Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giải pháp góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của Đoàn trường THPT Cát Ngạn
lượt xem 2
download
Đề tài "Giải pháp góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của Đoàn trường THPT Cát Ngạn" góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của Đoàn trường THPT Cát Ngạn đã đề xuất được các giải pháp mang tính thực tiễn, tính khoa học và tính mới, lần đầu tiên được áp dụng tại một trường THPT.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giải pháp góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của Đoàn trường THPT Cát Ngạn
- MỤC LỤC PHẦN I: MỞ ĐẦU ................................................................................................. 1 1. Lí do chọn đề tài ................................................................................................. 1 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 2 2.1. Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................... 2 2.2. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 2 3. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 2 4. Đóng góp mới của đề tài ..................................................................................... 2 5. Cấu trúc của đề tài .............................................................................................. 3 PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .................................................................. 4 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI ................................................. 4 1.1. Cơ sở lí luận ..................................................................................................... 4 1.1.1. Một số khái niệm liên quan........................................................................... 4 1.1.1.1. Giáo dục toàn diện .................................................................................... 4 1.1.1.2. Nội dung của giáo dục toàn diện ............................................................... 4 Để thực hiện mục tiêu giáo dục đã xác định như trên, nhà trường cần thực hiện nội dung giáo dục toàn diện nhằm phát triển nhân cách học sinh. Tác giả PhanThanh Long đã đưa ra khái niệm của 5 mặt giáo dục như sau: ...................... 4 1.1.2. Vai trò của Đoàn thanh niên với công tác giáo dục toàn diện học sinh ...... 5 1.2. Cơ sở thực tiễn ................................................................................................. 6 1.2.1. Thực trạng về phẩm chất và năng lực của học sinh hiện nay ...................... 6 1.2.2. Thực trạng về năng lực giáo dục toàn diện của giáo viên ........................... 8 1.2.3. Thực trạng về tổ chức các hoạt động góp phần giáo dục toàn diện của Đoàn trường THPT Cát Ngạn trong thời gian gần đây ....................................... 10 CHƯƠNG 2: ĐỔI MỚI TRONG HOẠT ĐỘNG ĐOÀN GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC TOÀN DIỆN CỦA NHÀ TRƯỜNG........... 13 1. Tăng cường giáo dục toàn diện thông qua Ngày hội trải nghiệm..................... 13 1.1. Mục tiêu của giải pháp .................................................................................. 13 1.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp ................................................... 13 1.3. Điều kiện để thực hiện giải pháp ................................................................... 18 1.4. Minh họa cho giải pháp ................................................................................. 18 2. Giáo dục học sinh sử dụng mạng xã hội hiệu quả, an toàn .............................. 21 2.1. Mục tiêu của giải pháp .................................................................................. 21 2.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp ................................................... 22 2.3. Điều kiện để thực hiện giải pháp ................................................................... 24 2.4. Minh họa cho giải pháp ................................................................................. 24 3. Phát triển văn hóa đọc trong nhà trường .......................................................... 26 3.1. Mục tiêu của giải pháp .................................................................................. 26 3.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp ................................................... 27 1
