intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Đổi mới tổ chức hoạt động học theo hình thức cuộc thi trong dạy học bài thơ Sóng (Xuân Quỳnh)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:34

29
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu sáng kiến "Đổi mới tổ chức hoạt động học theo hình thức cuộc thi trong dạy học bài thơ Sóng (Xuân Quỳnh)" nhằm tìm ra phương pháp phù hợp và hiệu quả cho tiết dạy bài “Sóng”, tránh nhàm chán, sáo mòn; Nhằm tạo động lực để bản thân và đồng nghiệp tìm tòi, mở rộng sáng kiến, áp dụng linh hoạt với những tiết học phù hợp.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Đổi mới tổ chức hoạt động học theo hình thức cuộc thi trong dạy học bài thơ Sóng (Xuân Quỳnh)

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT DIỄN CHÂU 5 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: ĐỔI MỚI TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC THEO HÌNH THỨC CUỘC THI TRONG DẠY HỌC BÀI “SÓNG” CỦA XUÂN QUỲNH Môn : Ngữ văn. Họ và tên : Nguyễn Thị Hồng Phương Hà Thùy Dung Giáo viên Ngữ văn - Trường THPT Diễn Châu 5 Số điện thoại: 0379261604 - 0847047899 Gmail: phuongtu178@gmail.com ngohathuydung@gmail.com Năm học 2021 – 2022 1
  2. MỤC LỤC Nội dung trình bày Trang Tài liệu tham khảo. 3 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 4 PHẦN II: NỘI DUNG 6 I CƠ SỞ LÍ LUẬN 6 II CƠ SỞ THỰC TIỄN 7 1 Giải pháp cũ 7 2. Giải pháp mới 7 2.1 Phần chuẩn bị 7 2.2 Tổ chức các hoạt động học 8 III. KẾ HOẠCH BÀI DẠY MINH HỌA 9 PHẦN III: KẾT LUẬN 20 I THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 20 II KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 22 PHỤ LỤ C 24 Một số hình ảnh thực nghiệm và hình ảnh trình chiếu 2
  3. TÀI LIỆU THAM KHẢO Bộ Giáo dục và đào tạo (2016). Sách giáo khoa Ngữ văn 12 cơ bản, tập 1, 1 NXB Giáo dục. Chuyển dẫn từ PGS Lê Văn Hồng (Chủ biên) - PTS Lê Ngọc Lan- PTS Nguyễn Văn Thàng (1995), Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm 2 (Tài liệu dùng cho các trường Đại học sư phạm và Cao đẳng sư phạm), Hà Nội, tr.80 3 Chương trình giáo dục mới 2018. 4 Đông Mai (2018) Xuân Quỳnh một nửa cuộc đời tôi, NXB Kim Đồng 5 Hoàng Dục (2008) chuyên đề dạy học Ngữ Văn- Sóng, NXB Giáo dục. 6 https://tailieu.vn/doc/hoat-dong-hoc-tap-cua-hoc-sinh-thpt-2080535.html https://123docz.net//document/3939542-mo-dun-2-hoat-dong-hoc-tap- 7 cua-hoc-sinh-trung-hoc-pho-thong.htm 8 Phan Trọng Luận( Chủ biên, 2010), Phương pháp dạy học văn, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. 9 Xuân Quỳnh thơ và đời (2017), NXB Văn Học BẢNG CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết đầy đủ Chữ viết tắt Giáo viên GV Học sinh HS Trung học phổ thông THPT Nhà xuất bản NXB Sách giáo khoa SGK 3
  4. PHẦN I: ĐẶT VẮN ĐỀ I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong xây dựng mục tiêu chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn 2018 có nhấn mạnh: chương trình đổi mới phải góp phần phát triển năng lực chung: năng lực tự chủ, năng lực tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Theo đó các hoạt động học phải được tổ chức theo hướng phát huy tối đa tính tích cực của học sinh mới đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục một cách thiết thực và toàn diện. Chương trình giáo dục mới cũng lấy việc rèn luyện các kĩ năng giao tiếp (đọc, nói, nghe, viết) làm trục chính xuyên suốt trong các cấp học, mà Ngữ văn lớp 12 đóng vai trò hoàn thiện quá trình rèn luyện. Học sinh lớp 12 phải có khả năng giao tiếp tốt, trình bày được vấn đề, quan điểm mang tính chính kiến của bản thân, phải giải quyết linh hoạt các tình huống mang tính trí tuệ và thực nghiệm. Trước những đòi hỏi cấp thiết của đổi mới giáo dục, chúng tôi nhận thấy rằng việc đổi mới tổ chức hoạt động trong từng tiết học mang tính then chốt. Từ đổi mới tổ chức hoạt động theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh giáo viên mới có thể giúp học sinh hình thành các năng lực và phẩm chất cụ thể trong từng tiết học. Trong khuôn khổ của một đề tài nhỏ, chúng tôi xin đưa ra giải pháp đổi mới tổ chức hoạt động học bài “Sóng” của Xuân Quỳnh trong chương trình ngữ văn 12 như một minh họa cụ thể cho hướng đổi mới của bản thân và đồng nghiệp. Đề tài có tên: Đổi mới tổ chức hoạt động học theo hình thức cuộc thi trong dạy học bài thơ “Sóng” (Xuân Quỳnh). II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU * Với bài nghiên cứu này, người viết sẽ sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây : - Phương pháp thống kê. - Phương pháp phân tích. - Phương pháp giải thích. - Phương pháp chứng minh. - Phương pháp so sánh đối chiếu. - Phương pháp tổng hợp. - Phương pháp minh họa. * Các bước tiến hành: - Bước 1: Tìm hiểu tình hình thực tế lớp giảng dạy: 12A2, 12A9, 12A12, 12A1. 4
  5. - Bước 2: Xây dựng kế hoạch bài dạy phù hợp với năng lực học sinh, phù hợp với môi trường giảng dạy. - Bước 3: Tổ chức hoạt động học theo kế hoạch đã soạn. - Bước 4: Tổ chức nhận xét đánh giá, rút kinh nghiệm hoạt động học của học sinh. - Bước 5: Khảo sát kết quả hoạt động dạy ở hai lớp nghiên cứu. - Bước 6: Tập hợp các nội dung, tiến hành viết sáng kiến. III. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU - Quá trình giảng dạy bài “Sóng” từ trước và sau thực hiện đổi mới hoạt động học. IV. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU - Nhằm tìm ra phương pháp phù hợp và hiệu quả cho tiết dạy bài “Sóng”, tránh nhàm chán, sáo mòn. - Nhằm tạo động lực để bản thân và đồng nghiệp tìm tòi, mở rộng sáng kiến, áp dụng linh hoạt với những tiết học phù hợp. V. PHẠM VI NGHIÊN CỨU Với đề tài này, chúng tôi nghiên cứu sự chuyển biến trong tiếp nhận kiến thức và hình thành những năng lực, phẩm chất của hai khóa học sinh khối 12: năm học 2020-2021 và 2021-2022 tại hai lớp học, có áp dụng mở rộng thử nghiệm trong khối 12 của nhà trường. 5
  6. PHẦN II: NỘI DUNG I. CƠ SỞ LÍ LUẬN 1. Nguyên tắc thiết kế hoạt động dạy - học theo hướng đổi mới Nhà nghiên cứu giáo dục Davydov đã từng viết: “Các hoạt động dạy- học là các hoạt động cùng nhau của thầy và trò”. Điều đó có nghĩa là hoạt động dạy và học diễn ra đồng thời, phải có sự phối hợp nhịp nhàng giữa thầy và trò để cùng đạt tới mục tiêu của tiết học, bài học. Hơn nữa, hoạt động dạy học là hoạt động được thực hiện theo một chiến lược, chương trình đã được thiết kế, tác động đến người học nhằm hướng tới mục tiêu hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực của người học. Bởi vậy, hoạt động học phải là hoạt động lôi cuốn học sinh và hòa nhịp với hoạt động học của học sinh. Muốn như thế, người giáo viên phải thực sự có năng lực và tâm huyết mới có thể thiết kế các hoạt động học phù hợp và hiệu quả. “Năng lực người giáo viên là khả năng thực hiện các hoạt động dạy học với chất lượng cao”(Trần Bá Hoành). Đầu tư cho thiết kế hoạt động học là đầu tư cho sự đổi mới đúng hướng và trúng đích nhất. Tuy nhiên, hoạt động dạy – học đòi hỏi sự chủ động đến từ hai phía. Thầy tích cực, chủ động trong hoạt động dạy và trò tích cực, chủ động tham gia hoạt động học. Hoạt động dạy học của GV mang ý nghĩa là phương tiện, là công cụ hỗ trợ thúc đẩy hoạt động học của HS đúng hướng và hiệu quả. 2. Vai trò của hoạt động học trong tiết dạy Hoạt động học khác với những hoạt động vui chơi, lao động, xã hội. Hoạt động học làm biến đổi bản thân người học từ các tri thức, kĩ năng, kĩ xảo, đến năng lực trí tuệ và hướng một cách có mục đích vào việc hình thành nhân cách người học. Bằng hoạt động học, người học lĩnh hội được tri thức, kĩ năng, kĩ xảo mới. Từ đó tạo ra sự phát triển tâm lí bản thân (sự phát triển về nhận thức, các phẩm chất con người). Khi hoạt động học phù hợp và sáng tạo, nó sẽ góp phần to lớn vào sự thành công của một bài học khiến mục tiêu giáo dục dễ dàng đạt được hơn. 3. Đặc điểm các dạng hoạt động học tập của học sinh THPT Hoạt động học được điều khiển một cách có ý thức nhằm tiếp thu tri thức, kĩ năng, kĩ xảo. Tuy nhiên, hoạt động học không chỉ hướng học sinh vào việc lĩnh hội những tri thức, kĩ năng, kĩ xảo và cách ứng xử mà còn hướng đến việc lĩnh hội phương thức của chính hoạt động học (phương pháp học) Hoạt động học bao gồm các yếu tố: 1. Động cơ học tập (hệ thống những yếu tố thúc đẩy người học tích cực học tập: động cơ hoàn thiện tri thức, mở rộng vốn hiểu; động cơ quan hệ xã hội) 2. Nhiệm vụ học tập (sự cụ thể hóa nội dung học tập thành việc học cụ thể mà mỗi học sinh phải thực hiện để có được sản phẩm nhất 6
  7. định.); 3. Hành động học tập (thực hiện nhiệm vụ học tập: phân tích, mô hình hóa, cụ thể hóa, kiểm tra và đánh giá.) Trong quá trình dạy học, giáo viên bao giờ cũng chú ý hình thành cho hoc sinh động cơ học tập đúng đắn, đó là động lực thúc đấy các em thực hiện HĐH một cách hứng thú và có hiệu quả. II. CƠ SỞ THỰC TIỄN 1. Giải pháp cũ thường làm Với đặc thù môn học Ngữ văn, các giáo viên giảng dạy bộ môn này dù đã tiếp cận công nghệ thông tin, được tập huấn các phương pháp đổi mới giáo dục nhưng vẫn luôn có tâm lí e ngại việc áp dụng vào giảng dạy trên lớp. Giáo viên thường vẫn chọn hình thức tổ chức lớp học truyền thống như giáo viên hỏi – học sinh trả lời, giáo viên giảng – học sinh nghe và ghi chép với mong muốn truyền đạt nhiều nhất có thể những kiến thức bản thân giáo viên có tới học sinh; học sinh ghi chép được nhiều nhất và học theo, thậm chí cả từng lời giảng của thầy cô. Từ năm học 2018-2019, yêu cầu đổi mới đặt ra cấp thiết hơn, toàn diện hơn thì các tiết học Ngữ văn đã có những diện mạo mới. Nhiều giáo viên đã áp dụng những cách thức tổ chức hoạt động học theo hướng đổi mới trong tiết dạy của mình như thảo luận nhóm, trò chơi, cuộc thi nhỏ…Những đổi mới hoạt động học đã bước đầu tạo không khí sôi nổi, hào hứng cho học sinh. Tuy nhiên, việc đổi mới thường chỉ diễn ra sôi nổi và thực sự hiệu quả trong các cuộc thi thiết kế kế hoạch bài dạy, thi giáo viên giỏi, còn thực tế giảng dạy ở mỗi giờ lên lớp thì không khí đổi mới vẫn còn trầm lắng và còn bộc lộ nhiều hạn chế như tổ chức hoạt động học chiếu lệ, hình thức, thiếu lôgic, hỗ trợ không nhiều cho hoạt động học của học sinh. Các tiết học đã được tổ chức theo 5 hoạt động: Khởi động, hình thành kiến thức, luyện tập, vận dụng, mở rộng. Tuy nhiên, ở nhiều tiết học các hoạt động này diễn ra rời rạc, sự liên kết còn lỏng lẻo và thiếu tính mục đích. 2. Giải pháp mới Từ việc nhận thức rõ mục tiêu đổi mới giáo dục nhằm hướng tới phát triển toàn diện người học cả về năng lực và phẩm chất, cùng với việc nhận thấy sự cần thiết phải đổi mới hoạt động học mạnh mẽ và triệt để hơn nữa, chúng tôi đã nghiên cứu và thiết kế bài học “Sóng” (Xuân Quỳnh) trở thành một cuộc thi với các phần thi được mô phỏng theo cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia của VTV3 – Đài Truyền hình Việt Nam. Kế hoạch bài dạy này sẽ khắc phục được hạn chế trong việc kết nối các hoạt động học trong bài học, đồng thời cũng là một minh họa cho đồng nghiệp tiếp tục thiết kế những kế hoạch bài dạy sáng tạo và thú vị hơn cho mình. Cụ thể như sau: 2.1. Phần chuẩn bị - Giáo viên giao trước nhiệm vụ cho học sinh 7
  8. + Học sinh xem lại kiến thức các bài thơ đã học từ đầu kì I + Soạn trước bài thơ Sóng (Xuân Quỳnh) + Tìm hiểu thêm về những bài thơ nổi tiếng khác của nữ thi sĩ. + Một số học sinh có năng khiếu hát chuẩn bị một số bài hát phổ nhạc thơ Xuân Quỳnh ( Thuyền và biển; Thư tình cuối mùa thu, Sóng…) + Học liệu: Bảng nhỏ, phấn; giấy A0, bút màu; Chuông báo (nếu có); phòng máy 2.2. Tổ chức các hoạt động học trên lớp (2 tiết) 2.2.1. Tên cuộc thi và cách tổ chức lớp học - Cuộc thi: “SÓNG – KHÁM PHÁ VÀ CẢM NHẬN” - Tổ chức lớp học + Trang trí sân khấu (bục giảng) phù hợp, đẹp mắt, thân thiện. + Bố trí 4 nhóm bàn cho 4 đội tham gia + Khách mời: Giáo viên chủ nhiệm, lớp trưởng, bí thư lớp khối 12 (nếu có điều kiện) + Dẫn chương trình cuộc thi. (Chọn 1 bạn hs có năng khiếu MC) + Ban cố vấn (Gv hoặc chọn cử 3 học sinh); Thư kí ghi điểm vào bảng điểm. 2.2.2. Phổ biến thể lệ cuộc thi “SÓNG – KHÁM PHÁ VÀ CẢM NHẬN” - Phổ biến các phần thi: Khởi động, Vượt chướng ngại vật, Tăng tốc, Về đích. - Phổ biến nguyên tắc tính điểm cho 4 nhóm tham gia thi. 2.2.3. Tiến hành cuộc thi * Phần thi khởi động ( Tương ứng với Hoạt động mở đầu) - Mỗi nhóm (là 1 đội thi) cử 1 học sinh tham gia phần thi, trả lời gói câu hỏi gồm 8 câu. - Thư kí ghi điểm 8
  9. * Phần thi Vượt chướng ngại vật. - 4 nhóm cùng xem 1 video giới thiệu về nữ thi sĩ Xuân Quỳnh và về bài thơ Sóng. - Bằng trí nhớ, ghi lại thành hệ thống những kiến thức từ video vừa xem. - Thư kí ghi điểm - Mỗi đội chọn tìm hiểu về 2 khổ thơ trong bài thơ qua các gói câu hỏi hiện trên màn chiếu. - Nội dung các câu hỏi xoay quanh việc tìm hiểu: Ý nghĩa hình tượng thơ, những thành công nghệ thuật, thông điệp từ khổ thơ. - Các đội thực hiện thảo luận nhanh tại vị trí, ghi sản phẩm thảo luận ra bảng phụ, cử đại diện trả lời câu hỏi. - Thư kí ghi điểm * Phần thi Về đích - Thi bình giảng về chủ đề “Sóng – Vẻ đẹp tâm hồn người con gái đang yêu” - Mỗi nhóm chọn cử 1 hoặc một số học sinh tham gia phần thi này - Nội dung bình giảng: chọn 2 khổ thơ thích nhất để giảng bình, làm rõ vẻ đẹp tâm hồn người con gái đang yêu. - Trong thời gian 5 phút, mỗi nhóm phải hoàn thành bài nói của mình trước lớp. - Ban cố vấn cho điểm 2.2.4. Tổng kết và trao giải cho các nhóm đội. - Thư kí tổng hợp điểm - Giáo viên chủ nhiệm phát biểu, trao phần thưởng cho các đội. *** III. KẾ HOẠCH BÀI DẠY MINH HỌA SÓNG – Xuân Quỳnh (Thời lượng : 2 tiết) A. MỤC TIÊU DẠY HỌC I.Năng lực 1.Năng lực đặc thù: Bài học góp phần phát triển năng lực văn học và năng lực ngôn ngữ cho học sinh:  Đọc 9
  10. - Nhận xét được nội dung bao quát của văn bản - Nhận biết được đặc trưng của thể loại thơ: thể thơ, ngôn từ, nhịp điệu, hình tượng… - Phát hiện được các giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm - Liên hệ được với tác phẩm cùng chủ đề và ngoài thực tế cuộc sống.  Viết - Viết được văn bản đúng quy trình, bảo đảm các bước đã được hình thành và rèn luyện ở các lớp trước; - Viết được một văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học: chủ đề, những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật và tác dụng của chúng. - Vẽ được sơ đồ tư duy kiến thức cơ bản trong bài học  Nói và nghe - Giới thiệu về nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm văn học (theo lựa chọn cá nhân); - Đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm văn học (theo lựa chọn cá nhân); - Nghe và nắm bắt được nội dung truyết trình, quan điểm của người nói. - Nhận xét về nội dung và hình thức thuyết trình. 2. Năng lực chung: Bài học góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề, cụ thể: -Thu thập, tổng hợp và phân tích các thông tin có liên quan đến văn bản. -Phân tích các công việc cần thực hiện khi nhận nhiệm vụ học tập. -Hợp tác, liên kết với các thành viên trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ, lắng nghe và điều chỉnh bản thân. II. Phẩm chất: Bài học góp phần phát triển phẩm chất: - Yêu nước: Yêu thiên nhiên, yêu quê hương, ý thức bảo vệ môi trường sống - Trách nhiệm: Rèn luyện lối sống biết trân trọng tình cảm, sống lành mạnh, có mơ ước và biết cống hiến. B.THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Phòng máy (bố trí sân khấu, các bàn kê theo yêu cầu tổ chức.) 2. Phiếu đánh giá, Bảng ghi điểm;… 3. Học liệu: bảng nhỏ, phấn, giấy A0, bút màu, chuông báo (nếu có). 10
  11. C.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG 1. Mục tiêu: Huy động, kích hoạt kiến thức đã học trước đó và trải nghiệm của HS có liên quan đến nội dung bài học, cùng chủ đề thơ trữ tình hiện đại. Tạo tình huống có vấn đề để kết nối vào bài học. 2. Nội dung: Học sinh 4 nhóm lần lượt trả lời, mỗi nhóm chọn gói 8 câu hỏi liên quan đến các tác phẩm thơ hiện đại trong chương trình Ngữ văn 12. 3. Sản phẩm: Câu trả lời của HS. 4. Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV: Tổ chức cho học sinh chơi trò chơi: Đường lên đỉnh olympia, phần khởi động. - Người dẫn chương trình công bố luật chơi - Luật chơi: Mỗi đội cử 1 đại diện lên trả lời nhanh gói 8 câu hỏi trong vòng 60 giây. Mỗi câu hỏi đúng được 1 điểm. Người chơi có thể bỏ qua câu hỏi nếu khó. - Người dẫn chương trình đọc câu hỏi: GÓI CÂU HỎI 1 1. Nguyễn Khoa Điềm quê ở đâu? Đáp án: Thừa Thiên - Huế. 2. Nỗi khát vọng tình yêu Bồi hồi trong…? Đáp án: Ngực trẻ 3.Cha mẹ thương nhau bằng gì?... Đáp án: Gừng cay muối mặn 4.Bài thơ Sóng được sáng tác ở đâu? Đáp án: Diêm Điền– Thái Bình; 5.Em đánh rơi gì trong nỗi nhớ thầm? 11
  12. Đáp án: Chiếc khăn 6. Việt Bắc viết năm bao nhiêu? Đáp án: 1954 7. Đất Nước thuộc chương mấy của trường ca Mặt đường khát vọng? Đáp án: Chương V 8.Trong đoạn thơ nhớ về cảnh Việt Bắc bốn mùa, tác giả nhớ về cảnh ở mùa nào trước tiên? Đáp án: Đông GÓI CÂU HỎI 2 1. Đoạn trích Đất Nước trích trong tác phẩm nào? Đáp án : Trường ca Mặt đường khát vọng 2. Việt Bắc mang chất Trữ tình …? Đáp án: Chính trị 3. Dữ dội và dịu êm Ồn ào và …? Đáp án: Lặng lẽ 4. Từ ấy là sáng tác của ai? Đáp án: Tố Hữu 5. Nhớ gì như nhớ…? Đáp án: Người yêu 6. Sóng in trong tập thơ nào? Đáp án: Hoa dọc chiến hào 7. Đất Nước viết năm bao nhiêu? Đáp án: 1971 8. Bức tranh thiên nhiên mùa thu Việt Bắc có gì? Đáp án: Trăng GÓI CÂU HỎI 3 1. Mùa xuân Việt Bắc có hoa gì? Đáp án: Hoa mơ 2. Động từ nào được điệp lại nhiều nhất trong Việt Bắc? Đáp án: . Nhớ 3. Sóng sáng tác năm nào? 12
  13. Đáp án: 1967 4. Xuân Quỳnh họ gì? Đáp án: Nguyễn; 5. Xuân Quỳnh có tuổi thơ bất hạnh như thế nào? Đáp án: Mẹ mất, ở với bà nội 6. Việt Bắc sáng tác nhân sự kiện nào? Đáp án: Cán bộ miền xuôi chia tay miền ngược về tiếp quản thủ đô 7. Sóng tìm ra tận ….? Đáp án: Bể 8. Bức tranh thiên nhiên mùa hè Việt Bắc có màu gì? Đáp án: Vàng phách GÓI CÂU HỎI 4 1. Áo thường mặc của người Việt Bắc là áo gì? Đáp án: Áo chàm 2. Cái kèo cái cột thành gì? Đáp án: Tên 3. Bộ đội và đồng bào Việt Bắc gắn bó bao nhiêu năm? Đáp án: Mười lăm năm 4. Tố Hữu quê ở đâu? Đáp án: Thừa Thiên Huế 5. Quả gì để rụng, măng mai để già. Đáp án: Trám bùi 6. Mùa đông ở việt Bắc có hoa gì? Đáp án: Hoa chuối 7. Em nghĩ về anh em Em nghĩ về…? Đáp án: Biển lớn 8. Đất Nước mang chất trữ tình…? Đáp án: Chính luận Bước 2: Học sinh lắng nghe câu hỏi và suy nghĩ trả lời nhanh Bước 3: Học sinh trả lời. 13
  14. Bước 4: Đánh giá, nhận xét - Người dẫn chương trình chốt câu trả lời. - Thư kí ghi điểm vào bảng tính điểm cho các đội chơi. MC: Như các bạn đã thấy, các hình tượng có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong tác phẩm văn học, đặc biệt tác phẩm thơ. Tìm hiểu một tác phẩm thơ, chúng ta không thể không tìm hiểu về tác giả và những hiểu biết cơ bản về hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm. Để làm được điều này, chúng ta cùng cùng tham gia phần thi Vượt chướng ngại vật. HOẠT ĐỘNG 2: PHẦN THI VƯỢT CHƯỚNG NGẠI VẬT 1. Mục tiêu: - Giúp học sinh tìm hiểu những nét cơ bản về tác giả, tác phẩm. - Rèn kĩ năng khái quát hóa vấn đề, vẽ sơ đồ tư duy - Rèn kĩ năng làm việc nhóm, ý thức trách nhiệm với tập thể. 2. Nội dung: Tái hiện kiến thức về tác giả Xuân Quỳnh, tác phẩm Sóng bằng sơ đồ tư duy. 3. Sản phẩm: Sơ đồ tư duy về tác giả, tác phẩm Sóng. 4. Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập MC chuyển slide và giới thiệu video về Xuân Quỳnh. Link video cho các đội xem: https://www.youtube.com/watch?v=RKCeCpAUSmU 14
  15. - Câu hỏi yêu cầu 4 đội: Sử dụng bảng phụ và phấn màu vẽ sơ đồ tư duy khái quát hiểu biết về tác giả Xuân Quỳnh và bài thơ Sóng thông qua Video và sách giáo khoa. - Thời gian thảo luận và thực hiện nhiệm vụ: 3 phút. - Điểm tối đa cho sản phẩm là 10 điểm. Bước 2: 4 đội thực hiện nhiệm vụ - Theo dõi video - Tìm hiểu thông tin trong sách giáo khoa. - Tổng hợp kiến thức - Vẽ Sơ đồ tư duy. Bước 3: Báo cáo sản phẩm - Các đội treo bảng phụ lên góc học tập - Các nhóm quan sát và nhận xét kết quả từng đội. Bước 4: Đánh giá, nhận xét - Ban cố vấn (GVCN) nhận xét, chốt kiến thức và cho điểm các đội. - Thư kí ghi điểm vào bảng tính điểm cho các đội chơi. HOẠT ĐỘNG 3: PHẦN THI TĂNG TỐC 1. Mục tiêu: - Giúp học sinh tìm hiểu, phát hiện các giá trị nội dung, nghệ thuật của từng khổ thơ trong bài. - Rèn kĩ năng phản ứng nhanh trước mọi câu hỏi. - Rèn kĩ năng làm việc nhóm, ý thức trách nhiệm với tập thể. 2. Nội dung: Giá trị nội dung, nghệ thuật của 9 khổ thơ bài “Sóng” 3. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh 4. Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập Người dẫn chương trình (MC) chuyển slide các gói câu hỏi cho 4 đội lựa chọn. - Mỗi đội được quyền bốc thăm thứ tự trả lời gói câu hỏi cho mình. (Thứ tự 1 tương ứng với gói câu hỏi 1) - Mỗi câu hỏi 1 phút suy nghĩ. 15
  16. - Các đội viết câu trả lời vào bảng nhỏ và giơ khi hết giờ cho mỗi câu. - Các đội khác được quyền trả lời khi đội bạn không có câu trả lời hoặc trả lời sai. - Mỗi câu hỏi đúng được 10 điểm. - Sau khi trả lời xong, mỗi đội cử một đại diện trình bày khái quát về giá trị nội dung, nghệ thuật và thông điệp của các khổ thơ tương ứng từng gói câu hỏi. Gói câu hỏi 1 (Tìm hiểu khổ thơ 1,2 ) 1. Dữ dội, dịu êm, ồn ào, lặng lẽ thuộc từ loại nào? (Tính từ) 2. Kể ra các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong khổ thơ đầu (đối, điệp, nhân hóa, ẩn dụ) 3. Sóng, sông, bể ẩn dụ cho những gì? (Sóng ẩn dụ cho khát vọng tình yêu của người con gái; sông: ẩn dụ cho sự nhỏ hẹp, tù túng, sự hẹp hòi trong suy nghĩ của con người; bể: sự rộng lớn mênh mông, sự cao cả, cao thượng của lòng người.) 4. Khổ thơ đầu bộc lộ điều gì? (B) A. Khát vọng đoàn tụ gia đình B. Khát vọng được khám phá bản thân, vươn đến những điều lớn lao. C. Khát vọng tự do D. Mong muốn được gặp người yêu. 5. Khổ thơ thứ hai nói đến điều gì: (B) A. Sự vĩnh cửu của sóng và tình yêu B. Khát vọng tình yêu luôn mãnh liệt dù ở thời xưa hay nay. C. Tình yêu chỉ có ở tuổi trẻ D. Tình yêu ngày nay mãnh liệt hơn. Gói câu hỏi 2 (Tìm hiểu khổ thơ 3,4) 1. Nhân vật trữ tình trong hai khổ thơ này là ai? (Người con gái đang yêu) 2. Người con gái đang trong trạng thái tâm lí nào? ( Băn khoăn, trăn trở) 3. Kể tên những biện pháp tu từ được sử dụng trong 2 khổ thơ? (Điệp “em nghĩ”, “sóng”, “gió”, “bắt đầu từ”; câu hỏi tu từ; ẩn dụ…) 4. Khổ thơ thứ 4 thể hiện nét tâm trạng của người phụ nữ đang yêu là gì? (D) A. Bất lực. B. Lo âu, băn khoăn C. Giận dỗi. D.Thừa nhận tình yêu cũng bí ẩn như sóng biển, gió trời vậy. 16
  17. 5. Nỗi niềm băn khoăn trăn trở của nhân vật trữ tình là gì? (A) A. Mong muốn tìm hiểu đến cội nguồn của tình yêu. B. Mong muốn được khám phá tự nhiên C. Lo sợ tình cảm không bền lâu D. Không tin tưởng vào người mình yêu? Gói câu hỏi 3 (Tìm hiểu khổ thơ 5,6) 1. Nhân vật trữ tình ở hai khổ thơ có gì đặc biệt (Cùng xuất hiện song song hai hình tượng sóng và em) 2. Cảm xúc nào được bộc lộ bao trùm đoạn thơ? (Nỗi nhớ) 3. Phát hiện các biện pháp tu từ được sử dụng trong hai khổ thơ? (Điệp “con sóng”, “nhớ”; đối; ẩn dụ; nhân hóa; cách nói lạ hóa.) 4. Nỗi nhớ trong khỏ thơ thứ 3 có đặc điểm gì?(D) A. Mãnh liệt, cồn cào, da diết B. Vượt qua không gian, thời gian, xâm lấn cả vào tiềm thức. C. Trầm lắng, âm thầm. D. Cả A và B 5. Hai khổ thơ đã bộc lộ vẻ đẹp nào trong tâm hồn người con gái đang yêu?(D) A. Trái tim giàu yêu thương, khao khát. B. Mạnh dạn và chủ động trong tình yêu C. Thủy chung son sắt D. Tất cả các phương án trên. Gói câu hỏi 4 (Tìm hiểu khổ thơ 7,8,9) 1. Ở khổ thơ 7 tác giả muốn thể hiện điều gì? ( Niềm tin vào sức mạnh và kết cục tốt đẹp của tình yêu) 2. Biện pháp tu từ chủ yếu sử dụng trong khổ thơ 7,8 là gì? (Ẩn dụ) 3. Hình ảnh “mây vẫn bay về xa” nhắc đến quy luật nào của tạo hóa? ( Quy luật thời gian nghiệt ngã, một đi không trở lại) 4. Biểu hiện tâm trạng của nhân vật trữ tình trong khổ thơ thứ 8? (Băn khoăn, lo lắng trước sự hữu hạn của đời người kéo theo sự kết thúc của tình yêu.) 5. Mong muốn “được tan ra thành trăm con sóng nhỏ” thể hiện điều gì?(D) A. Tình yêu cuộc sống, khát vọng được yêu của Xuân Quỳnh. B. Ước vọng được trường tồn vĩnh cửu trong tình yêu. 17
  18. C. Khát vọng dâng hiến cái tôi hòa vào cái ta chung. D. Tất cả các phương án trên. Bước 2: 4 đội lần lượt thực hiện nhiệm vụ - Nghe kĩ câu hỏi (Có thể yêu cầu MC đọc lại câu hỏi) - Thảo luận và ghi bảng nhỏ tại vị trí. - Các đội khác theo dõi và sẵn sàng trả lời khi được quyền. Bước 3: Báo cáo sản phẩm - Các đội trả lời từng câu hỏi bằng cách ghi câu trả lời ra bảng phụ nhỏ. - Hết giờ suy nghĩ, giơ câu trả lời. - Đội khác trả lời (nếu có cơ hội) Bước 4: Đánh giá, nhận xét - MC đối chiếu đáp án, chốt điểm. Ban cố vấn (GVCN) nhận xét, chốt kiến thức. - Thư kí ghi điểm vào bảng tính điểm cho các đội chơi. HOẠT ĐỘNG 4: PHẦN THI VỀ ĐÍCH 1. Mục tiêu: - Rèn luyện khả năng viết bài phân tích về một đoạn trích tác phẩm. - Rèn kĩ thuyết trình trước tập thể cho học sinh. - Rèn kĩ năng làm việc nhóm, ý thức trách nhiệm với tập thể. 2. Nội dung: Giá trị nội dung, nghệ thuật của mỗi khổ thơ bài “Sóng” 3. Sản phẩm: Phần thi của học sinh mỗi đội. 4. Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập (Đã bốc thăm và phân công nhiệm vụ chuẩn bị trước) - MC chuyển slide Phần thi Về đích: bình giảng về chủ đề “Sóng – Vẻ đẹp tâm hồn người con gái đang yêu” - Giới thiệu đại diện các đội chơi lên tham gia phần thi - Nội dung thi: chọn 2 khổ thơ thích nhất để giảng bình, làm rõ vẻ đẹp tâm hồn người con gái đang yêu. - Thời gian cho 1 phần thi: Trong thời gian 5 phút, mỗi nhóm phải hoàn thành bài nói của mình trước lớp. 18
  19. - Điểm tối đa cho phần thi là 30 điểm. Bước 2: 4 đội lần lượt thực hiện nhiệm vụ - Các đội đã thảo luận, phân công nhiệm vụ từ trước. + Chọn hai khổ thơ để bình giảng + Thảo luận chọn phương thức thực hiện bình giảng (phụ họa, phương tiện hỗ trợ…) + Tập trung bàn luận, viết bài bình giảng + Chọn đại diện nhóm thực hiện bình giảng. + Thảo luận và ghi bảng nhỏ tại vị trí. - Các đội khác theo dõi và sẵn sàng trả lời khi được quyền. Bước 3: Báo cáo sản phẩm - Các đội lần lượt trình bày phần thi. - Đội bạn theo dõi. Bước 4: Đánh giá, nhận xét . Kết thúc cuộc thi - Gv yêu cầu thư kí tổng hợp điểm qua các phần thi của 4 đội, công bố điểm công khai trên bảng và xếp theo thứ tự nhất, nhì, ba, tư. Đội 1 Đội 2 Đội 3 Đội 4 Phần 1 Phần 2 Phần 3 Phần 4 Tổng điểm Xếp thứ - Tổng kết trò chơi, GV công bố đội thắng cuộc, nhận xét thái độ hợp tác làm việc nhóm của mỗi đội, khen ngợi những cá nhân nổi bật và trao thưởng cho cả 4 đội tham gia. 19
  20. PHẦN III – KẾT LUẬN I. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM Để kiểm tra tính hiệu quả khi áp dụng cách tổ chức hoạt động học dưới hình thức cuộc thi, chúng tôi đã phối hợp cùng tổ chuyên môn tiến hành lấy phiếu điều tra khảo sát mức độ hứng thú của học sinh khi tham gia cuộc thi tìm hiểu văn bản “Sóng” – Xuân Quỳnh ở 4 lớp mà học sinh tương đương nhau về trình độ nhận thức: 12A1, 12A2, 12A9 và 12A12 trường THPT Diễn Châu 5 thông qua 3 mức độ: rất thích; thích học; không thích học.Trong đó, lớp 12A2, 12A9 áp dụng phương pháp cũ, còn lớp 12A1, 12A12 áp dụng cách tổ chức hoạt động học đổi mới. Kết quả như sau: Kết quả thực nghiệm Không Không rõ Loại Số Rất thích Thích học Lớp thích học quan điểm nhóm HS Số Số Số Số % % % % HS HS HS HS Thực 12A1 40 16 40 20 50 3 7,5 1 2,5 nghiệm Đối 12A9 42 10 23,8 15 35,7 12 28,5 5 12 chứng Thực 12A12 39 15 38,4 18 46,2 4 10,2 2 5,2 nghiệm Đối 12A2 40 8 20 16 40 12 30 4 10 chứng Bảng 1. Khảo sát sự hứng thú của học sinh lớp 12A1,12A9, 12A2,12A12. Bảng 1 đã tổng hợp kết quả khảo sát về mức độ hứng thú khi tiếp nhận tác phẩm của HS sau giờ thực nghiệm. Nhìn vào kết quả, cho thấy, tỉ lệ số HS rất thích và thích học khi tổ chức hoạt động khởi động theo hình thức, biện pháp đổi mới ở lớp 12A1 chiếm 90%; còn ở lớp 12A9 (theo phương pháp cũ) chỉ chiếm 59,5%. Điều đó chứng tỏ việc áp dụng các phương pháp mới trong giờ dạy học đọc hiểu văn bản văn học đem lại hiệu quả cao, kích thích hứng thú học tập của học sinh. Để đánh giá hiệu quả dạy học một cách khách quan và chính xác hơn nữa, giáo viên cho học sinh làm bài kiểm tra 15 phút với phiếu học tập: 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2