụ chưa rõ ràng …dẫn đến hiện tượng học sinh lười học, ỷ lại không làm việc hay nhàm chán nên ảnh hưởng đến kết quả của học sinh đặc biệt là những học sinh học yếu thì ngày càng yếu hơn. Học sinh mất hứng thú với môn học do thiếu sự tham gia tích cực trong quá trình học Trong quá trình dạy học môn Toán ở lớp 6 A2, Trường THCS Di Trạch, bản thân đang đối mặt với một số vấn đề đáng chú ý. Học sinh thường phụ thuộc quá nhiều vào giáo viên trong việc học và làm bài tập, thiếu sự tự tin và khả năng tự học. Luôn có tư tưởng “ngại khó “, “ỷ lại”, “lười suy nghĩ”. Lười học bài và làm bài ở nhà cũng như trên lớp do đó kiến thức cũ quên nhiều. Tinh thần phấn đấu cũng như ý chí vươn lên trong học tập của đa phần học sinh chưa có. Còn một số phụ huynh học sinh còn chưa quan tâm đến việc học của các con, còn ỷ lại vào các thầy cô giáo. Ý thức tự học của các em còn thấp: lười học, không chịu suy nghĩ, động não. Chính vì thế trong quá trình học tập chưa đạt được hiệu quả cao. Trên lớp học chỉ có một số các em tìm hiểu tích cực và chú ý theo dõi giáo viên hướng dẫn một cách say mê. Còn lại các em vẫn còn thụ động trong việc học, không chịu khám phá kiến thức, một số còn lười học gây mất trật tự. Điều này một phần cũng là do giáo viên dạy học, vì có thể giáo viên đã đòi hỏi quá cao hoặc chưa chú ý đến các nhóm đối tượng học sinh trong lớp. Dẫn đến các em hiểu bài thì say mê được gọi lên bảng trả lời rất phấn khởi còn lại một số em chưa hiểu hoặc hiểu chậm thì không chịu học có tư tưởng sợ sệt hoặc chán học gây mất trật tự. 2. Giải pháp thực hiện sáng kiến để giải quyết vấn đề 2.1. Biện pháp 1: Phát huy năng lực tự học theo cá nhân Phát huy năng lực tự học theo cá nhân giáo viên cần giảm tối đa phương pháp độc thoại thuyết trình “lấy người dạy là trung tâm”, thay vào đó là sử dụng các phương pháp, kĩ thuật tăng cường hoạt động độc lập nhận thức của bản thân từng học sinh để các em tích cực “động não”, tự lực suy nghĩ phát hiện và giải quyết vấn đề. a. Phương pháp đàm thoại Giáo viên khéo léo đặt hệ thống câu hỏi để để trả lời nhằm gợi mở cho học sinh sáng tỏ những vấn đề mới bằng sự tái hiện những tài liệu đã học hoặc từ những kinh nghiệm đã tích lũy được trong cuộc sống, nhằm giúp học củng cố, mở rộng, đào sâu, tổng kết, hệ thống hóa tri thức đã tiếp thu được nhằm mục đích kiểm tra,
  11. 5 đánh giá và giúp học sinh tự kiểm tra, đánh giá việc lĩnh hội tri thức, kỹ năng, kĩ xảo trong quá trình học. Ví dụ 1: Trong bài “Ước chung và bội chung” GV yêu cầu HS nghiên cứu mục 1 trang 51 và trả lời các câu hỏi sau: Câu 1: Uớc chung của hai hay nhiều số là gì? Câu 2: Nêu kí hiệu ước chung của hai số a và b? Câu 3: Khi nào x  ƯC(a,b)? Câu 4: Khi nào x  ƯC(a,b,c)? Câu 5: Nêu cách tìm ƯC(a,b)? b. Phương pháp suy luận Giáo viên đưa ra những câu hỏi, vấn đề đòi hỏi người học phải suy nghĩ trả lời. Học sinh thì tái hiện những kiến thức đã có để giải quyết. Ví dụ 2: Trong bài “Ước chung và bội chung”, sau khi chốt kiến thức xong giáo viên quay trở lại: Viết tập hợp các ước chung của 18 và 45 Viết tập hợp các bội chung của 3 và 4 c. Phương pháp sử dụng sơ đồ tư duy Vai trò của sơ đồ tư duy: giúp học sinh nắm được nội dung của bài bằng sơ đồ có màu sắc hoặc hình ảnh giúp học sinh dễ nhớ, học sinh hệ thống được các nội dung kiến thức Ưu điểm của cách ghi chép bằng sơ đồ tư duy:  Rõ ràng, mạch lạc. Dễ dạy, dễ học, dễ nhớ.  Trực quan, dễ nhìn, dễ hiểu, dễ nhớ do nó được thể hiện bởi màu sắc.  Nhìn thấy “bức tranh” tổng thể mà lại chi tiết.  Kích thích hứng thú học tập, sáng tạo của học sinh.  Giúp mở rộng ý tưởng, đào sâu kiến thức.  Giúp hệ thống, ôn tập kiến thức.  Giúp ghi nhớ nhanh, nhớ sâu, nhớ lâu kiến thức. Sơ đồ tư duy có rất nhiều ưu điểm cho việc học, tự học. Tuy nhiên, chỉ khi nào các em tự mình thiết lập sơ đồ tư duy và sử dụng nó trong học tập thì mới phát huy hiệu quả của nó. Do đó giáo viên cần hướng dẫn học sinh cách vẽ sơ đồ tư duy để tóm tắt nội dung bài, chương, quyển sách, ghi chép, ghi nhớ, tự học ở nhà.
  12. 6 Hình ảnh học sinh vẽ sơ đồ tư duy 2.2. Biện pháp 2: Phát huy năng lực tự học theo nhóm Dạy học theo nhóm nhiều học sinh là hình thức giảng dạy đặt học sinh vào môi trường học tập tích cực, trong đó học sinh được tổ chức thành nhóm một cách thích hợp. Việc rèn cho các em các kỹ năng học hợp tác nhóm là hết sức cần thiết, tạo điều kiện để các em có nhiều cơ hội giao lưu, học hỏi lẫn nhau, giúp đỡ lẫn nhau, góp phần vào việc giáo dục toàn diện nhân cách cho học sinh. Các phương pháp, kĩ thuật được sử dụng : a. Kĩ thuật lẩu băng chuyền Cách thực hiện: - HS xếp thành 2 hàng dọc hoặc ngang. Khi thảo luận, mỗi HS ở hàng này sẽ trao đổi với HS ở hàng đối diện. - Sau một ít phút thì tất cả HS cùng bước sang phải hoặc trái 1 (2, 3…) bước. - Tiếp theo HS ở đầu hàng sẽ bước qua hàng đối diện với hàng mình đang đứng để luôn hình thành các cặp đối tác mới. Các cách bố trí lẩu băng chuyền trong lớp học: (có nhiều cách)
  13. 7 Cách 1: Lẩu ngang 8 HS Cách 2: Lẩu dọc ở đứng ở hai đầu bàn Hình ảnh học sinh kĩ thuật lẩu băng chuyền Ví dụ: Sử dụng kĩ thuật “ lẩu băng chuyền” để chia sẻ phần phiếu bài tập của học sinh, sử dụng 3 hoặc 4 lần chuyển để các con trao đổi. Sau đó chiếu bài của 1 học sinh lên để chữa bài và giáo viên là người chốt kiến thức PHIẾU CHUẨN BỊ CHO HỌC SINH CHUẨN BỊ Ở NHÀ Các con nghiên cứu sách giáo khoa và điền từ cụm từ thích hợp vào ô trống: Họ và tên: ………………………………… Lớp: …………….. THỨ TỰ THỰC HIỆN CÁC PHÉP TOÁN Thứ tự thực hiện các …………………….. của một biểu thức : 1) Đối với các biểu thức không chứa dấu ngoặc: +) Nếu chỉ có phép cộng và …………… ( hoặc chỉ có ………………….. và phép chia) thì thực hiện các phép tính từ TRÁI sang ……………. +) Nếu có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia, ………………………….. thì thực hiện phép nâng luỹ thừa ………., rồi đến nhân và chia và cuối cùng đến cộng và trừ. 2) Đối với biểu thức có dấu ngoặc:
  14. 8 +) Nếu ………. có một dấu ngoặc thì thực hiện phép tính ……. dấu ngoặc trước. +) Nếu có một dấu ngoặc ……..( ), dấu ngoặc vuông ……., dấu ngoặc nhọn ……. thì thực hiện phép tính trong dấu ……………… trước, rồi thực hiện các phép tính trong các dấu ……………….,cuối cùng thực hiện các phép tính trong dấu ……………….. Ưu điểm: Đơn giản, dễ vận dụng trong nhiều bài, nhiều môn học, không tốn kém mà lại đạt hiệu quả cao. Trong cùng một thời gian ngắn, tất cả HS trong lớp đều được hoạt động một cách tích cực, vừa thay đổi trạng thái, vừa phát triển được năng lực, phẩm chất cho HS Hạn chế: Lớp ồn. Có 1 số HS tranh thủ nói chuyện, không nói hoặc nói nội dung không phù hợp. b. Kĩ thuật khăn trải bàn Tổ chức hoạt động học mang tính hợp tác kết hợp giữa hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm. Các thành viên có thời gian làm việc cá nhân, sau đó các thành viên chia sẻ, thảo luận và thống nhất các câu trả lời Việc tổ chức hoạt động học theo kĩ thuật khăn trải bàn giúp:  Kích thích, thúc đẩy sự tham gia tích cực của các thành viên trong nhóm.  Tăng cường tính độc lập, trách nhiệm của cá nhân học sinh.  Phát triển mô hình có sự tương tác giữa học sinh với học sinh . Ví dụ 1: Trong bài “Ước chung và bội chung” trong phần củng cố giáo viên cho học sinh hoạt động nhóm theo kĩ thuật khăn trải bàn làm bài. Hình ảnh học sinh sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn
  15. 9 c. Kĩ thuật dạy học theo trạm Các bước tổ chức dạy học theo trạm Bước 1. Chọn nội dung và địa điểm Bước 2. Chuẩn bị bài học theo trạm - GV cần chuẩn bị thiết bị, phương tiện và đồ dùng dạy học theo trạm. - Xác định nhiệm vụ, cách thức hoạt động và sản phẩm tại mỗi trạm. Bước 3. Tổ chức dạy học theo trạm - GV nêu rõ nhiệm vụ, cách thức hoạt động và sản phẩm tại mỗi trạm. - Tại mỗi trạm, HS hoạt động nhóm và hoàn thành nhiệm vụ được giao. Sau khi đã hoàn thành nhiệm vụ được giao tại mỗi trạm, thì HS di chuyển đến trạm tiếp theo để thực hiện tiếp nhiệm vụ tại trạm đó. Bước 4. Đánh giá sản phẩm mỗi trạm và chốt kiến thức Một số lưu ý khi dạy học theo Trạm - Dạy học theo trạm phù hợp với bài mới có nhiều nội dung độc lập nhau hoặc bài ôn tập. - Có hai cách chuyển trạm: + Người di chuyển (nếu không gian lớp học rộng, đồ dùng học tập cồng kềnh) + Đồ dùng học tập di chuyển (đồ dùng học tập di chuyển nếu không gian lớp học hẹp) GV phải có thời gian chuẩn bị nội dung học liệu, dụng cụ học tập cẩn thận. Thời gian cần để tiến hành dạy học một đơn vị kiến thức theo hình thức này thường dài hơn thời gian khi dạy dưới hình thức truyền thống. Hiệu quả học tập phụ thuộc hoạt động của các thành viên, nếu trong nhóm có thành viên bất hợp tác thì hiệu quả sẽ thấp. - Số trạm trong một đơn vị kiến thức không quá 7. Ví dụ: Dạy bài thứ tự thực hiện phép tính sử dụng “ kĩ thuật trạm” Các con có biết ai là Người không con mà có triệu con không? Bác được mọi người kính trọng yêu quý như vậy và có lẽ một dấu mốc lịch sử quan trọng mà chúng cần phải biết là quá trình Bác ra nước ngoài tìm đường cứu nước. Khi Nguyễn Tất Thành 21 tuổi, thời đó Nhật đánh thắng Nga Hoàng, một số sĩ phu yêu nước đã tìm con đường sang Nhật. Nhưng Bác đã ko chọn con đường đó. Ngày 05/06/1911 Bác ra đi tìm được cứu nước tại bến cảng Nhà rồng với hai bàn tay trắng. Bác đã làm rất nhiều công việc, các con có muốn biết tìm hiểu Bác làm công việc gì không? Thầy và trò chúng ta sẽ cùng giải 4 mật thư tương ứng với 4 bài toán để tìm ra 1 trong các công việc mà Bác đã làm nhé. Để giải mã các mật thư thầy chia lớp thành 4 nhóm
  16. 10 Thực hiện: Chia lớp thành 4 NHÓM tương ứng với mật thư, mỗi mật thư là một bài toán. Mỗi nhóm xác định rõ 3 nhiệm vụ: 1. Xác định người vận chuyển thư 2. Một người lưu trữ thông tin 3. Dịch mật mã ( giải bài toán trong mỗi mật thư) Thời gian cho mỗi mật thư là 4 phút. Sau khi giải hết các mật thư cho 2 phút để thống nhất phương án nhóm. Viết giấy nhớ dán vào góc, thống nhất chung ghi giữa ( kĩ thuật khăn trải bàn) Mỗi nhóm sẽ cử ra 1 học sinh để lên bảng chia sẻ các mật thư WELCOME! Chào mừng các bạn với trò chơi “ GIẢI MẬT THƯ” Mật thư 1: Để tìm được từ khóa, mời các bạn vượt qua thử thách sau: Tính giá trị của các biểu thức sau : a) 25 . 