- 3.3. Điều kiện để thực hiện giải pháp ................................................................... 29 3.4. Minh họa cho giải pháp ................................................................................. 29 4. Tổ chức hoạt động các câu lạc bộ..................................................................... 32 4.1. Mục tiêu của giải pháp .................................................................................. 32 4.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp ................................................... 32 4.2.1. Câu lạc bộ học và hát dân ca ..................................................................... 33 4.4.2. Câu lạc bộ Lịch sử ...................................................................................... 34 4.2.3. Câu lạc bộ Tiếng Anh ................................................................................. 34 4.3. Điều kiện để thực hiện giải pháp ................................................................... 35 4.4. Minh họa cho giải pháp ................................................................................. 36 CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC TOÀN DIỆN CỦA ĐOÀN TRƯỜNG THPT CÁT NGẠN .......................................................................................................... 40 1. Mục đích thực nghiệm ...................................................................................... 40 2. Đối tượng thực nghiệm ..................................................................................... 40 3. Phương pháp thực nghiệm ................................................................................ 40 4. Kết quả thực nghiệm......................................................................................... 40 5. Một số kết quả nổi bật về công tác giáo dục toàn diện học sinh ...................... 41 6. Khảo sát sự cấp thiết và tính khả thi của đề tài ................................................ 42 6.1. Mục đích khảo sát .......................................................................................... 42 6.2. Nội dung và phương pháp khảo sát ................................................................ 42 6.2.1. Nội dung khảo sát ....................................................................................... 42 6.2.2. Phương pháp khảo sát và thang điểm đánh giá ........................................... 42 6.3. Kết quả khảo sát về sự cấp thiết và tính khả thi của giải pháp đề xuất.......... 43 6.3.1.Sự cấp thiết của các giải pháp đã đề xuất .................................................... 43 6.3.2.Tính khả thi của các giải pháp đã đề xuất .................................................... 44 PHẦN III: KẾT LUẬN ........................................................................................ 46 1. Những đóng góp của đề tài ............................................................................... 46 1.1.Tính mới của đề tài ......................................................................................... 46 1.2.Tính khoa học ................................................................................................. 46 1.3.Tính hiệu quả .................................................................................................. 46 2. Một số kiến nghị, đề xuất ................................................................................. 47 2.1 Với các cấp quản lí giáo dục ........................................................................ 47 2.2 Với giáo viên .................................................................................................. 47 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 48 2
- 3
- PHẦN I: MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Một dân tộc hùng mạnh là một dân tộc có nền giáo dục phát triển. Bởi thế, sự nghiệp giáo dục luôn được Đảng và Nhà nước ta hết sức coi trọng. Phát triển giáo dục theo hướng đổi mới căn bản và toàn diện là một trong những nhiệm vụ hàng đầu trong sự nghiệp xây dựng và đổi mới đất nước trong giai đoạn hiện nay. Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã khẳng định: “phải chú trọng giáo dục toàn diện, đó là giáo dục văn hóa, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn”. Mục tiêu cơ bản mà sự nghiệp giáo dục hướng đến là : “Đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mĩ và nghề nghiệp, trung thành với lí tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, hình thành bồi dưỡng nhân cách phẩm chất năng lực của công dân đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Thực tế, bên cạnh những thành tựu và kết quả mà ngành giáo dục đã đạt được hiện vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề. Không ít những người làm giáo dục và các bậc phụ huynh vẫn đánh đồng giữa giáo dục toàn diện với học giỏi toàn diện, và bỏ qua nhiều tiêu chí quan trọng như thể trạng, sức khỏe thể chất và tinh thần của học sinh. Bạo lực học đường vẫn diễn ra thường xuyên, thậm chí là đánh thầy, giết người, cướp của... Bên cạnh đó là trầm cảm, tự kỷ, xuống cấp đạo đức, thiếu kỹ năng để đáp ứng công việc, thiếu khả năng hoàn thành công việc một cách tự chủ khi bước vào bối cảnh mới của học sinh Việt Nam hiện nay. Điều này do nhiều nguyên nhân, trong đó phải kể đến sự buông lỏng của giáo dục gia đình khi phó mặc con mình cho nhà trường với quan niệm “trăm sự nhờ thầy’’. Về phía nhà trường, đôi lúc uy tín người thầy bị sa sút, các giá trị truyền thống “tôn sư trọng đạo’’ bị nhìn nhận một cách méo mó vật chất hóa. Tình trạng vi phạm dạy thêm, học thêm đã tác động xấu đến uy tín của người thầy trong suy nghĩ học sinh và phụ huynh. Xã hội đang bước vào thời kì hội nhập, mở cửa. Kéo theo đó là những tư tưởng văn hóa tiêu cực, ngoại lai, đồi trụy...