intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Tạo hứng thú cho học sinh thông qua trò chơi Vận động trong giờ học Thể dục

Chia sẻ: Convetxao | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:21

30
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của đề tài nhằm thông qua các bài tập, các trò chơi vận động sẽ bồi dưỡng khả năng hoạt động, tăng cường sức khỏe, giáo dục tinh thần tập thể, đoàn kết. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Tạo hứng thú cho học sinh thông qua trò chơi Vận động trong giờ học Thể dục

  1. Tạo hứng thú cho học sinh thông qua trò chơi Vận động trong giờ học Thể dục MỤC LỤC: 1 : ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................. 2 2: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: .............................................................................. 3 2.1 Những nội dung lý luận liên quan trực tiếp đến vấn đề nghiên cứu tổng kết kinh ngiệm : ................................................................................................ 3 2.2 Thực trạng vấn đề : .................................................................................... 4 2.3 Các biện pháp đã tiến hành : ...................................................................... 5 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................... 19 TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................. 21 1/21
  2. Tạo hứng thú cho học sinh thông qua trò chơi Vận động trong giờ học Thể dục 1 : ĐẶT VẤN ĐỀ Như chúng ta đã biết ,thể dục có tác dụng to lớn đối với đời sống con người .Ngay từ thời nguyên thủy, con người đã phải chạy, nhảy ,săn ,bắt để sinh tồn. Khi xã hội ngày càng phat triển thể dục đi vào đời sống con người ngày càng phong phú và đa dạng, nó được nhiều người nhiều lứa tuổi tập luyện .Dưới nhiều hình thức khác nhau như: Tập dưỡng sinh ,tập yoga ,Erobic , khiêu vũ thể thao ,thể dục thẩm mỹ ,thể dục nhịp điệu,và các môn thể thao khác . . . Dù chúng ta tập luyện dưới hình thức nào đi nữa thì mục đích trước tiên cũng là nâng cao sức khỏe, giáo dục tinh thần đoàn kết, tinh thần tập thể giữa mọi người. Trong những năm qua, bộ môn Thể dục đã tạo được những thành công bước đầu khi thực hiện cải cách giáo dục. Đây là môn học cần thiết nhằm nâng cao sự phát triển toàn diện của con người nói chung và đặc biệt là lứa tuổi học sinh nói riêng. Thể dục không phải chỉ có những bài tập thể lực khô khan mà nó là một chuỗi những động tác được kết hợp liên hoàn với nhau theo nhịp điệu. Cũng có thể bổ trợ cho nó là những trò chơi vận động nhằm phát triển toàn diện con người. Nó giúp nâng cao khả năng vận động làm cho cuộc sống của các em học sinh thêm vui tươi, phấn khởi, hồn nhiên, lạc quan, yêu đời, tạo không khí sôi động, hăng say trong học tập và các hoạt động khác. Đặc điểm của học sinh lứa tuổi trung học phổ thông là rất hiếu động, ít tập trung , ít chú ý ,nhất là khi lên lớp ngoài trời hay bị các yếu tố bên ngoài làm ảnh hưởng . Do vậy trong các tiết học thể dục giáo viên nên sử dụng một số trò chơi mà các em yêu thích , để gây sự tập trung và hứng thú trước khi vào phần cơ bản ,học thể dục không nhất thiết phải tuân theo quy dịnh khuôn khổ mà phải luôn luôn thay đổi ,thêm vào một số tình tiết mới ,dễ gây hứng thú cho học sinh, thông qua hình thức chơi trò chơi . Cũng chính từ những ý nghĩa thiết thực đó mà bộ môn Thể dục cũng đã có những mục tiêu rất cụ thể là thông qua các bài tập, các trò chơi vận động sẽ bồi dưỡng khả năng hoạt động, tăng cường sức khỏe, giáo dục tinh thần tập thể, đoàn kết. Để giờ học lôi cuốn, có hiệu quả thì mỗi giáo viên Thể dục phải khơi gợi được những tình cảm trong sáng, lành mạnh, sự hứng thú tập luyện trong học sinh. Muốn có được điều đó, mỗi giáo viên phải đầu tư nhiều cho bài dạy của mình. Đặc biệt trong mỗi giờ lên lớp, người thầy phải có những phương pháp giáo dục đạt hiệu quả cao. Tôi tin rằng với những sáng tạo, kinh nghiệm tích lũy, 2/21
  3. Tạo hứng thú cho học sinh thông qua trò chơi Vận động trong giờ học Thể dục tâm huyết của mỗi giáo viên thì tiết học sẽ thành công.Hầu hết các giáo viên thể dục trong trường ,còn chưa để ý đến tác dụng của trò chơi trong tiết học , ý nghĩa của việc tạo hứng thú cho học sinh thông qua việc chơi trò chơi cho nên : Tiếp theo những năm học trước, trong năm học 2015 – 2016 này tôi xin trình bày Sáng kiến kinh nghiệm “ Tạo hứng thú cho học sinh thông qua trò chơi Vận đông trong giờ học Thể dục ” 2: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: 2.1/ Những nội dung lý luận liên quan trực tiếp đến vấn đề nghiên cứu tổng kết kinh ngiệm : Hiện nay, việc giảng dạy bộ môn thể dục rất được chú trọng trong trường THCS, là một yêu cầu quan trọng đối với từng đối tượng học sinh. Nhiều công trình khoa học đã chứng minh rằng lứa tuổi THCS là thời kỳ thuận lợi nhất cho sự phát triển thể chất và hình thành các kỹ năng kỹ xảo cần thiết cho con người. Qua quá trình nghiên cứu của các nhà khoa học đã chứng minh sức khỏe – trí tuệ là thứ quý nhất của con người có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, có mối quan hệ tương quan bổ sung cho nhau. Để có sức khỏe tốt không chỉ cần dinh dưỡng và vệ sinh tốt đã đủ mà chúng ta cần phải thường xuyên tập luyện thể dục thể thao. Nhưng tập TDTT phải có những bài tập cho phù hợp tâm sinh lý từng độ tuổi mới có hiệu quả. Bên cạnh sự phát triển về thể chất đó, về mặt tinh thần của con người sẽ được phát triển song hành về trí tuệ. Đặc biệt, lứa tuổi học đường là thời kỳ rất cần thiết cho sự vận động để phát triển trí-lực tòan diện giúp học sinh có đủ sức khỏe, tinh thần minh mẫn mà học tập, đảm bảo cho mục tiêu nhiệm vụ sau này là lao động, xây dựng bảo vệ tổ quốc. Qua quá trình giảng dạy và theo dõi việc học tập bộ môn thể dục bậc THCS có trên 70 % học sinh có thái độ thờ ơ thiếu tích cực với môn học thể dục – giáo dục thể chất. - Trên 80% chưa thể hiện tính tự giác, tính tổ chức, chưa biết phát huy tính tập thể, chưa nhận thức hết ý nghĩa của việc rèn luyện thể chất - Một số phụ huynh phản ảnh : Học (tập) thể dục nhiều ( chạy, nhảy ) con em về nhà mệt mỏi không học môn khác được. - Điều kiện cơ sở vật chất ở trường học chưa đáp ứng yêu cầu bộ môn làm hạn chế cho người dạy và người học. Không phát huy hết khả năng, năng khiếu người học (HS) ; người dạy không có điều kiện truyền đạt hết kỹ năng. Từ những hiện trạng trên tôi nhận thấy những tích cực và tiêu cực trong việc tập luyện TDTT. 3/21
  4. Tạo hứng thú cho học sinh thông qua trò chơi Vận động trong giờ học Thể dục + Tích cực : Theo phân phối chương trình của ngành Giáo dục đã đáp ứng sự phát triển tâm sinh lý mọi lứa tuổi. + Tiêu cực : Nhận thức của học sinh và số đông phụ huynh xem nhẹ môn học thể dục, vẫn coi môn thể dục là môn phụ … Bên cạnh đó trò chơi vận động lại là phương tiện của giáo dục thể chất, là hoạt động có ý thức, nhằm đạt được những kết quả, những mục đích có điều kiện đã được đặt ra. Trong khi thực hiện các nhiệm vụ của trò chơi, mỗi người trong từng “vai trò” của mình phải sử dụng các hoạt động như : đi, chạy, nhẩy, ném, vỗ, đập, leo, mang, vác, bò, trườn, vượt qua chướng ngại vật, tự bảo vệ mình hoặc bảo vệ đồng đội..vv. Với nội dung phong phú trò chơi vận động sử dụng rất nhiều phương tiện khác nhau ,có thể chia thành các dạng hoạt động như : Các trò chơi tiếp sức : nhiều người cùng luân phiên thực hiện công việc có thể là chạy , nhảy ,nói , hát , . .. vv Ví dụ : ‘Vòng quanh sô cô la ‘ - các trò chơi vượt chướng ngại vật Ví dụ như trò: ‘ nhảy tiếp sức qua vật cản ‘ Các trò chơi với đạo cụ : Bóng , gậy ,khăn ‘ Ví dụ như trò ‘ Chuyền bóng tiếp sức ‘ Các trò chơi đối kháng : Ví dụ như : Cướp cờ Các trò chơi phán đoán ,tìm kiếm thông qua các giác quan: Ví dụ như: Bịt mắt bắt dê Các trò chơi đồng đội mang tính chất thi đua của cả tổ, đội, nhóm 2.2 Thực trạng vấn đề : Thuận lợi : Chính sách Nhà nước rất quan tâm cho nền giáo dục và thế hệ tương lai của đất nước. Xã hội hình thành và phát triển nhiều mô hình hoạt động giáo dục thể chất, giáo dục con người toàn diện. Các bậc cha mẹ rất quan tâm và đầu tư cho con cái, theo dõi, tạo điều kiện tốt nhất cho con em mình. Nghị quyết trung ương 4 (khóa VII ) đã nêu “ Công tác TDTT cần coi trọng và nâng cao chất lượng giáo dục trong trường học, tổ chức hướng dẫn đông đảo quần chúng nhân dân rèn luyện thân thể hàng ngày, nâng cao chất lượng các cơ sở đào tạo … “ - Là giáo viên được đào tạo chuyên nghành môn Thể dục của trường CĐSP Hà nội . Tôi có lòng nhiệt tình yêu nghề mến trẻ, thích sáng tạo mong 4/21