23 – 32 + 125; b) 2 . 32 + 5 . (2 + 3); c){ 23 + [1 + (3 -1)2] } : 13 Chúc mừng các bạn đã vượt qua thử thách . Từ khóa các bạn tìm được là: ; Chốt lại thư tự thực hiện phép tính Mật thư 2: Để tìm được từ khóa, mời các bạn vượt qua thử thách sau: Chúc mừng các bạn đã vượt qua thử thách . Từ khóa các bạn tìm được là: Tìm x, biết: a) 7.x - 32 =12 b) x+ 22.3= 54 : 52 chốt lại cách tìm x: Mật thư 3: Để tìm được từ khóa, mời các bạn vượt qua thử thách sau: Một người đi xe đạp trong vòng 5 giờ. Trong 3 giờ đầu người đó đi với vận tốc 14km/h; 2 giờ sau đi với vận tốc 9 km/h. a) Tính quãng đường người đó đi trong 3 giờ đầu; trong 2 giờ sau. b) Tính quãng đường người đó đi trong 5 giờ Chúc mừng các bạn đã vượt qua thử thách . Từ khóa các bạn tìm được là: ;
  17. 11 Mật thư 4: Để tìm được từ khóa, mời các bạn vượt qua thử thách sau: a) Lập biểu thức tính diện tích của hình chữ nhật ABCD (hình bên) b) Tính diện tích của hình chữ nhật đó khi a  3 Chúc mừng các bạn đã vượt qua thử thách . Từ khóa các bạn tìm được là: ; d. Kỹ thuật chia sẻ nhóm theo cặp đôi Thực hiện kỹ thuật này: Giáo viên giới thiệu vấn đề, dành thời gian cho học sinh suy nghĩ. Sau đó học sinh thành lập nhóm đôi và chia sẻ ý tưởng, thảo luận, phân loại. Nhóm đôi này lại chia sẻ tiếp với nhóm đôi khác hoặc với cả lớp. Ví dụ 3: Trong bài “Thứ tự thực hiện các phép tính” giáo viên cho học sinh hoạt động cặp đôi làm ?1, ?2 ?1 Tính a) 62 : 4. 3 + 2. 52 b) 2. (5. 42 – 18) ?2. Tìm số tự nhiên x biết a)(6x-39):3=201 b)23 + 3x = 56:53 e. Phương pháp trò chơi Sử dụng trò chơi học tập là dạy học thông qua việc tổ chức hoạt động cho học sinh. Dưới sự hướng dẫn của GV, HS được hoạt động bằng cách tự chơi trò chơi trong đó mục đích của trò chơi chuyển tải mục tiêu của bài học. Luật chơi (cách chơi) thể hiện nội dung và phương pháp học, đặc biệt là phương pháp học tập có sự hợp tác và sự tự đánh giá. Sử dụng trò chơi trong học tập để hình thành kiến thức, kĩ năng mới hoặc củng cố kiến thức.
  18. 12 Trò chơi bí mật các con số Trò chơi ghép hình 2.3. Biện pháp 3: Phát huy năng lực tự học cho học sinh ở nhà Tự học có và trò vô cùng quan trọng giúp học sinh phát huy tính tích cực tự giác, phát huy năng lực đọc. Việc tự học khi ở nhà còn củng cố lại những kiến thức đã được học trên lớp, hoàn thành các bài tập và chuẩn bị bài mới. Để hoàn thành tốt các nhiệm vụ học tập đó, giáo viên cần hình thành cho học sinh một số kĩ năng để phát huy năng lực tự học như: lập kế hoạch học tập, kĩ năng đọc sách, kĩ năng ghi chép, kĩ năng học bài nhanh, kĩ năng chủ động khi tự học. a. Kĩ năng xây dựng kế hoạch và thời gian biểu tự học hợp lý Việc xây dựng kế hoạch và thời gian biểu tự học hợp lý kế hoạch giúp học sinh làm chủ và tránh lãng phí thời gian, nâng cao hiệu quả học để hoàn thành mục tiêu học tập tốt. Mỗi học sinh có thể phân chia thời gian biểu khác nhau tùy thuộc vào điều kiện của mỗi học sinh. Dưới đây là mẫu thời gian biểu tôi đưa ra cho các em tham khảo.
  19. 13 Thời gian biểu của bạn Trần Hoàng Quân 6A2 b. Kĩ năng đọc sách - chuẩn bị bài Đọc đi đọc lại nhiều lần nội dung của bài. Đọc sách một lần có thể một số em chưa hiểu nội dung. Do đó chúng ta cần đọc đi đọc lại để hiểu và nhớ được nội dung của bài Cung cấp cho học sinh thông tin 6 bước chuẩn bị bài ở nhà: + Bước 1: Đọc tiêu đề, hình minh hoạ + Bước 2: Đọc các mục lớn, mục bé. + Bước 3: Đọc câu hỏi cuối bài. + Bước 4: Đọc nội dung. + Bước 5: Đánh dấu nội dung trả lời câu hỏi. + Bước 6: Vẽ sơ đồ hình ảnh minh hoạ. Và 4 việc cần làm khi đi học về: + Thư giãn, nghỉ ngơi, nghe nhạc,.. + Xem lại bài mình đã học trong ngày. + Làm bài tập: + Chuẩn bị bài ngày mai - Đọc nhiều lần hơn nữa đối với nội dung chưa nắm được
  20. 14 Dùng bút chì (hoặc bút nhớ) gạch chân những nội dung chính trong sách mà em cho là quan trọng, đây là thông tin thiết yếu cần nhớ đầu tiên. Việc gạch chân nội dung giúp tạo cho mắt cách nhìn nhanh và nắm bắt thông tin nhanh hơn. c. Kĩ năng ghi chép - làm bài tập Ghi chép trong khi đọc sách là việc rất cần thiết. Trong khi đọc dù người học có suy nghĩ sâu sắc, nhưng nếu suy nghĩ đó không được ghi lại, thì trước mắt, kết quả đọc sẽ không cao, sau này kết quả đó cũng khó có thể được duy trì trong trí nhớ. Vì vậy, ghi chép có một ý nghĩa rất quan trọng. Để việc ghi chép đạt hiệu quả thì mỗi học sinh cần xác định: Ghi ở đâu để dễ nhìn và dễ nhớ. Học sinh có thể ghi chép vào các quyển vở mà em yêu thích (gọi là Sổ tay ghi nhớ), khi cầm học sinh có cảm giác thích thú ban đầu. Làm sao ghi chép nhanh và đủ nội dung (khuyến khích học sinh ghi chép kiến thức cần nhớ theo sơ đồ tư duy). d. Sử dụng phương pháp học tập trải nghiệm: Thay vì giảng giải lý thuyết truyền thống, tôi sẽ tạo ra các tình huống thực tế và bài toán thú vị để kích thích sự tò mò và khám phá của học sinh. Chẳng hạn, thay vì giải bài tập trên bảng, tôi sẽ đề xuất các bài toán có tính ứng dụng cao trong cuộc sống hàng ngày của học sinh, như tình huống mua sắm: Bài Dạy: "Một số bài toán về tỉ số và tỉ số phần trăm" Mục Tiêu: Áp dụng kiến thức về tỉ số và tỉ số phần trăm vào các tình huống thực tế trong cuộc sống hàng ngày, đặc biệt là trong mua sắm. Hoạt Động: Trò Chơi "Giảm Giá Trong Siêu Thị": Tạo ra một trò chơi mô phỏng việc mua sắm trong siêu thị. Mỗi học sinh được phát một danh sách các sản phẩm và giảm giá tương ứng. Họ phải tính toán giá cuối cùng của mỗi sản phẩm sau khi áp dụng giảm giá. Bài Toán "Tính Tiền Tại Cửa Hàng": Cho học sinh làm việc theo nhóm. Mỗi nhóm được giao nhiệm vụ tính toán tổng số tiền cần trả sau khi mua sắm một số lượng sản phẩm khác nhau, với giảm giá và thuế phí.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2