intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Đổi mới giờ sinh hoạt lớp theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:49

10
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu sáng kiến nhằm đánh giá thực trạng tổ chức giờ SH lớp ở trường THPT Đô Lương 2; Đề xuất một số giải pháp để đổi mới giờ SH lớp; Đổi mới giờ SH lớp theo hướng phát huy tính tích cực của HS góp phần nâng cao chất lượng của công tác chủ nhiệm của bản thân GV thực hiện đề tài. Đồng thời góp phần nâng cao chất lượng công tác CN lớp tại trường THPT Đô Lương 2.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Đổi mới giờ sinh hoạt lớp theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh

  1. PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo đã chỉ rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực của người học; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kĩ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kĩ năng, phát triển năng lực”Theo đường lối chỉ đạo của Đảng và Nhà nước thì phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học là một trong những yếu tố quan trọng để đổi mới nền giáo dục theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh. Nắm bắt được tinh thần đổi mới giáo dục hiện nay, mỗi giáo viên đã và đang nghiên cứu đề xuất và thực hiện nhiều giải pháp hữu hiệu trong việc đổi mới phương pháp dạy học, quản lí học sinh. Với người GVCN, việc phát huy vai trò tích cực của HS trong các hoạt động học tập, tu dưỡng đạo đức, rèn luyện nhân cách là yếu tố nền tảng, then chốt để để nâng cao chất lượng GD của lớp cũng như góp phần nâng cao chất lượng GD của nhà trường. Ngoài các tiết học chuyên trách mà GVCN giảng dạy trực tiếp ở trên lớp, thì giờ SH chính là giờ GVCN và HS gắn kết với nhau nhất. Năng lực chủ nhiệm, sự tận tâm, tận tình của GVCN được hiện thực hoá trong cách thức tổ chức giờ sinh hoạt lớp hiệu quả mà ở đó GVCN đóng vai trò định hướng, dẫn dắt, tổ chức và HS là chủ thể hoạt động, thông qua thoạt động hình thành năng lực, phẩm chất. Vậy làm thế nào để có được một giờ sinh hoạt lớp thực sự hiệu quả? Phát huy được vai trò chủ thể tự giác, tích cực của HS? Rất cần thiết, phải đổi mới trong nội dung cũng như cách thức tổ chức giờ sinh hoạt lớp. Thứ nhất, tính tích cực, chủ động trong hoạt động chiễm lĩnh tri thức, hình thành nhân cách có vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả học tập và rèn luyện của người học nói riêng và chất lượng giáo dục trong nhà trường nói chung. Tính tích cực của người học là một yếu tố cốt lõi, nền tảng tạo nên nền GD theo định hướng phát triển PHẨM CHẤT và NĂNG LỰC. Wiliam Butler Leats cho rằng: “Giáo dục không phải là rót cho đầy một chiếc bình, mà nơi khơi lên ngọn lửa cũng có nghĩa là GD với sứ mệnh thiêng liêng của nó phải biết khơi lên những giá trị tự thân tốt đẹp của con người như: tính tích cực, cảm giác hạnh phúc… biến nó thành sự tự giác, hứng thú, mê say trong học tập, nghiên cứu khoa học và đi đến đích “Học để biết, học để làm, học để chung sống và học để khẳng định mình” Thứ hai,trong công tác chủ nhiệm, giờ sinh hoạt lớp mặc dù không phải là một giờ học để truyền thụ tri thức nhưng nó có vai trò quan trọng trong việc hình 1
  2. thành ý thức đạo đức, phẩm chất, năng lực cho HS. Bởi giờ sinh hoạt giúp đánh giá việc tuân thủ theo nội quy, quy định và chuẩn mực đạo đức của HS. Ngoài ra, đây còn là một giờ để tổ chức các hoạt động GD tập thể, phát huy tính tích cực, vai trò chủ thể trong nhận thức, hoạt động của HS để HS tự giác, tự tin trong xử lí các vấn đề thực tiễn trong trường học cũng như ngoài đời sống. Thứ ba,xuất phát từ thực tế của việc tổ chức giờ sinh hoạt lớp hiện nay, chúng ta mới chỉ chủ trọng đến việc kiểm tra mức độ chấp hành kỉ luật của HS mà chưa chú ý đến việc tổ chức hoạt động GD tập thể cho các em giờ này. Hay nói cách khác có một số GV lầm tưởng giờ sinh hoạt lớp là giờ để kiểm điểm, trách phạt, áp đặt HS tuân thủ theo những nội quy của nhà trường, lớp đã đề ra. Nơi đó, GVCN và cán bộ lớp là chủ thể mà các HS khác không được tham gia vào chính hoạt động GD của mình. Dẫn đến việc các em sinh hoạt lớp nhưng không biết mình đang làm gì và mình được gì thông qua giờ học ấy. Chính vì vậy, rất cần thiết phải đề ra những biện pháp “Đổi mới giờ sinh hoạt lớp theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh”. 2. Mục đích nghiên cứu - Nghiên cứu một số vấn đề lý luận liên quan đến đề tài. - Nghiên cứu một số vấn đề thực tiễn - Đánh giá thực trạng tổ chức giờ SH lớp ở trường THPT Đô Lương 2 - Đề xuất một số giải pháp để đổi mới giờ SH lớp. - Đổi mới giờ SH lớp theo hướng phát huy tính tích cực của HS góp phần nâng cao chất lượng của công tác chủ nhiệm của bản thân GV thực hiện đề tài. Đồng thời góp phần nâng cao chất lượng công tác CN lớp tại trường THPT Đô Lương 2 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1 Khách thể nghiên cứu: Giờ sinh hoạt lớp của học sinh THPT 3.2 Đối tượng nghiên cứu: Học sinh lớp 10B3 (năm học 2021-2022), 11B3 (năm học 2022-2023), trường THPT Đô Lương 2 4. Giả thuyết khoa học: Nếu đề xuất và thực hiện đồng bộ các giải pháp có cơ sở khoa học, có tính khả thi mà chúng tôi đưa ra ở tất cả các lớp học thì giờ sinh hoạt sẽ đạt hiệu quả cao, học sinh sẽ phát triển một cách toàn diện và phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo. 5. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu 2
  3. 5.1 Nhiệm vụ nghiên cứu: Tập trung vào ba nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu cơ sở lí luận của giờ sinh hoạt lớp; khảo sát đánh giá thực trạng của giờ sinh hoạt lớp tại trường THPT Đô Lương 2; đề xuất các giải pháp đổi mới giờ sinh hoạt theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh. 5.2 Phạm vi nghiên cứu: - Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu, đề xuất 03 giải pháp gồm : Áp dụng biện pháp giáo dục kỉ luật tích cực khi HS mắc lỗi; Sử dụng các câu chuyện truyền cảm hứng, chân dung người tốt/việc thật; Tổ chức sinh hoạt lớp theo các chủ đề giáo dục dựa trên yêu cầu đổi mới giáo dục phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh và thực tế giờ sinh hoạt lớp tại trường THPT Đô Lương 2. -Về thời gian: Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 9 năm học 2021-2022 đến tháng 03 năm học 2022- 2023 6. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp lí luận: Tìm hiểu lí thuyết về tổ chức sinh hoạt lớp theo hướng lí luận để làm tiền đề cho nghiên cứu thực tiễn. - Phương pháp khảo sát qua google form để thống kê, đối chiếu, phân tích, tổng hợp. - Phương pháp thực nghiệm: Tổ chức triển khai các giờ sinh hoạt theo hướng tích cực tại đơn vị lớp trong thực tế, từ đó đánh giá hiệu quả, rút kinh nghiệm và điều chỉnh biện pháp khi cần thiết. 7. Những luận điểm cần bảo vệ của đề tài - Các giải pháp đưa ra áp dụng hiệu quả đối với giờ sinh hoạt lớp. 8. Đóng góp mới của đề tài Việc đổi mới giờ sinh hoạt theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh là vấn đề đã được nhiều thầy cô quan tâm và thực hiện. Tuy nhiên giải pháp chúng tôi đưa ra và cách thức thực hiện các giải pháp hoàn toàn mới mẻ, khả thi góp phần đổi mới tích cực đối với giờ sinh hoạt lớp vốn bị xem là nhàm chán. Trong khuôn khổ của đề tài chúng tôi chỉ mong góp một dấu chân nhỏ trên con đường đã chi chít những dấu chân. 3
  4. PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 1. Cơ sở lí luận 1. 1. Giờ sinh hoạt lớp 1.1.1. Khái niệm giờ sinh hoạt lớp Theo từ điển Tiếng Việt: “Sinh hoạt là những hoạt động thuộc về đời sống hàng ngày của một người hoặc một cộng đồng người”. Định nghĩa cho thấy: Sinh hoạt là một hoạt động có tính thường xuyên, liên tục,diễn ra trong đời sống hàng ngày của con người của một cá nhân cũng có thể là của một tập thể. Cũng theo từ điển Tiếng Việt “Sinh hoạt lớp là họp để tiến hành những hoạt động tập thể”. Như vậy, Sinh hoạt lớp làmột dạng hoạt động giáo dục tập thể, là một mô hình trong GD đề cao khả năng tự quản của HS, phát huy sức mạnh của tinh thần đoàn kết, sức mạnh của số đông. 1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của giờ sinh hoạt lớp - Sinh hoạt lớp: thường tính là 1 tiết/ tuần và thực hiện vào cuối tuần. Đây là một tiết học bắt buộc không thể thiếu. Tiết sinh hoạt là cơ sở để đánh giá quá trình rèn luyện và sự tiến bộ của HS trong suốt năm học. Đồng thời nếu tổ chức tốt tiết sinh hoạt sẽ có tác động tích cực đến các tiết học khác trong toàn tuần học của lớp. - Tiết sinh hoạt lớp cuối tuần giữ vai trò quan trọng trong việc chuyển giao nhiệm vụ của nhà trường tới lớp một cách kịp thời. - Tiết sinh hoạt lớp là thời điểm để HS thực hiện phê và tự phê, tự đánh giá và cùng nhau đánh giá hoạt động học tập, rèn luyện của cá nhân/ tập thể theo tuần/ tháng. Đồng thời xây dựng kế hoạch hoạt động cho tuần tiếp theo theo hướng tiến bộ tích cực hơn so với tuần trước đó nhằm hoàn thành kế hoạch của một năm học. - Tiết sinh hoạt lớp là giờ GVCN quản lí lớp học, nắm bắt tình hình của lớp, tổ chức các hoạt động giáo dục tập thể, xây dựng lớp học đoàn kết, hình thành giá trị sống, giáo dục kĩ năng sống, hình thành năng lực, phẩm chất cho người học trước mắt cũng như lâu dài. 1.2. Tính tích cực của người học trong hoạt động giáo dục 1.2.1. Khái niệm tính tích cực Theo từ điển Tiếng Việt tích cực là “ tỏ ra nhiệt tình, đem hết tài năng và tâm trí vào công việc”, “tỏ ra chủ động, có những hoạt động tạo ra sự biến đổi theo hướng phát triển”. Như vậy cũng có thể hiểu, tính cực một thuộc tính của hành động, đòi hỏi con người ta cần phải tận tâm, tận lực trong quá trình thực hiện công việc để mang lại kết quả tốt nhất. Tính tích cực của người học là sự tự giác, cố gắng, kiên trì vượt qua khó khăn trong học tập, là cách xác định mục tiêu, động cơ học tập đúng đắn, xác định được lộ 4
  5. trình học tập để đạt được một kết quả nào đó trong quá trình học tập ngắn hạn hoặc dài hạn. Tính tích cực vừa là biện pháp thực hiện nhiệm vụ dạy học, vừa góp phần rèn luyện cho người học những phẩm chất mới như: tự chủ, năng động, sáng tạo. Bởi con người chỉ thực sự nắm vững cái mà chính mình dành được bằng hoạt động của bản thân. HS sẽ thông hiểu và ghi nhớ những gì đã trải qua trong quá trình nhận thức tích cực của chính mình. 1.2.2. Biểu hiện của tính tích cực - Theo G.I. Sukina 1979 tính tích cực trong học tập của HS được biểu hiện: + Tính tính cực được biểu hiện ở thái độ trong học tập/tham gia các hoạt động GD: hoan hỉ hay buồn chán, hào hứng hay thờ ơ, ngạc nhiên hay phớt lờ trước nội dung bài học hoặc khi tìm ra lời giải cho bài tập. Những biểu hiện này dễ dàng nhìn thấy ở học trò cấp Tiểu học, kín đáo hơn với học trò ở cấp THCS, THPT. + HS tập trung, chú ý vào những vấn đề đang học, kiên trì làm xong bài học, không nản trước các tình huống khó khăn, thái độ phản ứng khi có trống báo ra chơi là tiếc, cố làm cho xong bài tập hoặc vội vàng gấp vở. + HS khao khát mong muốn tham gia trả lời các câu hỏi từ thầy cô, bổ sung câu trả lời cho bạn, thích được trình bày ý kiến về vấn đề đã đặt ra. + HS hay nếu ra thắc mắc, có nhu cầu được hiểu biết thật cặn kẽ về vấn đề + HS chủ động vận dụng linh hoạt kiến thức, kĩ năng đã học để phát hiện ra vấn đề mới. + HS mong muốn được đóng góp nhiều nguồn thông tin mới cho thầy cô, có những thông tin vượt ra khỏi phạm vi bài học. 1.3. Tầm quan trọng của việc đổi mới giờ sinh hoạt lớp theo định hướng phát huy tính tính cực của HS - SH lớp tổ chức theo kiểu truyền thống là giờ SH chú trọng vào việc đánh giá mức độ chấp hành kỉ luật của HS thông qua hệ thống các tiêu chí, quy định chung về kỉ cương, nền nếp. Đó là giờ SH được xây dựng theo một kịch bản sẵn có mà vai trò chủ thể là GVCN và cán bộ lớp. Vì vậy nó chưa phát huy được tính tích cực của đông đảo HS, chưa kích thích được ý thức tự giác trong nhận thức cũng như hành động của họ và đặc biệt chưa tạo được hứng thú khiến giờ sinh hoạt lớp trở nên nặng nề, nhàm chán. - Việc tổ chức giờ sinh hoạt lớp theo định hướng phát huy tính tích cực của HS có vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng của công tác chủ nhiệm cũng như chất lượng GD của các nhà trường: + Tổ chức giờ SH lớp theo hướng đổi mới là không chỉ đảm bảo đánh giá HS trong việc thực hiện kỉ cương, nền nếp mà còn là lôi cuốn HS, kích thích các em 5
  6. tham gia vào các hoạt động GD tập thể, chuyển hoá những nhiệm vụ được GVCN giao cho để tự hoạt động, tự hình thành năng lực, phẩm chất. Ở đây, mỗi lớp học là một cồng đồng thu nhỏ, mà giờ SH lớp sẽ góp phần giải quyết những vấn đề hàng ngày HS gặp phải trong phạm vi nhà trường/ lớp học. + Đảm bảo được tính tính cực của HS trong giờ sinh hoạt lớp là HS được quyền được nói, được hỏi, được chia sẻ, được nhận xét, được góp ý thẳng thắn trên tinh thần xây dựng. Khi ấy, mỗi tiết SH lớp là một cơ hội để cả tập thể cùng đoàn kết giải quyết vấn đề và từ đó GVCN sẽ thúc đẩy HS của mình học hỏi, giúp chúng khám phá ra những điểm mạnh, khắc phục những điểm yếu của bản thân. + Phát huy tính tính cực của HS là vừa coi HS là đối tượng của hoạt động GD, vừa là chủ thể của quá trình tự GD, tự rèn luyện nhân cách của mình. Trong quá trình đó người GV thoát hẳn vị thế của người truyền thụ một chiều, người giao giảng đạo đức mà trở thành người thiết kế, tổ chức, hướng dẫn, gợi mở, xúc tác, động viên còn HS là chủ thể, trung tâm của quá trình học và qua các hoạt động để chiễm lĩnh tri thức, hình thành kĩ năng sống, thái độ sống phù hợp. + Giờ SH còn là là dịp để học sinh làm quen với nhiều loại hình hoạt động khác nhau, giúp các em phát triển các kĩ năng cơ bản và cần thiết cho bản thân. Thông qua các hoạt động tập thể đa dạng và sinh động, các em sẽ lĩnh hội được rất nhiều, góp phần phát triển toàn diện cho HS về mọi mặt: trí tuệ, tình cảm, đạo đức, thẩm mĩ và sức khoẻ, thể chất. + Tổ chức giờ SH lớp theo hướng đổi mới bằng các hoạt động GD tập thể đa dạng và sinh động sẽ phát huy được những điểm mạnh phù hợp với tâm lí lứa tuổi của HS: nhanh nhạy, sáng tạo, thích tìm tòi, khám phá, khẳng định bản thân… Khi HS được tham gia vào các hoạt động GD tập thể hay được phát huy vai trò tự quản của chúng thì chúng sẽ tự thấy mình có giá trị, tự biết mình cần phải sống có trách nhiệm. Từ đó, HS sẽ những có những bước tiến bộ dần dần trong quá trình rèn luyện, bởi sự thay đổi đó có động lực thôi thúc từ sâu xa bên trong liên quan đến lòng tự trọng và ý thức danh dự của bản thân. Vì thế, tổ chức tiết sinh hoạt lớp theo hướng phát triển tính tích cực của HS sẽ mang lại hiệu quả thiết thực trong công tác quản lý, giáo dục nhân cách cho HS và giúp HS hình thành phẩm chất, năng lực cần thiết khi đi vào đời sống sau này. 2. Cơ sở thực tiễn 2.1. Thực trạng của việc tổ chức giờ sinh hoạt lớp ở trường THPT Đô Lương 2 Trường THPT Đô Lương 2 năm học 2022- 2023 có quy mô 36 lớp học hơn 1400 HS. Các GVCN của 36 lớp trên đa phần đều là những giáo viên tâm huyết với nghề, có uy tín với HS. Thông qua quan sát, trao đổi với các đồng nghiệp cùng làm chủ nhiệm, người viết nhận thấy, đã có một số giáo viên có ý thức trong việc đổi mới giờ SH lớp, chú trọng hơn đến tính tích cực của HS trong quá trình hình thành 6
  7. vốn sống, năng lực, phẩm chất. Nhưng nhìn chung, việc tổ chức giờ sinh hoạt lớp của GV trong nhà trường vẫn còn đi theo lối truyền thống, chú trọng việc đánh giá ý thức chấp hành kỉ luật của HS là chủ yếu mà chưa chú ý đến đa dạng hoá các hoạt động để HS có cơ hội trải nghiệm, sáng tạo. Theo điều tra khảo sát giáo 51 viên chủ nhiệm và học sinh trường THPT Đô Lương 2 qua google formchúng tôi thu được kết quả như sau: Link khảo sát https://docs.google.com/forms/d/15CyHLpLQmkkbyZFDPgsSrn6zzyotVVrB - Cách thức và nội dung tổ chức giờ sinh hoạt: Cách thức tổ chức trong giờ sinh hoạt lớp đi theo một lối mòn, nghèo nàn, thiếu sự sáng tạo: 48% GVCN được khảo sát vẫn đang giành sân khấu của HS để độc diễn; 44% chỉ cán bộ lớp và giáo viên tổng kết, đánh giá. Như thế có thể thấy vai trò chủ thể của quá trình dạy học 7
  8. của HS đã vô tình bị đánh cắp. Nội dung giờ SH lớp khô cứng, lặp đi lặp lại, không thực sự gắn với nhu cầu của HS. Tổng kết đánh giá hoạt động trong tuần; triển khai công việc của tuần tiếp theo và GVCN nhận xét đánh giá, xử lí học sinh vi phạm. GVCN ngại đầu tư một giờ sinh hoạt theo như đúng tên gọi của nó. Thầy cô đã xác định được tầm quan trọng của giờ sinh hoạt lớp trong công tác chủ nhiệm nhưng chưa đủ kiên nhẫn để thay đổi. - Chủ thể của hoạt động sinh hoạt lớp là: GV và Cán bộ lớp vì họ triển khai tất cả các công việc với vai trò là chủ thể từ việc Cán bộ lớp tổng kết công tác tuần qua sổ theo dõi, sổ đầu bài cho đến việc GV dựa vào đó để đưa ra những nhận xét, quyết định hình thức xử phạt với HS vi phạm, khen thưởng với HS ngoan… Còn đa phần các HS khác bị động ngồi nghe và thực hiện. - Thái độ của GV: Thực tế hiện nay trong các buổi sinh hoạt lớp ở trường THPT .., các thầy cô thường chê học trò nhiều hơn là khen ngợi (60 - 70% là “chê” học sinh, đáng ra phải là ngược lại). Có những Gv đã biến thì giờ SH lớp thành một giờ “xử án”, chỉ chú trọng vào việc phê bình, nhắc nhở những biểu hiện chưa tốt của HS làm ảnh hưởng đến thành tích chung của lớp. Việc xử lý kỷ luật, nhắc nhở HS chiếm phần lớn thời gian của giờ SH mà chưa chú ý truyền được động lực, hứng thú học tập, rèn luyện cho các em… - Cảm nhận của HS về giờ sinh hoạt lớp: Có đến 55,8% HS được khảo sát không thích giờ sinh hoạt lớp, 9,3% em thích và 32,6% thích một phần. Số em rất thích giờ SHL rất ít ỏi. 8
  9. + Phía HS cá biệt: Lo sợ khi đến giờ sinh hoạt lớp bởi bị các thầy cô phạt. Có những HS bị trừng phạt về mặt thân thể có thể kể đến như: Đánh vào tay,, tát, kéo tai... Hành vi xúc phạm về tinh thần: la mắng, nhiếc móc, sỉ nhục, bêu rếu, làm cho học sinh xấu hổ... khiến các em thấy giờ SH không có ý nghĩa gì khác ngoài việc trách mắng và quở phạt. + Về phía HS ngoan: Các em không thích giờ SH lớp bởi HS không được cùng nhau tổ chức, tham gia vào giờ SH. Các em không thực sự cảm nhận được vấn đề trong giờ SH là vấn đề của chính các em phải giải quyết mà là vấn đề của thầy/cô. Hình thức tổ chức giờ sinh hoạt lớp đơn điệu, nhàm chán, không hứng thú với HS. GV quá nghiêm khắc, không gần gũi, thân thiện, không đặt mình vào vị trí của HS để hiểu các em. Tất cả những điều đó làm cho giờ sinh hoạt không phát huy được hết những ý nghĩa tích cực của nó. 2.2. Thực trạng tổ chức giờ sinh hoạt ở lớp chủ nhiệm * Đặc điểm học sinh - Về cơ bản, HS ở lớp 11B3 chủ nhiệm của tôi có chất lượng đầu vào là thấp (lớp 10) không có HS có xếp loại học lực giỏi ở năm học trước đó. - Trong lớp có những HS có hoàn cảnh riêng đặc biệt: Con mẹ đơn thân, bố mẹ li hôn, mồ côi cha mẹ... nên tâm lí của các em cũng bị ảnh hưởng không nhỏ,thường các em nhút nhát, rụt rè, e sợ, không dám phát biểu, thậm chí có những lúc bị bắt nạt mà cũng không dám tố cáo những hành vi chưa tốt của một số bạn khác. Ngoài ra trong lớp cũng có những HS cá biệt, với những biểu hiện tâm lí bất thường. - Bên cạnh đó, cũng do cũng trong khoảng thời gian dài các em học tập theo lối truyền thụ một chiều của thầy cô, nên trong quá trình học tập hay trải nghiệm các em còn bị động, nhút nhát, chưa dám khẳng định ý kiến cá nhân, còn nhiều HS chưa dám mạnh dạn để thay đổi mình. Mặc dù các em đã ý thức được điểm hạn chế của mình. * Thực trạng của việc tổ chức giờ sinh hoạt ở lớp chủ nhiệm Trên cương vị của một người GVCN tôi đã thực hiện các công việc truyền thống của một giờ SHL: Lắng nghe báo cáo công tác tuần của cán bộ lớp, đánh giá ưu/ khuyết điểm của HS, biểu dương/ phê bình HS, động viên, khích lệ HS nâng cao ý thức tự giác trong học tập và rèn luyện nhân cách... Tuy nhiên, do khối lượng công việc nhiều nên tôi cũng chưa đa dạng hoá các hoạt động trong giờ SHL, chưa ý thức thực sự thấu đáo được việc mình cần phải thay đổi phương pháp GD để phát huy tính sáng tạo cho HS, chưa thấu hiểu hết sức mạnh của sự tự tin, tự chủ cần phải có của HS trong hoạt động chiếm lĩnh tri 9
  10. thức và hình thành nhân cách. Hay nói cách khác tôi cũng vẫn bị ảnh hưởng bởi lối dạy truyền thụ nên chưa phát huy được vai trò trung tâm của HS. Chú trọng vào việc giao giảng mà không tổ chức hoạt động, cũng có những giờ SHL tổ chức chưa thực sự khoa học, sống động, còn đơn điệu và gây nhàm chán. Ý thức được điều đó, nên đầu năm học 2021- 2022 tôi đã tiến hành khảo sát: Cảm nhận của HS lớp tôi với giờ SH lớp và thu được kết quả: Vấn đề khảo Số lượng Rất Thích Thích một Không sát HS (%) thích phần thích Cảm nhận của 40 0 7 12 21 HS về giờ SHL % 0% 17,5% 30% 52% Từ khảo sát trên cho thấy, với cách tổ chức giờ SH theo lối truyền thống chú trọng vào đánh giá mức độ chấp hành kỉ luật của HS thì lớp tôi chỉ có số ít HS cảm thấy thích giờ SH còn chủ yếu là không thích. Chính vì những lí do trên, tôi hiểu hơn bao giờ hết sự cần thiết phải thay đổi, thay đổi để tốt hơn cho chính bản thân mình và cho chính những HS lớp CN của tôi. Dựa trên những cơ sở lí luận và thực tiễn trên, với tôi việc Đổi mới giờ sinh hoạt theo định hướng phát huy tính tính cực của HS là một định hướng đúng đắn để nâng cao chất lượng của công tác chủ nhiệm cũng như nâng cao chất lượng GD toàn diện cho HS lớp tôi. 3. Một số biện pháp đổi mới giờ sinh hoạt lớp theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh 3.1. Áp dụng biện pháp giáo dục kỉ luật tích cực khi HS mắc lỗi * Mục đích - Giúp cho HS tham gia vào giờ sinh hoạt bằng một tâm thế tích cực, không có cảm giác lo sợ vì bị chỉ trích, trách phạt. - Áp dụng biện pháp giáo dục kỉ luật tích cực khi HS khi mắc lỗi nhằm tạo ramột môi trường GD an toàn, không có bạo lực, HS không bị xúc phạm về thể chất cũng như về tinh thần, từ đó HS có thể yên tâm học tập, phát triển bản thân. Ở đó, thầy được tin tưởng và trò được tôn trọng. - Thông qua việc lắng nghe để thấu hiểu HS, HS sẽ cảm thấy mình được tôn trọng, nhận được sự cảm thông,bao dung của GVCN/ người lớn, từ đó giúp HS nhận ra lỗi, nhận thức hành vi sai trái và tự sửa đổi bản thân. Dạy HS tự hiểu hành vi của mình, có trách nhiệm với những hành động mình gây ra. Biết tôn trọng mình 10
  11. và tôn trọng người khác. Phát huy tính tự giác tuân thủ theo các quy định và chuẩn mực đạo đức ở thời điểm trước mắt cũng như lâu dài. * Cách thức thực hiện Bước 1: GVCN nắm bắt tình hình hoạt động của lớp theo ngày/ theo tuần. - Thông qua đội ngũ cán bộ lớp, sổ ghi chép của Đoàn thanh niên, thông qua sự quan sát của chính bản thân, GVCN phải kịp thời nắm bắt các thông tin về lớp chủ nhiệm. GVCN chủ động kiểm chứng thông tin, tính đúng đắn của nó. Việc sát sao với tình hình của lớp khiến GVCN có thể kiểm soát được tình hình đang diễn ra ở lớp đồng thời sẽ có biện pháp can thiệp kịp thời, điều chỉnh hành vi, thái độ của HS. Bước 2: GVCN lắng nghe để thấu hiểu HS trên cơ sở tôn trọng các em. - Bất kì một lỗi nào của HS mắc phải như: đi học muộn, mặc trang phục không đúng quy định, cư xử thô lỗ, đánh nhau… đều do trực tiếp hoặc gián tiếp của một hoặc nhiều nguyên nhân khác nhau. Khi HS vi phạm lỗi, GVCN không nên vội vàng áp đặt các em vào các hình phạt. GVCN cần bình tĩnh, lắng nghe để thấu hiểu HS trên cơ sở tôn trọng các em. Khi nắm rõ nguyên nhân mắc lỗi của HS, GV sẽ có cách xử lí thấu tình đạt lí khiến HS phải tâm phục khẩu phục, kể cả khi các em phải nhận hình thức xử phạt, các em vẫn cảm thấy được tôn trọng. - Với những lỗi vi phạm nghiêm trọng của HS: như đánh nhau, vô lễ với GV/ Nhân viên trong nhà trường, đưa thông tin xuyên tạc, bịa đặt về nhà trường, thầy cô trên mạng xã hội… Trước giờ SH, GVCN cần phải gặp riêng HS, với thái độ bình tĩnh, yêu cầu HS tường thuật lại sự việc, khơi gợi để HS nói ra nguyên nhân tại sao lại hành động như vậy? Hành động của HS là bộc phát hay là đã có động cơ từ trước, có yếu tố tâm lí nào ảnh hưởng đến hành động vi phạm nội quy của HS hay không? GVCN có thể gợi ý cho HS chia sẻ hoặc viết ra giấy phản hồi lại cho GVCN theo những định hướng sau: + Em có điều gì muốn chia sẻ với cô và các bạn trong lớp không? + Khi mắc lỗi vi phạm ấy, em cảm thấy như thế nào? + Có điều gì chi phối/ tác động đến hành động của em lúc đó không? + Với sự vi phạm ấy của em, em tự nhận hình thức xử phạt ra sao? + Em nghĩ mình cần làm gì để sửa chữa những vi phạm/ lỗi lầm ấy? + Nếu em còn tái phạm, em sẽ bị xử phạt như thế nào? 11
  12. Lắng nghe ý kiến phản hồi, tâm tư, chia sẻ của HS là cơ sở tạo ra môi trường học tập tích cực. - GVCN sau khi nhận được phản hồi của HS, với những trường hợp HS sẵn sàng chia sẻ trước lớp, GVCN có thể để HS được trình bày trước lớp. Với những HS có những vấn đề tâm lí khó nói, những vấn đề liên quan đến hoàn cảnh gia đình… GVCN không yêu cầu các em trình bày trước lớp mà gặp riêng để phân tích, lí giải cho HS biết những cái sai, cái có thể thông cảm được và không thể thông cảm được trong hành động vi phạm của HS. GVCN cần định hướng khi HS vi phạm vào những hành vi không được làm, có thể em sẽ gây tổn thương cho người khác, sẽ làm mất lòng tin của mọi người, sẽ bị hạ hạnh kiểm, sẽ làm ảnh hưởng đến cả kết quả thi đua của lớp… - Với những lỗi vi phạm không nghiêm trọng :ví dụ với những lỗi: Đi học muộn, trang phục không đúng quy định, không làm bài tập về nhà, quên dụng cụ thể dục, thể thao… là những lỗi mà bất cứ HS nào cũng có thể mắc phải, GVCN vẫn nên cho HS trình bày lí do và xem xét đó là những lỗi vi phạm chỉ một, hai lần hay lỗi vi phạm mang tính chất hệ thống, lỗi do khách quan hay chủ quan để có biện pháp chấn chỉnh phù hợp. 12
  13. Bước 3: Áp dụng hình thức xử phạt phù hợp kết hợp, công bằng, nhất quán. - Khi đã có những quy định, nội quy, hành vi chuẩn mực được đặt ra thì nhất thiết cũng cần có những hình thức xử phạt rõ ràng, phù hợp với những trường hợp HS vi phạm. - GVCN tuyệt đối không nên sử dụng biện pháp nhằm trừng phạt về mặt thể xác: Đánh, véo, tát, kéo tai, bắt học sinh quỳ, nhốt vào phòng lạnh, kín... lẫn xúc phạm tinh thần HS: la mắng, nhiếc móc, sỉ nhục, bêu rếu, làm cho HS xấu hổ... Đây là những biện pháp phản giáo dục, nó chỉ càng khiến HS thêm chán ghét bản thân mình, bức xúc với GVCN, không có động lực để sửa đổi, tiến bộ chậm. - Những hình thức xử phạt cần công bằng, nhất quán. Khi áp dụng hình thức xử phạt, GVCN cần công bằng giữa các HS với nhau, tránh trường hợp thiên vị HS này, xử nặng HS khác. Các hình thức xử phạt này đều đã có trong quy định, tức là HS đã được biết. - Các hình thức xử phạt cần mang tính chất giáo dục để HS nhận thức những cái sai trong hành động/cư xử của mình, GVCN tuyệt đối không được đồng hoá một hành động sai trái, vi phạm của HS với việc đánh giá nhân cách, cả một quá trình rèn luyện của các em: Em là một HS tồi/ Người như em thì chẳng làm được điều gì có nghĩa cả... - Các hình thức xử phạt cần phù hợp với tính chất, mức độ vi phạm của HS. Cần có cách xử phạt mang tính xây dựng: + HS vứt rác ra lớp thì em bị phạt phải dọn vệ sinh lớp trong vòng một tuần + HS không làm bài tập thì phải ở lại lớp trong giờ ra chơi để hoàn thành bài. + Xin lỗi những người mình đã xúc phạm. + Nhắc lại nội quy và cam kết thực hiện nội quy. - Nếu là lỗi nghiêm trọng: + Mời PH đến gặp, có biện pháp phối hợp với PH chấn chỉnh HS + Hạ hạnh kiểm của HS trong tháng + Mời lên phòng thầy hiệu trưởng/ phó hiệu trưởng… Bước 4: GV lấy ý kiến phản hồi của HS mắc lỗi + Em thấy mình nhận hình thức xử phạt ấy có hợp lí hay không? + Em có tự đề xuất hình thức nhận phạt nào hợp lí hơn không? GD kỉ luật tích cực HS, không dùng roi vọt, không nhục mạ HS là biện pháp GD tiến bộ coi trọng sự tự giác, tính tích cực trong nhận thức và hành động của HS để các em tự nhận ra lỗi, chủ động trong việc sửa đổi, kịp thời uốn nắn những hành 13
  14. vi lệch chuẩn trên cơ sở của sự hợp tác. Nó góp phần xây dựng mối quan hệ thân thiện giữa thầy và trò, trên cơ sở thầy được tin tưởng, trò được tôn trọng. Vì vậy, nó góp phần không nhỏ vào việc nâng cao hiệu quả quản lí lớp học, góp phần nâng cao chất lượng GD. 3.2. Sử dụng các câu chuyện truyền cảm hứng, chân dung người tốt/việc thật. * Mục đích - Thông qua các câu chuyện truyền cảm hứng và chân dung người tốt/ việc thật, giúp HS hình thành nên những giá trị sống đẹp, nhân văn vừa phù hợp với đạo đức truyền thống vừa tạo nên những rung cảm với các hiện tượng trong cuộc sống thường ngày. Từ các chân dung người tốt/ việc thật HS biết noi theo. Từ đó các em biết: Yêu thương, biết trao đi hạnh phúc để nhận về niềm vui, biết sống cống hiến, biết hạnh phúc là không làm tổn thương đến người khác, biết đồng cảm, sẻ chia với những người khó khăn, biết đoàn kết, biết trân trọng cội nguồn, tự hào về lịch sử dân tộc… - Hình thành và phát triển năng lực thẩm mĩ, năng lực ngôn ngữ… * Cách xây dựng các câu chuyện truyền cảm hứng/ chân dung người tốt/ việc tốt Bước 1: GV khơi gợi ý tưởng, khuyến khích HS thực hiện - GV khơi gợi ý tưởng, khuyến khích HS đọc, xem và quan sát, ghi chép lại những câu chuyện truyền cảm hứng, chân dung Người tốt/ việc tốt có ý nghĩa GD với các em. - GV chuyển hoá nhiệm vụ cho HS: + Trước tiên, GVCN khuyến khích HS xem chuyên mục Người tốt/ việc tốt, Cặp lá yêu thương trên Đài truyền hình Việt Nam; đọc tin tức, bản tin trên các trang mạng, tờ báo chính thống để HS nắm được cách thức xây dựng những mẩu chuyện, cách đưa tin về tấm gương người tốt, việc tốt. (Lưu ý: Tên nhân vật, hoàn cảnh sống, việc làm tốt…) + Sau đó, GVCN hướng dẫn HS quan sát, phát hiện những tấm gương người tốt/ việc thật xung quanh cuộc sống thường ngày. + GV lưu ý HS: Cách quan sát, ghi chép những tấm gương người tốt, việc tốt cần chân thật, không bịa đặt. Các nhân vật không cần là tên tuổi của những con người nổi tiếng với những việc làm lớn lao, mà đó có thể là những con người bình dị quanh ta, có những đóng góp cho nho nhỏ cho sự phát triển chung của tập thể, cộng đồng. Ví dụ: Bác bảo vệ đã nhắc nhở và trả lại điện thoại cho HS để quên ở lớp, đó là hình ảnh người bạn trong lớp đã cõng bạn mình từ cổng trường vào lớp khi bạn ấy bị gãy chân, trả lại tiền cho bạn khi nhặt được… 14
  15. Các câu chuyện, chân dung người tốt việc tốt được HS lớp 11B3 ghi chép lại Bước 2: Tổ trưởng phân công nhiệm vụ cho các thành viên - Tổ trưởng phân công công việc sưu tầm và viết bài đc giao cho các tổ. Từng tổ một làm nhiệm vụ ghi chép lại chân dung người tốt, việc tốt, những câu chuyện truyền cảm hứng. - Trong lớp sẽ cử ra tổ biên soạn của lớp chịu trách nhiệm kiểm tra, chỉnh sửa và hoàn thiện bài viết. Bước 3: Hoàn thiện các sản phẩm bài viết vào cuốn sổ ghi chép của lớp. - Cả lớp cùng lập nên một cuốn nhật kí sưu tầm các câu chuyện truyền cảm hứng, những bản tin thời sự nhỏ, bài viết về chân dung người thật, việc thật. Bước 4: Sử dụng + Sử dụng trong giờ sinh hoạt lớp với các chủ đề liên quan + HS có thể đọc trong các giờ ra chơi…. * Tổ chức giờ SH lớp sử dụng các câu chuyện truyền cảm hứng, chân dung người tốt/ việc tốt 15
  16. Bước 1:Nhóm được phân công lên kể lại câu chuyện về nhân vật, chân dung người tốt/ việc tốt đã được ghi chép lại từ trước trước đó. Chú ý mỗi câu chuyện đặt ra một vấn đề, một thông điệp nhẹ nhàng để cả lớp cùng suy ngẫm. Ví dụ: Câu chuyện ghi chép lại của: Tổ 2- Lớp 11B3 BÁC BẢO VỆ VÀ CÂU CHUYỆN CỦA CHÚNG TA Bạn thân mến! Bạn biết bác bảo vệ của chúng ta tên là Nguyễn Văn Công, nhưng bạn có biết bác là một cựu chiến binh đã về hưu? Bác đã từng chiến đấu ở biên giới những năm 1979? Người cựu chiến binh ấy, thấy mình vẫn còn có khả năng lao động nên đã nhận làm bảo vệ trường ta và cũng là để có thể trang trải cho cuộc sống vì bác còn mẹ già và người vợ hay ốm yếu. Bạn thân mến! Tuần trước nhóm bạn có nhiệm vụ phải đổ xe rác, nhưng các bạn đã quên và người bảo vệ ấy đã đi đổ xe rác nặng chịch. Bác đã nhẹ nhàng lên nhắc lớp: “ các cháu nhớ giữ gìn trường lớp sạch sẽ”. Thế rồi, còn nhớ những lần chúng ta được tập trung, quên ghế, mỗi đứa một tờ giấy ngồi giữa sân trường. Tan giờ, chẳng đứa nào chịu nhặt giấy bỏ vào thùng rác và người bảo vệ già ấy lại khom lưng dọn dẹp sân trường. Và chính bác bảo vệ, đã nhặt điện thoại để quên của các bạn và trả lại tận tay cho bạn mất. Chúng ta đang không làm tròn trách nhiệm của mình? Hay bác bảo vệ đã quá bao dung cho chúng ta? Bước 2: Sau khi nghe xong câu chuyện, HS cả lớp tự ghi ra tờ bìa đã được chuẩn bị từ trước đó những suy nghĩ về vấn đề, thông điệp được đưa ra. Chú ý các HS ghi cảm xúc, suy nghĩ cần ngắn gọn, chân thành, không sáo rỗng, giáo điều. Bước 3: Tổ chức trò chơi vòng quay may mắn, khi vòng quay dừng đến tên HS nào, GV mời HS đó lên chia sẻ những nội dung đã ghi ra giấy, những vấn đề, thông điệp các bạn nhận được ra qua câu chuyện. Bước 4: Mời đại diện tổ trình bày câu chuyện khái quát lại vấn đề và nêu lên thông điệp, bài học nhận thức được rút ra. GVCN có thể bổ sung và định hướng cho HS. - Những người bên cạnh chúng ta, dù có là ai đi chăng nữa, con người vĩ đại hay bình thường thì đều có điểm tích cực đáng để ta học tập, bác bảo vệ chính là tấm gương về tinh thần trách nhiệm trong công việc, đức tính thật thà, bao dung. -Sự thờ ơ, vô trách nhiệm trong công việc của chúng ta đôi khi vô tình tăng thêm gánh nặng cho người khác. -Vì vậy, bài học được rút ra là mỗi nhiệm vụ được giao dù có lớn lao hay nhỏ bé chúng ta đều phải cố gắng hoàn thành, có trách nhiệm với nó. Đồng thời cần phải biết trân trọng những người vẫn đang âm thầm giúp đỡ chúng ta mà không cần một sự trả ơn. Tránh lối sống thờ ơ, vô cảm với những người xung quanh của chúng ta. 16
  17. Bước 5: GVCN chiếu cho HS xem những video phim ngắn mang nội dung giáo dục, những bài học cuộc sống, những thông điệp ý nghĩa… Gắn liền với ý tưởng tổ chức buổi sinh hoạt lớp hôm đó. Bước 6: Cả lớp cùng sinh hoạt văn nghệ, cùng hát bài: Sống trong đời sống/ Cần có một tấm lòng/ Để làm gì em biết không/ Để gió cuốn đi. (NS: Trịnh Công Sơn) Một số chân dung người tốt, việc tốt HS lớp 11B3 ghi chép lại Ý nghĩa của hoạt động: Thông qua việc phát hiện, tôn vinh những người tốt, việc tốt xung quanh cuộc sống thường ngày của HS, các em sẽ tự được gắn kết với cộng đồng quanh mình và từ đó học hỏi, noi theo những tấm gương tốt để tự hoàn thiện nhân cách bản thân. Và cứ thế, mưa dầm thấm lâu, những giá trị sống đẹp sẽ được hình thành ở HS một cách tự nhiên mà không cần giao giảng một cách khô khan. 3.3. Tổ chức sinh hoạt lớp theo các chủ đề giáo dục * Mục đích - Tạo ra không gian để HS có thể trải nghiệm và sáng tạo trên cơ sở đề xuất hướng giải quyết các vấn đề gần gũi trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, cũng như trong nhà trường và lớp học. Giải phóng các em ra khỏi những giờ sinh hoạt sinh hoạt lớp khô cứng, lặp đi, lặp lại, không thực sự gắn với nhu cầu của các em. - Trong giờ sinh hoạt lớp HS có thể bày tỏ quan điểm, cách đánh giá của mình về các vấn đề liên quan. Có thể khéo léo, nhanh nhạy, sáng tạo trong cách giải quyết tình huống, phát triển tư duy phản biện, tăng cường sự đoàn kết của HS trong việc cùng nhau thực hiện một nhiệm vụ học tập. 17
  18. - Khơi dậy được hứng thú, niềm đam mê với chính các hoạt động mà các em đang tham gia vì các em vừa được học vừa chơi, được thể hiện khả năng của mình. Các em là chủ thể tích cực của hoạt động giáo dục. * Cách thức thực hiện Bước 1:Cho HS thảo luận chủ đề - Đó có thể là chủ đề được GVCN và HS thống nhất xây dựng thành kế hoạch hoặc cũng có thể là những chủ đề đang nóng, thu hút sự quan tâm HS: Bạo lực học đường, vấn đề nói chuyện riêng hay ăn quà vặt đối với HS THPT, Cách sử dụng face book an toàn… Bước 2: HS làm việc theo nhóm dưới sự điều hành của nhóm trưởng - Nhóm trưởng quan sát, nắm bắt sở trường, sở đoản của các bạn trong nhóm. Phân công công việc hợp lí, tránh trình trạng có HS làm, có HS ngồi chơi. - HS trong nhóm: + HS thu thập thông tin, xây dựng nội dung chủ đề. + Xây dựng cách thức trình bày: trên giấy A0 hoặc trên powpoint hoặc qua các sản phẩm hanmade… + HS có thể đóng kịch trên một tình huống giả định nào đó hoặc tham gia bằng các bài hát về chủ đề… - Sau đó là Phân công người thuyết trình. Bước 3: Học sinh thuyết trình và phản biện - Các nhóm lần lượt lên thuyết trình - Thời gian thuyết trình từ 5-7 phút - Các nhóm khác chú ý vừa nghe, vừa gạch lại nội dung vào trong giấy, sau đó có thể đưa ra ý kiến nhận xét, phản biện. Cách nhận xét mang tính chất xây dựng, khi phản biện sử dụng ngôn từ phù hợp. Bước 4: Tổng kết vấn đề - GV hướng dẫn HS khái quát lại vấn đề. - HS rút ra được thông điệp của vấn đề sau hoạt động. * Tổ chức giờ sinh hoạt lớp theo chủ đề giáo dục Ví dụ 1: Sinh hoạt lớp theo chủ đề XÂY DỰNG KHÔNG GIAN LỚP HỌC THÂN THIỆN, TÍCH CỰC Bước 1: 18
  19. - GV cho HS xem video về hình ảnh một số lớp học, trường học thân thiện. Các lớp học được trang trí đẹp, mang tính giáo dục, khơi gợi ở HS ước muốn được học trong một lớp học đẹp, không gianlớp học lí tưởng mà HS thấy yêu thích, thoải mái trong học tập cũng như các hoạt động GD của các em. Bước 2: - Chia lớp thành các nhóm nhỏ thảo luận theo các câu hỏi và dẫn dắt HS xây dựng ý tưởng. + Em mong muốn lớp học của mình được trang trí như thế nào? Làm thế nào để có thể tạo ra một không gian mang tính đặc trưng riêng của lớp chúng ta? + Những điều gì sẽ được trang trí ở trên lớp? + Liệt kê những việc cần làm để trang trí lớp., Bước 3: - Học sinh các nhóm phác hoạ ý tưởng bằng tranh. - Trên giấy A0: Tất cả các nhóm thống nhất, phác thảo ý tưởng xây dựng không gian thân thiện. Bước 4: GV định hướng HS + GV cần trân trọng, khuyến khích những ý tưởng mới mẻ mà HS đề xuất nhưng đồng thời cũng định hướng các em cách bài trí khoa học, phù hợp với môi trường GD. Ví dụ: Xây dựng không gian lớp học thân thiện với môi trường cần có cây xanh, không nên dán nhiều loại lấy màu mè gây rối mắt. Không trang trí rườm rà trên phần gần bảng, gây mất tập trung trong quá trình học… Bước 5: Tiến hành thực hiện ý tưởng vào giờ sinh hoạt tiếp theo. * Kết quả 19
  20. Không gian lớp học thân thiện 11B3 Ví dụ 2: Sinh hoạt theo chủ đề THANH NIÊN VỚI LUẬT GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ ( Tình hình giao thông đường bộ trong địa phương hiện nay) A. Công tác chuẩn bị - Giáo viên định hướng cho HS thảo luận tìm hiểu các vấn đề Chia lớp thành 03 nhóm: Mỗi nhóm tìm hiểu về một vấn đề giao thông thường bộ + Nhóm 01: Thực trạng tham gia giao thông hiện nay ( Đặc biệt là thực trạng tham gia giao thông đường bộ ở Đô Lương, trường THPT Đô Lương 2) + Nhóm 2: Giải pháp để tham gia giao thông an toàn + Nhóm 3: Sưu tầm, tìm hiểu và giới thiệu một số các biển báo giao thông cơ bản - Học sinh hoạt động theo nhóm tìm hiểu vấn đề - Dưới sự điều hành của các tổ trưởng, HS thực hiện công việc theo nhóm: + Sưu tầm tài liệu, tra cứu thông tin, lấy số liệu trên google, trên trang web, youtobe… + HS chọn lọc thông tin phù hợp, xác thực, trình bày bằng power point hoặc trên giấy A0. + HS cử người thuyết trình. B. Tổ chức họat động 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2