đang thâm nhập một cách sâu sắc vào thế giới học đường. Thế giới không gian mạng với lối sống ảo đang trở thành một vấn nạn chưa thể giải quyết và dẫn đến những hậu quả đau lòng. Để đạt được mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, ngày 19/11/2021, tỉnh uỷ Nghệ An ban hành Nghị quyết số 03-NQ/TU về nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 với nhiều nhiệm vụ và giải pháp quan trọng, mang tính đột phá. Trên cơ sở đó các trường trên địa bàn tỉnh Nghệ An nói chung và trường THPT Cát Ngạn nói riêng đã đề ra mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể phù hợp với thực tiễn giáo dục toàn diện của nhà trường. Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện 1
- học sinh được tổ chức thực hiện với nhiều hình thức giáo dục phong phú, đa dạng gắn liền với trách nhiệm từ nhiều phía: Ban giám hiệu nhà trường, Công đoàn, Đoàn trường, giáo viên, phụ huynh học sinh, đặc biệt là sự tăng cường mối quan hệ gia đình - nhà trường xã hội. Trong quá trình nghiên cứu các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh, chúng tôi nhận thấy vai trò của tổ chức Đoàn là hết sức quan trọng và cần thiết. Các hoạt động của Đoàn trường đã tạo điều kiện tối đa nhất cho học sinh có cơ hội được học tập, trải nghiệm, từ đó mà giáo dục học sinh một cách toàn diện cả đức - trí - thể - mỹ một cách thiết thực, hiệu quả. Là một cá nhân nhiệt huyết với công tác đoàn qua nhiều năm, tôi đã đúc rút được những kinh nghiệm quý báu về giáo dục toàn diện học sinh. Những vấn đề nêu trên chính là lí do để chúng tôi tiến hành nghiên cứu và áp dụng đề tài: “Giải pháp góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của Đoàn trường THPT Cát Ngạn” 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2.1. Đối tượng nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu, tìm hiểu, phân tích, đánh giá thực trạng và đề xuất giải nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục toàn diện học sinh. 2.2. Phạm vi nghiên cứu Công trình được nghiên cứu, thực nghiệm tại trường THPT Cát Ngạn và đối chứng với các trường THPT trên địa bàn. 3. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu lí luận - Phương pháp thống kê, xử lí số liệu - Phương pháp phân tích, tổng hợp - Phương pháp test - Phương pháp khảo sát thực tiễn - Phương pháp so sánh đối chiếu 4. Đóng góp mới của đề tài Đề tài Giải pháp góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của Đoàn trường THPT Cát Ngạn đã đề xuất được các giải pháp mang tính thực tiễn, tính khoa học và tính mới, lần đầu tiên được áp dụng tại một trường THPT. Đề tài đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục, đặc biệt là yêu cầu triển khai thực hiện chương trình GDPT 2018 và những điểm mới trong phương thức tuyển sinh của các trường đại học, cao đẳng trong giai đoạn hiện nay; đồng thời 2
- đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động thời đại công nghệ 4.0 và trí tuệ nhân tạo. 5. Cấu trúc của đề tài - Phần một: Đặt vấn đề - Phần hai: Nội dung - Phần ba: Kết luận Ngoài 3 phần chính, còn có phần Phụ lục và Tài liệu tham khảo 3
- PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Cơ sở lí luận 1.1.1. Một số khái niệm liên quan 1.1.1.1. Giáo dục toàn diện Giáo dục (theo nghĩa rộng) là quá trình tác động có mục đích, có tổ chức, có kế hoạch, có nội dung và bằng phương pháp khoa học của nhà giáo dục tới người được giáo dục trong cơ quan giáo dục, nhằm hình thành nhân cách cho họ. Giáo dục (theo nghĩa hẹp) là quá trình hình thành cho người được giáo dục lí tưởng, động cơ, tình cảm, niềm tin, những nét tính cách của nhân cách, những hành vi thói quen cư xử đúng đắn trong xã hội thông qua việc tổ chức cho họ các hoạt động và giao lưu. Toàn diện: Theo từ điển tiếng Việt có nghĩa là “đầy đủ các mặt, không thiếu mặt nào” Từ đó có thể hiểu Giáo dục toàn diện là hoạt động giáo dục tổng thể, được tổ chức có kế hoạch, có mục đích, nhằm hình thành và phát triển toàn diện nhân cách con người. Để đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện, cần kết hợp chặt chẽ năm mặt giáo dục về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ, lao động. 1.1.1.2. Nội dung của giáo dục toàn diện Để thực hiện mục tiêu giáo dục đã xác định như trên, nhà trường cần thựchiện nội dung giáo dục toàn diện nhằm phát triển nhân cách học sinh. Tác giả Phan Thanh Long đã đưa ra khái niệm của 5 mặt giáo dục như sau: - Giáo dục đạo đức là những tác động sư phạm một cách có mục đích, có hệ thống, có kế hoạch của nhà giáo dục tới người được giáo dục (học sinh), để bồi dưỡng cho họ những phẩm chất đạo đức (chuẩn mực hành vi đạo đức) phù hợp với yêu cầu xã hội. - Giáo dục trí tuệ là hoạt động giáo dục trong đó nhà giáo dục tổ chức các hoạt động cho học sinh chiếm lĩnh hệ thống tri thức văn hóa, khoa học kỹ thuật và làm phát triển các kỹ năng, kỹ xảo tương ứng, phát triển trí lực và năng lực hoạt động trí tuệ của học sinh. - Giáo dục thể chất là sự tác động có mục đích, có nội dung, có phương pháp, có tổ chức của nhà giáo dục đến đối tượng giáo dục nhằm nâng cao sức khỏe, hình thành và phát triển các yếu tố thể chất cho họ. - Giáo dục lao động là bồi dưỡng cho học sinh quan niệm đúng đắn về lao động, tiến hành thực tiễn lao động và hình thành kỹ năng, thói quen lao động. - Giáo dục thẩm mỹ là giáo dục về cái đẹp, vận dụng cái đẹp của nghệ thuật, của tự nhiên và nét đẹp của cuộc sống xã hội để bồi dưỡng quan điểm thẩm mỹ và năng lực cảm thụ, thưởng thức, sáng tạo cái đẹp đúng đắn cho học sinh. Năm mặt giáo dục này kết hợp chặt chẽ với nhau, tương hỗ, hòa quyện với nhau, để góp phần đào tạo học sinh trở thành con người mới toàn diện. Trên thực tế giáo dục một nội dung cụ thể cũng đồng thời tiến hành các nội dung khác. Khi giáo dục 4
- trí tuệ không chỉ đơn thuần là giáo dục trí tuệ, mà trong đó có cả giáo dục đạo đức, thẩm mỹ, lao động... Hơn nữa, giáo dục thẩm mỹ làm cho học sinh hiểu biết và ham thích cái đẹp trong hành vi ứng xử, trong mối quan hệ xã hội. Giáo dục thẩm mỹ không chỉ làm phát triển tư duy hình tượng, mà còn có tác dụng nâng cao hiệu quả hoạt động trí tuệ, thúc đẩy lao động trí óc. Bởi vậy, khi được tiếp xúc với những sự vật, hình tượng đẹp, học sinh có cảm xúc thẩm mỹ và hứng thú học tập hơn. Giáo dục thể chất giúp học sinh rèn luyện thân thể theo tiêu chuẩn “cái đẹp”, đó là cái đẹp của một cơ thể khỏe mạnh với sự phát triển cân đối, hài hòa, duyên dáng, được rèn luyện qua các loại hình thể dục... Với lao động, giáo dục thẩm mỹ giúp học sinh có nhu cầu thẩm mỹ trong lao động: làm việc theo kế hoạch nhất định, tổ chức hợp lí nơi làm việc, vận dụng các yếu tố thẩm mỹ vào lao động để tăng năng suất lao động như màu sắc, nhịp điệu, có yêu cầu thẩm mỹ với các sản phẩm lao động. Giáo dục học sinh phát triển toàn diện chính là giúp học sinh hiểu và làm đúng 5 nội dung giáo dục trên. Toàn diện được hiểu là tất cả các mặt, các khía cạnh và giáo dục toàn diện chính là quá trình truyền thụ những tri thức, những kinh nghiệm, những kỹ năng... đồng thời bồi dưỡng những phẩm chất đạo đức cần thiết và chuẩn bị tâm thế cho người học đi vào vào cuộc sống lao động tự lập, góp phần xây dựng và bảo vệ đất nước. 1.1.2. Vai trò của Đoàn thanh niên với công tác giáo dục toàn diện học sinh Theo Điều lệ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, vai trò của tổ chức Đoàn trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá là phải giáo dục cho Đoàn viên Thanh niên (ĐVTN) trở thành người có lý tưởng và đạo đức cách mạng; có lối sống văn hoá; có ý chí tự tôn, tự cường dân tộc, có trình độ học vấn, giỏi về chuyên môn, nghề nghiệp; có sức khoẻ tốt; có năng lực, tiếp cận và sáng tạo công nghệ mới, có ý chí chiến thắng nghèo nàn, lạc hậu, phấn đấu vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Vì vậy, vai trò của tổ chức Đoàn trong việc giáo dục toàn diện là hết sức quan trọng. Đoàn trường phải phối hợp với ban chuyên môn, tổ chức công Đoàn, xây dựng điều lệ phối hợp từ đầu năm học nhằm hướng tới mục tiêu giáo dục chung, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường. Tổ chức Đoàn cần xây dựng kế hoạch hoạt động một cách cụ thể, chi tiết, khoa học và hướng tới giáo dục học sinh một cách toàn diện, góp phần hình thành và phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh trong thời đại mới. Tổ chức Đoàn cần giáo dục cho mỗi mỗi ĐVTN hiểu được, bản thân cần phải: + Trau dồi về lý tưởng, rèn luyện đạo đức. Sống có văn hoá, chấp hành nghiêm chỉnh các chủ trương, chính sách của Đảng, luật pháp của Nhà nước. Gương mẫu trong cộng đồng, làm tròn bổn phận của người công dân. + Tích cực học tập nâng cao trình độ về chính trị, học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ. Ra sức nâng cao tay nghề, kỹ năng lao động, trình độ ngoại ngữ, tin 5
- học. Vươn lên nắm vững khoa học, kỹ thuật, công nghệ, hướng tới là con người có phẩm chất và năng lực, đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội hiện đại. + Hăng hái tham gia các hoạt động của Đoàn như Ngày hội trải nghiệm, các Câu lạc bộ, các hoạt động nhằm phát triển văn hóa đọc,văn hóa sử dụng mạng xã hội. Tham gia các đội hình thanh niên tình nguyện, sẵn sàng đảm nhận việc khó, việc mới, những vấn đề bức xúc; chủ động tham gia phát triển kinh tế - xã hội, giữ gìn quốc phòng, an ninh ở mỗi địa phương. + Phấn đấu nâng cao chất lượng của người đoàn viên. Mỗi đoàn viên gắn hoạt động của mình với hoạt động của tập thể thanh niên nơi mình sinh sống hoặc học tập. Người Đoàn viên trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trước hết phải là: người công dân tốt; người bạn tốt của thanh niên; là tấm gương tốt của thiếu nhi; là người có uy tín trong tập thể thanh niên và cộng đồng dân cư. 1.2. Cơ sở thực tiễn 1.2.1. Thực trạng về phẩm chất và năng lực của học sinh hiện nay a) Khảo sát Chúng tôi đã sử dụng bảng hỏi để khảo sát học sinh THPT Cát Ngạn thuộc 3 khối lớp 10,11,12 với các nội dung như sau: - Em hãy đánh giá mức độ đạt được về kết quả giáo dục toàn diện của bản thân bằng cách lựa chọn con số phù hợp với em. (Ghi chú: 1=yếu, 2=trung bình, 3=khá, 4=tốt/giỏi) Bảng 1: Khảo sát đánh giá mức độ kết quả giáo dục toàn diện của học sinh Mức độ GD toàn diện Nội dung 1 2 3 4 Đạo đức Đánh giá hạnh kiểm Trí tuệ Đánh giá học lực Thể chất Đánh giá thể chất bản thân Lao động Đánh giá năng lực lao động Thẩm mỹ Đánh giá năng lực cảm thụ, thưởng thức,sáng tạo cái đẹp - Em có mong muốn được Đoàn trường tổ chức các hoạt động để được phát triển bản thân toàn diện không, hãy chọn phương án phù hợp với em. ① Muốn được tham gia ②Không muốn tham gia 6
- b) Kết quả khảo sát: - Ở nội dung khảo sát thứ nhất có kết quả như sau: Bảng 2: Kết quả khảo sát học sinh đánh giá mức độ giáo dục toàn diện của bản thân Mức độ đánh giá Yếu T Khá Tốt/Giỏi TT GD toàn diện B Tổng Điểm Thứ TB bậc SL Điểm SL Điểm SL Điểm SL Điểm Đánh giá hạnh kiểm 1 63 63 67 134 76 228 106 424 312 2,72 1 2 Đánh giá học lực 63 63 45 90 118 354 83 332 312 2,68 2 Đánh giá thể chất bản thân 3 73 73 77 154 97 291 65 260 312 2,49 4 Đánh giá năng lực lao động 4 67 67 60 120 131 393 54 216 312 2,55 3 Đánh giá năng lực cảm thụ, thưởng thức, sáng tạo cái 5 83 83 99 198 73 219 57 228 312 2,33 5 đẹp - Ở nội dung khảo sát thứ hai có kết quả như sau: 100% học sinh có nhu cầu tham gia các hoạt động của đoàn trường góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. c)Phân tích, đánh giá kết quả khảo sát: Chất lượng giáo dục toàn diện học sinh trường THPT Cát Ngạn dưới góc nhìn tự đánh giá của bản thân các em đang ở mức thấp, tương ứng với mức độ trung bình và khá. Cao nhất là chỉ số về giáo dục đạo đức, thấp nhất là chỉ số về giáo dục thẩm mỹ (năng lực thẩm mỹ). Đây là phương diện giáo dục được coi là còn nhiều khó khăn nhất của nhiều nhà trường, chứ không riêng gì trường THPT Cát Ngạn. Tất cả học sinh đều có nhu cầu được tham gia các hoạt động do Đoàn trường tổ chức. Nguyên nhân: Thứ nhất, giáo dục đạo đức là phương diện luôn được coi trọng nhất. Thứ hai, các hoạt động của Đoàn để giáo dục toàn diện học sinh chưa được nhà trường chú trọng xây dựng một cách đồng bộ, có tính hệ thống, có mục tiêu và kế hoạch khoa học, cụ thể. 7
- 1.2.2. Thực trạng về năng lực giáo dục toàn diện của giáo viên a) Khảo sát Chúng tôi đã sử dụng bảng hỏi để khảo sát tầm quan trọng của Hoạt động Đoàn trong việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Khảo sát ở 34 cán bộ, giáo viên, nhân viên trường THPT Cát Ngạn. Nội dung khảo sát như sau: - Thầy/cô nhận thức như thế nào về tầm quan trọng của công tác Đoàn trong việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Hãy lựa chọn phương án thầy cô cho là phù hợp. ① Không quan trọng ② Ít quan trọng ③ Quan trọng ④ Rất quan trọng. - Thầy/cô hãy tự đánh giá mức độ năng lực tổ chức các hoạt động Đoàn của bản thân nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh trường THPT Cát Ngạn. (Ghi chú:1=không thành thạo, 2=ít thành thạo, 3=thành thạo, 4=rất thành thạo) Bảng 3: Khảo sát năng lực tổ chức các hoạt động giáo dục của giáo viên Mức độ Năng lực tổ chức hoạt động giáo dục của 1 2 3 4 Đoàn trường 1. Năng lực lựa chọn nội dung để xây dựng các hoạt động góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh 2. Năng lực thiết kế các hoạt động góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh 3. Năng lực tổ chức, hướng dẫn học sinh thực hiện các hoạt động góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh 4. Năng lực huy động các nguồn lực để tổ chức các hoạt động góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh b)Kết quả khảo sát - Kết quả thu được từ bảng hỏi thứ nhất như sau: 97,1% giáo viên nhận thức tầm quan trọng của giáo dục toàn diện thông qua các hoạt động của Đoàn trường. - Kết quả thu được từ bảng hỏi thứ 2 như sau: 8
- Bảng 4: Kết quả khảo sát năng lực Mức độ đánh giá Không Ít thành Thành Rất thành Năng lực tổ chức thành thạo thạo thạo thạo TT hoạt động giáo dục Tổng TB Thứ trải nghiệm SL Điểm SL Điểm SL Điểm SL Điểm bậc Năng lực lựa chọn nội dung để xây dựng các hoạt 1 động góp phần 15 15 6 12 7 21 6 24 72 2,14 1 nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh Năng lực thiết kế các hoạt động góp phần nâng cao chất lượng 2 giáo dục toàn 20 20 12 24 4 12 0 0 56 1,91 2 diện học sinh Năng lực tổ chức, hướng dẫn học sinh thực hiện các hoạt động góp 3 phần nâng cao 24 24 9 18 1 4 0 0 46 1,71 3 chất lượng giáo dục toàn diện học sinh Năng lực huy động các nguồn lực để tổ chức các hoạt động 4 góp phần nâng 27 27 7 14 0 0 0 0 41 1,19 4 cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh 9
- a) Phân tích, đánh giá kết quả khảo sát - Thứ nhất, hầu hết tất cả giáo viên đều nhận thức được tầm quan trọng trong việc tổ chức các hoạt động nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh trường Cát Ngạn. Thứ hai, giáo viên tự đánh giá mức thực hiện các năng lực còn ở mức dưới trung bình và trung bình. Trong đó năng lực được đánh giá ít thành thạo nhất là năng lực huy động các nguồn lực trong và ngoài nhà trường để tổ chức hoạt động của Đoàn. Năng lực lựa chọn nội dung để xây dựng hoạt động giáo dục toàn diện học sinh được giáo viên tự đánh giá là thành thạo hơn cả. Như vậy, thực trạng về năng lực giáo dục toàn diện của Đoàn trường THPT Cát Ngạn nhìn chung còn nhiều hạn chế, điều này đòi hỏi nhu cầu cần có những giải pháp để nâng cao năng lực giáo dục thông qua các hoạt động của Đoàn. - Có nhiều nguyên nhân dẫn đến những hạn chế: không được tiếp cận và được tập huấn thường xuyên; không có thời gian để tìm hiểu vì nhiệm vụ chuyên môn cũng rất nặng nề; do chưa có cơ chế, chính sách cụ thể cho các hoạt động giáo dục này... Việc xác định thực trạng tổ chức các hoạt động mang tính giáo dục của Đoàn trường và xác định những nguyên nhân của thực trạng này có ý nghĩa quan trọng, vừa để có kế hoạch bồi dưỡng nâng cao năng lực giáo viên, vừa làm căn cứ để đề xuất giải pháp phù hợp trong việc xây dựng mô hình các hoạt động của Đoàn nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh. 1.2.3. Thực trạng về tổ chức các hoạt động góp phần giáo dục toàn diện của Đoàn trường THPT Cát Ngạn trong thời gian gần đây a) Khảo sát - Chúng tôi đã sử dụng bảng hỏi để khảo sát 34/42 cán bộ, giáo viên, nhân viên trường THPT Cát Ngạn về thực trạng tổ chức hoạt động giáo dục toàn diện cho học sinh của Đoàn trường. Nội dung khảo sát yêu cầu các giáo viên tự đánh giá về hình thức tổ chức, hiệu quả của các hình thức tổ chức, chủ thể tổ chức hoạt động. - Bảng hỏi như sau: Thầy/cô hãy tự đánh giá mức độ hiệu quả của các hình thức tổ chức hoạt độ giáo dục toàn diện học sinh trường THPT Cát Ngạn. Đánh dấu X vào con số thầy/cô cho là phù hợp. (Ghi chú: 1=hiệu quả rất thấp, 2=hiệu quả thấp, 3=hiệu quả cao, 4=hiệu quả rất cao). Bảng 5: Khảo sát thực trạng tổ chức các hoạt động giáo dục góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của Đoàn trường THPT Cát Ngạn. Thực trạng về tổ chức các hoạt động Mức độ giáo dục của Đoàn 1 2 3 4 1. Tổ chức hoạt động giáo dục thông qua mô hình Ngày hội trải nghiệm 2. Tổ chức hoạt động giáo dục thông qua mạng xã hội 10
- 3. Tổ chức hoạt động giáo dục thông qua các CLB trong trường học 4. Tổ chức hoạt động giáo dục thông việc phát triển văn hóa đọc b) Kết quả khảo sát Kết quả khảo sát thu được như sau: Bảng 6: Kết quả khảo sát thực trạng tổ chức hoạt động giáo dục trải nghiệm cho học sinh Mức độ đánh giá Năng lực tổ chức Hiệu quả Hiệu quả Hiệu quả Hiệu quả hoạt động giáo rất thấp thấp cao rất cao TT Thứ dục của Đoàn bậc trường SL Điểm SL Điểm SL Điểm SL Điểm Tổng TB Tổ chức hoạt động giáo dục 1 11 11 13 26 6 18 4 16 61 3,03 1 thông qua mô hình Ngày hội trải nghiệm Tổ chức hoạt động giáo dục thông qua mạng 2 xã hội 22 22 12 24 0 0 0 0 4 2,12 4 6 Tổ chức hoạt động giáo dục thông qua các CLB trong 3 trường học 20 20 9 18 5 15 0 0 5 2,48 2 3 Tổ chức hoạt động giáo dục thông việc phát 4 triển văn hóa đọc 22 22 10 20 2 6 0 0 4 2,23 3 8 c) Phân tích, đánh giá kết quả khảo sát Từ năm học 2021-2022 trở về trước, Đoàn trường đã tổ chức một số hình thức hoạt động giáo dục cho học sinh nhưng chưa quy mô, đồng bộ, hiệu quả ở mức độ trung bình. Từ năm học 2023-2024 các hoạt động giáo dục của Đoàn 11
- được thực hiện một cách khoa học, sôi nổi và có chiều sâu, đặc biệt là hoạt động trải nghiệm – hướng nghiệp. Thấp hơn cả là hoạt động giáo dục thông qua mạng xã hội. Nhìn chung, hiệu quả của các hình thức hoạt động giáo dục còn thấp, đang ở mức trung bình. Nguyên nhân: Chủ thể tổ chức hoạt động năng lực giáo dục còn hạn chế; không có cán bộ chuyên trách tổ chức hoạt độn; không có chuyên môn về tổ chức; không có sự phối hợp một cách đồng bộ giữa các bộ phận tổ chức hoạt động; áp lực chương trình học văn hoá dày đặc, nặng về thành tích... Từ thực trạng này cần đặt ra yêu cầu cấp thiết cần phải có giải pháp mới mẻ, có tính thực tiễn và khả thi cao đó là: Những giải pháp cơ bản góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của Đoàn trường THPT Cát Ngạn. 12
- CHƯƠNG 2: ĐỔI MỚI TRONG HOẠT ĐỘNG ĐOÀN GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC TOÀN DIỆN CỦA NHÀ TRƯỜNG 1. Tăng cường giáo dục toàn diện thông qua Ngày hội trải nghiệm 1.1. Mục tiêu của giải pháp - Mục tiêu tổng quát: Góp phần đẩy mạnh phát triển bền vững giáo dục và đào tạo trường THPT Cát Ngạn, đáp ứng chuẩn đầu ra về phẩm chất và năng lực đối với học sinh cấp THPT. Phát triển năng khiếu, sở trường, kỹ năng sống, kỹ năng toàn cầu. Phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của con người xứ Nghệ, của học sinh trường THPT Cát Ngạn, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước, hội nhập quốc tế và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. - Mục tiêu cụ thể: + Phối hợp với Ban chuyên môn xây dựng được khung chương trình Ngày hội trải nghiệm riêng trong chương trình giáo dục trải nghiệm của nhà trường, mỗi năm thực hiện được ít nhất 5 chương trình Ngày hội trải nghiệm, đảm bảo 100% học sinh được tham gia vào các hoạt động của mô hình Ngày hội trải nghiệm. + Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục nói chung và giáo dục trải nghiệm nói riêng để giáo dục toàn diện học sinh thông qua mô hình Ngày hội trải nghiệm. + Thúc đẩy chuyển đổi số, tạo đột phá trong việc tổ chức thực hiện giáo dục trải nghiệm và mô hình Ngày hội trải nghiệm của nhà trường. 1.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp Để xây dựng được khung nội dung mô hình Ngày hội trải nghiệm nhằm giáo dục toàn diện học sinh, chúng tôi đã thực hiện như sau: - Xác định các căn cứ để xây dựng khung chương trình: (1) Các công văn chỉ đạo về giáo dục trải nghiệm và chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ năm học của cấp trên. (2) Chương trình GDPT 2018. (3) Căn cứ điều kiện thực tế của nhà trường trên các mặt như: chất lượng giáo dục toàn diện của học sinh, nhu cầu của học sinh về việc tham gia Ngày hội trải nghiệm để được phát triển toàn diện bản thân; năng lực giáo dục trải nghiệm của giáo viên; điều kiện cơ sở vật chất và nguồn lực bên ngoài của nhà trường... - Xác định mục đích, yêu cầu của khung chương trình mô hình Ngày hội trải nghiệm. + Phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh, nâng cao hiệu quả công tác giáo dục trải nghiệm và chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường. 13
- + Thể hiện tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi của nhà trường trong công tác giáo dục đào tạo học sinh đáp ứng yêu cầu đổi mới và nhu cầu xã hội về thị trường lao động. + Yêu cầu các hoạt động của mô hình Ngày hội trải nghiệm được tổ chức thực hiện phải mang lại hiệu quả, thiết thực, phát huy được tối đa năng lực, tâm huyết của giáo viên trong công tác này và các em học sinh thực sự được phát triển toàn diện. - Xây dựng khung nội dung Ngày hội trải nghiệm theo năm học. Nội dung của Ngày hội trải nghiệm phải đảm bảo các thông tin như: Hình thức tổ chức hoạt động Ngày hội trải nghiệm; chủ đề Ngày hội trải nghiệm; đối tượng được trải nghiệm; chủ thể tổ chức hoạt động Ngày hội trải nghiệm; thời gian, địa điểm tổ chức hoạt động Ngày hội trải nghiệm; đối tác đồng hành; nguồn lực trong nhà trường; nguồn lực ngoài nhà trường đồng hành hoạt động giáo dục trải nghiệm... Bảng 7: Khung chương trình Ngày hội trải nghiệm Tiêu chí Chủ đề Đối tượng Địa Chủ thể Nguồn lựa chọn ngày HN Thời gian điểm tổ lực nộidung hội chức bên ngoài Tháng 3 Ngày hội Sân (Hưởng PH, khấu hóa Lớp ứng tháng Tại GV Ngữ cựu HS, tác phẩm 10,11, 12 Thanh trường văn các văn học niên) CLB 1. Ngày Ngày hội Tháng 5 hội trải STEM - (ngày 18/5 nghiệm PH, Ngàyhội - Ngày cựu HS, gắn liền sáng tạo trẻ Tại GV các với các Khoa học trường môn các đối (gắn với các Lớp 10,11 và công tác môn học môn KHTN) KHTN nghệ VN) trong CT Ngày hội GDPT Vănhoá GV các PH, 2018 đồng bào môn cựu HS, dân tộc thiểu Lớp Tháng 10 Tại 10,11,12 trường KHXH các đối số (gắn với vàNgoại tác các môn ngữ KHXH) 14
- Ngày hội tựu Đoàn trường – Thanh PH, Hành trình niên, cựu HS, 2. Ngày mới , niềm Lớp 01/9 Tại các hội trải 10,11, 12 trường các đối tin mới CLB tác nghiệm học gắn với sinh những ngày lễ Ngày hội kỷ lớn, sự niệm 20 năm thành lập kiện trường – BTC kỷ PH, trong Sống lại từng Lớp Dịp 20/11 Tại niệm cựu HS, năm khoảnh khắc 10,11,12 trường thànhlập các đối trường tác Ngày hội kỉ Lớp 10,11,12 Tháng 12 – Tại Đoàn PH, cựu niệm thành Ngày thành trường trường – HS, cựu lập Quân đội lập QĐND Giáo viên chiến nhân dân Việt Nam lịch sử binh, các Việt Nam- đối tác Chúng tôi là chiến sĩ Ngày hội Lớp Tháng 1 Tại Ban HĐ PH, cựu Xuân – Ngày tết quê em 10,11,12 trường TN -HN HS, cácđối tác Ngày hội Học sinh 3 tốt Lớp Tại Đoà PH, (gắn với ngày 10,11,12 trường n cựu HS, thành lập Tháng 3 trườ các đối Đoàn 26-3) ng tác 15
- Ngày hội Khoẻđể cống hiến và hanh phúc (Ngày Lớp Ngoài GV PH, thể thaoViệt 10,11,12 Tháng 3 trường môn cựu HS, Nam 27/3) GDT các đối C tác Ngày hội ươm mầm văn hoá PH, đọc (Ngày cựu HS, Sách Việt Lớp Tháng 4 Tại GV 10,11,12 trường môn các đối Nam 21/4) tác Ngữ Văn Lễ tri ân và trưởng thành Cuối tháng5 Tại Đoà PH, –Hướng tới trường n cựu HS, ánh mặt trời Lớp 12 trườ các đối ng tác Trong Ngày hội Lớp và GV PH, Môi trường 10,11,12 ngoài môn cựu HS, Tháng 2 trường xanh - Nếp Sinh các đối sống xanh học tác PH, Ngày hội tư Lớp 12 Tháng 3-4 Ngoài Ban cựu HS, vấn tuyển trường HĐ các đối 3. Ngày tác hội trải sinh TN- nghiệm HN gắn với Ngày hội trải công tác nghiệm nghề giáo dục nghiệp - Một hƣớng ngày cùng PH, nghiệp nghề nghiệp Lớp Tháng 4 Ngoài Ban cựu HS, tương lai 10,11,12 trường HĐ các đối TN- tác HN 16
- - Xác định nhiệm vụ, biện pháp tổ chức thực hiện: Khung chương trình làm rõ được nhiệm vụ của các thành phần trong công tác giáo dục trải nghiệm gắn với mô hình Ngày hội trải nghiệm của nhà trường với các biện pháp tổ chức thực hiện cụ thể để mang lại hiệu quả thiết thực. Giao lưu với cựu chiến binh trong ngày hội trải nghiệm: Một ngày làm chiến sĩ Giáo viên và học sinh trong ngày hội trải nghiệm: Một ngày cùng nghề nghiệp tương lai 17
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp giải bài toán tím số phức có môđun lớn nhất, nhỏ nhất
17 p | 261 | 35
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh cho học sinh thông qua dạy học Lịch sử Bài 17: Nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa từ sau ngày 2/9/1945 đến trước ngày 19/12/1946 (SGK Lịch sử lớp 12 Ban Cơ bản)
14 p | 135 | 34
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số ứng dụng của máy tính Casio FX 570ES giải toán lớp 11
17 p | 227 | 31
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh giải toán phần kim loại tác dụng với nước và dung dịch Bazơ trong ôn thi Đại học
15 p | 110 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng dạy học STEM trong bài Cacbon của chương trình Hóa học lớp 11 THPT
19 p | 140 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng toán tổ hợp xác suất trong việc giúp học sinh giải nhanh các bài tập di truyền phần sinh học phân tử và biến dị đột biến
17 p | 45 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tích hợp bài toán thực tiễn trong dạy học Toán học
17 p | 128 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh lớp 12 một số kĩ năng học và làm bài thi trắc nghiệm khách quan môn Vật lí trong kì thi Trung học phổ thông quốc gia
14 p | 30 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Dạy học STEM chủ đề Chế tạo chất chỉ thị màu từ thiên nhiên
17 p | 32 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tính oxi hóa của ion nitrat trong môi trường axit
17 p | 25 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Đánh giá thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả kỹ thuật chuyền bóng thấp tay bóng môn bóng chuyền cho học sinh lớp 10
16 p | 22 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp tăng cường tính tích cực, chủ động của học sinh và nâng cao hiệu quả ôn tập trong hoạt động ôn tập thi tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn
19 p | 11 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Các dạng toán tích phân hàm ẩn
11 p | 20 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Chuyển động của hệ liên kết trong các bài ôn thi học sinh giỏi quốc gia
20 p | 8 | 2
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Dạy học chủ đề tích hợp chương Cacbohdrat theo mô hình lớp học đảo ngược trong dạy học trực tiếp kết hợp trực tuyến - Hóa học 12 cơ bản
16 p | 7 | 2
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giải pháp nâng cao công tác giáo dục ý thức bảo tồn cảnh quan thiên nhiên ở địa phương cho học sinh trường THPT Diễn Châu 5
83 p | 2 | 2
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Kinh nghiệm biên soạn thư mục và phát huy hiệu quả thư mục
30 p | 0 | 0
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giải pháp nâng cao ý thức an toàn trực tuyến và phòng tránh các hình thức lừa đảo trên không gian số cho học sinh trường THPT Kỳ Sơn
45 p | 3 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn