Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giải bài toán dao động tắt dần theo định hướng trắc nghiệm
lượt xem 6
download
Đề tài cung cấp một phương pháp làm bài tập về “ Dao động tắt dần” đảm bảo sự nhanh, gọn, phù hợp với hình thức thi Trung học phổ thông quốc gia hiện nay. Đề tài được cấu trúc hợp lý với cấu trúc: Các câu hỏi thường gặp – Hệ thống lý thuyết bám sát các câu hỏi thường gặp – Hệ thống bài tập ví dụ- Hệ thống bài tập tự giải có đáp án để hướng tới mục tiêu: Giáo viên có thể sử dụng trực tiếp đề tài để giảng dạy đơn vị kiến thức “ Dao động tắt dần”. Học sinh có thể tự đọc đề tài này có thể hiểu và vận dụng được kiến thức từ đề tài để làm bài tập trong đề thi Trung học phổ thông quốc gia.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giải bài toán dao động tắt dần theo định hướng trắc nghiệm
- BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN 1. Lời giới thiệu Môn Vật lý là một bộ phận khoa học tự nhiên nghiên cứu về các hiện tượng vật lý. Những thành tựu của vật lý được ứng dụng vào thực tiễn sản xuất và ngược lại chính thực tiễn sản xuất đã thúc đẩy khoa học vật lý phát triển. Vì vậy học vật lý không chỉ đơn thuần là học lý thuyết vật lý mà phải biết vận dụng vật lý vào thực tiễn sản xuất. Do đó trong quá trình giảng dạy người giáo viên phải rèn luyện cho học sinh có được những kỹ năng, kỹ xảo và thường xuyên vận dụng những hiểu biết đã học để giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra. Bộ môn vật lý được đưa vào giảng dạy trong nhà trường phổ thông nhằm cung cấp cho học sinh những kiến thức phổ thông, cơ bản, có hệ thống toàn diện về vật lý. Hệ thống kiến thức này phải thiết thực và có tính kỹ thuật tổng hợp và đặc biệt phải phù hợp với quan điểm vật lý hiện đại. Bài tập vật lý với tư cách là một phương pháp dạy học, nó có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc thực hiện nhiệm vụ dạy học vật lý ở nhà trường phổ thông. Thông qua việc giải tốt các bài tập vật lý các học sinh sẽ có được những kỹ năng so sánh, phân tích, tổng hợp … do đó sẽ góp phần to lớn trong việc phát triển tư duy của học sinh. Đặc biệt bài tập vật lý giúp học sinh củng cố kiến thức có hệ thống cũng như vận dụng những kiến thức đã học vào việc giải quyết những tình huống cụ thể, làm cho bộ môn trở nên lôi cuốn, hấp dẫn các em hơn. Hiện nay, trong xu thế đổi mới của ngành giáo dục về phương pháp giảng dạy cũng như phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả giảng dạy và thi tuyển. Trắc nghiệm khách quan đang trở thành phương pháp chủ đạo trong kiểm tra đánh giá chất lượng dạy và học trong nhà trường trung học phổ thông. Điểm đáng lưu ý là nội dung kiến thức kiểm tra tương đối rộng, đòi hỏi học sinh phải học kĩ, nắm vững toàn bộ kiến thức của chương trình, tránh học tủ, học lệch và để đạt được kết quả tốt trong việc kiểm tra, thi tuyển học sinh không những phải nắm vững kiến thức mà còn đòi hỏi học sinh phải có phản ứng nhanh, có cách làm phù hợp đối với các dạng toán, đặc biệt các dạng toán mang tính chất khảo sát mà các em thường gặp. Hiện nay nội dung của đề thi đại học môn vật lý chủ yếu thuộc về chương trình lớp 12. Trong chương trình vật lí 12, “ Dao động tắt dần” là một đơn vị 1
- kiến thức không lớn nhưng những lời giải trước đây cho đơn vị kiến thức này là khá dài dòng, không phù hợp với hình thức thi trắc nghiệm. Với mong muốn xây dựng hoàn thiện được phương pháp giảng dạy của mình, phục vụ trực tiếp cho nhiệm vụ giảng dạy, t ạo đam mê học tập cho học sinh, trong năm học này khi được phân công giảng dạy môn vật lí khối 12 tôi đã tập hợp, hệ thống lại những kiến thức, kỹ năng của mình từ nhiều năm trước để hoàn thiện đề tài: “GIẢI BÀI TOÁN DAO ĐỘNG TẮT DẦN THEO ĐỊNH HƯỚNG TRẮC NGHIỆM”. 2.Tên sáng kiến: Giải bài toán dao động tắt dần theo định hướng trắc nghiệm. 3. Tác giả sáng kiến: Họ và tên: Nguyễn Thiệu Hoàng Địa chỉ tác giả sáng kiến: Định Trung – Vĩnh Yên – Vĩnh Phúc Số điện thoại: 0988 900 387 E_mail: Nguyenthieuhoangvp@gmail.com 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Nguyễn Thiệu Hoàng 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giảng dạy, ôn, luyện thi Trung học phổ thông quốc gia. 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: Học kì 1 năm học 20192020. 7. Mô tả bản chất của sáng kiến: Trước đây bài tập về “ Dao động tắt dần” thường được xử lí bằng phương pháp năng lượng, đây là phương pháp có ưu điểm là đi sâu vào bản chất vật lí của kiến thức, nhưng có nhược điểm lớn là mất nhiều thời gian khi áp dụng cho học sinh để làm đề thi Trung học phổ thông quốc gia hiện nay, một đề thi 40 câu với thời gian làm bài 50 phút. Trong đề tài này phương pháp được sử dụng là phương pháp sử dụng là phương pháp làm bài tập về dao động điều hòa ( một đơn vị kiến thức lớn, quen thuộc với học sinh) để làm bài tập về dao động tắt dần với ưu tiên là xử lí gọn, nhanh chóng đưa ra được đáp số cho bài tập, đáp ứng yêu cầu của sự giới hạn thời gian khi dự thi Trung học phổ thông quốc gia. I.Các câu hỏi thường gặp: 2
- CH1: Tính vận tốc, quãng đường sau khi vật dao động thời gian t hoặc ngược lại ( tính thời gian để vật có vận tốc v, đi được quãng đường s). CH2: Tính thời gian vật dao động cho đến khi dừng lại. CH3: Xác định vị trí vật dừng lại. CH4: Xác định quãng đường vật đi được cho đến khi dừng lại. II.Lý thuyết cơ bản: LT1: Ta chỉ xét bài tập về dao động tắt dần với lực cản có độ lớn không đổi như lực ma sát trượt. Vì vậy có thể quy bài tập dao động tắt dần về bài toán con lắc lò xo chịu tác dụng của lực lạ ( lực ngoài), tức là: + Chu kì, tần số dao động của con lắc không thay đổi ( so với khi không có lực cản). + Vị trí cân bằng của vật dịch chuyển theo chiều của lực cản một đoạn . LT2: Vì lực ma sát đổi chiều khi vật đổi chiều chuyển động nên ta cần làm rõ với học sinh 3 vị trí cân bằng: +(1) + O là vị trí lò xo không biến dạng, là vị trí cân bằng của quá trình dao động tắt dần, là vị trí cân bằng được đề cập đến ở đề bài. + O1 là vị trí cân bằng của quá trình dao động điều hòa khi vật dao động từ trái sang phải ( vì lực ma sát hướng từ phải sang trái mà vị trí cân bằng dịch chuyển theo chiều của lực lạ). + O2 là vị trí cân bằng của quá trình dao động điều hòa khi vật dao động từ phải sang trái ( vì lực ma sát hướng từ trái sang phải mà vị trí cân bằng dịch chuyển theo chiều của lực lạ). 3
- LT3: Vì lực ma sát đổi chiều khi vật đổi chiều chuyển động nên ta tách dao động tắt dần thành các nửa chu kì liên tiếp (trong một nửa chu kỳ, vật không đổi chiều chuyển động) và trong mỗi nửa chu kì này vật dao động điều hòa. LT4: Hệ thống kí hiệu: A: Biên độ đầu tiên của quá trình dao động tắt dần. A’: Biên độ thứ 2 của quá trình dao động tắt dần. A1: Biên độ đầu tiên của quá trình dao động điều hòa. A2; A3,…An: Biên độ của quá trình dao động điều hòa thứ 2, thứ 3…. thứ n. LT5: Trong quá trình dao động nếu ở một lúc nào đó mà vị trí biên của vật thuộc đoạn O1O2 thì vật sẽ dừng lại vì khi này lực đàn hồi của lò xo không thắng được lực ma sát nghỉ vì khi này: Fđh=k.Δl≤k.x0=µmg. LT6: Độ giảm biên độ sau mỗi nửa chu kỳ là ΔA=2x0 (2). Chứng minh (2): ΔA=AA’ =(A1+x0) (A1x0) = 2x0= A1A2 III.Vận dụng lý thuyết cơ bản để giải quyết các câu hỏi thường gặp. CH1: Tính vận tốc, quãng đường sau khi vật dao động thời gian t hoặc ngược lại ( tính thời gian để vật có vận tốc v, đi được quãng đường s) : Làm như bài tập về dao động điều hòa khi xét cho từng nửa chu kì. CH2: Tính thời gian vật dao động cho đến khi dừng lại + CH3: Xác định vị trí vật dừng lại. 4
- + CH4: Xác định quãng đường vật đi được cho đến khi dừng lại : Tính toán trên cơ sở của phép tính: = nΔA +0,m.ΔA CH2: Tính thời gian vật dao động cho đến khi dừng lại: TH1: Nếu 0,m≤0.5 0,m.ΔA≤0,5.2x0= x0 Sau khi thực hiện n nửa dao động biên độ dao động tắt dần của vật nhỏ hơn x0. Kết hợp với LT5 và LT6 nhận thấy, cho đến khi dừng lại vật thực hiện được số nửa dao động là N=n Thời gian vật dao động cho đến khi dừng lại là: TH2: Nếu 0,m>0.5 0,m.ΔA>0,5.2x0= x0 Sau khi thực hiện n nửa dao động, biên độ dao động tắt dần của vật vẫn lớn hơn x0. Nên vật sẽ thực hiện được thêm một nửa dao động nữa rồi mới dừng lại. Vậy cho đến khi dừng lại vật thực hiện được số nửa dao động là N=n+1 Thời gian vật dao động cho đến khi dừng lại là: CH3: Xác định vị trí vật dừng lại: TH1: Nếu 0,m≤0.5 0,m.ΔA≤0,5.2x0= x0 Sau khi thực hiện n nửa dao động, biên độ dao động tắt dần của vật nhỏ hơn x 0.vật dừng lại tại vị trí cách vị trí cân bằng ( vị trí lò xo không biến dạng) đoạn x=0,m.ΔA 5
- TH2: Nếu 0,m>0.5 0,m.ΔA>0,5.2x0= x0 Sau khi thực hiện n nửa dao động biên độ dao động tắt dần của vật vẫn lớn hơn x0, nên vật sẽ thực hiện được thêm một nửa dao động điều hòa với biên độ An+1=0,m.ΔAx0 nữa rồi mới dừng lạivật dừng lại tại vị trí cách vị trí cân bằng ( vị trí lò xo không biến dạng) đoạn x=x0 (0,m.ΔAx0)=(10,m)ΔA. CH4: Xác định quãng đường vật đi được cho đến khi dừng lại:Từ CH2 ta đã xác định được số nửa dao động vật đã thực hiện được cho đến khi dừng là là N. Quãng đường vật đã thực hiện cho đến khi dừng lại là: IV. Bài tập ví dụ: Ví dụ 1: Con lắc lò xo nằm ngang k=20N/m; m=200g, hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng ngang là µ=0,1. Đẩy vật đến vị trí lò xo nén 10cm rồi buông nhẹ. Lấy g=10m/s2. a. Tính độ dãn cực đại của lò xo trong quá trình vật dao động. b. Tính tốc độ cực đại của vật trong quá trình dao động. c. Tính tốc độ của vật khi lần đầu tiên qua vị trí cân bằng. d. Tính tốc độ của vật khi lần thứ hai qua vị trí cân bằng. e. Tính tốc độ của vật sau khi đi được quãng đường 4,5cm. f. Tính tốc độ của vật sau khi đi được quãng đường 20cm. 6
- g. Tính quãng đường vật đi được sau khi dao động h. Tính quãng đường vật đi được sau khi dao động LỜI GIẢI a.Độ dãn cực đại là A’=A1OO1=91=8cm. b.Tốc độ cực đại: VMax=ωA1=90cm/s. c.Tốc độ khi lần đầu tiên qua vị trí cân bằng ( qua O): Là tốc độ của quá trình dao động điều hòa từ trái sang với vị trí cân bằng O1, với biên độ d.Tốc độ khi lần thứ hai qua vị trí cân bằng ( qua O): Là tốc độ của quá trình dao động điều hòa từ phải sang với vị trí cân bằng O2, với biên độ e.Tốc độ của vật sau khi đi được quãng đường s=4,5cm2A1 là tốc độ của quá trình dao động điều hòa từ phải sang với vị trí cân bằng O2: g.Thời gian
- h.Thời gian quãng đường vật đi được là thuộc về 2 quá trình dao động điều hòa: + Quá trình dao động điều hòa từ trái sang với vị trí cân bằng O 1 trong thời gian + Quá trình dao động điều hòa từ phải sang với vị trí cân bằng O2 trong thời gian Quãng đường vật đi được là: S=S1+S2=21,5cm. Ví dụ 2: Con lắc lò xo nằm ngang k=10N/m; m=100g hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng ngang là µ=0,1. Kéo vật đến vị trí lò dãn 7cm rồi truyền cho vật vận tốc v=80cm/s hướng dọc theo trục cuả lò xo. Lấy g=10m/s2. Tính vận tốc cực đại của vật khi dao động nếu a.Vật được truyền vận tốc hướng về vị trí cân bằng. b.Vật được truyền vận tốc hướng ra xa cân bằng. LỜI GIẢI a. Quá trình dao động điều hòa đầu tiên là của quá trình dao động điều hòa từ phải sang với vị trí cân bằng O2 với biên độ: . 8
- Vận tốc cực đại của vật là: vMax=ωA1=100cm/s. b. Quá trình dao động điều hòa đầu tiên là của quá trình dao động điều hòa từ trái sang với vị trí cân bằng O1 với biên độ: và trong quá trình này tốc độ của vật giảm dần từ vị trí được cấp vận tốc ( 80cm/s). Quá trình dao động điều hòa thứ hai là quá trình dao động điều hòa từ phải sang với vị trí cân bằng O2 với biên độ A2=A1 2x0= Vận tốc cực đại của quá trình này là ωA2=93,14cm/s. Vận tốc cực đại của vật là 93,14cm/s. Ví dụ 3: Con lắc lò xo nằm ngang k=40N/m; m=100g hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng ngang là µ=0,2. Kéo vật đến vị trí lò dãn A buông nhẹ. Lấy g=10m/s2. Tính thời gian vật dao động cho đến khi dừng lại; xác định vị trí vật dừng lại; tính quãng đường vật dao động cho đến khi dừng lại. nếu a.A=5cm. b.A=5,5cm. c.A=5,2cm. 9
- d.A=4,8cm. LỜI GIẢI a. Thời gian vật dao động cho đến khi dừng lại là: Vật dừng lại cách vị trí cân bằng đoạn: x=0,m.ΔA=0,0.ΔA =0 Vật dừng lại tại vị trí cân bằng (vị trí lò xo không biến dạng). Quãng đường vật dao động cho đến khi dừng lại: s=2N( ANx0)=2.5(5 5.0.5)=25cm. b. Thời gian vật dao động cho đến khi dừng lại là: Vật dừng lại cách vị trí cân bằng đoạn: x=0,m. ΔA =0,5.ΔA=0,5cm Vật dừng lại tại vị trí cách vị trí cân bằng (vị trí lò xo không biến dạng) 0,5cm. Quãng đường vật dao động cho đến khi dừng lại: s=2N( ANx 0)=2.5(5,5 5.0.5)=30cm. c. Thời gian vật dao động cho đến khi dừng lại là: Vật dừng lại cách vị trí cân bằng đoạn: x=0,m. ΔA =0,2.ΔA=0,2cm Vật dừng lại tại vị trí cách vị trí cân bằng (vị trí lò xo không biến dạng) 0,5cm. Quãng đường vật dao động cho đến khi dừng lại: s=2N( ANx 0)=2.5(5,2 5.0.5)=27cm. c. Thời gian vật dao động cho đến khi dừng lại là: 10
- Vật dừng lại cách vị trí cân bằng đoạn: x=(10,m) ΔA =(10,8).ΔA=0,2cm Vật dừng lại tại vị trí cách vị trí cân bằng 0,5cm. Quãng đường vật dao động cho đến khi dừng lại: s=2N( ANx 0)=2.5(4,8 5.0.5)=23cm. V. Bài tập về nhà 1. Nhận biết: Câu 1 đến Câu 4. 2. Nhận biết: Câu 5. 3. Vận dụng: Câu 6 đến Câu 22 + Câu 25 đến Câu 38. 4. Vận dụng cao: Câu 23+ Câu 24 + Câu 39 + Câu 40. Câu 1: Dao động tắt dần là dao động có A. thế năng luôn giảm theo thời gian. B. động năng luôn giảm theo thời gian. C. biên độ giảm dần theo thời gian. @ D. li độ luôn giảm theo thời gian. Câu 2: Một vật dao động tắt dần có các đại lượng giảm liên tục theo thời gian là A. biên độ và tốc độ B. biên độ và gia tốc. C. li độ và tốc độ. D. biên độ và năng lượng. @ Câu 3: Trong những dao động tắt dần sau đây, trường hợp nào sự tắt dần nhanh là có lợi? A. Quả lắc đồng hồ. B. Khung xe máy sau khi qua chỗ đường gập ghềnh. @ C. Chiếc võng. 11
- D. Con lắc lò xo trong phòng thí nghiệm. Câu 4: Khi nói về dao động cơ tắt dần của một vật, phát biểu nào sau đây đúng? A. Li độ của vật luôn giảm dần theo thời gian. B. Biên độ dao động giảm dần theo thời gian.@ C. Gia tốc của vật luôn giảm dần theo thời gian. D.Vận tốc của vật luôn giảm dần theo thời gian. Câu 5: Một con lắc lò xo dao động tắt dần. Sau mỗi dao động, biên độ của con lắc giảm 5%. Tính phần trăm năng lượng bị mất đi sau một dao động toàn phần A. 5%. B. 90%. C. 2,5%. D. 9,75%.@ Câu 6: Một con lắc lò xo gồm một vật có khối lượng m = 10g gắn với lò xo có độ cứng k = 1N/m dao động trên mặt phẳng ngang. Hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt phẳng nằm ngang là µ=0,05. Ban đầu đưa vật đến vị trí mà lò xo bị nén 10cm và thả ra. Tính tốc độ lớn nhất mà vật đạt được trong quá trình dao động. A. 90cm/s. B. 95cm/s. @ C. 87,5cm/s D. 9m/s. Câu 7: Một con lắc lò xo gồm một vật có khối lượng m=10g gắn với lò xo có độ cứng k=1N/m dao động trên mặt phẳng ngang. Hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt phẳng nằm ngang là µ=0,05. Ban đầu đưa vật đến vị trí mà lò xo bị nén 10cm và thả ra. Tính độ dãn lớn nhất của lò xo. A. 9,5cm. B. 8,75cm. C. 8cm. D. 9cm@ Câu 8: Một con lắc lò xo đặt trên mặt phẳng nằm ngang gồm lò xo nhẹ có độ cứng 1 N/m và vật nhỏ khối lượng 20 g. Ban đầu giữ vật ở vị trí lò xo bị giãn 10 12
- 2 cm rồi buông nhẹ. Lấy g=10m/s . Tốc độ lớn nhất của vật . Hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng ngang là A. 0,05 .@ B. 0,10. C. 0,15. D. 0,20. C©u 9: Một con lắc lò xo gồm vật nặng có khối lượng 50g, lò xo có độ cứng 50N/m. Do có ma sát nên con lắc dao động tắt dần chậm trên mặt phẳng nằm ngang. Biết rằng sau mỗi lần qua vị trí cân bằng thì biên độ dao động của con lắc giảm đi 1mm. Hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng ngang là A. 0,01. B. 0,02. C. 0,03. D. 0,05.@ Câu 10: Một con lắc lò xo đặt trên mặt bàn nằm ngang, gồm vật có khối lượng m=100g, lò xo nhẹ có độ cứng k=100N/m. Kéo vật ra khỏi vị trí lò xo không biến dạng theo phương ngang một đoạn 5cm rồi buông cho vật dao động. Lấy g=10m/s2. Do có lực ma sát nên vật dao động tắt dần, sau khi thực hiện được 10 dao động vật dừng lại ở vị trí lò xo không biến dạng. Hệ số ma sát giữa vật với mặt sàn là A. 0,25 B. 0,125@ C. 0,245 D. 0,05 Câu 11: Một con lắc lò xo nằm ngang gồm vật nhỏ khối lượng 200 gam, lò xo có độ cứng 10 N/m, hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt phẳng ngang là . Ban đầu vật được giữ ở vị trí lò xo giãn , rồi thả nhẹ để con lắc dao động tắt dần, lấy . Trong khoảng thời gian kể từ lúc thả cho đến khi tốc độ của vật bắt đầu giảm thì độ giảm thế năng của con lắc là A. 50 mJ. B. 2 mJ. C. 20 mJ. D. 48 mJ.@ Câu 12: Một con lắc lò xo nằm ngang gồm lò xo có độ cứng vật có khối lượng Hệ số ma sát vật và mặt ngang Từ vị trí vật đang nằm yên và lò xo không biến dạng, người ta truyền cho vật vận tốc theo chiều làm lò xo dãn và vật dao động tắt dần. Độ dãn cực đại của lò xo là 13
- A. B. C. D. @ Câu 13: Một lò xo nằm ngang có có một đầu được gắn cố định, đầu kia được gắn một vật có khối lượng 100g. Vật chuyển động có ma sát trên mặt bàn nằm ngang dọc theo trục lò xo. Ban đầu đưa vật đến vị trí lò xo bị nén 6 cm rồi buông nhẹ. Khi đến vị trí lò xo bị nén 4 cm, vật có tốc độ 40 cm/s. Khi qua vị trí lò xo không biến dạng lần thứ nhất, vật có tốc độ bằng A. B. . C. . D. .@ Câu 14: Một CLLX nằm ngang gồm lò xo có độ cứng k=20N/m va vật nặng m=100g .Từ VTCB kéo vật ra 1 đoạn 6cm rồi truyền cho vật vận tốc 20cm/s hướng về VTCB .Biết rằng hề số ma sát giữa vật và mặt phẳng ngang là 0.4, lấy g=10m/s2. Tốc độ cực đại của vật sau khi truyền vận tốc bằng A. 20 cm/s@ B. 80 cm/s C. 20 cm/s D. 40 cm/s Câu 15: Một con lắc lò xo nằm ngang gồm vật nhỏ có khối lượng 1 kg, lò xo có độ cứng 160 N/m. Hệ số ma sát giữ vật và mặt ngang là 0,32. Ban đầu giữ vật ở vị trí lò xo nén 10 cm, rồi thả nhẹ để con lắc dao động tắt dần. Lấy g=10m/s2. Quãng đường vật đi được trong kể từ lúc bắt đầu dao động là A. 22 cm. B. 19 cm. C. 16 cm. D. 18 cm. @ Câu 16: Một con lắc lò xo có độ cứng k=10N/m, khối lượng vật nặng m=100g, dao động trên mặt phẳng ngang, được thả nhẹ từ vị trí lò xo giãn 6cm so với vị trí cân bằng. Hệ số ma sát trượt giữa con lắc và mặt bàn bằng μ=0,2. Thời gian chuyển động của vật m từ lúc ban đầu đến vị trí lò xo không biến dạng là A. s. B. s. C. s.@ D. s. Câu 17: Một con lắc lò xo có độ cứng k =100N/m, vật nặng m =100g dao động tắt dần trên mặt phẳng nằm ngang do ma sát, với hệ số ma sát . Ban đầu vật có li độ lớn nhất là 10cm. Lấy g =10m/s2. Tốc độ lớn nhất của vật khi qua vị trí cân bằng là 14
- A. 3,16m/s B. 2,43m/s C. 4,16m/s D. 3,13m/s@ Câu 18: Một con lắc lò xo dao động tắt dần trên mạt phẳng nằm ngang m=0,1kg, μ=0,05. Khi vật ở vị trí lò xo không biến dạng kích thích cho vật dao động bằng cách truyền cho vật vận tốc v=1m/s và vật đi được quãng đường 10cm thì lại trở lại vị trí lò xo không biến dạng. Tính độ lớn vận tốc của vật khi vật đi được 10cm? A. 0,95cm/s B.0,3cm/s C. 0,95m/s @ D. 0.3m/s Câu 19: Một con lắc lò xo đặt trên mặt phẳng nằm ngang gồm vật nặng khối lượng , lò xo có độ cứng . Hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng ngang là . Lấy , . Ban đầu vật nặng được thả nhẹ tại vị trí lò xo dãn 6 cm. Tốc độ trung bình của vật nặng trong thời gian kể từ thời điểm thả đến thời điểm vật qua vị trí lò xo không biến dạng lần đầu tiên là A. @ B. C. D. Câu 20: Một con lắc đơn dao động tắt dần chậm trong không khí với biên độ ban đầu là 10cm, chu kì T=2s. Sau khi dao động 200 lần thì vật dừng lại ở vị trí 2 cân bằng. Biết vật có khối lượng 100g. Lấy g=10m/s và . Tính lực cản của không khí tác dụng vào vật. 4 4 5 5 A. 25.10 N. B. 2,5.10 N. C. 12,5.10 N. @ D. 1,25.10 N. Câu 21: Trong một lần làm thí nghiệm với con lắc lò xo, gồm vật nặng 500g và lò xo độ cứng 40N/m, dao động trên mặt phẳng nằm ngang, bạn Bình nhận thấy rằng khi kéo vật khỏi vị trí cân bằng một đoạn đến điểm M rồi thả nhẹ thì sau 2 lần vật qua vị trí cân bằng nó chỉ trở về được đến điểm N gần M nhất cách M một đoạn 1cm. Bình biết rằng đó là do ma sát giữa vật và mặt phẳng ngang nhưng không biết phải tính hệ số ma sát như thế nào. Còn bạn, nếu lấy g=10m/s2 thì bạn sẽ tính được hệ số ma sát này là 15
- A. 0,01. B. 0,04. C. 0,03. D. 0,02.@ Câu 22: Một con lắc lò xo dao động trên mặt sàn nằm ngang gồm một lò xo nhẹ có độ cứng k=10N/m, một đầu gắn cố định, đầu còn lại gắn vào vật khối lượng m=100g. Hệ số ma sát giữa vật với mặt sàn là μ=0,1. Ban đầu đưa vật đến vị trí lò xo bị nén một đoạn 10cm và thả ra. Lấy g=10m/s2. Khi vật dừng lại thì lò xo A. nén 2cm B. dãn 1cm C. nén 1cm D. không biến dạng@ Câu 23: Một con lắc lò xo gồm vật nhỏ khối lượng 0,1 kg và lò xo có độ cứng 10 N/m. Vật nhỏ được đặt trên giá đỡ cố định nằm ngang dọc theo trục lò xo. Hệ số ma sát trượt giữa giá đỡ và vật nhỏ là 0,15. Ban đầu giữ vật ở vị trí lò xo bị nén 7 cm rồi buông nhẹ để con lắc dao động tắt dần. Lấy g = 10 m/s 2. Khi vật dừng lại thì lò xo A. nén 1,5 cm. B. dãn 1 cm. C. nén 1 cm.@ D. dãn 1,5 cm. Câu 24: Con lắc lò xo trên mặt phẳng nằm ngang, lò xo có độ cứng 10N/m, vật nhỏ có khối lượng 50g. Hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng là 0,2 cho g=10m/s2. Đưa vật tới vị trí lò xo bị giãn một đoạn 9,5cm rồi thả nhẹ. Vật dừng lại tại vị trí A. lò xo nén 0,5cm. B. lò xo giãn 0,5cm@ C. lò xo nén 0,2cm. D. lò xo giãn 0,2cm. Câu 25: Một con lắc lò xo dao động trên mặt phẳng nằm ngang có hệ số ma sát =0,1. Lò xo có độ cứng k=40N/m, vật có khối lượng m=50g, lấy g=10m/s2 , lấy π2=10. Lúc đầu đưa vật đi tới vị trí cách vị trí cân bằng 5cm rồi buông nhẹ để vật dao động tắt dần. Tính quãng đường vật đi được cho đến khi dừng lại? A. 1m@ B. 2m C. 20m D. 10m 16
- Câu 26: Một con lắc lò xo dao động trên mặt sàn nằm ngang gồm một lò xo nhẹ có độ cứng k=10N/m, một đầu gắn cố định, đầu còn lại gắn vào vật khối lượng m=100g. Hệ số ma sát giữa vật với mặt sàn là μ=0,1. Ban đầu đưa vật đến vị trí lò xo bị nén một đoạn 12cm và thả ra. Lấy g=10m/s2. Quãng đường vật đi được cho đến khi vật dừng lại là A. 70cm B. 62,5cm C. 72cm D. 75cm@ Câu 27: Một con lắc lò xo dao động tắt dần trong môi trường có lực ma sát nhỏ, biên độ lúc đầu là A . Quan sát thấy tổng quãng đường mà vật đi được từ lúc dao động đến khi dừng hẳn tại vị trí cân bằng là S. Nếu biên độ dao động lúc đầu là 2A thì tổng quãng đường mà vật đi được từ lúc dao động cho đến khi dừng hẳn là A. B. 2S. C. S/2. D. 4S.@ Câu 28: Một con lắc đơn dao động tắt dần chậm trong không khí với biên độ ban đầu là 10cm. Sau khi dao động 200 lần thì vật dừng lại ở vị trí cân bằng. 2 Biết vật có khối lượng 100g. Lấy g=10m/s và . Tính quãng đường vật đi được kể từ lúc bắt đầu dao động đến khi dừng lại? A. 40m.@ B. 400cm. C. 20m. D. 200cm. Câu 29: Con lắc lò xo trên mặt phẳng nằm ngang, lò xo có độ cứng 20N/m, vật nhỏ có khối lượng 40g. Hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng là 0,1 cho g=10m/s2. Đưa vật tới vị trí lò xo bị nén một đoạn 10cm rồi thả nhẹ. Quãng đường vật đi được từ lúc thả vật đến lúc véc tơ gia tốc đổi chiều lần thứ 2 là A. 29,2cm. B. 28,4cm. C. 30cm. D. 29cm.@ Câu 30: Một con lắc lò xo dao động trên mặt sàn nằm ngang gồm một lò xo nhẹ có độ cứng k=10N/m, một đầu gắn cố định, đầu còn lại gắn vào vật khối lượng m=100g. Hệ số ma sát giữa vật với mặt sàn là μ=0,1. Ban đầu đưa vật 17
- đến vị trí lò xo bị nén một đoạn 7cm và thả ra. Lấy g=10m/s2. Quãng đường vật đi được cho đến khi vật dừng lại là: A. 32cm B. 32,5cm C. 24cm@ D. 24,5cm Câu 31: Một con lắc lò xo đặt trên mặt phẳng nằm ngang gồm vật nặng khối lượng , lò xo có độ cứng . Hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng ngang là . Lấy , . Ban đầu vật nặng được thả nhẹ tại vị trí lò xo dãn 5,5 cm. Tính quãng đường vật đi được cho đến khi dừng lại? A. 22,5cm B. 17,5cm C. 20cm D. 15cm@ Câu 32: Một con lắc lò xo dao động trên mặt sàn nằm ngang gồm một lò xo nhẹ có độ cứng k=10N/m, một đầu gắn cố định, đầu còn lại gắn vào vật khối lượng m=100g. Hệ số ma sát giữa vật với mặt sàn là μ=0,1. Ban đầu đưa vật đến vị trí lò xo bị nén một đoạn 13cm và thả ra. Lấy g=10m/s2. Quãng đường vật đi được cho đến khi vật dừng lại là: A. 84cm@ B. 85cm C. 78cm D. 80cm Câu 33: Một con lắc lò xo dao động trên mặt sàn nằm ngang gồm một lò xo nhẹ có độ cứng k=10N/m, một đầu gắn cố định, đầu còn lại gắn vào vật khối lượng m=100g. Hệ số ma sát giữa vật với mặt sàn là μ=0,1. Ban đầu đưa vật đến vị trí lò xo bị nén một đoạn 13,2cm và thả ra. Lấy g=10m/s2. Quãng đường vật đi được cho đến khi vật dừng lại là: A. 84,5cm B. 85,2cm C. 88,6cm D. 86,8cm@ Câu 34: Một con lắc lò xo dao động trên mặt sàn nằm ngang gồm một lò xo nhẹ có độ cứng k=10N/m, một đầu gắn cố định, đầu còn lại gắn vào vật khối lượng m=100g. Hệ số ma sát giữa vật với mặt sàn là μ=0,1. Ban đầu đưa vật đến vị trí lò xo bị nén một đoạn 12,2cm và thả ra. Lấy g=10m/s2. Quãng đường vật đi được cho đến khi vật dừng lại là: A. 75,8cm@ B. 80,2cm C. 74,4cm D. 76,2cm@ 18
- Câu 35: Gắn một vật có khối lượng m=200g vào một lò xo có độ cứng k=80N/m. Một đầu lò xo được giữ cố định. Kéo vật m khỏi vị trí cân bằng một đoạn 10cm dọc theo trục của lò xo rồi thả nhẹ cho vật dao động. Biết hệ số ma sát giữa vật m và mặt phẳng ngang là =0,1. Lấy g=10m/s 2. Thời gian dao động của vật là A. 0,314s. B. 3,14s.@ C. 6,28s. D. 2,00s. Câu 36: Con lắc lò xo trên mặt phẳng nằm ngang, lò xo có độ cứng 20N/m, vật nhỏ có khối lượng 20g. Hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng là 0,2 cho g=10m/s2. Đưa vật tới vị trí lò xo bị nén một đoạn 10cm rồi thả nhẹ. Thời gian vật dao động cho đến khi dừng lại là A. 2,4π s@ B. 2,3π s C. 2,4 s D. 2,3 s Câu 37: Một con lắc lò xo dao động trên mặt phẳng nằm ngang có hệ số ma sát =0,01. Lò xo có độ cứng k=100N/m, vật có khối lượng m=100g, lấy g=10m/s 2 , lấy π2=10. Lúc đầu đưa vật đi tới vị trí cách vị trí cân bằng 4cm rồi buông nhẹ để vật dao động tắt dần. Tốc độ trung bình kể từ lúc bắt đầu dao động đến lúc vật dừng lại là: A. 0,425m/s B. 0,525m/s C. 0,225m/s D. 0,4m/s@ Câu 38: Một con lắc lò xo đặt trên mặt phẳng nằm ngang gồm vật nặng khối lượng , lò xo có độ cứng . Hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng ngang là . Lấy , . Ban đầu vật nặng được thả nhẹ tại vị trí lò xo dãn 5,5 cm. Tốc độ trung bình của vật nặng trong thời gian kể từ thời điểm thả đến khi vật dừng lại là A. B. @ C. D. Câu 39. Một lò xo nhẹ có độ cứng k = 100 N/m, một đầu cố định, đầu kia gắn vật nhỏ có khối lượng m =100 g đặt trên mặt phẳng ngang. Cho hệ số ma sát trượt giữa vật với mặt phẳng ngang là µ = 0,2. Ban đầu vật đứng yên tại vị trí O mà lò xo không biến dạng. Chọn O làm mốc thế năng. Kéo vật dọc theo trục lò 19
- xo làm cho lò xo dãn ra một đoạn A rồi buông nhẹ thì thấy vật dao động tắt dần. Để duy trì dao động, người ta bố trí một hệ thống cấp bù năng lượng cho hệ dao động. Hệ thống này hoạt động theo cơ chế sau: mỗi khi vật đi qua O thì hệ thống sẽ tác dụng một xung lực cùng chiều chuyển động của vật để cấp bổ sung cho con lắc phần năng lượng vừa đủ bù vào phần cơ năng bị mất do ma sát. Khi đó dao động của con lắc được xem là dao động điều hòa với biên độ bằng A. Nếu trong 5 s kể từ khi bắt đầu dao động, năng lượng mà hệ thống đã cung cấp cho con lắc là 1 J, thì biên độ dao động của vật bằng A. 5,0 cm.@ B. 10,0 cm. C. 2,5 cm. D. 7,5 cm. Câu 40: Con lắc lò xo nằm ngang với lò xo có độ cứng k=12,5N/m, vật nặng khối lượng m=50g. Hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng ngang là µ. Đưa vật đến vị trí lò xo nén 10cm rồi buông nhẹ. Sau kể từ lúc vật bắt đầu dao động, vật qua vị trí lò xo dãn 4,5cm lần thứ hai. Lấy π2=10. Hệ số ma sát là A. 0,25.@ B. 0,2. C. 0,15. D. 0,1. ĐÁP ÁN 1:C 2:D 3:B 4:B 5:D 6:B 7:D 8:A 9:D 10:B 11:D 12:D 13:D 14:A 15:D 16:C 17:D 18:C 19:A 20:C 21:D 22:D 23:C 24:B 25:A 26:D 27:D 28:A 29:D 30:C 31:D 32:A 33:D 34:A 35:B 36:A 37:D 38:B 39:A 40:A 8. Những thông tin cần được bảo mật: Không. 9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Áp dụng cho mọi giáo viên và học sinh. 10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả: và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử (nếu có) theo các nội dung sau: 10.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả: 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giải pháp thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục ở trường THPT Thớ Lai
26 p | 173 | 34
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số ứng dụng của máy tính Casio FX 570ES giải toán lớp 11
17 p | 228 | 31
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh lớp 12 trường THPT Yên Định 3 giải nhanh bài toán trắc nghiệm cực trị của hàm số
29 p | 34 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kĩ năng giải bài toán trắc nghiệm về hình nón, khối nón
44 p | 24 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giải pháp rèn luyện kĩ năng điều chỉnh và quản lí cảm xúc nhằm hình thành khả năng ứng phó với căng thẳng của học sinh trường THPT Kim Sơn C
50 p | 19 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phương pháp thử và đặc biệt hóa trong giải toán trắc nghiệm
32 p | 17 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo môn Ngữ văn trong nhà trường THPT
100 p | 29 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phân loại và phương pháp giải bài tập chương andehit-xeton-axit cacboxylic lớp 11 THPT
53 p | 29 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh lớp 12 một số kĩ năng học và làm bài thi trắc nghiệm khách quan môn Vật lí trong kì thi Trung học phổ thông quốc gia
14 p | 30 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nhằm giúp đỡ học sinh yếu thế thông qua công tác chủ nhiệm lớp 12A3 ở trường THPT Vĩnh Linh
21 p | 16 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phương pháp giải bài tập di truyền phả hệ
27 p | 14 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giải pháp thực hiện một số công cụ đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh trong dạy học môn Địa lí ở trườngTHPT Lạng Giang số 2
57 p | 20 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phân loại và cách giải bài toán tìm giới hạn hàm số trong chương trình Toán lớp 11 THPT
27 p | 54 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giúp học sinh trung bình và yếu ôn tập và làm tốt câu hỏi trắc nghiệm chương 1 giải tích 12
25 p | 28 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Rèn luyện kỹ năng giải toán bằng phương pháp lượng giác hóa
39 p | 19 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giải pháp mới để ứng dụng hình chiếu của một điểm xuống mặt phẳng trong hình học không gian
48 p | 35 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giải pháp toàn diện giúp học sinh khá giỏi giải được câu hỏi vận dụng cao về Dao động của con lắc lò xo trong kì thi tốt nghiệp THPT
49 p | 17 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Sinh học ở trường THPT
23 p | 32 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn