intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giải pháp bảo tồn và phát triển văn hoá dân gian thông qua hoạt động công đoàn tại trường THPT Đặng Thai Mai

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:51

3
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài "Giải pháp bảo tồn và phát triển văn hoá dân gian thông qua hoạt động công đoàn tại trường THPT Đặng Thai Mai" chủ yếu tập trung vào việc giới thiệu, phân tích hiệu quả của những hoạt động mà công đoàn nhà trường đã triển khai thực hiện trong thời gian qua nhằm bảo tồn và phát triển VHDG trong trường học.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giải pháp bảo tồn và phát triển văn hoá dân gian thông qua hoạt động công đoàn tại trường THPT Đặng Thai Mai

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT ĐẶNG THAI MAI SÁNG KIẾN ĐỀ TÀI GIẢI PHÁP BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA DÂN GIAN THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG CÔNG ĐOÀN Ở TRƯỜNG THPT ĐẶNG THAI MAI (Lĩnh vực công đoàn) NHÓM TÁC GIẢ: 1. Nguyễn Thị Hằng Tổ: Ngữ Văn Số điện thoại: 0976 368 819 2. Nguyễn Thị Hoa Tổ: Khoa học xã hội Số điện thoại: 0358 571 817 3. Phan Thị Hải Lý Tổ: Khoa học tự nhiên Số điện thoại: 0986 662 499 ĐƠN VỊ: TRƯỜNG THPT ĐẶNG THAI MAI NĂM HỌC 2023- 2024
  2. MỤC LỤC NỘI DUNG TRANG PHẦN I. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 2. Mục đích nghiên cứu 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 4. Giả thuyết khoa học 5. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu 6. Phương pháp nghiên cứu 7. Những luận điểm cần bảo vệ của đề tài 8. Tính mới của đề tài PHẦN II. NỘI DUNG CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN 1. Văn hoá dân gian và vai trò của văn hoá dân gian trong đời sống tinh thần của con người 2. Vai trò của tổ chức công đoàn cơ sở trong việc bảo tồn và phát triển các giá trị văn hoá dân gian trong trường học CHƯƠNG 2. CƠ SỞ THỰC TIỄN 1. Thực trạng việc bảo tồn và phát triển văn hoá dân gian trong bối cảnh hiện nay 2. Thực trạng việc bảo tồn và phát triển văn hoá dân gian thông qua hoạt động công đoàn ở trường THPT Đặng Thai Mai CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HOÁ DÂN GIAN THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG CÔNG ĐOÀN TẠI TRƯỜNG THPT ĐẶNG THAI MAI 1. Các giải pháp đã triển khai 1.1. Bảo tồn và phát triển văn hoá dân gian thông qua tổ chức trò chơi dân gian 1
  3. 1.1.1. Công đoàn nhà trường tổ chức trò chơi dân gian cho cán bộ, giáo viên, nhân viên 1.1.2. Công đoàn nhà trường phối hợp với đoàn thanh niên tổ chức trò chơi dân gian cho học sinh 1.2. Bảo tồn và phát triển văn hoá dân gian thông qua tổ chức các hoạt động văn nghệ 1.2.3. Thành lập câu lạc bộ dân ca ví dặm 1.2.2. Tổ chức hội thi tiếng hát dân ca trong trường học 1.3. Bảo tồn và phát triển văn hoá dân gian thông qua tổ chức cuộc thi “Học sinh với Tết cổ truyền” 1.3.1. Hoạt động gói bánh chưng ngày Tết 1.3.2. Hoạt động làm mâm cỗ ngày Tết 1.3.3. Hoạt động làm mứt, bánh cà ngày Tết 1.4. Bảo tồn và phát triển văn hoá dân gian thông qua tổ chức hội chợ dân gian 2. Khảo sát tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận 2. Kiến nghị TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 2
  4. DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT Chữ đầy đủ Chữ viết tắt Giáo viên GV Học sinh HS Văn hoá dân gian VHDG Câu lạc bộ CLB Trung học phổ thông THPT 3
  5. PHẦN I. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Văn hóa có vai trò to lớn đối với sự phát triển bền vững của đất nước, điều này đã được khẳng định trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng: “Phát triển con người toàn diện và xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc để văn hóa thực sự trở thành sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc”. Trong thời kì hội nhập, văn hoá dân tộc có vai trò quan trọng tạo nên dấu ấn riêng của từng quốc gia. Bản sắc của văn hóa dân tộc được xem như “thẻ căn cước” về tộc người, khi bước ra thế giới nó chính là mã định danh để nhìn vào đó người ta có thể dễ dàng nhận ra người đó thuộc dân tộc nào. Khi nói đến văn hoá dân tộc, chúng ta không thể quy tất cả cho văn hoá dân gian (VHDG), tuy nhiên cũng không thể phủ nhận vai trò của nó trong việc hình