intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giải pháp giúp học sinh người dân tộc thiểu số học tốt văn học dân gian trong chương trình Ngữ văn 10 ở các trường THPT miền núi Nghệ An

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:77

20
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu sáng kiến "Giải pháp giúp học sinh người dân tộc thiểu số học tốt văn học dân gian trong chương trình Ngữ văn 10 ở các trường THPT miền núi Nghệ An" nhằm đề ra những biện pháp thích hợp với đối tượng học sinh người dân tộc thiểu số để học tốt phần văn học dân gian trong chương trình Ngữ văn 10 ở các trường THPT miền núi Nghệ An.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giải pháp giúp học sinh người dân tộc thiểu số học tốt văn học dân gian trong chương trình Ngữ văn 10 ở các trường THPT miền núi Nghệ An

  1. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: GIẢI PHÁP GIÚP HỌC SINH NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ HỌC TỐT VĂN HỌC DÂN GIAN TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 10 Ở CÁC TRƯỜNG THPT MIỀN NÚI NGHỆ AN Lĩnh vực: Ngữ văn
  2. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT KỲ SƠN ______________________________________ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: GIẢI PHÁP GIÚP HỌC SINH NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ HỌC TỐT VĂN HỌC DÂN GIAN TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 10 Ở CÁC TRƯỜNG THPT MIỀN NÚI NGHỆ AN Lĩnh vực: Ngữ văn Tác giả: Trần Thị Kiều Oanh Tổ bộ môn: Văn – Anh Số điện thoại: 0975149006 Năm học: 2021- 2022
  3. MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 1 I. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 1 II. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................... 2 1. Mục đích ......................................................................................................... 2 2. Nhiệm vụ ......................................................................................................... 2 III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 2 1. Đối tượng nghiên cứu ..................................................................................... 2 2. Phạm vi nghiên cứu:........................................................................................ 2 IV. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 3 V. Thời gian thực hiện ........................................................................................ 3 VI. Kết cấu đề tài ................................................................................................ 3 PHẦN NỘI DUNG .................................................................................................. 4 I. Cơ sở của đề tài................................................................................................ 4 1. Cơ sở lý luận ................................................................................................... 4 1.1. Lý luận về đổi mới phương pháp dạy học.................................................... 4 1.2. Lý luận về dạy học sát với đối tượng học sinh ............................................ 5 1.3. Khái quát về VHDG ..................................................................................... 7 2. Cơ sở thực tiễn .............................................................................................. 11 2.1. Thực tiễn việc dạy và học ở các trường THPT miền núi Nghệ An hiện nay ..................................................................................................................... 11 2.2. Thực tiễn dạy học phần văn học dân gian trong chương trình Ngữ văn 10 ở trường THPT miền núi Nghệ An .............................................................. 12 2.2.1. Thuận lợi ................................................................................................. 13 2.2.2. Khó khăn ................................................................................................. 13 2.2.3. Nguyên nhân ........................................................................................... 13 2.3. Sự cần thiết của dạy học sát đối tượng trong môn Ngữ văn nói chung và phần văn học dân gian trong chương trình Ngữ văn 10 nói riêng ở các trường THPT miền núi Nghệ An ...................................................................... 15 II. Giải pháp giúp học sinh người dân tộc thiểu số học tốt văn học dân gian trong chương trình Ngữ văn 10 ở các trường THPT miền núi Nghệ An .......... 16 1. Phiên âm tác phẩm văn học dân gian ra tiếng bản địa (tiếng Thái, Hmông, Khơ mú) .............................................................................................. 16 1.1. Phiên âm bản tóm tắt các văn bản tự sự dân gian ...................................... 17 1.1.1. Truyện cổ tích Tấm Cám ......................................................................... 17
  4. 1.1.2. Truyền thuyết Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy ...... 19 1.1.3. Đoạn trích Chiến thắng Mtao Mxây (Trích sử thi Đăm Săn) .................. 20 1.3. Phiên âm các bài ca dao hài hước .............................................................. 24 1.4. Phiên âm một số truyện cười...................................................................... 26 1.4.1. Truyện Tam đại con gà ........................................................................... 26 1.4.2. Truyện Nhưng nó phải bằng hai mày ..................................................... 29 2.2. Dạy bài ca dao hài hước (bài ca dao hài hước số 1, sgk Ngữ văn 10, trang 90) liên hệ tục thách cưới của người Thái và người Khơ mú .................. 32 2.2.3. Kết quả .................................................................................................... 34 3. Tổ chức các hoạt động trải nghiệm văn học dân gian gắn với văn hoá địa phương......................................................................................................... 34 3.1. Vai trò của Hoạt động trải nghiệm trong dạy học ...................................... 34 3.2. Kế hoạch và cách thức tổ chức các hoạt động trải nghiệm văn học dân gian gắn với văn hoá địa phương ...................................................................... 35 4. Giải thích và minh họa bằng hình ảnh trực quan .......................................... 40 4.1. Ứng dụng công nghệ thông tin ................................................................... 40 4.1.1. Sử dụng hình ảnh (ảnh và tranh minh hoạ) được sưu tầm, chọn lọc qua khai thác chủ yếu từ internet ...................................................................... 40 4.1.2. Chèn các file âm nhạc là cách tạo thêm nguồn cảm hứng, và mở ra một hướng cảm nhận mới về tác phẩm văn học nhất là các tác phẩm văn học dân gian .................................................................................................................... 43 4.1.3. Kết quả .................................................................................................... 45 4.2. Hình dung các nhân vật, kể lại truyện qua vẽ tranh ................................... 45 III. Kết quả và ứng dụng ................................................................................... 46 1. Kết quả .......................................................................................................... 46 1.1. Về kết quả học tập của HS ......................................................................... 46 1.2. Mức độ hứng thú và tập trung của HS ....................................................... 46 2. Ứng dụng....................................................................................................... 48 2.1. Phạm vi ứng dụng ...................................................................................... 48 2.2. Mức độ vận dụng ....................................................................................... 48 PHẦN KẾT LUẬN ............................................................................................... 49 I. Kết luận .......................................................................................................... 49 1. Tính mới ........................................................................................................ 49 2. Tính khoa học................................................................................................ 49 3. Tính hiệu quả ................................................................................................ 50 II. Một số kiến nghị, đề xuất ............................................................................. 50
  5. 1. Với các cấp quản lí giáo dục ......................................................................... 50 2. Với giáo viên ................................................................................................. 51 3. Với học sinh .................................................................................................. 51 PHỤ LỤC Phụ lục 1. Cách thức thực hiện: Làm việc nhóm, học theo dự án Văn học dân gian với tiếng dân tộc Phụ lục 2. Chi tiết cách thức thực hiện Tổ chức các hoạt động trải nghiệm văn học dân gian gắn với văn hoá địa phương Phụ lục 3. Kế hoạch tổ chức ngoại khoá: Văn học dân gian với văn hoá địa phương Phụ lục 4. Sản phẩm vẽ tranh của học sinh theo sự hình dung và trí tưởng tưởng về các nhân vật trong các tác phẩm Văn học dân gian Phụ lục 5. Một số hình ảnh học sinh tham gia hoạt động trải nghiệm Văn học với văn hoá địa phương TÀI LIỆU THAM KHẢO
  6. DANH MỤC VIẾT TẮT TT Từ viết tắt Từ đầy đủ 1 DTTS Dân tộc thiểu số 2 GV Giáo viên 3 HS Học sinh 4 THPT Trung học phổ thông 5 VHDG Văn học dân gian
  7. PHẦN MỞ ĐẦU I. Lý do chọn đề tài Trong bất cứ lĩnh vực cũng như ngành nghề nào cũng đều phải quan tâm đến đối tượng hoạt động của mình và đặc biệt trong dạy học - giáo dục, người giáo viên phải hiểu đối tượng của mình để tổ chức các hoạt động dạy học, giáo dục sao cho phù hợp và có hiệu quả. Không hiểu và không bám sát được học sinh thì mọi công tác giảng dạy và giáo dục sẽ chỉ là những lý thuyết kinh điển xa rời thực tiễn, không tác động trực tiếp đến từng đối tượng cần được quan tâm. Dạy học phù hợp với đối tượng học sinh luôn là yêu cầu, mục đích của hoạt động giáo dục trong nhà trường nhằm khai thác, phát huy năng lực của học sinh. Đối với ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Nghệ An, hoạt động đổi mới phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng học sinh là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng năm được chỉ đạo các trường triển khai thực hiện. Vì vậy, các trường THPT miền núi Nghệ An cũng đã chủ động trong việc phân hóa, bám sát đối tượng, xây dựng kế hoạch bài học theo hướng tăng cường phát huy tính chủ động, tích cực, tự học của học sinh thông qua việc thiết kế tiến trình dạy học thành các hoạt động học tập để thực hiện cả ở trên lớp và ngoài lớp học. Phát huy tính tích cực của học sinh trong học tập được xem như một nguyên tắc dạy học đảm bảo chất lượng và hiệu quả, chuyển từ dạy học lấy giáo viên làm trung tâm sang dạy học lấy người học làm trung tâm là một xu hướng tất yếu trong giáo dục hiện đại. Từ trước tới nay, lý luận dạy học đã từng chỉ ra rằng, nội dung quyết định phương pháp dạy học. Trên cơ sở nội dung bài học, giáo viên lựa chọn phương pháp. Điều đó hoàn toàn đúng, song thực tiễn lại cho thấy rằng, đối tượng học sinh mới là cơ sở quan trọng và quyết định tới phương pháp dạy học. Từ Khổng Tử cách đây hàng ngàn năm cho đến các nhà giáo dục lừng danh trên thế giới cũng đều bắt đầu từ đối tượng để dạy cho sát trình độ. Vì vậy, trong công cuộc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, dạy học sát đối tượng trở thành yêu cầu mỗi giáo viên trong các nhà trường phải thực hiện. Bộ GD&ĐT cũng đã có nhiều văn bản chỉ đạo các địa phương cũng như nhà trường phải quán triệt tinh thần này. Nhiều đợt tập huấn, bồi dưỡng giáo viên các cấp đã đưa vấn đề ấy làm chủ đề để trao đổi. Ở các trường THPT miền núi Nghệ An, học sinh chủ yếu là con em đồng bào dân tộc thiểu số: Thái, Khơ mú, Hmông, Thổ sinh sống chủ yếu ở các huyện Quế Phong, Qùy Châu, Qùy Hợp, Con Cuông, Tương Dương, Kỳ Sơn... Việc dạy học sát đối tượng cho học sinh ở đây luôn là trăn trở của hầu hết của những giáo viên giảng dạy. Bởi học sinh nơi đây có những đặc thù riêng về ngôn ngữ, văn hóa, phong tục, tập quán, trình độ nhận thức... Đó vừa là cơ hội, vừa là thách thức lớn cho giáo viên, nhất là giáo viên dạy Ngữ văn. Chính vì thế, tôi nghĩ rằng trong quá trình dạy học người giáo viên ngoài việc truyền đạt kiến thức cơ bản cho học sinh thì cần kết hợp, vận dụng các phương pháp dạy học tích cực để tạo yêu thích khi tiếp cận môn học Ngữ văn. 1
  8. Từ những lý do trên, nên tôi đúc rút sáng kiến: Giải pháp giúp học sinh người dân tộc thiểu số học tốt văn học dân gian trong chương trình Ngữ văn 10 ở các trường THPT miền núi Nghệ An với mong muốn tạo niềm hứng thú cho các em khi đọc hiểu tác phẩm và thông qua phiên âm các tác phẩm văn học theo tiếng địa phương của mình (Hmông, Thái, Khơ mú) và những nét tương đồng qua các hoạt động ngoại khóa để góp phần khơi gợi, nuôi dưỡng và bồi đắp tình cảm thẩm mĩ cho các em, giúp các em tự làm giàu tâm hồn mình; tự hào và phát huy các nét đẹp văn hóa, phong tục của dân tộc, địa phương mình. II. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 1. Mục đích - Đề ra những biện pháp thích hợp với đối tượng học sinh người dân tộc thiểu số để học tốt phần văn học dân gian trong chương trình Ngữ văn 10 ở các trường THPT miền núi Nghệ An. - Tạo cho các em cơ sở tiếp cận các tác phẩm văn học dân gian theo đặc trưng thể loại, vốn văn hóa, phong tục tập quán sinh hoạt của địa phương để từ đó có thêm hứng thú với bộ môn Ngữ văn. 2. Nhiệm vụ Nhiệm vụ cụ thể là xây dựng được nội dung dạy học và khắc phục những khó khăn học sinh dễ mắc phải khi dạy học văn học dân gian trong chương trình Ngữ văn 10. Trang bị, rèn luyện cho học sinh kĩ năng tự học, tự trải nghiệm và sáng tạo, giảm áp lực trong học tập. Hình thành được tình cảm, niềm tin, ý thức trách nhiệm và phát huy được tính tích cực tự giác, thôi thúc học sinh có những hành động tích cực góp phần xây dựng quê hương, đất nước. - Nghiên cứu cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn của đề tài. - Đưa ra một số số giải pháp giúp học sinh người dân tộc thiểu số học tốt văn học dân gian trong chương trình Ngữ văn 10 ở các trường THPT miền núi Nghệ An. - Tiến hành thực nghiệm đề tài đang nghiên cứu. - Tổng kết kết quả thực nghiệm. Lấy ý kiến từ học sinh, đồng nghiệp. III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1. Đối tượng nghiên cứu Học sinh người dân tộc thiểu số khối 10 ở các trường THPT vùng cao Nghệ An. 2. Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi nội dung thực hiện nghiên cứu của đề tài là các tác phẩm văn học dân gian trong chương trình Ngữ văn 10. Đề tài tập trung nghiên cứu một số Giải pháp giúp học sinh người dân tộc thiểu số học tốt văn học dân gian trong chương trình Ngữ văn 10 ở các trường THPT miền núi Nghệ An. 2
  9. IV. Phương pháp nghiên cứu Các phương pháp chung khi tôi thực hiện đề tài này là: - Phương pháp nghiên cứu tài liệu. - Phương pháp điều tra quan sát. - Phương pháp tổng kết và đúc rút kinh nghiệm. - Phương pháp đàm thoại. V. Thời gian thực hiện - Đề tài này tôi hình thành ý tưởng từ năm 2020 - Khảo sát, phát triển, đánh giá 2020, 2021 - Đúc rút sáng kiến và áp dụng năm 2021, 2022 VI. Kết cấu đề tài Ngoài phần đặt vấn đề và kết luận, nội dung của đề tài gồm các phần: - Cơ sở của đề tài (cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn). - Giải pháp giúp học sinh người dân tộc thiểu số học tốt văn học dân gian trong chương trình Ngữ văn 10 ở các trường THPT miền núi Nghệ An - Giáo án và thực nghiệm sản phẩm. 3
  10. PHẦN NỘI DUNG I. Cơ sở của đề tài 1. Cơ sở lý luận 1.1. Lý luận về đổi mới phương pháp dạy học Giáo dục nước ta đang ngày được nâng cao và đổi mới về chất lượng dạy và học. Để có được thành tích ấy, ngành giáo dục chúng ta đã áp dụng những thành tựu và học hỏi nền giáo dục của các nước trên thế giới. Một trong những thay đổi có tầm quan trọng bậc nhất của nền giáo dục nước ta đó là thay đổi phương pháp dạy học. Từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học. Để đảm bảo được điều đó, nhất định phải thực hiện thành công việc chuyển từ phương pháp dạy học nặng về truyền thụ kiến thức sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất; đồng thời phải chuyển cách đánh giá kết quả giáo dục từ nặng về kiểm tra trí nhớ sang kiểm tra, đánh giá năng lực vận dụng kiến thức giải quyết vấn đề, chú trọng kiểm tra đánh giá trong quá trình dạy học để có thể tác động kịp thời nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt động dạy học và giáo dục. Trong công văn số 791/HD- BGDĐT của Bộ GD&ĐT ngày 25 tháng 06 năm 2013 viết: Đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Vận dụng các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, hoạt động giáo dục tích cực. Triển khai các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, giáo dục theo hướng phát huy tính chủ động, tích cực, tự học, phát triển năng lực học sinh. Các nhiệm vụ học tập có thể được thực hiện ở trong hoặc ngoài giờ lên lớp, ở trong hay ngoài phòng học. Công văn số 4612/BGDĐT-GDTrH về việc hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục phổ thông hiện hành theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh từ năm học 2017-2018 viết: Đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học. Tăng cường tập huấn, hướng dẫn giáo viên về hình thức, phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực; xây dựng kế hoạch bài học theo hướng tăng cường, phát huy tính chủ động, tích cực, tự học của học sinh thông qua việc thiết kế tiến trình dạy học thành các hoạt động học để thực hiện cả ở trên lớp và ngoài lớp học. Chú trọng rèn luyện cho học sinh phương pháp tự học, tự nghiên cứu sách giáo khoa để tiếp nhận và vận dụng kiến thức mới thông qua giải quyết nhiệm vụ học tập đặt ra trong bài học; dành nhiều thời gian trên lớp cho học sinh luyện tập, thực hành, trình bày, thảo luận, bảo vệ kết quả học tập của mình; giáo viên tổng hợp, nhận xét, đánh giá, kết luận để học sinh tiếp nhận và vận dụng. Như vậy, đổi mới phương pháp dạy học là chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học. Nên để nâng cao chất lượng đào tạo là một nhu cầu bức thiết của xã hội ngày nay đối với các môn học, là sự sống còn có tác động mạnh mẽ đến chất lượng 4
  11. đào tạo nguồn lực cho sự phát triển xã hội. Đổi mới phương pháp dạy học của người thầy bắt nguồn từ yêu cầu học tập của người học: chương trình đào tạo đòi hỏi người học phải chủ động nhiều hơn trong việc học, với nguồn tài liệu đa dạng và phong phú hơn. Sử dụng phương pháp học tập tích cực, người dạy đóng vai trò là người hướng dẫn, người tổ chức, giúp người học thu được kết luận đúng thông qua sự chỉ dẫn, khuyến khích cũng như thách thức họ đạt được mục đích học tập. Trực tiếp ứng dụng những kiến thức học được trong các cơ sở đào tạo vào thực tế, áp dụng xử lý các tình huống, hình thành kĩ năng, phát triển năng lực. Nhiệm vụ năm học 2021-2022 của Sở GD & ĐT Nghệ An cũng đã yêu cầu đổi mới phương pháp, hình thức dạy học đó là: xây dựng kế hoạch bài học theo hướng tăng cường, phát huy tính chủ động, tích cực, tự học của học sinh thông qua việc thiết kế tiến trình dạy học thành các hoạt động học để thực hiện cả ở trên lớp và ngoài lớp học. Như vậy, có thể chọn lựa một cách linh hoạt các phương pháp chung và phương pháp đặc thù của môn học để thực hiện. Việc sử dụng phương pháp dạy học phải gắn với các hình thức tổ chức dạy học. Tuỳ theo mục tiêu, nội dung, đối tượng và điều kiện cụ thể mà có những hình thức tổ chức thích hợp như học cá nhân, học nhóm, học trong lớp, học ở ngoài lớp... Cần chuẩn bị tốt về phương pháp đối với các giờ thực hành để đảm bảo yêu cầu rèn luyện kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn, nâng cao hứng thú cho người học. Việc áp dụng các phương pháp dạy học phong phú, đa dạng và tích cực, hiện đại chắc chắn sẽ tạo nên giờ học hấp dẫn, hiệu quả. Vậy nên, giáo viên phải không ngừng học hỏi, tìm tòi, ứng dụng các phương pháp dạy học mới để không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và thu hút học sinh chuyên tâm vào giờ học. 1.2. Lý luận về dạy học sát với đối tượng học sinh Dạy và học Ngữ văn đòi hỏi người dạy và người học phải có “năng khiếu đặc biệt” mới truyền thụ và cảm nhận được những ý nghĩ sâu xa, những dụng ý nghệ thuật của tác giả, những “phần chìm” trong tác phẩm và tạo lập được các văn bản văn học một cách nhuần nhuyễn, thành thạo nhất. Để làm được điều đó, người dạy cần nắm vững đặc trưng của từng thể loại văn học để truyền đạt, hướng dẫn cho người học và tổ chức giờ học một cách hiệu quả. Nói đến học sinh miền núi là người ta nghĩ ngay về những khó khăn, thiếu thốn, những thiệt thòi mà các em phải chịu đựng. Khó khăn từ giao thông đi lại, đời sống sinh hoạt, hoạt động giáo dục. Trước yêu cầu phát triển của đất nước, xóa dần khoảng cách chênh lệch về giáo dục giữa miền ngược và miền xuôi, đòi hỏi công tác giáo dục ở các vùng dân tộc thiểu số phải tiếp tục được quan tâm, đầu tư hơn nữa. Thực trạng đói nghèo, kém phát triển, ở một số vùng dân tộc hiện nay có nguyên nhân chủ yếu là do trình độ học vấn của đồng bào còn hạn chế, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo. Đó là một thực tế đầy khó khăn của các cấp, các ngành nói chung và của ngành giáo dục nói riêng. Bởi để xóa đòi nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống thì con người phải có trình độ hiểu biết, phải có tri thức. Mà 5
  12. tri thức chính là mục đích, nhiệm vụ của giáo dục. Đối với học sinh ở các trường vùng thành phố, thị xã, những nơi có điều kiện kinh tế phát triển, sớm tiếp xúc với sự tiến bộ của khoa học công nghệ, nơi có rất nhiều điều kiện thuận lợi... thì việc giảng dạy của giáo viên cũng phong phú và hiệu quả hơn. Còn đối với học sinh ở những ngôi trường vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới hải đảo... nơi điều kiện kinh tế vô cùng khó khăn, đời sống dân trí thấp, nơi mà học sinh dân tộc thiểu số nói tiếng Việt chưa rõ thì việc giảng dạy của giáo viên nói chung và giáo viên dạy môn Ngữ văn nói riêng là một thực tế nan giải, đầy thách thức. Đối với các trường THPT miền núi Nghệ An đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục luôn là niềm trăn trở của các cấp các ngành... Bởi điều kiện về cơ sở vật chất còn nghèo nàn, lạc hậu đặc biệt là cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy và học còn thiếu thốn. Trường còn thiếu lớp, học chung, học ghép... lớp còn dựng tạm và thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai sạt lở, lũ quét. Giao thông đi lại ở các vùng này còn rất hạn chế, đời sống của nhân dân ở mức rất thấp, chủ yếu là hộ nghèo và cận nghèo. Hơn nữa, dân trí rất thấp, còn nhiều người không biết chữ. Dân cư sinh sống trên địa bàn còn thưa thớt, chủ yếu là đồng bào dân tộc ít người như: Thái, Khơ mú, Thổ, Hmông... nên việc giao tiếp cũng gặp không ít khó khăn, bởi có nhiều người nói tiếng Việt còn chưa thạo, phát âm không đúng, thậm chí không nói được tiếng Việt. Tỉ lệ học sinh bỏ học ở những vùng này là cao nhất tỉnh. Vì cuộc sống mưu sinh quá khó khăn nên học sinh ở vùng miền núi Nghệ An thường phải bỏ học giữa chừng. Chất lượng đầu vào học sinh rất thấp, đa số các em đến lớp với khả năng tiếp thu rất kém. Một bộ phận đến trường vì bố mẹ bắt đi, đến trường chỉ ngồi cho vui, nếu học được lên bậc THPT cũng đã là một sự nỗ lực rất lớn của gia đình và các em. Với đối tượng học sinh như thế mà áp dụng những phương pháp dạy học như ở các trường thành phố, các trường miền xuôi thì khó mà hiệu quả được. Nên việc giảng dạy của giáo viên ở nơi đây cần phải: thường xuyên tìm tòi, sáng tạo, áp dụng phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng học sinh, điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường và địa phương mới mong có được thành công. Đối với việc giảng dạy bộ môn Ngữ văn – chương trình THPT ở các trường khu vực này bên cạnh những phương pháp dạy học truyền thống, giáo viên cần mạnh dạn đưa những phương pháp thích hợp theo đặc thù của bộ môn, điều kiện thực tiễn của nhà trường và địa phương mới hướng dẫn, truyền đạt hết kiến thức, kỹ năng cho học sinh trong từng bài dạy. Như vậy, tùy vào đối tượng học sinh, điều kiện thực tiễn của nhà trường và địa phương ở các vùng miền khác nhau mà giáo viên thực hiện hoạt động định hướng và tổ chức hoạt động học một cách khoa học, linh hoạt. Đặc biệt đối với môn Ngữ văn, một môn học vừa có tính khoa học lại vừa có tính nghệ thuật, để tạo ra giờ học thu hút, hấp dẫn cho học sinh không phải là một điều dễ dàng. Bởi điều kiện cơ sở vất chất quá “tồi tàn”, lạc hậu, các trang thiết bị phục vụ cho việc học, để áp dụng các phương pháp mới không có, nếu có cũng chỉ mang tính “minh họa”, tượng trưng... Nên để một tiết học, một bài dạy áp dụng được phương pháp mới và tác động được đến nhận thức của học sinh quả là một điều khó khăn, đòi hỏi sự nỗ lực hết mình của giáo viên giảng dạy. 6
  13. Chính vì thế, bên cạnh việc áp dụng phương pháp dạy học tích cực thì giáo viên cần phải xem nó phù hợp với đối tượng học sinh nào, tiết dạy nào, bài học nào. Và trong đề tài Giải pháp giúp học sinh người dân tộc thiểu số học tốt văn học dân gian trong chương trình Ngữ văn 10 ở các trường THPT miền núi Nghệ An, tôi muốn ngoài một giờ học hấp dẫn, các em học sinh Thái, Khơ mú, Thổ, Hmông sẽ tìm thấy sự tương đồng về nét văn hóa, phong tục, tập quán của dân tộc mình, khơi gợi niềm yêu thích với môn học và hiểu biết sâu sắc hơn về thể loại văn học dân gian. Các em học sinh được trải nghiệm, liên hệ thực tế văn hóa nơi các em sinh sống để từ đó giúp các em nắm vững những kiến thức về văn văn học dân gian, hình thành các kĩ năng, năng lực cần thiết cho các em trong cuộc sống và đặc biệt là định hướng thái độ sống tích cực: yêu, tự hào, gìn giữ những nét đẹp văn hóa, lịch sử, phong tục của quê hương mình. 1.3. Khái quát về VHDG Theo GS.Đinh Gia Khánh“Văn học dân gian vừa là cuốn bách khoa của đời sống, vừa là một phương tiện giáo dục những phẩm chất tốt đẹp nhất của con người như tình yêu Tổ quốc, lòng dũng cảm, tinh thần lạc quan, lòng ngay thẳng, ý thức về điều thiện và tinh thần đấu tranh chống điều ác. Đối với các bộ môn khoa học xã hội, văn học dân gian là nguồn tài liệu vô giá cho việc nghiên cứu đời sống và thế giới quan nhân dân trong các thời kì lịch sử khác nhau. Nói tóm lại, có thế coi văn học dân gian như là một bộ bách khoa toàn thư về cuộc sống của nhân dân lao động, được ghi lại bằng một phương thức nghệ thuật độc đáo. Cho nên văn học dân gian của mỗi dân tộc là một trong những thành tựu văn hóa, thành tựu nghệ thuật quan trọng nhất làm cho cơ sở cho việc xây dựng và phát triển nền văn hóa và nghệ thuật của dân tộc đó” (Văn học dân gian Việt Nam, NXBGD 1997, Tr.49). Mặt khác, việc giảng dạy Văn học dân gian trong trường THPT chính là công việc tổng kết, giới thiệu các thành tựu nghiên cứu về văn học dân gian để truyền đạt cho học sinh“Việc giảng dạy Văn học dân gian trong nhà trường được đặt trong tổng thể văn hoá dân gian (mối liên quan chặt chẽ giữa đời sống thực tiễn và các yếu tố văn hoá khác ngoài yếu tố ngôn từ như âm nhạc, nhảy múa, diễn xướng, tâm linh…) nhằm đem đến một hiệu quả mới trong giảng dạy, học tập” (PGS.TS Nguyễn Thị Huế - Vấn đề nghiên cứu văn học dân gian những năm gần đây). Bất cứ một dân tộc nào trên thế giới, dù lớn hay nhỏ, đều có riêng một kho tàng văn học dân gian. Không ít những truyện cổ dân gian của một dân tộc đã trở thành tài sản tinh thần chung vô giá của toàn nhân loại như truyện cổ Grim (Đức), truyện cổ tích Nga, Trung Quốc, Ấn Độ, Ai Cập... Đất nước Việt Nam chúng ta cũng có một nền văn học dân gian ra đời từ xa xưa và liên tục phát triển cho đến tận ngày nay. Dòng này bao gồm những thiên thần thoại, truyền thuyết, cổ tích, truyện cười, truyện ngụ ngôn, truyện thơ dân gian, ca dao, dân ca, tục ngữ, vè, câu đố, hát chèo... do người bình dân sáng tác và phổ biến theo lối truyền miệng. Sau này, khi đã có chữ viết, văn học dân gian được các trí 7
  14. thức sưu tầm và ghi chép lại. Văn học dân gian có tầm quan trọng to lớn đối với đời sống tinh thần của con người. Nội dung phong phú của nó đã thể hiện thành công và đặc sắc vào bậc nhất bản sắc tâm hồn của dân tộc Việt Nam: đẹp đẽ, đa dạng, độc đáo và tinh tế. Lịch sử sinh tồn và phát triển của dân tộc chúng ta là lịch sử bốn ngàn năm dựng nước và giữ nước. Bao sự kiện lớn lao, quan trọng từ thuở Hùng Vương lập nên nước Văn Lang cho đến thế kỷ X đều được phản ánh trong văn học dân gian. Những hình tượng tuyệt đẹp của Sơn Tinh, Thánh Gióng, Lang Liêu, Chử Đồng Tử... đã trở thành nơi gửi gắm khát vọng chinh phục thiên nhiên, chiến thắng quân xâm lược và ước mơ một cuộc sống thanh bình, no ấm của tổ tiên chúng tôi tự thuở xưa. Rồi những truyện cổ tích thần kì thấm sâu vào trái tim bao thế hệ người Việt từ lúc còn thơ ấu, dạy dỗ, khuyên nhủ những bài học đạo lí cơ bản nhất: tình thương yêu, đức hi sinh, lẽ công bằng, lối sống thanh cao, trong sạch... Ấn tượng mà những nhân vật tài giỏi, đức độ như Thạch Sanh, Sọ Dừa, hoặc xinh đẹp, nết na như cô Tấm... không bao giờ phai mờ trong trí nhớ của dân tộc Việt. Con người lao động bước vào văn học dân gian, qua trí tưởng tượng tuyệt vời của nhân dân, đã hoá thành những nhân vật kì lạ, lung linh, có sức sống muôn đời. Bên cạnh kho tàng truyện cổ dân gian là ca dao - tục ngữ. Những câu ca dao, tục ngữ xoay quanh nhiều chủ đề như lao động sản xuất, tình cảm gia đình, tình yêu đôi lứa, tình cảm giai cấp, dân tộc và các mối quan hệ xã hội... Người Việt xưa đã gửi gắm vào ca dao - tục ngữ đời sống tinh thần muôn màu muôn vẻ của mình. Vì vậy mà nội dung của ca dao - tục ngữ giống như cây đàn muôn điệu, đủ mọi cung bậc yêu thương, hờn giận, vui buồn... Từ lúc nằm nôi, trẻ thơ đã được nghe lời ru ngọt ngào của bà, của mẹ. Lời ru là những bài ca dao, những câu ca dao khẳng định công lao sinh thành dưỡng dục to lớn như trời biển của cha, của mẹ: Công cha như núi Thái Sơn/ Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. Lời ru nhắn nhủ mọi người sống sao cho trọn vẹn nghĩa tình, cho yêu thương quấn quýt, đừng vì những lợi ích nhỏ nhen, tầm thường mà nỡ cắt đứt tình máu mủ ruột rà: Anh em như thể tay chân/ Một nhà hoà thuận, hai thân vui vầy. Ca dao khuyên nhủ mọi người hãy coi trọng tình giai cấp, tình đồng loại: Bầu ơi thương lấy bí cùng/ Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn. Qua hàng ngàn năm, văn học dân gian vẫn giữ được sức sống lâu bền của nó, trở thành cội nguồn vô tận nuôi dưỡng tâm hồn người Việt và là mảnh đất mỡ màu ươm mầm và phát triển những tài năng nghệ thuật. Văn học dân gian là chiếc cầu vô hình nối quá khứ với hiện tại, tương lai; gắn kết tình cảm, phong phú của tổ tiên, ông cho chúng tôi ngày xưa với các thế hệ con cháu ngày nay. Đó chính là sự khởi nguồn, là nền tảng vững chắc cho sự phát triển, của nền văn học Việt Nam hiện đại. 1.3.1. Khái niệm VHDG a. Văn học dân gian là gì? Văn học dân gian là sáng tác nghệ thuật truyền miệng của các tầng lớp dân 8
  15. chúng, phát sinh từ thời công xã nguyên thuỷ phát triển qua các thời kỳ lịch sử cho tới ngày nay. Ở Việt Nam, 3 thuật ngữ sau đây được xem là tương đương: Văn học dân gian sáng tác nghệ thuật truyền miệng của nhân dân, folklore ngôn từ (folkore văn học). Một số khái niệm xuất hiện trước những năm năm mươi như văn học bình dân, văn học truyền khẩu (truyền miệng), văn học đại chúng. Những khái niệm này không dùng nữa. b. Về khái niệm folklore: Thuật ngữ folklore do nhà nhân chủng học người Anh, ông William Thoms dùng trong bài báo đăng trên tờ Athenaeum, ngày 22/8/1846, với ý nghĩa là những di tích của nền văn hóa vật chất và chủ yếu là di tích của nền văn hoá tinh thần như phong tục, đạo đức, tín ngưỡng, những bài dân ca, những câu chuyện kể của cộng đồng. Sau khi xuất hiện, thuật ngữ này được hiểu với nhiều nghĩa rộng hẹp khác nhau, liên quan tới đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học. Ở Việt Nam, thuật ngữ này được dịch là văn hóa dân gian với những ý nghĩa sau: - Nghĩa rộng: bao gồm những giá trị vật chất và tinh thần do dân chúng sáng tạo (folk culture). Theo cách hiểu nầy, văn hoá dân gian là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học, kể cả khoa học tự nhiên và khoa học xã hội, đồng thời nó cũng là đối tượng nghiên cứu của văn hoá học. - Nghĩa hẹp: Những sáng tạo của dân chúng mang tính nghệ thuật Theo nghĩa hẹp, văn hóa dân gian gồm ba thành tố: Nghệ thuật ngữ Văn dân gian (tức văn học dân gian), nghệ thuật tạo hình dân gian, nghệ thuật diễn xướng dân gian. - Nghĩa chuyên biệt: folklore là văn học dân gian, theo đó tác phẩm folklore là hình thức ngôn từ gắn với nhạc, vũ, kịch... do tập thể dân chúng sáng tác. Cũng có thể dùng thuật ngữ folklore văn học để chỉ văn học dân gian đồng thời phân biệt nó với các đối tượng khác cũng thuộc phạm trù folklore - văn hoá văn dân gian. (theo https://sites.google.com/site/vanhocdangian10b2/). 1.3.2. Đặc trưng của VHDG Bên cạnh khái niệm văn học dân gian là gì thì đặc trưng của loại hình này cũng là vấn đề rất được quan tâm. Vậy văn học dân gian có những đặc trưng cơ bản nào? Tính nguyên hợp: Tính nguyên hợp của văn học dân gian thể hiện ở sự hòa lẫn những hình thức khác nhau của ý thức xã hội trong các thể loại của nó. Văn học dân gian được xem là bộ bách khoa toàn thư của nhân dân. Tính nguyên hợp về nội dung của văn học dân gian phản ánh tình trạng nguyên hợp về ý thức xã hội thời nguyên thuỷ, khi những lĩnh vực sản xuất tinh thần chưa được chuyên môn hoá. Nguyên nhân là do đại bộ phận nhân dân, tác giả văn học dân gian, không có điều kiện tham gia vào các lãnh vực sản xuất tinh thần khác nên họ thể hiện những kinh nghiệm, tri thức, tư tưởng tình cảm của mình trong văn học dân gian, một loại nghệ 9
  16. thuật không chuyên. Văn học dân gian có tính nguyên hợp, được xem như bách khoa toàn thư của nhân dân. Tính nguyên hợp của văn học dân gian còn được thể hiện ở mặt nghệ thuật. Đây không chỉ là nghệ thuật ngôn từ thuần túy mà là sự kết hợp của nhiều phương tiện nghệ thuật khác nhau. Theo những chuyên gia phân tích, biểu hiện cụ thể của tính nguyên hợp là tính biểu diễn. Văn học dân gian có ba dạng tồn tại: tồn tại ẩn, tồn tại cố định, tồn tại hiện (tồn tại thông qua diễn xướng). Trong đó, tồn tại bằng diễn xướng là dạng tồn tại đích thực của văn học dân gian . Văn học dân gian mang tính tập thể: Những tác phẩm văn học dân gian là sáng tác của nhân dân, nhưng không phải tất cả nhân dân đều là tác giả của văn học dân gian. Tính tập thể thể hiện chủ yếu trong quá trình sử dụng tác phẩm. Quan trọng là nó được mọi người biểu diễn, thưởng thức hay không, nó đã đạt thành tựu hay không. Trong quá trình đó, tập thể nhân dân tham gia vào công việc đồng sáng tạo tác phẩm. Hai đặc trưng cơ bản nêu trên có liên quan chặt chẽ với các đặc trưng khác của văn học dân gian như: tính khả biến tính truyền miệng, tính vô danh. Văn học dân gian – một loại nghệ thuật gắn liền với sinh hoạt của nhân dân: Loại hình văn học này nảy sinh và tồn tại như một bộ phận hợp thành của sinh hoạt nhân dân. Có thể nói, sinh hoạt nhân dân là môi trường sống của tác phẩm văn học dân gian. Những tác phẩm văn học dân gian có tính ích dụng. Bài hát ru gắn với việc ru con ngủ - một hình thức sinh hoạt gia đình, những bài dân ca nghi lễ, các truyền thuyết gắn với tín ngưỡng, lễ hội… Từ đặc trưng này mà văn học dân gian có tính đa chức năng, trong đó đặc biệt là chức năng thực hành sinh hoạt. 1.3.3. Chức năng của văn học dân gian Về chức năng nhận thức: Văn học dân gian được xem như “bộ bách khoa toàn thư về kiến thức, tôn giáo, triết học” của nhân dân. Văn học dân gian gìn giữ và lưu truyền hệ thống tri thức về tự nhiên, xã hội, tâm linh, kinh nghiệm sống, ứng xử… Văn học dân gian là người thầy lớn đem lại cho nhân loại những bài học sinh động, gần gũi và sâu sắc về mọi phương diện của đời sống. Về chức năng giáo dục: Văn học dân gian có khả năng định hướng đạo đức, luân lí cho con người trong đời sống xã hội. Chức năng này gần gũi và có sự giao thoa với phương diện xã hội của chức năng nhận thức. Tuy nhiên, nếu chức năng nhận thức là sự phản ánh các hiện tượng xã hội một cách khách quan thì chức năng giáo dục lại là sự tác động, ảnh hưởng, chi phối cả trực tiếp lẫn gián tiếp đến cộng đồng. Có những tác phẩm, nhiều nhất thuộc thể loại hát nói, mang ý nghĩa giáo dục trực tiếp, tức ý nghĩa giáo dục được thể hiện một cách tường minh. Song, phần lớn các sáng tác dân gian chứa đựng ý nghĩa giáo dục hàm ẩn, tức ý nghĩa giáo dục gián tiếp. Về chức năng thẩm mĩ: Văn học dân gian là nghệ thuật, là quan niệm thẩm mĩ của cộng đồng, nó mang vẻ đẹp hồn hậu, giản mộc của nhân dân. Mang bản chất nguyên hợp, văn học dân gian chỉ thực sự phô diễn vẻ đẹp của mình khi sống trong 10
  17. môi trường nảy sinh và tồn tại, tức thành phần nghệ thuật ngôn từ phải được kết nối với thành phần nghệ thuật âm nhạc, vũ đạo trong môi trường diễn xướng. Về chức năng sinh hoạt: Khác với văn học viết, văn học dân gian ra đời và trở thành một bộ phận hữu cơ trong môi trường sinh hoạt và lao động của nhân dân. Văn học dân gian gắn bó mật thiết với cuộc đời mỗi người xuyên suốt “từ chiếc nôi ra tới nấm mồ”. Môi trường và thói quen sinh hoạt của nhân dân là điều kiện quan trọng cho văn học dân gian hình thành và phát triển. 2. Cơ sở thực tiễn 2.1. Thực tiễn việc dạy và học ở các trường THPT miền núi Nghệ An hiện nay Các trường THPT miền núi Nghệ An thuộc các huyện nghèo, có địa hình hiểm trở, bị chia cắt bởi nhiều khe suối, vực sâu, giao thông đi lại khó khăn. Đây là địa bàn cư trú của các dân tộc ít người như: Hmông, Thái, Khơ mú, Thổ… Trình độ dân trí, đời sống của nhân dân trên địa bàn nhìn chung ở mức thấp và không đồng đều, sự giao lưu học hỏi văn hóa giữa các vùng miền còn hạn chế… Tất cả những lí do trên ảnh hưởng không nhỏ tới công tác giáo dục toàn diện của nhà trường, công tác giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh. Nhìn chung trong những năm gần đây giáo dục ở miền núi Nghệ An đã có nhiều khởi sắc và đạt được những thành tựu nhất định: chất lượng giảng dạy tăng lên, tiếp cận và đổi mới phương pháp dạy học tích cực, phát triển năng lực học sinh. Đạt được những thành tích đó ngoài sự chỉ đạo sát sao của lãnh đạo nhà trường còn có công lao của đội ngũ giáo viên giảng dạy tận tâm, tận lực với nghề. 2.1.1. Giáo viên Nhìn chung giáo viên ở các trường THPT miền núi Nghệ An đã và đang tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy và nâng cao chuyên môn nghiệp vụ để rút ngắn “khoảng cách” với giáo viên các trường miền xuôi. Qua những đợt học tập chuyên đề, bồi dưỡng, tập huấn của sở GD, của nhà trường… trình độ, năng lực chuyên môn của giáo viên được nâng cao rõ rệt. Tuy nhiên thực trạng phổ biến công tác giảng dạy của giáo viên ở các trường THPT miền núi Nghệ An hiện nay là: Chưa thực sự kích thích được nhu cầu khám phá, hiểu biết và hứng thú cho học tập cho học sinh. Học sinh quen thụ động, quen nghe, quen chép, ghi nhớ và tái hiện một cách máy móc, rập khuôn những gì giáo viên đã giảng. Bên cạnh việc chưa có tư duy sáng tạo, chưa biết cách tự học, học sinh còn tỏ ra chán học, thiếu cảm hứng, thiếu lửa, thiếu niềm ham mê với môn học. Đối các trường THPT của huyện Con Cuông, Tương Dương, Kỳ Sơn, Qùy Hợp, Qùy Châu, Quế Phong học sinh học với tâm lý hờ hững, thờ ơ, ngại học, chán học, ỉ lại, trông chờ, lười tư duy sáng tạo, lười đọc... Tình trạng này phần lớn là do phương pháp dạy học của giáo viên chưa phù hợp với đối tượng, chưa hiệu quả, chưa gây được hứng thú, chưa kích thích được sự chủ động tìm hiểu tri thức của học sinh học sinh. 11
  18. Giáo viên ở các trường THPT miền núi Nghệ An chủ yếu là người từ dưới xuôi lên miền ngược công tác, tâm lý muốn về gần gia đình nên tư tưởng giảng dạy chưa ổn định. Bên cạnh đó, giáo viên ở các trường này ngày càng trẻ hoá, chủ yếu là giáo viên vừa mới ra trường nên kinh nghiệm giảng dạy chưa có và khi tiếp xúc với đối tượng học sinh chủ yếu là người dân tộc thiểu số giáo viên còn e dè, thiếu quan tâm, không hiểu rõ được tâm lý, đặc thù của đối tượng học sinh nơi đây. Mặt khác điều kiện để được tham gia học hỏi, nâng cao năng lực chuyên môn, tiếp cận sự đổi mới trong giảng dạy còn yếu và thiếu. Chính vì thế chất lượng giáo viên ở các trường THPT miền núi Nghệ An còn nhiều vấn đề bất cập, đòi hỏi mỗi giáo viên phải nỗ lực để nâng cao năng lực chuyên môn của mình. 2.1.2. Học sinh Học sinh ở các trường THPT miền núi Nghệ An được đánh giá là ngoan, lễ phép, thật thà, chất phác. Các em đang nỗ lực thực hiện ước mơ thay đổi cuộc sống bằng con đường tri thức. Động cơ học tập của các em rất phong phú đa dạng, nhưng chưa bền vững, nhiều khi còn thể hiện sự mâu thuẫn. Nhìn chung, các em đều ý thức được tầm quan trọng và sự cần thiết của học tập, nhưng thái độ và sự biểu hiện rất khác nhau. Ngoài niềm hứng thú ít ỏi khi học tập các môn học, học sinh DTTS còn gặp nhiều trở ngại trong quá trình rèn luyện và phát triển năng lực. Mà trở ngại lớn nhất chính là rào cản ngôn ngữ. HS học trước quên sau: GV rất nhiệt tình, hướng dẫn, giảng giải, liên hệ kĩ càng, HS gật gù hiểu bài nhưng hôm sau không nhớ gì. Hơn nữa học sinh nơi đây 90% sống xa gia đình, thiếu sự quan tâm của phụ huynh, kinh tế khó khăn (chủ yếu là con em thuộc hộ nghèo) và những phong tục tập quán (tục cướp vợ, vấn nạn tảo hôn…) đã ảnh hưởng rất lớn đến tư tưởng, mục tiêu học tập của các em. 2.2. Thực tiễn dạy học phần văn học dân gian trong chương trình Ngữ văn 10 ở trường THPT miền núi Nghệ An Việc giảng dạy phần văn học dân gian ở các trường THPT nói chung và các trường THPT miền núi Nghệ An nói riêng đang được triển khai theo hướng phát triển năng lực học sinh. Giáo viên giảng dạy đều tìm và áp dụng những phương pháp tối ưu để truyền đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng và tạo sự hứng thú cho học sinh tham gia tiết học. Tuy nhiên đa số giáo viên khi giảng dạy chỉ chú trọng nhiều đến việc dạy học theo thi pháp thể loại VHDG. Đó là lối dạy chay thiên về việc truyền thụ kiến thức lý thuyết, nặng thuyết giảng. Dạy tác phẩm VHDG nhưng ít minh hoạ, ít sinh hoạt ngoại khóa, không tổ chức sưu tầm, biên soạn. Đó là lối dạy tẻ nhạt, ngại đổi mới, không sáng tạo, người dạy chưa chịu khó đầu tư, chưa dụng công, chưa mạnh dạn xây dựng tổ chức những hình thức giảng dạy sinh động, phù hợp với đặc thù môn học. Trong quá trình giảng dạy VHDG cũng dừng lại ở mức độ khái quát hoặc dừng lại ở việc giảng bình và định hướng tìm hiểu một văn bản cụ thể. Nói chung, 12
  19. về lĩnh vực giảng dạy VHDG, tính chủ động, tích cực của chủ thể chưa được đề cập nhiều. Hiệu quả trong quá trình giảng dạy VHDG được nhấn mạnh, chỉ đề cập đến phương diện văn bản, còn vai trò của HS trong tiếp nhận ít được quan tâm, chưa bám sát đối tượng học sinh để áp dụng phương pháp dạy học phù hợp và hiệu quả nhất. 2.2.1. Thuận lợi Giáo viên được tập huấn và học tập các phương pháp đổi mới trong công tác giảng dạy nên chất lượng của tiết học, bài học được thay đổi và nâng cao. Phần Văn học dân gian được dạy ở chương trình lớp 10 nên các em học sinh bước đầu vào cấp học THPT được tiếp xúc với kiến thức gần gũi với đời sống sinh hoạt hàng ngày. Học sinh hứng thú với phương pháp dạy học tích cực, chủ động trong khám phá tri thức. 2.2.2. Khó khăn Cơ sở vật chất đáp ứng các hoạt động bổ trợ cho hoạt động dạy học đặc biệt là phần văn học dân gian còn thiếu và yếu. Nhìn chung đội ngũ giáo viên Ngữ văn ở các trường THPT miền núi Nghệ An nhiều năm trở lại đây đã có sự “khởi sắc” nhưng chất lượng vẫn chênh lệch lớn so với giáo viên miền xuôi và thiếu giáo viên cốt cán. Giáo viên còn lúng túng trong việc áp dụng phương pháp dạy học sát với đối tượng học sinh của trường mình giảng dạy nên khi triển khai phần VHDG cho đối tượng học sinh lớp 10 còn chưa hiệu quả như mong đợi. Chất lượng đầu vào của học sinh ở các THPT miền núi Nghệ An rất thấp. Với đối tượng học sinh miền núi, người dân tộc thiểu số trình độ thấp thì việc áp dụng các phương pháp dạy học tích cực và sử dụng các phương tiện hiện đại là một điều hết sức khó khăn. Chính vì thế dạy văn học dân gian ở các trường THPT vùng cao Nghệ An hiện nay thường thấy là bám sát nội dung trong sách giáo khoa, chuyển tải kiến thức trọng tâm của bài theo mô típ vấn đáp, diễn giảng. Bài giảng thường đơn điệu, thiếu sự thu hút và học sinh chưa phát huy hết năng lực của mình. Hơn nữa phần thực hành của học sinh còn ít, sự trải nghiệm còn hạn chế, nên học sinh ghi nhớ kiến thức theo sự áp đặt nên hiệu quả của việc dạy và học chưa đạt kết quả cao. Học sinh chưa có ý thức học tập nghiêm túc, chưa có thói quen độc lập trong tư duy. Một nguyên nhân khá quan trọng nữa là do học sinh xác định mục tiêu học Ngữ văn chỉ để thi tốt nghiệp, thi đại học, rất ít HS nào xác định học vì yêu thích môn học này, phần lớn học sinh đều không hứng thú với môn học. 2.2.3. Nguyên nhân Đồng bào dân tộc thiểu số chủ yếu sinh sống ở những vùng núi cao, địa hình phức tạp; cơ sở vật chất, trường lớp thiếu thốn, nên công tác phát triển giáo dục, nâng cao trình độ học vấn của đồng bào còn nhiều hạn chế. Do vậy, trình độ học vấn của đồng bào các dân tộc thiểu số thấp hơn trình độ học vấn của đồng bào dân tộc đa số; hoặc trình độ học vấn của đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa, 13
  20. vùng biên giới thấp hơn trình độ học vấn của đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống ở những vùng thuận lợi. Giáo viên giảng dạy chưa thật sự chú trọng đến vai trò của bạn đọc HS trong khâu tiếp nhận VHDG. Đội ngũ giáo viên công tác vùng DTTS chưa biết tiếng DTTS tại chỗ, ít am hiểu về phong tục, tập quán của đồng bào nên gặp nhiều trở ngại trong giao tiếp và chuyển tải ý tưởng của nội dung bài dạy. Rất ít HS có thể nghe hiểu, biết chắt lọc thông tin, rồi dùng ngôn ngữ logic, lập luận chặt chẽ, hay viết đúng dạng văn bản. - HS rất khó gọi tên các biện pháp nghệ thuật, khó giải thích các từ ngữ, hình ảnh, hình tượng, khó nêu được nội dung, ý nghĩa của văn bản, đặc biệt là văn bản văn học dân gian. - HS thấy gì thì biết cái đó, chứ không tự suy nghĩ, liên tưởng hay sáng tạo cái mới. Học văn bản nào thì chỉ biết văn bản đó, nên khi GV đặt câu hỏi khác một chút, hoặc là yêu cầu liên hệ với văn bản liên quan, kiến thức liên quan thì học sinh không trả lời được, nếu trả lời cũng không đúng yêu cầu của câu hỏi, không khái quát được nội dung của văn bản. Từ đó, việc liên hệ đời sống thực tế càng khó khăn. Khi giáo viên yêu cầu học sinh liên hệ nội dung văn bản với thực tế cuộc sống, hầu hết học sinh trình bày không thỏa đáng và luôn theo một môtíp hiểu biết hạn hẹp trong trường, trong gia đình, bản, làng, xã, huyện chứ chưa mở rộng được phạm vi hiểu biết, nhận thức, quan niệm sống ra phạm vi rộng hơn. - Trong quá trình dạy - học, bản thân tôi nhận ra rằng HSDTTS rất khó khăn trong cảm nhận và tự cảm nhận những vẻ đẹp của ngôn ngữ văn bản văn học, những hình ảnh, hình tượng được khơi gợi trong văn bản về thiên nhiên, con người, cuộc sống qua ngôn ngữ nghệ thuật. - Học sinh chưa tự nhận ra được những giá trị thẩm mỹ được thể hiện trong văn bản văn học như cái đẹp, cái xấu, cái hài, cái bi, cái cao cả, cái thấp hèn … Do đó, các em chưa tự cảm nhận được những giá trị tư tưởng và cảm hứng nghệ thuật của nhà văn được thể hiện qua văn bản. - Phần lớn học sinh chưa tự cảm hiểu được những giá trị của bản thân qua việc cảm hiểu văn bản văn học; chưa hình thành và nâng cao nhận thức và xúc cảm thẩm mỹ của cá nhân; chưa biết cảm nhận và rung động trước vẻ đẹp của thiên nhiên, con người, cuộc sống; chưa có những hành vi đẹp đối với bản thân và các mối quan hệ xã hội; chưa hình thành thế giới quan thẩm mỹ cho bản thân qua việc tiếp nhận văn bản văn học. - Hầu hết các em HSDTTS còn cảm nhận văn bản văn học theo cảm tính, trong phạm vi hiểu biết nhỏ hẹp, thậm chí là lạc hậu, tiêu cực. Chưa phân biệt và nắm được đặc điểm riêng của từng thể loại. - Ở văn bản nghị luận, học sinh chưa xác định được luận đề, hệ thống luận điểm, luận cứ cũng như giá trị của văn bản. - Ở văn bản thông tin, học sinh lại quá thiếu kiến thức thực tế nên việc đọc 14
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2