intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Vận dụng một số trò chơi trong môn Tiếng Anh bậc THCS

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:30

20
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của sáng kiến "Vận dụng một số trò chơi trong môn Tiếng Anh bậc THCS" nhằm góp phần đổi mới phương pháp dạy học môn Tiếng Anh bậc THCS theo phương hướng phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh, tăng cường hoạt động cá thể phối hợp với học tập giao lưu. Hình thành và rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực hiện quá trình giao tiếp.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Vận dụng một số trò chơi trong môn Tiếng Anh bậc THCS

  1. Vận dụng một số trò chơi trong môn Tiếng Anh bậc THCS ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM VẬN DỤNG MỘT SỐ TRÒ CHƠI TRONG MÔN TIẾNG ANH BẬC THCS PHẦN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Một số vấn đề chung Đã từ lâu Tiếng Anh là một ngôn ngữ được sử dụng rộng rãi và phổ biến trên toàn thế giới. Muốn tiếp cận và tìm hiểu tri thức của nhân loại trên thế giới thì ngoại ngữ là chìa khoá vạn năng để mở cánh cửa lâu đài chứa đựng muôn vàn điều kỳ diệu và bí ẩn mà chỉ có giỏi ngoại ngữ mới có thể khám phá được. Trong quá trình dạy học, dù bằng hình thức này hay hình thức này hay hình thức khác,dù bằng phương pháp này hay phương pháp khác thì mục đích cuối cùng của người dạy học vẫn là kết quả học tập của học sinh .Chính vì vậy, việc dạy và học các môn văn hóa nói chung và học ngoại ngữ nói riêng, người giáo viên phải cố gắng tìm ra phương pháp tốt nhất để truyền thụ bài giảng của mình tới học sinh một cách có hiệu quả. Để đạt được mục tiêu này không gì hơn là phải đổi mới phương pháp dạy học. Dạy học theo phương pháp đổi mới đã tạo điều kiện cho giáo viên phát huy hết vai trò điều khiển, khả năng dẫn dắt, gợi mở, tổ chức, điều hành hoạt động dạy học có hiệu quả, giúp học sinh phát huy hết vai trò trung tâm, học tập một cách tích cực, chủ động, sáng tạo trong hoạt động nhận thức và lĩnh hội tri thức để mở rộng tầm hiểu biết và ngày càng đam mê môn học. Đối với việc dạy học ngoại ngữ, tính sáng tạo, tích cực, chủ động học tập của học sinh càng cần thiết vì không ai có thể thay thế người học trong việc nắm bắt các phương tiện giao tiếp và sử dụng ngoại ngữ trong hoạt động giao tiếp bằng chính năng lực giao tiếp của các em. Phương pháp dạy học ngoại ngữ xét đến khả năng cuối cùng (đầu ra) là làm sao để học sinh có thể giao tiếp được với nhau, đó cũng chính là mục tiêu cơ bản đối với bất cứ ai học tiếng nước ngoài, coi giao tiếp vừa là mục đích vừa là phương tiện dạy . Để dạy môn học Tiếng Anh ngày càng sinh động, đạt kết quả cao và đáp ứng nhu cầu giao tiếp đòi hỏi mỗi giáo viên phải nỗ lực hết mình, không ngừng nâng cao công tác bồi dưỡng và tự bồi dưỡng, thường xuyên nghiên cứu, vận dụng các phương pháp dạy học tích cực, khoa học và phù hợp. Bởi đặc thù của môn học nó không giống như các môn học khác là ngoài giờ học trên lớp, các em không thể nhận được sự kèm cặp hay giúp đỡ nào từ phía gia đình. Nhất là vùng nông thôn của chúng tôi, hầu hết các bậc phụ huynh chỉ có rất ít kiến thức về môn Tiếng Anh . Môn Tiếng Anh có tầm quan trọng to lớn trong thời kỳ đổi mới hiện nay của đất nước, trong xu thế hội nhập toàn cầu hoá, cả thế giới là một ngôi nhà 1/30
  2. Vận dụng một số trò chơi trong môn Tiếng Anh bậc THCS chung. Vì vậy, Tiếng Anh nó là môn học ngôn ngữ giao tiếp chung và được xem là ngôn ngữ quốc tế. Ở Việt Nam, những năm gần đây môn Tiếng Anh cũng được bắt đầu đưa vào học theo chương trình 10 năm, nên cần phải có từ ngữ đơn giản, gần gũi, phù hợp với hoạt động nhận thức của học sinh. Cùng với sự phát triển của thời đại và đặc biệt là sự phát triển của công nghệ thông tin hiện đại như hiện nay, con người luôn luôn tìm tòi, học hỏi để nâng cao vị thế của mình trên các lĩnh vực khác nhau. Đạt được các thành tựu đó con người luôn tìm tòi học hỏi không những biết tiếng nước ngoài mà còn phải sử dụng thành thạo nó đó là phải sử dụng ngoại ngữ giỏi trong cuộc sống. Như vậy vai trò của ngoại ngữ là rất quan trọng. Muốn giỏi toàn diện và đạt hiệu quả cao trong công việc thì cần phải có ngoại ngữ, và đặc biệt là phải nắm chắc và sử dụng thành thạo một trong những ngoại ngữ mà đa phần các quốc gia trên thế giới đang sử dụng làm công cụ giao tiếp như hiện nay đó là ngoại ngữ Tiếng Anh. Hiện nay hầu hết các trường THCS đã coi ngoại ngữ là một môn học quan trọng , đặc biệt là môn Tiếng Anh. Môn học có một vị trí quan trọng là trung tâm , là kim chỉ nam dẫn đường cho thầy và trò nghiên cứu và học tập, khám phá những miền đất xa xôi trên thế giới và các phong tục tập quán của họ. Tiếng Anh là nhịp cầu nối con người trên thế giới xích lại gần nhau hơn, và là người bạn thân thiết của các em học sinh trên các nẻo đường từ trường về nhà.Và là một tài sản quí giá cho mỗi sinh viên khi ra trường, là một tài sản văn hoá không những có giá trị cho người bản địa mà còn được người học sử dụng thành thạo như tiếng mẹ đẻ. Vậy làm thể nào để vận dụng tốt vào việc dạy học môn Tiếng Anh và đặc biệt áp dụng phương pháp mới , sử dụng thành thạo công nghệ thông tin vào việc dạy và học! Là một giáo viên đang trực tiếp giảng dạy môn Tiếng Anh ở bậc THCS , bản thân tôi cũng đã trải qua một vài năm giảng dạy phương pháp cũ tôi thấy hầu hết các em đều cảm thấy học môn ngoại ngữ thật nhàm chán ,các em học sinh đều học theo kiểu chống đối , học để thầy cô kiểm tra , học qua loa , cốt là để đủ điểm lên lớp…. Từ khi bộ giáo dục và đào tạo triển khai đợt học tập, tập huấn về chuyên môn, thay đổi nội dung và hình ảnh trong SGK và vận dụng phương pháp mới trong giảng dạy ở hầu hết các môn học , trong đó có môn ngoại ngữ Tiếng Anh , trong Tiếng Anh có rất nhiều kỹ năng như: Nghe- Nói - Đọc và Viết, từ vựng, ngữ pháp, ngữ âm, .... để học tốt thì người học không được bỏ qua bất cứ kỹ năng nào cũng như ngữ liệu ngôn ngữ nào 2. Lý do chọn đề tài Bên cạnh học các bộ môn khác ra, các em còn phải học bộ môn không phải là tiếng mẹ đẻ đó chính là thứ tiếng nước ngoài. Áp lực học tập qúa lớn đè 2/30
  3. Vận dụng một số trò chơi trong môn Tiếng Anh bậc THCS nén lên các em vì chương trình học quá nặng. Chính vì vậy bản thân tôi luôn nghĩ rằng làm thế nào để học sinh vừa học lại vừa vui vẻ, giảm sự căng thẳng trong các tiết dạy và tôi nghĩ phương châm dạy học “Học mà chơi, chơi mà học” đã góp phần không nhỏ để nâng cao chất lượng giáo dục không chỉ về kiến thức mà còn tiến tới hoàn thiện cho học sinh về mọi mặt. Môn Tiếng Anh cũng có khả năng giáo dục rất lớn trong việc rèn luyện tính kiên trì và ghi nhớ, từ các thao tác tư duy cần thiết cho việc tiếp cận và hình thành ngôn ngữ mới Qua việc trực tiếp giảng dạy môn Tiếng Anh, từ thực nghiệm tôi rút ra rằng dạy học qua một số trò chơi có thể gây hứng thú cho học sinh rất nhiều trong giờ học, đặc biệt là tiếng anh bậc THCS. Bởi mỗi giáo viên chúng ta biết rằng chương trình Tiếng Anh THCS cũ và đặc biệt là chương trình mới (chương trình tiếng anh thí điểm) tương đối khó và dài chính vì vậy mà thay đổi phương pháp truyền thụ qua một số trò chơi làm cho học sinh hào hứng hơn trong việc tiếp thu bài học của mình. Các trò chơi ngôn ngữ này có thể được xem là các kỹ thuật hay các hoạt động dạy học mới rất phù hợp với tâm lý lứa tuổi học sinh, không chỉ gây hứng thú cho người học mà còn cho cả lẫn người dạy. Trong các trò chơi này, không ít khi bất ngờ xuất hiện năng khiếu nào đó ở học sinh bởi ở đó tất cả đều bình đẳng, chúng vừa sức và phù hợp với cả lớp, thậm chí cả học sinh yếu kém. Hơn thế nữa, nhiều khi một học sinh ít chuẩn bị lại có thể dẫn điểm trong trò chơi. Sự nhanh trí, thông minh, sự hiểu biết về sự vật, đối tượng. Cảm giác bình đẳng, bầu không khí hồ hởi, hấp dẫn, cảm giác vừa sức của trò chơi - tất cả các yếu tố đó tạo cho các em khả năng vượt qua tâm lý ngại ngùng thường cản trở việc sử dụng linh hoạt Tiếng Anh, điều này có ảnh hưởng rất tốt đến kết quả dạy học. Chính những lí do trên cùng với quá trình dạy học môn tiếng anh ở THCS tôi đã chọn "Vận dụng một số trò chơi trong môn Tiếng Anh bậc THCS" làm sáng kiến kinh nghiệm cho mình . 3. Cơ sở lý luận Xuất phát từ mục đích, yêu cầu và dựa trên những cơ sở lý luận dạy - học môn Tiếng Anh bậc THCS nói chung, quy định những nội dung thiết yếu trên các mặt: giáo dục, tư tưởng, đạo đức, bồi dưỡng tri thức văn hoá và rèn luyện kỹ năng giao tiếp bằng Tiếng Anh. Các mặt nội dung này liên quan chặt chẽ với nhau, để thông qua hoạt động dạy học bằng trò chơi tạo nên ở mỗi học sinh một kỹ năng giao tiếp tốt bằng Tiếng Anh, giao tiếp tốt thông qua các chủ điểm của từng bài học. Mối tương quan các mặt nội dung với nhau như vậy chính là đặc trưng của bộ môn Tiếng Anh mà người dạy và người học cần nhận thức được trong suốt cả quá trình chiếm lĩnh môn học . 4. Cơ sở thực tiễn 3/30
  4. Vận dụng một số trò chơi trong môn Tiếng Anh bậc THCS Theo phương pháp truyền thống, để có hình ảnh minh họa, giáo viên phải vẽ hình, thuê người vẽ, cắt trên sách báo hoặc photo... Việc làm này tốn nhiều thời gian và hình ảnh lại không phong phú, không phù hợp với yêu cầu, ít gây sự chú ý. Ngày nay với sự phát triển của công nghệ thông tin, các phần mềm dạy học, người giáo viên có nhiều sự lựa chọn và vân dụng vào tiết dạy. Đặc biệt máy vi tính, phần mềm Powerpoint, mạng Internet, máy chiếu Projector là những dụng cụ hỗ trợ đắc lực và đem lại hiệu quả cao trong dạy học bộ môn này. Dạy - Học môn ngoại ngữ là bộ môn đòi hỏi người giáo viên phải có những “cái riêng” mà giáo viên các bộ môn khác không có. Không thể đánh giá đó là giờ dạy hay, có chất lượng mà giáo viên không có đồ dùng dạy học, thiếu sự chuẩn bị, không có tranh minh họa, không tổ chức cho học sinh học tập tích cực, không tổ chức hoạt động nhóm mà trò chơi là cách tốt nhất để tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm và làm việc tích cực hơn. Vì vậy khi giáo viên nêu vấn đề, kèm theo hình ảnh, dụng cụ dạy học và tổ chức các trò chơi đã giúp các em sát với thực tiễn, chủ động, tích cực học tập và yêu thích môn học hơn. Dự giờ, trao đổi ý kiến với đồng nghiệp về nội dung các trò chơi để vận dụng trong giờ dạy tiếng Anh ở bậc THCS. Tổng kết, rút kinh nghiệm trong quá trình dạy học. Tổ chức và tiến hành dạy thực nghiệm, soạn giáo án giảng dạy để kiểm tra tính khả thi của đề tài thông qua các tiết dạy . 5. Mục đích đề tài Để góp phần đổi mới phương pháp dạy học môn Tiếng Anh bậc THCS theo phương hướng phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh, tăng cường hoạt động cá thể phối hợp với học tập giao lưu . Hình thành và rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực hiện quá trình giao tiếp . Tạo hứng thú học tập môn Tiếng Anh cho học sinh, một môn học được coi là một môn học khó thì việc đưa ra trò chơi giao tiếp để vận dụng các từ Tiếng Anh đã học vào trong trò chơi, nhằm mục đích để các em không chán nản, có cảm giác học mà chơi, chơi mà học. Trò chơi trong giờ học không những chỉ giúp các em lĩnh hội được kiến thức, từ ngữ mà còn giúp các em củng cố và khắc sâu kiến thức hơn nữa . 6. Phạm vi áp dụng đề tài 6.1. Địa điểm thực hiện : Học sinh Bậc THCS 6.2. Thời gian thực hiện: Nghiên cứu và Thực hiện trong 2 năm học trong năm học 2015-2016, 2016-2017 và các năm tiếp theo. 6.3. Khảo sát tình hình học sinh trước khi thực hiện Qua quá trình dạy học tôi đã phát hiện ra một số nét đặc trưng về ưu, nhược điểm của các lớp mà tôi trực tiếp giảng dạy. 4/30
  5. Vận dụng một số trò chơi trong môn Tiếng Anh bậc THCS *Ưu điểm: Hầu hết các em đều cùng lứa tuổi, gần nhà nhau, ngoan ngoãn . Một số em đã thể hiện rõ năng khiếu về môn Anh của mình .Các em này có lực học khá trở lên, nhất là lớp 8A các em có ý thức học tập và không khí học tập khá sôi nổi và hào hứng . Đó là điều mà bất kỳ giáo viên nào vào lớp cũng nhận ra! * Nhược điểm: Lực học trong lớp chưa được đồng đều giữa các em học giỏi, khá, trung bình và yếu. Nhiều em thực sự lười học , chưa chú ý nghe giảng, vốn từ còn nghèo , phát âm chưa tốt nên không tự tin trong việc học Tiếng Anh, vì vậy giúp các em sôi nổi trong giờ Tiếng Anh đôi lúc còn khó khăn . Từ những điều tra này, tôi đã tìm ra những biện pháp thích hợp cho mỗi tiết dạy. Có thể có những phần nâng cao chỉ áp dụng được ở lớp có lực học khá, nhưng quan trọng nhất là làm sao để giờ dạy của mình cuốn hút được tất cả học sinh, đặc biệt là các em chưa quan tâm đến môn Tiếng Anh, để phát huy tính tích cực của các em và nhất là giúp các em có được không khí hào hứng, sôi nổi để tiếp thu bài. 6.4. Số liệu điều tra trước khi thực hiện Sĩ số Sôi nổi Bình thường Không sôi nổi Lớp SL % SL % SL % 8A(24) 5 20.8 % 14 58.4% 5 20.8 % PHẦN THỨ HAI: NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỂ GIẢI QUYẾT VẦN ĐỀ (GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ) 1. Những biện pháp thực hiện Hoạt động vui chơi là hoạt động mà động cơ của nó nằm trong chính quá trình hoạt động bản thân trò chơi chứ không nằm ở kết quả chơi . 5/30
  6. Vận dụng một số trò chơi trong môn Tiếng Anh bậc THCS Trò chơi là loại phổ biến của hoạt động vui chơi, là chơi theo luật, luật của trò chơi chính là các quy tắc quy định rõ mục đích, kết quả và yêu cầu của hành động trò chơi, luật của trò chơi phải rõ ràng . Trò chơi học tập là trò chơi mà luật của nó bao gồm các quy tắc gắn với nội dung bài học, giúp học sinh khai thác vốn kinh nghiệm của bản thân để chơi . Thông qua chơi, học sinh được vận dụng các kiến thức, kỹ năng đã học vào trong tình huống của trò chơi . Do đó, học sinh được thực hành luyện tập củng cố, mở rộng kiến thức và kỹ năng đã học . Như vậy, các kỹ năng học tập của môn Tiếng Anh được đưa vào trò chơi . Có thể nói trò chơi là một nhu cầu cần thiết đối với học sinh ở bậc THCS, nó quan trọng như ăn, ngủ, học tập trong đời sống của các em. Chính vì vậy các em luôn tìm mọi cách và tranh thủ thời gian trong mọi điều kiện để chơi . Được chơi các em sẽ tham gia hết sức tự giác và chủ động, khi chơi các em biểu lộ tình cảm hết sức rõ ràng, như niềm vui khi thắng lợi và buồn bã khi thất bại . Vui mừng khi thấy đội bạn hoàn thành nhiệm vụ, bản thân các em thấy có lỗi khi không làm tốt được nhiệm vụ của mình . Vì tập thể mà các em khắc phục khó khăn, phấn đấu hết khả năng để mang lại thắng lợi cho tổ, nhóm trong đó có mình . Đây chính là đặc tính thi đua rất cao của các trò chơi, học sinh thường vận dụng hết khả năng sức lực, tập chung sự chú ý, trí thông minh và sự sáng tạo của mình. Trò chơi học tập làm thay đổi hình thức hoạt động của học sinh, giúp học sinh tiếp thu kiến thức một cách tự giác và tích cực . Giúp học sinh rèn luyện, củng cố kiến thức đồng thời phát triển vốn kinh nghiệm được tích luỹ qua hoạt động chơi . Trò chơi học tập rèn luyện kỹ năng, kỹ sảo, thúc đẩy hoạt động trí tuệ, nhờ sử dụng trò chơi học tập mà quá trình dạy học trở thành một hoạt động vui mà vẫn hấp dẫn hơn, cơ hội hoạt động đa dạng hơn, trò chơi không chỉ là phương tiện mà còn là phương pháp giáo dục . * Đối với giáo viên: Bản thân tôi luôn luôn nghiên cứu, tìm ra những giải pháp phù hợp với từng đối tượng học sinh và áp dụng triệt để trong các bài học với phương châm học mà chơi, chơi mà học. Nghiên cứu kỹ nội dung sách giáo khoa, bài dạy để hiểu được dụng ý của tác giả, kiến thức trọng tâm mà học sinh cần nắm bắt và áp dụng trò chơi mang tính rèn luyện phù hợp. Sử dụng triệt để những đồ dùng dạy học được cấp và đặc biệt thiết kế ra những đồ dùng thiết bị tự làm để áp dụng linh hoạt trong các trò chơi trong giờ ngoại ngữ . 6/30
  7. Vận dụng một số trò chơi trong môn Tiếng Anh bậc THCS Thường xuyên trao đổi cùng đồng nghiệp thông qua các giờ thao giảng có áp dụng trò chơi và dự giờ hữu nghị để cùng tháo gỡ những vướng mắc trong quá trình giảng dạy và rút kinh nghiệm cho các giờ dạy sau. Quan tâm giúp đỡ học sinh học việc học và làm bài tập ở nhà cũng như ở trường. Năm bắt tâm lý, nứa tuổi, đối tượng học sinh để có phương pháp rèn luyện, trò chơi cho phù hợp. - Một số nguyên tắc khi thiết kế trò chơi Tổ chức trò chơi học tập để dạy môn Tiếng Anh chúng ta phải dựa vào nội dung bài học, điều kiện thời gian trong mỗi tiết học cụ thể đưa các trò chơi cho phù hợp . Xong muốn tổ chức được trò chơi trong việc dạy môn Tiếng Anh cho hiệu quả cao thì mỗi giáo viên Tiếng Anh phải có kế hoạch chuẩn bị chu đáo, cặn kẽ và đảm bảo các yêu cầu sau : + Trò chơi mang ý nghĩa giáo dục . + Trò chơi phải nhằm mục đích củng cố, khắc sâu nội dung bài học. + Trò chơi phải phù hợp với tâm lý, trình độ học sinh, phù hợp với khả năng người hướng dẫn và điều kiện cở sở vật chất của trường . + Hình thức trò chơi phải phong phú, đa dạng và phải được chuẩn bị chu đáo, kỹ càng . + Trò chơi phải gây được hứng thú và niềm say mê học tập đối với học sinh . - Cấu trúc của trò chơi học tập + Tên trò chơi . + Mục đích của trò chơi . Nêu rõ mục đích nhằm ôn luyện, củng cố kiến thức, kỹ năng nào . Mục đích của trò chơi sẽ quy định hành động chơi được thiết kế trong trò chơi . + Đồ dùng trò chơi: Mô tả đồ dùng trò chơi được sử dụng trong trò chơi học tập. + Luật chơi: Nên nêu luật chơi, chỉ rõ quy tắc của hành động chơi được quy định đối với người chơi, quy định thắng thua của trò chơi. + Số lượng người chơi : Cần chỉ rõ số lượng người tham gia trong mỗi trò chơi . + Cách chơi : Nêu rõ ràng, cụ thể và đơn giản của mỗi trò chơi . - Cách thức tổ chức trò chơi : + Thời gian tiến hành trò chơi : Thường từ 5 - 7 phút. + Cách thức chơi: Đầu tiên là giới thiệu trò chơi : Nêu tên trò chơi, hướng dẫn cách chơi bằng cách vừa mô tả vừa thực hành và nêu rõ quy định chơi . + Chơi thử nhằm hướng dẫn và nhấn mạnh luật chơi . 7/30
  8. Vận dụng một số trò chơi trong môn Tiếng Anh bậc THCS + Tiến hành chơi thật : Học sinh tham gia chơi và giáo viên làm trọng tài . + Nhận xét kết quả chơi, thái độ của người tham dự, giáo viên có thể nêu thêm những tri thức được học tập qua trò chơi và những sai lầm cần phải tránh . + Kết thúc trò chơi : Thưởng phạt phân minh, đúng luật chơi sao cho người chơi chấp nhận thoải mái và tự giác làm trò chơi thêm hấp dẫn, kích thích học tập của học sinh. Phạt những học sinh phạm luật chơi bằng những hình thức đơn giản mà vui như vỗ tay, nhảy lò cò, hát một bài, hay chào các bạn thắng cuộc... * Đối với học sinh: Đoàn kết, phát huy tính tích cực, năng động, nhanh nhẹn, sáng tạo,... tạo cho học sinh thói quen trong học tập. Lôi cuốn học sinh tham gia và hoạt động một cách tích cực và có hiệu quả. Tạo không khí vui tươi, sôi nổi, lành mạnh và giảm bớt áp lực cho các em thông qua hình thức “Học mà chơi – Chơi mà học” Lấy học sinh làm trung tâm, hướng dẫn và làm mẫu vài lần, tập huấn cho nhóm trưởng các nhóm tiếng Anh trong lớp học để các em dần làm quen việc điều khiển một số trò chơi mà giáo viên đưa ra. Bồi dưỡng các bài tập nâng cao, rèn luyện , củng cố kiến thức một cách nhuần nhuyễn, thành thạo. Tạo cơ hội để các em học sinh yếu kém làm quen và hoà đồng với các học sinh học tốt tránh được sự tự ty trong học tập đồng thời gây sự chú ý hơn trong giờ học. Cần ghi chép bài đầy đủ, hăng hái giơ tay, mạnh dạn tham gia trò chơi theo đội, theo nhóm, cặp,... Trong quá trình chơi học sinh được trang bị các kiến thức cơ bản, sẽ nhớ nội dung bài học lâu hơn tạo đà cho các tiết học tiêp theo. Nắm kỹ quy luật và thủ thuật khi tham gia và chọn các trò chơi, tôn trọng luật chơi, tôn trọng ban giam khảo (trọng tài) đặc biệt là tránh sự cay cú gây mất đoàn kết nội bộ nhóm. 2. Một số trò chơi Ngoài các trò chơi mang tính truyền thống như: matching, hangman, bingo, shack attack, kim game, jumble words, net words, simon say, brainstorm, wordsquare, chatting, noughts and crosses, pelmanism……, Dựa vào một số nguyên tắc dạy học, tôi đã thiết kế ra các trò chơi phù hợp với đối tượng học sinh nhằm thay đổi không khí học tập, tránh sự nhàm chán, tạo cho học sinh thói quen và kĩ năng vận dụng nội dung bài học trong từng trò chơi. Tạo được sự sôi nổi trong khi chơi và phù hợp đối với học sinh đại trà mà vẫn tiết kiệm được khoảng thời gian luyện tập đó là: Drawings – Vẽ tranh; Hái hoa dân chủ - Equality picking flowers; Đấu trường tiếng anh 25s - 8/30
  9. Vận dụng một số trò chơi trong môn Tiếng Anh bậc THCS English challenging 25s; Hành động kỳ quặc - showing guesture; Face to face (2F-mặt đối mặt); Điền vào chỗ trống - Mising words/Gap-fill; Mảnh ghép kỳ diệu - puzzle pieces; Trò chơi Tiếp sức – Relay race; Bông hồng tặng - Rose for teacher; Ai nhanh ai đúng - Who is right and quick?; Phần thưởng bí ẩn - Mystery reward ; ...... *Dưới đây là một số trò chơi minh hoạ thường được vận dụng linh hoạt vào các bài dạy tạo không khí sôi nổi trong giờ học: 2.1. Trò chơi 1: Mảnh ghép kỳ diệu - puzzle pieces 1. Giáo viên viết ra một số câu, sau đó cắt chúng thành từng từ. 2. Đặt mỗi câu đã bị cắt ở một vị trí riêng biệt (đảm bảo các từ đã được xáo trộn). 3. Chia lớp thành các nhóm gồm 2, 3, hoặc 4 học sinh. Các đội sẽ phải sắp xếp các từ trong câu của mình theo đúng thứ tự trong một khoảng thời gian nhất định. 4. Đội chiến thắng là đội đầu tiên hoàn thành các câu của mình một cách chính xác. 5. Trao thưởng, khuyến khích, động viên,….. Hình ảnh học sinh tham gia phần trò chơi “Mảnh ghép kỳ diệu” Kết quả của trò chơi “Mảnh ghép kỳ diệu” 2.2. Trò chơi 2: Drawings – Vẽ tranh - Dùng bảng phụ hoặc tờ giấy A3 để vẽ. 9/30
  10. Vận dụng một số trò chơi trong môn Tiếng Anh bậc THCS - Cách chơi: Giáo viên cho nội dung chơi theo chủ đề học tập hoặc cho HS vẽ tự do lên bảng và chia lớp thành 2 đội đồng thời cho mỗi đội một viên phấn duy nhất để từng thành viên mỗi đội lên bảng viết một từ bất kỳ nào đã học (lưu ý là ý tưởng vẽ tuỳ theo mỗi đội tự thống nhất), vẽ và viết xong nhanh chóng chuyền phấn cho bạn khác trong đội mình lên vẽ và viết . Khi nghe hiệu lệnh bắt đầu, các em trong mỗi đội thật nhanh lên bảng vẽ và viết một từ bất kỳ, chỉ được viết duy nhất một từ cho mỗi lần (và có thể lên nhiều lần vì lên viết theo lượt vòng), rồi lại chuyền phấn cho bạn khác. Trò chơi kết thúc trong vòng 3- 5 phút. Đội nào viết đúng và nhiều từ hơn đồng thời ý tưởng – hình vẽ đẹp, ngộ nghĩnh, ... là đội đó thắng. * Lưu ý : Trong đội những từ đúng mà trùng nhau chỉ được tính 1 từ . Hình ảnh học sinh tham gia trò chơi “vẽ tranh” 2.3. Trò chơi 3: Hái hoa dân chủ - Equality picking flowers - Trò chơi này nhằm mục đích rèn các kỹ năng nghe và trả lời được cấu trúc một số mẫu câu đã học . Dùng một cây cảnh( hay còn gọi là cây hoa dân chủ) trên cây có gắn các bông hoa bằng giấy màu trong đó có ghi các câu hỏi bằng Tiếng Anh. Chẳng hạn: What is your name?... - Cho các em chơi trong lớp, lần lượt từng em lên hái hoa . Em nào hái được hoa thì đọc câu hỏi cho cả lớp nghe rồi trình câu trả lời trước lớp. Em nào trả lời đúng thì nhận được một phần thưởng của trò chơi. (một chiếc bút bi, một chiếc thước kẻ hoặc một tờ giấy mầu ......) - Học sinh có thể xung phong lên bảng bốc thăm câu hỏi trên những bông hoa và trả lời hoặc ban tổ chức có thể gọi bất kỳ em nào lên bốc thăm.... - Khích lệ những em trả lời đúng và nhanh. Giáo viên nhận xét những lỗi mà học sinh mắc phải nếu có 10/30
  11. Vận dụng một số trò chơi trong môn Tiếng Anh bậc THCS Hình ảnh học sinh sôi nổi tham gia phần trò chơi “hái hoa dân chủ” Hình ảnh học sinh tham gia phần trò chơi “hái hoa dân chủ” 2.4. Trò chơi 4: Đấu trường Tiếng Anh 25s - English challenging 25s (25s có nghĩa là 25 students (HS)/class (lớp); hoặc 27s tức là lớp học đó có 27 học sinh tham gia thi đấu) Sử dụng để kiểm tra từ vựng, cấu trúc ngữ pháp, mẫu câu, ….. Áp dụng trong kiểm tra từ vựng 1. Giáo viên yêu cầu các học sinh trong lớp chuẩn bị bảng để viết từ qua từng phần thi, từng câu hỏi mà giáo viên yêu cầu. 2. Giáo viên nêu câu hỏi. Đầu tiên nêu câu hỏi dễ rồi mức độ khó tăng dần để tất cả các em học sinh đều có thể tham gia được và có cơ hội làm được, Ví dụ như: o GV nói: Hãy viết từ sau sang tiếng Anh: Từ “ngày sinh”. o HS viết/làm : “ngày sinh” = “date of birth” o GV nói: Hãy viết từ sau sang tiếng Việt: Từ “worry”) 11/30
  12. Vận dụng một số trò chơi trong môn Tiếng Anh bậc THCS o HS viết/làm : “worry”=“lo lắng”. o GV yêu cầu học sinh làm cho đên người cuối cùng o ............................................. 3. Sau từ 5 đến 7 giây (tùy theo từng câu) giáo viên có thể có tín hiệu hết giờ và tất cả học sinh dù làm được hay không làm được cũng phải giơ bảng (phần trả lời của mình lên) để GV quan sát và quyết định đúng sai 4. Những HS làm được, trả lời đúng, viết đúng sẽ được tham gia vòng tiếp theo. Còn hững HS không làm được, trả lời sai, viết sai sẽ bị loại ra khỏi và không được tham gia vòng tiếp theo. 5. Giáo viên cứ tiếp tục như vậy cho đến người cuối cùng. 6. Trao thưởng, khuyến khích, động viên,….. Hình ảnh HS tham gia trò chơi (VÒNG LOẠI) “Đấu trường Tiếng Anh 25s - English challenging 25s” Hình ảnh HS tham gia trò chơi (VÒNG: NHẤT NHÌ) “Đấu trường Tiếng Anh 25s - English challenging 25s” 12/30
  13. Vận dụng một số trò chơi trong môn Tiếng Anh bậc THCS Hình ảnh HS tham gia trò chơi (NHẤT) “Đấu trường Tiếng Anh 25s - English challenging 25s” Áp dụng trong kiểm tra Ngữ pháp, cấu trúc, … 1. Giáo viên yêu cầu các học sinh trong lớp chuẩn bị bảng để viết ngữ pháp hoặc cấu trúc qua từng phần thi hay từng câu hỏi mà giáo viên yêu cầu 2. Giáo viên nêu câu hỏi . Đầu tiên nêu câu hỏi dễ rồi mức độ khó tăng dần để tất cả các em học sinh đều có thể tham gia được và có cơ hội làm được, Ví dụ như: o GV nói: Hãy viết cấu trúc miêu tả dạng câu khẳng định: “ Có…..”. o HS viết/làm : “ Có…..”. = “There is/are ………” o GV nói: Hãy đăt câu dùng “There is/are ………” o HS viết/làm : “There is/are two books on the table/……” o ……………………………. 3. Sau một khoảng thời gian đã ấn đinh (tùy theo từng câu) giáo viên có thể có tín hiệu hết giờ và tất cả học sinh dù làm được hay không làm được cũng phải giơ bảng (phần trả lời của mình lên) để GV quan sát và quyết định đúng sai 4. Những HS làm được, trả lời đúng, viết đúng sẽ được tham gia vòng tiếp theo. Còn những HS không làm được, trả lời sai, viết sai sẽ bị loại ra khỏi và không được tham gia vòng tiếp theo 5. Giáo viên cứ tiếp tục như vậy cho đến người cuối cùng . 6. Trao thưởng, khuyến khích, động viên,….. (cho những học sinh cuối: Nhất; nhì; ba; …) 13/30
  14. Vận dụng một số trò chơi trong môn Tiếng Anh bậc THCS Hình ảnh học sinh tham gia phần trò chơi “Đấu trường Tiếng Anh 25s - English challenging 25s” - Ngữ pháp, cấu trúc,... Hình ảnh học sinh tham gia phần trò chơi “Đấu trường Tếng Anh 25s - English challenging 25s” - Ngữ pháp, cấu trúc,... 14/30
  15. Vận dụng một số trò chơi trong môn Tiếng Anh bậc THCS Hình ảnh học sinh tham gia phần trò chơi “Đấu trường Tiếng Anh 25s - English challenging 25s” - Ngữ pháp, cấu trúc,... Hình ảnh học sinh trưng bày kết quả kiểm tra ngữ pháp Hình ảnh học sinh trưng bày kết quả kiểm tra ngữ pháp Hình ảnh học sinh trưng bày kết quả kiểm tra ngữ pháp 15/30
  16. Vận dụng một số trò chơi trong môn Tiếng Anh bậc THCS 2.5. Trò chơi 5: Hành động kỳ quặc - showing guesture (Nhìn hành động đoán chữ) 1. Giáo viên chia học sinh của mình thành 2, 3 hoặc 4 đội và chọn mỗi nhóm 1 thành viên lên bảng đứng trước lớp và quay mặt về phía lớp. 2. Giáo viên viết một từ lên bảng, (khó hơn cụm từ, cấu trúc, câu, …) và một thành viên trong đội của học sinh đang đứng trước lớp phải diễn tả giúp đồng đội của mình (người lên bảng đứng trước lớp và quay mặt về phía lớp) đoán được ra từ vựng trên mà không được nói, đánh vần hay viết tên từ đó ra. 3. Trò chơi sẽ tiếp diễn cho đến khi thành viên trong các đội đều đã diễn tả từ vựng cho đồng đội của mình. Đội nào có nhiều từ/câu đúng nhất sẽ giành chiến thắng. 4. Trao thưởng, khuyến khích, động viên,….. Hình ảnh học sinh tham gia phần trò chơi “Nhìn hành động đoán chữ” 2.6. Trò chơi 6: Face to face (2F-mặt đối mặt) Trò chơi này phù hợp để sử dụng trong giảng dạy từ vựng/nói/viết/… 1. Giáo viên chọn một số học sinh đứng theo hình vòng tròn (5 đến 10 HS tuỳ theo thời gian chơi nhiều hay ít). 2. Giáo viên sẽ chọn một chủ đề nhất định và mỗi học sinh sẽ có vài giây suy nghĩ (nhưng càng nhanh càng tốt) sau đó đọc to một từ hay cụm từ/câu liên quan đến chủ đề đã chọn. 3. Nếu em nào không thể đưa ra câu trả lời của mình (thời gian không quá 5 giây) thì em đó sẽ bị loại và trò chơi sẽ tiếp tục cho những người còn lại. 4. Người thắng cuộc sẽ là em học sinh duy nhất còn lại. 5. Trao thưởng, khuyến khích, động viên,….. + Từ vựng: Chọn chủ đề “What shall we eat/drink?” thì HS phải trả lời được các món ăn/đồ uống là “apple”; “milk”; …. + Luyện cấu trúc; Nói; ... : Chọn mẫu câu đề nghị ai đó cùng làm gì “Let’s…..?” thì HS phải trả lời/ nói được “Let’s…V(bare inf)…..?”; …. 16/30
  17. Vận dụng một số trò chơi trong môn Tiếng Anh bậc THCS Hình ảnh học sinh nhận giải thưởng của trò chơi 2.7. Trò chơi 7: Điền vào chỗ trống - Mising words/Gap-fill 1. Giáo viên đưa ra 1câu/đoạn văn/… liên quan tới nội dung bài học 2. Giáo viên sẽ che một từ (hoặc để 1 khoảng trống) trong câu/đoạn văn/… 3. Khi học sinh đọc câu/đoạn văn/… đó lên, giáo viên có thể giúp các em tìm ra từ còn thiếu trong câu/đoạn văn/… là gì nếu các em thấy khó. 4. Giáo viên có thể khuyến khích các em sử dụng các từ tương ứng về mặt ngữ pháp hoặc nghĩa tương đồng nhau. 5. Trao thưởng, khuyến khích, động viên,….. Ví dụ: Giáo viên đưa ra 1câu: Afters school, she plays ………… in the gym. Học sinh có thể điền từ có chức năng là 1 danh từ: football/tennis/…. Hình ảnh học sinh tham gia phần trò chơi “điền vào chỗ trống” 2.8. Trò chơi 8: "Thing Snatch" - Mục đích: Sử dụng trò chơi này để kiểm tra từ vựng hoặc luyện tập từ vựng ở giai đoạn Warm - up và rèn kỹ năng nghe cho tất cả các đối tượng học sinh, đặc biêt là học sinh yếu kém. - Thời gian: 3 - 5 phút 17/30
  18. Vận dụng một số trò chơi trong môn Tiếng Anh bậc THCS - Chuẩn bị đồ dùng: Giáo viên chuẩn bị sẵn và mang đến lớp một số đồ vật (tên gọi các đồ vật chính là những từ vựng cần ôn) - Các bước thực hiện: + Giáo viên đặt các đồ vật có tên gọi liên quan đến bài học lên trên ghế hoặc bàn để ở giữa lớp (ở vị trí dễ quan sát) + Chia lớp thành hai nhóm A và B + Chọn khoảng 4 - 6 học sinh ở mỗi nhóm lên bảng và yêu cầu số học sinh đại diện cho hai nhóm này đứng cách xa nhau + Giao số cho các học sinh này + Giáo viên nêu yêu cầu trò chơi là giáo viên sẽ gọi tên đồ vật bằng Tiếng Anh còn học sinh phải lấy đồ vật có tên gọi đó + Khi giáo viên gọi số nào thì hai học sinh mang số ấy ở hai đội đại diện cho hai nhóm chạy lên để lấy đồ vật. Ai nhanh chân hơn và lấy đúng đồ vật mà giáo viên gọi tên thì sẽ thắng cuộc và sẽ ghi được một điểm + Giáo viên tổng kết: Đội nào nhiều điểm hơn thì đội đó thắng cuộc - Ví dụ: Ví dụ : English 8 Unit 9: A first – aid course Lesson 1: Getting started + Listen and read - Mục đích: Ôn một số từ vựng ( sterile dressing / bandage, medicated oil, ice, water pack, alcohol ), rèn kỹ năng nghe cho học sinh, được thực hiện ở giai đoạn Warm-up - Thời gian: 3 - 5 phút - Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị những đồ vật có tên gọi Tiếng Anh như trên - Các bước thực hiện: + Giáo viên đặt các đồ vật này lên trên ghế để ở giữa lớp + Chia lớp thành hai nhóm A và B + Chọn 5 học sinh ở mỗi nhóm tương ứng với 5 đồ vật có tên trên lên bảng và yêu cầu số học sinh đại diện cho hai nhóm này đứng cách xa nhau + Giao số cho các học sinh này ( từ 1 đến 5 ) + Giáo viên nêu yêu cầu trò chơi là giáo viên sẽ gọi tên đồ vật bằng Tiếng Anh còn học sinh phải lấy đồ vật có tên gọi đó + Khi giáo viên gọi số 3 và tên một đồ vật như “alcohol” thì hai học sinh mang số 3 ở hai đội đại diện sẽ chạy lên để lấy vật ở trên ghế. Ai nhanh chân hơn và lấy đúng đồ vật “alcohol” thì sẽ thắng cuộc và sẽ ghi được một điểm + Lần lượt chơi cho đến khi giáo viên gọi hết số từ cần kiểm tra + Giáo viên tổng kết: Đội nào nhiều điểm hơn sẽ thắng cuộc * Lu ý: - Giáo viên không nhất thiết phải gọi học sinh theo thứ tự từ 1 đến 5 18/30
  19. Vận dụng một số trò chơi trong môn Tiếng Anh bậc THCS Hình ảnh học sinh tham gia phần trò chơi Thing Snatch Hình ảnh học sinh tham gia phần trò chơi Thing Snatch 2.9. Trò chơi 9: Relay - Mục đích : Sử dụng trò chơi này để kiểm tra từ vựng như trạng từ chỉ thể cách, động từ (có giới từ đi kèm), các hình thức của động từ, tính từ (có giới từ đi kèm), dạng so sánh của tính từ / trạng từ,...và được thực hiện ở giai đoạn Warm up. - Thời gian: 5-7 phút - Các bước thực hiện: +Giáo viên chuẩn bị sẵn một số từ cần kiểm tra như các tính từ, động từ,...và viết những từ này lên hai tấm bìa (vừa tiết kiệm được thời gian và dạy được nhiều lớp) (từ trên hai tấm bìa phải khác nhau) và dán chúng lên bảng. + Chia lớp thành hai nhóm và mời đại diện hai nhóm lên bảng.Yêu cầu số học sinh đại diện xếp thành hai hàng dọc đứng ở giữa lớp. 19/30
  20. Vận dụng một số trò chơi trong môn Tiếng Anh bậc THCS + Đưa ra yêu cầu cho học sinh đó là lần lượt mỗi em sẽ viết một trạng từ chỉ thể cách từ các tính từ trên, viết dạng đúng của một động từ ở quá khứ đơn hoặc quá khứ phân từ,...Chú ý: học sinh có thể sửa bất kì lỗi nào mà bạn mình đã viết + Hai em học sinh đứng đầu tiên chạy lên bảng viết sau đó nhanh chóng chuyển phấn cho bạn tiếp theo trong hàng mình và cứ tiếp tục cho đến hết số từ cho sẵn + Nhóm nào có câu trả lời đúng nhiều hơn trong khoảng thời gian quy định là nhóm thắng cuộc *Ví dụ: English 8 Unit 7: My neighborhood Period40:Speak + Language focus1,4 - Mục đích : Sử dụng trò chơi này để kiểm tra dạng quá khứ phân từ của một số động từ. Trò chơi được thực hiện ở giai đoạn Warm-up. - Thời gian: 5-7 phút - Các bước thực hiện: + Giáo viên chuẩn bị sẵn một số động từ sau và viết những động từ này lên hai tấm bìa và dán chúng lên bảng Group A Group B Infinitive Past Infinitive Past Participle Participle visit walk eat study listen play attend find see read buy watch be have go do collect come work live ( Chú ý: Phần bảng đen xuất hiện khi giáo viên sử dụng lại hai tấm bìa để dạy các lớp sau ) + Chia lớp thành hai nhóm và mời 5 đại diện từ mỗi nhóm lên bảng.Yêu cầu số học sinh đại diện xếp thành hai hàng dọc đứng ở giữa lớp. + Đưa ra yêu cầu cho học sinh đó là lần lượt mỗi em sẽ lên viết dạng đúng của một động từ ở quá khứ phân từ và các em có hai lượt để viết 20/30
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2