intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Tạo hứng thú học tập bộ môn Hóa học cho học sinh lớp 9 bằng liên hệ thực tế

Chia sẻ: Chubongungoc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:20

62
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của sáng kiến nhằm trang bị cho các em những bí quyết tự tin, sáng tạo khi giải thích một số hiện tượng thực tế, lồng ghép giải thích hiện tượng vào bài học nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh, nâng cao chất lượng các bài dạy, từ đó góp phần nâng cao được chất lượng bộ môn Hóa 9, và bồi dưỡng học sinh giỏi Hóa ở trường.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Tạo hứng thú học tập bộ môn Hóa học cho học sinh lớp 9 bằng liên hệ thực tế

  1. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: “TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP BỘ MÔN HÓA HỌC CHO HỌC SINH LỚP 9 BẰNG LIÊN HỆ THỰC TẾ” 1. PHẦN MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài : Trong sự nghiệp đổi mới đất nước theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay, đòi hỏi cần phải có nhân lực, nhân tài để đáp ứng và thích ứng với việc phát triển mạnh mẽ của xã hội trong đó sự nghiệp giáo dục có vai trò hết sức quan trọng trong việc đào tạo thế hệ trẻ, năng động, sáng tạo, có bản lĩnh và thích ứng cao với cuộc sống thực tế. Vì vậy, việc trang bị kiến thức cơ bản cho học sinh trung học cơ sở là vấn đề cấp thiết của bậc học, trong đó có bộ môn Hóa học. Hoá học là bộ môn khoa học rất quan trọng, cung cấp cho học sinh một hệ thống kiến thức phổ thông, cơ bản và thiết thực đầu tiên về hoá học, vì thế cần hình thành ở các em học sinh những kỹ năng cơ bản, phổ thông, thói quen học tập và làm việc khoa học để làm nền tảng cho việc giáo dục xã hội chủ nghĩa, phát triển năng lực nhận thức, năng lực hành động. Có những phẩm chất cần thiết như cẩn thận, kiên trì, trung thực, tỉ mỉ, chính xác, yêu chân lí khoa học, có ý thức trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội có thể hoà hợp với môi trường thiên nhiên, chuẩn bị cho học sinh học lên cao và đi vào cuộc sống lao động. Hóa học là môn học tiếp cận muộn đối với học sinh THCS, mà khối lượng kiến thức học sinh cần tiếp thu tương đối nhiều, phần lớn các bài gồm những khái niệm, kiến thức mới, rất trừu tượng, khó hiểu nên việc lĩnh hội kiến thức của học sinh không phải dễ dàng, nhiều học sinh cảm thấy chán học, kết quả học tập bộ môn rất thấp. Như chúng ta biết hóa học gắn với thực tiễn cuộc sống, một trong những yếu tố để đạt giờ dạy có hiệu quả, nâng cao tính hứng thú cho học sinh là phát huy tính thực tế của học sinh, giúp học sinh giải thích những hiện tượng trong tự nhiên, hiểu được những dụng ý khoa học hóa học trong những câu ca dao – tục ngữ mà thế hệ trước để lại và có thể ứng dụng trong thực tiễn đời sống thường ngày chỉ bằng những kiến thức rất phổ thông mà không gây nhàm chán, xa lạ. Bên cạnh đó có tác dụng kích thích tính chủ động, sáng tạo, suy luận nhanh nhạy và hứng thú trong môn học, làm học sinh cảm thấy yêu thích môn học. Để giúp học sinh giải thích tốt các hiện tượng thực tế, tạo hứng thú và yêu thích bộ môn, khơi dậy lòng say mê tìm
  2. hiểu và sáng tạo, thuận lợi cho việc dạy học và bồi dưỡng học sinh giỏi, tôi mạnh dạn nghiên cứu và áp dụng thực tiễn đề tài: “Tạo hứng thú học tập bộ môn Hóa học cho học sinh lớp 9 bằng liên hệ thực tế” vào dạy học môn Hóa và bồi dưỡng HSG ở trường THCS đơn vị tôi công tác. * Điểm mới của đề tài: Với chút ít kinh nghiệm của bản thân và những kinh nghiệm học hỏi từ các đồng nghiệp, …tôi đã trang bị cho các em những bí quyết tự tin, sáng tạo khi giải thích một số hiện tượng thực tế, lồng ghép giải thích hiện tượng vào bài học nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh, nâng cao chất lượng các bài dạy, từ đó góp phần nâng cao được chất lượng bộ môn Hóa 9, và bồi dưỡng học sinh giỏi Hóa ở trường. 1.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Thời gian thực hiện đề tài: từ 8/2013 đến nay * Thực hiện một số dạng liên hệ thực tế trong các bài dạy Hóa 9 và học sinh giỏi lớp 9(tuyến 2) trường THCS. 2. PHẦN NỘI DUNG: 2.1. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu: Trong quá trình dạy học giáo viên đã cố gắng áp dụng nhiều phương pháp dạy học và đã sử dụng công nghệ thông tin vào trong dạy học hoá học để kích thích học sinh tìm tòi, phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh. Tuy nhiên đây là môn học các em vừa mới tiếp cận ở lớp 8 kiến thức còn khá mới mẽ nên việc giảng dạy cho các em phần nào củng còn gặp một số khó khăn về năng lực nhận thức của học sinh. Mặt khác dung lượng kiến thức Hóa 9 khá lớn nên nhiều khi giáo viên chỉ hướng dẫn một số dạng bài tập viết PT và tính toán cơ bản, chưa chú trọng đến việc liên hệ thực tiễn. Phương tiện, thiết bị, hóa chất của trường phần nào vẫn còn thiếu dẫn đến chất lượng dạy học chưa cao làm cho tiết học chưa thực sự linh động, hứng thú và có hiệu quả Các hiện tượng được học sinh giải thích chưa đúng nhận thức khoa học bộ môn 2.1.1. Về giáo viên: - Trong giảng dạy, giáo viên chưa chú trọng đến việc liên hệ thực tế, chưa giúp học sinh thấy được sự gắn liền của hóa học với cuộc sống.
  3. - Dung lượng kiến thức mỗi tiết khá dài, khó nên nhiều khi giáo viên chủ yếu cho HS thiên về nghiên cứu lý thuyết. - Các nội dung kiến thức thực tế rất phong phú, phức tạp mà tài liệu nghiên cứu chưa nhiều. - Giáo viên chưa đầu tư thời gian nhiều để nghiên cứu các tài liệu tham khảo. 2.1.2 Về học sinh: - Các em mới làm quen với bộ môn Hóa bắt đầu từ lớp 8 nên nhiều học sinh còn bỡ ngỡ trước những kiến thức mới lạ, chưa tìm tòi để phát hiện kiến thức nên khả năng tiếp thu bài còn hạn chế, một bộ phận học sinh chưa chăm học. - Kiến thức thực tế của học sinh quá ít, nhiều học sinh tỏ ra lúng túng, không tìm ra cách xử lí khi gặp các hiện tượng thực tế, ngay cả những vấn đề tưởng chừng hết sức cơ bản trong cuộc sống hàng ngày. - Học sinh thường nhàm chán trước kiến thức dài, tương đối khó, các em chủ yếu học theo lối ghi chép, đọc thuộc; các nội dung lĩnh hội chủ yếu là viết phương trình và tính toán. - HS bồi dưỡng HSG có nhiều bài tập dạng giải thích hiện tượng nhưng do kiến thức thực tế của các em còn ít nên khả năng giải quyết các bài tập lại khó khăn. - Học sinh ít có thói quen nghiên cứu các tài liệu tham khảo. Do nhiều nguyên nhân trên nên khả năng yêu thích bộ môn, năng lực học tập của học sinh vẫn còn yếu dẫn đến chất lượng học tập bộ môn Hóa 9 ở các trường THCS nói chung và trường THCS chúng tôi vẫn chưa mang lại hiệu quả cao. Trước khi nghiên cứu sáng kiến kinh nghiệm này, tôi tiến hành khảo sát trên lớp 9A, B trường THCS đơn vị tôi công tác. Sự hứng thú học tập bộ môn Hóa của học sinh khi chưa nghiên cứu đề tài. Hứng thú học tập Không hứng thú học tập Số lượng SL % SL % 9A(32) 16 50% 16 50% 9B(32) 17 53,1% 15 46,9%
  4. Chất lượng bộ môn Hóa khi chưa áp dụng đề tài như sau: Giỏi - Khá TB Yếu Kém TB trở lên Chất lượng SL % SL % SL % SL % SL % 9 A(32) 14 43,8 12 37,5 6 18,8 0 0 26 81,25 9B(32) 14 43,8 13 40,6 5 15,6 0 0 27 84,4 Tỷ lệ TB trở lên chưa cao(82%), trong đó học sinh khá giỏi còn ít(43%). Trước thực trạng trên, để khơi dậy trong các em sự hứng thú học tập, yêu thích bộ môn, say mê khám phá, tìm tòi kiến thức, phát triển tư duy, tính sáng tạo cho học sinh, nhằm nâng cao chất lượng dạy học, và giúp học sinh giỏi(tuyến 2) giải quyết tốt các bài tập giải thích hiện tượng tôi nghiên cứu và áp dụng thực tiễn đề tài: “Tạo hứng thú học tập bộ môn Hóa học cho học sinh lớp 9 bằng liên hệ thực tế”. Trong đề tài nghiên cứu này, tôi chỉ đi sâu vào mảng kiến thức liên hệ thực tế trong chương trình hoá học 9 THCS. 2.2. Biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài. * Thứ nhất: Giáo viên nghiên cứu kỹ nội dung bài học, bám sát chuẩn kiến thức kĩ năng để nắm chắc nội dung trọng tâm của bài; tham khảo các tài liệu, sách, báo để tìm hiểu mối liên hệ giữa kiến thức bài học và kiến thức thực tiễn và ngược lại. Phân loại đối tượng học sinh để giảng dạy cho phù hợp. * Thứ hai: Phân thành các dạng liên hệ thực tế phù hợp với nội dung các bài học: - Đặt tình huống vào bài mới để có thể tạo sự bất ngờ, gây sự chú ý quan tâm trong quá trình học tập của học sinh. - Nêu các hiện tượng thực tiễn xung quanh trong đời sống hàng ngày qua các phản ứng hoá học cụ thể trong bài học hoặc từ các hiện tượng thực tế có thể dẫn dắt học sinh nghiên cứu các nội dung hóa học cụ thể trong bài học mà không cần thực hiện thí nghiệm. Cách nêu vấn đề này làm cho học sinh hiểu, dễ nhớ hiện tượng, phương trình và thấy được ý nghĩa thực tiễn của bài học và giải thích để giải toả tính tò mò của học sinh. - Liên hệ thực tế sau khi đã kết thúc bài học; có thể tạo cho học sinh căn cứ vào những kiến thức đã học tìm cách giải thích hiện tượng ở nhà hay những lúc bắt gặp hiện tượng đó, học sinh sẽ suy nghĩ, ấp ủ câu hỏi vì sao lại có hiện tượng đó.
  5. - Liên hệ thực tế qua những câu chuyện ngắn có tính chất khôi hài, gây cười có thể xen vào bất cứ thời gian nào trong suốt tiết học; có thể góp phần tạo không khí học tập thoải mải và cũng là cách kích thích niềm đam mê học hóa. - Tự làm thí nghiệm qua các hiện tượng thực tiễn xung quanh đời sống hằng ngày…sau bài học; giúp học sinh căn cứ vào những kiến thức đã học tìm cách giải thích hay tự tái tạo lại kiến thức qua các thí nghiệm, nhằm phát huy khả năng ứng dụng hóa học vào đời sống thực tiễn, tính sáng tạo, hứng thú của học sinh. * Thứ 3: Đưa ra một số ví dụ cụ thể về liên hệ thực tế trong chương trình Hóa 9 2.2.1. Liên hệ thực tế khi giới thiệu bài giảng mới. Cách nêu vấn đề này có thể tạo cho học sinh bất ngờ, có thể là một câu hỏi rất khôi hài hay một vấn đề rất bình thường mà hàng ngày học sinh vẫn gặp nhưng lại tạo sự chú ý quan tâm của học sinh trong quá trình học tập. Ví dụ 1: Trước khi vào giảng dạy bài: “Một số oxit quan trọng - CaO” (lớp 9), giáo viên có thể nêu vấn đề vào bài bằng câu hỏi: Tại sao khi cho vôi sống vào nước, ta thấy khói bốc lên mù mịt, nước vôi như bị sôi lên và nhiệt độ hố vôi rất cao có thể gây nguy hiểm cho tín mạng của người và động vật. Do đó cần tránh xa hố đang tôi vôi hoặc sau khi tôi vôi ít nhất 2 ngày ? Để giải quyết thắc mắc trên, chúng ta nghiên cứu bài : “Một số oxit quan trọng - CaO” * Với cách giới thiệu trên sẽ gợi mở cho học sinh chú ý tìm hiểu hiện tượng khi cho vôi sống vào nước. Trong quá trình học tính chất hóa học của CaO sẽ giải thích: Khi tôi vôi(cho vôi sống vào nước) xảy ra phản ứng tạo thành canxi hiđroxit: CaO + H2O  Ca(OH)2 Phản ứng này tỏa rất nhiều nhiệt nên làm nước sôi lên và bốc hơi đem theo cả những hạt Ca(OH)2 rất nhỏ tạo thành như khói mù trắng. Do nhiệt tỏa ra nhiều nên nhiệt độ của hố vôi rất cao. Do đó người và động vật cần tránh xa hố vôi để tránh rơi xuống hố vôi tôi sẽ gây nguy hiểm đến tín mạng. Ví dụ 2 : Khi dạy bài “Phân bón hóa học” (lớp 9) giáo viên có thể đặt vấn đề: Vì sao người ta dùng tro bếp để bón cho cây trồng? HS có thể biết sẽ trả lời tro bếp là phân bón hóa học * Với cách giới thiệu này gợi mở học sinh chú ý tìm hiểu tro bếp chứa thành phần dinh dưỡng gì được gọi là phân bón hóa học. Trong quá trình nghiên cứu về phân
  6. bón hóa học, biết được tro bếp chứa thành phần chính K2CO3 (thuộc loại phân bón Kali), kích thích quá trình ra hoa, tạo quả vì thế người ta mới sử dụng tro bếp để bón cho cây trồng. Ví dụ 3 : Trước khi vào giảng dạy bài: “Sự ăn mòn kim loại và bảo vệ kim loại không bị ăn mòn” (lớp 9), giáo viên có thể nêu vấn đề vào bài với câu hỏi sau: Tại sao những đồ dùng bằng sắt thường bị gỉ tạo thành gỉ sắt và dần dần đồ vật không dùng được ? Để giải quyết thắc mắc trên, chúng ta nghiên cứu bài “Sự ăn mòn kim loại và bảo vệ kim loại khỏi bị ăn mòn”. * Với cách giới thiệu này gợi mở học sinh chú ý tìm hiểu vì sao đồ vật bằng kim loại bị gỉ, cách bảo vệ các đồ vật đó như thế nào. Trong quá trình nghiên cứu bài “Sự ăn mòn kim loại” biết được dưới tác dụng hóa học của các chất trong môi trường tiếp xúc: nước mưa, đất, không khí ẩm,… mà các đồ dùng bằng kim loại bị ăn mòn, không dùng được và từ đó biết cách bảo quản các đồ dùng bằng kim loại khỏi bị ăn mòn. Ví dụ 4 : Khi dạy về bài “Clo” (ở lớp 9), giáo viên có thể mở bài như sau : - GV : Mỗi khi mở vòi nước máy chúng ta thường ngửi thấy có mùi xốc rất khó chịu. Đó là vì tại nhà máy nước người ta đã sục vào đó một chất khí có tác dụng diệt khuẩn. Các em có biết khí đó là khí gì không ? - HS: có thể biết sẽ trả lời đó là khí clo. - GV : Đây cũng là tên bài học của chúng ta hôm nay. * Cách giới thiệu này sẽ tạo cho học sinh chú ý hơn để tìm hiểu tại sao Clo lại có tính chất như vậy. Và trong quá trình học về tính chất của khí Clo các em sẽ giải thích được như sau : Khi sục vào nước một lượng nhỏ Clo, nước có tác dụng sát trùng do clo tan một phần (gây mùi) và một phần tác dụng với nước : H2O + Cl2 HCl + HClO Hợp chất HClO không bền có tính oxi hóa mạnh, có khả năng tẩy màu và diệt khuẩn. - Lưu ý: Không nên dùng nước máy để tưới cây cảnh.
  7. 2.2.2. Liên hệ thực tế qua các phản ứng hóa học cụ thể trong bài học hoặc từ các hiện tượng thực tế, giáo viên có thể dẫn dắt học sinh nghiên cứu các nội dung hóa học cụ thể trong bài học mà không cần thực hiện thí nghiệm. Cách nêu vấn đề này có thể sẽ mang tính cập nhật, làm cho học sinh hiểu và thấy được ý nghĩa thực tiễn bài học và thấy môn hóa học rất gần gũi với cuộc sống các em, giáo viên có thể giải thích để giải tỏa tính tò mò của học sinh. Đồng thời góp phần giúp học sinh nhớ hiện tượng và phương trình nhanh hơn. Ví dụ 1: Khi dạy bài “Một số oxit quan trọng” (lớp 9), sau khi xong phần tính chất hóa học của SO2, giáo viên có thể liên hệ thực tế và liên hệ bảo vệ môi trường(hoặc có thể hướng dẫn HSG lớp 9 làm bài tập giải thích hiện tượng) “Hiện tượng mưa axit” là gì ? Tác hại như thế nào ? - Giải thích: Trong khí thải công nghiệp và khí thải của các động cơ đốt trong (ô tô, xe máy) có chứa các khí SO2, NO, NO2,…Các khí này tác dụng với O2 và hơi nước trong không khí nhờ xúc tác oxit kim loại (có trong khói, bụi nhà máy) tạo ra axit sunfuric H 2SO4, HNO3,… 2SO2 + O2 + 2H2O → 2H2SO4 Axit H2SO4 và HNO3 tan vào nước mưa tạo ra mưa axit. - Hiện nay mưa axit là nguồn ô nhiễm chính ở một số nơi trên thế giới. Mưa axit làm mùa màng thất thu và phá hủy các công trình xây dựng, các tượng đài làm từ đá cẩm thạch, đá vôi, đá phiến……. Ví dụ2: Khi dạy bài “Một số axit quan trọng - H2SO4”, sau khi học xong tính chất vật lý của H2SO4 giáo viên có thể liên hệ thực tế và lưu ý học sinh qua câu hỏi: “Vì sao không nên rót nước vào axit sunfuric đậm đặc mà chỉ có thể rót từ từ axit sunfuric đậm đặc vào nước” ? Giải thích: Khi axit sunfuric tan vào nước sẽ tỏa ra một nhiệt lượng lớn. Axit sunfuric đặc giống như dầu và nặng hơn trong nước. Nếu bạn cho nước vào axit, nước sẽ nổi trên bề mặt axit. Tại vị trí nước tiếp xúc với axit nhiệt độ cao làm cho nước sôi mãnh liệt và bắn tung tóe gây nguy hiểm. Trái lại khi cho axit sunfuric vào nước thì tình hình sẽ khác: axit sunfuric đặc nặng hơn nước, nếu cho từ từ axit vào nước, nó sẽ chìm xuống đáy nước, sau đó phân
  8. bố đều trong toàn bộ dung dịch. Như vậy nhiệt lượng sinh ra được phân bố đều trong dung dịch, nhiệt độ sẽ tăng từ từ không làm cho nước sôi lên một cách quá nhanh. Chú ý: khi pha loãng axit sunfuric bạn luôn luôn nhớ là “ phải rót từ từ ” axit vào nước và không nên cho nước vào axit. Ví dụ3: Khi dạy về bài “Canxihidroxit” (ở lớp 9), sau khi học xong tính chất hóa học của Ca(OH)2 tác dụng với oxit axit, giáo viên có thể liên hệ thực tế như sau : Giải thích hiện tượng quét vôi tường nhà ? - Giải thích: Khi cho vôi sống vào nước thu được nước vôi, quét nước vôi vào tường, Ca(OH)2 hấp thụ CO2 trong không khí, tạo CaCO 3(r) bám chặt vào tường nhà. CO2 + Ca(OH)2→ CaCO3 + H2O Ví dụ4: Khi dạy về bài “Các oxit của cacbon” (ở lớp 9), sau khi học xong nội dung khí CO có thể liên hệ thực tế và liên hệ bảo vệ môi trường như sau : Vì sao về mùa đông không được dùng than ẩm để sưởi ấm trong phòng kín? Học sinh sau khi nghiên cứu tính chất vật lý, hóa học của CO biết được CO là khí độc, có thể kết hợp với hemoglobin trong máu ngăn không cho máu nhận oxi và cung cấp oxi cho tế bào, gây rối loạn hệ thống hô hấp, tuần hoàn, nhiều trường hợp tử vong do ngửi nhiều khí này, nó sinh ra trong lò khí than đặc biệt là than ẩm, vì thế khi sưởi than phải khô, lò phải thoáng, tuyệt đối không dùng bếp than để sưởi và ủ bếp trong phòng kín. Ví dụ 5 : Khi dạy về bài “Protein”(ở lớp 9), sau khi học xong phần tính chất của protein, giáo viên có thể liên hệ thực tế như sau: Giải thích vì sao khi nấu canh cua thì có gạch cua nổi lên? Khi nấu trứng, hoặc cho rượu etylic vào thì lòng trắng trứng kết tủa lại ? - Khi nghiên cứu xong phần tính chất của protein thì có thể giải thích: Vì gạch cua, lòng trắng trứng là protein, trong những trường hợp đó có xảy ra sự kết tủa protein bằng nhiệt, hoặc bằng hóa chất, gọi là sự đông tụ. Ví dụ6 : Khi dạy về bài “Canxi oxit” (ở lớp 9), để tìm hiểu tính chất CaO tác dụng với oxit axit liên hệ thực tế để dẫn dắt học sinh tìm hiểu như sau : Khi mua vôi sống (CaO) về để làm vật liệu xây dựng, nếu bảo quản không cẩn thận để ngoài trời một thời gian có hiện tượng gì?
  9. - HS : Vôi sống bị vón cục. - GV: Giải thích: vôi sống hấp thụ CO2 trong không khí tạo đá vôi(vón cục) CO2 + CaO→ CaCO3 Từ đó dẫn dắt cho học sinh biết CaO có thể phản ứng với một số oxit axit. - Từ đó cũng nhắc nhở HS cách bảo quản vôi sống để không làm giảm chất lượng. Ví dụ7: Khi dạy bài “ Protein” (ở Hóa 9), để tìm hiểu tính chất hóa học protein bị phân hủy bởi nhiệt giáo viên không cần làm thí nghiệm mà có thể dẫn dắt học sinh tìm hiểu từ hiện tượng kho cá, thịt(protein) bị cháy, có mùi khét để HS hiểu được khi đun nóng mạnh và không có nước, protein bị phân hủy tạo ra những chất bay hơi và có mùi khét, từ đó học sinh biết cách bảo vệ môi trường qua tính chất này. 2.2.3. Liên hệ thực tế sau khi đã kết thúc bài học. Cách nêu vấn đề này có thể tạo cho học sinh căn cứ vào những kiến thức đã học tìm cách giải thích hiện tượng ở nhà hay những lúc bắt gặp hiện tượng đó, học sinh sẽ suy nghĩ, ấp ủ câu hỏi vì sao lại có hiện tượng đó ? Ví dụ 1 : Sau khi học xong bài “Phân bón hóa học” (ở lớp 9). Để tạo cho học sinh ở khu vực làm nông nghiệp có thể kiểm nghiệm trong đời sống, giáo viên có thể liên hệ thực tế như sau : “ Lúa chiêm lấp ló đầu bờ, Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên” Câu ca dao mang hàm ý khoa học hóa học như thế nào ? Vụ chiêm khi lúa đang trổ đòng đòng mà có trận mưa rào, kèm theo sấm chớp thì sẽ rất tốt và cho năng suất cao sau này. Do trong không khí có ~ 80% khí N2 và ~ 20% khí O2, khi có chớp (tia lửa điện) sẽ tạo điều kiện cho N2 hoạt động: Tia lửa điện N2 + O2 2 NO Sau đó: 2NO + O2 2NO2 Khí NO2 sẽ tan trong nước mưa: 4NO2 + 2 H2O + O2 4HNO3 HNO3 hòa tan trong đất, kết hợp với các gốc kim loại tạo muối nitrat, cung cấp N cho cây. Nhờ hiện tượng này, hàng năm làm tăng 6−7 kg N cho mỗi mẫu đất.
  10. Ví dụ 2 : Sau khi học xong bài “Tính chất vật lý của kim loại” (ở lớp 9), giáo viên có thể liên hệ thực tế như sau : Tại sao nhôm lại được dùng làm dây dẫn điện cao thế ? Còn dây đồng lại được dùng làm dây dẫn điện trong nhà? - Giải thích: Tuy đồng dẫn điện tốt hơn nhôm nhưng nhôm (khối lượng riêng của nhôm là 2,70g/cm3) nhẹ hơn đồng (khối lượng riêng của đồng là 9,1 g/cm3). Do đó, nếu như dùng dây đồng làm dây dẫn điện cao thế thì phải tính đến việc xây các cột điện sao cho chịu được trọng lực của dây điện. Việc làm đó không có lợi về mặt kinh tế. Còn trong nhà việc chịu trọng lực của dây dẫn điện không ảnh hưởng lớn lắm. Vì vậy, ở trong nhà thì ta dùng dây dẫn điện bằng đồng. Ví dụ 3: Sau khi dạy xong tính chất hóa học của kim loại hoặc tính chất hóa học của phi kim: Kim loại tác dụng với phi kim(lớp 9), giáo viên có thể liên hệ thực tế và lưu ý học sinh qua câu hỏi sau: Tại sao khi đánh rơi vỡ nhiệt kế thủy ngân thì không được dùng chổi quét mà nên rắc bột S lên trên? Thủy ngân (Hg) là kim loại ở dạng lỏng, dễ bay hơi và hơi thủy ngân là một chất độc. Vì vậy khi làm rơi vỡ nhiệt kế thủy ngân nếu như ta dùng chổi quét thì thủy ngân sẽ bị phân tán nhỏ, làm tăng quá trình bay hơi và làm cho quá trình thu gom khó khăn hơn. Ta phải dùng bột S rắc lên những chỗ có thủy ngân, vì S có thể tác dụng với thủy ngân tạo thành HgS dạng rắn và không bay hơi. o Hg + S t HgS Quá trình thu gom thủy ngân cũng đơn giản hơn. Ví dụ 4: Sau khi học xong bài « Tính chất của phi kim » ở Hóa 9, giáo viên có thể liên hệ thực tế hoặc hướng dẫn HSG làm bài tập giải thích: “Ma trơi” là gì ? Ma trơi thường xuất hiện ở đâu ? Giải thích: Trong xương của động vật hoặc xương người luôn có chứa một hàm lượng photpho. Khi cơ thể động vật chết đi, nó sẽ phân hủy một phần thành photphin PH3 và lẫn một ít điphotphin P2H4. Photphin không tự bốc cháy ở nhiệt độ thường(khi đun nóng đến 150oC mới cháy được). Còn điphotphin P2H4 thì tự bốc cháy trong không khí và tỏa nhiệt. Chính lượng nhiệt tỏa ra trong quá trình này làm cho photphin bốc cháy:
  11. 2PH3 + 4O2 → P2O5 + 3H2O Quá trình trên xảy ra cả ngày lẫn đêm nhưng do ban ngày có các tia sáng của mặt trời nên ta không quan sát rõ như vào ban đêm, nên thường gặp ma trơi ở các nghĩa địa vào ban đêm. Hiện tượng ma trơi chỉ là một quá trình hóa học xảy ra trong tự nhiên không phải là hiện tượng « thần bí », nhằm giúp học sinh tránh mê tín dị đoan, có cuộc sống lành mạnh. Ví dụ 5 : Sau khi học xong bài “Cacbon” (ở lớp 9), giáo viên có thể liên hệ thực tế về tính hấp phụ của than như sau : Vì sao khi cơm khê ta thường cho vào nồi cơm một mẩu than củi ? - Do than củi xốp có tính hấp phụ các chất màu, chất mùi nên than củi có thể hấp phụ được mùi khét của cơm làm cho cơm đỡ mùi khê. Ví dụ 6: Làm thế nào để tạo khói màu trên sân khấu ? Trong các buổi biểu diễn ca nhạc hay trong các đám cưới, người ta thường tạo khói trắng bằng cách thả các viên đá băng khô (CO2 rắn) vào các ly đựng nước nóng. CO2 rắn thăng hoa nhanh, làm giảm nhiệt độ của vùng không khí xung quanh ly nước khiến cho hơi nước ngưng tụ tạo thành đám sương mù màu trắng. Để tạo hiệu ứng khói màu, người ta chiếu ánh sáng màu lên màn sương này. Áp dụng: Vấn đề này đề cập trong bài giảng “Các ôxit của cacbon” hoá học 9. Nhằm giúp cho HS hiểu biết thêm về việc phòng cháy chữa cháy và đây cũng là vấn đề thiết thực có khi xảy ra trong phòng thí nghiệm (cháy nổ natri …). Ví dụ7: Sau khi học xong bài “Axit cacbonic – Muối cacbonat” giáo viên có thể liên hệ thực tế như sau:(hoặc hướng dẫn HSG làm bài tập giải thích ) Tục ngữ Việt Nam có câu : “Nước chảy đá mòn”, câu này mang hàm ý của khoa học hóa học như thế nào ? - Giải thích : Trong đá, thông thường chủ yếu là CaCO3. Vì trong nước có lẫn khí CO2 nên sẽ xảy ra phản ứng : CaCO3 + CO2 + H2O  Ca(HCO3)2 Khi nước chảy sẽ cuốn Ca(HCO3)2 trôi theo, qua thời gian đá sẽ bị mòn dần.
  12. Ví dụ8: Sau khi học xong bài “Axit cacbonic – Muối cacbonat” (ở lớp 9) giáo viên có thể liên hệ thực tế hoặc hướng dẫn HSG làm bài tập giải thích: Giải thích sự tạo thành thạch nhũ ở hang động Phong Nha. - Giải thích: Trong đá vôi có thành phần chủ yếu là CaCO 3. Vì trong nước có lẫn khí CO2 nên sẽ xảy ra phản ứng : CaCO3 + CO2 + H2O  Ca(HCO3)2(dd) Ca(HCO3)2 ở trạng thái lỏng, chảy về các khe đá. Dưới tác động của nhiệt độ Ca(HCO3)2 phân hủy thành CaCO3(r): to Ca(HCO3)2CaCO3 + CO2 + H2O qua hàng ngàn năm tạo thành các thạch nhũ đẹp. Qua hiện tượng này các em thấy hóa học trở nên gần gũi đối với cuộc sống, làm cho học sinh yêu thiên nhiên hơn và có ý thức bảo vệ, 2.2.4. Liên hệ thực tế thông qua những câu chuyện ngắn có tính chất khôi hài, gây cười có thể xen vào bất cứ thời gian nào trong suốt tiết học. Hướng này có thể góp phần tạo không khí học tập thoải mải. Đó cũng là cách kích thích niềm đam mê học hóa. Ví dụ 1 : Khi dạy về bài “Sắt” (ở lớp 9), giáo viên có thể vào bài bằng câu chuyện Hồi đầu thế kỉ XIX, các nhà bác học đã phát hiện ra sắt có trong máu người dưới dạng huyết cầu tố (hemoglobin). Một sinh viên khoa Hóa đã làm gì khi nghe cô gái mình yêu hỏi anh ta lấy gì làm bằng chứng cho tình yêu đang chảy cuồn cuộn trong cơ thể anh ta ? Anh ta đã quyết định tặng người yêu dấu một chiếc nhẫn bằng … sắt, nhưng không phải bằng sắt thông thường mà bằng sắt lấy từ chính máu của mình ! Cứ định kì lấy máu ra, chàng trai thu được một hợp chất mà từ đó tách sắt ra bằng phương pháp hóa học. Nhưng chiếc nhẫn đã không bao giờ được đeo trên tay cô gái như một bằng chứng tình yêu bởi … nó chưa được làm ra thì chàng trai đã chết vì bị mất máu, cho dù lượng sắt lấy ra khỏi cơ thể chàng chưa tới … 3 gam ! Các chàng trai, cô gái ngày nay vẫn nhớ câu chuyện này. Nhưng chẳng ai chứng tỏ tình yêu bằng cách này nữa, cho dù thật cảm động.
  13. Ví dụ 2: Khi học bài “Phương trình hóa học” (ở lớp 8), hoặc bài “Tính chất của phi kim” (lớp 9) giáo viên có thể kể cho học sinh nghe câu chuyện: Hóa học khác toán học chỗ nào? Nhà toán học Đức Karl Gauss tranh luận với nhà hóa học Ý Avogadro. Ông Gauss tỏ ra khinh thường hóa học và cho rằng chỉ có toán học mới có các định luật, còn hóa học chỉ là người phục vụ cho toán học mà thôi. Avogadro dẫn Gauss vào phòng thí nghiệm và tự mình làm phản ứng: Cho một thề tích O2 tác dụng với hai thể tích H 2 để tạo thành hai thể tích H 2O ở dạng hơi: 2H2 (k) + O2 (k) --> 2H2O (h) Lúc đó nhà hóa học mới mỉm cười bảo nhà toán học rằng: - - Ngài thấy chưa! Nếu hóa học đã muốn thì toán học phải chào thua. Hai cộng một, bất chấp toán học cũng vẫn chỉ là hai đấy thôi. Ví dụ 3: Khi học bài “Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học”, giáo viên có thể kế cho học sinh nghe câu chuyện: “Máy tính điện tử đầu tiên” trong hóa học Máy tính điện tử có khả năng làm được rất nhiều việc và vai trò của máy tính điện tử trong thời đại này không ai là không công nhận. Toàn bộ việc làm của con người là biết giao phó chương trình hoạt động cho máy tính điện tử. Với sự giúp đỡ của máy tính điện tử các nhà nghiên cứu biết được mọi điều về vô số quá trình hóa học phức tạp trước khi đưa chúng vào trong thực tiễn. Nhưng các nhà hóa học đã có trong tay một “máy tính điện tử” khá khác thường mà nó được phát minh ra vào khoảng 100 năm trước khi thuật ngữ máy tính điện tử xuất hiện trong ngôn ngữ thế giới. Bộ máy đặc biệt này chính là hệ thống tuần hoàn các nguyên tố. Hệ thống tuần hoàn – máy tính điện tử này – tạo nên khả năng tiên đoán sự tồn tại của các nguyên tố chưa biết, chưa được khám phá ngay cả ở trong phòng thí nghiệm. Và không chỉ tiên đoán mà còn mô tả tính chất của chúng. Máy tính điện tử này cho biết đó là kim loại hay phi kim, nặng như chì hay nhẹ như natri... và nên tìm kiếm những nguyên tố bí mật trong các loại khoáng sản nào của trái đất.
  14. Máy tính điện tử này – sản phẩm vĩ đại mà Mendeleeplà người sáng chế - đưa hóa học tiến thật xa. Ví dụ 4 : Khi học về bài “Benzen” (ở lớp 9), ở cấu tạo của benzen, giáo viên có thể kể cho học sinh nghe một giai thoại về Kekule – phát minh cấu tạo của benzen. Một lần, Kekule ngồi trên xe buýt ở London và nghĩ mãi mà chưa tìm ra được một cấu tạo nào tương ứng với tính chất của benzen. Ông mơ màng nhìn ra ngoài xe và chợt thấy trên cành cây ở công viên có sáu con khỉ, con nọ đánh đu vào chân con kia thành vòng sáu cạnh. Trong khi nô đùa, có lúc các chú khỉ bám với nhau bằng cả hai chân hai tay, có lúc lại chỉ bằng một cặp tay chân. Một tia chớp nảy ra trong đầu ông : - “Phải chăng sáu nguyên tử cacbon trong benzen cùng liên kết với nhau giống như sáu chú khỉ con vui vẻ kia ?” Kekule đã xác định được cấu trúc vòng của benzen và xây dựng lí thuyết các hợp chất thơm nhờ … các chú khỉ. 2.2.5. Tiến hành tự làm thí nghiệm qua các hiện tượng thực tiễn xung quanh đời sống hằng ngày…sau khi đã học bài giảng. Cách nêu vấn đề này có thể làm cho học sinh căn cứ vào những kiến thức đã học tìm cách giải thích hay tự tái tạo lại kiến thức qua các thí nghiệm. Giúp học sinh phát huy khả năng ứng dụng hóa học vào đời sống thực tiễn, phát huy tính sáng tạo, hứng thú của học sinh. Ví dụ1: Sau khi học xong bài “Tinh bột và xenlulozo” (ở lớp 9), giáo viên có thể giới thiệu thí nghiệm “Hồ tinh bột tác dụng iot” để học sinh có thể tự làm thí nghiệm kiểm chứng ở nhà thí nghiệm: “Dòng chữ xuất hiện rồi biến mất, rồi lại xuất hiện” * Cách làm : Lấy một ít hồ tinh bột, viết lên tờ giấy A4 những gì muốn nói, sau đó lấy cồn iot(dd của iot trong rượu etylic mua ở các cửa hàng thuốc tây) bôi lên dọc các chữ viết bằng tinh bột, dòng chữ sẽ xuất hiện, hơ nóng tờ giấy dòng chữ sẽ biến mất, để nguội lại xuất hiện. * Giải thích (dựa vào kiến thức đã học, học sinh sẽ tự giải thích được) : Do cồn iot là dung dịch của iot trong ancol etylic, iot gặp tinh bột tạo ra màu xanh, hơ nóng màu xanh biến mất, để nguội lại xuất hiện.
  15. Ví dụ2 : Sau khi học xong bài “ Tính chất hóa học của axit” (ở lớp 9)giáo viên có thể giới thiệu để học sinh pha nhanh ly nước chanh đường có ga khi xong phần “axit tác dụng với muối” * Cách làm : Lấy khoảng 2 thìa đường cho vào ly nước, khuấy cho tan, sau đó vắt chanh vào ta đường ly nước chanh đường, thêm vào cốc một ít muối NaHCO3(bán ở nhà thuốc) cốc nước chanh đường sẽ trào bọt(nước chanh đường có ga) hấp dẫn thỏa mãn cơn khát trong những ngày oi bức. * Giải thích : NaHCO3 phản ứng với axit trong quả chanh tạo khí CO2 thoát ra khỏi cốc ở dạng bọt khí. Ví dụ 3: Em có biết cách làm xà phòng? * Cách làm: Thông thường thí nghiệm xà phòng hoá ít thành công (chỉ thu được váng xà phòng). Sau đây là cách làm để thu được bánh xà phòng: Cho dầu ăn và mở bò (đây là bí quyết để TN thành công) vào chén sứ, đun trên ngọn lửa đèn cồn. Từ từ cho dung dịch NaOH đã pha sẵn vào dầu ăn, khuấy đều đến khi hỗn hợp này hoà đều với nhau (như hồ tinh bột) Đổ hỗn hợp ra khuôn ta sẽ thu được xà phòng bánh. * Áp dụng: Giáo viên thực hiện trong bài giảng “Chất béo” hoá học 9. Giúp học sinh hiểu rõ bản chất của hoá học trong sản xuất và đời sống, tạo sự hưng phấn trong học tập. Đó là một thí nghiệm tự làm được. Sau khi áp dụng một số phương pháp mở rộng kiến thức thực tế trong bài giảng hóa học vào các tiết dạy Hóa 9, đối chiếu với năm trước tôi thấy đã đạt được kết quả khả quan : + Lớp học sinh động, sôi nổi, tăng hứng thú học tập của các em(tăng 30%), nhiều học sinh yêu thích bộ môn Hóa hơn. Sự hứng thú học tập bộ môn của học sinh khi áp dụng đề tài: Hứng thú HT Không hứng thú HT Số lượng SL % SL % 9A (32) 25 78,1% 7 21,9% 9B(32) 26 81,3% 6 18,7%
  16. + Chất lượng bài giảng được nâng lên rõ rệt : học sinh dễ tiếp thu và nhớ bài lâu hơn và hiểu sâu hơn nội dung kiến thức mới. + Học sinh có nề nếp, tích cực hơn trong hoạt động học tập, số học sinh yếu lúc đầu rất lơ là, thụ động trong việc tìm ra kiến thức thường ỷ lại các học sinh khá, giỏi trong lớp, sau này đã có thể tham gia góp sức mình vào kết quả học tập của cả lớp, qua đó các em tự tin hơn không mặc cảm vì mình yếu kém hơn các bạn, mạnh dạn phát biểu xây dựng bài. + Chất lượng của bộ môn Hóa tốt hơn(tỷ lệ khá giỏi tăng 13%, tỷ lệ HS TBtrở lên tăng 10%) Chất lượng bộ môn sau khi áp dụng đề tài (Hóa HKI - Năm học 2013-2014): Giỏi- Khá TB Yếu Kém TB trở lên Chất lượng SL % SL % SL % SL % SL % 9A (32) 18 56,3 11 34,4 3 9,3 0 0 29 90,7 9B(32) 18 56,3 12 37,4 2 6,3 0 0 30 93,7 + Các em HSG 9 giải quyết thành thạo nhiều bài tập giải thích hiện tượng hơn. 3. PHẦN KẾT LUẬN 3.1. Ý nghĩa của sáng kiến - Học sinh học các tiết Hóa học một cách hăng say, hứng thú, chứ không căng thẳng, không thụ động, rập khuôn máy móc hay thờ ơ như trước đây. - Trong quá trình các tiết dạy giữa thầy và trò có sự hoạt động nhịp nhàng, thầy tổ chức các hình thức hoạt động, trò thực hiện một cách tích cực. - Đa số học sinh nắm được kiến thức lý thuyết, hiện tượng của phản ứng và phương trình vững chắc hơn. Các hiện tượng được các em giải thích logic, khoa học hơn. - Học sinh tự tin có hứng thú môn học, chất lượng bài tập tốt, khả năng tư duy môn học cũng tăng lên, các em cảm thấy yêu bộ môn hơn - Qua kiểm tra học sinh giỏi về phần bài tập giải thích hiện tượng thực tế, học sinh làm bài sáng tạo, linh hoạt. * Tạo hứng thú học tập bộ môn Hóa bằng liên hệ thực tế là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhằm nâng cao chất lượng học tập bộ môn Hóa, đặc biệt là
  17. học sinh giỏi, góp phần tạo ra những con người năng động, sáng tạo, thích nghi với thời đại mới - thời đại của tri thức, của khoa học công nghệ. Tuy nhiên để tạo hứng thú học tập, nâng cao chất lượng bộ môn ngoài việc hướng dẫn cho học sinh liên hệ thực tế làm cho tiết học sôi nổi cũng cần phối kết hợp nhiều phương pháp giảng dạy tích cực, tăng cường hiệu quả việc sử dụng thiết bị dạy học hiện đại. Để thực hiện tốt nhiệm vụ này, bản thân giáo viên phải có sự đam mê, tâm huyết với nghề, phải có phương pháp làm việc khoa học, phải đầu tư nhiều thời gian và công sức cho việc nghiên cứu, tìm tòi tài liệu, luôn không ngừng nâng cao trình độ và tư duy của bản thân. Giáo viên phải là người hướng dẫn, điều khiển học sinh học tập tích cực. Bên cạnh đó cần ở học sinh tính tự giác, tự giải quyết các vấn đề mà giáo viên đã hướng dẫn, tự phát hiện ra các kiến thức mới, phải biết xâu chuỗi kiến thức lí thuyết với kiến thức thực tế, tư duy sáng tạo và lôgic. Đồng thời phải có sự đầu tư, giúp đỡ của các bạn đồng nghiệp, nhà trường về thời gian, kinh nghiệm. 3.2. Đề xuất, kiến nghị: Qua thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy một vài điểm cần lưu ý sau : 3.2.1. Về phía giáo viên : - Để thực hiện tốt, người giáo viên cần nghiên cứu kỹ bài giảng, xác định được kiến thức trọng tâm, tìm hiểu, tham khảo các vấn đề thực tế liên quan phù hợp với học sinh. Hình thành cho học sinh khả năng phát huy tính chủ động, sáng tạo, phải mang tính hợp lí và hài hòa. Đồng thời, hướng dẫn cho học sinh thói quen tìm hiểu, nghiên cứu, xử lí thông tin. 3.2.2. Về phía nhà trường : - Nhà trường cần bổ sung thêm các tài liệu tham khảo về giải thích một số hiện tượng thực tế, hóa học vui,… cho giáo viên, học sinh ở thư viện. - Nhà trường cần bổ sung thêm một số hóa chất và dụng cụ cho đầy đủ để việc thực hành thí nghiệm được tốt hơn. Trên đây là những kinh nghiệm nhỏ tôi vừa rút ra từ mấy năm dạy học và có thể không còn mới mẻ với các bạn đồng nghiệp và việc thực hiện chuyên đề này trong thời gian ngắn do đó kết quả chưa như ý muốn. Vào năm học tới tôi sẽ áp dụng chuyên đề này trong cả năm học, hi vọng phần nào sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn Hóa. Tuy đã rất cố gắng nhưng không tránh khỏi những
  18. thiếu sót, kính mong các cấp lãnh đạo, các bạn đồng nghiệp góp ý để đề tài được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu cùng các bạn đồng nghiệp đã quan tâm, góp ý, giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi trong quá trình nghiên cứu và thực hiện sáng kiến kinh nghiệm này. Ý kiến của HĐKH trường Sơn Thủy, tháng 4 năm 2014 Người viết Nguyễn Thị Nhàn
  19. Sở GD  ĐT Đồng Nai Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam Đơn vị : THPT Trần Phú Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Long Khánh, ngày ……tháng…..năm 2011 PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Năm học : 2010 – 2011 Tên sáng kiến kinh nghiệm : TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN HÓA HỌC BẰNG CÁCH MỞ RỘNG KIẾN THỨC THỰC TẾ. Họ và tên tác giả : Nguyễn Thị Phương Dung Đơn vị (Tổ) : Hóa – Sinh Lĩnh vực nghiên cứu : Quản lý giáo dục Phương pháp dạy bộ môn : Hóa học  Phương pháp giáo dục Lĩnh vực khác :…………………… 1. Tính mới : - Có giải pháp hoàn toàn mới - Có giải pháp cải tiến, đổi mới từ giải pháp đã có 2. Hiệu quả : - Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng trong toàn ngành có hiệu quả cao - Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng trong toàn ngành có hiệu quả cao. - Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng tại đơn vị có hiệu quả cao - Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng tại đơn vị có hiệu quả cao. 3. Khả năng áp dụng : - Cung cấp tốt được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách : Tốt Khá Đạt
  20. - Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực hiện và dễ đi vào cuộc sống : Tốt Khá Đạt - Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu quả trong phạm vi rộng. Tốt Khá Đạt XÁC NHẬN CỦA TỔ CHUYÊN MÔN THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ (Ký và ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
17=>2