thành bản sắc văn hoá truyền thống. VHDG đóng vai trò là “văn hoá gốc”, “văn hoá mẹ”, là văn hoá cội nguồn, sản sinh và nuôi dưỡng các hình thức cao hơn sau này như văn hoá chuyên nghiệp, cung đình, bác học. 1.2. Tuy có vai trò quan trọng nhưng việc bảo tồn và phát triển VHDG hiện nay còn gặp nhiều khó khăn. Vì nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan khác nhau mà hoạt động này chưa được quan tâm đúng mức. Hiện trạng mai một VHDG trong đời sống là một thực tế chúng ta cần nhìn nhận. Nhiều nhà nghiên cứu khẳng định rằng, trước sự biến động của thời gian, hoàn cảnh sống cùng với những tác động của quá trình hội nhập, quá trình đô thị hoá, sự bùng nổ của công nghệ thông tin, sự giao lưu văn hoá diễn ra nhanh và mạnh khiến cho VHDG dần bị lãng quên. Từ đó, đặt ra yêu cầu cấp thiết phải có những hoạt động cụ thể để bảo tồn và phát triển các giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc. 1.3. Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc là chiến lược phát triển bền vững của quốc gia, là nhiệm vụ chung của toàn xã hội, trong đó, giáo dục giữ vai trò quan trọng nhất. Bởi môi trường giáo dục là nơi học tập của các thế hệ tương lai của đất nước, bằng con đường giáo dục và thông qua giáo dục sẽ dễ dàng lưu truyền, tồn tích, vận hành các giá trị VHDG. Việc đưa các hoạt động VHDG vào trường học sẽ giúp cho giáo viên (GV), học sinh (HS) hiểu biết về truyền thống, bản sắc văn hoá; tôn trọng, giữ gìn và phát huy văn hóa truyền thống của dân tộc mình. Từ đó, tạo môi trường học đường lành mạnh, thân thiện, góp phần tích cực vào nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. 1.4. Từ lâu nay, việc triển khai nội dung bảo tồn và phát triển VHDG trong trường học thường gắn với hoạt động của tổ, nhóm chuyên môn và tổ chức đoàn thanh niên mà chưa thật chú ý đến việc lồng ghép nội dung này vào hoạt động công đoàn. Trong khi đó, tổ chức công đoàn có vai trò quan trọng trong việc xây dựng văn hoá nhà trường. Thông qua hoạt động của tổ chức công đoàn và các đoàn thể khác sẽ tạo nên sức mạnh tổng hợp để thực hiện các mục tiêu giáo dục và cụ thể hóa các nhiệm vụ của nhà trường đề ra. 4
  6. 1.5. Từ thực tế hoạt động công đoàn tại trường THPT Đặng Thai Mai, chúng tôi nhận thấy tổ chức các hoạt động gắn liền với các trò chơi dân gian, VHDG tạo hiệu ứng rất tích cực và có sức lan toả lớn. Khi các thầy cô giáo là đối tượng trực tiếp tham gia các hoạt động gắn liền với VHDG sẽ khơi dậy tình yêu văn hoá dân tộc và phát huy được tài năng của cá nhân các công đoàn viên, tạo sự gắn kết tập thể, tạo màu sắc riêng cho hoạt động công đoàn của cơ sở. Sau khi tham gia các hoạt động, thầy cô sẽ đóng vai trò là người truyền cảm hứng đến các em HS, tuyên truyền và bồi dưỡng niềm tự hào dân tộc; thầy cô cũng sẽ là người tổ chức các hoạt động lồng ghép VHDG vào trong các tiết dạy, các hoạt động giáo dục của cá nhân. Từ đó, việc bảo tồn và phát triển VHDG trong trường học sẽ đạt hiệu quả cao hơn. Trong vai trò là những người phụ trách công tác công đoàn và đoàn trường học, chúng tôi nhận thức rằng VHDG chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi thời gian, nó là một dòng chảy, có sự chuyển tiếp, thay đổi theo từng thời kì lịch sử. Thế hệ trẻ hiện nay bị cuốn hút bởi nhiều yếu tố hiện đại mà có phần sao nhãng văn hoá cội nguồn, do vậy, trong quá trình hoạt động chúng tôi luôn ưu tiên những nội dung bảo tồn và phát triển VHDG. Từ những lí do trên chúng tôi viết sáng kiến “Giải pháp bảo tồn và phát triển VHDG thông qua hoạt động công đoàn tại trường THPT Đặng Thai Mai” nhằm đánh giá lại những thành công mà đơn vị đã đạt được, góp phần nhỏ vào việc bảo lưu các giá trị văn hoá dân tộc, đưa ra những hoạt động mới trong công tác công đoàn. 2. Mục đích nghiên cứu Đề tài chủ yếu tập trung vào việc giới thiệu, phân tích hiệu quả của những hoạt động mà công đoàn nhà trường đã triển khai thực hiện trong thời gian qua nhằm bảo tồn và phát triển VHDG trong trường học. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu Các hoạt động bảo tồn và phát triển VHDG thông qua hoạt động công đoàn trường THPT Đặng Thai Mai trong những năm qua. 4. Giả thuyết khoa học Nếu đề xuất và thực hiện đồng bộ các giải pháp bảo tồn và phát triển VHDG có cơ sở khoa học và có tính khả thi này thì có thể giữ gìn, phát huy các giá trị của VHDG trong trường học, bảo tồn nét đẹp truyền thống của dân tộc; từ đó xây dựng văn hoá trường học ngày càng văn minh, lành mạnh. 5. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu 5.1. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu lí luận có liên quan đến đề tài: Giải pháp bảo tồn và phát triển VHDG thông qua hoạt động công đoàn tại trường THPT Đặng Thai Mai. 5
  7. - Tiến hành khảo sát, đánh giá thực trạng của vấn đề bảo tồn và phát triển văn hoá trong trường học nói chung và tại đơn vị chúng tôi nói riêng. - Đề xuất một số biện pháp bảo tồn và phát triển VHDG thông qua hoạt động công đoàn. 5.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu, đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát triển VHDG trên cơ sở khảo sát vai trò và nhu cầu thiết yếu cần giữ gìn, phát triển các giá trị văn hoá truyền thống. - Về thời gian + Các hoạt động bảo tồn và phát triển VHDG đã được công đoàn trường THPT Đặng Thai Mai thực hiện trong nhiều năm liền. + Thời gian viết sáng kiến: Đề tài được tiến hành nghiên cứu và hoàn chỉnh trong suốt cả năm học 2023-2024. 6. Phương pháp nghiên cứu 6.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết - Phương pháp phân tích - tổng hợp - Phương pháp so sánh - đối chiếu - Phương pháp phân loại, hệ thống hoá lí thuyết 6.2. Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm - Phương pháp thu thập tài liệu thông tin - Phương pháp điều tra phỏng vấn - Phương pháp thống kê toán học 7. Những luận điểm cần bảo vệ của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung của đề tài tập trung vào một số vấn đề chính như sau: - Cơ sở lí luận của đề tài - Cơ sở thực tiễn của đề tài - Một số giải pháp bảo tồn và phát triển VHDG thông qua hoạt động công đoàn tại trường THPT Đặng Thai Mai. - Khảo sát tính cấp thiết và tính khả thi của đề tài 8. Tính mới của đề tài Đề tài đã phân tích và hệ thống nội dung từ cơ sở lí luận đến cơ sở thực tiễn, qua đó đề xuất được được một số giải pháp mà Công đoàn trường THPT 6
  8. Đặng Thai Mai đã thực hiện để nâng cao hiệu quả hoạt động hoạt động bảo tồn và phát triển VHDG trong trường học. 7
  9. PHẦN II. NỘI DUNG CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN 1. Văn hoá dân gian và vai trò của văn hoá dân gian trong đời sống tinh thần của con người 1.1. Văn hóa dân gian Văn hoá dân gian là tập hợp các sản phẩm phục vụ đời sống vật chất và tinh thần cho con người, những quy tắc được người bình dân đặt ra và gìn giữ qua nhiều thế hệ, bao gồm nghệ thuật dân gian, tri thức dân gian, phong tục và lễ hội. VHDG là một thực thể sống, nảy sinh, tồn tại và phát triển gắn với sinh hoạt văn hóa cộng đồng của quần chúng lao động. 1.2. Phương thức lưu trữ và đặc trưng của văn hóa dân gian 1.2.1. Phương thức lưu trữ Trước năm 1945, phương pháp lưu trữ chính của VHDG Việt Nam vẫn là truyền miệng, là các hoạt động tập thể vào các dịp lễ hội ở những vùng quê. Nhờ vào những ưu thế này so với văn hóa ghi chép của giới tinh hoa, nghệ thuật truyền miệng và các điệu múa, trò chơi hay những giá trị ẩm thực đã gìn giữ biết bao di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc Việt Nam, từ nghi thức cúng bái, kinh nghiệm cày cấy, lễ hội, phong tục tập quán và cả những câu chuyện thuộc mảng văn học dân gian Việt Nam. Hiện nay, giữ gìn, bảo lưu, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc được thực hiện qua nhiều kênh khác nhau và bằng nhiều phương thức khác nhau. Nhà nước đầu tư bằng nguồn ngân sách hàng năm, thiết lập một hệ thống các thiết chế văn hóa thực hiện các chức năng, nhiệm vụ về nghiên cứu, sưu tầm, bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa dân tộc. Ở đây, các giá trị văn hóa truyền thống được giữ gìn, bảo quản, bảo lưu một cách cẩn thận bằng các phương pháp bảo quản khoa học cả truyền thống và hiện đại tại các Bảo tàng, Trung tâm nghiên cứu, Đoàn Nghệ thuật dân gian... Ngoài ra có một cách lưu giữ khác không kém phần hiệu quả đó là các giá trị văn hóa được bảo lưu ngay trong môi trường văn hóa của nó, nơi nó được sinh ra, tồn tại và vận hành, trực tiếp đi vào đời sống văn hóa tinh thần của người dân.Vì thế, ngoài kênh nhà nước, một kênh khác, thiết thực thỏa mãn nhu cầu bảo lưu VHDG, đó là kênh của nhân dân, mà trong đó trường học là một môi trường có nhiều thuận lợi để lưu giữ, bảo tồn và phát triển giá trị của VHDG – cội nguồn của dân tộc. 1.2.2. Đặc trưng của văn hóa dân gian Văn hóa dân gian mang trong mình 5 đặc trưng chính, gồm có tính truyền miệng, tính tập thể, tính dị bản, tính đa dạng và tính giản dị trong cách thể hiện. Một sản phẩm VHDG có thể chứa đựng từ 2 cho đến 5 tính chất này, trong đó ta có thể bắt gặp tính truyền miệng và tính dị bản trong các sản phẩm VHDG. 8
  10. - Tính truyền miệng Đặc điểm nổi bật nhất của VHDG nằm ở phương pháp lưu giữ thông tin của nó. Khi con người chưa sáng tạo ra chữ viết thì phương pháp truyền miệng vẫn là phương pháp hiệu quả nhất để lưu trữ và gìn giữ thông tin, nhất là các tác phẩm văn chương. Ở các quốc gia phải hứng chịu những sự càn quét của giặc ngoại xâm và bị thiêu hủy hầu hết những cuốn sử ký và văn tự thì phương thức truyền miệng sẽ đảm bảo được tính lưu truyền qua nhiều thế hệ. Bên cạnh đó, kết hợp với phương thức truyền miệng thường có sự kết hợp giữa ngôn từ với động tác, cử chỉ, điệu bộ. Đây là hiện tượng phổ biến trong các loại hình nghệ thuật dân gian có tính tổng hợp cao. Vì vậy, nói một cách đầy đủ, VHDG được lưu truyền dưới hình thức truyền khẩu có khi kết hợp thao tác bày lại, chỉ lại. - Tính tập thể Do không rõ nguồn gốc xuất xứ, VHDG có thể xem như là tài sản chung của nhân loại, do đó ở mỗi vùng miền, các sản phẩm VHDG sẽ được bản địa hóa, bằng cách chỉnh sửa và thêm bớt những yếu tố đậm chất văn hóa vùng miền vào sản phẩm, sau đó lưu truyền xuống các thế hệ sau này. Tuy nhiên, một bộ phận dân chúng bình dân đã nghĩ ra cách đặt tên cho sản phẩm VHDG, nhằm tạo ra điểm nhấn và cá nhân hóa chúng, bằng cách lấy tên vùng miền nơi sản phẩm ra đời để gọi tên chúng, như dân ca Bắc Bộ, dân ca quan họ Bắc Ninh, tranh Đông Hồ… bằng cách này, sẽ dễ dàng hơn cho chúng ta khi truy vết lại nguồn gốc xuất xứ cũng như tác giả của các tác phẩm này, tuy nhiên vẫn không tránh được còn tồn tại không ít sản phẩm khác không rõ nguồn gốc tác giả thuộc nền văn hóa Việt Nam. - Tính dị bản Phương thức truyền miệng đã tạo tiền đề cho sự xuất hiện dị bản của những sản phẩm VHDG. Tính dị bản này có thể nằm trong phạm vi hẹp của một đất nước cho đến phạm vi rất rộng là giữa các quốc gia khác nhau bởi sự tồn tại của con người rải rác khắp nơi từ thời tiền sử, khi các châu lục vẫn còn dính liền với nhau. Tuy vậy, mỗi tộc người lại mang trong mình một nét văn hóa bản địa riêng, cộng với tư duy thẩm mỹ và quan điểm đạo đức khác nhau đã nhào nặn lại những sản phẩm VHDG này, phù hợp với từng vùng văn hóa và tộc người. Thông qua sự khác biệt này sẽ tìm ra được những điểm khác biệt về quan niệm thiện - ác trong mỗi sản phẩm tồn tại trên thế giới. - Tính đa dạng Xuất hiện từ rất sớm, chủ đề của VHDG rất đa dạng, bao quát trong mọi sinh hoạt của người bình dân. Từ những câu chuyện kể, những lối hát vè, những ẩm thực đặc sắc cho đến những trò chơi, lễ hội… cứ được làm giàu thêm, đa dạng thêm theo thời gian. - Tính giản dị 9
  11. Với nội dung đơn giản xoay quanh những vấn đề đáng được quan tâm của người bình dân nên hình thức thể hiện của văn hoá dân gian cũng tương ứng: đơn giản, ngắn gọn. Đối lập với sự cầu kỳ, cấu trúc phức tạp của văn hóa chuyên nghiệp và bác học, VHDG là một kho tàng đồ sộ với các sản phẩm vừa phải, dễ tiếp thu, dễ thực hiện và dễ lưu truyền qua nhiều thế hệ. 1.3. Vai trò của văn hóa dân gian Văn hóa dân gian có 5 vai trò chính, đó là vai trò nhận thức - lưu trữ; vai trò thúc đẩy, cải tạo xã hội; vai trò thẩm mỹ; vai trò tạo nguồn và vai trò lưu trữ. Năm vai trò này xây dựng một nền tảng vững chắc cho VHDG, từ đó các nhánh văn hóa tinh hoa khác mới có thể phát triển rực rỡ. 1.3.1. Vai trò nhận thức - lưu trữ Là một cách phản ánh trực quan thông tin mà người bình dân quan tâm, mục đích của các sản phẩm VHDG sẽ chứa đựng những thông tin mang tính truyền thống quý báu và lưu trữ, giữ gìn nó qua nhiều thế hệ. Bên cạnh đó, những loại tình cảm cao quý như tình yêu quê hương, đất nước, lòng tự hào dân tộc không phải ngày một ngày hai có thể có được mà phải qua quá trình tri nhận dưới sự tác động của cộng đồng, dần trở thành nhu cầu trong đời sống tinh thần của mỗi người. 1.3.2. Vai trò thúc đẩy, cải tạo xã hội Trong các sản phẩm VHDG, ngoài thể hiện quan điểm và nhận thức của con người bình dân, chúng ta có thể tìm thấy xu hướng chung của các phẩm dân gian là luôn đề cao cái đẹp, cái tốt; phê phán, lên án cái ác, cái xấu. Các hình tượng nghệ thuật trong VHDG thường đại diện cho một thế lực nhất định; trong đó xu hướng chung là thế lực thuộc cái thiện luôn chiến thắng cái ác, cái xấu; các giá trị nhân văn ngày càng được khẳng định trong xã hội. Bằng cách này, VHDG góp phần xây dựng cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn. 1.3.3. Vai trò thẩm mỹ Không chỉ phục vụ cho nhu cầu vật chất, một bộ phận lớn VHDG được sử dụng để thỏa mãn nhu cầu về tinh thần của con người. Không chỉ phát triển tư duy thẩm mỹ và khơi dậy khả năng cảm thụ cái đẹp từ các trang phục truyền thống, giúp người dân phát triển khả năng sáng tác nghệ thuật và tạo ra thêm nhiều sản phẩm VHDG, các hoạt động VHDG như các trò chơi, các lễ hội…còn có khả năng nuôi dưỡng tinh thần của người dân, giúp họ tìm thấy niềm vui và tạm quên đi những gian nan khó khăn diễn ra trong cuộc sống, từ đó sản sinh ra động lực để họ tiếp tục làm việc. 1.3.4. Vai trò tạo nguồn Như chính tên gọi của nó, folklore được ghép từ folk (nhân loại) và lore (trí khôn), VHDG chính là văn hóa dân tộc, nơi tập hợp nguồn gốc và bản sắc văn hóa dân tộc của con người thuộc mỗi vùng văn hóa khác nhau. Do được đúc 10
  12. kết từ kinh nghiệm, quan điểm, thái độ tư duy của dân tộc, VHDG có sự liên hệ mật thiết đến văn hóa bác học và văn hóa tinh hoa chuyên nghiệp, được hình thành vào giai đoạn sau của mỗi vùng văn hóa. 1.3.5. Vai trò giáo dục Như một phần tất yếu trong sự phát triển về tư duy của con người, vai trò giáo dục ra đời với mục đích hướng con người đến cái thiện, thay đổi nhận thức, đạo đức và thẩm mỹ của người nghe. Chức năng giáo dục được đi kèm với các vai trò khác hoặc được gắn kèm vào những sản phẩm dân gian, thể hiện tính chất của mình thông qua mục đích sáng tác và lưu trữ cho con người và mang đến bài học dành riêng cho con người. Như vậy, có thể nói rằng VHDG có vai trò rất to lớn đối với sự hình thành ý thức về văn hóa dân tộc, hun đúc tình yêu quê hương đất nước cũng như giúp con người hoàn thiện được nhân cách của mình. Sinh hoạt cộng đồng không thể thiếu món ăn tinh thần đó là các nét đặc trưng về VHDG, cái mà chúng ta cần phải bảo tồn, gìn giữ và phát triển. 2. Vai trò của tổ chức công đoàn cơ sở trong việc bảo tồn và phát triển các giá trị văn hoá dân gian trong trường học Trong quá trình toàn cầu hoá và đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập quốc tế, các giá trị văn hóa Việt Nam đã, đang phát triển và khẳng định hơn vị thế của mình trên trường quốc tế. Điều đó đã mở ra cơ hội cho người dân Việt Nam được nâng cao tầm nhìn, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, nâng cao sự hiểu biết về nền văn hóa thế giới, làm phong phú thêm đời sống văn hóa, tinh thần của người dân. Tuy nhiên, đi cùng với quá trình toàn cầu hoá, sự du nhập các nền văn hóa bên ngoài vào Việt Nam, vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức cho sự phát triển của văn hóa Việt Nam, nhất là trong việc giữ vững những giá trị văn hoá mang tính bản sắc của dân tộc. Đặc biệt trong môi trường các cơ sở giáo dục, việc bảo tồn và phát triển các giá trị VHDG của dân tộc cần được triển khai sâu rộng trong cả đội ngũ cán bộ GV cũng như HS. Nhiệm vụ đó có trách nhiệm rất lớn của công đoàn cơ sở, của những thủ lĩnh công đoàn. Đội ngũ này cần có những giải pháp sáng tạo mang các giá trị của VHDG đến gần với cán bộ nhà giáo và người lao động, cũng như chỉ đạo, phối hợp với Đoàn Thanh niên tạo ra những sản phẩm văn hóa mang đậm đà bản sắc dân tộc đến với HS – thế hệ trẻ đang cần được bồi đắp giá trị về cội nguồn văn hóa dân tộc. 11
  13. CHƯƠNG 2. CƠ SỞ THỰC TIỄN 1. Thực trạng việc bảo tồn và phát triển văn hoá dân gian trong bối cảnh hiện nay Hiện nay, với sự du nhập văn hóa phương Tây và quá trình đô thị hóa nhanh chóng, ngoài những lợi ích đem lại cho con người thì cũng đang gây ra nhiều bất cập, trong đó có nguy cơ làm mai một không ít giá trị VHDG như: Trang phục, kiến trúc, ẩm thực, trò chơi, lối sống của giới trẻ, văn hóa ứng xử trong cộng đồng; việc phục dựng, tổ chức lễ hội còn bất cập; tình trạng thương mại hóa, biến tướng, lợi dụng tín ngưỡng để trục lợi có chiều hướng gia tăng... Văn hóa dân gian nói riêng và văn hóa nói chung không phải là bất biến, mà chịu tác động rất lớn bởi thời gian, cũng như thường xuyên có sự chuyển tiếp, thay đổi phù hợp với thời đại mới. Nó là một dòng chảy, vẫn luôn được nhiều thế hệ người dân đón nhận, sáng tạo làm mới. Trong quá trình đào thải theo quy luật, chỉ có những cái gì là căn cốt, tốt đẹp nhất được giữ lại. Muốn như vậy thì VHDG phải đến được với từng người dân, và việc phổ biến nó trong thời đại 4.0 hiện nay trở nên cần thiết vô cùng. 2. Thực trạng việc bảo tồn và phát triển văn hoá dân gian thông qua hoạt động công đoàn ở trường THPT Đặng Thai Mai 2.1. Thực trạng việc bảo tồn và phát triển văn hoá dân gian trong trường học nói chung Trường học là một trong những “kênh” bảo tồn, phát huy, quảng bá di sản có tiềm năng, mức độ lan tỏa lớn. Vai trò của nhà trường, công đoàn, thầy cô giáo cũng rất quan trọng trong việc đưa các hình thức của VHDG vào cuộc sống hàng ngày. Những năm gần đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã triển khai phong trào “Trường học hạnh phúc, học sinh thân thiện” là những tín hiệu đáng mừng cho việc tổ chức các hoạt động mang nhiều giá trị nhân văn đến với HS. Hiện nay, cùng với việc thực hiện tốt hoạt động giáo dục, nhiều trường học nói chung và các trường học trên địa bàn đã chú trọng tổ chức các hoạt động để tạo cho HS những trải nghiệm vừa học, vừa chơi một cách an toàn, lành mạnh, góp phần xây dựng trường học thân thiện và bảo tồn nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc. Trong các hoạt động trải nghiệm tại các đơn vị trường học, chúng tôi nhận thấy nhiều đơn vị đã lồng ghép các hình thức của VHDG như trò chơi dân gian, các loại hình văn nghệ dân gian, các câu lạc bộ (CLB) dân gian… Để có cái nhìn đầy đủ và chính xác hơn về vấn đề này, chúng tôi đã tiến hành khảo sát thực trạng tổ chức các hoạt động VHDG trong các trường học trên địa bàn. Phạm vi khảo sát là 20 trường gồm các cấp mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, THPT trên địa bàn huyện Thanh Chương. Hình thức khảo sát là qua phiếu hỏi (Xem phụ lục 1) 12
  14. Kết quả khảo sát TT Câu hỏi Số lượng đơn Lựa chọn vị lựa chọn 1 Đơn vị có thường tổ chức các Thường xuyên 5 hoạt động VHDG trong các Thỉnh thoảng 15 ngày lễ? Chưa tổ chức 0 2 Các hoạt động VHDG thường Lồng ghép trong các dịp 15 được tổ chức như thế nào? ngày lễ Tổ chức thành các hội thi 5 3 Loại hình VHDG đơn vị đã sử Trò chơi 20 dụng để hoạt động? Ẩm thực 4 Hội chợ 10 Văn nghệ 20 4 Đối tượng chủ yếu tham gia HS 20 vào các hoạt động VHDG? GV 2 GV kết hợp HS 2 5 Mục đích chính của việc tổ Giải trí 20 chức các hoạt động VH – VN Bảo tồn giá trị VHDG 20 mang âm hưởng dân gian? Rèn luyện kĩ năng 20 Như vậy, thông qua kết quả khảo sát chúng tôi nhận thấy: 20/20 đơn vị được khảo sát đều đã tổ chức các hoạt động mang âm hưởng VHDG nhằm mục đích vừa giải trí vừa giáo dục và bảo tồn các giá trị VHDG. Tuy nhiên, đa số các trường (15/20 trường) chỉ thỉnh thoảng mới tổ chức, và chỉ tổ chức thông qua việc lồng ghép trong các ngày lễ dưới hình thức các trò chơi dân gian, và các tiết mục văn nghệ. Còn các hoạt động như ẩm thực dân gian hay các hội chợ dân gian thì vẫn đang ít đơn vị tổ chức. Điều đó có nghĩa các hoạt động mà các nhà trường tổ chức chưa thực sự đa dạng. Mặt khác, đối tượng tham gia của các hoạt động chủ yếu là HS, chỉ có 2 đơn vị tổ chức để GV tham gia kết hợp cùng HS. Từ thực tiễn trên chúng tôi thiết nghĩ, để vừa có tính giải trí vừa nhằm mục đích chính là để giáo dục ý thức bảo tồn và phát triển các giá trị văn hóa của dân tộc đạt hiệu quả cao cần phải tổ chức có quy mô, có kế hoạch và phải thực sự đa dạng hơn nữa chứ không đơn thuần là lồng ghép một vài trò chơi hay vài tiết mục văn nghệ trong các dịp lễ. 13
  15. 2.2. Thực trạng việc bảo tồn và phát triển văn hoá dân gian ở trường THPT Đặng Thai Mai Tại trường THPT Đặng Thai Mai việc bảo tồn và phát huy các giá trị VHDG cho các em HS được triển khai khá thường xuyên. Hàng năm, Đoàn Thanh niên thường tổ chức các cuộc thi trò chơi dân gian giữa các chi đoàn vào dịp các ngày lễ, ngày khai giảng, lồng ghép các trò chơi vào các hoạt động ngoại khóa. Hoạt động này diễn ra khá đa dạng thu hút đông đảo HS tham gia, hưởng ứng nhiệt tình. Các hoạt động được tổ chức thường gồm các trò chơi dân gian và gian hàng ẩm thực. Với những dụng cụ dễ kiếm, dễ thực hiện, nhiều trò chơi dân gian như kéo co, nhảy dây, đập niêu, bịt mắt bắt vịt… đã được tổ chức tạo sự hứng thú, tâm lí tò mò, khám phá từ các em. Cùng với đó, có nhiều gian hàng trưng bày, giới thiệu về nông sản sạch, sản phẩm đặc trưng của quê hương. Để hoàn thành các gian hàng của lớp, các em đã tìm tòi, sưu tập nhiều món ăn dân dã, sưu tầm những nông sản đặc trưng của làng quê mình. Các gian hàng nông sản tham gia ngày hội thực sự mang ý nghĩa giáo dục to lớn, góp phần bồi đắp, nuôi dưỡng tình yêu quê hương cho các em HS. Tuy nhiên, những hoạt động này từ lâu nay chỉ do Đoàn Thanh niên tiến hành tổ chức theo hình thức lồng ghép, hoạt động của HS là chủ yếu nên nhìn chung mức độ lan tỏa sâu rộng trong cả đội ngũ GV và HS chưa thực sự cao, vai trò của công đoàn trong việc bảo tồn và phát triển các giá trị VHDG chưa thực sự rõ nét. Nhận thấy sự cần thiết phải gắn chặt vai trò của GV đặc biệt đội ngũ GV chủ nhiệm trong các hoạt động bảo tồn và phát triển VHDG trong trường học, công đoàn trường THPT Đặng Thai Mai đã đưa vào chương trình kế hoạch hoạt động của mình trong nghị quyết Đại hội Công đoàn nhiệm kì 2023 – 2028 nội dung này. Bên cạnh việc tổ chức, triển khai thực hiện tốt chức năng đại diện chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho đoàn viên và người lao động; tuyên truyền các chính sách chủ trương của Đảng thì việc tổ chức, vận động đoàn viên, người lao động tích cực tham gia các hoạt động nâng cao đời sống tinh thần đã được công đoàn trường THPT Đặng Thai Mai quan tâm triển khai có hiệu quả. Bắt đầu từ năm học 2022 – 2023 đến nay, công đoàn đã vào cuộc thực sự trong việc tổ chức các ngày hội cho công đoàn viên được tham gia các hoạt động, phối hợp cùng Đoàn Thanh niên tổ chức thành công các cuộc thi tìm hiểu về các giá trị VHDG, trong đó đội ngũ GV chủ nhiệm đóng vai trò then chốt trong việc định hướng cho các em HS tham gia. 14
  16. CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HOÁ DÂN GIAN THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG CÔNG ĐOÀN TẠI TRƯỜNG THPT ĐẶNG THAI MAI 1. Các giải pháp đã triển khai 1.1. Bảo tồn và phát triển văn hoá dân gian thông qua tổ chức trò chơi dân gian Trò chơi dân gian là món ăn tình thần quý báu của người dân Việt Nam. Đó là những giá trị được xuất phát từ lịch sử, từ lao động, từ văn hóa đời sống của cha ông. Theo Từ điển Tiếng Việt xuất bản năm 1992: “trò” có nghĩa là một hình thức mua vui, bày ra trước mắt chúng ta; “chơi” là các hoạt động của con người lúc nhàn rỗi. “Trò chơi” nghĩa là những hoạt động của con người mang tính chất giải trí, mua vui làm quên đi những mệt mỏi, những lo toan của cuộc sống. “Trò chơi dân gian” là những trò chơi có nguồn gốc từ trong đời sống của nhân dân lao động qua bao thế hệ. Có rất nhiều trò chơi dân gian mà chúng ta có thể nhắc tên đến như: ô ăn quan, nhảy dây, đá cầu, bắn bi, bịt mắt bắt dê, thả diều, rồng rắn lên mây... Với mỗi trò lại có những thú vui riêng. Thấu hiểu lợi ích mà trò chơi dân gian mang lại cho GV, HS, những năm học gần đây Ban chấp hành công đoàn đã xây dựng kế hoạch và chỉ đạo đội ngũ GV đưa trò chơi dân gian vào hoạt động công đoàn trường học. Những trò chơi dân gian tưởng như đã xa lạ với HS thời nay, đang được làm sống lại ngay tại trường, lớp học. 1.1.1. Công đoàn nhà trường tổ chức trò chơi dân gian cho cán bộ, giáo viên, nhân viên Nhằm thiết thực kỷ niệm 41 năm ngày Nhà giáo Việt Nam ( 20/11/1982 – 20/11/2023) đồng thời bảo tồn, lưu giữ, phát triển các trò chơi dân gian, Ban chấp hành công đoàn xây dựng kế hoạch hoạt động (Xem phụ lục 2) với các trò chơi dân gian. 1.1.1.1 Trò chơi nhảy dây tập thể - Luật chơi: Mỗi đội cử 6 thành viên (2 thành viên quất dây, 4 thành viên nhảy dây). Điểm các đội tính theo số lượt nhảy thành công sau khi đủ 4 thành viên vào dây. Mỗi bước nhảy đúng và đủ thành viên được tính 1 điểm. Thành viên các đội chơi tương ứng với các tổ chuyên môn, riêng nhóm hành chính do có đặc thù riêng nên nam hành chính xếp vào đội chơi cùng tổ Ngữ Văn, nữ hành chính xếp vào đội chơi Tổ xã hội. 15
  17. Hình ảnh các đội chơi tham gia trò chơi nhảy dây tập thể 1.1.1.2. Trò chơi chuyền bột - Luật chơi: Mỗi đội cử 6 thành viên tham gia. Mỗi thành viên của mỗi đội sẽ được phát một cái thìa. Mỗi một đội chơi sẽ có 1 bát bột mỳ ở vạch xuất phát, nhiệm vụ của mỗi đội sẽ phải xếp thành một hàng dọc dùng thìa của mình (thìa ngậm ở miệng) xúc bột và chuyền cho người kế tiếp, người cuối cùng đưa bột đổ vào bát để ở vạch đích. Kết thúc trò chơi đội nào đưa được nhiều bột về bát đích nhất sẽ dành chiến thắng. - Thời gian chuyền bột: 5 phút 16
  18. Hình ảnh thành viên các đội tham gia trò chơi chuyền bột 1.1.1.3. Trò chơi bịt mắt đập bóng nước - Luật chơi: Mỗi đội 2 người, cõng nhau. Người được cõng bịt mắt, dùng gậy, theo hướng dẫn của người cõng, đập bể các quả bóng nước được ban tổ chức treo sẵn. Điểm của các đội tính theo số quả bóng bị đập vỡ trong thời gian 5 phút (mỗi quả bóng vỡ, không vi phạm được tính 1 điểm). Hình ảnh thành viên các đội tham gia trò chơi bịt mắt đập bóng nước 1.1.1.4. Trò chơi kéo co Kéo co là một trò chơi dân gian của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Đây được xem là môn thể thao không chỉ dùng sức khoẻ mà còn dùng trí tuệ để đạt được thành tích cao nhất. Vì sự tiện lợi dễ dàng mà kéo co được mọi người yêu thích, tổ chức. Luật chơi: 2 đội với số lượng thành viên như nhau, ngang nhau về thể lực để tạo nên sự công bằng. Tất cả các thành viên tham gia sẽ cùng nắm vào dây thừng chuẩn bị từ trước sao cho dây đỏ nằm chính giữa hai đội. Mỗi đội được tự do lựa chọn cách sắp xếp thành viên, vị trí đứng. Khi có tín hiệu của trọng tài, hai đội dùng sức kéo dây thừng về phía mình, đội nào kéo phần dây đỏ lệch về phía mình trước thì sẽ giành chiến thắng. Mỗi đội có 3 lượt đấu, đội nào dành chiến thắng 2 hiệp sẽ được xem là thắng cuộc. 17
  19. Hình ảnh thành viên các đội tham gia trò chơi kéo co 1.1.2. Công đoàn nhà trường phối hợp với đoàn thanh niên tổ chức trò chơi dân gian cho học sinh Nhận thấy hiệu quả tốt của việc đưa trò chơi dân gian vào các hoạt động tập thể, ban chấp hành công đoàn phối hợp với tổ chức đoàn thanh niên tổ chức các trò chơi dân gian cho HS. Khi tổ chức cho HS, mỗi GV (thành viên công đoàn) sẽ đóng vai trò là người tổ chức, quản lí, hướng dẫn, hỗ trợ. Tại đơn vị chúng tôi, trong những năm học qua, công đoàn đã phối hợp với đoàn thanh niên tổ chức nhiều hoạt động trò chơi dân gian cho HS, được các em hưởng ứng và thích thú. 1.1.2.1. Trò chơi vừa đi vừa nấu cơm Vừa đi vừa nấu cơm là trò chơi dân gian độc đáo, mang đậm giá trị truyền thống gắn với những nét đặc trưng riêng của nền nông nghiệp lúa nước. Không chỉ đơn thuần là một trò chơi có tính giải trí cao, thi nấu cơm còn phản ánh đậm nét đời sống lao động của cư dân trồng lúa, từ đó giúp HS ý thức được việc tôn trọng từng hạt cơm được ăn hằng ngày. Ngoài ra, trò chơi này còn giúp người chơi rèn luyện được sự khéo léo và kỹ năng ứng xử nhanh nhẹn trong mọi tình huống, hỗ trợ các em tốt hơn trong quá trình phát triển thể chất lẫn trí tuệ. Vật liệu các đội thi cần chuẩn bị: 1 nồi nấu cơm, gạo, nước, củi, lửa, 1 chiếc đòn gánh và 1 cái quang gánh. Luật chơi: mỗi đội cử 3 người chơi, 1 người nhóm lửa nấu cơm, 2 người gánh nồi cơm. Khi có hiệu lệnh bắt đầu, hai người gánh nồi cơm di chuyển theo vòng tròn ban tổ chức quy định, trong quá trình di chuyển người nấu cơm phải đi cùng và thực hiện các hoạt động nấu cơm. Thời gian: 45 phút. Đội nào nấu cơm nhanh, chín và ngon nhất là đội chiến thắng. 18
  20. Hình ảnh các em HS tham gia trò chơi vừa đi vừa nấu cơm 1.1.2.2. Trò chơi Bước chân đoàn kết - Số lượng: Mỗi chi đoàn cử 10 đoàn viên tham gia (5 nam, 5 nữ). - Cách chơi: Các đội chơi xếp thành hàng. Chân của người trước sẽ cột với chân của người sau theo hình Ziczac. Khi nghe hiệu lệnh của trọng tài các đội di chuyển trên đoạn đường quy định cho đến khi người cuối cùng trong hàng về đến vạch đích là hoàn thành bài thi. Đội nào về đích trước, đội đó thắng cuộc. - Cách thức tổ chức trò chơi: 10 đội được chia ra hai lượt chơi, mỗi lượt 5 đội. Trong mỗi lượt đội nào về đích sớm nhất sẽ là đội chiến thắng. Sau hai lượt chơi, có 02 đội chiến thắng sẽ được trao giải. - Chuẩn bị: Dây cột do công đoàn, đoàn trường chuẩn bị. Hình ảnh các đội chơi tham gia trò chơi bước chân đoàn kết 19
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2