intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Các biện pháp tăng cường hoạt động ngoại khóa nhằm nâng cao hiệu quả học tập môn Giáo dục thể chất tại trường THPT Quỳ Châu

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:36

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến "Các biện pháp tăng cường hoạt động ngoại khóa nhằm nâng cao hiệu quả học tập môn Giáo dục thể chất tại trường THPT Quỳ Châu" được hoàn thành với mục tiêu nhằm thực hiện biện pháp tăng cường hoạt động ngoại khóa phù hợp với chương trình GDPT 2018 nhằm nâng cao hiệu quả học tập môn Giáo dục thể chất tại trường THPT Quỳ Châu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Các biện pháp tăng cường hoạt động ngoại khóa nhằm nâng cao hiệu quả học tập môn Giáo dục thể chất tại trường THPT Quỳ Châu

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT QUỲ CHÂU =====*===== SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài CÁC BIỆN PHÁP TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HỌC TẬP MÔN GIÁO DỤC THỂ CHẤT TẠI TRƯỜNG THPT QUỲ CHÂU BỘ MÔN: GIÁO DỤC THỂ CHẤT Tên tác giả: NGUYỄN TRỌNG THÙY VÕ MINH THỊNH NGUYỄN HỒNG LÂM Tổ bộ môn: Khoa học xã hội Năm thực hiện: Năm học 2023 - 2024 Số điện thoại: 0974530387 Tháng 3 năm 2020
  2. MỤC LỤC PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ………………………………………………...……. 3 1. Lý do chọn đề tài……………………………………………………….…… 3 2. Mục đích nghiên cứu………………………………………………………... 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu………………………………………...… 3 4. Phương pháp nghiên cứu…………………………………………………… 4 5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm………………………….…… 4 PHẦN II: NỘI DUNG……………………………………………………...… 4 1. Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài………………………………..…….… 4 1.1. Cơ sở lí luận………………………………………………………….…… 4 1.2. Cơ sở thực tiễn………………………………………………………….… 5 2. Các biện pháp tăng cường hoạt động ngoại khóa nhằm nâng cao hiệu quả học tập môn Giáo dục thể chất tại trường THPT Quỳ Châu………….……… 7 2.1. Khảo sát thực trạng……………………………………………………..… 7 2.1.1. Thực trạng công tác giảng dạy môn GDTC tại trường THPT Quỳ Châu……………………………………………………………………………. 7 2.1.2. Thực trạng về công tác tập luyện ngoại khóa ở trường THPT Quỳ Châu……………………………………………………………………………. 9 2.1.3. Thực trạng về đội ngũ giáo viên Thể dục……………………………….. 11 2.1.4. Thực trạng về cơ sở vật chất……………………………………….…… 11 2.2. Đề xuất giải pháp tăng cường hoạt động ngoại khóa …………….……… 12 2.2.1. Giải pháp 1……………………………………………………………… 12 2.2.2. Giải pháp 2……………………………………………………………… 13 2.2.3. Giải pháp 3……………………………………………………………… 14 2.2.4. Giải pháp 4……………………………………………………………… 15 2.2.5. Giải pháp 5……………………………………………………………… 17 2.2.6. Giải pháp 6……………………………………………………………… 18 2.2.7. Giải pháp 7 ………………………………………………………..…… 19 3. Tổ chức thực nghiệm……………………………………………………..… 19 3.1. Mục đích………………………………………………………………..… 19 3.2. Nội dung thực nghiệm……………………………………………….…… 19 3.3. Phương pháp thực hiện…………………………………………………… 19 3.4. Kết quả thực nghiệm……………………………………………………… 19 4. Khảo sát sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất………….… 20 4.1. Mục đích khảo sát………………………………………………………… 20 4.2. Nội dung khảo sát…………………………………………………….…… 20 4.3. Phương pháp khảo sát…………………………………………………..… 20 4.4. Đối tượng khảo sát……………………………………………..………… 21 4.5. Kết quả khảo sát……………………………………………………..…… 21 PHẦN III: KẾT LUẬN………………………………………………….…… 24 1. Kết luận………………………………………………………………...…… 24 2. Kiến nghị………………………………………………………………….… 24 TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………… 26 PHỤ LỤC …………………………………………………………………..… 27 1
  3. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ cái viết tắt Cụm từ đầy đủ THPT Trung học phổ thông GDTC Giáo dục thể chất TDTT Thể dục thể thao GV Giáo viên HS Học sinh TN Thực nghiệm ĐC Đối chứng 2
  4. PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Theo chương trình Giáo dục phổ thông (GDPT) 2018, môn Giáo dục thể chất (GDTC) góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh (HS), trọng tâm là: trang bị cho HS kiến thức và kĩ năng chăm sóc sức khoẻ; kiến thức và kĩ năng vận động; hình thành thói quen tập luyện, biết lựa chọn môn thể thao phù hợp để luyện tập nâng cao sức khoẻ, phát triển thể lực; trên cơ sở đó giúp HS có ý thức, trách nhiệm đối với sức khoẻ của bản thân, gia đình và cộng đồng, thích ứng với các điều kiện sống, sống vui vẻ, hoà đồng với mọi người. Nội dung GDTC chủ yếu là rèn luyện kĩ năng vận động và phát triển tố chất thể lực cho HS bằng những bài tập thể chất đa dạng như: các bài tập đội hình đội ngũ, các bài tập thể dục, các trò chơi vận động, các môn thể thao và kĩ năng phòng tránh chấn thương trong hoạt động thể dục thể thao (TDTT). Ở bậc trung học phổ thông (THPT), chương trình GDTC tập trung vào các môn thể thao tự chọn: gồm các nội dung được lựa chọn phù hợp với tình hình thực tế về điều kiện cơ sở vật chất của trường. Trên thực tế ở các trường, do điều kiện sân bãi, số lượng học sinh đông, thời lượng chỉ 2 tiết/tuần; do đó để hình thành các kĩ năng cần thiết cho các em là rất khó khăn. Vì vậy cần tăng cường các hoạt động ngoại khóa để các em có điều kiện tập luyện, thi đấu, rèn luyện và hình thành các kĩ năng cần thiết. Như chúng ta đã biết, hoạt động thể thao ngoại khóa đóng vai trò rất quan trọng đối với công tác GDTC của nhà trường. Việc hình thành, phát triển và hoàn thiện thể chất của HS đòi hỏi quá trình tập luyện lâu dài, thường xuyên và liên tục. Vì vậy hoạt động TDTT ngoại khóa sẽ có nhiệm vụ bổ sung, hoàn thiện bài học chính khóa, được tiến hành vào giờ tự học của HS, các hoạt động câu lạc bộ, các giải thi đấu cấp trường, cấp huyện, … Hiện nay, tùy theo điều kiện của mỗi trường mà hình thức hoạt động ngoại khóa là khác nhau, nhưng chưa có hình thức nào được duy trì và hoạt động lâu dài, thường chỉ tồn tại một thời gian ngắn do gặp nhiều khó khăn trở ngại. Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Các biện pháp tăng cường hoạt động ngoại khóa nhằm nâng cao hiệu quả học tập môn Giáo dục thể chất tại trường THPT Quỳ Châu” 2. Mục đích nghiên cứu Thực hiện biện pháp tăng cường hoạt động ngoại khóa phù hợp với chương trình GDPT 2018 nhằm nâng cao hiệu quả học tập môn Giáo dục thể chất tại trường THPT Quỳ Châu. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Do thời gian có hạn nên đề tài chỉ tập trung nghiên cứu về biện pháp tăng 3
  5. cường hoạt động ngoại khóa phù hợp mục tiêu của chương trình GDPT 2018 nhằm nâng cao hiệu quả học môn Giáo dục thể chất cho học sinh THPT. 4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu lí luận và thực tiễn. - Phương pháp điều tra. - Phương pháp thực nghiệm. - Phương pháp xử lí số liệu. 5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm - Nêu được thực trạng hoạt động ngoại khóa ở trường THPT Quỳ Châu trong những năm gần đây. - Đề tài đưa ra được các biện pháp tăng cường hoạt động ngoại khóa ở trường THPT Quỳ Châu và đưa các biện pháp đó vào vận dụng để tăng hiệu quả học tập bộ môn. - Tạo sân chơi lành mạnh cho học sinh: Học sinh tự nguyện tham gia vào các hoạt động tập thể tại trường cũng như ở địa phương. Đồng thời rèn luyện tính tự chủ, tính kỷ luật trong các hoạt động. PHẦN II: NỘI DUNG 1. Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài 1.1. Cơ sở lí luận Hoạt động TDTT ngoại khóa có vị trí quan trọng trong công tác GDTC và thể thao trường học. Các hoạt động TDTT ngoại khóa kết hợp cùng với các hoạt động dạy học cấu thành một cấu trúc giáo dục trường học hoàn chỉnh, góp phần hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục. Trong quá trình tổ chức tập luyện thể thao còn có thể giải quyết có hiệu quả các nhiệm vụ: tăng cường sức khỏe, phát triển toàn diện và hài hòa; giáo dục tố chất thể lực và hình thành các kĩ năng, kĩ xảo vận động cần thiết trong học tập và lao động; trang bị những tri thức cần thiết để thực hành TDTT trong đời sống hàng ngày. Hoạt động TDTT ngoại khóa là nhu cầu và sở thích của một bộ phận HS khi nhàn rỗi với mục đích và nhiệm vụ là góp phần phát triển năng lực, thể chất một cách toàn diện, đồng thời nâng cao thành tích thể thao của HS. Giờ học ngoại khóa nhằm củng cố và hoàn thiện các bài học chính khóa, được tiến hành vào giờ tự học của HS dưới sự hướng dẫn của GV TDTT. Ngoài ra còn các hoạt động thể thao ngoài giờ học như: Luyện tập trong các câu lạc bộ, các đội tuyển, các bài tập thể dục chống mệt mỏi hàng ngày, cũng như giờ tự luyện tập của HS, phong trào tự luyện tập rèn luyện thân thể. Hoạt động ngoại khóa với chức năng là động viên lôi kéo nhiều người tham gia tập luyện các môn thể thao yêu thích, rèn luyện thân thể, duy trì và nâng cao 4
  6. khả năng hoạt động thể lực; rèn luyện ý chí, giáo dục tính tự lập cũng như tinh thần tập thể trong quá trình tập luyện; rèn luyện sức khỏe tinh thần cho HS sau những giờ học. Tác dụng của GDTC và các hình thức sử dụng TDTT có chủ đích áp dụng trong các trường THPT là toàn diện, góp phần là phương tiện để hợp lí hóa chế độ hoạt động, nghỉ ngơi tích cực, giữ gìn và nâng cao năng lực hoạt động, học tập của HS trong suốt thời kỳ học tập trong nhà trường, cũng như đảm bảo chuẩn bị thể lực phù hợp với những điều kiện của nghề nghiệp tương lai. 1.2. Cơ sở thực tiễn 1.2.1. Những yếu tố cần chú ý khi tổ chức hoạt động ngoại khóa trong công tác GDTC Bộ Giáo dục và đào tạo đặc biệt quan tâm đến công tác GDTC trong các trường học, thể hiện qua việc thường xuyên ban hành các nội dung chương trình môn học với các quy định về nội khóa và ngoại khóa. Cụ thể như: Luôn cải tiến chương trình cho phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của từng trường, từng địa phương và của đất nước; thường xuyên tổ chức các giải phong trào cũng như tham gia các giải đấu học sinh của khu vực và thế giới để động viên và khích lệ phong trào tập luyện TDTT. Để đáp ứng yêu cầu của bộ môn cũng như việc hội nhập, các nhà trường cần phải đầu tư, trang bị những điều kiện cần thiết để đảm bảo phục vụ tốt cho công tác giảng dạy và tập luyện ngoại khóa cũng như rèn luyện TDTT. Các văn bản pháp quy, là những văn bản có tính chất bắt buộc thực hiện công tác GDTC và hoạt động ngoại khóa trong nhà trường. Đó cũng là những quy định về việc tổ chức thực hiện công tác GDTC, các quy phạm đánh giá, chế độ đãi ngộ, khen thưởng kỷ luật với các tổ chức, cá nhân tham gia các phong trào TDTT. Công tác cán bộ giảng dạy và cán bộ quản lí phong trào TDTT là nhân tố quyết định chất lượng công tác GDTC trong nhà trường. - Đội ngũ giáo viên GDTC: Có nghĩa vụ xây dựng kế hoạch giảng dạy và dạy học theo chương trình đã được Bộ giáo dục quy định; tổ chức hướng dẫn các hoạt động ngoại khóa và huấn luyện các đội tuyển tham gia các hoạt động chung của trường, địa phương, của ngành và toàn quốc. Ngoài ra phải có các giải pháp để phát hiện và bồi dưỡng những HS có năng khiếu để huấn luyện và tham gia thi đấu các giải TDTT do cấp trên tổ chức. - Đội ngũ học sinh: Là đối tượng trực tiếp tham gia các hoạt động học tập và tập luyện TDTT ngoại khóa. Đây là đối tượng trung tâm và giữ vai trò quyết định hiệu quả của công tác GDTC của nhà trường. Thể hiện ở việc hoàn thành nội dung môn học, tình trạng phát triển thể chất, mức độ hứng thú với việc tham gia tập luyện TDTT của các em. Qua đó góp phần tăng cường sức khỏe, giúp các em hoàn thành tốt mục tiêu đào tạo và nội dung chương trình trong nhà trường. 5
  7. - Hình thức tổ chức hoạt động ngoại khóa bao gồm: + Lớp học có GV hướng dẫn. + Hướng dẫn viên. + Tự tập luyện. + Tập ở đội tuyển TDTT của lớp, trường. + Tập ở các câu lạc bộ trong và ngoài nhà trường. - Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động ngoại khóa: + Số người tham gia hoạt động ngoại khóa. + Số lượng câu lạc bộ. + Ý thức của người tham gia hoạt động ngoại khóa. + Kinh phí huy động được cho các giải thi đấu. + Điều kiện sân bãi, cơ sở vật chất cho tập luyện. + Số giải thi đấu TDTT. 1.2.2. Công tác tổ chức hoạt động ngoại khóa TDTT ở các trường THPT hiện nay Giờ học TDTT ngoại khóa rất quan trọng, có tác dụng hỗ trợ trực tiếp cho giờ học nội khóa, nhằm giúp HS tiếp tục tập luyện hoàn thiện kỹ thuật của các môn thể thao và rèn luyện thể lực theo yêu cầu của chương trình. Bộ Giáo dục và Đào tạo qua các văn bản hướng dẫn hàng năm đã xác định nhiệm vụ cụ thể là: “Tích cực đẩy mạnh các hoạt động ngoại khóa ngoài trời, khuyến khích HS tập luyện vào thời gian rỗi, các trường cần tạo mọi điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất, GV hướng dẫn để HS được tập luyện thường xuyên, nề nếp”. Ngoài ra còn “Hướng dẫn, khuyến khích HS tập luyện vào thời gian rỗi, duy trì nếp tập luyện thể dục buổi sáng, tập luyện và kiểm tra tiêu chuẩn rèn luyện thân thể hàng năm”. Hoạt động ngoại khóa có vai trò chủ động trong việc nâng cao sức khỏe, rèn luyện thể chất, năng lực vận động cho HS, nâng cao hiệu quả hoạt động chuyên môn nghiệp vụ. Từ đó, góp phần xây dựng đời sống văn hóa tinh thần lạnh mạnh, ngăn chặn tệ nạn xã hội, tăng cường giao lưu giữa các trường, các ngành nghề và các vùng miền. Tuy nhiên, trong thực tế việc tập luyện TDTT và rèn luyện thể chất của HS còn có nhiều khó khăn vướng mắc. Các hình thức và nội dung hoạt động ngoại khóa cho HS còn ít và chưa phong phú đa dạng, số HS tham gia tập luyện chưa nhiều, cơ sở vật chất còn thiếu, quỹ đất để làm sân chơi và bãi tập còn hạn hẹp, một số nhóm HS tổ chức tập luyện tự phát không có người hướng dẫn và không mang tính thường xuyên. 6
  8. Bộ Giáo đục và Đào tạo đã ban hành những văn bản hướng dẫn công tác tổ chức hoạt động ngoại khóa của bộ môn GDTC, trong đó đã xác định: “Bộ môn giáo dục thể chất có nhiệm vụ giúp hiệu trưởng nghiên cứu lập kế hoạch và tổ chức tiến hành các hình thức GDTC (giảng dạy nội khóa và hoạt động ngoại khóa) đối với học sinh trong nhà trường”. Thông qua việc tìm hiểu thực trạng công tác dạy học môn GDTC ở một số trường THPT chúng tôi nhận thấy cần phải nghiên cứu, lập kế hoạch và tiến hành tổ chức giờ học ngoại khóa nhằm nâng cao chất lượng môn học GDTC. Từ đó, giúp nâng cao thể lực cho HS, góp phần phát triển hài hòa, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội. 2. Các biện pháp tăng cường hoạt động ngoại khóa nhằm nâng cao hiệu quả học tập môn Giáo dục thể chất tại trường THPT Quỳ Châu 2.1. Khảo sát thực trạng 2.1.1. Thực trạng công tác giảng dạy môn GDTC tại trường THPT Quỳ Châu Về công tác giảng dạy môn GDTC tại trường THPT Quỳ Châu trong những năm qua, nhà trường đã xác định: HS là trọng tâm của quá trình dạy học, nhiệm vụ của toàn bộ hoạt động giáo dục trong nhà trường là hướng tới và tạo điều kiện tốt nhất để HS phát huy tính tự chủ, tự giác trong học tập và công tác rèn luyện. Đồng thời, tăng cường công tác giáo dục đạo đức, nhân cách cho HS, tổ chức tốt các hoạt động ngoại khóa, thể dục thể thao, văn hóa văn nghệ để thu hút HS vào các hoạt động lành mạnh. Để tìm hiểu thực trạng về công tác giảng dạy môn GDTC tại trường THPT Quỳ Châu chúng tôi tiến hành phỏng vấn 35 cán bộ quản lý, tổ trưởng, tổ phó, nhóm trưởng chuyên môn, các giáo viên trực tiếp giảng dạy môn GDTC và một số cán bộ giáo viên liên quan trong nhà trường. Kết quả phỏng vấn như sau: Bảng: Kết quả khảo sát thực trạng về công tác giảng dạy và công tác giáo dục thể chất của trường THPT Quỳ Châu Kết quả phỏng vấn TT Nội dung phỏng vấn Số lượng % 1 Đánh giá công tác giảng dạy giáo dục thể chất: - Đáp ứng các yêu cầu của Bộ giáo dục và Đào tạo 17 48.6 - Đáp ứng từng phần yêu cầu của Bộ 18 51.4 - Chưa đáp ứng yêu cầu 0 0 2 Những vấn đề cần tập trung: 7
  9. - Chi ủy, Ban giám hiệu cần quan tâm hơn nữa 28 80 - Cần củng cố, tăng cường công tác quản lý tổ chuyên 31 88.6 môn - Cần nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên GDTC 21 60 - Phải đổi mới phương pháp giảng dạy, rèn luyện 30 85.7 - Cần tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị và sân bãi 35 100 - Tăng kinh phí dành cho các hoạt động thể thao 35 100 - Cần tổ chức các hoạt động TDTT ngoại khóa 35 100 - Cần tổ chức các giải thể thao, câu lạc bộ, đội tuyển 31 88.6 3 Công tác tổ chức bộ môn: - Công tác kế hoạch bộ môn: + Đã làm thường xuyên 28 80 + Chưa làm thường xuyên 7 20 - Xây dựng lại khung chương trình, nội dung giảng 5 14.3 dạy - Áp dụng tiêu chuẩn RLTT vào kiểm tra, đánh giá 30 85.7 4 Công tác kiểm tra, tập luyện - Công tác kiểm tra chuyên môn với giáo viên + Thường xuyên 8 22.8 + Chưa thường xuyên 12 34.3 - Công tác hướng dẫn học sinh tập luyện ngoại khóa của giáo viên + Thường xuyên 0 0 + Thỉnh thoảng 6 17.1 + Chưa có 14 40 Từ bảng trên cho thấy: Công tác giảng dạy môn Thể dục tại Trường THPT Quỳ Châu trong những năm qua được đánh giá là đã đáp ứng được những yêu cầu đặt ra của nhà trường và chương trình GDTC của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trong thời gian tới, để nâng cao hơn nữa chất lượng giảng dạy và chất lượng công tác giáo dục thể chất trong nhà trường thì cần quan tâm đến những vấn đề mà các ý kiến phỏng vấn tập trung lựa chọn, bao gồm: 8
  10. - Mong sự quan tâm hơn nữa của ban lãnh đạo nhà trường. - Nâng cao chất lượng và trình độ của giáo viên. - Phải tăng cường cơ sở vật chất, sân bãi, kinh phí dành cho công tác giảng dạy và tập luyện thể dục thể thao. - Củng cố công tác quản lý bộ môn, cải tiến phương pháp tổ chức giảng dạy nội, ngoại khóa đáp ứng nhu cầu tập luyện và rèn luyện thân thể của học sinh. - Tăng cường tổ chức các giải thể thao, tổ chức và thành lập các câu lạc bộ các môn thể thao thu hút những học sinh có năng khiếu và ham thích các môn thể thao tham gia tập luyện. Ngoài ra, khi đối thoại trực tiếp, các ý kiến đều mong muốn rằng: Cần tăng cường công tác xã hội hóa trong các hoạt động thể thao và tập luyện thể dục thể thao trong nhà trường. 2.1.2. Thực trạng về công tác tập luyện ngoại khóa ở trường THPT Quỳ Châu Trước thực trạng trên về kết quả học tập các môn học Giáo dục thể chất trong chương trình GDPT, trường THPT Quỳ Châu đã thành lập các câu lạc bộ TDTT theo sở thích, các giải thi đấu,… Hoạt động này đã được triển khai trong nhiều năm nay nhưng vẫn còn nhiều bất cập như nội dung học tập, biện pháp tổ chức, quản lý việc tập luyện cũng như các chế độ, chính sách cho cán bộ, giáo viên chưa đầy đủ. Từ đó, kéo theo số lượng học sinh tham gia tập luyện ngoại khóa còn rất ít, ý thức tích cực, tự giác tập luyện của học sinh chưa cao, làm cho tác dụng của giờ học ngoại khóa đối với các em còn rất hạn chế. Trên thực tế, việc tự học, tự tập luyện của học sinh là yếu tố quan trọng hàng đầu để hình thành tố chất thể lực, nâng cao hiệu quả công tác giảng dạy. Để điều tra thực trạng việc tập luyện ngoại khóa của học sinh, chúng tôi khảo sát 1500 em học sinh trong trường qua hình thức làm phiếu phỏng vấn. Mỗi nội dung hỏi được tính theo thang điểm 10. Tổng tối đa là 15000 điểm/ 1500 học sinh. Kết quả như sau: Bảng: Kết quả khảo sát về công tác tập luyện ngoại khóa ở trường THPT Quỳ Châu Kết quả khảo sát TT Nội dung khảo sát Tổng điểm Tỷ lệ % A. Các hoạt động TDTT ngoại khóa Các hoạt động do nhà trường, Đoàn trường tổ chức - Giải TDTT do trường tổ chức theo định kỳ hàng 15000 100 1 năm - Hoạt động TDTT nhân các sự kiện lớn của Huyện 13560 90.4 nhà 9
  11. - Hoạt động tập luyện và thi đấu của các đội tuyển 13450 89.7 nhà trường - Hoạt động tập luyện của các câu lạc bộ TDTT 10250 68.3 - Hoạt động tập luyện có giáo viên hướng dẫn 4510 30.1 2 Các hình thức do học sinh tự tổ chức 5600 37.3 B. Đánh giá mức độ tham gia các hoạt động thể thao ngoại khóa của học sinh Giải thi đấu TT toàn trường theo định kỳ hàng năm - Duy trì có tính định kỳ, có sự đầu tư lớn về kinh phí 14322 95.5 của Đoàn trường, nhà trường - Thu hút được sự quan tâm đông đảo của học sinh 14375 95.8 1 toàn trường - Tạo không khí vui tươi phấn khởi trong toàn trường 15000 100 - Có tác dụng động viên, khích lệ học sinh tích cực 15000 100 tham gia các hoạt động tập luyện TDTT - Huy động được số đông học sinh tham gia thi đấu 4500 30 Hoạt động tập huấn và thi đấu của đội tuyển nhà trường - Duy trì thường xuyên và có sự đầu tư lớn của nhà 15000 100 2 trường - Tiêu biểu cho phong trào TDTT của nhà trường 15000 100 Hoạt động tập luyện của các câu lạc bộ thể thao - Duy trì thường xuyên trong suốt năm học 780 5.2 3 - Đáp ứng nhu cầu của một số bộ phận nhỏ học sinh 15000 100 yêu thích thể thao - Thu hút và đáp ứng nhu cầu của số đông học sinh 3800 25.3 Hoạt động tập luyện ngoại khóa có giáo viên hướng dẫn - Là loại hình tập luyện giúp học sinh hoàn thành yêu 3800 25.3 4 cầu môn học GDTC - Chưa trở thành hình thức hoạt động phổ biến của 15000 100 nhà trường Tập luyện theo nhu cầu cá nhân - Là hình thức được đông đảo học sinh tham gia 3800 25.3 5 nhằm rèn luyện thân thể - Không phải là hình thức tập luyện được đông đảo 13800 92 học sinh lựa chọn 2.1.3. Thực trạng về đội ngũ giáo viên GDTC Qua trình xây dựng và phát triển trường THPT Quỳ Châu, đội ngũ cán bộ giảng dạy ngày càng nâng cao về chất lượng chuyên môn cũng như tư tưởng đạo 10
  12. đức nhà giáo trong sáng và bản lĩnh chính trị vững vàng đáp ứng được yêu cầu về mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường. Tổng số giáo viên giảng dạy môn GDTC gồm: 5 người, có thâm niên công tác trên 10 năm. Trình độ chuyên môn Đại học. Tuổi đời trên 40. Ai cũng đã từng đào tạo được những học sinh giỏi Tỉnh trong những kỳ Hội khỏe phù đổng. Có thể nói rằng với đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn cao, có nhiệt huyết và khát vọng cống hiến cho sự nghiệp đào tạo thế hệ trẻ đó chính là nguồn tiềm năng đóng góp to lớn cho việc thực hiện các nhiệm vụ GDTC trong nhà trường. Tổ chức tập luyện, giảng dạy và huấn luyện các đội tuyển học sinh giỏi, chỉ đạo phong trào, tổ chức và trọng tài các giải thể thao của học sinh trong trường… Vì vậy việc chú trọng công tác bồi dưỡng và nâng cao trình độ chuyên môn, cải tiến phương pháp giảng dạy cho phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường nhằm nâng cao chất lượng đào tạo là một việc làm hết sức cấp thiết. 2.1.4. Thực trạng về cơ sở vật chất Do đặc thù là một trường miền núi nên cơ sở vật chất, sân bãi, dụng cụ để phục vụ cho công tác giảng dạy học tập còn thiếu về số lượng và kém về chất lượng, chưa đáp ứng được cho việc nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập cũng như việc tập luyện ngoại khóa của học sinh. Qua khảo sát thực trạng cơ sở vật chất như sau: TT Sân bãi, dụng cụ Số lượng Chất lượng Tốt % TB % Kém % 1 Sân bóng đá 1 1 100 2 Đường chạy 1 1 100 3 Sân bóng chuyền 2 2 100 4 Sân Cầu lông 2 1 100 1 100 5 Sân Đá cầu 2 2 100 6 Sân Bóng rổ 0 7 Hố nhảy cao, nhảy xa 2 1 100 1 100 8 Xà kép, đơn… 0 Mặc dù đã được Sở giáo dục và Đào tạo, Chi bộ, Ban giám hiệu nhà trường quan tâm đầu tư mua mới và nâng cấp cơ sở vật chất định kỳ hàng năm nhằm phục vụ cho việc giảng dạy và học tập. Tuy nhiên với số lượng học sinh đông (hơn 1500 em) thì số lượng sân bãi, dụng cụ phục vụ cho hoạt động giảng dạy cũng như tập luyện nội ngoại khóa trong trường cũng chỉ đáp ứng được khoảng 25% nhu cầu. Mặt khác, nhiều dụng cụ tập luyện đã cũ kỹ kém chất lượng, hư hỏng không đủ đảm bảo an toàn khi sử dụng. Có thể nói rằng hiện nay cơ sở vật chất, sân bãi, dụng cụ phục vụ cho công tác giảng dạy, học tập thiếu về số lượng và kém về chất lượng, ảnh hưởng đến việc học tập nội ngoại khóa của học sinh toàn trường. 11
  13. 2.2. Đề xuất giải pháp tăng cường hoạt động ngoại khóa 2.2.1. Giải pháp 1: Cải tạo và nâng cấp cơ sở vật chất phục vụ các hoạt động dạy học và sinh hoạt ngoại khóa - Mục đích: Nâng cấp, cải tạo tu bổ điều kiện cơ sở vật chất, sân bãi tập luyện nhằm đảm bảo những điều kiện cần thiết cho công tác giảng dạy chính khóa, cũng như các hoạt động ngoại khóa của học sinh. - Nội dung biện pháp và cách thực hiện: + Nâng cấp sửa chữa, cải tạo cơ sở tập luyện: sân bãi, nhà tập, dụng cụ… để có thể tận dụng tối đa điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường. + Mua mới, đồng thời sửa chữa trang thiết bị dụng cụ có dấu hiệu xuống cấp phục vụ cho giảng dạy và tập luyện trong giờ học chính khóa, cũng như ngoại khóa đủ về số lượng và đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng. + Tạo điều kiện cho mượn dụng cụ, sân bãi … để học sinh có điều kiện tập luyện thoải mái trong thời gian rảnh. + Áp dụng những phương tiện kỹ thuật trong quá trình tập luyện và thi đấu để thu nhận những thông tin khách quan về số lượng và chất lượng động tác. Ngoài ra, nhờ phương tiện kỹ thuật GV có thể phát hiện sai sót và điều chỉnh kỹ thuật động tác trong tập luyện, thi đấu một cách dễ dàng hơn. + Có chế độ bảo quản phù hợp với mỗi trang thiết bị. + Tăng cường giáo dục ý thức bảo vệ của công, phát động các phong trào tiết kiệm, chống lãng phí để tận dụng tốt cơ sở vật chất hiện có của nhà trường vào các hoạt động TDTT ngoại khóa. * Một số hình ảnh cải tạo nâng cấp cơ sở vật chất: Nâng cấp đường chạy quanh sân TD 2022 Làm mới sân Bóng rổ 2.2.2. Giải pháp 2: Duy trì và nâng cao chất lượng đội ngũ học sinh giỏi tham gia thi Hội khỏe phù đổng các cấp 12
  14. - Mục đích: Nhằm đáp ứng mục tiêu đào tạo là giỏi một môn, biết nhiều môn, đạt được những kỹ năng cần thiết trong tập luyện và thi đấu, chuẩn bị lực lượng tham gia thi đấu các giải do cấp trên tổ chức nhằm nâng cao vị thế cho nhà trường. Đồng thời, giúp nâng cao sức khỏe, phát triển thể chất toàn diện cho các em HS. - Nội dung biện pháp và cách thực hiện: + Phối hợp với Chi bộ Đảng, Ban giám hiệu, Công đoàn, Đoàn trường, tổ nhóm bộ môn thường xuyên làm tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho đội ngũ cán bộ giáo viên và học sinh. + Theo dõi và bám sát kế hoạch chủ trương, lịch thi đấu của ngành, địa phương, thực hiện nghiêm túc theo chỉ đạo của Ban giám hiệu nhà trường và tổ nhóm chuyên môn. + GV phụ trách các đội tuyển cần chủ động xây dựng kế hoạch, chương trình huấn luyện theo từng tuần, tháng, năm và trực tiếp tham gia huấn luyện theo chuyên môn, đảm bảo nguyên tắc, phương pháp huấn luyện, đảm bảo lượng vận động; luôn cải tiến, áp dụng các phương pháp huấn luyện mới phù hợp đối tượng HS. + Tăng cường và đẩy mạnh công tác huấn luyện thể lực chung, chuyên môn cho học sinh giỏi các môn thể thao. + Hoàn thiện và củng cố kỹ thuật động tác, hình thành kỹ xảo vận động, tâm lý thi đấu, chiến thuật cho học sinh. + Tăng cường giao lưu, cọ xát, tham gia thi đấu với các huyện bạn nhằm củng cố và nâng cao trình độ chuyên môn, kinh nghiệm thi đấu. + Thời gian tiến hành vào các buổi chiều trong tuần từ 17 giờ đến 18 giờ 30. + Số lượng buổi tập: 3 buổi/ tuần, thời gian tập 90 phút/ buổi có giáo viên trực tiếp phụ trách giảng dạy và huấn luyện. + Đối tượng tham gia tập luyện là những học sinh có năng lực, trình độ khá và giỏi ở các môn học. * Một số hình ảnh thi đấu của học sinh tham gia HKPĐ tỉnh lần thứ XX năm 2024: Đội tuyển thi đấu HKPĐ Tỉnh 3/2024 Đội tuyển Cầu lông 13
  15. Giải ba Cầu lông Giải nhất Cầu lông Môn Đá cầu Giải ba đơn và đôi Giải ba Nhảy cao Giải ba chạy 400m 2.2.3. Giải pháp 3: Thành lập các câu lạc bộ theo sở thích có thay đổi hình thức và nội dung cho phù hợp yêu cầu thực tiễn - Mục đích: Nhằm đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng, sở thích của học sinh. Đồng thời, giảm bớt căng thẳng sau thời gian học tập vất vả. - Nội dung biện pháp và cách thực hiện: 14
  16. + Xây dựng kế hoạch, nội quy, quy chế, chương trình hoạt động của các câu lạc bộ phù hợp thời gian, điều kiện thực tiễn và sở thích của học sinh. + Thường xuyên tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa của việc tham gia hoạt động tại các câu lạc bộ thể thao. + Duy trì hoạt động đều đặn và thường xuyên mở lớp, thực hiện có hiệu quả để tạo được sự hứng thú của học sinh. + Thường xuyên phối hợp với Ban giám hiệu, Tổ KHXH, nhóm Thể dục, Công đoàn, Đoàn trường. + Thời gian tiến hành vào các buổi chiều từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần (sau giờ học buổi chiều). + Đối tượng tham gia tập luyện là những học sinh có sở thích các môn thể thao. Phân chia theo nhóm có cùng sở thích để tập luyện môn đó với các bạn trong câu lạc bộ của mình. * Một số hình ảnh CLB CLB Bóng chuyền CLB Bóng đá 2.2.4. Giải pháp 4: Tổ chức các giải thi đấu thể thao vào các ngày lễ kỷ niệm trong năm. Tăng cường thi đấu giao lưu, tham gia các giải do cấp trên tổ chức - Mục đích: Phong trào ngoại khóa, TDTT quần chúng là bộ phận cấu thành quan trọng trong hệ thống giáo dục của trường phổ thông; đồng thời cũng là bộ phận đặc biệt quan trọng của TDTT trường học. Mặt khác, tạo môi trường hoạt 15
  17. động thi đấu cọ xát phong phú và đa dạng, giúp học sinh cải thiện được thành tích thể thao của mình. Nếu đưa được đông đảo HS tham gia vào hoạt động phong trào TDTT, thì sẽ có sức lan tỏa rất lớn trong cộng đồng. Biện pháp này có tác động mạnh mẽ đến nhận thức về vị trí, vai trò và tác dụng của môn học GDTC đối với GV và HS của nhà trường. - Nội dung biện pháp và cách thực hiện: + Bám sát kế hoạch giảng dạy, học tập trong và ngoài trường, kế hoạch năm học và sự chỉ đạo của Chi ủy, Ban giám hiệu để xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động thi đấu hợp lý có hiệu quả. + Tổ chức các hình thức tập luyện thể thao ngoại khóa cho học sinh dựa trên nhu cầu tập luyện và điều kiện cơ sở vật chất thực tế của nhà trường. + Thường xuyên tổ chức các giải để việc tập luyện thi đấu thể thao của HS trở thành nội dung của đời sống văn hóa thể thao mang tính thường xuyên, liên tục. + Phát động phong trào TDTT trong toàn trường: kết hợp với Đoàn thanh niên thành lập các đội Bóng chuyền nam, nữ; đội Cầu lông nam, nữ; Đội Bóng đá nam, nữ… trong học sinh; tổ chức các hoạt động TDTT quần chúng trong các ngày lễ 26/3, 22/12 như kéo co, nhảy bao bố, đẩy gậy, đi cà kheo, … + Tổ chức các giải thi đấu thể thao rải đều trong năm theo nhiều loại hình thức: thi đấu giữa các lớp, các khối. Đồng thời nhằm tuyển chọn VĐV có năng khiếu thể thao làm nòng cốt cho phong trào và tham gia các giải của Huyện, Tỉnh. + Kết hợp với Đoàn thanh niên và giáo viên TDTT tổ chức cho học sinh tập thể dục giữa giờ có kiểm tra đánh giá và xếp loại thi đua đối với các lớp trong toàn trường. + Để thực hiện tốt hoạt động ngoại khóa, bộ môn GDTC phải giữ vai trò tham mưu và là lực lượng nòng cốt trong hoạt động TDTT của nhà trường. * Một số hình ảnh của trường Giải Bóng chuyền huyện Bóng đá 16
  18. Tổ chức 26/3 2.2.5. Giải pháp 5: Tăng cường tổ chức, nâng cao chất lượng hoạt động của các lớp học năng khiếu cho các em có nhu cầu - Mục đích: Nhằm phát triển phong trào tập luyện TDTT, tạo sự đồng thuận và quan tâm của nhà trường, phụ huynh học sinh và thu hút đông đảo các em học sinh tham gia. Thông qua việc mở lớp nhằm phát hiện, bồi dưỡng các em có năng khiếu tốt để tuyển chọn, tập luyện tham gia các giải thể thao và Hội khỏe phù đổng. - Nội dung biện pháp và cách thực hiện: + Xây dựng kế hoạch cụ thể cho từng môn năng khiếu thể thao, phù hợp điều kiện hiện tại của nhà trường, đảm bảo hoàn thành chương trình GDPT và phát triển tài năng thể thao của học sinh. + Tăng cường tuyên truyền để phụ huynh, học sinh hiểu được lợi ích của các lớp năng khiếu. + Ban giám hiệu nhà trường, tổ nhóm bộ môn thường xuyên bám sát, theo dõi và chỉ đạo thực hiện. + Thời gian tập luyện: 2 buổi/tuần sau giờ học buổi chiều, từ 17h đến 18h. Lớp Cầu lông Lớp Bóng đá 17
  19. 2.2.6. Giải pháp 6: Tổ chức truyền thông nhằm nâng cao nhận thức, trang bị kiến thức kỹ năng phòng chống đuối nước, phòng tránh chấn thương trong các hoạt động TDTT - Mục đích: Nhằm nâng cao hiểu biết và trang bị các kiến thức, kỹ năng để các em HS chủ động bảo vệ bản thân, chống đuối nước, tai nạn thương tích. - Nội dung biện pháp và cách thực hiện: + Ban giám hiệu chỉ đạo nhóm GDTC, Đoàn trường, các giáo viên chủ nhiệm triển khai và quán triệt có hiệu quả các văn bản chỉ đạo của cấp trên về phòng chống đuối nước, tai nạn thương tích. + Huy động sự tham gia của Giáo viên bộ môn, phụ huynh học sinh trong công tác tuyên truyền. + Thông qua hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp, nhóm GDTC và Đoàn trường phối hợp tuyên truyền và hướng dẫn cụ thể cho các em học sinh cách để tự bảo vệ bản thân trong việc phòng chống đuối nước, tai nạn thương tích. * Một số hình ảnh: 18
  20. 2.2.7. Giải pháp 7: Tạo cơ chế và ứng dụng chính sách hợp lí, thỏa đáng cho cán bộ, giáo viên, học sinh tham gia sinh hoạt các câu lạc bộ và hoạt động ngoại khóa - Mục đích: Cải tiến chế độ chính sách thỏa đáng cho đội ngũ cán bộ, giáo viên và học sinh tham gia hoạt động tập luyện và thi đấu các môn thể thao trong và ngoài nhà trường. - Nội dung biện pháp và cách thực hiện: + Tiếp tục vận dụng các chế độ chính sách đã được thực hiện. Xây dựng và ban hành chính sách đãi ngộ cụ thể để đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của cán bộ giáo viên và học sinh. + Huy động tài trợ về tài chính và giải thưởng. Có chế độ động viên, khen thưởng kịp thời tạo động cơ thúc đẩy quá trình huấn luyện, giảng dạy, tập luyện và thi đấu của giáo viên và học sinh. Bên cạnh đó, có hình thức giáo dục, kỷ luật nhằm giữ vững kỷ cương trong công tác giáo dục, bồi dưỡng. 3. Tổ chức thực nghiệm 3.1. Mục đích Mục đích của việc tiến hành thực nghiệm là kiểm tra tính hiệu quả và tính khả thi của đề tài. 3.2. Nội dung thực nghiệm - Đề tài được thực hiện trong năm học 2023 – 2024. - Thời gian thực nghiệm: Từ tháng 9/2023 đến tháng 3/2024 tại trường THPT Quỳ Châu. - Sử dụng các bài test thể lực của học sinh trước và sau thực nghiệm. 3.3. Phương pháp thực hiện Chúng tôi lựa chọn 120 học sinh khối 11 của trường, chia làm 2 nhóm: - Nhóm thực nghiệm (TN): 60 học sinh (gồm 30 nam, 30 nữ), được tổ chức hoạt động TDTT ngoại khóa theo phương án đã xây dựng của đề tài. - Nhóm đối chứng (ĐC): 60 học sinh (30 nam, 30 nữ) hoạt động theo phương pháp cũ. Lưu ý là 2 nhóm này có thể lực tương đương nhau. 3.4. Kết quả thực nghiệm Trước khi tiến hành thực nghiệm chúng tôi đã kiểm tra thể lực của hai nhóm ĐC và TN. Mục đích của việc làm này là để so sánh trình độ thể lực của hai nhóm trước và sau thực nghiệm. Quá trình đánh giá sử dụng 4 test: Nằm ngửa gập thân, bật xa tại chỗ, chạy con thoi và chạy tùy sức. Sau thực nghiệm, chúng tôi đánh giá lại một lần nữa cả hai nhóm để đánh giá kết quả của việc thực hiện các giải pháp. 19
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2