  5. Tạo hứng thú cho học sinh thông qua trò chơi Vận động trong giờ học Thể dục muốn trẻ được hoạt động. Tôi luôn được sự giúp đỡ của Ban giám hiệu và đồng nghiệp. Khó khăn : - Thời gian hạn chế nên lượng kiến thức và thực hành cần truyền đạt cho học sinh không thể hình thành ngay trong thời gian ngắn mà nó phải tập luyện thường xuyên và liên tục và có tính kế thừa. - Sân bãi của trường không đủ và đạt yêu cầu vì đang thời gian xây nhà thể chất Tâm sinh lý lứa tuổi THCS là thời kỳ biến đổi ,các em dễ kích động bất đồng ảnh hưởng không nhỏ cho một số họat động mang tính tập thể cao. Do tâm lý lứa tuổi, phần lớn phụ huynh phải theo dõi, quan tâm thái quá làm các em bị gò bó. Bên cạnh đó, phụ huynh chưa đánh giá cao về tính năng lợi ích việc học thể dục và các họat động trò chơi vận động. + Về tính tổ chức : Phần lớn học sinh tham gia các sinh hoạt tập thể chưa nhiều, không thường xuyên. + Về tính kỷ luật : Học sinh lứa tuổi THCS nhận thức tính kỷ luật tự giác chưa cao. Do biến đổi tâm sinh lý, thường làm ngược lại những qui định để thể hiện mình đã là người lớn ; là người nổi trội trong nhóm bạn. + Về giáo dục thể chất : Phụ huynh nhận định chưa toàn diện giữa học tập các bộ môn văn hóa chủ đạo còn gọi là môn chính ( Toán, Lý, Hóa, Văn, Ngọai ngữ …) các bậc cha mẹ muốn con mình học tốt các môn chính, xem nhẹ việc học môn giáo dục thể chất là môn phụ tạo nên tâm lý “ … bên trọng -, … bên khinh “, sợ con mình vận động nhiều mệt mỏi không học các môn chính được. Ý thức học sinh vẫn còn tư tưởng môn phụ, nên học không tích cực. 2.3 Các biện pháp đã tiến hành : a)- Quá trình tổ chức thực hiện : Trong quá trình nghiên cứu, dùng các phương pháp sau : * Phương pháp tổ chức : Tính tổ chức ; tính đồng đội ; tính tập thể; tính chiến thuật và quá trình thực hiện trò chơi ; biên soạn, cải biên trò chơi ; tính sáng tạo trong luật chơi, năng động theo mục đích yêu cầu của trò chơi. * Phương pháp nghiên cứu tài liệu, phân tích tổng hợp, tổng kết rút kinh nghiệm và kết quả . - Nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến hoạt động ngoại khóa, phương pháp tổ chức trò chơi, trò vận động, trò chơi dân gian. - Nghiên cứu tìm hiểu tâm sinh lý lứa tuổi, khả năng vận động, khả năng tiếp thu và sáng tạo của đối tượng tham gia trò chơi. - Tổ chức trò chơi từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp. - Động viên, giúp đỡ những học sinh rụt rè, nhút nhát, thụ động. 5/21
  6. Tạo hứng thú cho học sinh thông qua trò chơi Vận động trong giờ học Thể dục - Theo dõi quá trình thực hiện trò chơi của từng khối-lớp, nhóm nam nữ, nhóm sức khỏe để sửa sai, hướng dẫn . b)- Tổ chức thực hiện : - Triển khai trò chơi : Giới thiệu, hướng dẫn rõ ràng, dễ hiểu ; cách chơi được tái hiện cơ bản đúng nội dung theo môn học ( Giáo dục thể chất ). Nhiều học sinh không nắm vững luật chơi, không thực hiện nhiều động tác của trò chơi. Người tổ chức ( GV ) phải làm mẫu, giải thích và hướng dẫn cách chơi chậm rãi từ dễ rồi nâng lên khó dần ... * Bước 1 : Đây là bước thực nghiệm để nghe- nhận thông tin phản hồi. * Bước 2 : Hoàn chỉnh trò chơi sau khi đã rút kinh nghiệm, chắt lọc ở bước thực nghiệm. * Bước 3 : Đặt tên trò chơi cho phù hợp với nội dung trò chơi, ngắn gọn, dễ nhớ. Người tham gia trò chơi : Nếu học sinh ngại ngùng, rụt rè trước đám đông. Người tổ chức (GV) luôn động viên, khuấy động sự cổ vũ của cổ động viên (bạn bè cùng tổ- nhóm). + Tuy nhiên người tổ chức phải biết vận dụng khả năng đối tượng tham gia trò chơi. Tránh những động tác, hình thức, cách chơi lập đi lập lại nhiều lần dễ gây nhàm chám cho người chơi cũng như cổ động viên. + Người chơi phải tuân thủ nội dung ý nghĩa trò chơi, không vì cao hứng mà sai lệch ý nghĩa – tính chất giáo dục và rèn luyện của trò chơi. + Động tác trò chơi không phải lúc nào cũng cứng ngắt với luật chơi mà cần vận dụng, điều chỉnh cho phù hợp với khả năng người chơi. + Biết dừng trò chơi hoặc chuyển đổi trò chơi khác khi thấy người chơi giảm sự hứng thú hoặc ảnh hưởng đến thể lực. c)- Dụng cụ – Đồ dùng phục vụ trò chơi : - Sân bãi : Ngoài trời, sân trường, bóng mát hay trong nhà … mọi địa hình, địa vật, diện tích rộng- hẹp đều có thể tổ chức trò chơi. Nhưng trò chơi phải phù hợp cảnh vật, thời tiết, số người tham gia và đảm bảo tính vừa sức ( thể lực ) của người chơi. - Dụng cụ : + Quy mô nhỏ : Mọi dụng cụ chung quanh ta đều có thể tận dụng tùy tính chất quy mô của trò chơi … nhưng cần đơn giản, ít tốn kém … tận dụng tính khôi hài để người chơi hứng thú hơn. + Quy mô vừa và lớn ( loại trò chơi vận động hay vận động trường… có dụng cụ ) : 6/21
  7. Tạo hứng thú cho học sinh thông qua trò chơi Vận động trong giờ học Thể dục Sân bãi phù hợp trò chơi, trò chơi được chuẩn bị chặt chẽ từ khâu thuyết minh ( hướng dẫn- minh họa ), cảnh trí đến kế hoạch và dụng cụ phục vụ trò chơi ( lưu ý kinh phí ). Dụng cụ, đồ dùng phục vụ trò chơi phải bảo bảo an toàn, giảm thiểu tối đa sự cố . Vệ sinh, an toàn sân bãi đảm bảo tuyệt đối tránh xảy ra tai nạn, chấn thương … d)- Phương pháp tổ chức : - Giới thiệu trò chơi : Giới thiệu mục đích, ý nghĩa trò chơi ở nội dung nào là chủ đạo phải đảm bảo tính giáo dục và rèn luyện. Qua đó, có thể lồng các câu chuyện cổ tích, chuyện vui ( phù hợp với bản sắc văn hóa, truyền thống dân tộc) vào trò chơi để tạo sự háo hức, hứng thú người chơi. Cần ngắn gọn và hấp dẫn. - Hướng dẫn cách chơi, luật chơi : Tùy theo mỗi trò chơi mà người quản trò ( GV ) linh động hướng dẫn cách chơi ( luật chơi ). Những trò chơi phức tạp phải hướng dẫn đầy đủ rồi mới chơi. Còn ngược lại những trò chơi đơn giản thì có thể thực hiện ngay, vừa chơi vừa giải thích làm sao dễ hiểu thu hút người chơi. - Chơi thử ( chơi nháp ) : Đây là phần rất quan trọng nhưng cần lưu ý : + Nếu không chơi thử hoặc chơi thử quá ít người chơi (HS) không tiếp thu được sẽ khó khăn khi thực hiện trò chơi, sẽ ảnh hưởng mục đích giáo dục và rèn luyện mà ta muốn đưa vào. + Nếu chơi thử nhiều dễ gây nhàm chán cho người chơi (HS). - Tiến hành chơi : * Người quản trò ( GV) : Phải tinh tế giữ khoảng cách phù hợp với học sinh và điều hành trò chơi một cách linh động, động viên khích lệ, hỗ trợ cho người chơi, không được tham gia quá sâu làm gián đoạn trò chơi để bắt những lỗi nhỏ không cần thiết. Nhưng có lúc phải tách ra khỏi người chơi (HS) đối với những trò chơi có trọng tài. + Lời thuyết minh (hướng dẫn- minh họa) nhằm giáo dục tính tổ chức, tính kỷ luật, giáo dục đạo đức tính trung thực. + Phải theo dõi cử chỉ, phong cách, thái độ học sinh, đặc biệt là với học sinh cá biệt để giáo dục hoặc điều chỉnh phong cách của mình. + Trong quá trình chơi, do yếu tố khách quan hay trò chơi tạo sự hứng thú cao độ thì quản trò (GV) có thể chuyển hướng trò chơi khác với dự kiến ban đầu một số nội dung thật linh động và khéo léo, không nên quá nguyên tắc cứng ngắt làm mất vui, mất không khí sinh hoạt vui chơi. + Người quản trò (GV) phải công bằng, xử lý tình huống khách quan, không thiên vị hay dễ dãi quá. 7/21
  8. Tạo hứng thú cho học sinh thông qua trò chơi Vận động trong giờ học Thể dục + Tác phong người quản trò (GV) chuẩn mực, ngôn ngữ nói phải có văn hóa và sư phạm, không thô thiển, phong cách vui tươi, dí dỏm, duyên dáng. + Hình thức xử phạt là một trò chơi nhỏ, không bắt ép quá đáng mà nên khuyến khích động viên người bị phạt tham gia. * Người chơi : Nên chọn một số người năng động làm nhân tố tích cực thúc đẩy những người khác. + Kiềm chế những học sinh có tính hiếu thắng, kiêu ngạo nhưng không làm ảnh hưởng tâm lý ( nhục chí ) người chơi. Biểu dương những HS trung thực, kỷ luật, đoàn kết, chơi đẹp, thắng không kêu, bại không nản. - Kết thúc trò chơi : Cần phải biết lúc nào ngừng trò chơi ( kinh nghiệm quan sát ; kinh nghiệm quản trò). + Đảm bảo tính vừa sức cho người chơi, tạo sự luyến tiếc cho lần chơi sau. + Không để người chơi nhàm chán quá sức tạo sự mệt mỏi và chán chơi. * Sau đây là mẫu giáo án có đưa phần trò chơi vào cũng như các tiết học Thể dục mà tôi đã thường xuyên thực hiện: KẾ HOẠCH BÀI GIẢNG THỂ DỤC 6 TIẾT 59: BẬT NHẢY- ĐÁ CẦU-CHẠY BỀN I.MỤC TIÊU 1.Nhiệm vụ a..Bật nhảy: +Bật xa tại chỗ +Trò chơi:bật xa tiếp sức b.Đá cầu : +Ôn tập tâng cầu bằng đùi +Trò chơi:nhảy ô tiếp sức c.Chạy bền: +Chạy bền trên địa hình tự nhiên 2.Yêu cầu: a.Kiến thức: -Học sinh biết cách thực hiện đúng được động tác bật xa tại chỗ. -Học sinh biết và xây dựng được động táctâng cầu bằng đùi. -Tham gia trò chơi để rèn luyện sức mạnh chân,sức nhanh,sức bền. b.Kỹ năng: -Hoàn thiện và nâng cao kỹ năng bật xa. -Bước đầu hình thành kỹ năng tâng cầu bằng đùi. 8/21
  9. Tạo hứng thú cho học sinh thông qua trò chơi Vận động trong giờ học Thể dục 3.Thái độ: -Học sinh luyện tập tự giác,tích cực,nhiệt tình,đảm bảo an toàn trong tập luyện để hoan thành mọi yêu cầu của giáo viên đề ra. -Học sinh thực hiện đúng theo hiệu lệnh,nghiêm túc chấp hành nội quy của giờ học. -Học sinh nắm được yêu cầu của kỹ thuật và nghiêm túc thực hiện. II.ĐỊA ĐIỂM,THIẾT BỊ DẠY HỌC 1.Địa điểm: -Sân trường THCS Phan Đình Giót. 2.Phương tiện a.GV chuẩn bị: - Kẻ sân,còi,tranh đá cầu,25 quả cầu đá,trang phục thể thao. b.Học sinh chuẩn bị: -Trang phục thể thao,giầy tập. ĐỊNH LƯỢNG PHƯƠNG PHÁP - TỔ NỘI DUNG SL TG CHỨC I. Phần mở đầu: 1. Nhận lớp: 10’ Tập trung lớp báo cáo sĩ số, Đội hình tập trung lớp: dụng cụ, trang phục, tình trạng x x x x x x x sức khoẻ học sinh. x x x x x x x Phổ biến nội dung, nhiệm vụ, x x x x x x x yêu cầu buổi học. x x x x x x x GV phổ biến nội dung bài học ngắn gọn, đúng trọng tâm. 2. Khởi động: a. Khởi động chung: ĐH thực hiện khởi động 9/21
  10. Tạo hứng thú cho học sinh thông qua trò chơi Vận động trong giờ học Thể dục chung - Chạy vòng quanh sân trường 2 vòng - Tập bài thể dục phát triển chung. 1 lần + ĐT vươn thở + Tay 2x8N + Chân 2x8N + Lườn 2x8N + Bụng 2lx8N + Nhảy 2lx8N - Xoay các khớp cổ,cổ chân, cổ 2lx8N Lớp trưởng điều khiển cả lớp tay, vai, hông, gối. thực hiện phần khởi động 2lx8N chung. - GV quan sát nhắc nhở học sinh thực hiện. b. KĐ chuyên môn -Đá lăng trước: - GV điều khiển khởi động 5lx2 chuyên môn -đội hình khởi động chuyên môn x x x x x -đá lăng trước sau: x x x x x 5lx2 x x x x x x x x x x X 10/21
  11. Tạo hứng thú cho học sinh thông qua trò chơi Vận động trong giờ học Thể dục - Chạy bước nhỏ 10m ĐH khởi động chuyên môn: xxxxx x xxxxx x xxxxx x xxxxx x - Chạy nâng cao đùi 10m -Yêu cầu:động tác chạy bước nhỏ cổ chân linh hoạt. -Động tác chạy nâng cao đùi tần số lớn,cao trọng tâm. -Động tác gót chạm mông - Chạy gót chạm mông 10m nhanh,mạnh Giáo viên hướng dẫn cách c. Trò chơi: “Nhảy ô tiếp sức” chơi, điều khiển cả lớp chơi. ĐH chơi trò chơi: 5’ xxxxx xxxxx xxxxx xxxxx Giáo viên phổ biến luật chơi-điều kiển học sinh chơi. II. Phần cơ bản: ĐH kiểm tra bài cũ: 11/21
  12. Tạo hứng thú cho học sinh thông qua trò chơi Vận động trong giờ học Thể dục 1. Kiểm tra bài cũ: 5’ -kiểm tra kỹ thuật tâng cầu bắng đùi: - Học sinh chú ý quan sát. - GV gọi học sinh lên thực hiện sau đó nhận xét – cho điểm - ĐH tập bật xa 2.Bật nhảy -Ôn tập bật xa tại chỗ 6’ x x x x x x x x x x x x x x x x x x 3.Đá cầu: -Ôn tập tâng cầu bằng đùi 10’ -Cho học sinh xem tranh -Đội hình quan sát tranh 12/21
  13. Tạo hứng thú cho học sinh thông qua trò chơi Vận động trong giờ học Thể dục Đội hình tập luyện đá cầu d. Chia nhóm tập luyện 2 lần 5 lần - GV nhắc lại cách thực hiện, cho cả lớp thực hiện. Đội hình củng cố: * Củng cố: Giáo viên gọi 1-2 học sinh lên thực hiện kỹ thuật Hoc sinh quan sát nhận xét Giáo viên nhận xét đánh giá,cho điểm - ĐH tập luyện chạy bền Nam chạy trước, Nữ chạy nối theo sau. - Y/c: HS chạy theo hàng, không chạy nhanh, không đùa nghịch trong khi chạy 3. Chạy bền: Luyện tập chạy bền Nữ 2 vòng sân trường 13/21
  14. Tạo hứng thú cho học sinh thông qua trò chơi Vận động trong giờ học Thể dục Nam 3 vòng sân trường 5’ - ĐH thả lỏng: x x x III. Phần kết thúc x 1. Thả lỏng hồi tĩnh x x x x - Động tác điều hòa x - Vung tay, cúi người thả lỏng x x x - Thả lỏng theo nhịp bài hát x x x x x x 2. Nhận xét giờ học -Giáo viên quan sát,nhắc nhở 3. Dặn dò,giao bài tập về nhà hoc sinh thả lỏng tích cực. +ôn tập bật xa tại chỗ +ôn tập tâng cầu bằng đùi 4. Xuống lớp -Đội hình xuống lớp: x x x x x x x x x x x x x x x 2x8N 4’ x x x x x *Kết quả:sau thời gian áp dụng phương pháp trên chúng tôi thấy chúng tôi thấy rất thuận lợi trong việc soạn giảng cũng như về thực tế nội dung tiết học đa số các em có tiến bộ nhiều trong môn học,cụ thể là học sinh tát cả các khối rất ham thích luyện tạp,thường mong đến tiết học thể dục,chất lượng tăng lên rõ rệt qua từng giai đoạn,kể cả học sinh sức khỏe yếu.Các em nắm kỹ nội dung chương trình,tuy không đòi hỏi mức độ các em song cũng đủ đảm bảo tốt về mặt sức khỏe,tinh thần ý thức,tổ chức kỷ luật,là cơ sở để các em bước vào lớp kế tiếp với bản lĩnh tự tin hơn,tiến xa hơn. 14/21
  15. Tạo hứng thú cho học sinh thông qua trò chơi Vận động trong giờ học Thể dục .1/ Tác dụng của trò chơi vận động trong giáo dục thể chất a/. Giáo dục đạo đức ý chí: TCVĐ cùng với các môn TDTT được coi là phương tiện chính dùng trong lĩnh vực GDTC. Nói đến GDTC thì nhiệm vụ của mặt giáo dục này không chỉ làm phát triển cơ thể, tăng cường các tố chất vận động, hình thành kỹ xảo vận động mà còn góp phần giáo dục đạo đức ý chí cho người tập. Trong các phương tiện đã nêu thì trò chơi là phương tiện góp phần giáo dục đạo đức ý chí cho người tập rất có hiệu quả, sở dĩ có thể nói như vậy vì: Các trò chơi gây được hứng thú và rất hấp dẫn người chơi, trong lúc chơi “người tham gia” như được thoát ly khỏi hoàn cảnh thực tại, nên dễ bộc lộ cá tính và thể hiện con người thật, khó kiềm chế và che dấu những mặt yếu kém về đạo đức ý chí. Nhờ đó những người hướng dẫn (các nhà giáo dục, HLV, thầy cô giáo) có thể nắm vững về từng học sinh để kết hợp giáo dục các mặt ý chí như: cương quyết, dũng cảm, tích cực, kiên trì và hi sinh…. Đồng thời trong quá trình chơi, người chơi tiếp xúc với nhau, cá nhân phải hoàn thành nhiệm vụ của mình trước tập thể ở mức độ cao, tập thể có trách nhiệm động viên giúp đỡ cá nhân hoàn thành nhiệm vụ đó. Vì vậy ta có thể giáo dục các em về đạo đức như: tình bạn, lòng nhân ái, tinh thần tập thể, tôn trọng đối thủ, ngay thẳng trong khi thi đua, chấp hành nghiêm chỉnh nội quy, mong muốn hoàn thiện…. Điều này được thể hiện rõ nét ở trẻ em trong trò chơi, các em biểu lộ tình cảm rất rõ ràng vui khi thắng lợi, buồn khi thất bại, vui mừng khi thấy đồng đội hoàn thành nhiệm vụ, bản thân thấy có lỗi khi không làm tốt vai trò của mình…Vì tập thể các em phải khắc phục khó khăn, phấn đấu hết khả năng để mang lại thắng lợi cho đội, đây chính là đặc tính thi đua rất cao của TCVĐ. Nên việc giáo dục cho thanh thiếu niên thông qua TCVĐ là rất cần thiết để giúp trẻ phát triển toàn diện về đạo đức cũng như về thể lực, tạo tiền đề vững chắc cho các quá trình phát triển sau này. b/- Tác dụng tăng cường sức khỏe khi sử dụng làm phương tiện tập luyện: Qua quá trình nghiên cứu các nhà khoa học đã kết luận: “Vận động là một hiện tượng sinh học, là nhu cầu của cơ thể ở mọi lứa tuổi. Khi vận động mối quan hệ giữa cơ quan cảm thụ đến bộ máy vận động thông qua sự chỉ huy của thần kinh trung ương được thiết lập rất chặt chẽ. Phản xạ từ cơ quan nội tạng ảnh hưởng tới chức phận của hệ vận động, vì vậy ít vận động là nguyên nhân gây ra sự suy yếu của cơ thể và chức năng của từng cơ quan, làm phát triển một số bệnh lý mãn tính, gây rối loạn các chất chuyển hóa trong cơ thể. TCVĐ nếu 15/21
  16. Tạo hứng thú cho học sinh thông qua trò chơi Vận động trong giờ học Thể dục được thực hiện đúng phương pháp khoa học thì nhất định có tác dụng nâng cao sức khỏe. Đây là mục đích cơ bản, quan trọng nhất trong GDTC. Các loại TCVĐ với luật lệ đơn giản được sử dụng với nhiều dạng hoạt động khác nhau mà phần lớn là các động tác tự nhiên (thực dụng) và tiến hành ngoài trời… nên có ảnh hưởng rất tốt đối với cơ thể con người về sức chịu đựng môi trường hoàn cảnh. Tham gia trong các TCVĐ sẽ được phát triển các tố chất vận động, đặc biệt là tố chất nhanh và khéo léo. Cách chạy đuổi bắt trong các trò chơi không chỉ phát triển sức nhanh đơn thuần về tần số bước chạy mà giúp người chơi “kỹ năng chạy đổi hướng”, cách làm động tác giả, cách tăng giảm tốc độ và xuất phát hoặc ngừng đúng lúc. Nhìn chung sự phát triển thể lực trong các trò chơi không đơn điệu mà làm cho người chơi trở nên tháo vát linh hoạt, phát triển năng lực quan sát định hướng. Các cơ quan vận động được hoàn chỉnh, tăng cường khả năng phối hợp các hoạt động của chi và thân. Nhờ rèn luyện trong thiên nhiên nên tăng cường khả năng kháng bệnh, chịu đựng được với những thay đổi của thời tiết khí hậu. Với các em nhỏ kích thích sự phát triển, mau lớn không bị còi. Với người lớn giúp duy trì khả năng hoạt động, tăng tuổi thọ. Tuy vậy trò chơi do tính hấp dẫn của nó, dễ tạo cho người tập ham vui nên khó điều chỉnh đúng lượng vận động đối với từng người trong lúc tập, vì vậy các nhà sư phạm làm công tác hướng dẫn phải nắm vững phương pháp và theo dõi để điều chỉnh tốt về số lần và thời gian cho hợp lý. c.Tác dụng của TCVĐ về mặt xây dựng kỹ năng - kỹ xảo vận động trong tập luyện các môn thể thao : TCVĐ vừa là phương tiện vừa là phương pháp và có một chương trình phong phú hấp dẫn, nhưng đơn giản, sân bãi dụng cụ ít tốn kém, đặc biệt là có thể lựa chọn những trò chơi cho phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý từng đối tượng, dễ vận dụng vào mọi hoàn cảnh. Tận dụng các ưu điểm trên, khi tập luyện kỹ thuật của các động tác môn thể thao, có thể đưa vào thành các thao tác cần thực hiện trong trò chơi. Các thao tác đó do đã đơn giản hoá về cử động hoặc hoàn cảnh thực hiện (kích thước sân bãi, yêu cầu luật chơi…) làm cho người tập dễ tiếp thu, nhờ đó tập vào động tác chính, sẽ hình thành các kỹ năng - kỹ xảo nhanh hơn. Vì vậy TCVĐ là phương tiện hỗ trợ rất tốt cho việc chuẩn bị thể lực, kỹ năng, đáp ứng nhu cầu hoạt động, cũng cố hoàn thiện kỹ xảo vận động giúp người tập làm quen và nâng cao thành tích trong thi đấu. d. Tác dụng của TCVĐ trong các giờ học thể dục của học sinh phổ thông: 16/21
  17. Tạo hứng thú cho học sinh thông qua trò chơi Vận động trong giờ học Thể dục Ngoài hoạt động học tập và lao động, thì trò chơi thể hiện không chỉ như sự giải trí và tiêu khiển, vẫn chiếm vị trí lớn. Các em đặc biệt yêu thích các trò chơi linh hoạt với luật lệ cụ thể và các môn bóng, quá trình chơi gây hứng thú nhanh chóng và đặc biệt đối với các em. Đối với tuổi học sinh, cơ thể đang độ phát triển của các em rất cần thiết phải chơi đùa, đó là nhu cầu sinh học, cũng quan trọng như ăn, ngủ, học tập…. của các em trong cuộc sống hằng ngày. Vì lẽ đó chúng ta thường thấy, nếu việc vui chơi của các em không được người lớn hướng dẫn tổ chức, thì các em cũng tự tụ họp rủ nhau chơi những trò chơi đã biết. Trong giờ học thể dục ở trường phổ thông việc đưa TCVĐ vào các giáo án vừa mang tác dụng phát triển thể chất (các tố chất vận động và năng lực hoạt động chung của cơ thể) lại vừa có mục đích trang bị kiến thức, kỹ năng hoạt động, tổ chức trò chơi, để các em có thể tự chơi đạt kết quả tốt, cũng như tạo khí buổi học được sinh động hơn. Ngoài ra thông qua việc dạy trò chơi còn có tác dụng giáo dục về mặt đạo đức, uốn nắn các mặt yếu kém về cá tính, kích thích sáng tạo, nhận thức đúng các hành vi đẹp… để góp phần giáo dục toàn diện cho các em. Quá trình dạy TCVĐ cho học sinh phải đảm bảo tính chất phù hợp, lứa tuổi, giới tính. Chọn trò chơi theo mục đích rõ ràng, phù hợp với thời điểm giờ học, môi trường hoàn cảnh để trò chơi diễn ra. Tránh các trò chơi đơn thuần về mặt bạo lực, tạo nên các mâu thuẫn gây ra mất đoàn kết hoặc tạo nên các thương tích cho cơ thể các em. Là lĩnh vực để thể hiện tài năng, tổ chức rèn luyện thể chất tinh thần cho những người tham gia. Là nơi có thể đưa vào để giáo dục về điều luật, truyền thống hoặc phong cách riêng của đoàn thể đó. Là giao điểm hội tụ để tuyên truyền, quảng bá về sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, công nghệ và văn hóa tư tưởng của các đơn vị tiến hành trò chơi. Qua kết quả nghiên cứu bản thân rút ra một số kinh nghiệm sau : - Về giáo viên : Tạo sự năng động, sáng tạo và tiết dạy phong phú không bị nhàm chán bỡi một số nội dung bài học được lặp lại kéo dài từ 6 đến 8 tiết. Qua họat động trò chơi, giáo viên đánh giá được tính tình của học sinh để có phương pháp giáo dục, giúp đỡ từng cá nhân đúng hướng. - Về học sinh : Ham thích môn học thể dục. Thể chất được nâng cao rõ rệt (thể dục), hình thành tính tự giác, tự quản và thể hiện rõ tính tổ chức, tính kỷ luật, sự khéo léo ( mỹ dục) và có tư duy tổ chức, tư duy chiến thuật (trí dục), 17/21
  18. Tạo hứng thú cho học sinh thông qua trò chơi Vận động trong giờ học Thể dục đòan kết, trung thực, không kêu căng khi chiến thắng và không nản lòng khi thua (đức dục). Phát hiện những nhân tố ( học sinh ) tích cực trong các lĩnh vực thành lập các đội TDTT, đội trò chơi dân gia, trò chơi vận động tham gia hội thao, Hội Khoẻ Phù Đổng các cấp, những học sinh có thể lực, có năng khiếu TDTT tham gia các câu lạc bộ như bóng chuyền, bóng đá, bơi lội, bóng bàn, cầu lông … của trường và địa phương. Được nhiều phụ huynh đồng thuận. 18/21
  19. Tạo hứng thú cho học sinh thông qua trò chơi Vận động trong giờ học Thể dục 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ  Qua kết quả nghiên cứu bản thân rút ra một số nhận xét sau : - Có trên 90% học sinh phát huy tích cực tính tổ chức, tính kỷ luật và thực hiện kỹ năng động tác thể dục thể thao nhanh nhạy, khéo léo độ chính xác cao. Đa số các em ham thích tiết học thể dục, phát huy tính đòan kết gián tiếp gây hứng thú trong việc học tập văn hóa, năng động trong phong trào. Đăït biệt, các em thể hiện tốt tính tự quản, tính tổ chức, khắc phục về thể lực, nâng cao sức nhanh, sức bền, phát huy ý thức tinh thần tập thể … - Trong quá trình hình thành và phát triển sự hứng thú tham gia trò chơi ở mỗi cá nhân đều trải qua các giai đoạn nhận thức. Sự nhận thức được lặp đi lặp lại nhiều lần, khái quát trở thành mức độ ý thức được duy trì. Những học sinh năng động, tích cực học tập, được bồi dưỡng và củng cố trong điều kiện thuận lợi sẽ trở thành xu hướng cá nhân – hình thành nhân cách có định hướng. - Giáo viên quan tâm đến vấn đề phát triển trò chơi sẽ tạo sự hứng thú cho hoạt động phong trào giáo dục và rèn luyện thể chất, rèn luyện đạo đức, nâng cao chất lượng học tập, tính năng động, rèn luyện phản xạ trực giác và nâng cao kiến thức xã hội.  Bài học kinh nghiệm Qua kết quả nghiên cứu bản thân rút ra một số kinh nghiệm sau: - Về giáo viên: Tạo sự năng động, sáng tạo và tiết dạy phong phú không bị nhàm chán bởi một số nội dung được lặp lại kéo dài từ 6 đến 8 tiết. Qua hoạt động trò chơi, giáo viên đánh giá được tính tình của học sinh để có phương pháp giáo dục, giúp đỡ từng cá nhân đúng hướng. - Về học sinh: Ham thích môn học thể dục. Thể chất được nâng cao rõ rệt (thể dục), hình thành tính tự giác, tự quản và thể hiện rõ tính tổ chức, tính kỷ luật, sự khéo léo (mỹ dục) và có tư duy tổ chức, tư duy chiến thuật (trí dục), đoàn kết, trung thực, không kiêu căng khi chiến thắng và không nản lòng khi thua (đức dục). Phát hiện những nhân tố (học sinh) tích cực trong các lĩnh vực thành lập các đội TDTT, đội trò chơi dân gian, trò chơi vận động tham gia hội thao, Hội khỏe Phù Đổng các cấp, những học sinh có thể lực, có năng khiếu TDTT tham gia các câu lạc bộ như đá cầu, bóng đá, bơi lội, bóng bàn, cầu lông... của trường, của phường và quận được nhiều phụ huynh đồng thuận.  Kiến nghị : - Cần tạo điều kiện thuận lợi nhất về cơ sở vật chất và kinh phí cho bộ môn thể dục, học sinh tự tổ chức và tham gia trò chơi. Qua đó giúp các em hình 19/21
  20. Tạo hứng thú cho học sinh thông qua trò chơi Vận động trong giờ học Thể dục thành ý thức rèn luyện thể chất … là hành trang, bước đệm cho hoạt động xã hội, góp phần cho đời sống, xây dựng con người mới. - Tài liệu kiến thức, nội dung cung cấp cho học sinh phù hợp với từng giai đoạn phát triển đất nước và đối tượng. - Cần quan tâm đến việc tổ chức hoạt động ngoại khóa, hoạt động vui chơi vận động của học sinh thêm vào các ngầy lễ lớn. - Giáo viên chủ nhiệm, nhà trường thường xuyên kết hợp với các bậc cha mẹ học sinh để tuyên truyền, thông tin và cần sự quan tâm tạo mọi điều kiện tốt cho con em “ Chơi mà học, học mà chơi ”. 20/21
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2