Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Nâng cao hiệu quả việc dạy học các tiết ôn tập Lịch sử lớp 7
lượt xem 5
download
Thực hiện biện pháp: “Nâng cao hiệu quả việc dạy học các tiết ôn tập Lịch sử lớp 7” đã đưa ra hướng mới trong đổi mới cách dạy ôn tập của thầy và cách học ôn tập của trò, qua đó giúp giáo viên và học sinh xử lý bài học một cách nhẹ nhàng, hiệu quả trong việc hệ thống lại chuỗi kiến thức đã được học trước đó. Biện pháp góp phần bồi dưỡng kỹ năng ôn tập, hệ thống hóa kiến thức, giúp cho học sinh phát huy được sự tự tin, logic, sáng tạo. Đồng thời học sinh phải chủ động trong việc học của mình, góp phần nâng cao hiệu quả học tập và kết quả kiểm tra đánh giá.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Nâng cao hiệu quả việc dạy học các tiết ôn tập Lịch sử lớp 7
- I. TÊN BIỆN PHÁP: NÂNG CAO HIỆU QUẢ VIỆC DẠY HỌC CÁC TIẾT ÔN TẬP LỊCH SỬ LỚP 7. II. NỘI DUNG 1. LÍ DO CHỌN BIỆN PHÁP 1.1. Tình huống chung Bộ môn Lịch sử trong nhà trường phổ thông nói chung và lớp 7 bậc THCS nói riêng có chức năng trang bị cho học sinh những tri thức về nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội theo quá trình phát triển của lịch sử dân tộc và thế giới. Dạy học lịch sử không chỉ cung cấp một số sự kiện, nhân vật lịch sử, những mẫu chuyện về quá khứ, mà cơ bản là hình thành cho học sinh hệ thống kiến thức khoa học và phương pháp tư duy lịch sử bởi vì “Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống”. Trong quá trình dạy học lịch sử, các bài ôn tập cuối chương, cuối mỗi học kì, cuối năm học thường có vị trí, vai trò hết sức quan trọng. Ôn tập vừa củng cố tri thức, vừa tạo khả năng cho giáo viên sửa chữa những sai lệch của học sinh, rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Các tiết ôn tập là bước chuẩn bị cho kiểm tra đánh giá sau một quá trình tiếp thu kiến thức và góp phần giáo dục tư tưởng, tình cảm, thái độ đúng trong dạy và học lịch sử. 1.2. Thực trạng Dạy học các tiết ôn tập trong chương trình lịch sử là một dạng bài khó, nếu giáo viên không nắm chắc phương pháp dạy học sẽ khó có thể dẫn dắt học sinh hệ thống, xâu chuỗi các kiến thức lịch sử một cách logic được. Vậy nên người dạy phải tìm biện pháp dễ hiểu nhất, khái quát nhất, để hướng dẫn học sinh tiếp thu bài học hiệu quả. Trong những năm gần đây, môn Lịch sử đã được khá nhiều học sinh và phụ huynh quan tâm. Nhiều em say sưa tìm tòi, khám phá mở rộng và xâu chuỗi kiến thức gắn với thực tế nên tạo được niềm đam mê khi học bộ môn. Tuy nhiên phần lớn học sinh chưa hứng thú khi học bộ môn Lịch sử, nhiều em cảm thấy nặng nề và lo sợ bởi độ dài của môn học. Hơn nữa một số g iáo viên với tâm lý muốn dạy hết nội dung bài dạy ôn nên thường ôm đồm, cung cấp quá nhiều thông tin cùng một lúc, chưa mạnh dạn trong việc đổi mới phương pháp ôn tập, vì thế mà giờ học thường cứng nhắc, gây áp lực cho cả giáo viên và học sinh, làm ảnh hưởng đến tâm lý chung của phụ huynh và xã hội. Bản thân tôi với niềm yêu thích bộ môn Lịch sử, mong muốn lan tỏa niềm đam mê của mình và của các em học sinh giỏi đến tất cả học sinh đại trà, giúp các em học một cách tự giác, say mê khám phá, để chất lượng bộ môn Lịch sử ngày càng nâng cao vững chắc. Vì vậy việc trăn trở, tìm tòi phương pháp hiệu quả nhất trong tiết dạy ôn tập cuối kì, cuối năm được tôi coi trọng thường xuyên đầu tư. Do 1
- đó tôi chọn biện pháp: “Nâng cao hiệu quả việc dạy học các tiết ôn tập Lịch sử lớp 7”. Khi được phân công giảng dạy môn Lịch sử lớp 7 tôi tiến hành khảo sát vào cuối học kì I năm học 20192020 để định hướng cho quá trình nghiên cứu và thực hiện dự kiến của biện pháp. Kết quả ban đầu như sau: Lớp Tổng số Khá Giỏi Trung bình Dưới trung bình học sinh SL % SL % SL % 7A 40 11 27,5 17 42,5 12 30,0 7B 40 9 22,5 19 47,5 12 30,0 Cộng 80 20 25.0 36 45,0 24 30,0 Từ kết quả trên tôi thấy tỉ lệ học sinh dưới điểm trung bình còn cao, chưa tương xứng với năng lực của học sinh trên địa bàn tôi đang giảng dạy. Hơn nữa lượng học sinh có năng lực và yêu thích môn lịch sử còn hạn chế. Vậy lí do gì khiến chất lượng môn Lịch sử trong trường THCS thấp như vậy, phải chăng có một phần trách nhiệm của những giáo viên dạy sử như tôi. Từ những trăn trở trên tôi đã lựa chọn và triển khai một số giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế của học sinh khi học Lịch sử. 2. MỤC ĐÍCH CỦA BIỆN PHÁP Thực hiện biện pháp: “Nâng cao hiệu quả việc dạy học các tiết ôn tập Lịch sử lớp 7” đã đưa ra hướng mới trong đổi mới cách dạy ôn tập của thầy và cách học ôn tập của trò, qua đó giúp giáo viên và học sinh xử lý bài học một cách nhẹ nhàng, hiệu quả trong việc hệ thống lại chuỗi kiến thức đã được học trước đó. Biện pháp góp phần bồi dưỡng kỹ năng ôn tập, hệ thống hóa kiến thức, g iúp cho học sinh phát huy được sự tự tin, logic, sáng tạo. Đồng thời học sinh phải chủ động trong việc học của mình, góp phần nâng cao hiệu quả học tập và kết quả kiểm tra đánh giá. Đặc biệt, giáo viên thay đổi phương pháp dạy học tạo nên sự hứng thú cho các em khi tiếp nhận giờ học Lịch sử. Từ đó, học sinh biết mở rộng, liên hệ gắn với thực tế và cuộc sống hiện tại để biết trân trọng, giữ gìn truyền thống lịch sử của ông cha ta. 3. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH 3.1. Khai thác hiệu quả bản đồ tư duy trong dạy học ôn tập Lịch sử lớp 7 “Sử dụng bản đồ tư duy là một trong những phương pháp hữu ích trong việc trình bày ý tưởng, tóm tắt, hệ thống hóa kiến thức của một bài, một chủ đề, một chương hay một cuốn sách, … một cách rõ ràng, mạch lạc, logic và đặc biệt là dễ phát triển ý tưởng do đó nó rất phù hợp với các bài ôn tập, tổng kết.” (Theo Trần Đình Châu – Đặng Thị Thu Thủy, dạy học bằng bản đồ tư duy, NXBGD, 2011) 2
- Việc sử dụng bản đồ tư duy không mất nhiều thời gian, tiền của, phù hợp với đặc điểm từng địa phương, giáo viên và học sinh có thể sử dụng phấn màu vẽ lên bảng hoặc sử dụng phần mềm (Mindmap). Đồng thời bản đồ tư duy giúp học sinh hệ thống hóa kiến thức, ôn tập kiến thức một cách có hiệu quả, ghi nhớ nhanh, nhớ sâu, nhớ lâu kiến thức và nhìn thấy bức tranh tổng thể mà lại chi tiết, kích thích hứng thú học tập và sáng tạo của các em Muốn thiết lập một bản đồ tư duy trước hết ta chọn từ trung tâm hay một tiêu đề của một chủ đề. Sau đó ta lần lượt vẽ các nhánh để thể hiện cụ thể nội dung của chủ đề đó có thể là tên một cuộc kháng chiến, một mục của sách giáo khoa…. Ví dụ cụ thể: Sau khi dạy xong bài 17: Ôn tập chương II và chương III, trong phần Luyện tập giáo viên yêu cầu học sinh hệ thống lại kiến thức các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm từ 10091407 bằng sơ đồ tư duy. Giáo viên đặt các câu hỏi để giúp học sinh hoàn thiện bản đồ: ? Lịch sử Việt Nam từ 1009 1407 trải qua những thời kì nào? ? Thời LíTrần nhân dân ta đương đầu với những cuộc xâm lược nào?” (Thời gian, lực lượng kẻ thù…) ? Minh họa sơ đồ tư duy theo từng cấp độ kiến thức đã được ôn tâp, hệ thống (HS hoạt động cá nhân) Sơ đồ minh họa: Với phương pháp này học sinh có thể hệ thống hóa kiến thức nhanh chóng, đồng thời có cái nhìn tổng thể về các cuộc kháng chiến thời Lí Trần. Qua sơ đồ tư duy người dạy có thể kiểm tra kĩ năng nhanh nhẹn, tổng hợp, phân tích các sự kiện lịch sử của học sinh. Còn người học sẽ có thêm kĩ năng nhớ kĩ, nhớ lâu, nhớ sâu kiến thức. 3.2. Phát huy hiệu quả năng lực tổ chức hoạt động nhóm 3
- Nhóm hoạt động có hiệu quả là nhóm gồm các thành viên có năng lực đa dạng: Khả năng nhận thức cao, trung bình và thấp... Với nhóm như vậy, mỗi một vấn đề cần giải quyết sẽ chứa đựng sự cân nhắc toàn diện hơn. Mỗi nhóm đều có 1 nhóm trưởng có năng lực điều hành. Các thành viên trong nhóm cần có nhiệm vụ, vai trò rõ ràng. Sau mỗi hoạt động nhóm, các thành viên cần thay đổi vai trò cho nhau, tránh tình trạng mỗi thành viên chỉ đóng một vai trò trong thời gian quá lâu. Thư kí có nhiệm vụ ghi chép, tóm tắt mọi ý kiến, tổng hợp ý kiến, đồng thời cùng các thành viên trong nhóm trao đổi, đóng góp ý kiến về nhiệm vụ được giao của nhóm, ghi lại sự tiến bộ của bạn để báo cáo thầy cô. Báo cáo viên thay mặt các thành viên trong nhóm báo cáo kết quả làm việc của nhóm mình và giải trình ý kiến thắc mắc trước lớp, đồng thời cùng các thành viên trong nhóm trao đổi, đóng góp ý kiến về nhiệm vụ được giao qua từng hoạt động. Với cách thức hoạt động nhóm, học sinh sẽ phát huy được năng lực tư duy theo bốn cấp độ của bộ môn, tăng tính hiệu quả, hợp tác trong quá trình làm việc. Các thành viên trong nhóm đều được hoạt động, rèn luyện kĩ năng phân tích, tổng hợp, vận dụng kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống. Ví dụ khi dạy phần tìm hiểu về các cuộc kháng chiến thời Lí Trần ở bài 17: Ôn tập chương II và chương III, giáo viên sử dụng hình thức hoạt động nhóm để huy động trí tuệ tập thể, giải quyết các vấn đề mấu chốt của bài. GV chia lớp thành 4 nhóm, hoạt động trong thời gian 5 phút các vấn đề sau: Nhóm 1: Nhận xét về cách đánh giặc độc đáo của Lí Thường Kiệt? Nhóm 2: So sánh điểm giống và khác nhau trong cách đánh giặc của nhà Lý và nhà Trần? Nhóm 3: Tìm những tấm gương tiêu biểu về lòng yêu nước trong thời kì kháng chiến chống quân xâm lược Mông –Nguyên? Em học tập được gì qua những tấm gương đó? Nhóm 4: Phân tích nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống của nhà Lý? Theo em nguyên nhân nào là quan trọng nhất? Hoạt động nhóm với câu hỏi mang tính vận dụng cao, trong thời gian ngắn, cá nhân học sinh khó có thể hoàn thành. Trí tuệ tập thể, sự hợp tác của các thành viên trong nhóm lúc này là cần thiết. Trong quá trình hoạt động nhóm, giáo viên cần quan sát, bao quát được tất cả các nhóm, đồng thời kịp thời phát hiện và giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn, để tất cả các nhóm đều hoàn thành phần hoạt động của mình. 3.3. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học tiết ôn tập Lịch sử lớp 7 Đặc trưng của bộ môn Lịch sử là khôi phục lại cho học sinh những sự kiện lịch sử, bức tranh lịch sử gần như nó đã tồn tại trong quá khứ. Trên cơ sở đó hình thành các khái niệm lịch sử, từ đó giúp các em đi sâu vào bản chất của sự kiện lịch sử. Như vậy, đối tượng học tập của bộ môn Lịch sử thuộc về quá khứ, cho nên thời gian càng lùi xa thì việc nhận thức bản chất sự kiện và hiểu sâu về sự kiện 4
- càng khó. Thêm vào đó học sinh không thể quan sát "trực quan sinh động" đối tượng nghiên cứu như các môn khoa học tự nhiên, giáo viên không thể làm thí nghiệm để sống lại sự kiện, nhân vật lịch sử như đã từng tồn tại trong quá khứ. Với đặc trưng đó của bộ môn thì việc vận dụng Công nghệ thông tin vào giảng dạy thông qua các kênh hình như tranh ảnh, video lại là một phương pháp rất có hiệu quả, giúp học sinh có cái nhìn tổng thể, trực quan, sinh động về bức tranh lịch sử, gợi cho học sinh có sự yêu thích môn học này hơn. Ví dụ khi dạy phần tìm hiểu các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược ở bài 17: Ôn tập chương II và chương III, giáo viên sử dụng video để tái hiện lại cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống hoặc chống quân xâm lược Mông – Nguyên của nhà Lí và nhà Trần. Sau khi cho học sinh xem xong, giáo viên kiểm tra kĩ năng nhận thức của các em bằng các câu hỏi sau: Thời gian bắt đầu và kết thúc của cuộc kháng chiến? Đường lối kháng chiến trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống và chống quân xâm lược Mông Nguyên có gì đặc biệt? Tinh thần đấu tranh của quân và dân ta như thế nào? Khác với các phương pháp cũ, giáo viên trình bày diễn biến, học sinh lắng nghe và trình bày lại, việc để học sinh xem video về cuộc kháng chiến sẽ tác động mạnh đến tư duy, tư tưởng của học sinh hơn. Học sinh vừa xem, vừa tự mình tái hiện, và khắc sâu kiến thức. Cùng một lúc các em phải phát huy hết các kĩ năng nghe, nhìn, đồng thời lưu lại những nội dung cần thiết để có thể hiểu và trả lời các câu hỏi giáo viên đặt ra. Sau khi được nghe video, học sinh biết liên tưởng, so sánh, đối chiếu với các kiến thức đã học trước đây, biết khắc sâu kiến thức, rút ra được ý nghĩa lịch sử từng giai đoạn và hệ thống hóa được kiến thức về các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược đã học trong chương II và chương III. 3.4. Đa dạng hóa hình thức ôn tập bằng các trò chơi Phương pháp dạy học bằng việc thiết kế các trò chơi có ý nghĩa vô cùng quan trọng, đặc biệt là đối với các bài ôn tập, tổng kết, bởi nó giúp học sinh khắc sâu kiến thức một cách dễ dàng vì tâm lý thoải, vui vẻ. Trò chơi cũng rèn luyện kĩ năng phán đoán, sử dụng lược đồ, diễn đạt, xử lý tình huống…làm cho tiết học sinh động, hấp dẫn, ít nhàm chán, kích thích các em làm việc tự giác hơn. Để trò chơi thành công ngoài việc giáo viên chuẩn bị chu đáo như lựa chọn trò chơi, chuẩn bị câu hỏi, dự kiến trước các tình huống học sinh trả lời, chuẩn bị quà thưởng cho học sinh…thì giáo viên phải là người dẫn chương trình khéo léo, nhanh nhạy. Còn người học phải có kiến thức sâu sắc, chắc chắn cùng kĩ năng phản xạ nhanh trước các câu hỏi giáo viên đưa ra. Việc phối hợp thảo luận giữa các thành viên trong đội cũng góp phần không nhỏ cho sự thành công của trò chơi. Có rất nhiều trò chơi như Ai là triệu phú, rung chuông vàng, đóng vai nhân vật lịch sử, giải câu đố...nhưng trò chơi được nhiều học sinh yêu thích và mang lại hiệu quả cao là trò chơi giải ô chữ lịch sử. 5
- Ví dụ trong phần vận dụng của bài 17 ôn tập chương II và chương III, giáo viên sử dụng trò chơi ô chữ để khắc sâu kiến thức bài học. (Có minh họa kèm theo) Sử dụng trò chơi khiến không khí lớp học sôi động, cuốn hút mà hiệu quả lại cao. Học sinh có thể vừa học vừa chơi. Sau khi tiếp thu một lượng kiến thức, học sinh vận dụng vào trò chơi để tái hiện những kiến thức mình biết và giáo viên cũng có thể kiểm tra được học sinh nắm những gì trong bài giảng. Một tiết học với hình thức tổ chức trò chơi đã kích thích hứng thú, sự ham thích bộ môn Lịch sử trong học sinh, tạo ra những tràng cười sảng khoái sau những giờ học căng thẳng. III. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC Sau khi áp dụng biện pháp, tôi tiến hành khảo sát vào cuối học kì II năm học 20192020 kết quả đưa lại như sau: Lớp Tổng số Khá Giỏi Trung bình Dưới trung bình học sinh SL % SL % SL % 7A 40 27 67,5 9 22,5 4 10,0 7B 40 25 62,5 11 27,5 4 10,0 Cộng 80 52 65,0 20 25,0 8 10,0 Qua bảng thống kê ta thấy được chất lượng môn Lịch sử sau khi áp dụng biện pháp đã được cải thiện đáng kể. Số học sinh dưới trung bình giảm mạnh so với trước đó. Tương ứng là số học sinh khá giỏi và học sinh yêu thích môn Lịch sử tăng lên. Hầu hết các em nắm được kiến thức cơ bản, biết vận dụng và làm bài, các tiết ôn tập không còn nặng nề như trước đây nữa mà thực sự trở nên sinh động, hấp dẫn, đặc biệt đã rèn luyện cho các em phương pháp tự học, tự ôn luyện qua các bài ôn tập, tổng kết một cách chủ động. Về phía giáo viên trong tổ sau khi áp dụng biện pháp đều đưa ra những nhận xét tích cực, giảm bớt áp lực quá tải về nội dung. Những kết quả bước đầu đó phần nào nói lên việc áp dụng biện pháp vào dạy học các tiết ôn tập là đúng đắn. Khâu quan trọng nhất trong sử dụng các biện pháp nghiên cứu là cách thức tổ chức các hoạt động trong tiết ôn tập cho khoa học, hấp dẫn, cuốn hút, phủ kín kiến thức, xâu chuỗi hệ thống bằng các sơ đồ, trò chơi tạo được cảm giác thích nghe Lịch sử, thích học Lịch sử, và chờ đợi đến tiết dạy Lịch sử. Mong rằng, biện pháp trên được vận dụng mở rộng cho các tiết ôn tập của các khối lớp trong chương trình THCS. Rất mong sự đóng góp của quý thầy cô giáo để những giải pháp trên thực hiện hữu hiệu hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! 6
- 7
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Rèn kỹ năng tự học Ngữ văn cho học sinh THCS qua hoạt động tự học ở nhà
40 p | 28 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Rèn kỹ năng thực hành Tiếng Anh cho học sinh THCS theo hướng phát triển năng lực và tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo
26 p | 32 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Khai thác phần mềm Geometer’s Sketchpad trong giảng dạy Hình học THCS
42 p | 90 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Kết hợp một số phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực nhằm phát huy năng lực và kĩ năng của học sinh khi dạy môn Vật lý ở trường THCS
48 p | 24 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả đọc sách cho học sinh tại thư viện trường THCS Dur Kmăn
29 p | 75 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số biện pháp rèn kỹ năng viết CTHH của chất vô cơ trong chương trình Hoá học lớp 8 THCS
45 p | 18 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Phát triển kĩ năng nghe với học sinh THCS
15 p | 25 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số kinh nghiệm dạy dạng bài tập đồ thị phần toán chuyển động trong Vật lí THCS
33 p | 36 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Phương pháp tập luyện nhằm nâng cao thành tích môn nhảy xa cho học sinh nữ lớp 9
18 p | 86 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Nâng cao chất lượng dạy học Hình học bậc THCS bằng phương pháp trực quan thông qua phần mềm Sketchpad
43 p | 36 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Giải pháp nâng cao công tác thi đua trong Ngành giáo dục Huyện KonPlông
9 p | 105 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Nâng cao hiệu quả và chất lượng trong các tiết trả bài viết Tập làm văn
24 p | 30 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Nâng cao vai trò của Hội đồng tự quản ở Mô hình trường học mới thông qua công tác chủ nhiệm
57 p | 55 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Dạy học theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh qua chủ đề Các giác quan Sinh học 8, ở trường THCS và THPT Nghi Sơn
27 p | 16 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Nâng cao vai trò của giáo viên chủ nhiệm ở trường THCS Thượng Thanh thông qua việc giáo dục học sinh đặc biệt
58 p | 36 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Nâng cao hiệu quả bồi dưỡng học sinh giỏi môn bóng đá nam ở trường TH-THCS Thanh Lương
20 p | 45 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Nâng cao hiệu quả của hệ thức Vi-et trong giải các bài toán liên quan đến phương trình ax 2 + bx + c = 0 (a ≠0)
23 p | 43 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Nâng cao chất lượng giáo dục lớp chủ nhiệm
6 p | 24 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn