intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Định hướng cho học sinh cách sử dụng điện thoại thông minh hữu ích thông qua công tác chủ nhiệm

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:37

8
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu sáng kiến nhằm nghiên cứu về điện thoại thông minh, vai trò, lợi ích và hệ lụy khi HS sử dụng không có định hướng từ gia đình và nhà trường; Sử dụng điện thoại thông minh vào công tác chủ nhiệm nhằm giáo dục, uốn nắn đạo đức học sinh; Sử dụng điện thoại thông minh nhằm mở rộng thế giới quan cho học sinh

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Định hướng cho học sinh cách sử dụng điện thoại thông minh hữu ích thông qua công tác chủ nhiệm

  1. SỞ GD & ĐT NGHỆ AN Đề tài: ĐỊNH HƯỚNG CHO HỌC SINH CÁCH SỬ DỤNG ĐIỆN THOẠI THÔNG MINH HỮU ÍCH THÔNG QUA CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM Lĩnh vực công tác chủ nhiệm Năm học 2022-2023 1
  2. SỞ GD & ĐT NGHỆ AN TRƯỜNG THPT NGUYỄN ĐỨC MẬU Đề tài: ĐỊNH HƯỚNG CHO HỌC SINH CÁCH SỬ DỤNG ĐIỆN THOẠI THÔNG MINH HỮU ÍCH THÔNG QUA CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM Lĩnh vực công tác chủ nhiệm Người thực hiện: Lưu Thị Hiền,Mai Văn Dũng,Trần Văn Tuấn Năm học 2022-2023 2
  3. PHẦN A: ĐẶT VẤN ĐỀ I. Lí do chọn đề tài Trong thời đại công nghệ hiện nay,chiếc điện thoại thông minh đang là phương tiện hữu dụng cho tất cả mọi người, nó là công cụ kết nối chúng ta với cả thế giới, là kho tàng tri thức khổng lồ của nhân loại. Tuy nhiên không phải ai cũng sử dụng chiếc điện thoại thông minh một cách thông minh nhất, đặc biệt là các em học sinh THPT. Điều đáng báo động hiện nay là chiếc ĐTTM, với hàng trăm nghìn phần mềm, ứng dụng, chỉ cần có mạng internet và 1 nút bấm là nó có thể mang đến cho người dùng hàng hà sa số thông tin, nguy hại nhất là có nhiều phần mềm ứng dụng độc hại, hoặc 1 số phần mềm không được kiểm soát sẽ dễ dàng chứa đựng nội dung xấu, độc hại, dụ dỗ, lôi kéo người tham gia như: phim ảnh khiêu dâm, lối sống trụy lạc, kích động bạo lực, khiêu khích chiến tranh, chia rẽ đoàn kết dân tộc, tôn giáo.Ngoài ra trên điện thoại của mình người dùng điện thoại có thể chơi game,lướt FB,sống ảo…., trong đó sự xuất hiện của các trang mạng xã hội rất dễ làm cho người tham gia bị sa đà vào “biển thông tin” hỗn loạn đó lúc nào mà không hay biết, làm cho người dùng sao nhãng việc học hành, giảm năng suất lao động, tinh thần uể oải, sa sút, đắm chìm vào thế giới ảo trong đời sống thực. Đây chính là tác nhân làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tâm sinh lý và việc hình thành,phát triển nhân cách, lối sống tốt đẹp của con người, nhất là giới trẻ. Học sinh ở trường THPT Nguyễn Đức Mậu nói chung, ở 3lớp 11A9, 11A6, 10A12, nói riêng cũng nằm trong thực trạng trên, qua khảo sát, chúng tôi thấy mỗi học sinh đều có 1 chiếc điện thoại thông minh và có ít nhất một tài khoản của mạng xã hội và tất nhiên, không phải em nào cũng sử dụng ĐTTM một cách có ý thức. Trong phạm vi của nhà trường, với vai trò là giáo viên chủ nhiệm ,chúng tôi nghĩ, cần định hướng cho cho các em, tận dụng những ưu điểm của ĐTTM để qua đó tư vấn tâm lí, bồi dưỡng thế giới quan,làm giàu thêm kiến thức, giáo dục đạo đức, rèn luyện kĩ năng sống cho các em. Thực tế cho thấy một số học sinh trường THPT Nguyễn Đức Mậu đã trở thành những người nghiện game, thường xuyên bỏ học để theo đuổi các trò chơi điện tử tốn kém và thiếu lành mạnh, một bộ phận lớn học sinh lại có hiện tượng nghiện mạng xã hội như Facebook, Zalo... xem mạng xã hội như một nhu cầu không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày, từ đó dẫn đến suy nghĩ, hành vi và đạo đức cũng như kết quả học tập của học sinh giảm sút. Điều này không chỉ khiến cho giáo viên nhà trường, phụ huynh mà cả chính các bạn học sinh hết sức lo lắng. 3
  4. Thực tế tại Sở GD&ĐT Nghệ An, trên cơ sở Đề án “Tăng cường quản lý, giáo dục chính trị tư tưởng đối với học sinh, sinh viên trên môi trường mạng đến năm 2025” (ban hành theo Quyết định số 3296 QĐ-BGDĐT ngày 30/8/2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo), Sở đã ban hành hoặc lồng ghép ban hành nhiều văn bản chỉ đạo các cơ sở giáo dục trong toàn ngành triển khai thực hiện. Sở đã chủ động "nhập cuộc", tận dụng các tiện ích ĐTTM, của internet, mạng xã hội trong triển khai công tác chuyên môn và phong trào thi đua trong học sinh, sinh viên với nhiều hình thức phong phú đa dạng như: Chỉ đạo các đơn vị triển khai xây dựng các trang thông tin điện tử, cổng thông tin, các trang mạng xã hội. Theo đó, tính đến hiện tại, các cơ sở giáo dục trong toàn ngành đã xây dựng và vận hành cổng thông tin điện tử của đơn vị. Trước thực trạng như vậy, một câu hỏi được đặt ra: Việc sử dụng điện thoại thông minh ảnh hưởng như thế nào đến học sinh THPT? Tích cực hay tiêu cực? Làm thế nào để sử dụng điện thoại thông minh một cách có hiệu quả ở lứa tuổi học sinh THPT?. Vì vậy, vấn đề sử dụng điện thoại của học sinh là một vấn đề được cả xã hội quan tâm khi những hệ lụy của nó là không nhỏ. Xuất phát từ thực tế này, chúng tôi đã lựa chọn đề tài: “Định hướng cho học sinh cách sử dụng điện thoại thông minh hữu ích thông qua công tác chủ nhiệm ”. Nội dung này đã được chúng tôi và một số đồng nghiệp áp dụng có hiệu quả trong quá trình làm công tác chủ nhiệm lớp,và có thể vận dụng cho nhiều GVCN khác. Chúng tôi hi vọng sẽ góp phần nhỏ bé vào sự nghiệp đổi mới GD trong giai đoạn hiện nay, góp phần hình thành nhân cách để các em HS vững tin bước vào đời. II. Mục đích nghiên cứu - Nghiên cứu về ĐTTM, vai trò, lợi ích và hệ lụy khi HS sử dụng không có định hướng từ gia đình và nhà trường. - Sử dụng ĐTTM vào công tác chủ nhiệm nhằm giáo dục, uốn nắn đạo đức học sinh. - Sử dụng ĐTTM nhằm mở rộng thế giới quan cho học sinh III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Sử dụng ĐTTM trong công tác chủ nhiệm - Học sinh các lớp 11A6,11A9,10A12 - Các tài liệu nghiên cứu về tâm lí lứa tuổi học sinh THPT IV. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu lí thuyết - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn 4
  5. - Phương pháp thực nghiệm sư phạm - Phương pháp điều tra, phỏng vấn. PHẦN B: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU I. Cơ sở lí luận           1. Về vị trí, vai trò của giáo viên chủ nhiệm và công tác chủ nhiệm lớp ở trường phổ thông - Giáo viên chủ nhiệm là một trong những giáo viên đang giảng dạy ở lớp có đủ các tiêu chuẩn và điều kiện đứng ra làm chủ nhiệm lớp trong một năm học hoặc trong tất cả các năm tiếp theo của cấp học. Giáo viên chủ nhiệm lớp thực hiện nhiệm vụ quản lí lớp học và là người tập hợp, dìu dắt giáo dục học sinh phấn đấu trở thành con ngoan, trò giỏi, bạn tốt, công dân tốt và xây dựng một tập thể học sinh vững mạnh. Giáo viên chủ nhiệm lớp có vai trò sau đây: - Giáo viên chủ nhiệm là người được Hiệu trưởng bổ nhiệm, phân công chịu trách nhiệm về một lớp. Điều lệ trường TH ghi rõ: “Mỗi lớp có một giáo viên chủ nhiệm lớp do hiệu trưởng chỉ định, chọn trong số giáo viên giảng dạy ở lớp đó”. Giáo viên chủ nhiệm là người thay mặt hiệu trưởng chịu trách nhiệm quản lý toàn diện lớp học từ giáo dục văn hóa cho đến giáo dục đạo đức nhân cách. Chính vì thế có thể nói giáo viên chủ nhiệm là cầu nối đa chiều giữa các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường với tập thể học sinh lớp chủ nhiệm. - Giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường phổ thông là linh hồn của lớp học, là người góp phần không nhỏ hình thành và nuôi dưỡng nhân cách học sinh, những chủ nhân tương lai của đất nước. Nói như PGS.TS Đặng Quốc Bảo – Học viện quản lý GD thì giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường phổ thông là “nhà quản lý không có dấu đỏ”. Ngày nay, với sự nhận thức ngày càng đúng đắn và sâu sắc về GD, có thể coi GV chủ nhiệm như một nhà quản lý với các vai trò: Người lãnh đạo lớp học; Người điều khiển lớp học;Người làm công tác phát triển lớp học; Người làm công tác tổ chức lớp học; Người giúp hiệu trưởng bao quát lớp học; Người giúp hiệu trưởng thực hiện việc kiểm tra sự tu dưỡng và rèn luyện của HS; Người có trách nhiệm phản hồi tình hình lớp… Một người giáo viên chủ nhiệm giỏi sẽ góp phần xây dựng nên một tập thể lớp giỏi, nhiều tập thể lớp giỏi sẽ xây dựng nên một nhà trường vững mạnh. - Giáo viên chủ nhiệm là cầu nối giữa nhà trường – gia đình và xã hội .Nếu thực hiện thành công công tác chủ nhiệm sẽ góp phần giáo dục học sinh sau này trở thành thế hệ trẻ năng động, sáng tạo và tài năng. 2. Nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm 5
  6. Chính vì có vị trí quan trọng và vai trò to lớn trong công tác giáo dục mà nhiệm vụ giáo viên chủ nhiệm cũng khá nặng nề và vất vả. Xin được nêu một số nhiệm vụ cơ bản của giáo viên chủ nhiệm lớp - Thứ nhất, giáo viên chủ nhiệm phải là người lãnh đạo, điều khiển lớp học, bao quát toàn bộ các phương diện của lớp học, thực hiện việc kiểm tra, đánh giá sự tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu của học sinh. - Thứ hai, giáo viên chủ nhiệm phải là cầu nối giữa BGH nhà trường, các tổ chức trong trường, các giáo viên bộ môn với tập thể học sinh lớp chủ nhiệm. Nói cách khác, giáo viên chủ nhiệm phải là người đại diện cho cả hai phía là đại diện cho các lực lượng trong nhà trường và đại diện cho tập thể học sinh lớp chủ nhiệm về mọi mặt một cách hợp lí. - Thứ ba, giáo viên chủ nhiệm có nhiệm vụ giáo dục học sinh thông qua tập thể giúp các em hiểu và giải quyết mối liên hệ giữa cá nhân với tập thể qua việc phân công, phân nhiệm vụ một cách kịp thời cân đối, giúp học sinh tự giải quyết những vấn đề gắn liền với hoạt động xã hội, hoạt động tập thể như cắm trại, tham quan, sinh hoạt đoàn, chủ điểm hàng tháng qua các tiết hoạt động ngoài giờ giáo viên chủ nhiệm cần tổ chức các hoạt động tập thể như: Tham quan, thăm hỏi, giúp đỡ những em học sinh có hoàn cảnh khó khăn, neo đơn…giáo viên chủ niệm phải biết cách tổ chức, lôi cuốn học sinh vào hoạt động tập thể để giáo dục dễ dàng, có hiệu quả hơn. - Thứ tư, GVCN Tổ chức các hoạt động đa dạng cho tập thể học sinh. Như chúng ta đã biết, bản chất của quá trình giáo dục là quá trình tổ chức cuộc sống, hoạt động và giao lưu cho học sinh. Như vậy, để giáo dục học sinh, giáo viên chủ nhiệm lớp cần tổ chức các hoạt động và thu hút các em tham gia một cách tích cực nhất. trong trường phổ thông cần tổ chức tốt các hoạt động sau đây: + Rèn cho học sinh thói quen đi học đầy đủ, đúng giờ bằng các biện pháp cụ thể sau: + Rèn cho học sinh thói quen tích cực tham gia học tập bằng các biện pháp sau: Tổ chức thi đua giữa các tổ trong lớp, ghi lại số lần tham gia phát biểu ý kiến trong các giờ học Tổ chức cho học sinh chuẩn bị trước các bài học trong ngày. Tổ chức cho học sinh trao đổi về phương pháp đọc sách, ghi chép và sử dụng tài liệu và thảo luận trên lớp. Tổ chức cho học sinh học nhóm, đôi bạn cùng học để hỗ trợ nhau học tập. + Tổ chức tốt hoạt động của các đoàn thể như:Tổ chức các đội văn nghệ tập hát, múa, thi báo tường giữa các tổ và các lớp trong khối, trong trường. Thành lập các đội bóng đá, bóng bàn, cầu long, cầu mây… tổ chức luyện tập và thi đấu giữa các nhóm, tổ và các lớp, các khối trong trường. - Thứ năm, GVCN phối hợp với giáo viên bộ môn và các lực lượng giáo dục khác để giáo dục học sinh, vì giáo dục là quá trình có tính xã hội, do đó có nhiều lực lượng tham gia. Mỗi lực lượng giáo dục đều có những vai trò và chức năng 6
  7. riêng, giáo viên chủ nhiệm cần khai thác thế mạnh của các lực lượng đó, chủ động phối hợp tổ chức giáo dục học sinh có kết quả nhất. Trước hết giáo viên chủ nhệm cần phối hợp chặt chẽ với các giáo viên bộ môn để: Giáo viên chủ nhiệm lớp thường xuyên trao đổi với giáo viên bộ môn để biết tình hình học tập hàng ngày của lớp, để có những biện pháp giáo dục kịp thời. Thường xuyên rút kinh nghiệm về nội dung và phương pháp giảng dạy và giáo dục cho phù hợp với học sinh của lớp. Đối với chi đoàn thanh niên: Giáo viên chủ nhiệm chủ động đưa ra kế hoạch phối hợp công tác của cả năm học, kế hoạch công tác học kì, hàng tháng, hàng tuần. Phối hợp tổ chức sinh hoạt tập thể; sinh hoạt lớp, sinh hoạt đoàn, thực chất là phát huy tinh ý thức trách nhiệm và thần sáng tạo của các đoàn thể và từng cá nhân tham gia thực hiện các mục tiêu giáo dục chung, để không chồng chéo, trùng lặp các công việc của lớp, đoàn thể, không gây khó khăn cho học sinh. Tuy nhiên, phối hợp công tác không có nghĩa là đơn giản hóa công việc hay chủ nhiệm làm thay các đoàn thể. Đồng thời GVCN thường xuyên có mối quan hệ mật thiết với cha mẹ học sinh để cùng trao đổi ,nắm vững tình hình học tập, quá trình rèn luyện,tu dưỡng của các em ở lớp và ở nhà. Mối quan hệ này cần được thiết lập thường xuyên, phương thức thực hiện là sử dụng điện thoại, thư điện tử, sổ liên lạc,ban đại diện chi hội, liên lạc nhằm trao đổi với phụ huynh về tình hình của các em HS. Đặc biệt tại các cuộc họp phụ huynh các GVCN có thể trao đổi, bàn bạc nhiều mặt để tìm ra giải pháp tốt nhất để giáo dục HS. Với vị trí vai trò và nhiệm vụ như vậy, đòi hỏi người giáo viên chủ nhiệm cần có phẩm chất và năng lực, không ngừng học tập tích lũy kinh nghiệm để làm công tác chủ nhiệm có hiệu quả. 3. ĐTTM-Lợi ích và những nguy cơ tiềm ẩn 3.1.Khái niệm ĐTTM Điện thoại thông minh hay smartphone là khái niệm để chỉ chiếc điện thoại tích hợp một nền tảng hệ điều hành di động với nhiều tính năng hỗ trợ tiên tiến về điện toán và kết nối dựa trên nền tảng cơ bản của điện thoại di động thông thường.Ban đầu điện thoại thông minh bao gồm các tính năng của điện thoại di động thông thường kết hợp với các thiết bị phổ biến khác như PDA, thiết bị điện tử cầm tay, máy ảnh kỹ thuật số, hệ thống định vị toàn cầu GPS. Điện thoại thông minh ngày nay bao gồm tất cả chức năng của laptop như duyệt web, Wi-Fi, các ứng dụng của bên thứ 3 trên di động và các phụ kiện đi kèm cho máy. Những điện thoại thông minh phổ biến nhất hiện nay dựa trên nền tảng của hệ điều hành Android của Google và iOS của Apple. 7
  8. Điện thoại thông minh đa số có một màn hình độ phân giải cao hơn so với điện thoại truyền thống và điện thoại thông minh như một máy tính di dộng, vì nó có một hệ điều hành riêng biệt vì có thể hiển thị phù hợp các trang website bình thường và người dùng có thể thay đổi một giao diện. và sở hữu khả năng mở ứng dụng, tiện hơn và dễ dàng cài đặt lẫn gõ bỏ ứng dụng; điện thoại thông minh có màn hình cảm ứng độ phân giải cao, và sẵn sàng để gọi bàn phím ảo và viết chữ tay.Với những tính năng vượt trội như vậy,chiếc ĐTTM sẽ mang đến cho người sử dụng muôn vàn tiện ích ,nhưng cũng có thể chứa đựng rất nhiều nguy cơ tiềm ẩn. 3.2. Vai trò tiện ích của ĐTTM - Đối với những người cần tiếp cận những kỹ năng, kiến thức hoặc thông tin mới nhất phục vụ cho công việc, học tập, nghiên cứu, ĐTTM, mạng xã hội là công cụ tìm kiếm không thể thiếu. Mạng xã hội sẽ bổ sung và làm giàu thêm những kiến thức mà chúng ta được học trong nhà trường. Cụ thể nhất như: - Truy cập tin tức: Người dùng truy cập nhanh những thông tin mà mình quan tâm và doanh nghiệp cũng dựa vào những thông tin đó để bắt kịp xu hướng quảng cáo sản phẩm. - Nâng cao chất lượng dịch vụ công: Những vấn đề thu hút sự quan tâm của cộng đồng sẽ được lan truyền nhanh, qua đó các cơ quan hành chính công lắng nghe ý kiến đóng góp, phê bình của người dân để giảm thiểu sai sót và nâng cao chất lượng dịch vụ. - Tăng cường tính kết nối: Chúng ta có thể biết thông tin, thăm hỏi gia đình, người thân, bạn bè dù ở đâu trên thế giới và kết nối với những người bạn mới khắp năm châu. - Bổ sung kiến thức và tăng cường kỹ năng sống: Chúng ta có thể tìm kiếm và tự học các kỹ năng trên các trang mạng hoàn toàn miễn phí và học mọi lúc, mọi nơi. - Môi trường kinh doanh lý tưởng: Khi cần tìm kiếm một sản Doanh nghiệp tiết kiệm chi phí thuê nhân viên, mặt bằng, chi phí quảng cáo. Hoặc thông qua Facebook, Zalo... doanh nghiệp có thể giới thiệu sản phẩm đến khách hàng hoàn toàn miễn phí, là cơ hội tuyệt vời cho các bạn trẻ muốn khởi nghiệp nhưng có ít vốn - Kênh giải trí phong phú: Có thể xem phim, nghe nhạc đủ tất cả các thể loại dễ dàng. - Phát huy tài năng: ĐTTM có thể giúp chúng ta giới thiệu tài năng của mình đến mọi người như ca hát, vẽ tranh, nấu ăn, chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức... Qua đó, chúng ta có thể nổi tiếng một cách tích cực trên cộng đồng, cũng là con đường hiệu quả để duy trì và phát triển sự nghiệp. Năm vừa qua, nhờ mạng xã hội mà một bộ phận công nhân viên chức, nghệ sĩ, nghệ nhân, giáo viên... vẫn có thể đảm 8
  9. bảo được cuộc sống khi công việc tại văn phòng bị đóng cửa hoặc trì trệ do ảnh hưởng của dịch Covid-19 - Bày tỏ cảm xúc: Thông qua Facebook, Zalo... chúng ta có thể bày tỏ cảm xúc và nhanh chóng nhận được sự đồng cảm, chia sẻ từ người thân, bạn bè,... - Cải thiện não bộ: Theo nghiên cứu của giáo sư Gary Small tại Trường Đại học California Los Angeles cho thấy, khi tìm kiếm và đọc nhiều thông tin từ internet, não bộ sẽ hoạt động tốt hơn và làm chậm quá trình lão hóa, nhất là đối với người lớn tuổi. ĐTTM là thiết bị công nghệ có nhiều tính năng vượt trội, tùy vào mục đích, cách thức sử dụng mà với từng cá nhân nó sẽ phát huy những lợi ích hay tác hại khác nhau. Chính vì vậy, GVCN cùng với các lực lượng khác như gia đình, nhà trường...phải hướng dẫn các em biết làm chủ chiếc ĐTTM, cân nhắc mức độ sử dụng một cách hợp lý, chọn lọc thông tin bổ ích để ĐTTM trở thành công cụ nâng cao giá trị bản thân, nâng cao sự hiểu biết, rèn luyện thêm nhiều kĩ năng để cống hiến góp sức mình xây dựng xã hội văn minh,Đất Nước phát triển,giàu mạnh 3.3.ĐTTM và những nguy cơ tiềm ẩn Không thể phủ nhận những lợi ích của ĐTTM trong thời đại công nghệ số, nhưng nếu để nó chi phối quá nhiều cuộc sống của người dùng, hoặc nếu chúng ta sử dụng không kiểm soát cũng để lại những hậu quả khôn lường.Việc sử dụng ĐTTM rất dễ gây nghiện, và một khi đã nghiện nó thì sẽ ảnh hưởng không tốt đến cuộc sống của chúng ta. Có 1 thời gian khá dài chúng ta sẽ ôm nó trong mọi lúc mọi nơi, cả khi thức lẫn khi ngủ, cả khi đang tham gia sinh hoạt tập thể hay cả khi đã về nhà. Đi đâu, chúng ta có thể quên nhiều thứ,nhưng ĐTTM thì không, thật khó chịu khi máy hết pin, mạng chập chờn hay máy bị hỏng…Chưa hết, vì nghiện ĐTTM nên cuộc sống của chúng ta mất đi sự kết nối thực.Người dùng cảm thấy cuộc sống xung quanh thật vô vị, nhạt nhẽo, cảm thấy cô đơn, mất dần khả năng giao tiếp,thậm chí có thể mắc các bệnh về tâm sinh lí,thậm chí là bị trầm cảm,thần kinh… Quan sát HS chúng tôi nhận thấy trạng thái bồn chồn phấp phỏng của các cô cậu Hs có biểu hiện nghiện điện thoại,lúc nào trong tay cũng lăm lăm chiếc ĐTTM, chỉ cần thầy cô sơ hở là tranh thủ bấm, bấm.. Với những biểu hiện ấy, về nhà nếu bố mẹ không quản lí chặt chẽ thì các em sẽ học bài qua quýt, làm việc 1 cách hời hợt, chỉ mong chóng gạt bỏ tất cả để được ngồi với người bạn thông minh nhỏ bé kia. Một khi đã nghiện ĐTTM thì sẽ dẫn đến nghiện các trang mạng xã hội bởi trên chiếc ĐTTM, người sử dụng có thể dễ dàng truy cập các nền tảng mạng xã hội.Trong khi đó các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nghiện mạng xã hội rất nguy hiểm, thậm chí nguy hiểm hơn cả nghiện rượu bia, thuốc lá. Ngoài ra, sử dụng mạng xã hội sai cách, sai mục đích sẽ tác động tiêu cực đến bản thân về sức khỏe, tinh thần, suy nghĩ lệch lạc... như: sao nhãng mục tiêu cá nhân dẫn đến nguy cơ trầm cảm; hạn chế tương tác giữa người với người; mất kiểm soát quyền riêng 9
  10. tư, có xu hướng bạo lực…Bên cạnh đó, hiện nay có nhiều kẻ xấu đã lợi dụng các mạng xã hội để lừa đảo, đưa các thông tin sai sự thật...gây hoang mang dư luận. Vì vậy, khi dùng mạng xã hội, người dùng cần tỉnh táo, chọn lọc thông tin, tránh để sơ hở, lộ thông tin.. Không những thế ĐTTM còn tạo cho người dùng tiếp cận với các trò chơi điện tử, tiền ảo và vô vàn những phần mềm độc hại có thể đầu độc tâm hồn và trí tuệ của con người. Nghiện ĐTTM cũng sẽ khiến cho người dùng mắc chứng biếng ăn,cơ thể mệt mỏi, phản ứng lờ đờ, chậm chạp,thị lực giảm sút,mất ngủ… Tất cả những tác hại đó gióng lên hồi chuông cảnh báo cho xã hội:Phải làm gì để thế hệ trẻ ,tương lai của Đất Nước,biết sử dụng ĐTTM một cách hữu ích? 4. Ý nghĩa của việc định hướng học sinh sử dụng điện thoại thông minh hữu ích Như chúng ta đã biết viêc sử dụng điện thoại thông minh của HS vừa đem đến nhiều lợi ích nhưng cũng tiềm ẩn không ít nguy cơ, nó vừa là phương tiện phục vụ đắc lực cho Thầy và Trò, vừa có thể là “Kẻ tiếp tay”, lôi kéo học sinh vào những trò chơi không lành mạnh,thậm chí là phạm pháp,khiến cho hiệu quả học tập giảm sút, đôi khi có những suy nghĩ, lời nói, hành động không chuẩn mực, thậm chí có những HS vì nghiện điện thoại mà chịu những di chứng về tâm lí rất nặng nề. Vì vậy việc giáo viên chủ nhiệm định hướng cho HS cách sử dụng điện thoại đúng cách sẽ giúp các em có trong tay công cụ học tập hữu ích, tiếp cận tốt hơn với thế giới công nghệ, nâng cao sự hiểu biết, phục vụ đắc lực cho học tập cũng như cuộc sống. Nó chính là chìa khóa để các em mở cánh cửa thế giới công nghệ thời đại 4.0 Hơn ai hết, GV vừa là người thầy,vừa là người bố người mẹ nên hiểu rất rõ những hậu quả của việc các em dùng mạng xã hội không đúng cách.Việc này có thể gây ra những xích mích,hiểu lầm thậm chí là những xung đột gay gắt vì vậy,GVCN cần định hướng cho HS của mình dùng mạng xã hội 1 cách có văn hóa, phù hợp với thuần phong mĩ tục, phù hợp với chuẩn mực đạo đức và đúng pháp luật. II. Cơ sở thực tiễn 1. Thực trạng học sinh nghiện sử dụng Facebook ở Trường THPT Nguyễn Đức Mậu Facebook chính là một mạng lưới xã hội ảo, là nơi trò chuyện, nơi thư giãn, giải trí, hay chia sẻ cũng như thổ lộ tâm trạng mỗi người. Có thể nói nhiều HS thư giãn sau những căng thẳng mệt mỏi trong cuộc sống. Chính vì vậy mà có rất nhiều HS trong lớp thường tìm đến nhằm giải tỏa căng thẳng, hay mong muốn tìm những sự đồng cảm và chia sẻ cảm xúc đối với những người xung quanh. Ở Facebook, chúng ta đều có thể tìm kiếm được những thứ mà không thể tìm thấy ở bên ngoài. Đặc biệt là đối những bạn trẻ đam mê sự tự sướng và thích phô ra cho mọi người cùng thấy thì Facebook chính là một công cụ rất đắc lực để làm việc này. Chỉ cần một cái click, một post bài đăng hình ảnh của bạn đã được chia sẻ lên mạng và sẽ 10
  11. có rất nhiều người biết tới. Rồi chờ đợi từng nút like, từng "comment" hay cái "share". Chỉ như vậy thôi cũng khiến cho bản thân HS đã thấy rất vui rồi. “Bệnh” nghiện Facebook đang và đã để lại rất nhiều hậu quả không đáng có và rất đáng tiếc. Đó là các mối quan hệ thân thiết bắt đầu bị xao nhãng, không gian và thời gian dành cho gia đình và bạn bè cũng không còn nhiều. Thời gian dành cho học tập cũng bị gián đoạn, tâm trí của HS cũng dần mất đi cảm xúc bởi vì các em thiếu dần sự tương tác, kết nối với những người xung quanh mình,bớt sự cảm thông chia sẻ. Không những thế, hệ lụy từ việc sử dụng facebook nhiều đó là học sinh có hiện tượng viết, nói sai về chuẩn Tiếng Việt: như sử dụng kí hiệu viết tắt nhiều, thêm bớt, thay thế chữ cái, sử dụng tiếng lóng, sử dụng xem kẽ tiếng Việt và tiếng nước ngoài… mà học sinh tự gọi là: Ngôn ngữ mạng. Ngôn ngữ mạng của học sinh đã có những biến thể lạ lẫm, kỳ dị từ cấu trúc câu đến lối sắp xếp chữ cái. Những dòng trạng thái trên Facebook như: “Hum nAi chO?i đEpj cóa ay mun đy chOji zỚi tuy hOng?” (Hôm nay trời đẹp có ai muốn đi chơi với tôi không?) lan nhanh như hiệu ứng dây chuyền. Giới trẻ nhanh chóng “sáng tạo” ra nó, nhiều thanh thiếu niên, học sinh xem đó như là “phát minh”, một thứ ngôn ngữ riêng mà họ tự hào. Bên cạnh đó, nhiều HS thích thể hiện bản thân trong việc sử dụng tiếng nước ngoài cũng không ngần ngại chêm xen tự do vào trong câu nói, dòng viết tiếng Việt, hoặc ghép nghĩa của một số từ đơn tiếng Anh mà không cần quan tâm đến ngữ pháp, cấu trúc câu để thể hiện điều mình muốn nói. Ví dụ, trên mạng đang thịnh hình lối viết: no table - miễn bàn; lemon question - chanh + hỏi = chảnh; like afternoon - thích thì chiều… Cách nói ấy đã làm ảnh hưởng đến sự trong sáng của Tiếng Việt, làm mất đi ý nghĩa của Tiếng Anh. Ngoài ra hiện nay còn tồn tại những cách viết tắt “bí ẩn”, nếu không được các em HS tiết lộ thì chúng ta không thể biết ý nghĩa của những kí tự ấy là gì:“Cmnr”, “cmnl”, “vcc”, “vk”, “ck”. Qua khảo sát và dạy học môn Ngữ văn trên lớp, chúng tôi còn nhận thấy một thực tế, nhiều khi đọc, chấm bài kiểm tra, bài thi của học sinh, có những câu văn không hiểu các em muốn diễn đạt vấn đề gì, vì câu chữ quá lủng củng và sử dụng khá nhiều ngôn ngữ ký tự, ký hiệu. Đấy là chưa kể, do sử dụng ngôn ngữ mạng thành quen nên các em rất hay viết tắt, viết sai chính tả. Như vậy, việc lạm dụng ngôn ngữ “chat” trong học tập với thời gian dài có thể khiến học sinh quên đi cách sử dụng từ ngữ theo đúng chuẩn mực, và xa hơn, khi thường xuyên sử dụng ngôn ngữ mạng một cách dễ dãi, bừa bãi, ít nhiều sẽ ảnh hưởng tới tính cách như: tùy tiện, hời hợt, cẩu thả… Nhìn nhận ở khía cạnh ngôn ngữ thì rõ ràng đã có sự lai căng, nhiễu loạn, thiếu chuẩn mực, gây nên nhiều nguy cơ mất trong sáng trong nói và viết tiếng Việt. Đây là một tác hại lớn từ việc sử dụng ĐTTM của học sinh hiện nay. 11
  12. 2. Tình trạng học sinh “nghiện” Game online đáng báo động Đối với học sinh lứa tuổi THPT phần mềm được đa số các em lựa chọn để tải ứng dụng về máy sử dụng đó chính là: game. Và tại lớp chúng tôi chủ nhiệm tình trạng nghiện game là khá phổ biến, chủ yếu là ở học sinh Nam. Nghiện game là tình trạng sử dụng quá nhiều thời gian vào các trò chơi trên máy tính gây ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày. Người bệnh phải chơi game một cách cưỡng bức và tách rời bản thân khỏi gia đình, bạn bè, những mối quan hệ xã hội khác lơ là học tập, tập trung hầu hết thời gian vào việc làm sao để có thể đạt được thành tích cao nhất trong các trò chơi game. Với ưu thế là một loại hình giải trí hiện đại, dễ chơi, nhất là đối với lứa tuổi thanh thiếu niên, rõ ràng ngoài tác dụng giải trí, game online cũng tiềm ẩn nhiều tác hại. Môi trường game online rất sống động, có khi rất li kì. Càng dành nhiều thời gian chơi, niềm đam mê đầu tư cho nhân vật trong game càng lớn: như săn lùng, sắm đồ, bán đồ… sôi động chẳng khác nào thế giới thật. Khi nghiện game, học sinh không còn hứng thú học tập để có được kết quả tốt ở trường. Cảm thấy tức giận, thất vọng, căng thẳng và buồn chán khi không được chơi game, học sinh thường nghĩ đến buổi chơi game sắp tới và thường mơ ngủ về các trò chơi game. Học sinh chỉ mong nhanh kết thúc việc học ở trường, về đến nhà là “ôm” ngay ĐTTM để chơi game, có những học sinh chơi game đến quên cả ăn, ngủ…nhiều học sinh ngoài việc chơi bằng ĐTTM không đủ thỏa mãn tính kích thích của game thì ra ngoài tiêu tốn nhiều tiền vào cửa hàng cung cấp dịch vụ game, nạp tiền mua thẻ game… Có nhiều phụ huynh ở lớp chúng tôi đã chia sẻ: họ không biết làm gì để cai nghiện game cho con mình, nếu thu điện thoại đi không cho chơi thì con bỏ ăn, thậm chí bỏ nhà đi chơi ở quán cả mấy ngày không về nên bố mẹ bất lực đành phải để con sử dụng điện thoại tùy tiện. Có thể khẳng định hậu quả của tình trạng nghiện game ở học sinh trong các lớp là vô cùng nghiêm trọng: HS thường xuyên nghỉ học để ở nhà chơi game, ít tham gia vào hoạt động của nhà trường, không giao tiếp với mọi người xung quanh, kể cả người thân trong gia đình. Kết quả học tập của những học sinh đó bị giảm sút, bị thi lại nhiều môn học. Đơn cử năm học 2020-2021 có một số trường hợp HS thường xuyên nghỉ học vào quán nét chơi game:Anh Quân,Tú Ngà,Phan Anh, Tuấn Anh (11A9), Quốc Đạt, Trọng Vinh, Văn Tiến (11A6), Trung Thành, Quốc Tuấn, Đình Trung (10A5) đa số trong đó là các học sinh nghiện game, nghiện game từ năm học lớp cấp 2, em thường xuyên vắng học, ở nhà chơi game bằng ĐTTM và chơi ở quán game. Chúng tôi đã đưa ra phiếu khảo sát về thực trạng sử dụng điện thoại thông minh của HS như sau: Sau khi tổng hợp phiếu khảo sát chúng tôi đã thu được những kết quả như sau: - Số lượng học sinh dùng điện thoại thông minh là rất lớn (bao gồm cả sở hữu và mượn của người thân): trên 90% 12
  13. - Thời gian sử dụng điện thoại trong ngày phần lớn là để giải trí (70 %), việc sử dụng điện thoại cho học tập là rất ít (30%). - Đa số học sinh đều thừa nhận điện thoại thông minh đã tiêu tốn quá nhiều thời gian và ảnh hưởng đến nhiều vấn đề trong cuộc sống đặc biệt là kết quả học tập. - Những HS có thời gian sử dụng điện thoại trong ngày nhiều hơn 3 giờ đa số có kết quả học tập thấp. - Đa số chưa biết tận dụng những lợi thế của điện thoại để khai thác thác các Th Mục đích sử dụng ĐT trong ngày Th ời ời gia gia n Số n sử HS sử dụ Số sử dụ ng Họ Tổ HS dụ ng ĐT c ng có ng ĐT Lớ 1-> Mục đích khác số ĐT ĐT >3 tậ p 3 HS T giờ p giờ kh M tro tro ảo ng ng sát ng ng ày ày S S S S S S % % % % % % L L L L L L 95, 11A9 42 42 100 40 28 70 12 30 10 25 30 75 2 5, 44, 22, 11A6 40 40 100 36 90 20 16 8 28 77,8 6 4 2 10A1 90, 44 44 100 40 22 55 18 45 12 30 28 70 2 9 - Khảo sát thời gian sử dụng ĐTTM/1 ngày của học sinh Nhận xét: Qua biểu đồ trên, ta thấy được tần suất sử dụng ĐTTM của học sinh khá lớn. Số học sinh sử dụng 3 giờ và nhiều hơn 3 giờ một ngày đến 70% 3. Học sinh nghiện bị lôi kéo vào các trò chơi tiền ảo. Một thực trạng đáng báo động hiện nay là HS bị lôi kéo vào các trò chơi tiền ảo trên mạng trong đó đặc biệt hơn cả là trò chơi Tài Xỉu. Với các bạn trẻ có “máu cờ bạc”, ham trò đỏ đen, có lẽ “Tài Xỉu Online” là cái tên gọi không quá xa lạ. Bởi 13
  14. thực chất đây là ứng dụng cho phép người chơi đặt cược số tiền mong muốn vào một trong hai ô “Tài” hoặc “Xỉu” để ăn thua tiền cá cược. Theo luật chơi, hệ thống này sẽ tung ra 3 viên xúc xắc và nếu tổng số điểm trên 3 viên xúc xắc được tung ra lớn hơn 10 thì được gọi là “Tài” và nhỏ hơn 10 thì được gọi là “Xỉu”. Xuất hiện đa dạng với nhiều hình thức từ các trang web tới các ứng dụng, có thể nói “Tài Xỉu online” đang là một trong những game cá cược có khả năng tiếp cận người chơi cao nhất. Tìm kiếm từ khóa “Tài – Xỉu” trên Facebook, lập tức cho kết quả hàng trăm hội nhóm với số lượng thành viên từ vài nghìn đến hàng trăm nghìn/hội nhóm. Thậm chí, để lôi kéo người chơi, trong các hội nhóm này liên tiếp đăng các đoạn video livestream để hướng dẫn cách chơi và tặng quà cho những người xem trực tiếp. Qua tìm hiểu, các tài khoản được dùng cho việc chia sẻ các video nói trên chủ yếu là các tài khoản ảo và không có bất kỳ thông tin cá nhân nào. Nguy hiểm hơn, các ứng dụng này còn được quảng cáo tràn lan trên khắp các diễn đàn mạng xã hội như Facebook, Youtube… kèm theo vô vàn lời mời chào hấp dẫn: “Cái này dễ mà, anh em cứ đánh theo tôi là thắng, cái này nó có mẹo hết mà”. Với mật độ xuất hiện ngày càng nhiều, các tựa game hay các trang web mang tính cá cược có khả năng tiếp cận người chơi cao, đặc biệt là các thanh thiếu niên trong độ tuổi từ 15 đến 23 – độ tuổi sử dụng mạng xã hội nhiều nhất. Từ đây, bắt đầu tạo nên những bi kịch cho các “con bạc” vị thành niên. Điều đáng nói là từ trò chơi ảo,có thể sinh ra bi kịch thật,khi một HS dính vào trò chơi này,lúc đầu việc kiếm tiền không hề khó khăn,thậm chí có HS còn chia sẻ: “Kiếm tiền bằng cách này vừa dễ vừa nhanh, cách chơi lại đơn giản, tỷ lệ trúng thưởng cao. Với cả chơi cho biết thôi chứ có nghiện đâu”. Nếu như đặt cược đúng, số tiền mà người chơi này có thể kiếm được trong 1 đêm có thể lên tới hàng chục triệu đồng. Tuy nhiên, với cách đánh “tất tay” của đa số Hs,1 triệu, 2 triệu bốc hơi cũng chỉ trong 1 đêm, số tiền cứ thế thành cấp số nhân khi trở thành con nghiện. Trò đỏ - đen luôn diễn ra như một quy luật có thắng, có thua, song những “con bạc” luôn mong muốn số tiền kiếm được gấp mười, thậm chí là gấp trăm số vốn ban đầu. Do đó, càng thua đậm, những "con bạc" càng tìm mọi cách để gỡ lại số tiền đã mất. Và các quỹ tín dụng đen là nơi cung cấp số tiền để các “con bạc” có thể gỡ lại số tiền mất. Và từ “con bạc” có thể trở thành “con nợ”, nhỏ thì vài chục triệu,lớn thì con số trăm triệu,chẳng những không thực hiện được giấc mơ đổi đời mà còn phải bỏ học,thậm chí là sa lưới pháp luật, hậu quả để lại rất nặng nề. 14
  15. 4. Những mặt tích cực và hạn chế của học sinh khi sử dụng ĐTTM. 4.1 Những mặt tích cực. ĐTTM đã mang lại cho mọi người những lợi ích vô cùng to lớn. Chúng làm cuộc sống của con người hiện đại hơn,phát triển hơn, thông minh hơn, làm cho con người đến với nhau dễ dàng hơn và đây cũng là kho cung cấp tri thức của nhân loại. ĐTTM, Internet, mạng xã hội cung cấp rất nhiều những thông tin, nội dung tư vấn, hướng dẫn con người nói chung và người trẻ nói riêng dễ dàng thực hành các hoạt động cần thiết trong cuộc sống. - Các em có thể tạo lập, tham gia các nhóm hội như nhóm lớp,nhóm học bộ môn... để tìm kiếm thông tin,trao đổi các kinh nghiệm học tập, nâng cao năng lực tự học - Các em dễ dàng tham gia các cuộc thi trên mạng Internet do ngành GD&ĐT tổ chức như thi giải toán, Olympic tiếng Anh, thi an toàn giao thông… - ĐTTM giúp mỗi người trong đó có các em học sinh tăng sự đồng cảm, quan tâm đối với những người khác thông qua các hành động yêu thích (like), chia sẻ hoặc bày tỏ các cảm xúc của bản thân đối với những bài viết,hình ảnh hay các chia sẻ của người khác. - Các em có thể kết nối các bạn trong lớp, trong trường để tạo nên khối đoàn kết; làm bạn với mọi người trên mọi vùng miền trên đất nước, thậm chí ở nước ngoài để trao đổi, học hỏi nâng cao kiến thức, văn hóa, vốn sống. - ĐTTM là phương tiện để các em trò chuyện, tán ngẫu, liên lạc hiệu quả, ít tốn kém với các tính năng như nhắn tin,gọi. - Việc sử dụng ĐTTM đúng đắn còn giúp các em cập nhật kịp thời những thông tin mới của cuộc sống, nâng cao hiểu biết hay thưởng thức các video hài hước để giải toả sau những giờ học căng thẳng. - Có chiếc ĐTTM trong tay các em chỉ cần ngồi một chỗ là có thể đặt mua được tài liệu học tập, các món hàng mong muốn vừa tiết kiệm được thời gian, vừa không mất công đạp xe tìm kiếm. - Đặc biệt, những khi đại dịch covid 19 xảy ra, trên toàn cầu trong đó có Việt Nam phải thực hiện việc giãn cách, cách ly xã hội nhưng việc học của các em vẫn không bị gián đoạn 4.2. Những mặt hạn chế. Thực tế, không phải học sinh nào cũng khai thác tốt những lợi ích ĐTTM mang lại. Nhiều em không phân bố thời gian sử dụng ĐTTM hợp lí, khả năng làm chủ thân kém nên phải gánh chịu hậu quả nặng nề. Mặt khác, đặc điểm của các 15
  16. trang mạng xă hội là thông tin nhanh, nhiều, nhưng bị trộn lẫn giữa những thông tin tốt với thông tin xấu, nhiều thông tin không được kiểm chứng. Nếu học sinh không biết gạn đục khơi trong sẽ có nhiều chuyện đáng tiếc xảy ra. Nhiều em sử dụng ĐTTM với tần suất lớn, 3-4 tiếng một ngày, sao nhãng học tập, chìm đắm vào thế giới ảo, sức khỏe sút giảm, sống kép kín, mụ mị, tâm lí bất ổn, kết quả học hành đi xuống khiến bố mẹ và thầy cô lo lắng. Đa số học sinh sử dụng mạng xã hội thiếu kiểm soát: như cuồng like, like, chia sẻ cả những thông tin độc hại vi phạm pháp luật, không đảm bảo thuần phong mĩ tục; bình luận với ngôn từ kém văn minh, thậm chí khiêu khích lẫn nhau để rồi xảy ra xích mích mích gây mất đoàn kết, làm ảnh hưởng an ninh trường học nghiện đăng bài: mặc thế nào, ăn gì, ở đâu đều trưng lên Facebook, Zalo, chốc lại mở ra xem có bao nhiều like, bao nhiêu bình luận rất tốn thời gian. Một số học sinh bị lừa đảo trắng trợn trên mạng xã hội,mua phải các sản phẩm giả, kém chất lượng không đúng như thực tế quảng cáo đến khi liên hệ với bên bán để khiếu nại thì bị chặn,hủy kết bạn, không thể liên lạc được.Có những em do thiếu nhận thức, kĩ năng, kinh nghiệmsống bị kẻ xấu lấy thông tin cá nhân để mạo danh lừa gạt người khác hoặc lợi dụng lòng tin để lừa đảo tiền bạc, thậm chí xâm hại. Hay nhiều em bị lôi kéo vào nhiều hội,nhóm không lành mạnh,bị lôi kéo vào các trò chơi gây nghiện,để lại nhiều hệ lụy không hề nhỏ 5. Những khó khăn của giáo viên trong công tác chủ nhiệm khi sử dụng HS chưa sử dụng ĐTTM. Những ngày đầu khi mới nhận công tác chủ nhiệm, chúng tôi phải tìm hiểu học sinh qua bản sơ yếu lí lịch, nếu không có ĐTTM, những thông tin mà chúng tôi biết về HS vô cùng ít ỏi Trong giờ sinh hoạt lớp có rất nhiều vấn đề, kế hoạch của trường, của lớp được triển khai, các em không thể nhớ hết thông tin nên việc phối hợp giữa cá nhân và tập thể có lúc chưa đồng bộ. Chúng Tôi cần ĐTTM để có thể nhắc nhở các em lịch học thêm,lịch hướng nghiệp,thời gian nạp các loại giấy tờ cần thiết. Hoặc thông báo các nội dung quan trọng đột xuất như nghỉ học do mưa bão, thay đổi hoạt động ngoại khóa do khách quan ... Nếu không có ĐTTM chúng tôi chỉ biết gọi điện thoại cho ban cán sự, cho các phụ huynh ...khá tốn kém và mất thời gian, nhiều khi không thể kịp thời. Nhiều em cập nhật tin không kịp thời vẫn đi học trong thời tiết mưa to, gió lớn rất nguy hiểm. Có học sinh mới chuyển đến, chưa quen bạn bè, lại thường xuyên nghỉ học vô lí, giáo viên chủ nhiệm vô cùng vất vả khi điều tra nguyên nhân.Một số vấn đề tế nhị, không phải lúc nào cô và trò cũng dễ dàng trao đổi trực tiếp. Khi học sinh thường xuyên vi phạm nội quy, giáo viên nhắc nhở nhiều trước lớp sẽ ảnh hưởng đến sĩ diện của các em, thậm chí phản tác dụng, khiến các em nhờn hoặc trở nên 16
  17. tự ti, mặc cảm. Một số bài học nội dung dài mà thời lượng tiết học có hạn,giáo viên rất khó để bổ sung kiến thức, giới thiệu tài liệu và phụ đạo thêm cho các em, về lâu dài điều này sẽ ảnh hưởng đến chất lượng học tập của học sinh. Từ cơ sở lí luận và thực tiễn trên, tôi thấy rằngviệc xây dựng môi trường học tập nhiều hứng thú, niềm vui; tạo thói quen sinh hoạt có nề nếp, giáo dục đạo đức cho các em là điều cần thiết. ĐTTM tuy là con dao hai lưỡi, vừa có mặt tốt, vừa có mặt xấu nhưng nếu biết sử dụng hợp lí, nó sẽ là công cụ quan trọng hỗ trợ giáo viên và nhà trường đạt được mục tiêu đã đề ra. III. Giải pháp để định hướng cách sử dụng ĐTTM cho HS. 1. Giải pháp 1: Xây dựng nội qui sử dụng điện thoại trong trường học và ở nhà. a. Nội quy sử dụng điện thoại ở trường: Việc đầu tiên Chúng tôi cần làm ngay sau khi nhận lớp chủ nhiệm là xây dựng nội qui sử dụng điện thoại trong trường học của học sinh. Nội qui được xây dựng dựa trên ý kiến thảo luận và biểu quyết của cả lớp và GVCN. Trong đó qui định: HS được phép mang điện thoại đi học nhưng không được phép sử dụng trong giờ học :kể cả trường hợp để dưới ngăn bàn,trong cặp nhưng đang mở khóa cũng tính là đang sử dụng(nếu chưa có sự cho phép của giáo viên). Học sinh nếu vi phạm (sử dụng ĐT trong giờ học khi chưa được cho phép của GV) sẽ bị xử lý như sau: + Vi phạm lần 1: nhắc nhở trước lớp. + Vi phạm lần 2: thông báo tới phụ huynh và yêu cầu HS viết bản kiểm điểm. + Vi phạm lần 3: tạm thu điện thoại và cho HS làm vệ sinh trực nhật của lớp Sau khi đã được thống nhất trong lớp học, Chúng tôi chia sẻ những quy định về việc sử dụng điện thoại trong trường học để phụ huynh, học sinh hiểu, nắm rõ và cùng nghiêm túc thực hiện. Thay vì cấm tuyệt đối như trước đây, bắt đầu từ tháng 11/2020, học sinh THCS, THPT được phép sử dụng điện thoại trong giờ học để phục vụ cho việc học tập. Quy định này được ghi nhận trong Điều lệ trường THCS, THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư 32/2020, có hiệu lực từ ngày 1/11/2020 của Bộ GD & ĐT. Theo đó, điện thoại thông minh trở thành công cụ để học tập. HS có thể cập nhật các thông tin mới, thời sự hoặc tài liệu tham khảo mới nhất một cách nhanh chóng, thuận lợi trong từng tiết học. Ngay sau khi có thông tư của Bộ về việc cho phép HS sử dụng ĐT trong các tiết học, chúng tôi và học sinh của lớp đã cùng thảo luận và điều chỉnh, bổ sung nội quy sử dụng ĐT trong trường học cho phù hợp. Cụ thể, HS được phép sử 17
  18. dụng ĐT trong các tiết học nhưng phải đúng mục đích, phải phục vụ nhu cầu học tập. Nếu HS sử dụng sai mục đích thì sẽ xử lý như nội quy đã qui định. b. Nội quy sử dụng ĐTTTM ở nhà: Một thực tế mà tất cả chúng ta đều thấy rõ đó là hiện nay hầu hết các em HS đều dùng 1 khoảng thời gian rất lớn để sử dụng ĐTTM, nhiều em chiếc điện thoại luôn kề cận bên mình,thậm chí là ngay cả trong lúc học bài,lúc làm việc nhà,lúc đi ngủ…Nhưng chúng ta không thể cấm đoán các em sử dụng nó bởi ĐTTM là rất cần cho cuộc sống thời đại công nghệ 4.0.Vì vậy GVCN phải phối hợp với phụ huynh và các em HS lên kế hoạch cụ thể giúp các em quản lí thời gian sử dụng ĐTTM một cách cụ thể rõ ràng. Trước hết các em cần phải tự lên kế hoạch ,thời gian sử dụng ĐTTM ,mục đích sử dụng một cách cụ thể,kèm với cam kết là phải thực hiện đúng.GVCN kiểm tra,chỉnh sửa gửi ,cô-trò cùng thống nhất, sau đó gửi về cho phụ huynh theo dõi và báo cáo (nếu HS vi phạm làm sai ). Thời gian quy định cho mỗi ngày tối đa là 3 tiếng(cho cả việc học tập và mục đích khác). HS có thể cài đặt thời gian sử dụng trên điện thoại của mình để tự nhắc nhở. THỜI GIAN BIỂU Các hoạt động Thứ Thứ Thứ Thứ Thứ Thứ Chủ Điều 2 3 4 5 6 7 nhật chỉnh Học bài ở nhà 18
  19. Làm việc nhà Sinh hoạt cá nhân Tự học thêm Dùng ĐTTM: - Vào mạng XH - Học tập -Tìm hiểu thêm các lĩnh vực khác -Giải trí 2. Giải pháp 2:Tăng cường công tác tuyên truyền cho học sinh cách sử dụng hiệu quả điện thoại thông minh. Là GVCN đồng thời dạy bộ môn tại các lớp chúng tôi chủ nhiệm, sau khi nắm bắt được tình hình trên của lớp chủ nhiệm,chúng tôi luôn gần gũi trao đổi và định hướng cho các em để các em biết sử dụng điện thoại đúng mục đích và hiệu quả. Có dịp gần gũi các em là chúng tôi trò chuyện cởi mở, giới thiệu, gợi ý những trang web bổ ích, mang tính học tập cho học sinh cũng như giải trí lành mạnh cho HS. 19
  20. Trong các giờ sinh hoạt lớp hay hoạt động ngoại khóa Chúng tôi đã hướng dẫn HS cách sử dụng các trang mạng xã hội như thế nào cho hiệu quả, hướng dẫn HS tìm kiếm và chia sẻ các thông tin bổ ích. Chúng tôi luôn cố gắng đổi mới và nâng cao hiệu quả của tiết sinh hoạt lớp. Thông qua các tiết sinh hoạt lớp để học sinh có nhận thức đúng đắn hơn về những mặt tích cực và tiêu cực của ĐTTM từ đó có hành động sử dụng phát huy tính tích cực. Tuyên truyền, động viên, giáo dục các em để các em thấy được: + Cần đặt nhiệm vụ học tập là quan trọng nhất, luôn tích cực học tập, tích lũy kiến thức các bộ môn, trau dồi những kĩ năng sống cần thiết cho sự phát triển cả về thể chất và trí tuệ của mình. + Ngoài việc thu nhận kiến thức trên ĐTTM qua các trang Web,mạng xã hội các em có thể học thêm về các lĩnh vực khác:nấu ăn,làm bánh,cắm hoa nghệ thuật, học vẽ online…hay là tìm hiểu thêm những kiến thức về xã hội về con người…. + Sử dụng ĐTTM một cách hiệu quả nhất: tư thế khi sử dụng, ánh sáng phù hợp, không sử dụng với thời gian nhiều và cần sử dụng với mục đích phục vụ học tập tích cực… + Khi đăng tin bài trên facebook phải đảm bảo: không vi phạm pháp luật nhà nước, có nội dung lành mạnh, phù hợp thuần phong mỹ tục, phù hợp văn hóa học đường.Chúng tôi luôn dạy các em HS “học ăn học nói học gói học mở” ngay từ việc nhỏ nhất là: ấn nút “like”, “share”, “comment”… trên Facebook. Không phải trang Facebook nào các em HS cũng kết bạn, làm quen và chia sẻ… chúng tôi chỉ ra cho các em HS thấy được mặt trái của Facebook và đặc biệt là không kết bạn, theo dõi những trang Facebook vi phạm đạo đức, pháp luật. HS cần chơi Facebook một cách có văn hóa. + Có bản lĩnh, không bị bạn bè lôi kéo, dụ giỗ truy cập vào các trò chơi điện tử vô bổ, không tốn tiền của gia đình vào những trò game, trang mạng xã hội tiêu cực, không phù hợp với lứa tuổi. + Có lập trường khi tham gia các trang mạng xã hội, các diễn đàn và xây dựng cách giao tiếp, ứng xử có văn hóa… Ngay từ đầu năm học 2020– 2021,Chúng tôi đã tổ chức tiết sinh hoạt lớp với chủ đề: “Smartphone và học sinh THPT” Mục tiêu tiết sinh hoạt: - Giúp học sinh thấy được sự nguy hại từ việc lạm dụng Smartphone đến việc học tập cũng như đạo đức của học sinh. Nội dung tiết sinh hoạt: - HS xem phóng sự: “Smartphone hủy hoại một đứa trẻ như thế nào” trên kênh ANTV. - Thảo luận và phân tích nguyên nhân, hậu quả học sinh nghiện ĐTTM từ đó định hướng học sinh tự đưa ra giải pháp “cai nghiện” hiện tượng trên. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2