intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giải pháp giảng dạy GDQP - AN lớp 10 THPT nhằm phát triển phẩm chất, năng lực học sinh theo chương trình GDPT 2018 tại trường THPT Diễn Châu 5

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:86

45
lượt xem
19
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu sáng kiến nhằm nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ giáo viên trong quá trình thực hiện chương trình GDPT 2018 trong bối cảnh hiện nay; Tạo ra môi trường trường học thân thiện, gần gũi giữa thầy trò, đoàn kết trong nhà trường, hướng tới xây dựng một môi trường học tập an toàn - tôn trọng - yêu thương, vì hạnh phúc của người học;

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giải pháp giảng dạy GDQP - AN lớp 10 THPT nhằm phát triển phẩm chất, năng lực học sinh theo chương trình GDPT 2018 tại trường THPT Diễn Châu 5

  1. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM GIẢI PHÁP GIẢNG DẠY GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG - AN NINH LỚP 10 THPT NHẰM PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT NĂNG LỰC HỌC SINH THEO CHƯƠNG TRÌNH GDPT 2018 TẠI TRƯỜNG THPT DIỄN CHÂU 5 LĨNH VỰC: GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG
  2. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT DIỄN CHÂU 5 =====  ===== SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM GIẢI PHÁP GIẢNG DẠY GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG - AN NINH LỚP 10 THPT NHẰM PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT NĂNG LỰC HỌC SINH THEO CHƯƠNG TRÌNH GDPT 2018 TẠI TRƯỜNG THPT DIỄN CHÂU 5 LĨNH VỰC: GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG Nhóm người thực hiện: Hoàng Lý Đông - Trường THPT Diễn Châu 5 SĐT: 0965269898 Email: Lydongdc5@gmail.com Ngô Trí Hùng - Trường THPT Diễn Châu 5 SĐT: 0972161215 Email: giotsuongtinh198@gmail.com Trần Thanh Nam - Trường THPT Diễn Châu 5 SĐT: 0338441113 Email: thanhnamdc5@gmail.com Năm thực hiện: 2023 Diễn Châu, tháng 4/2023
  3. MỤC LỤC Trang DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG DANH MỤC HÌNH DANH MỤC SILE PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ .......................................................................................... 2 I. Lí do chọn đề tài ................................................................................................. 2 II. Mục đích nghiên cứu ......................................................................................... 3 III. Phạm vi đối tượng nghiên cứu ......................................................................... 3 IV. Nhiệm vụ nghiên cứu ....................................................................................... 3 V. Phương pháp nghiên cứu................................................................................... 3 PHẦN II. NỘI DUNG ĐỀ TÀI .............................................................................. 4 Chương I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN .................................................. 4 1.1. Cơ sở lý luận ................................................................................................... 4 1.1.1. Căn cứ để dạy học phát triển phẩm chất, năng lực học sinh GDQP - AN lớp 10 THPT ...................................................................................... 4 1.1.2. Khái niệm về dạy học phát triển phẩm chất, năng lực học sinh GDQP - AN lớp 10 THPT .................................................................................... 4 1.1.3. Vai trò dạy học GDQP - AN với việc phát triển phẩm chất, năng lực học sinh GDQP - AN lớp 10 THPT ......................................................... 5 1.2. Cơ sở thực tiễn ................................................................................................ 6 1.2.1. Xuất phát từ mục tiêu phát triển phẩm chất, năng lực học sinh GDQP - AN lớp 10 theo chương trình GDPT 2018.......................................................... 6 1.2.2. Xuất phát từ thực trạng về động cơ học GDQP - AN lớp 10 THPT hiện nay ................................................................................................................................ 6 1.2.3. Xuất phát từ thực trạng về CSVC môn GDQP - AN lớp 10 THPT hiện nay ................................................................................................................................ 6 1.2.4. Xuất phát từ thực trạng của việc dạy học phát triển phẩm chất, năng lực học sinh GDQP - AN lớp 10 THPT hiện nay ............................................... 7 Chương II. GIẢI PHÁP GIẢNG DẠY GDQP - AN LỚP 10 THPT NHẰM PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC HỌC SINH THEO CHƯƠNG TRÌNH GDPT 2018 TẠI TRƯỜNG THPT DIỄN CHÂU 5 ............................. 11 2.1. Những thuận lợi, khó khăn trước khi áp dụng đề tài .................................... 11 2.1.1. Thuận lợi ................................................................................................. 11 2.1.2. Khó khăn ................................................................................................. 11
  4. 2.2. Giải pháp giảng dạy GDQP - AN lớp 10 THPT nhằm phát triển phẩm chất, năng lực học sinh theo chương trình GDPT 2018 tại trường THPT Diễn Châu 5 .................................................................................................................. 11 2.2.1. Xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường ................................................ 11 2.2.2. Xây dựng kế hoạch giáo dục dạy học ..................................................... 11 2.2.3. Xây dựng kế hoạch bài dạy ..................................................................... 12 2.2.4. Phương pháp dạy học phát triển phẩm chất năng lực GDQP - AN lớp 10 THPT ............................................................................................................ 13 Chương III. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM .......................................................... 41 3.1. Số liệu thực nghiệm và kết quả so sánh ........................................................ 41 3.1.1. Về phía GV ............................................................................................. 41 3.1.2. Về phía HS .............................................................................................. 42 3.2. Kết quả nghiên cứu ....................................................................................... 44 3.3. Phạm vi áp dụng của đề tài ........................................................................... 44 3.4. Tính mới của đề tài ....................................................................................... 44 3.5. Tính khoa học................................................................................................ 45 3.6. Tính hiệu quả................................................................................................. 45 3.7. Khảo sát tính cấp thiết và tính khả thi các giải pháp đề xuất ........................ 45 3.7.1. Đối tượng khảo sát .................................................................................. 45 3.7.2. Khảo sát tính cấp thiết ............................................................................ 45 3.7.3. Khảo sát tính khả thi ............................................................................... 46 3.7.4. Kết quả khảo sát sự cần thiết giải pháp đề xuất ...................................... 46 3.7.5. Kết quả khảo sát tính khả thi giải pháp đề xuất ...................................... 46 PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................... 48 1. Kết luận ............................................................................................................ 48 2. Kiến nghị .......................................................................................................... 48 2.1. Đối với giáo viên........................................................................................ 48 2.2. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo ................................................................ 48 2.3. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo ................................................................ 48 PHỤ LỤC ............................................................................................................... 50
  5. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TT TỪ VIẾT TẮT NGHĨA TỪ VIẾT TẮT 1 ATGT An toàn giao thông 2 BGD ĐT Bộ giáo dục và đào tạo 3 BGH Ban giám hiệu 4 BTC Ban tổ chức 5 CAND Công an nhân dân 6 CĐ Cao đẳng 7 CSVC Cơ sở vật chất 8 CTGDPT Chương trình giáo dục phổ thông 9 ĐC Đồng chí 10 GD Giáo dục 11 GDPT Giáo dục phổ thông 12 GDQP Giáo dục quốc phòng 13 GDQP-AN Giáo dục quốc phòng an ninh 14 GV Giáo viên 15 HS Học sinh 16 KHDH Kế hoạch dạy học 17 LLVT Lực lượng vụ trang 18 PPDH Phương pháp dạy học 19 QĐND Quân đội nhân dân 20 SGK Sách giáo khoa 21 TBDH Thiết bị dạy học 22 THPT Trung học phổ thông 23 TP Thành phố 24 XHCN Xã hội chủ nghĩa 25 YCCĐ Yêu cầu chuyển đổi
  6. DANH MỤC BẢNG Trang Câu hỏi 1: Thầy (cô) có nhận thức như thế nào về sự cần thiết của môn GDQP - AN hiện nay? ........................................................................................................... 7 Kết quả khảo sát bảng 1a: ................................................................................... 7 Câu hỏi 2: Thưa Thầy (cô), xin Thầy (cô) cho biết tình hình dạy học môn GDQP - AN hiện nay tại trường Thầy (cô) đang diễn ra theo hướng nào? ............... 7 Kết quả khảo sát bảng 2a: ................................................................................... 8 Câu hỏi 3: Thầy (cô) có tham gia đầy đủ lớp tập huấn hay cập nhất thường xuyên, kịp thời các hướng về thực hiện nhiệm vụ năm học cũng như chuyên môn các cấp của ngành giáo dục không? ................................................................... 8 Kết quả khảo sát bảng 3a: ................................................................................... 8 Câu hỏi 1: Em hãy cho biết, em có hứng thú như thế nào về môn GDQP - AN?......... 9 Kết quả khảo sát bảng 4a: ................................................................................... 9 Câu hỏi 2: Theo em, tại sao em không thích học môn GDQP - AN? ........................ 9 Kết quả khảo sát bảng 5a: ................................................................................... 9 Câu hỏi 1: Thầy (cô) có nhận thức như thế nào về sự cần thiết của môn GDQP - AN hiện nay? ......................................................................................................... 41 Kết quả khảo sát bảng 1b: ................................................................................. 41 Câu hỏi 2: Thưa Thầy (cô), xin Thầy (cô) cho biết tình hình dạy học môn GDQP - AN hiện nay tại trường Thầy (cô) đang diễn ra theo hướng nào? ............. 41 Kết quả khảo sát bảng 2b: ........................................................................................ 41 Câu hỏi 3: Thầy (cô) có tham gia đầy đủ lớp tập huấn hay cập nhất thường xuyên, kịp thời các hướng về thực hiện nhiệm vụ năm học cũng như chuyên môn các cấp của ngành giáo dục không? ................................................................. 41 Kết quả khảo sát bảng 3b: ................................................................................. 42 Câu hỏi 1: Em hãy cho biết, em có hứng thú như thế nào về môn GDQP - AN? ............. 42 Kết quả khảo sát bảng 4b: ................................................................................. 42 Câu hỏi 2: Theo em, tại sao em không thích học môn GDQP - AN? ...................... 43 Kết quả khảo sát bảng 5a: ................................................................................. 43
  7. DANH MỤC HÌNH Trang Hình: Tuyên truyền an ninh mạng. .......................................................................... 26 Hình: Tuyên truyền ATGT....................................................................................... 26 Hình: Hoạt cảnh khúc hoàn ca. ................................................................................ 26 Hình: HS trả lời câu hỏi rung chuông vàng. ............................................................ 27 Hình: Chị Võ Thị Sáu khi ra pháp trường. ............................................................... 28 Hình: Sinh hoạt nhóm trò chơi chinh phục. ............................................................. 29 Hình: Đại diện trình bày sản phẩm nhóm. ............................................................... 29 Hình: GV chuẩn kiến thức sản phẩm. ...................................................................... 29 Hình: GV nhận lớp phổ biến trò chơi “Đặt cược”. .................................................. 32 Hình: Học sinh tự nghiên cứu. ................................................................................. 32 Hình: Học sinh thực hiện trò chơi. ........................................................................... 32 Hình: Làm nhanh động tác. ...................................................................................... 33 Hình: GV làm mẫu kết hợp phân tích và HS làm theo. ........................................... 34 Hình: Làm tổng hợp động tác. ................................................................................. 34 Hình: Phân nhóm HS tự nghiên cứu. ....................................................................... 35 Hình: Tập đồng loạt, GV sửa tập. ............................................................................ 35 Hình: Tập nhóm 3 người, GV sửa tập. ..................................................................... 35 Hình: Tập theo tiểu đội, GV sửa tập. ....................................................................... 36
  8. DANH MỤC SILE Trang Sile: Trình chiếu đáp án. .......................................................................................... 38 Sile: Trình chiếu câu hỏi. ......................................................................................... 38 Sile: Trình chiếu đáp án câu hỏi 1. ........................................................................... 39 Sile: Trình chiếu đáp án câu hỏi 2. ........................................................................... 39 Sile: Trình chiếu đáp án câu hỏi 3............................................................................ 40 Sile: Trình chiếu câu hỏi. ......................................................................................... 40 Sile: Trình chiếu vấn đề. .......................................................................................... 40 1
  9. PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ I. Lí do chọn đề tài Mục tiêu chương trình kèm theo thông tư số: 46/2020/TT - BGDĐT ngày 24 tháng 11 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo xác định “Giáo dục quốc phòng và an ninh giúp học sinh phát triển các phẩm chất: yêu nước, nhân ái, trung thực, trách nhiệm; giáo dục tình yêu quê hương đất nước, tinh thần nhân ái, nhân văn, ý thức trách nhiệm của công dân trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm an ninh, an toàn và trật tự xã hội, sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, góp phần phát triển ở học sinh các năng lực chung: năng lực tự chủ, tự học; năng lực hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo thông qua các năng lực chuyên biệt như: năng lực nhận thức về các vấn đề quốc phòng, an ninh; năng lực vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học vào cuộc sống” Những năm gần đây, môn giáo dục quốc phòng an ninh nói chung và giáo dục quốc phòng - an ninh lớp 10 nói riêng đã có nhiều đổi mới, đặc biệt trong công tác giảng dạy cũng như hoạt động ngoại khóa, trải nghiệm, hội thao quốc phòng…đã và đang từng bước đạt đến nhiều hiệu quả góp phần hướng tới phát triển phẩm chất năng lực học sinh theo tinh thần GDPT 2018. Một số trường học đã tổ chức nhiều hoạt động giáo dục quốc phòng an ninh mang tính mở, bổ ích với nội dung khá phong phú đặc biệt là áp dụng cuộc cách mạng công nghệ số đang diễn ra, sử dụng thông tin và truyền thông nhằm đề cao vai trò chủ thể học tập của học sinh (thảo luận, đóng vai, thực hành,...). Các hình thức tổ chức dạy học được thực hiện đa dạng và linh hoạt; kết hợp các hình thức học cá nhân và học nhóm, học trong lớp và học ở ngoài lớp học…Những hoạt động này dần đi sâu vào suy nghĩ, nhận thức và hành động của các thầy cô giáo và mỗi đối tượng học sinh. Thế nhưng thực tiễn việc chuyển đổi từ phương pháp dạy học truyền thống sang phương pháp dạy học phát triển phẩm chất năng lực học sinh môn giáo dục quốc phòng an ninh đang biểu hiện còn nhiều hạn chế. Một phần không nhỏ đội ngũ giáo viên, đặc biệt là giáo viên dạy ghép môn đang còn thờ ơ, thiếu trách nhiệm trong công tác giảng dạy của mình, ngại đổi mới, tìm tòi, học hỏi. Hơn nữa, quan niệm của không ít giáo viên và học sinh cho rằng, môn giáo dục quốc phòng - an ninh là môn học phụ, không thi tốt nghiệp nên việc dạy và học giáo dục quốc phòng an ninh đôi khi còn nặng tính đối phó, chưa được chú trọng, chưa có một kế hoạch mang tính tổng thể… Điều này làm cho sức hấp dẫn, sự lan tỏa môn học chưa cao; dẫn đến học sinh không hứng thú, thiết tha với việc học môn GDQP - AN trong đó có GDQP - AN lớp 10 THPT. Là những giáo viên có nhiều năm tuổi nghề, chúng tôi luôn tâm niệm rằng môn GDQP - AN nói chung, GDQP - AN lớp 10 nói riêng để có sự lan tỏa, sức hấp dẫn tạo hứng thú, đưa môn học đạt đến nhiều hiệu quả tối ưu nhất về phát triển phẩm chất năng lực học sinh theo chương trình GDPT 2018 thì đổi mới phương pháp, hình thức dạy học là điều tất yếu. 2
  10. Từ những tìm tòi, học hỏi cùng với kinh nghiệm, chúng tôi đã mạnh dạn tổng hợp lại thành đề tài: “Giải pháp giảng dạy GDQP - AN lớp 10 THPT nhằm phát triển phẩm chất, năng lực học sinh theo chương trình GDPT 2018 tại trường THPT Diễn Châu 5”. II. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở phân tích lí luận và tình hình thực tiễn, đề tài chúng tôi nghiên cứu và triển khai nhằm các mục đích: - Nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ giáo viên trong quá trình thực hiện chương trình GDPT 2018 trong bối cảnh hiện nay; - Tạo ra môi trường trường học thân thiện, gần gũi giữa thầy trò, đoàn kết trong nhà trường, hướng tới xây dựng một môi trường học tập an toàn - tôn trọng - yêu thương, vì hạnh phúc của người học; - Giúp xác định được vai trò và tầm quan trọng của môn học giáo dục quốc phòng an ninh trong hệ thống giáo dục Việt Nam; - Khơi dậy lòng đam mê, sự hứng thú của học sinh với môn học giáo dục quốc phòng an ninh; - Giúp các em có nhận thức đúng đắn về pháp luật, đặc biệt như luật giao thông, nghị định về chống sản xuất, buôn bán, tàng trữ hay sử dụng ma túy … - Làm sinh động hơn về kiến thức môn học,… - Đưa ra một số giải pháp dạy học môn giáo dục quốc phòng lớp 10 THPT nhằm phát triển phẩm chất năng lực học sinh theo tinh thần GDPT 2018 trong bối cảnh hiện nay. III. Phạm vi đối tượng nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu, đề xuất và triển khai một số giải pháp và tính hiệu quả của nó. IV. Nhiệm vụ nghiên cứu - Phân tích thực trạng của việc dạy học trước khi thực hiện các giải pháp. - Trình bày một số giải pháp. - Trình bày về hiệu quả của các giải pháp. - Đề xuất thêm một số giải pháp trong thời gian tới. V. Phương pháp nghiên cứu Để phục vụ cho mục đích nghiên cứu, chúng tôi đã thực hiện các phương pháp nghiên cứu sau: - Nhóm nghiên cứu về lí luận. - Nhóm nghiên cứu thực tiễn: Tìm hiểu thực trạng, đề ra các giải pháp, cách thực hiện các giải pháp, kiểm nghiệm tính hiệu quả của các giải pháp, đề xuất các giải pháp mới trong thời gian tiếp theo. 3
  11. PHẦN II. NỘI DUNG ĐỀ TÀI Chương I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Căn cứ để dạy học phát triển phẩm chất, năng lực học sinh GDQP - AN lớp 10 THPT Nhằm nâng cao chất lượng của dạy học phát triển phẩm chất, năng lực học sinh GDQP - AN lớp 10 THPT nhất thiết phải căn cứ vào các thông tư, văn bản, các hướng dẫn như: Thông tư số 46/2020/TT-BGDĐT ngày 24/11/2020 của Bộ GD&ĐT V/v ban hành chương trình môn GDQP - AN cấp THPT; Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT ngày 20/07/2021; quy định về đánh giá học sinh THCS và học sinh THPT; Công văn số 5512/BGDĐT - GDTH, ngày 18/12/2020 của Bộ GD&ĐT V/v xây dựng và tổ chức thực hiện Kế hoạch giáo dục của nhà trường cấp trung học; Các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Sở GD&ĐT, của nhà trường; Đặc điểm CSVC cũng như đội ngũ GV và HS của nhà trường; Chương trình SGK GDQP - AN lớp 10 THPT. Trong những năm qua, đội ngũ giáo viên chúng ta đã thực hiện nhiều công việc trong đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá và đã đạt được những thành công nhất định. Đây là điều quan trọng làm tiền đề để chúng ta tiến tới việc dạy học và kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực của người học. Thực hiện Nghị quyết 29 - NQ/TW ngày 04/11/2013 của Hội nghị Ban chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản và toàn diện GD&ĐT, toàn ngành Giáo dục sẽ tiến hành đổi mới nội dung chương trình giáo dục phổ thổng cũng như là đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực người học là vô cùng cần thiết. Trong đó GDQP - AN được coi là môn học công cụ có vai trò rất quan trọng đối với việc định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh, tầm quan trọng của GDQP - AN trong trường phổ thông thể hiện ở chỗ, đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện, tạo cho thế hệ trẻ có điều kiện tu dưỡng phẩm chất, rèn luyện năng lực, góp phần giáo dục thế hệ tương lai của đất nước có đạo đức trong sáng, có ý chí kiên cường, có tác dụng rèn luyện tác phong nghiêm túc, tinh thần đoàn kết, ý thức tổ chức kỷ luật trong học sinh. Các phẩm chất, năng lực này được hình thành trong quá trình tổ chức hoạt động dạy học, kiểm tra đánh giá học sinh. 1.1.2. Khái niệm về dạy học phát triển phẩm chất, năng lực học sinh GDQP - AN lớp 10 THPT Dạy học phát triển năng lực là quá trình thiết kế, tổ chức và phối hợp giữa 4
  12. hoạt động dạy và hoạt động học, tập trung vào kết quả đầu ra của quá trình này. Trong đó nhấn mạnh người học cần đạt được các mức năng lực như thế nào sau khi kết thúc một giai đoạn (hay một quá trình) dạy học. Đặc điểm của dạy học phát triển phẩm chất, năng lực Thứ nhất, chú trọng hình thành phẩm chất và năng lực thông qua việc hình thành kiến thức, kỹ năng; mục tiêu dạy học được mô tả chi tiết và có thể đo lượng và đánh giá được. Dạy học để biết cách làm việc và giải quyết vấn đề. Thứ hai, nội dung được lựa chọn nhằm đạt được các mục tiêu năng lực đầu ra. Chú trọng các kỹ năng thực hành, vận dụng vào thực tiễn. Nội dung chương trình dạy học có tính mở tạo điều kiện để người dạy và người học dễ cập nhật tri thức mới. Thứ ba, người dạy chủ yếu đóng vai trò là người tổ chức, cố vấn, hỗ trợ người học chiếm lĩnh tri thức; chú trọng phát triển khả năng giải quyết vấn đề. Thứ tư, đẩy mạnh tổ chức dưới dạng các hoạt động, người học chủ động tham gia các hoạt động nhằm tìm tòi khám phá, tiếp nhận tri thức mới. Thứ năm, người học có nhiều cơ hội được bày tỏ ý kiến, quan điểm và tham gia phản biện. Thứ sáu, không gian dạy học có tính linh hoạt, tạo không khí cởi mở, thân thiện trong lớp học. Lớp học có thể trong phòng hoặc ở ngoài trời, trong công viên, bảo tàng… nhằm dễ dàng tổ chức các hoạt động nhóm. Thứ bảy, tiêu chí đánh giá dựa vào kết quả “đầu ra”, quan tâm tới sự tiến bộ của người học. Chú trọng khả năng vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. Ngoài ra người học được tham gia vào quá trình đánh giá, nâng cao năng lực phản biện. Thứ tám, tri thức người học có được là khả năng áp dụng vào thực tiễn. Phát huy khá năng tự tìm tòi, khám phá và ứng dụng nên người học không bị phụ thuộc vào học liệu. 1.1.3. Vai trò dạy học GDQP - AN với việc phát triển phẩm chất, năng lực học sinh GDQP - AN lớp 10 THPT Giáo dục quốc phòng và an ninh là môn học chính khóa được dạy trong các trường từ trung học phổ thông (THPT), trung cấp, cao đẳng, đại học và được lồng ghép trong các chương trình tiểu học, trung học cơ sở. Điều đó cho thấy môn học này được thực hiện xuyên suốt trong các cấp học và nhằm chuẩn bị cho các em hoàn thiện về tinh thần và thể chất, hình thành kiến thức, kỹ năng về quân sự, an ninh cho học sinh, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tính mới. Là một trong những nhiệm vụ quan trọng góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện, tạo cho thế hệ trẻ có điều kiện tu dưỡng phẩm chất, rèn luyện năng lực, có đạo đức trong sáng, có ý chí kiên cường, có tác dụng rèn luyện tác phong nghiêm túc, tinh thần đoàn kết, ý thức tổ chức kỷ luật trong học sinh. Các phẩm chất, năng lực này được hình thành trong quá trình tổ chức hoạt động dạy học GDQP - AN. 5
  13. 1.2. Cơ sở thực tiễn 1.2.1. Xuất phát từ mục tiêu phát triển phẩm chất, năng lực học sinh GDQP - AN lớp 10 theo chương trình GDPT 2018 Chương trình môn Giáo dục quốc phòng và an ninh giúp học sinh phát triển các phẩm chất: yêu nước, nhân ái, trung thực, trách nhiệm; giáo dục tình yêu quê hương đất nước, tinh thần nhân ái, nhân văn, ý thức trách nhiệm của công dân trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm an ninh, an toàn và trật tự xã hội, sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Góp phần phát triển ở học sinh các năng lực chung: năng lực tự chủ, tự học; năng lực hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo thông qua các năng lực chuyên biệt như: năng lực nhận thức về các vấn đề quốc phòng, an ninh; năng lực vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học vào cuộc sống. 1.2.2. Xuất phát từ thực trạng về động cơ học GDQP - AN lớp 10 THPT hiện nay Môn học GDQP - AN là môn học đặc thù và chuyên biệt. Vì thế việc khích lệ, động viên để tạo cho các em động cơ hứng thú học tập là một điều rất quan trọng. Có ý kiến khẳng định rằng “Động cơ học tập là yếu tố quan trọng, có tác động mạnh mẽ đến chất lượng học tập, nếu có được động cơ học tập tốt thì sẽ tạo ra một động lực lớn thúc đẩy cá nhân say sưa, miệt mài, tích cực khám phá và sáng tạo để hoạt động học tập trở nên tốt hơn”. Tuy nhiên thực tế hiện nay, một phần không nhỏ học sinh chưa có hứng thú học tập môn GDQP - AN. Ý thức học tập của các em đang mang tính hình thức, đối phó. Việc tiếp thu kiến thức của các em còn mang tính thụ động, năng lực tự học, tự tìm tòi, tự khám phá là rất hạn chế. Cho nên sản phẩm đầu ra là những học sinh còn thiếu phẩm chất, năng lực chung cũng như đặc thù môn học. 1.2.3. Xuất phát từ thực trạng về CSVC môn GDQP - AN lớp 10 THPT hiện nay Để nâng cao hiệu quả thực hiện chương trình GDPT 2018 môn GDQP - AN, đòi hỏi CSVC và TBDH phải đảm bảo theo thông tư số: 19/2022/TT - BGDĐT ngày 22 tháng 12 năm 2022 của Bộ GD&ĐT V/v ban hành danh mục thiết bị dạy học tối thiểu môn học Giáo dục quốc phòng và An ninh trong các trường Tiểu học, THCS, THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học, trường CĐ sư phạm và cơ sở giáo dục đại học. Tuy vậy thực trạng về CSVC môn GDQP - AN lớp 10 THPT hiện nay còn để lại nhiều bất cập. - Việc đảm bảo CSVC đáp ứng thực hiện chương trình GDPT 2018 theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh còn thiếu trầm trọng. - Do tính chất đặc thù môn học nên việc cung cấp TBDH còn gặp nhiều khó khăn. - Trường đóng trên địa bàn còn khó khăn về kinh tế nên trang phục học tập của các em nhiều lúc còn chưa đầy đủ. 6
  14. - Việc sử dụng thiết bị dạy học nhiều lúc chưa đồng đều, thường xuyên. Một số giáo viên còn có ý thức xem nhẹ việc sử dụng thiết bị trong dạy học. - Việc bảo quản CSCV của môn GDQP - AN chưa đúng quy trình, chưa đảm bảo chất lượng. 1.2.4. Xuất phát từ thực trạng của việc dạy học phát triển phẩm chất, năng lực học sinh GDQP - AN lớp 10 THPT hiện nay Trong những năm gần đây, cùng với việc thực hiện chương trình GDPT 2018. Phần lớn đội ngũ giáo viên nói chung và đội ngũ giáo viên GDQP nói riêng đang từng bước chuyển mình vào việc đổi mới PPDH. Đặc biệt là dạy học theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh. Thế nhưng, qua tìm hiểu, điều tra chúng tôi thấy rằng một phần không nhỏ đội ngũ giáo viên chưa cập nhật kịp thời về tinh thần đổi mới chuyên môn. Các tiết học phần lớn còn nặng về kiến thức, phương pháp giảng dạy chủ yếu là mệnh lệnh. Nhận xét đánh giá học sinh chủ yếu là phê bình, không có sự tuyên dương nên chưa khích lệ, động viên được tinh thần học tập cho học sinh. Trong quá trình dạy học nhiều giáo viên chưa đưa ra được các sản phẩm dự kiến theo hướng mục tiêu cho mỗi hoạt động, điều này làm cho học sinh học tập không có động cơ khi tiếp thu nhiệm vụ. Để có cái nhìn đầy đủ và khách quan về thực trạng của việc dạy học phát triển phẩm chất, năng lực học sinh GDQP - AN lớp 10 THPT hiện nay, chúng tôi đã điều tra, phỏng vấn 17 GV và 1435 HS ở 5 trường THPT trên địa bàn tỉnh Nghệ An: Hai trường ở đồng bằng, hai trường ở địa bàn miền núi. 1.2.4.1. Về phía GV Chúng tôi đưa ra các câu hỏi khảo sát trước khi áp dụng đề tài: Câu hỏi 1: Thầy (cô) có nhận thức như thế nào về sự cần thiết của môn GDQP - AN hiện nay? Kết quả khảo sát bảng 1a: Ý kiến trả lời của GV Gv Rất Cần Không được STT Tên trường cần thiết thiết cần thiết khảo sát Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ lượng % lượng % lượng % 1 THPT Diễn Châu 5 05 1 20 2 40 2 40 2 THPT Tân Kỳ 04 0 0 2 50 2 50 3 THPT Quỳnh Lưu 3 02 0 0 1 50 1 50 4 THPT Diễn Châu 3 05 1 20 2 40 2 40 5 THPT Mường Quạ 01 0 0 1 100 0 0 Câu hỏi 2: Thưa Thầy (cô), xin Thầy (cô) cho biết tình hình dạy học môn GDQP - AN hiện nay tại trường Thầy (cô) đang diễn ra theo hướng nào? 7
  15. Kết quả khảo sát bảng 2a: Gv Ý kiến trả lời của GV được Phát triển phẩm chất, STT Tên trường Tiếp cận nội dung khảo năng lực sát Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % 1 THPT Diễn Châu 5 05 3 60 2 40 2 THPT Tân Kỳ 04 2 50 2 50 3 THPT Quỳnh Lưu 3 02 1 50 1 50 4 THPT Diễn Châu 3 05 3 60 2 40 5 THPT Mường Quạ 01 1 100 0 0 Câu hỏi 3: Thầy (cô) có tham gia đầy đủ lớp tập huấn hay cập nhật thường xuyên, kịp thời các hướng về thực hiện nhiệm vụ năm học cũng như chuyên môn các cấp của ngành giáo dục không? Kết quả khảo sát bảng 3a: Ý kiến trả lời của GV Gv Chưa thường xuyên, được Thường xuyên, kịp STT Tên trường kịp thời tinh thần khảo thời tinh thần đổi mới đổi mới sát Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % 1 THPT Diễn Châu 5 05 2 40 3 60 2 THPT Tân Kỳ 04 1 25 3 75 3 THPT Quỳnh Lưu 3 02 1 50 1 50 4 THPT Diễn Châu 3 05 1 20 4 80 5 THPT Mường Quạ 01 1 100 0 0 Nhận xét: Từ kết quả điều tra, khảo sát thực trạng của GV thông qua một số câu hỏi, chúng tôi nhận thấy rằng: - Bảng 1a (câu hỏi 1) phần lớn GV đều có nhận thức môn GDQP - AN là cần thiết với số lượng 8/17 GV, chiếm tỷ lệ 47%. Bên cạnh đó một số ít GV có nhận thức môn GDQP - AN là rất cần thiết với số lượng 02/17 GV, chiếm tỷ lệ 11,8% và còn tồn tại những GV có nhận thức môn GDQP - AN là không cần thiết với số lượng 07/17 GV, chiếm tỷ lệ 41,2%. - Bảng 2a (câu hỏi 2) thể hiện đa số GV thực hiện dạy học theo hướng phát 8
  16. triển phẩm chất, năng lực học sinh với số lượng 10/17 GV, chiếm tỷ lệ 59%, bên cạnh đó vẫn còn không ít GV thực hiện dạy học theo hướng tiếp cận nội dung với số lượng rất cao 07/17 GV, chiếm tỷ lệ 41,2%. - Bảng 3a (câu hỏi 3) phần lớn GV đều trả lời chưa thường xuyên, kịp thời với số lượng 11/17 GV, chiếm tỷ lệ 64,7%, rất ít GV trả lời thường xuyên, kịp thời với số lượng 06 GV, chiếm tỷ lệ 35,3%. .2.4.2. Về phía HS Câu hỏi 1: Em hãy cho biết, em có hứng thú như thế nào về môn GDQP - AN? Kết quả khảo sát bảng 4a: Ý kiến trả lời của Hs Hs Rất Hứng Không được STT Tên trường hứng thú thú hứng thú khảo sát Số Tỷ lệ Số Số Tỷ lệ Tỷ lệ % lượng % lượng lượng % 1 THPT Diễn Châu 5 540 25 4,6 105 19,4 410 80 2 THPT Tân Kỳ 320 18 5,6 70 21,9 232 72,5 3 THPT Quỳnh Lưu 3 160 12 7,5 45 28,1 103 64,3 4 THPT Diễn Châu 3 295 16 5,4 75 25,4 204 69,1 5 THPT Mường Quạ 120 13 10,8 65 54,1 42 35 Câu hỏi 2: Theo em, tại sao em không thích học môn GDQP - AN? Kết quả khảo sát bảng 5a: Ý kiến trả lời của Hs Hs Tiết học đơn được điệu, nhàm Học mệt Là môn học phụ STT Tên trường khảo chán sát Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ lượng % lượng % lượng % 1 THPT Diễn Châu 5 540 250 46,3 25 4,6 265 49,0 2 THPT Tân Kỳ 320 170 53,1 18 5,6 132 41,3 3 THPT Quỳnh Lưu 3 160 97 60,6 12 7,5 51 31,9 4 THPT Diễn Châu 3 295 135 45,8 16 5,4 144 48,8 5 THPT Mường Quạ 120 75 62,5 13 10,8 32 26,7 Nhận xét: Từ kết quả điều tra, khảo sát thực trạng của HS thông qua một số câu hỏi, 9
  17. chúng tôi nhận thấy rằng: - Bảng 4a (câu hỏi 1) động cơ học tập môn GDQP - AN phần lớn các em không hứng thú với môn học với số lượng 991/1435 HS, chiếm tỷ lệ 69%. Số lượng HS có động cơ rất hứng thú và hứng thú với môn học còn hạn chế. Rất hứng thú với số lượng 84/1435 HS, chiếm tỷ lệ 5,9% và hứng thú với số lượng 360/1435 HS, chiếm tỷ lệ 25,1%. - Bảng 5a (câu hỏi 2) Phần lớn các em đều xác định được nguyên nhân ảnh hưởng đến dạy học môn GDQP - AN cụ thể như: Do tiết học đơn điệu, nhàm chán với số lượng 727/1435 HS, chiếm tỷ lệ 50,7 %, do học mệt với số lượng 84/1435 HS, chiếm tỷ lệ 5,9%, do là môn học phụ với số lượng 624/1435 HS, chiếm tỷ lệ 43,4%. Qua phản ánh về số liệu điều tra trên chúng tôi thấy rằng: - Sự tác nghiệp, trao đổi chuyên môn giữa lực lượng GV GDQP - AN các trường THPT chưa nhiều. - Việc xây dựng KHGD và thiết kế bài giảng còn theo lối cũ, nặng về kiến thức, không có sự đổi mới để phù hợp với từng bối cảnh của địa phương. - Đội ngũ GV GDQP - AN một phần không nhỏ đang còn lề lối làm việc thiếu nghiêm túc, chưa có ý thức nghiên cứu, tìm tòi để phát triển chuyên môn bản thân. - Còn lúng túng trước sự đổi mới chuyên môn cũng như thực hiện chương trình GDPT 2018. - Chưa tạo hiệu ứng tích cực về động cơ học tập môn GDQP - AN cho học sinh. - Chưa tạo được sự thích thú cho học sinh trong những tiết học GDQP - AN. - Phẩm chất, năng lực học sinh chưa được phát triển tối ưu nhất. Kết quả trên là cơ sở để chúng tôi đi sâu vào nghiên cứu đề tài đã chọn để làm tốt hơn nữa công tác dạy học môn GDQP - AN. Chuẩn bị tâm thế tốt cho việc thực hiện chương trình GDPT 2018 đạt hiệu quả tốt nhất. 10
  18. Chương II. GIẢI PHÁP GIẢNG DẠY GDQP - AN LỚP 10 THPT NHẰM PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC HỌC SINH THEO CHƯƠNG TRÌNH GDPT 2018 TẠI TRƯỜNG THPT DIỄN CHÂU 5 2.1. Những thuận lợi, khó khăn trước khi áp dụng đề tài 2.1.1. Thuận lợi - Được Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT, nhà trường quan tâm chỉ đạo, tập huấn cho đội ngũ giáo viên về tinh thần thực hiện chương trình GDPT 2018 cũng như tinh thần đổi mới PPDH. - Phần lớn GV, HS cũng như phụ huynh đều có nhận thức đúng về vai trò môn học GDQP - AN đối với sự phát triển toàn diện của học sinh. - Được sự hợp tác, tác nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi của đồng nghiệp cũng như học sinh và phụ huynh. 2.1.2. Khó khăn - Phần lớn đội ngũ giáo viên chưa nắm bắt đầy đủ và kịp thời về các văn bản chỉ đạo và hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ môn học. - Một số ít giáo viên, học sinh, cộng đồng xã hội chưa có cái nhìn đúng về vai trò môn học GDQP - AN đối với sự phát triển toàn diện của học sinh. - Sức ỳ của một số giáo viên còn lớn, dẫn đến chưa linh hoạt trong vẫn đề đổi mới PPDH. - Một số ít giáo viên đang còn e ngại, không tự tin trong việc dạy học phát triển phẩm chất, năng lực học sinh. - CSVC phục vụ dạy học nhiều lúc chưa đảm bảo. - Việc xây dựng KHDH, KHBD còn nặng về kiến thức, chưa linh hoạt và có tính mở. - Kiểm tra đánh giá chủ yếu là phê bình, chưa có sự động viên, khích lệ học sinh. 2.2. Giải pháp giảng dạy GDQP - AN lớp 10 THPT nhằm phát triển phẩm chất, năng lực học sinh theo chương trình GDPT 2018 tại trường THPT Diễn Châu 5 2.2.1. Xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường KHGD của nhà trường được hiểu là kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục của cơ sở giáo dục thực hiện chương trình giáo dục do Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành. KHGD của nhà trường là sự cụ thể hóa tiến trình thực hiện chương trình giáo dục cấp học, là cách mà một trường triển khai thực hiện chương trình giáo dục quốc gia sao cho phù hợp với điều kiện cụ thể về đội ngũ GV, HS, CSVC, TBDH, kinh phí, các đặc điểm cụ thể của địa phương, nhà trường. 2.2.2. Xây dựng kế hoạch giáo dục dạy học 2.2.2.1. Quan điểm kế hoạch dạy học Kế hoạch dạy học là bản dự kiến kế hoạch triển khai tất cả các hoạt động của môn học trong một năm học nhằm thực hiện những mục tiêu phát triển của môn 11
  19. học, của tổ chuyên môn và của nhà trường bảo đảm yêu cầu thực hiện CTGDPT. 2.2.2.2. Quy trình xây dựng kế hoạch dạy học Dựa trên cơ sở, tình hình năm học đã phân tích chúng tôi tiến hành xây dựng kế hoạch dạy học theo quy trình sau: Bước 1: Xây dựng phân phối chương trình Thứ nhất, dựa vào chương trình GDQP - AN lớp 10 THPT để xác định thời lượng dành cho các mạch nội dung chính và thời lượng dành cho kiểm tra đánh giá định kỳ. Thứ hai, xác định các bài học và liệt kê các yêu cầu cần đạt tương ứng trên cơ sở SGK. Thứ ba, số tiết sử dụng để giảng dạy các bài học cụ thể xác định dựa trên cơ sở tổng số tiết dành cho mạch nội dung chính, số lượng và độ khó của yêu cầu cần đạt trong bài học. Bước 2: Xây dựng kế hoạch dạy học chuyên đề lựa chọn Để xây dựng kế hoạch dạy học chuyên đề lựa chọn phải dựa vào chương trình GDQP - AN lớp 10 THPT, liệt kê các chuyên đề theo thứ tự thực hiện, số tiết phân bổ cho chuyên đề học tập và các yêu cầu cần đạt tương ứng. Bước 3: Xây dựng KH các bài kiểm tra, đánh giá định kỳ Căn cứ số tiết dành cho đánh giá định kỳ, các quy định về kiểm tra đánh giá để xác định các bài kiểm tra với các nội dung cụ thể bao gồm thời gian làm bài, thời điểm, yêu cầu cần đạt và hình thức của bài kiểm tra. Thời điểm đánh giá dựa trên kế hoạch chung của nhà trường để thống nhất và phù hợp giữa các môn học và hoạt động giáo dục Bước 4: Xây dựng kế hoạch chuyên môn và bồi dưỡng hội thao Bước 5: Xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động chủ đề “Thanh niên với bảo vệ an ninh tổ quốc” 2.2.2.3. Trích yếu kế hoạch dạy học minh họa được trình bày ở phụ lục 1. 2.2.3. Xây dựng kế hoạch bài dạy 2.2.3.1. Khái niệm Kế hoạch bài dạy là kịch bản lên lớp của giáo viên với đối tượng học sinh và nội dung cụ thể trong một không gian và thời gian nhất định; Là một bản mô tả chi tiết mục tiêu, thiết bị và học liệu, tiến trình tổ chức hoạt động dạy học của một bài học nhằm giúp người học đáp ứng YCCĐ về năng lực, phẩm chất tương ứng trong chương trình môn học. 12
  20. 2.2.3.2. Khung kế hoạch bài dạy KHUNG KẾ HOẠCH BÀI DẠY MỤC TIÊU THIẾT BỊ VÀ HỌC TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC LIỆU DẠY HỌC Năng Phẩm HĐ 1 HĐ 2 HĐ 3 HĐ 4 lực chất Mở Hình Luyện Vận đầu thành tập dụng kiến thức mới 2.2.3.3. Trích yếu KHBD minh họa được trình bày ở phần phụ lục 2 2.2.4. Phương pháp dạy học phát triển phẩm chất năng lực GDQP - AN lớp 10 THPT 2.2.4.1. Giải pháp Phối hợp với nhà trường, Đoàn trường tổ chức hoạt động trải nghiệm theo các chủ đề môn GDQP. 2.2.4.1.1. Các bước xây dựng kế hoạch trải nghiệm Bước 1: Các căn cứ lập kế hoạch. Để kế hoạch hoạt động được hợp lí, hiệu quả và đạt giá trị giáo dục cao, cần căn cứ vào những nội dung sau: - Chủ trương đổi mới của Đảng và Nhà nước trong công tác giáo dục hiện nay là “chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học,..”(Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8). - Luật Giáo dục hiện hành. - Các chủ trương đổi mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo. - Kế hoạch, phương hướng, nhiệm vụ giáo dục của Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An cho từng năm học năm học. - Phương hướng, kế hoạch và nhiệm vụ giáo dục của Nhà trường. - Tình hình thực tế của trường về đội ngũ GV, cơ sở vật chất. - Điều kiện học tập, năng lực học tập, nhu cầu - động cơ học tập của HS. - Mong muốn chính đáng của HS. - Những kiến thức còn thiếu và yếu đối với HS THPT. Bước 2: Đặt tên chủ đề và xác định mục tiêu của hoạt động. 13
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2