Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Đổi mới hình thức kiểm tra đánh giá thường xuyên môn Ngữ văn THPT trong dạy học trực tuyến kết hợp trực tiếp
lượt xem 5
download
Đề tài "Đổi mới hình thức kiểm tra đánh giá thường xuyên môn Ngữ văn THPT trong dạy học trực tuyến kết hợp trực tiếp" tập trung vào hình thức kiểm tra đánh giá thường xuyên môn Ngữ văn THPT trong dạy học trực tuyến kết hợp trực tiếp tại lớp 11C, 11M trường THPT Đặng Thai Mai.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Đổi mới hình thức kiểm tra đánh giá thường xuyên môn Ngữ văn THPT trong dạy học trực tuyến kết hợp trực tiếp
- SÁNG KIẾN “ĐỔI MỚI HÌNH THỨC KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ THƢỜNG XUYÊN MÔN NGỮ VĂN THPT TRONG DẠY HỌC TRỰC TUYẾN KẾT HỢP TRỰC TIẾP” LĨNH VỰC: NGỮ VĂN
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƢỜNG THPT ĐẶNG THAI MAI SÁNG KIẾN “ĐỔI MỚI HÌNH THỨC KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ THƢỜNG XUYÊN MÔN NGỮ VĂN THPT TRONG DẠY HỌC TRỰC TUYẾN KẾT HỢP TRỰC TIẾP” TÁC GIẢ : VÕ THỊ THANH HẢI CHỨC VỤ : PHÓ HIỆU TRƢỞNG TỔ: VĂN- NGOẠI NGỮ LĨNH VỰC : NGỮ VĂN Số điện thoại: 0911068998 Năm học: 2021-2022
- MỤC LỤC A. MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI ......................................................................................... 1 II. PHẠM VI, ĐỐI TƢỢNG ................................................................................... 2 III. PHƢƠNG PHÁP GIẢI QUYẾT ....................................................................... 2 IV. CẤU TRÚC ...................................................................................................... 2 B. NỘI DUNG........................................................................................................ 3 I. Cơ sở của đề tài .................................................................................................. 3 1. Cơ sở lí luận ........................................................................................................ 3 1.1. Các khái niệm cơ bản .................................................................................... 3 1.2. Mục đích của kiểm tra, đánh giá trong giáo dục ............................................ 5 1.3. Hình thức kiểm tra, đánh giá thƣờng xuyên ................................................... 6 2. Cơ sở thực tiễn .................................................................................................. 11 II. Một số giải pháp ............................................................................................. 13 1. Giải pháp 1: Xác định rõ nguyên tắc, mục tiêu kiểm tra đánh giá thƣờng xuyên. ........................................................................................................................... 13 2. Giải pháp 2: Đa dạng hóa hình thức kiểm tra đánh giá thƣờng xuyên ............. 15 3. Giải pháp 3: Ứng dụng đa dạng các phần mềm trong kiểm tra đánh giá ......... 20 III. Triển khai thực hiện ..................................................................................... 25 1. Hình thành ý tƣởng và hoàn thành: (từ ngày 10/9/2021 đến ngày 25/3/2022) .... 25 2. Khảo sát thực tiễn .............................................................................................. 25 3. Đúc rút kinh nghiệm .......................................................................................... 25 4. Áp dụng thực tiễn .............................................................................................. 25 5. Đánh giá hiệu quả, điều chỉnh, bổ sung ............................................................. 29 C. KẾT LUẬN ..................................................................................................... 32 I. Đóng góp mới của đề tài .................................................................................. 32 1. Tính mới ........................................................................................................ 32 2. Tính khoa học ................................................................................................ 32 3. Tính hiệu quả ................................................................................................. 32 II. Đề xuất một số hình thức áp dụng của đề tài ................................................ 32 III. Kiến nghị.................................................................................................... 33 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 34
- A. MỞ ĐẦU I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ƣơng 8 khóa XI về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo đã chỉ rõ: “Phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành; lí luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội” Theo đƣờng lối chỉ đạo của Đảng và Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã xác định xây dựng chƣơng trình giáo dục phổ thông sau 2015 theo định hƣớng phát triển giao tiếp. Ngữ văn là môn học có những khả năng đặc biệt, có ƣu thế trong việc hình thành phẩm chất, năng lực cho HS.Việc khai thác hiệu quả giờ học Ngữ văn là yếu tố quan trọng góp phần đổi mới toàn diện nền giáo dục đào tạo gắn với bốn mục tiêu quan trọng của giáo dục:“học để biết, học để làm, học để chung sống, học để khẳng định mình”. Nắm bắt đƣợc tinh thần đổi mới giáo dục hiện nay, mỗi giáo viên đã và đang nghiên cứu đề xuất và thực hiện nhiều giải pháp hiệu quả trong việc đổi mới phƣơng pháp dạy học và kiểm tra đánh giá. Ngày nay, đổi mới kiểm tra đánh giá là một yêu cầu cấp thiết của Bộ Giáo dục, giúp giáo viên đánh giá một cách chính xác năng lực của học sinh. Vì thế, giáo viên cần phải đổi mới đa dạng nội dung và hình thức kiểm tra đánh giá. Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh là một khâu quan trọng trong quá trình dạy học. Chƣơng trình giáo dục phổ thông mới hiện nay đòi hỏi quá trình dạy học phải tiến hành đồng bộ các khâu, trong đó đổi mới đánh giá là khâu quan trọng. Kiểm tra là hình thức và phƣơng tiện của hoạt động đánh giá, bởi vậy trong quá trình đổi mới đánh giá kết quả học tập của học sinh trƣớc tiên cần phải đổi mới việc kiểm tra. Các hoạt động dạy và học cần có những thông tin phản hồi sau khi kiểm tra, đánh giá để điều chỉnh kịp thời nhằm tạo ra hiệu quả ở mức cao nhất thể hiện chất lƣợng học tập của học sinh. Trƣớc diễn biến tình hình dịch bệnh Covis-19 lan rộng khắp cả nƣớc, nhiều địa phƣơng phải chuyển từ dạy học trực tiếp sáng dạy học trực tuyến, khi chuyển đổi hình thức dạy học nhƣ vậy thì kéo theo việc phải kiểm tra đánh giá học sinh bằng hình trực tuyến. Nhƣ vậy, tùy theo điều kiện dạy học hiện nay của các địa phƣơng có thể lựa chọn hình thức kiểm tra định kỳ trực tuyến hoặc trực tiếp. Thông tƣ 09 BDG ĐT đã nêu rõ "Ở những địa phương mà học sinh không thể đến trường do dịch bệnh, các trường tổ chức kiểm tra đánh giá thường xuyên, định kỳ cho học sinh theo hình thức trực tuyến”. Dƣới hình thức kiểm tra đánh giá nhƣ vậy, làm thế 1
- nào để kết quả đánh giá phù hợp với năng lực học sinh, sát, đúng đối tƣợng là vấn đề mà các thầy cô giáo đang quan tâm. Xuất phát từ những lí do trên, tôi đã lựa chọn và nghiên cứu đề tài sáng kiến “Đổi mới hình thức kiểm tra đánh giá thường xuyên môn Ngữ văn THPT trong dạy học trực tuyến kết hợp trực tiếp” làm sáng kiến của mình trong năm học 2021 – 2022. II. PHẠM VI, ĐỐI TƢỢNG 1. Phạm vi: Đề tài tập trung vào hình thức kiểm tra đánh giá thƣờng xuyên môn Ngữ văn THPT trong dạy học trực tuyến kết hợp trực tiếp tại lớp 11C, 11M trƣờng THPT Đặng Thai Mai. 2. Đối tƣợng: Hình thức kiểm tra đánh giá thƣờng xuyên môn Ngữ văn THPT trong dạy học trực tuyến kết hợp trực tiếp. III. PHƢƠNG PHÁP GIẢI QUYẾT Trong quá trình nghiên cứu, thực hiện sáng kiến, tôi sử dụng các nhóm phƣơng pháp sau: 1. Các phương pháp nghiên cứu lí thuyết: phân tích, tổng hợp, so sánh- đối chiếu, suy luận... 2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: phƣơng pháp điều tra khảo sát, phƣơng pháp thực nghiệm sƣ phạm, phƣơng pháp thống kê. IV. CẤU TRÚC Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài tập trung vào giải quyết một số vấn đề chính sau: I. Cơ sở của đề tài II. Một số giải pháp III. Triển khai thực hiện 2
- B. NỘI DUNG I. Cơ sở của đề tài 1. Cơ sở lí luận 1.1. Các khái niệm cơ bản a. Kiểm tra, đánh giá Theo Từ điển Tiếng Việt, kiểm tra là xem xét tình hình thực tế để đánh giá, nhận xét. Như vậy, việc kiểm tra sẽ cung cấp những dữ kiện, những thông tin cần thiết làm cơ sở cho việc đánh giá học sinh. Trong dạy học, các hình thức kiểm tra đƣợc sử dụng là: kiểm tra thƣờng xuyên, kiểm tra định kỳ, kiểm tra tổng kết. Theo Từ điển Tiếng Việt (1997), đánh giá là nhận định giá trị. Các kết quả kiểm tra thành tích học tập, rèn luyện của học sinh được thể hiện trong việc đánh giá những thành tích học tập, rèn luyện đó. Chƣơng trình giáo dục phổ thông 2018 đã hƣớng đến phát triển phẩm chất, năng lực học sinh, vì thế quan điểm về kiểm tra đánh giá theo hƣớng phát triển phẩm chất, năng lực HS (Học sinh) thể hiện nhƣ sau: Đánh giá vì học tập, đánh giá là học tập, đánh giá kết quả học tập. Một là: Đánh giá vì học tập: Đây là quá trình đánh giá cần diễn ra thƣờng xuyên trong quá trình dạy học để GV (Giáo viên) phát hiện sự tiến bộ của HS từ đó hỗ trợ, điều chỉnh quá trình dạy học. Mục đích chủ yếu của đánh giá là nhằm cung cấp thông tin để GV và HS cải thiện chất lƣợng dạy học. Với đánh giá này, GV giữ vai trò chủ đạo nhƣng HS cũng đƣợc tham gia vào quá trình đánh giá. HS có thể tự đánh giá hoặc đánh giá lẫn nhau dƣới sự hƣớng dẫn của GV, qua đó học sinh tự đánh giá đƣợc khả năng học tập của mình để điều chỉnh hoạt động học tập của mình đƣợc tốt hơn. Hai là: Đánh giá là học tập (đánh giá quá trình): Đánh giá cần diễn ra thƣờng xuyên trong quá trình dạy học, trong đó GV tổ chức để HS tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng, coi đó là một hoạt động học tập. Đánh giá này để HS thấy đƣợc sự tiến bộ của mình so với yêu cầu cần đạt của bài học, của môn học, từ đó HS điều chỉnh việc học. Với đánh giá này, HS giữ vai trò chủ đạo trong quá trình đánh giá, HS tự giám sát hoặc theo dõi quá trình học tập của mình theo những tiêu chí do GV cung cấp. Kết quả đánh giá này không đƣợc ghi vào học bạ mà chỉ có vai trò nhƣ một nguồn thông tin phản hồi để ngƣời đọc tự ý thức khả năng học tập của mình ở mức độ nào từ đó thiết lập mục tiêu học tập cá nhân và lên kế hoạch học tập tiếp theo. Ba là: Đánh giá kết quả học tập là đánh giá những gì HS đạt đƣợc tại thời điểm cuối một giai đoạn giáo dục và đƣợc đối chiếu với chuẩn đầu ra nhằm xác nhận kết quả đó so với yêu cầu cần đạt của bài học, của môn học hoặc cấp học. 3
- Trong đánh giá kết quả học tập, GV là trung tâm trong quá trình đánh giá và ngƣời học không đƣợc tham gia vào các khâu của quá trình đánh giá. Từ quan điểm trên ta thấy, quan điểm hiện đại về kiểm tra đánh giá theo hƣớng phát triển phẩm chất, năng lực HS khác với quan điểm truyền thống về kiểm tra đánh giá về kĩ thuật đánh giá, quá trình và đối tƣợng tham gia đánh giá. Nhƣ vậy, đánh giá trong giáo dục đƣợc quan niệm là quá trình thu thập và xử lý kịp thời, có hệ thống những thông tin về hiện trạng, khả năng hay nguyên nhân của của chất lƣợng và hiệu quả giáo dục căn cứ vào mục tiêu dạy học, mục tiêu đào tạo; làm cơ sở cho những chủ trƣơng, biện pháp và hành động giáo dục tiếp theo. Trong phạm vi sáng kiến này, ngƣời viết đề cập đến kiểm tra đánh giá thƣờng xuyên trong dạy học môn Ngữ văn khi dạy học trực tuyến kết hợp với dạy trực tiếp. b. Đánh giá thƣờng xuyên Đánh giá thƣờng xuyên là hoạt động đánh giá diễn ra trong tiến trình thực hiện dạy học, cung cấp thông tin phản hồi cho GV và HS nhằm mục tiêu cải thiện hoạt động dạy học. Đánh giá thƣờng xuyên đƣợc xem là đánh giá vì quá trình học tập hoặc vì sự tiến bộ của ngƣời học. Đánh giá thƣờng xuyên nhằm mục đích thu thập minh chứng liên quan đến kết quả học tập của HS để cung cấp những phản hồi cho GV và HS biết những gì họ làm đƣợc và chƣa làm đƣợc so với yêu cầu để điều chỉnh hạt động dạy và học, đồng thời khuyến nghị để HS làm tốt hơn trong thời điểm tiếp theo; tiên đoán hoặc dự báo những bài học hoặc chƣơng trình tiếp theo đƣợc xây dựng nhƣ thế nào cho phù hợp với trình độ, đặc điểm tâm lí của HS. Nội dung của đánh giá thƣờng xuyên là sự tích cực chủ động của HS trong quá trình tham gia các hoạt động học tập, rèn luyện đƣợc giao; sự hứng thú, tự tin, cam kết, trách nhiệm của HS khi thực hiện các hoạt động học tập cá nhân và thực hiện các nhiệm vụ hợp tác nhóm. Thời điểm, ngƣời thực hiện, phƣơng pháp, công cụ đánh giá thƣờng xuyên là: - Đánh giá thƣờng xuyên đƣợc thực hiện linh hoạt trong quá trình dạy học và giáo dục không hạn chế bởi số lần đánh giá. - Đối tƣợng tham gia đánh giá thƣờng xuyên rất đa dạng: GV đánh giá, HS đánh giá, HS đánh giá chéo, phụ huynh đánh giá và đoàn thể đồng đánh giá. - Phƣơng pháp kiểm tra đánh giá thƣờng xuyên là: phƣơng pháp kiểm tra viết, phƣơng pháp hỏi- đáp, phƣơng pháp quan sát, đánh giá qua hồ sơ và sản phẩm học tập. 4
- - Công cụ đánh giá thƣờng xuyên có thể dùng là: Thang đánh giá, bảng điểm, phiếu đánh giá theo tiêu chí, câu hỏi, hồ sơ học tập... 1.2. Mục đích của kiểm tra, đánh giá trong giáo dục a. Mục đích của kiểm tra đánh giá nói chung Kiểm tra, đánh giá là một quá trình không thể thiếu đƣợc trong quá trình dạy học để đánh giá sự tiến bộ của học sinh. Kiểm tra, đánh giá vì sự tiến bộ của HS là sự đánh giá diễn ra trong suốt quá trình dạy học. Khi kiểm tra, đánh giá phải cung cấp những thông tin phản hồi tới học sinh, giúp các em biết mình tiến bộ đến đâu, những mảng kiến thức, những kĩ năng nào có sự tiến bộ; mảng kiến thức hay kĩ năng nào còn yếu để giáo viên điều chỉnh quá trình dạy và học sinh điều chỉnh quá trình học tập. Trong kiểm tra, đánh giá, không chỉ chú trọng đến việc GV đánh giá học sinh, mà cần quan tâm tới việc hƣớng dẫn HS cách đánh giá lẫn nhau. HS phải học đƣợc cách đánh giá của GV, để đánh giá lẫn nhau và biết tự đánh giá kết quả học tập rèn luyện của chính mình. Có nhƣ vậy, HS mới nhận ra mảng kiến thức, kỹ năng nào có tiến bộ, mảng kiến thức, kỹ năng nào chƣa tiến bộ, còn yếu. Khi đánh giá, GV phải lƣợng giá chính xác, khách quan kết quả học tập, chỉ ra đƣợc HS đạt đƣợc ở mức độ nào so với mục tiêu bài học, chuẩn kiến thức kĩ năng, năng lực, phẩm chất…đã đề ra. Sau khi HS kết thúc một giai đoạn văn học; một xu hƣớng văn học; một thể loại hay một chủ đề, GV tổ chức đánh giá, để biết đƣợc học sinh đã làm chủ những mảng kiến thƣucs, kĩ năng, năng lực nào và mảng kiến thƣucs, kĩ năng, phẩm chất…phần nào còn hổng để “lấp đầy” trong các giờ học tiếp theo và giờ ôn tập. Kiểm tra, đánh giá trong các nhà trƣờng hƣớng vào các mục đích sau: Đối với nhà quản lý giáo dục: Kiểm tra, đánh giá giúp nhà quản lí xác định tính hiệu quả của chƣơng trình giáo dục; cung cấp thông tin phản hồi cho nhà quản lý cấp trên và những ngƣời thiết kế chƣơng trình (nếu cần). Khẳng định chất lƣợng hiệu quả giáo dục của nhà trƣờng với xã hội và hỗ trợ việc đánh giá GV thông qua kết quả giảng dạy. Với giáo viên: Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh giúp GV nhận ra những điểm mạnh, điểm yếu của HS để phát huy điểm mạnh khắc phục điểm yếu; giúp GV giám sát quá trình tiến bộ của HS và xem xét sự tiến bộ đó có tƣơng xứng với mục tiêu đề ra hay không, đồng thời giúp GV có căn cứ cho điểm, xếp loại HS theo điểm số. 5
- Với HS: Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập giúp HS hiểu rõ mục tiêu cụ thể của việc học tập; phát huy điểm mạnh và khắc phục những yếu kém, từ đó hƣớng tới phát huy tính tích cực trong học tập của học sinh. Nhƣ vậy, kiểm tra, đánh giá không chỉ nhằm mục đích nhận định thực trạng, định hƣớng, điều chỉnh hoạt động của HS mà còn tạo điều kiện nhận định ra thực trạng và điều chỉnh phƣơng pháp dạy học của GV. b. Mục đích của kiểm tra, đánh giá thƣờng xuyên Nhằm thu thập minh chứng liên quan đến kết quả học tập của học sinh trong quá trình học tập để cung cấp những phản hồi cho học sinh và giáo viên biết những gì họ đã làm đƣợc so với mục đích, yêu cầu của bài học, của chƣờng trình và những gì mà họ chƣa làm đƣợc để điều chỉnh hoạt động dạy và học Giúp chẩn đoán hoặc đo kiến thức và kĩ năng hiện tại của học sinh nhằm dự báo những bài học, chƣơng trình tiếp theo cần xây dựng nhƣ thế nào cho phù hợp với trình độ, đặc điểm tâm lí của học sinh. Ngoài ra nhằm thúc đẩy học sinh cố gắng tích cực làm việc một cách liên tục có hệ thống đồng thời còn tập trung vào việc phát hiện, tìm ra những thiếu sót, lỗi, những nhân tố ảnh hƣởng xấu đến kết quả học tập, rèn luyện của học sinh để có những giải pháp hỗ trợ điều chỉnh kịp thời, giúp cải thiện, nâng cao chất lƣợng dạy học, giáo dục. 1. 3. Hình thức kiểm tra, đánh giá thƣờng xuyên a. Các hình thức kiểm tra đánh giá hiện hành Cùng với sự đổi mới trong nội dung chƣơng trình thì kiểm tra đánh giá cũng đã đƣợc Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành các thông tƣ sửa đổi về quy chế đánh giá xếp loại học sinh THCS và THPT để phù hợp với xu hƣớng phát triển phẩm chất năng lực của học sinh. * Theo thông tƣ 26/2020/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 8 năm 2020 đã ban hành sửa đổi một số điều về kiểm tra đánh giá. Sửa đổi “Điều 7. Các loại kiểm tra, đánh giá; hệ số điểm kiểm tra, đánh giá và cách cho điểm. Trong đó: Kiểm tra, đánh giá thường xuyên: - Kiểm tra, đánh giá thƣờng xuyên đƣợc thực hiện trong quá trình dạy học và giáo dục, nhằm kiểm tra, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện các nhiệm vụ học tập, rèn luyện của học sinh theo chƣơng trình môn học, hoạt động giáo dục trong Chƣơng trình giáo dục phổ thông do Bộ trƣởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành; 6
- - Kiểm tra, đánh giá thƣờng xuyên đƣợc thực hiện theo hình thức trực tiếp hoặc trực tuyến thông qua: hỏi - đáp, viết, thuyết trình, thực hành, thí nghiệm, sản phẩm học tập; - Số lần kiểm tra, đánh giá thƣờng xuyên không giới hạn bởi số điểm kiểm tra, đánh giá thƣờng xuyên quy định tại khoản 1 Điều 8 Thông tƣ này. Kiểm tra, đánh giá định kì: - Kiểm tra, đánh giá định kì đƣợc thực hiện sau mỗi giai đoạn giáo dục nhằm đánh giá kết quả học tập, rèn luyện và mức độ hoàn thành nhiệm vụ học tập của học sinh theo chƣơng trình môn học, hoạt động giáo dục quy định trong Chƣơng trình giáo dục phổ thông do Bộ trƣởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành; - Kiểm tra, đánh giá định kì, gồm kiểm tra, đánh giá giữa kì và kiểm tra, đánh giá cuối kì, đƣợc thực hiện thông qua: bài kiểm tra (trên giấy hoặc trên máy tính), bài thực hành, dự án học tập. + Thời gian làm bài kiểm tra, đánh giá định kì bằng bài kiểm tra trên giấy hoặc trên máy tính từ 45 phút đến 90 phút, đối với môn chuyên tối đa 120 phút. Đề kiểm tra đƣợc xây dựng dựa trên ma trận, đặc tả của đề, đáp ứng theo mức độ cần đạt của môn học, hoạt động giáo dục quy định trong Chƣơng trình giáo dục phổ thông do Bộ trƣởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. + Đối với bài thực hành, dự án học tập phải có hƣớng dẫn và tiêu chí đánh giá trƣớc khi thực hiện. b. Các hình thức kiểm tra thƣờng xuyên Các hình thức kiểm tra, đánh giá đƣợc sử dụng là kiểm tra thƣờng xuyên, kiểm tra định kỳ. Các hình thức kiểm tra trên đƣợc thực hiện bằng các phƣơng pháp: kiểm tra miệng, kiểm tra viết và kiểm tra thực hành. Trong phạm vi sáng kiến này, ngƣời viết chỉ nghiên cứu và tìm hiểu kiểm tra đánh giá thƣờng xuyên. Thứ nhất: Kiểm tra miệng Phƣơng pháp kiểm tra miệng đƣợc sử dụng tại các thời điểm: Trƣớc khi học bài mới; trong quá trình học bài mới; sau khi học xong bài mới; thi giữa kỳ, cuối học kỳ và cuối năm học. Quá trình kiểm tra miệng sẽ tạo cho giáo viên thu đƣợc tín hiệu ngƣợc nhanh chóng từ học sinh nhằm thúc đẩy quá trình học tập thƣờng xuyên, có hệ thống, liên tục cho học sinh; giúp các em rèn luyện kĩ năng biểu đạt bằng ngôn ngữ trong giao tiếp một cách nhanh, gọn, rõ ràng và chính xác. 7
- Trong khi kiểm tra miệng, GV cần phải có phƣơng pháp và cách thức cũng nhƣ câu hỏi đƣa ra một các phù hợp với năng lực của HS, vận dụng cách kiểm tra một cách khéo léo, nếu không sẽ mất nhiều thời gian, học sinh sẽ thụ động trong quá trình kiểm tra. Trong khi khi kiểm tra miệng cần đảm bảo các yêu cầu sau: Với giáo viên: - Khi đƣa ra câu hỏi, GV cần nghiên cứu kỹ những kiến thức cơ bản của bài học, đặt câu hỏi minh bạch, phù hợp với năng lực học sinh để học sinh có thể trả lời nhanh trong vòng vài phút. - Sau khi GV nêu câu hỏi cho cả lớp, cần để cho HS có thời gian ngắn chuẩn bị, sau đó gọi học sinh xung phong hay chỉ định học sinh trả lời câu hỏi. - GV tạo điều kiện cho tất cả học sinh trả lời đầy đủ câu hỏi mà mình đƣa ra. - GV cần kiên trì nghe học sinh trả lời, khi cần thiết, GV nên gợi ý cho các em, không làm cho các em run sợ, lúng túng. - Sau khi HS trả lời. GV phải có nhận xét ƣu điểm, khuyết điểm trong câu trả lời của các em, nhận xét về cách thức trình bày, nội dung, tinh thần thái độ… - GV phải công bố điểm công khai và ghi điểm vào sổ theo dõi đánh giá học sinh. Thái độ và cách ứng xử của giáo viên đối với học sinh có ảnh hƣởng trong kiểm tra. Sự hiểu biết của giáo viên về tính cách của học sinh, sự tế nhị và nhạy cảm là những yếu tố giúp cho ngƣời thầy giáo thấy rõ thực chất trình độ kiến thức, kĩ năng của học sinh đƣợc kiểm tra. Với học sinh: Các em phải trả lời to, rõ ràng sao cho cả lớp nghe đƣợc, các em học sinh dƣới lớp theo dõi câu trả lời của bạn nhận xét và bổ sung khi cần thiết. Câu trả lời cần đúng vào trọng tâm của câu hỏi, không trả lời lan man. Thứ hai: Kiểm tra viết Quá trình kiểm tra viết đƣợc sử dụng sau khi học xong một phần, một chủ đề, một giai đoạn, hết nửa kỳ, cuối kỳ, cuối năm hoặc xong toàn bộ giáo trình SGK. Kiểm tra viết sẽ kiểm tra đƣợc tất cả lớp trong một thời gian nhất định; có thể kiểm tra từ một vấn đề nhỏ đến một vấn đề lớn có tính chất tổng hợp, từ đó giúp các em học sinh phát triển năng lực diễn đạt bằng ngôn ngữ viết. Khi tiến hành kiểm tra viết, GV cần chú ý một số điểm sau đây: 8
- Đề kiểm tra phải bám sát mục tiêu, đáp ứng theo chuẩn kiến thức kỹ năng, đảm bảo theo các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Đề phải tƣờng minh, chính xác, bám sát trình độ của học sinh, phù hợp thời gian làm bài, phát huy năng lực của học sinh. Câu hỏi trong bài kiểm tra thƣờng xuyên dƣới hình thức viết thƣờng sử dụng phối hợp tập trung vào hai dạng: Dạng 1: Câu hỏi với mục tái hiện các kiến thức sự kiện. Với dạng câu hỏi này, học sinh phải ghi nhớ và trình bày một cách chính xác, hệ thống, chọn lọc. Dạng 2: Câu hỏi yêu cầu năng lực nhận thức, ở dạng này đòi hỏi học sinh phải thông hiểu, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, hệ thống hóa, vận dụng tri thức vào tình huống cụ thể để viết bài. Khi học sinh làm bài, GV yêu cầu học sinh trung thực trong kiểm tra, thi cử; tạo điều kiện tốt nhất để học sinhh vững tâm làm bài, đặc biệt không làm việc gì để học sinh phân tâm, mất tập trung. Khi hết giờ làm bài, GV thu bài đúng giờ. Khi chấm bài, cần chấm cẩn thận, nhận xét kỹ lƣỡng và trả bài đúng hạn. Khi trả bài, GV cần nhận xét chi tiết, ƣu điểm, khuyết điểm, đặc biệt là các bài mắc nhiều lỗi để sửa lỗi cho các em, từ đó rút kinh nghiệm các bài làm sau. GV có thể đọc lên những bài viết tốt để HS tham khảo và học tập. Thứ ba: Kiểm tra thực hành Mục đích của kiểm tra thực hành là kiểm tra kỹ năng, kỹ xảo thực hành ở học sinh, nhƣ đo đạc, thí nghiệm lao động, vẽ tranh. Cách thức kiểm tra này đƣợc tiến hành ở trên lớp; trong phòng thí nghiệm; trong vƣờn trƣờng; ngoài thiên nhiên. Khi tiến hành kiểm tra thực hành, cần phải chú ý theo dõi trình tự, độ chính xác, trình độ thành thạo của các thao tác; kết hợp kiểm tra lý thuyết – cơ sở lý luận của các thao tác thực hành. Với môn Ngữ văn, thì hình thức kiểm tra này hầu nhƣ không sử dụng thƣờng xuyên mà chủ yếu cho các em thể hiện thông qua vẽ các hình ảnh liên quan đến tác giả, tác phẩm, nhân vật, thiên nhiên hoặc các bối cảnh, tình huống, chi tiết…điển hình trong tác phẩm và thƣờng tổ chức theo hình thức chia từng nhóm để thực hành. c. Các hình thức đánh giá thƣờng xuyên Đánh giá là quá trình hình thành những nhận định, phân đoán về kết quả của công việc, dựa vào sự phân tích những thông tin thu đƣợc, đối chiếu với những mục tiêu, tiêu chuẩn đã đề ra, nhằm đề xuất những quyết định thích hợp để cải tạo thực trạng, điều chỉnh nâng cao chất lƣợng và hiệu quả công việc. Đánh giá đƣợc tiến hành nhƣ sau: 9
- Đánh giá chẩn đoán: Đánh giá chẩn đoán đƣợc tiến hành trƣớc khi dạy xong một phần, một chủ đề hay một vấn đề quan trọng nào đó. Đánh giá chẩn đoán giúp giáo viên nắm đƣợc khả năng nắm kiến thức liên quan đã có của học sinh, những điểm mà học sinh đã nắm vững, những thiếu sót cần bổ khuyết…để lựa chọn các phƣơng pháp giảng dạy thích hợp. Đánh giá từng phần: Đánh giá từng phần đƣợc tiến hành nhiều lần trong quá trình dạy học, nhằm cung cấp những thông tin ngƣợc. Qua đó, giáo viên và học sinh kịp thời điều chỉnh cách dạy và cách học, sự ghi nhận kết quả từng phần để tiếp tục thực hiện chƣơng trình một cách vững chắc. Đánh giá tổng kết: Đánh giá tổng kết đƣợc tiến hành khi kết thúc học kỳ, kết thúc môn học, bằng những bài thi cuối kỳ, các kỳ thi khảo sát nhằm đánh giá tổng quát kết quả học tập của học sinh, đối chiếu với những mục tiêu đã đề ra. Ra quyết định: Đây là khâu cuối cùng của quá trình đánh giá. GV dựa vào những định hƣớng của đánh giá ra quyết định những biện pháp cụ thể để giúp học sinh hoặc giúp đỡ cả lớp về những thiếu sót mà học sinh chƣa thực hiện đƣợc. Nhƣ vậy, có ba hình thức kiểm tra là kiểm tra thƣờng xuyên, kiểm tra định kỳ, kiểm tra tổng kết. Ba hình thức này đƣợc tiến hành thông qua ba phƣơng pháp: kiểm tra miệng, kiểm tra viết và kiểm tra thực hành. Mỗi hình thức kiểm tra có những thời điểm riêng phù hợp và những mục đích cụ thể khác nhau. Các phƣơng pháp đánh giá cũng có những tác dụng, yêu cầu riêng. Nhƣng nhìn chung, việc kết hợp các bài kiểm tra phải đáp ứng sao cho quá trình đánh giá đạt hiệu quả tốt nhất. Không chỉ đánh giá mỗi kết quả dựa trên điểm số của bài kiểm tra định kỳ và tổng kết, mà còn phải thƣờng xuyên kiểm tra, đánh giá từng phần để sát sao, kịp thời điều chỉnh cách dạy và học để đi đúng hƣớng và phát triển tốt nhất về năng lực, phẩm chất cho HS. Kiểm tra và đánh giá là hai công việc có nội dung khác nhau, nhƣng có mối liên quan mật thiết với nhau, những thông tin thu đƣợc đối chiếu với những mục tiêu đề ra nhằm đề xuất những giải pháp phù hợp để điều chỉnh phƣơng pháp, hình thức tổ chức dạy học nhằm nâng cao chất lƣợng dạy học. Trong quá trình dạy học, kiểm tra đƣợc xem là phƣơng tiện và hình thức của đánh giá. Thông qua kiểm tra cung cấp những dữ liệu, những thông tin cần thiết làm cơ sở cho việc đánh giá chất lƣợng dạy học. Kiểm tra và đánh giá hƣớng tới thực hiện mục tiêu dạy học, mục tiêu đào tạo. Cho nên, xét ở một mức độ nào đó kiểm tra và đánh giá có điểm chung: kiểm tra gắn liền với đánh giá, đánh giá đƣợc hiểu theo nghĩa bao gồm cả kiểm tra. Nhƣ vậy, việc kiểm tra, đánh giá thƣờng xuyên kết quả học tập trực tuyến và trực tiếp của học sinh đƣợc thực hiện trong quá trình dạy học. Các hình thức kiểm 10
- tra, đánh giá thƣờng xuyên trong dạy học trực tuyến và dạy học trực tiếp đƣợc thực hiện theo quy định về kiểm tra, đánh giá thƣờng xuyên của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo. 2. Cơ sở thực tiễn Kiểm tra đánh giá chất lƣợng học tập môn Ngữ văn ở bậc THPT hiện nay chƣa đo đƣợc năng lực ngƣời học và chƣa góp phần điều chỉnh, đổi mới phƣơng pháp dạy học. Các đề kiểm tra thƣờng xuyên, hầu nhƣ đƣợc ra theo dạng đề đóng, tính tích hợp và khả năng tƣ duy tích cực của HS chƣa cao. Các câu hỏi chủ yếu đánh giá học sinh ở mức nhận biết và thông hiểu, nội dung các câu hỏi trong đề kiểm tra chủ yếu là kiểm tra kiến thức về văn học, về chính những văn bản đã học trong chƣơng trình và sách giáo khoa. Học sinh thƣờng ghi nhớ máy móc nội dung bài học khi làm bài. Đáp án của đề thi đƣa ra hệ thống ý mà các em phải trình bày cùng với biểu điểm hết sức cụ thể, chi tiết. Cách làm này mang tính áp đặt, nếu hóc sinh không làm đúng đáp án sẽ không có điểm. Nguyên nhân chủ yếu của thực trạng trên là do chƣơng trình môn Ngữ văn hiện hành thiên về cung cấp kiến thức văn học rất nhiều, các chuẩn về kĩ năng đọc, viết đều liên quan đến văn học; các chuẩn chƣa đƣợc cụ thể hóa thành những kĩ năng, thời lƣợng thực hành trải nghiệm hầu nhƣ chƣa đƣợc quan tâm và chú trọng, vì vậy chƣa phát huy tốt các năng lực trong học sinh. Để khảo sát thực trạng hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS, ngƣời viết sử dụng phƣơng pháp điều tra bằng bằng phiếu hỏi. Phiếu hỏi đƣợc thiết kế gồm 8 nội dung chính. Mỗi nội dung có 4 phƣơng án để lựa chọn với các mức độ “Hoàn toàn không đồng ý”; “Không đồng ý”, “Đồng ý một phần”, và “Hoàn toàn đồng ý”. Khách thể khảo sát gồm 10 GV môn Ngữ văn ở trƣờng THPT Đặng Thai Mai, trong học kì 1 năm học 2021-2022. Kết quả cụ thể nhƣ sau: S Giáo viên TT Mục đích KT, ĐG Ho K Đồn Hoàn kết quả học tập của HS àn toàn hông g ý một toàn đồng ý không đồng ý phần đồng ý 1 Là cơ sở để đánh 10 giá, xếp loại học lực của 11
- HS 2 Là cơ sở xét lên 2 8 lớp, xét tốt nghiệp 3 Cung cấp thông tin 10 phản hồi cho HS 4 Cung cấp thông tin 10 phản hồi cho phụ huynh 5 Cung cấp thông tin 10 phản hồi cho GV 6 Góp phần động 7 3 viên, khen thƣởng hay nhắc nhở HS học tập 7 Là yếu tố đánh giá 10 chất lƣợng giảng dạy của nhà trƣờng 8 Giúp HS phát triển 5 5 khả năng tự đánh giá Bảng 1. Nhận thức của GV về mục đích thực hiện hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS Kết quả khảo sát ở bảng 1 cho thấy, mục đích của việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập đƣợc GV đánh giá cao nhất là các mục đích: Là cơ sở để đánh giá, xếp loại học lực của HS; Cung cấp thông tin phản hồi cho HS; Cung cấp thông tin phản hồi cho phụ huynh; Cung cấp thông tin phản hồi cho GV; Là yếu tố đánh giá chất lƣợng giảng dạy của nhà trƣờng với số lƣợng tuyệt đối là 10/10 GV. Việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS là cơ sở quan trọng để GV nắm đƣợc trình độ và khả năng học tập của HS. Đây cũng chính là cơ sở thực tiễn quan trọng để GV tiếp tục điều chỉnh, hoàn thiện phƣơng pháp dạy học, nội dung bài dạy đáp ứng yêu cầu về mục tiêu của dạy học và phù hợp với nhận thức của HS. Kết quả thực tế này phản ánh việc thực hiện các mục tiêu cụ thể cho GV có cơ sở để điều chỉnh việc tổ chức dạy học nói chung và quản lí việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS nói riêng, góp phần đổi mới phƣơng pháp dạy học, tăng cƣờng hiệu quả giảng dạy của nhà trƣờng. Các mục đích còn lại của việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS đƣợc đánh giá thấp hơn, song vẫn ở mức độ nhận thức khá tốt, từ 7 GV đến 9 GV. 12
- Kết quả trên còn cho thấy sự thống nhất về mặt nhận thức giữa các GV về mục đích của hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS. Đó là cơ sở quan trọng để tạo ra sự đồng thuận trong việc thực hiện các mục đích kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS ở trƣờng THPT Đặng Thai Mai. II. Một số giải pháp đổi mới hình thức kiểm tra đánh giá thƣờng xuyên 1. Giải pháp 1: Xác định rõ nguyên tắc, mục tiêu kiểm tra đánh giá thƣờng xuyên Kiểm tra, đánh giá thƣờng xuyên trong dạy học trực tiếp hay dạy học trực tuyến có vị trí quan trọng nhằm củng cố, phát triển kiến thức của học sinh trong suốt quá trinhg học tập. Đây là khâu không thể tách rời quá trình dạy học, để đánh giá thƣờng xuyên năng lực học tập của học sinh hƣớng tới việc hƣớng tới nâng cao chất lƣợng giáo dục trong nhà trƣờng và điều chỉnh phƣơng pháp dạy và học phù hợp. Việc kiểm tra, đánh giá có hệ thống và thƣờng xuyên sẽ cung cấp kịp thời những thông tin cần thiết giúp học sinh tự điều chỉnh hoạt động học, giúp giáo viên có những thông tin phản hồi để điều chỉnh, hoàn thiện quá trình dạy và đổi mới phƣơng pháp, hình thức tổ chức dạy học, từ đó nâng cao chất lƣợng dạy học của nhà trƣờng. Trong năm học 2021 – 2022, trƣờng tôi đã chỉ đạo các tổ nhóm chuyên môn xây dựng kế hoạch dạy học nhằm thích ứng với bối cảnh dạy học trong đại dịch. Các kế hoạch đƣợc xây dựng theo các tình huống: dạy học hoàn toàn trực tiếp. Đối với kế hoạch dạy học trực tiếp xây dựng trên cơ sở chƣơng trình và yêu cầu cần đạt của chƣơng trình giáo dục phổ thông hiện hành sẽ áp dụng dạy học trong bối cảnh dịch bệnh chƣa bùng phát học sinh đƣợc đến trƣờng đầy đủ; còn đối với kế hoạch dạy học trực tuyến đƣợc xây dựng trên cơ sở tinh giản những nội dung không cần thiết hoặc khó truyền đạt trên môi trƣờng mạng, chỉ dạy những nội dung cơ bản nhất đảm cốt lõi nhất sẽ áp dụng cho tình huống dạy học khi dịch bùng phát học sinh không thể đến trƣờng. Trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn tiếp tục diễn biến hết sức phức tạp, khó lƣờng, trong năm học 2021 – 2022 đã có nhiều địa phƣơng phải chuyển hình thức dạy học trực tiếp sang dạy học trực tuyến. Trƣờng THPT Đặng Thai Mai cũng phải chuyển đổi hình thức học trực tiếp sang trực tuyến học kỳ 1 trong tuần đầu tiên của dạy học và học kỳ 2 dạy học trực tuyến trong 2 tuần đầu. Nhƣng sau đó dịch bùng phát nhiều giáo viên và học sinh bị dƣơng tính với Covid-19 nên nhà trƣờng phải chuyển kế hoạch dạy học trực tiếp kết hợp trực tuyến. Giáo viên bình thƣờng lên lớp dạy trực tiếp còn giáo viên bị dƣơng tính dạy học online ở nhà. Học sinh thuộc diện F1, F0 đƣợc học online các tiết học trong ngày trên nền tảng LMS thông qua phòng học Zoom của từng lớp. Các giờ học vẫn đƣợc diễn ra bình thƣờng, đến giờ 13
- học của giáo viên F0 học sinh sẽ mở Zoom để vào học. Tình hình dạy học nhƣ thế này vẫn đang đƣợc triển khai vì dịch bệnh trên địa bàn vẫn chƣa đƣợc kiểm soát. Trong thời gian này, để đảm bảo chất lƣợng dạy học việc kiểm tra đánh giá thƣờng xuyên học sinh không thể thực hiện đồng bộ đƣợc trên lớp đã buộc giáo viên phải thực hiện nhiều hình thức, phƣơng án kiểm tra đánh giá linh hoạt để nhằm giúp tất cả học sinh đều đƣợc kiểm tra đánh giá. Khi dạy học dƣới hình thức trực tuyến, cần đảm bảo các nguyên tắc sau: - Nội dung dạy học trực tuyến phải đáp ứng mức độ cần đạt hoặc yêu cầu cần đạt của chƣơng trình giáo dục phổ thông. - Bảo đảm các điều kiện tối thiểu về hạ tầng kỹ thuật dạy học trực tuyến và đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu tổ chức dạy học trực tuyến. - Tuân thủ các quy định hiện hành về an toàn thông tin, quy định về dữ liệu, thông tin cá nhân, sở hữu trí tuệ theo các quy định của pháp luật. Trong dạy học trực tuyến, hoạt động dạy học đƣợc thực hiện theo các bài học hoặc chủ đề trong chƣơng trình giáo dục phổ thông, bảo đảm sự tƣơng tác giữa giáo viên và học sinh trong quá trình dạy học. Giáo viên tổ chức giờ học trực tuyến để giảng bài, và hƣớng dẫn học sinh học tập; giao nhiệm vụ học tập và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh; theo dõi và hỗ trợ học sinh khai thác nội dung học tập từ học liệu dạy học trực tuyến; tƣ vấn, hỗ trợ, trả lời câu hỏi và giải đáp thắc mắc của học sinh. HS tham dự giờ học trực tuyến do giáo viên tổ chức cần thực hiện các hoạt động học tập và kiểm tra, đánh giá theo yêu cầu của giáo viên; khai thác nội dung học tập từ học liệu dạy học trực tuyến; chủ động trong quá trình tƣỡng tác với GV và các bạn trong lớp. Kiểm tra, đánh giá thƣờng xuyên trong dạy học trực tiếp cũng nhƣ dạy học trức tuyến cần bám sát các mục tiêu sau: Một là: Định hướng và thúc đẩy quá trình học tập: - Thông qua quá trình kiểm tra, đánh giá GV thông báo cho từng học sinh biết đƣợc trình độ tiếp thu kiến thức và những kỹ năng môn học của mình so với yêu cầu cần đạt của bài học cũng nhƣ sự tiến bộ của HS trong quá trình học tập, nhằm tăng tính tích cực, sự hứng thú của HS trong học tập. - Kiểm tra, đánh giá thƣờng xuyên giúp học sinh phát hiện những nguyên nhân sai sót cần phải bổ sung, điều chỉnh trong hoạt động học. Hai là: kiểm tra, đánh giá để phân loại, xếp loại học sinh: - Công bố đánh giá về năng lực và kết quả học tập của từng học sinh, tạo cơ hội để các em phát triển kỹ năng tự đánh giá để nhận ra sự tiến bộ của mình, 14
- khuyến khích, động viên các em học tập, có kế hoạch bồi dƣỡng kịp thời. Qua đó giáo dục học sinh nâng cao tinh thần trách nhiệm trong học tập, rèn luyện tu dƣỡng đạo đức, phát huy các năng lực cần có. - Giúp giáo viên có cơ sở nhận ra những điểm mạnh, điểm yếu của mình, tự điều chỉnh, hoàn thiện hoạt động dạy học, không ngừng nâng cao chất lƣợng dạy học bộ môn. Ba là: Kiểm tra, đánh giá là thước đo kết quả học tập của học sinh trong từng môn học cụ thể: -Về kiến thức: kiểm tra, đánh giá giúp học sinh nhận thức đúng mức độ kiến thức đã đạt đƣợc so với yêu cầu của chƣơng trình; giúp các em phát hiện những thiếu sót, “lỗ hổng” trong kiến thức, kỹ năng để kịp thời sửa chữa, thay đổi, điều chỉnh phƣơng pháp học tập đạt kết quả cao hơn. -Về kĩ năng: Thông qua kiểm tra, đánh giá, học sinh có điều kiện rèn luyện các kĩ năng tƣ duy trí tuệ từ đơn giản đến phức tạp, từ đó vận dụng khả năng thực hành, phân tích, tổng hợp, khái quát hoá, trừu tƣợng hoá, rút ra qui luật và bài học. -Về năng lực, phẩm chất: kiểm tra, đánh giá đƣợc thực hiện nghiêm túc đúng qui trình sẽ có tác dụng giáo dục rất lớn góp phần hình thành những phẩm chất đạo đức tốt đẹp: ý chí tự giác vƣơn lên trong học tập, củng cố lòng tự tin vào khả năng của mình, nâng cao ý thức tự giác, khắc phục tính chủ quan, tự mãn, thể hiện lòng trung thực, tinh thần tập thể… Nhƣ vậy, kiểm tra, đánh giá là nhiệm vụ cần thiết, phức tạp nhất và tất yếu không thể thiếu đƣợc của quá trình dạy học. Nó là động lực thúc đẩy và điều chỉnh hoạt động dạy học của GV và hoạt động học của HS. Việc đánh giá càng chính xác giúp giáo viên hoàn thiện, cải tiến phƣơng pháp dạy học ngày càng có hiệu quả. Ngƣợc lại, nếu mục đích dạy học của kiểm tra, đánh giá bị xem nhẹ sẽ dẫn tới hậu quả buông lỏng quá trình dạy học, không động viên, khuyến khích, thúc đẩy học sinh tự vƣơn lên trong quá trình học tập. 2. Giải pháp 2: Đa dạng hóa hình thức kiểm tra đánh giá thƣờng xuyên Trong kiểm tra, đánh giá khâu cốt yếu quan trọng là đề kiểm tra. Đây là yếu tố then chốt để đánh giá đúng chất lƣợng thực, sát đối tƣợng. Vì vậy, việc đa dạng hóa và luôn đổi mới đề kiểm tra cũng nhƣ hình thức kiểm tra, đánh giá trong dạy học trực tiếp hay dạy học trực tuyến cũng vô cùng quan trọng. Với mỗi chủ đề bài học, việc biên soạn câu hỏi/bài tập để sử dụng trong quá trình tổ chức hoạt động học và kiểm tra, đánh giá cần xác định và mô tả theo 4 mức độ yêu cầu (nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao) của mỗi loại câu hỏi/bài tập có thể sử dụng để kiểm tra, đánh giá năng lực và phẩm chất của học sinh trong 15
- dạy học. Trên cơ sở đó, biên soạn các câu hỏi/bài tập cụ thể theo các mức độ yêu cầu đã mô tả để sử dụng trong quá trình tổ chức các hoạt động dạy học và kiểm tra, đánh giá, luyện tập theo chuyên đề đã xây dựng. Các hình thức kiểm tra đánh giá thƣờng xuyên đƣợc tiến hành nhƣ sau: Thứ nhất: Kiểm tra thƣờng xuyên theo hình thức vấn đáp (kiểm tra miệng). Hình thức kiểm tra, đánh giá này dùng trong kiểm tra trực tiếp. Với việc kiểm tra việc thuộc bài thơ ngắn, câu thơ quan trọng. GV tổ chức kiểm tra nhƣ sau: Cách 1: Nhìn hình ảnh đọc tục ngữ, ca dao, thơ Cách 2: Thi đọc nối tiếp giữa hai tổ (thành viên hoàn thành cặp câu của mình có thể yêu cầu một thành viên cụ thể của đội bạn đọc tiếp nối) Cách 3: Lựa chọn đúng sai (ở những câu dễ sai) 1.Ví dụ 1: Cơn gió xinh thì thào trong lá biếc (Con gió) 2.Ví dụ 2: Nắng xuống trời lên cao chót vót (Sâu chót vót) 3.Ví dụ 3. Nắng mƣa là bệnh của trời (của giời) Với việc kiểm tra tóm tắt tác phẩm: Cách 1: Giáo viên chuẩn bị các sự kiện chính, yêu cầu học sinh sắp xếp đúng trật tự. Cách 2: Điền khuyết bằng lựa chọn, hoặc trả lời ngắn (kiểm tra đƣợc số lƣợng nhiều , và là phƣơng pháp kỹ thuật nhƣ hoạt động học) Thằng này rất ngạc nhiên. Hết ngạc nhiên thì hắn thấy mắt mình..1.. Bởi vì lần này là lần thứ nhất hắn được một người đàn bà cho. Xưa nay, nào hắn có thấy ai tự nhiên cho cái gì. Hắn vẫn phải doạ nạt hay giật cướp. Hắn phải làm cho người ta sợ. Hắn nhìn..2... mà bâng khuâng...3... thì chỉ nhìn trộm hắn, rồi lại toe toét cười. Trông thị thế mà có duyên. Tình yêu làm cho có duyên. Hắn thấy vừa vui lại vừa...4.... Và một cái gì nữa, giống như là ăn năn. Cũng có thể như thế lắm. Người ta hay ăn năn hối hận về tội ác khi không đủ sức để ác nữa. Thị Nở giục hắn ăn nóng. Hắn cầm lấy..5... đưa lên mồm. Trời ơi...6... mới thơm làm sao! Chỉ khói xông vào mũi cũng đủ làm người nhẹ nhõm. Hắn húp một húp và nhận ra rằng: những người suốt đời không...7... hành không biết rằng cháo rất ngon. Nhưng sao lại mãi đến bây giờ hắn mới nếm vị mùi cháo? Hắn tự hỏi rồi lại tự trả lời: vì có ai nấu cho ăn đâu? Mà còn ai nấu cho mà ăn nữa! Ðời hắn chưa bao giờ được săn sóc bởi một tay...8.... Hắn nhớ đến “bà ta”, cái con quỷ cái hay bắt hắn bóp chân mà lại kêu bóp lên trên, trên nữa, nó chỉ 16
- nghĩ đến sao cho thỏa nó chứ có yêu hắn đâu. Hồi ấy hắn...9.... Hai mươi tuổi, người ta không là đá, nhưng cũng không toàn là xác thịt. Người ta không thích cái gì người ta khinh. Vả lại bị một...10... gọi đến nhà mà bóp chân! Hắn thấy nhục hơn là thích, huống hồi lại sợ. Quả thật, từ khi biết rằng con vợ chủ sai hắn làm một việc không chính đáng, hắn vừa làm vừa run. Không làm thì không được: mọi việc trong nhà, quyền...11.... Chứ hắn, hắn có lòng nào đâu! Ðến nỗi người đàn bà phát cáu. Bà thấy xa xôi không được, phải làm đến nơi. Bà bảo hắn rằng: “Mày thực thà quá! ...12...mà đã như ông già”. Hắn vẫn giả vờ không hiểu. Bà lẳng lơ bảo: “Chả nhẽ tao gọi mày vào chỉ để bóp chân thế này thôi ư?...” và thấy hắn dùng dằng, bà mắng xơi xơi vào mặt. Hắn chỉ thấy nhục chứ..13...gì. Không, hắn chưa được một người đàn bà nào yêu cả. Vì thế mà...14...của thị Nở làm hắn suy nghĩ nhiều. Hắn có thể tìm bạn được, sao lại chỉ gây kẻ thù? (Chí Phèo – Nam Cao – SGK Ngữ văn 11, tập 1, NXB GD Việt Nam, tr.150-151) Cách 3: Cho học sinh lựa chọn yêu cầu và kể lại: Ví dụ: Với truyện ngắn “Chí Phèo” của Nam Cao – Ngữ văn 11 Yêu cầu 1: Kể lại một đoạn mà em thích nhất trong truyện này? Yêu cầu 2: Nếu em là Thị Nở, em sẽ phản ứng nhƣ thế nào khi Chí Phèo ăn bát cháo hành và khóc “rƣng rức”. Yêu cầu 3: Hình dung lại câu nói của Chí “giá cứ mãi như thế này thì thích nhỉ?” và giải thích “cái giá như thế này” mà Chí nhắc đến là gi? GV cho học sinh tự chọn yêu cầu phù hợp với năng lực, trình độ của mình để trả lời. Thứ hai: Đổi mới cách ra đề kiểm tra thƣờng xuyên theo hình thức viết. Hình thức kiểm tra, đánh giá này dùng kết hợp cả trong dạy học trực tiếp và dạy học trực tuyến. Với bài kiểm tra này, GV thƣờng ra đề với những câu hỏi ngắn, hoặc là đề đọc hiểu với ngữ liệu theo cấu trúc chung gồm các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Trong dạy học hiện nay, khi các học sinh diện F0, F1 phải học trực tuyến, còn các học sinh không thuộc diện F thì đi học trực tiếp, điều này đã khiến GV gặp nhiều khó khăn trong dạy học và đặc biệt là quá trình kiểm tra, đánh giá học sinh. Để học sinh nào cũng phát huy tốt năng lực của mình và tránh hiện tƣợng những học sinh học online không trung thực, sao chép trong khi kiểm tra thì GV cần phải đổi mới cách ra đề. Trong phạm vi sáng kiến này, ngƣời viết đề xuất các cách ra đề kết hợp trong kiểm tra trực tiếp và trực tuyến nhƣ sau: 17
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Đổi mới phương pháp dạy häc môn TDTT cấp THPT
20 p | 364 | 67
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Một số kinh nghiệm huấn luyện kết hợp với băng hình tập huấn trong nâng cao đội tuyển học sinh giỏi bộ môn GDQP - AN phần: Lý thuyết"Sáng kiến kinh nghiệm THPT "Một số kinh nghiệm huấn luyện kết hợp với băng hình tập huấn trong nâng cao đội tuyển học sinh giỏi bộ môn GDQP - AN phần: Lý thuyết"
14 p | 192 | 29
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phương pháp giảng dạy ngôn ngữ lập trình C++ cho đội tuyển học sinh giỏi Tin học THPT
22 p | 31 | 14
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu trong dạy học môn Địa lí 12
34 p | 69 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo môn Ngữ văn trong nhà trường THPT
100 p | 29 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hệ thống bài tập Hóa học rèn kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn trong chương trình Hóa học THPT
47 p | 18 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 12 ở trường THPT Vĩnh Linh
20 p | 16 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giải pháp thực hiện một số công cụ đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh trong dạy học môn Địa lí ở trườngTHPT Lạng Giang số 2
57 p | 20 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả dạy - học qua việc tích hợp nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu trong bài 14 và 15 Địa lí 12
32 p | 32 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh lớp 12 ôn tập môn Lịch Sử theo định hướng 5 bước 1 vấn đề, đáp ứng yêu cầu mới của kỳ thi THPT Quốc gia
29 p | 35 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Đổi mới hoạt động của tổ chuyên môn ở trường THPT Vũ Duy Thanh
51 p | 44 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Đổi mới phương pháp dạy học thực hành môn Giáo dục quốc phòng và an ninh
16 p | 38 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Lựa chọn một số bài tập phát triển sức mạnh tốc độ nhằm nâng cao thành tích chạy cự ly ngắn 100m cho nam đội tuyển Điền kinh trường THPT Tiên Du số 1- Tiên Du- Bắc Ninh
39 p | 17 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo với chủ đề dạy học: Giáo dục địa phương để rèn luyện kỹ năng thuyết trình, đọc hiểu văn bản Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ cho học sinh lớp 11 THPT
81 p | 64 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Đổi mới công tác quản lý phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” ở trường trung học phổ thông Bình Minh
31 p | 32 | 2
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Khúc xạ ánh sáng trong môi trường có chiết suất thay đổi
44 p | 41 | 2
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá nhằm nâng cao hiệu quả dạy học môn Hóa học THPT
42 p | 32 | 1
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích hợp và vận dụng kiến thức liên môn ChươngIX: Hóa học và vấn đề phát triển kinh tế, xã hội, môi trường - hóa học lớp 12 và tổ chức hoạt động ngoại khoá
29 p | 30 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn